Những Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập Ở Việt Nam ❤️️ 27+ Mẫu ✅ Tuyển Chọn Những Thông Tin Hay Nhất Để Gửi Đến Bạn Đọc.
Vượt Khó Trong Học Tập Là Gì
Vượt khó trong học tập là khả năng vượt qua các thách thức, khó khăn và trở ngại trong quá trình học tập để đạt được mục tiêu học tập của mình.
Việc vượt qua khó khăn trong học tập có thể giúp bạn phát triển những kỹ năng quan trọng như tự tin, kiên trì, sáng tạo, động lực, và khả năng giải quyết vấn đề. Điều quan trọng là không bỏ cuộc trước những khó khăn mà tiếp tục nỗ lực và tìm cách giải quyết vấn đề để đạt được mục tiêu học tập của mình.
Tìm hiểu thêm 🌼 Học Tập Là Gì 🌼 ngoài Những Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập Ở Việt Nam
Tại Sao Cần Học Hỏi Những Tấm Gương Tự Học
Việc học hỏi những tấm gương tự học giúp ta trau dồi kỹ năng tự học và phát triển bản thân. Các tấm gương tự học là những người đã thành công trong việc tự học và đạt được những thành tựu đáng kể trong cuộc sống.
Việc này giúp ta hiểu rõ hơn về cách họ đã vượt qua những thử thách trong quá trình học tập và làm thế nào để họ có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Ngoài ra, học hỏi từ những tấm gương này còn giúp ta phát triển những đức tính quan trọng như kiên trì, sự cố gắng, sáng tạo, và tự tin.
Viết Đoạn Văn Tấm Gương Vượt Khó Học Tập
Viết đoạn văn tấm gương vượt khó học tập – hãy cùng đón đọc bài văn mẫu sau đây nhé!
Em muốn kể câu chuyện về bạn Hoài Nam – một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự, tỉnh Bạc Liêu.
Hoàn cảnh của Nam thật tội nghiệp. Cha mất sớm, mẹ bệnh tật triền miên, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, Nam lại là con trai lớn. Sau Nam còn một em gái nữa. Tuổi còn nhỏ mà Nam đã phải kiếm tiền để phụ giúp mẹ và tự lo cho việc học hành.
Điều ngạc nhiên đối với chúng tôi là Nam học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp, thầy cô yêu mến, bạn bè nể trọng. Thời gian học thì ít, cuộc sống lại thiếu thốn mọi bề. Thế mà Nam không bao giờ than vãn với ai một lời, bạn bè lúc nào cũng thấy Nam vui vẻ lạc quan.
Sáng nào cũng vậy, khi mọi người đi ngang qua tiệm cà phê Hải Châu sẽ luôn nghe tiếng rao lanh lảnh quen thuộc của Nam: “Vé số! Vé số chiều trúng đây!”. Lúc nào cũng thấy cậu mặc chiếc quần đùi xanh đã cũ và chiếc áo sơ mi cộc tay có nhiều chỗ vá, đội một cái mũ vải bạc màu để lộ mái tóc rễ tre bờm xờm lâu ngày chưa cắt.
Khác với thân hình gầy nhom, khuôn mặt cậu khá tròn trĩnh và rất sáng sủa. Đặc biệt, đôi mắt của cậu ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi nên bao giờ Nam cũng bán hết vé số trước mọi người.
Nhờ vậy mà cậu đã tranh thủ được thời gian học bài, đọc sách và làm bài tập tại ghế đá ở công viên. Thời gian buổi tối Nam tranh thủ bán vé số ở những quán cà phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Ngoài ra, Nam còn là một người hết mình vì bạn.
Thường ngày vào những giờ giải lao, Nam thường ngồi lại hướng dẫn thêm cho những bạn tiếp thu còn chậm cách làm những bài toán mới học. Cậu luôn coi việc giúp đỡ bạn là một niềm vui của mình.
Hoài Nam xứng đáng là một tấm gương sáng, một con ngoan trò giỏi được Tỉnh đoàn trao tặng suất học bổng “Học sinh nghèo vượt khó” trong năm qua.
Đọc thêm mẫu 🌈 Kể Về Một Tấm Gương Tốt Trong Học Tập 🌈 ngắn gọn, ngoài Những Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập Ở Việt Nam
15+ Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập Ở Việt Nam
Dưới đây là danh sách hơn 15+ tấm gương vượt khó trong học tập ở Việt Nam được SCR.VN biên soạn cụ thể nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!
Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập Lê Quát
Tham khảo ngay câu chuyện về tấm gương vượt khó trong học tập Lê Quát dưới đây nhé!
Lê Quát là một trong những tấm gương vượt khó trong học tập nổi tiếng. Ông sinh năm 1319 và mất năm1386. Tên tự là Bá Quát, hiệu Phong Mai, người huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (ông cùng quê với Lê Văn Hưu).
Trong sách Tấm gương hiếu học xưa và nay kể rằng gia đình ông vốn rất nghèo khổ. Vì không có ruộng vườn, trâu bò. Hai mẹ conông phải làm nghề quét rác ở chợ kiếm sống qua ngày. Tuy gia cảnh nhà ông bần hàn nhưng người mẹ vẫn quyết tâm cho con ăn học. Lê Quát học rất giỏi đọc gì thuộc đấy. Cảm phục trước đức ham học của cậu bé bà con hàng xóm cũng sẵn lòng giúp đỡ hai mẹ con.
Lê Quát vượt qua hoàn cảnh khó khăn để trở thành người học trò xuất sắc của thầy Chu Văn An. Ông học hành chăm chỉ cố gắng đã thi cử đỗ đạt và góp ích cho đời. Dưới thời vua Trần Minh Tông, ông thi đỗ chức Thái học sinh (tiến sĩ) ra làm quan. Ông dần thăng tới chức Thượng thư Hữu bật nhập nội hành khiển – quan đứng thứ hai trong triều.
