Tấm Gương Nguyễn Ngọc Ký [22+ Bài Văn Tấm Gương Vượt Khó Hay Nhất]

Tấm Gương Nguyễn Ngọc Ký ❤️️ 22+ Bài Văn Tấm Gương Vượt Khó ✅ Gợi Ý Cho Bạn Đọc Những Mẫu Văn Hay Và Đặc Sắc Nhất.

Nguyễn Ngọc Ký Là Ai

Nguyễn Ngọc Ký (28 tháng 6 năm 1947 – 28 tháng 9 năm 2022) là một nhà văn, nhà giáo Việt Nam.

Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam “Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân” và được kể với tên Bàn chân kỳ diệu.

Xem thêm 🌷 Những Người Khuyết Tật Nổi Tiếng Ở Việt Nam 🌷 tiêu biểu

Ý Nghĩa Về Tấm Gương Nguyễn Ngọc Ký

Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Là người truyền cảm hứng yêu đời và cuộc sống, biết ước mơ về những chân trời kiến thức.

8+ Bài Văn Về Tấm Gương Vượt Khó Nguyễn Ngọc Ký

Chia sẻ đến bạn đọc 8+ bài văn về tấm gương vượt khó Nguyễn Ngọc Ký được SCR.VN biên soạn sau đây.

Tấm Gương Về Ý Chí Nghị Lực Nguyễn Ngọc Ký

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.

Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ.

Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy.

Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.

Xem thêm 🌿 Những Tấm Gương Vượt Khó Nổi Tiếng 🌿 ở Việt Nam và thế giới

Tấm Gương Hiếu Học Nguyễn Ngọc Ký Tiêu Biểu

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V… Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi.

Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.

Ông quan niệm: “Xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở”. Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký viết bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” (sau đó là “Tôi đi học”, “Tôi học đại học” tái bản nhiều lần).

Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”.

Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại.

Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh. Không những thế, trong bất cứ bài học nào ông cũng nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo.

Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau.

Tham khảo 🌷 Những Tấm Gương Vượt Lên Số Phận 🌷 nổi tiếng

Bài Văn Tấm Gương Vượt Khó Nguyễn Ngọc Ký Hay Nhất

Có người đã từng nói: “Giữa lớp sỏi đá khô cằn cây hoa dại vẫn tốt lên và nở những chùm hoa thật đẹp”. Vậy điều gì đã khiến cho cây hoa dại giữa một vùng sỏi đá khô cằn thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng ấy vẫn xanh tốt và hiến dâng cho đời những chùm hoa tuyệt đẹp? Đó chính là nhờ vào nghị lực sống, nó như một điểm tựa vững chắc giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Vậy nghị lực sống là gì? Đó là những cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách cho dù những thử thách đó có khó khăn, gian khổ đến đâu. Cuộc sống là như vậy, có ai thành công mà không phải nếm trải sự cay đắng, khổ cực, có ai bước đến đỉnh vinh quang mà không phải bước chân trên con đường đầy chông gai, nguy hiểm.

Con đường nào cũng có những tảng đá dù lớn hay nhỏ cản trở những bước chân của chúng ta, con đường đi ấy chính là con đường đời của mỗi người còn tảng đá chính là những thử thách mà ta gặp phải trên con đường ấy, tảng đá nhỏ tượng trưng cho những sóng gió nhỏ mà ta có thể dễ dàng vượt qua, còn những tảng đá lớn là những thử thách khó mà đòi hỏi ta phải cố gắng, kiên trì mới có thể vượt qua được.

Những lúc gặp khó khăn ấy, bạn sẽ làm gì? Kiên quyết cố gắng hay đi giật lùi những bước chân để về vạch xuất phát. Một số người họ sẽ dồn hết ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn ấy vì họ cho rằng sự thành công nào cũng phải trả giá bằng sức lực và ý chí.

Trong thực tế cuộc sống, đã có rất nhiều tấm gương sáng mà nhờ có ý chí nghị lực và niềm tin vào cuộc sống mà họ đã thành công. Tiêu biểu đó là tấm gương của anh Nguyễn Ngọc Ký, mặc dù bị liệt cả hai tay nhưng điều đó không có nghĩa là anh chấp nhận đầu hàng số phận.

Anh vẫn thích đi học nhưng vì tay bị liệt nên điều này rất khó khăn, thế rồi anh tập viết bằng chân. Điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với anh.