Nhân dân thường gọi ông là “Trạng Quét” cậu bé chuyên làm nghề quét rác để khen ý chí học hành của cậu bé nghèo.
Tấm Gương Vượt Khó Học Tập Mạc Đĩnh Chi
Tiếp theo là tấm gương vượt khó học tập Mạc Đĩnh Chi, mời bạn cùng tham khảo.
Mạc Đĩnh Chi được biết đến là vị trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam về câu chuyện vượt khó vươn lên trong học tập. Tương truyền, từ thuở nhỏ Mạc Đĩnh Chi vốn thông minh và lanh lợi. Thế nhưng gia đình cậu lại nghèo khó và đen đủi, xấu xí.
Hàng ngày, khi những đứa trẻ khác đều được đi học thì cậu lại phải vào rừng kiếm củi vì gia đình nghèo không có tiền cho học. Tuy nhiên, với bản tính ham học nên hàng ngày Mạc Đĩnh Chi thường ghé đến lớp học của thầy đồ trong làng và đứng ngoài cửa sổ nghe thầy giảng bài để học ké.
Nhiều ngày sau, thầy đồ thấy tội nên đã cho cậu vào lớp ngồi học cùng các bạn. Mạc Đỉnh Chi rất vui mừng, thế nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống chỉ học tranh thủ vào buổi tối.
Do nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn và không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết.
Bằng nghị lực học tập phi thường của mình, vào khoa thi Giáp Thìn (1304), Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên và sau đó tiếp tục đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, Mạc Đĩnh Chi còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.
Tấm Gương Vượt Khó Nguyễn Ngọc Ký
Xem thêm thông tin về tấm gương vượt khó Nguyễn Ngọc Ký được chia sẻ sau đây:
Nguyễn Ngọc Ký được biết đến là một nhà giáo ưu tú Việt Nam với nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh khó khăn của số phận. Từ năm lên 4 tuổi, Ký bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay để học tập và làm mọi việc. Với những nỗ lực không ngừng của mình, ông trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam “Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân” và được kể trên với tên Bàn chân kỳ diệu.
Khi lên 4 tuổi, trong một cơn bạo bệnh Ký đã bị liệt cả hai cánh tay. Năm 7 tuổi, dù rất muốn được học tập như bao bạn bè cùng trang lứa, nhưng vì bệnh tật ông không thể đến trường. Trong một lần, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài và xem các bạn học.
Khi về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu, việc tập viết với Ký quả như cực hình, nhưng dần dần cậu viết được chữ O, chữ A, chữ V… Không chỉ vậy, Ký còn vẽ được hình bằng thước và compa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng đó, cậu đã được đi học và đạt kết quả học tập rất giỏi.
Tuy khó khăn, nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Với sự kiên trì và nỗ lực của mình, năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.
Đến năm 1966, ông trở thành sinh viên chuyên ngành Ngữ văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách để lĩnh hội tri thức. Sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Ngọc Ký đã trở về quê hương dạy học. Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học rất sáng tạo và hiệu quả.
Chia sẻ 🍀 Dẫn Chứng Về Tinh Thần Tự Học 🍀 ngoài Những Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập Ở Việt Nam
Những Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập Ở Việt Nam
Chia sẻ đến bạn những tấm gương vượt khó trong học tập ở Việt Nam sau đây:
👉 Trần Thị Diệu Liên
Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó, ở trong căn nhà xập xệ rộng chưa tới 20 m2 vốn là chuồng heo, kho chứa củi. Nguồn sống của gia đình là thu nhập bấp bênh từ nghề thiết kế biển quảng cáo của bố, nghề lao công vất vả sớm hôm của mẹ. Liên từng học lớp chuyên Anh trường chuyên Lê Hồng Phong, là học sinh giỏi suốt 12 năm, có kinh nghiệm dạy thêm tiếng Anh ở các mái ấm tình thương từ ngày cấp ba và các trung tâm ngoại ngữ.
Sau khi đỗ ngành khoa học của một trường đại học ở TP HCM, Liên bảo lưu một hoc kỳ để theo đuổi học bổng du học. Tháng 4, Liên nhận được gói hỗ trợ tài chính suốt 4 năm học trị giá 7 tỷ đồng của Đại học Harvard. Hiện Liên học tập tại ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới này.
👉 Đặng Thị Ngọc Ánh
Với Đặng Thị Ngọc Ánh, trường THCS Đồng Ích, xã Đồng Ích, học tập không chỉ là con đường để em từng bước chạm tới ước mơ mà thông qua đó, em có thể đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ.
Bố mất sớm vì tai nạn khi em mới 17 tháng tuổi, một mình mẹ Ánh tần tảo nuôi em và anh trai ăn học. Năm nay, Ánh lên lớp 7, còn anh trai học lớp 9. Cuộc sống của ba mẹ con dựa vào 2 sào ruộng, ít gà nuôi ngoài chuồng và số tiền ít ỏi 600 nghìn đồng trợ cấp khó khăn. Mẹ của Ánh đau ốm thường xuyên, chị được chẩn đoán suy tim.
Cuộc sống gia đình vắng bóng người chồng, người cha không hề dễ dàng đối với mẹ con em. Mặc dù đã học lớp 7 nhưng Ánh vẫn rất bé nhỏ, em chỉ nặng có 23 kg.
Khó khăn là vậy nhưng trong căn nhà nhỏ của ba mẹ con lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười và niềm lạc quan. Không phụ tấm lòng của mẹ, Ánh và anh trai luôn nỗ lực học tập, rèn luyện. Cả hai đều là học sinh gương mẫu, có học lực khá, giỏi.
Đặc biệt, Ngọc Ánh được thầy cô đánh giá rất cao về năng lực học tập. Năm học vừa qua, em đạt giải ba học sinh giỏi cấp huyện môn Toán. Cô Đặng Thị Hạnh, Giáo viên chủ nhiệm lớp 7A1, trường THCS Đồng Ích nhận xét: “Ánh luôn có tinh thần học tập tốt, là một trong những học sinh trong đội tuyển toán của trường. Trong lớp, Ánh luôn hòa đồng với các bạn, rất năng động, có ý thức trách nhiệm cao, được thầy cô, bạn bè tin tưởng, yêu quý.”
Do điều kiện gia đình khó khăn, không có tiền đi học thêm, Ánh tự học ở nhà. Trước mỗi buổi học, em đều chuẩn bị bài chu đáo, tự tìm tòi, nghiên cứu các cách giải tốt nhất.
Không chỉ học giỏi, Ánh còn luôn giúp mẹ việc nhà như cho gà, lợn ăn, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Những buổi chiều được nghỉ học, em còn phụ giúp mẹ chăn bò. Công việc ở nhà khá bận rộn nhưng Ánh vẫn tranh thủ thời gian mọi lúc mọi nơi để ôn bài và làm bài tập về nhà.
Thương mẹ bao nhiêu, em càng cố gắng học tập bấy nhiêu. Em nói em ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho mẹ. Đôi mắt Ánh ngời sáng lên mỗi khi em nhắc tới ước mơ giản dị ấy.
Những Học Sinh Nghèo Vượt Khó Học Giỏi Ấn Tượng
Gợi ý cho bạn đọc những học sinh nghèo vượt khó học giỏi ấn tượng sau đây:
👉 Chảo Thị Yến
Chảo Thị Yến (Bát Xát, Lào Cai) trải qua chặng đường dài đầy chông gai trước khi giành được học bổng đắt giá SUFONAMA kéo dài hai năm do nhóm 5 đại học tốt nhất châu Âu về lâm nghiệp và quản lý tài nguyên cấp. Yến là người dân tộc Dao, nơi người dân giữ nếp suy nghĩ không ủng hộ con gái học hành.
Hết lớp 9, cô phải nghỉ học để đi làm nương. Sau ba năm thuyết phục người nhà, cuối cùng Yến được đi học cấp ba với ước mơ làm cô giáo. Tuy nhiên, trận lũ lịch sử năm 2008 khiến cô thay đổi suy nghĩ, chọn Đại học Lâm nghiệp là bến đỗ tiếp theo bởi khao khát tìm cách giữ rừng, hạn chế lũ.
Yến chật vật vượt qua sự tự ti để học tiếng Anh, làm thêm ở sân golf để trang trải học phí. Cô gái Dao từng trượt học bổng Nhật vì lý do sức khỏe. Cô vừa đi làm vừa tiếp tục gửi hồ sơ xin học bổng và đến tháng 3 nhận được email thông báo trúng học bổng thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững tại Đại học Gottingen, Đức.
👉 Nguyễn Minh Nhuận
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân tại ấp Mỹ Phú, xã Long Khánh, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng Nhuận vẫn mạnh mẽ, quyết tâm, cố gắng học tập, là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Gia đình không có đất sản xuất, cha mẹ Nhuận phải thuê 6.000m2 diện tích đất trồng hoa huệ trắng để trang trải cuộc sống cho cả gia đình. Thấu hiểu nỗi khổ cực của cha mẹ, hàng ngày ngoài giờ học trên lớp, em còn phụ cha mẹ tưới nước, chăm sóc cho cây hoa huệ. Tuy có vất vả với việc nhà nhưng em cũng sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học của mình.
Từ cấp tiểu học đến nay, em liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi cùng nhiều thành tích xuất sắc. Đơn cử như: Huy chương Vàng tại Cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE) cấp quốc gia (năm học 2015 – 2016); giải Nhất IOE cấp thị xã (năm học 2016 – 2017)
Giải Khuyến khích Hội thi Tin học trẻ cấp tỉnh (năm học 2017 – 2018); giải Nhất Hội thi Tin học trẻ cấp tỉnh (năm học 2018 – 2019); giải Nhất Cuộc thi giải toán bằng máy tính cầm tay cấp tỉnh (năm học 2019 – 2020)… cùng nhiều giải thưởng ở các cuộc thi khác.
Với Nguyễn Minh Nhuận, học chính là cách để đền đáp những yêu thương, kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô, bạn bè và ước mơ tương lai của Nhuận sau này được trở thành bác sĩ trở về phục vụ quê hương. Được biết, Minh Nhuận là một trong những cá nhân tiêu biểu được vinh danh trong Hội nghị điển hình tiên tiến của thị xã Cai Lậy lần thứ II (2020 – 2025).
Bên cạnh Những Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập Ở Việt Nam, Đón đọc thêm 🌷 Các Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Học Tập 🌷 bất hủ
Những Tấm Gương Vượt Khó Học Giỏi Cụ Thể
Những tấm gương vượt khó học giỏi cụ thể nhất được nhiều bạn đọc quan tâm đến.
👉 Lưu Thị Vân
Khi vừa lên 7 tuổi, cô bé Lưu Thị Vân, học sinh trường Tiểu học Triệu Đề, xã Triệu Đề đã phải đối mặt với căn bệnh ung thư xương quái ác. Ở độ tuổi lên 9, cơ thể yếu ớt ấy đã phải trải qua 4 – 5 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, cuối cùng bị cắt bỏ đi một bên chân vì khối u phát triển quá nhanh. Tuy mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng Vân lại rất lạc quan và luôn phấn đấu trong học tập.