Những ngày đầu tập viết bằng chân của anh vô cùng khó khăn, những nét chữ nó không theo ý muốn của anh cứ nguệch ngoạc không thành chữ.

Nhưng rồi với sự kiên trì cùng với ý chí nghị lực của mình anh đã thành công. Năm học nào anh cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị anh bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục anh bấy nhiêu. Để rồi sau này anh trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình.

Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó, có những người khi gặp khó khăn thử thách họ chỉ biết chạy trốn thay vì là tìm cách vượt qua, đây là những người không có nghị lực sống, điều này tương đương với việc họ đã tự đánh mất đi chiếc chìa khóa quan trọng có thể mở mọi cánh cửa trong cuộc đời họ – chiếc chìa khóa mà do chính họ nắm giữ.

Trong cuộc sống còn nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng, có nghị lực, có niềm tin thì ta có thể vượt qua mọi khó khăn để đưa những bước chân gần hơn với thành công và hạnh phúc. Chúng ta nên nhớ rằng đừng bao giờ từ bỏ khi bạn vẫn còn ước mơ, và nghị lực sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ đó.

Chia sẻ những 🌏 Tấm Gương Ý Chí, Nghị Lực 🌏 nổi tiếng

Bài Văn Kể Về Tấm Gương Nguyễn Ngọc Ký Đặc Sắc

Trong chúng ta, hẳn ai cũng đã từng một lần được nghe về câu chuyện vượt khó học giỏi của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Thầy là một người có hoàn cảnh bất hạnh khi hai tay của thầy đều bị liệt, không thể cử động nhưng thầy lại có một tinh thần hiếu học mạnh mẽ. Chính nghị lực hơn người và sự nỗ lực không ngừng đã đưa thầy Nguyễn Ngọc Kí chạm đến đích của thành công.

Câu chuyện về cậu bé ham học Nguyễn Ngọc Kí: Nguyễn Ngọc Kí là một cậu bé tật nguyền liệt cả hai tay, vì vậy nên cậu không thể đi học như những bạn bè cùng trang lứa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Kí lại có một tinh thần ham học mạnh mẽ, một ngày cậu đến lớp học để nghe cô giáo giảng bài.

Cô giáo thấy có một cậu bé thập thò ngoài cửa thì đã ra và hỏi chuyện, Nguyễn Ngọc Kí đã nói với cô giáo về nguyện vọng của mình, cô giáo rất cảm động vì tinh thần hiếu học của cậu bé, nhưng khi cô chạm vào hai cánh tay của Kí thì thấy hai tay buông thong. Dù rất buồn nhưng cô đành phải nói lời xin lỗi với cậu bé, vì với đôi tay như vậy thì cậu bé không thể cầm bút mà học tập như những bạn bè cùng trang lứa.

Nguyễn Ngọc Kí đã rất buồn nhưng thay vì chán nản thì cậu bé đã ngày ngày rèn luyện viết chữ bằng chính đôi chân của mình. Vì nhà nghèo không có giấy bút nên Nguyễn Ngọc Kí thường kẹp những viên gạch nhỏ và vẽ những nét ngoằn ngoèo lên nền nhà.

Trong một lần đến thăm Kí, cô giáo đã bắt gặp cảnh Kí đang tập viết nên vô cùng xúc động, cô giáo đã mua tặng Kí chiếc bút và cuốn vở. Có được cuốn vở mới, Kí hăng say tập viết, ban đầu chỉ là những nét nguệch ngoạc không rõ hình thù nhưng vì chăm chỉ tập luyện mà Nguyễn Ngọc Kí không những viết được chữ mà còn viết vô cùng đẹp.

Sự nỗ lực vươn lên không ngừng đã đưa Nguyễn Ngọc Kí từ một cậu bé tật nguyền thành một thầy giáo mẫu mực,một tấm gương vượt khó cho hàng triệu con người học tập và noi theo.

Gợi ý 🌈 Những Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập Ở Việt Nam 🌈 nổi tiếng

Kể Về Tấm Gương Vượt Khó Nguyễn Ngọc Ký Chọn Lọc

Học tập là con đường ngắn nhất tiếp cận tri thức, là nơi để bạn hoàn thiện bản thân và phát triển toàn diện. Trong những tấm gương học tốt, chắc hẳn ai cũng biết đến Nguyễn Ngọc Ký- một minh chứng cho tinh thần ham học. Đây là một nhà giáo ưu tú, một nhà văn đa tài của thành phố Nam Định nói riêng và Việt Nam nói chung.