Vân là chị cả trong một gia đình có 3 chị em. Em trai 7 tuổi của Vân bị bệnh bại não từ nhỏ. Gia đình em thuộc diện hộ cận nghèo, thu nhập thấp nên điều kiện kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Bố đi làm phụ hồ để nuôi sống gia đình, 2 – 3 tháng mới về thăm nhà một lần, thu nhập bấp bênh. Con cái bệnh tật, mẹ em phải nghỉ làm ở nhà để chăm sóc con.
Tiền làm ra bao nhiêu cũng không đủ để trang trải cuộc sống và chữa bệnh cho các em. Số tiền vay mượn để chữa bệnh cho Vân và cậu em trai đã lên tới vài trăm triệu đồng, nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình. Tuy vậy, bố mẹ em không bỏ cuộc, vẫn quyết tâm cho em đi học và chữa bệnh cho em.
Thầy giáo Nguyễn Hắc Hải, Hiệu trưởng trường Tiểu học Triệu Đề cho biết: Hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng Vân luôn chứng tỏ là một học sinh có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập. Mặc dù không thể tự di chuyển, đi lại, thời gian nằm viện nhiều hơn ở nhà, Vân vẫn khát khao tới lớp. Hàng ngày, em nhờ mẹ đưa tới trường, sau đó cô giáo chủ nhiệm sẽ cõng em lên tận lớp học.
“Ở Vân có ý chí, nghị lực rất đáng khâm phục. Khi cơn đau đến bất chợt trong giờ học, bạn chỉ nhăn nhó. Có những buổi đang học, thấy Vân đau quá, tôi phải gọi gia đình tới đón. Nhìn trang vở bạn đang viết dở dang mà xót xa…” – cô Hương xúc động.
Với Vân, mỗi ngày tới trường là một ngày vui, là ngày khiến em quên hết những khối u đang di căn, những đau đớn trên cơ thể bé nhỏ, để tự tin hòa nhập cùng chúng bạn. Được cắp sách đến trường, được tiếp nhận những bài học ý nghĩa là cách để em chiến thắng bệnh tật.
👉 Nguyễn Văn Duy
Duy sinh ra vốn khỏe mạnh và khôi ngô. Khi chưa tròn 8 tháng tuổi, Duy bị sốt cao, lên cơn co giật rồi biến chứng sang teo cơ, dần dần bị liệt nửa người bên trái. Gia đình đưa em đi khắp nơi, hễ nghe nơi nào có thuốc tốt là mẹ em lại lặn lội tìm đến, nhưng tất cả những nỗ lực của gia đình đều trở nên vô vọng. Nửa người bên trái của em đã bị liệt hoàn toàn, chân và tay phải cũng yếu đi.
Buổi đầu đến lớp, Duy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, những ánh mắt tò mò, cười cợt của bạn bè khiến em bị tổn thương. Việc đi học và sinh hoạt của em cũng không dễ dàng. Tay em không cầm được ô hay tự lái chiếc xe lăn đi học nên phải nhờ đến bố mẹ.
Nhưng không vì thế mà Duy nản chí, em luôn tự nhủ với bản thân “mình không đứng được thì phải học được, chỉ có học mới khẳng định được bản thân, thay đổi số phận và không muốn là gánh nặng của gia đình, xã hội”.
Vượt qua sự nghiệt ngã của số phận với nửa người bị liệt, Duy trở thành một sinh viên khoa Công nghệ thông tin và truyền thông của trường ĐH Hồng Đức.
Năm 2009, em được nhận bằng khen của Hội Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Biểu dương những tấm gương có hoàn cảnh khó khăn trong học tập – lao động – sản xuất giỏi”. Duy còn được nhận quà của UBND tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Những tấm lòng nhân ái’ dành cho người khuyết tật vượt lên số phận”.
Những Tấm Gương Tự Học Nổi Tiếng Ở Việt Nam
Xem nhiều hơn những tấm gương tự học nổi tiếng ở Việt Nam được chọn lọc sau đây:
👉 Nguyễn Khuyến
Trong sử sách nước ta đã lưu danh một cậu học trò nghèo với lòng hiếu học đã đỗ đầu 3 kỳ thi đó chính là cụ Nguyễn Khuyến(1835 -1909). Từ khi còn là một cậu bé, Nguyễn Khuyến đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khóa trên và thuộc làu làu từng bài.
Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học, cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Ông đã mua tập giấy và bút cho cậu học tập để không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa.
Từ đó, Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hàng ngày đều chăm chỉ học tập. Cậu học đến quên ăn, quên ngủ và một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang sách. Nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến cậu chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng.
Bằng lòng hiếu học, cậu đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ đêm mờ nên trong một buổi học dưới ánh trăng, cậu đã nảy ra ý định đốt lá để dùng ánh lửa đọc sách. Từ lòng ham học hỏi của mình, Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.
👉 “Cậu bé Google” Phan Đăng Nhật Minh
Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị) được mệnh danh là “cậu bé Google” nhờ khả năng trả lời nhanh và chính xác. Minh gây ấn tượng với khán giả truyền hình cả nước qua chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 17 khi giành 400 điểm trong vòng thi tuần, san bằng kỷ lục 460 điểm của chương trình trong vòng thi tháng và chiến thắng thuyết phục ở vòng thi quý, trở thành nhà leo núi đầu tiên có mặt trong cuộc thi chung kết năm.
Mẹ Phan Đăng Nhật Minh cho biết “cậu bé Google” nhận biết các con số khi chỉ mới 6 tháng tuổi, đọc chuẩn chữ trên tivi và truyện cổ tích lúc 18 tháng tuổi, giải toán nhanh từ tuổi mầm non. Đó chính là lý do Minh tận dụng tốt 60 giây ở phần thi khởi động, trả lời chính xác ngay khi MC chưa đọc xong câu hỏi. Dù thể hiện xuất sắc trong các phần thi, Phan Đăng Nhật Minh vẫn tiếc nuối vì chưa thể lập kỷ lục mới cho chương trình.
Gửi đến bạn chùm 🔻 Thơ Về Học Tập 🔻ngoài Những Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập Ở Việt Nam
Những Tấm Gương Học Giỏi Nổi Tiếng
Tìm đọc thêm những tấm gương học giỏi nổi tiếng được gợi ý sau đây nhé!
👉 Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh sinh năm 1890 tại làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tự học nổi tiếng, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tự học và học tập suốt đời.
Bằng tấm gương hiếu học vượt khó Bác đã để lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu về tự học. Trong đó có nhiều những nội dung rất cơ bản mà chúng ta cần học tập và noi theo Bác. Tự học là hoạt động có mục đích và là điều quan trọng trong quá trình tiếp nhận tri thức của nhân loại.
Trong những năm tháng bôn ở nước ngoài, Bác đi khắp các nước, vùng lãnh thổ như Anh, Pháp, Nga… Dù là khi làm bồi bếp trên tàu biển, khi thì đốt lò, quét tuyết thì ở đâu, làm gì Bác đều tranh thủ để tự học.
Bên cạnh đó, Bác cũng đến thư viện đọc sách hoặc nghe những buổi nói chuyện để trau dồi thêm kiến thức. Tối đến, Bác tham dự các mít tinh để làm quen với các nhà hoạt động chính trị và nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Có thể nói, cuộc sống lao động vất vả đã rèn cho Bác ý chí quyết tâm tự học một cách bền bỉ. Bác xứng đáng là tấm gương tự học nổi tiếng vượt mọi hoàn cảnh khó mà chúng ta cần phải học tập.
👉 Cụ Huỳnh Thúc Kháng
Cụ Hỳnh Thúc Kháng sinh năm Bính Tí (1876) huyện Tiên phước Tỉnh Quảng Nam. Cụ là người học rất giỏi, đã hai lần đỗ thủ khoa trong các kỳ thi Hương và thi Hội. Cụ còn là người rất ham học, lúc nào cũng đọc sách tìm tòi cái mới, cái hay của sách vở, khám phá cái vô cùng của kiến thức.
Trong thời gian bị đày đi Côn Đảo cụ đã tự học tiếng Pháp. Với cuốn từ điển Pháp dày khoảng 1800 trang cụ đã kiên trì học thuộc sau các buổi lao động khổ sai hằng ngày. Cụ là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hiếu học của người Quảng và soi rọi cho thế hệ thanh niên đời sau.
Những Tấm Gương Tự Học Ngoại Ngữ
Giới thiệu cùng bạn những tấm gương tự học ngoại ngữ ấn tượng nhất dưới đây.
👉 Phạm Thị Mỹ Duyên
Tìm đến xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà hỏi thăm gia đình em Phạm Thị Mỹ Duyên, không ai là không biết bởi Duyên vẫn luôn được mọi người nhắc đến như một tấm gương sáng trong học tập. Đặc biệt mới đây, cô học trò nghèo đã giành giải Nhất Hội thi “Olympic Tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc lần thứ III”, ngoài ra Duyên có bảng thành tích học tập rất cao khi 11 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện.
Ngay từ nhỏ Duyên đã được bố mẹ cho làm quen với tiếng Anh. Khi mới bắt đầu được học tiếng Anh, Duyên đã bộc lộ năng khiếu đó là khả năng nhớ cú pháp câu, tiếp thu từ mới và phát âm rõ ràng. Vốn yêu thích học tiếng Anh, Duyên thường xuyên tự học online, học trên youtube hoặc các trang học tiếng Anh miễn phí.
Đặc biệt, Duyên có thói quen thường xuyên dùng tiếng Anh để tìm hiểu các từ khóa trên mạng. Ngoài ra em tích cực tăng cường giao tiếp, sử dụng tiếng Anh với thầy cô, bạn bè, người thân trong các hoạt động trên lớp cũng như ở nhà với các tình huống giao tiếp cụ thể, sát với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Chị Phạm Thị Nguyệt, mẹ của Duyên cho biết: “Trước đây gia đình khó khăn, không có điều kiện nên không cho con đi học thêm nhiều mà luôn tạo cho con ý thức tự học ở nhà. Từ lớp 2, Duyên đã thích đọc sách và có thói quen thích xem các chương trình bằng tiếng Anh”.
Mặc dù yêu thích học môn Tiếng Anh nhất, nhưng Duyên luôn chủ động sắp xếp thời gian để học tất cả các môn học khác. Vì vậy, Duyên có một bảng thành tích học tập đáng nể, khi 11 năm liền em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, học giỏi và đều tất cả các môn.
Ngay từ lớp 3, Duyên đã bộc lộ năng khiếu tiếng Anh khi em dành giải Nhì cuộc thi giải Toán bằng tiếng Anh qua mạng. Tiếp nối thành tích đó, năm lớp 4 Duyên tiếp tục đạt giải Nhì cuộc thi giải Toán bằng tiếng Anh qua mạng. Lớp 6 và lớp 7 em đạt giải Ba cuộc thi Olympic Tiếng Anh qua mạng, lớp 8 đạt giải Nhì học sinh giỏi huyện môn Tiếng Anh, lớp 9 và 10 đạt giải Nhì học sinh giỏi tỉnh môn Tiếng Anh.
Đặc biệt năm lớp 11, Duyên đại diện cho Hà Tĩnh tham gia Hội thi “Olympic Tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc lần thứ III”. Tại hội thị này, Duyên đã xuất sắt khi vượt qua hơn 600.000 học sinh toàn quốc để giành giải Nhất hội thi.