Từ xưa đến nay vấn đề học tập luôn được mọi người xem trọng và đầu tư. Bởi vì đầu tư cho giáo dục chính là sự đầu tư lâu dài, trực tiếp tích thụ tri thức cho con người. Ở mỗi thời đại, đều có những tấm gương ham học hỏi, vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh để đạt được kết quả cao nhất. Ngay ở trong trường trong lớp của chúng ta cũng luôn có những tinh thần hiếu học đáng để các bạn học tập.

Ngay từ khi còn học ở tiểu học, chúng ta đã được biết đến một nhân vật rất nổi tiếng về tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập. Đó là anh Nguyễn Ngọc Ký- một người bị tàn tật cánh tay nhưng luôn tự nhắc nhở bản thân rằng việc học là không dừng lại.

Cái tên Nguyễn Ngọc Ký từ lâu đã đi vào văn học và lịch sử Việt Nam như một tấm gương sáng ngời về nghị lực phi thường trước sự trở trêu thử thách của số phận. Nguyễn Ngọc Ký đã rất mạnh mẽ đối mặt, chọn cho mình cách bước qua đau thương để sống và làm việc hiệu quả. Nhà văn đã không cam lòng với khiếm khuyết cơ thể tật nguyền của chính mình, vì thế anh đã có quyết tâm làm nên những điều tưởng chừng như không thể.

Người xưa có câu: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi” để nói về nguyên lý trong việc học, rằng quá trình học tập không phải ngày một ngày hai, không phải sự chăm chỉ nhất thời hay ngẫu hứng mà học. Nếu không có sự đầu tư thì kết quả thu về mãi là con số không tròn trĩnh mà thôi.

Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện vật chất đầy đủ như bao người nhưng trong con người Nguyễn Ngọc Ký luôn hừng hực đam mê học hỏi. Cậu bé Ký với sự thiếu sót của đôi tay tàn tật nhưng tàn không có nghĩa là phế. Không có ai chọn cho mình được sự hoàn hảo về cơ thể nhưng bất cứ ai cũng có quyền chọn lựa cách đối mặt chiến đấu hay chán nản buông xuôi.

Và Nguyễn Ngọc Ký đã rất đáng khâm phục khi không những học tập được mà anh còn đạt được rất nhiều những thành công. Trong quá trình học tập, Nguyễn Ngọc Ký đã 2 lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu bởi đã có được thành tích học tập xuất sắc năm 1962 và 1963.

Sau những năm tháng miệt mài, năm 1970, Nguyễn Ngọc Ký tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội về quê đi dạy rồi trở thành Nhà giáo ưu tú của Việt Nam. Có thể nói rằng cái tên Nguyễn Ngọc Ký chính là động lực vượt khó để những người cùng cảnh ngộ, cùng có những mất mát sẽ không cảm thấy bế tác, bất tài vô dụng.

Nhưng chúng ta mới chỉ nhìn thấy những thành quả mà Nguyễn Ngọc Ký đạt được; mà chưa nhớ tới quá trình trước đó- quãng đường gai góc mà con người đáng khâm phục ấy đã bước qua đầy gian truân. Nói đến những tấm gương là chúng ta đang nói đến một cá nhân hay một tập thể nào đó, có những điểm sáng để chúng ta soi vào và cố gắng học hỏi theo họ.

Quay lại nhân vật có thật Nguyễn Ngọc Ký, chúng ta cảm nhận sâu sắc những gì anh đã trải qua trong quãng thời gian đầu tiên của sự nỗ lực. Không có một dáng hình trọn vẹn, nhưng anh đã không tự ti với khiếm khuyết đó. Ngược lại anh đã dùng đôi bàn chân của mình để thay thế.

Đôi bàn chân của anh được mặc định là đôi tay cầm bút, viết những nét đầu nghuệch ngoạc trên nền sân. Bạn phải thử cầm bút bằng chân thì chính bạn mới thấu được những gian truân của cậu bé Ký ngày nào. Có ai đó đã từng nói rằng:”Học vấn do người siêng năng đạt được, tài sản do người tinh tế sở hữu, quyền lợi do người dũng cảm nắm giữ, thiên đường do người lương thiện xây dựng”.