👉 Bùi Quang Minh
Đam mê Tiếng Anh, năng động, nhiệt tình, tích cực tham gia phong trào Đoàn là những gì mà thầy, cô giáo trường THPT Ba Chẽ nhận xét về em Bùi Quang Minh, học sinh lớp 11A1 của trường. Niềm đam mê với môn tiếng Anh đã giúp Quang Minh mang về nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh. Mới đây, em là một trong những tấm gương thanh niên tiêu biểu được UBND huyện tuyên dương.
Khi còn học tại trường THCS Ba Chẽ, Quang Minh đã có năng khiếu và đam mê tiếng Anh, em từng đạt giải khuyến khích môn tiếng Anh cấp tỉnh năm lớp 9. Có sẵn nền tảng và đam mê, ngay từ năm học đầu tiên tại trường THPT Ba Chẽ, Minh đã bộc lộ năng khiếu học tiếng Anh của mình.
Từ lớp 10, em đã tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi tiếng Anh của trường và đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi trong và ngoài tỉnh, điển hình như: Giải Khuyến khích học sinh giỏi cấp tỉnh (kỳ thi vượt cấp lớp 10); Giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 11; Giải Nhất cấp huyện tiếng Anh qua mạng (lớp 11)…
Đặc biệt, trong kỳ thi cấp chứng chỉ quốc tế IELTS, Quang Minh đã xuất sắc đạt 6.5 IELTS (tương đương với 9, 25 điểm thi đại học) khi ở độ tuổi 15.
Môn tiếng Anh đòi hỏi học sinh phải hội tụ nhiều tố chất như: Trí nhớ tốt, sự kiên trì và niềm say mê,… Tất cả những điều này đều sẵn có ở Quang Minh và em phát huy rất tốt ở cả 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Để học từ mới và trau dồi vốn từ thêm vựng phong phú, em thường xuyên đọc sách, báo, xem tin tức, xem phim, nghe nhạc tiếng Anh.
Cách luyện nghe, nói của em cũng rất đặc biệt, em chọn cách nghe và đọc lại với những từ mới chưa biết nghĩa, rồi tự đoán nghĩa trước và tra từ sau.
Với phương pháp học tập khoa học cộng với tố chất thông minh cùng niềm đam mê khám phá, chắc chắn đây sẽ là bước đệm vững chắc cho Quang Minh gặt hái “trái ngọt”, tiếp tục vững bước trên con đường tìm kiếm tri thức, chinh phục thử thách trong tương lai.
Đừng bỏ lỡ 🌲 Những Câu Nói Truyền Cảm Hứng Học Tập 🌲 nổi tiếng
Những Tấm Gương Tự Học Trong Lịch Sử
Chia sẻ thêm đến bạn đọc những tấm gương tự học trong lịch sử nổi tiếng dưới đây.
👉 Lương Thế Vinh
Lương Thế Vinh là một hiền tài nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với tư chất thông minh cùng sự hiếu học, ông đã tìm tòi và học hỏi được rất nhiều điều hay. Bên cạnh đó, bản thân Lương Thế Vinh cũng là đứa trẻ năng động nên cậu đã sáng tạo ra nhiều trò chơi để vui chơi cho đám trẻ trong làng. Chẳng hạn như trò chơi thả diều, câu cá, bẫy chim hay lấy quả bưởi làm bóng để đá. Cậu cùng các bạn vừa vui chơi nhưng lại vừa học hỏi.
Khi mới 20 tuổi, ông đã am hiểu những kiến thức uyên bác và nổi tiếng khắp vùng. Vào năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khoa thi Quý Mùi và được vua tin tưởng giao trọng trách soạn thảo văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài.
Vốn bản tính ham học hỏi lại được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, ông có hiểu biết sâu rộng, trở thành một nhà bác học khá toàn diện. Ông dạy cho người đương thời từ phép cửu chương (tính nhân) tiến lên phép bình phương, hệ thống đo lượng đương thời (tiền, vải, thóc, gạo …), cách đo bóng (đo bóng cây tính chiều cao của cây), toán đạc điền (đo đạc diện tích ruộng đất)…
👉 Nguyễn Hiền
Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta. Với những thành công như vậy, ông đã khiến người đời nể phục lòng hiếu học của ông. Cuộc sống thuở nhỏ của Nguyễn Hiền cũng rất khó khăn khi cha ông mất sớm và cùng với mẹ ở một ngôi chùa.
Vốn trời phú thông minh, Nguyễn Hiền học 1 thì lại biết 10 nên chẳng mấy chốc vượt xa kiến thức của các bạn cùng trang lứa và thậm chí còn giỏi hơn cả các đàn anh khóa trên. Cậu luôn yêu thích tìm tòi học hỏi và thường lân la ở các lớp học trong làng để có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với chữ nghĩa, sách vở.
Chính vì vậy, cậu có hiểu biết kiến thức uyên bác, rộng lớn ai hỏi gì cũng đối đáp thông minh vượt xa với tuổi của ông khiến người đời kinh ngạc phải gọi ông là ‘’thần đồng’’. Năm 1247, khi vừa tròn 12 tuổi, Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.
Những Tấm Gương Tiêu Biểu Trong Học Tập
Đón đọc thêm những tấm gương tiêu biểu trong học tập được biên soạn dưới đây nhé!
👉 Trần Minh Phương
Em Trần Minh Phương (20 tuổi, phường Thạch Thang, quận Hải Châu) liên tục 12 năm phổ thông đều là học sinh xuất sắc và đạt nhiều giải thưởng cao. Năm học lớp 9 (2017-2018), Minh Phương đạt giải nhất môn tiếng Anh tại kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, vinh dự đạt Giải thưởng Huỳnh Thúc Kháng và thi đỗ vào Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn.