Điều đó mặc nhiên khẳng định là con người ta không thể đạt được một chút học vấn nào nếu không có sự tận tâm chăm chỉ rèn luyện. Và để có được trái ngọt, người ta bắt buộc phải dày công chăm sóc những cái cây. Nguyễn Ngọc Ký đã dùng toàn bộ sức lực, tâm trí để bồi đắp cho con đường hoc tập của mình được thăng bằng.

Thực sự việc giữ cho chiếc bút ngay ngắn trên những ngón chân đã là rất khó khăn, trong khi anh Ký phải điều khiển sao cho chân và bút kết hợp tạo ra những nét chữ.

Để viết được chữ đã khó, trong khi anh còn viết rất đẹp thì quả thực nghị lực quyết tâm trong anh thật sự rất đáng để chúng ta nể phục.Mỗi khi trái gió trở trời, những khi thời tiết thay đổi thất thường là Nguyễn Ngọc Ký gặp phải sự đau đớn từ những cơn chuột rút, đau buốt ê ẩm.

Vậy nhưng với Nguyễn Ngọc Ký mọi nỗi đau được đè nén lại, anh kiềm chúng và khóa lại trong một góc của cơ thể, để tinh thần học tập được tiếp tục hành trình.

Cuối cùng, anh đã chiến thắng bệnh tật, chiến thắng nỗi đau và mọi khó khăn để có những nét viết ngay ngắn thẳng hàng, sau đó là đẹp đẽ. Quả thực, người ta phải đi qua đoạn đường đầy chông gai thì tới lúc hái trái ngọt mới cảm thấy thật sự bõ công, vui sướng.

Không có bất cứ một thành công nào tự tìm đến với bất cứ ai, và cuộc đời cũng không vì những thiếu sót của ai mà nhân nhượng, nương nhẹ. Tất cả đều chung một vạch xuất phát, dù điều kiện khác nhau ra sao thì đoạn đường đi cũng khó khăn như vậy. Thậm chí với những người như Nguyễn Ngọc Ký thì con đường ấy còn khó khăn gấp trăm vạn lần người bình thường.

Tấm gương hiếu học Nguyễn Ngọc Ký là một viên minh châu đầy sự kiên cường và sức bền bỉ. Qua đây, mỗi người cần tự nhìn lại bản thân mình, tự tìm ra mục tiêu để nỗ lực học tập thật tốt. Tấm gương anh Ký là bài học quý giá cho tinh thần vượt khó học tập, là lời khẳng định rằng ” con người ta có thể bị tàn nhưng tuyệt đối đừng trở thành phế nhân”.

Tiếp tục đón đọc 🌳 Những Tấm Gương Thành Công Ở Việt Nam 🌳 tiêu biểu

Kể Về Tấm Gương Nguyễn Ngọc Ký Văn Ngắn

Những tấm gương về vượt khó học tập chưa bao giờ là thiếu trên cả nước.Và câu chuyện về người thầy Nguyễn Ngọc Ký chính là một điểm sáng hy vọng trong những điều tối tăm ấy. Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hi vọng khi những năm đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh.

Thế nhưng khi lên 4 một cơn bạo bệnh bất ngờ,đã cướp đi cả hai bàn tay của ông,kết quả là ông bị liệt cả hai tay mãi mãi không cầm được bút nữa và tất nhiên coi như việt học hành sẽ chấm dứt từ đây. Sau ngày hôm đó Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn. Thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập.

Và sau ngày hôm đó,quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình. Lúc đầu thầy tâm sự,viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn, vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi tất cả.

Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O, Chữ A và sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi. Sau đó quay trở lại học hành và học rất giỏi, từng được Bác Hồ 2 lần tặng huy hiệu cao quý, cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học.

Dẫn Chứng Về Ước Mơ Của Nguyễn Ngọc Ký Cụ Thể

Nguyễn Ngọc Ký được biết đến là một nhà giáo ưu tú Việt Nam với nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh khó khăn của số phận. Từ năm lên 4 tuổi, Ký bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay để học tập và làm mọi việc. Với những nỗ lực không ngừng của mình, ông trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam “Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân” và được kể trên với tên Bàn chân kỳ diệu.

Khi lên 4 tuổi, trong một cơn bạo bệnh Ký đã bị liệt cả hai cánh tay. Năm 7 tuổi, dù rất muốn được học tập như bao bạn bè cùng trang lứa, nhưng vì bệnh tật ông không thể đến trường. Trong một lần, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài và xem các bạn học.

Khi về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu, việc tập viết với Ký quả như cực hình, nhưng dần dần cậu viết được chữ O, chữ A, chữ V… Không chỉ vậy, Ký còn vẽ được hình bằng thước và compa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng đó, cậu đã được đi học và đạt kết quả học tập rất giỏi.

Tuy khó khăn, nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Với sự kiên trì và nỗ lực của mình, năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Đến năm 1966, ông trở thành sinh viên chuyên ngành Ngữ văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách để lĩnh hội tri thức. Sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Ngọc Ký đã trở về quê hương dạy học. Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học rất sáng tạo và hiệu quả.

Xem thêm  💕  Những Câu Chuyện Ngắn Về Ước Mơ 💕 hay nhất

Những Dẫn Chứng Nguyễn Ngọc Ký Ấn Tượng

👉 Mẫu 1

Cuộc sống xung quanh ta không phải toàn màu hồng như chúng ta nghĩ chính vì lẽ đó không phải ai sinh ra đều có cuộc sống hạnh phúc. Một danh nhân đã nói: “Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi”.

Thật vậy, nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công trong cuộc sống như: thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, thương binh Nguyễn Trọng Hợp,… Họ đã vượt lên và chiến thắng số phận khiến bao người phải cảm phục.

Cuộc sống chúng ta có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng vẫn có “Những người không chịu thua số phận”. Đó là những con người có ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên để sống một cuộc sống có ích và ý nghĩa.

Chắc trong chúng ta cũng biết đến cậu học trò Nguyễn Ngọc Kí, vốn là một tấm gương sáng cho nghị lực vươn lên khó khăn. Tấm gương Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo đức cho học sinh. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay khiến cho Nguyễn Ngọc Kí gặp nhiều trở ngại trong quá trình học tập thực hiện ước mơ của mình.

Nhưng cậu không từ bỏ, quyết tâm rèn luyện học tập bằng chính đôi chân của mình trở thành một giá giáo ưu tú xuất sắc như cậu từng ao ước.

👉 Mẫu 2

Người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân, đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một tấm gương nghị lực phi thường về ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh để trở thành một Nhà giáo ưu tú. Vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành cái tên nổi tiếng ở miền Bắc. Gương sáng Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo đức cho học sinh.

Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Kí rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách tới trường, Kí thèm lắm. Thấy con ham học, năm Kí lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương Kí lắm nhưng đành lắc đầu.

Không được học ở trường, Kí tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến Nguyễn Ngọc Kí nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Kí loé lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, Nguyễn Ngọc Kí đã kiên trì tập viết bằng chân.

Cô giáo đến thăm, mang cho Kí vài viên phấn. Thấy Kí quyết tâm, cô vui lòng nhận Kí vào lớp. Từ đó, manh chiếu gắn liền với đời học sinh của Kí. Kết quả, Nguyễn Ngọc Kí không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu.

Hết cấp 1, cấp 2, cấp 3, năm 1966, Nguyễn Ngọc Kí được tuyển thẳng vào khoa Văn trường Đại học Tổng hợp. Tốt nghiệp, Nguyễn Ngọc Kí về làng làm giáo viên với nhiều sáng tạo đặc biệt.

Không thể dùng phấn để viết bảng nên thầy Kí chuẩn bị nhiều câu hỏi câu đố xung quanh ý nghĩa bài giảng; viết những ý chính và đặc điểm nổi bật của tác phẩm vào tấm bìa lớn rồi dùng chân kéo sợi dây buộc vào ròng rọc để giới thiệu bài giảng.

Năm 1983, thầy đoạt giải nhất cuộc thi giáo viên giỏi Văn của tỉnh Nam Định. Từ năm 1993 đến nay, thầy tham gia giảng dạy tại Trường bồi dưỡng Giáo dục quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

Lúc còn ít tuổi, Nguyễn Ngọc Kí hai lần vinh dự được Bác Hồ tặng thưởng Huy hiệu của Người và gần đây, thầy đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú vì những đóng góp đáng kể cho ngành Giáo dục.

Rõ ràng, từ một cậu bé bất hạnh, Nguyễn Ngọc Kì đã không ngừng phấn đấu vươn lên để trở thành người hữu ích.

Xem thêm 🍃 Câu Chuyện Về Ước Mơ Của Những Người Nổi Tiếng 🍃 ngắn gọn

Viết một bình luận