Năm lớp 12 (2020-2021), sau khi giành giải nhất môn tiếng Anh tại kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, Minh Phương tiếp tục đạt giải nhì môn tiếng Anh tại kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia và giải nhất tại Hội thi Tin học trẻ văn phòng miền Trung – Tây Nguyên. Kết thúc năm học lớp 12, Minh Phương trở thành cá nhân duy nhất đạt Giải thưởng Huỳnh Thúc Kháng loại xuất sắc.
Minh Phương được chọn tham gia Tổ chức Mô phỏng hội nghị Liên hiệp quốc của giới trẻ Đà Nẵng (DYMUN) và được bầu làm Trưởng ban nội dung. Sau khi tốt nghiệp THPT, Minh Phương được Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội tuyển thẳng và được chọn đi du học tại Trường Đại học Swinburne (Úc).
Minh Phương hồ hởi bộc bạch: “Em thường xuyên tìm tòi nghiên cứu nội dung trong các sách chuyên khảo và làm nhiều bài tập nâng cao. Em rất thích đọc những quyển sách tiếng Anh có nhiều mẫu hội thoại như bộ truyện “Harry Potter”, em nhớ kỹ những đoạn hội thoại hay và tích cực vận dụng vào việc học tập”.
Nói về Minh Phương, Chủ tịch Hội Khuyến học phường Thạch Thang Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: “Đó là học sinh tiêu biểu điển hình trong phong trào khuyến học khuyến tài tại địa phương. Em đã vượt qua nhiều khó khăn, học tập đạt nhiều kết quả xuất sắc. Chúng tôi thường nêu tấm gương của em trong việc phát động học sinh toàn phường phấn đấu vượt khó học giỏi”.
👉 Đinh Tuyết Như
Đinh Tuyết Như (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) liên tục 12 năm học phổ thông đều đạt kết quả giỏi và xuất sắc trong các môn kiểm tra, thi đỗ vào lớp Chất lượng cao Tiếng Nhật, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng. Em từng đạt giải nhì tại Cuộc thi hùng biện tiếng Nhật toàn quốc Cúp JLAN-Test lần thứ 3 năm 2019.
Năm 2021, Tuyết Như tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, vừa ra trường đã được Công ty Paracel Technology Solutions tuyển dụng. Nữ cử nhân tiếng Nhật tiêu biểu này đã 3 lần vinh dự đạt Giải thưởng Lê Văn Hiến của quận Ngũ Hành Sơn.
“Hằng năm, em luôn nỗ lực phấn đấu học giỏi, trong giờ học chăm chú nghe giáo viên giảng bài, khi về nhà tích cực tìm tòi, nghiên cứu, nâng cao kiến thức ngoài chương trình sách giáo khoa, thường xuyên thể hiện tính mở rộng, sáng tạo trong làm bài kiểm tra”, Tuyết Như tâm sự…
Gửi đến bạn trọn bộ 💧 Câu Đố Vui Về Học Tập 💧 thú vị
Những Tấm Gương Sáng Tạo Trong Học Tập
Xem nhiều hơn những tấm gương sáng tạo trong học tập được SCR.VN tổng hợp dưới đây.
👉 Nguyễn Tuấn Dũng
Nguyễn Tuấn Dũng, hiện đang là học sinh lớp 12 chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình), là một trong những gương mặt xuất sắc được vinh danh trong Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019. Không chỉ có thành tích học tập đáng nể (11 năm liền đạt học sinh giỏi), Dũng còn đam mê nghiên cứu, chế tạo robot và đạt được giải cao trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Theo đó, với đề tài “Thiết bị khử mùi cho không gian kín” của mình, Dũng đã xuất sắc giành giải Nhì trong cuộc thi robot và máy thông minh năm 2018. Cũng với sản phẩm này, Dũng đã đem vinh quang về cho đất nước, khi giành được Huy chương Vàng trong cuộc thi Olympic quốc tế về sáng tạo khoa học-kỹ thuật.
Nói về sản phẩm của mình, Dũng cho biết, nước ta là nước nhiệt đới nên khí hậu ẩm ướt, tại các vùng không gian kín như tủ, trạn bát… thường xuất hiện ẩm mốc. Chính vì thế, em đã có ý tưởng sáng chế một thiết bị khử mùi cho những vùng không gian này.
Được biết hiện nay, sản phẩm thiết bị khử mùi của em đang được nhiều đơn vị liên hệ mua lại. Tuy nhiên, em đang muốn hoàn thiện và nâng cấp hơn nữa sau đó mới thương mại hóa để phục vụ mọi người tốt nhất. Hiện nay, Dũng đang ấp ủ đề tài làm một chiếc điều hòa địa nhiệt (điều hòa nhiệt độ sử dụng năng lượng nhiệt độ dưới đất), để tiếp tục tham gia các chương trình sáng tạo khoa học kỹ thuật.
Khi được hỏi về dự định trong tương lai, Dũng nói “Nhờ giành giải Nhì trong kỳ thi cấp quốc gia, nên em đã được tuyển thẳng vào Đại học Ngoại Thương. Hiện tại, em đang cố gắng học tập để hoàn thành chương trình THPT và tìm kiếm học bổng để đi du học.
👉 Khưu Dịch Tiến
Dự án “Máy ấp trứng cua đinh thông minh” của em Khưu Dịch Tiến và bạn học cùng lớp Mai Trí Công, Trường THPT chuyên Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã xuất sắc đoạt giải Nhất “Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học khu vực phía Nam, năm học 2018 – 2019”.
Chia sẻ về dự án đã mang về niềm vinh dự cho nhà trường và gia đình, Tiến cho biết: Địa phương em có nhiều mô hình nuôi cua đinh, tuy nhiên người nuôi đang gặp khó khăn vì thiếu con giống. Nguyên nhân là do việc ấp trứng bằng phương pháp thủ công khiến tỷ lệ trứng đạt không cao, chỉ khoảng 50%.
Xuất phát từ thực tế đó em đã mày mò, chế tạo “máy ấp trứng cua đinh thông minh” để giúp gia tăng tỷ lệ thành công trong ấp trứng cua đinh, từ đó đảm bảo con giống cho người nuôi.
Điểm hấp dẫn của dự án là máy ấp trứng đựơc cài đặt phần mềm theo dõi bằng điện thoại di động, có gắn camera quan sát giúp theo dõi, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, quá trình trứng nở, còi báo hiệu khi có vấn đề bất thường xảy ra… Đặc biệt hơn là, còn cài đặt âm thanh, tiếng nhạc vào thùng xốp để tạo môi trường tự nhiên như: tiếng nước chảy, tiếng chim hót.
Thầy Huỳnh Sinh Lel, người trực tiếp giúp Tiến nghiên cứu chia sẻ: “Điểm khó khi thực hiện dự án là, hiện nay chưa có ai nghiên cứu máy ấp trứng cua đinh để tham khảo và cũng không ai bán trứng cua đinh để nghiên cứu.
Tuy nhiên, bằng sự đam mê, ham học hỏi, kết hợp với tính kiên nhẫn mà sau 2 lần thực nghiệm, từ tỷ lệ trứng nở 60% trong lần thực nghiệm 1, lần thực nghiệm 2 tỷ lệ trứng nở ra cua đinh con đã đạt 100% (với 9/9 trứng nở). Chính niềm đam mê và những ý tưởng sáng tạo sản phẩm của Tiến đã mang lại lợi ích cho mọi người.
Những Tấm Gương Trung Thực Trong Học Tập
Tham khảo thêm những tấm gương trung thực trong học tập được gợi ý sau đây:
👉 Trương Bảo Long
“Nhặt được của rơi trả người đánh mất” là một nét đẹp văn hóa trong cách ứng xử của mỗi con người. Nét đẹp này được giữ gìn thông qua những việc làm tử tế, nhỏ bé, giản dị đời thường. Mỗi ngày, mỗi ngày những nét ứng xử đẹp này sẽ lan tỏa và gieo vào lòng mỗi người về niềm tin, tình người và giá trị sống.
Mỗi tấm gương người tốt, việc tốt đều là hành động đẹp không phân biệt địa vị, tuổi tác và đều đáng được trân trọng, tuyên dương. Một tấm gương tiêu biểu về hành động đẹp đó là em Trương Bảo Long có hộ khẩu thường trú tại số 4/117/11 Nguyễn Sơn – Phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, thành phố Hà Nội là học sinh lớp 4A11 trường tiểu học Gia Thuỵ.
Như thường lệ buổi chiều hàng ngày Bảo Long đạp xe tập thể dục cùng bạn trên cung đường quen thuộc. Chiều hôm nay ngày 18 tháng 1 năm 2022 vào lúc khoảng 16h30 trong lúc đạp xe qua hội trường tổ dân phố 3A phường Gia Thụy, em đã nhìn thấy 2 tờ tiền mệnh giá 50.000đ rơi ở dưới đất, trước cửa trường mầm non Ước Mơ Xanh.
Bảo Long nghĩ rằng ai đó vừa đánh rơi tiền nên đã nhặt lên và đứng chờ xem có ai đến tìm tiền bị rơi không bởi vì em luôn nhớ lời cô giáo dặn và những bài học đạo đức mà cô giáo đã dạy. Sau khi chờ 15 phút không có ai đến tìm tiền rơi, Bảo Long và bạn của mình đã rủ nhau cùng đến đồn công an phường Gia Thụy để nhờ chú công an trả lại người đánh rơi số tiền đó.
Chú công an đã hỏi Bảo Long thông tin về việc nhặt được tiền rơi sau đó khen ngợi hai bạn nhỏ vì đã làm được việc tốt.
Ngoài Những Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập Ở Việt Nam, Tìm đọc thêm thông tin 💚 Tự Học Là Gì 💚
Những Tấm Gương Thành Công Trong Học Tập Hiện Nay
Đừng vội lướt qua những tấm gương thành công trong học tập hiện nay được nhiều bạn đọc tìm kiếm dưới đây nhé!
👉 Nguyễn Vũ Thị Thu Hà
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023, em Nguyễn Vũ Thị Thu Hà – học sinh lớp 9C trường THCS Toàn Thắng, đã trúng tuyển vào trường THPT Nghĩa Dân và trở thành thủ khoa với số điểm 26,85. Trong đó, điểm môn Toán là 9,4; Ngữ văn đạt 8,25 điểm; Tổng hợp đạt 9,2 điểm.
Thu Hà sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn, em sống cùng mẹ ngoài 50 tuổi hay ốm đau bệnh tật. Hiện nay hai mẹ con không có đất ở, phải ở nhờ nhà cậu ruột. Trong bốn năm học tại trường THCS Toàn Thắng em đều được nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ miễn giảm, hỗ trợ các chi phí học tập.
Mặc dù có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Hà là một học sinh ngoan ngoãn và rất thông minh. Em yêu thích và học đều tất cả các môn. Giờ học nào cũng chăm chú nghe giảng và hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những kiến thức nào chưa hiểu, Hà chủ động hỏi thầy cô ngay để có thể hiểu rõ hơn.
Được sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường và nỗ lực rèn luyện của bản thân, Hà đã gặt hái được những thành tích đáng ngưỡng mộ trong học tập: Chín năm liền Hà đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm học 2021-2022, Hà đạt giải Ba môn Ngữ văn cuộc thi chọn học sinh giỏi cấp huyện. Bốn năm học tập dưới mái trường THCS Toàn Thắng (huyện Kim Động), em đều giữ các chức cán bộ lớp, là thành viên của Ban chỉ huy Liên đội.
👉 Đoàn Dình
Đoàn Dình sinh ra và lớn lên trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cha mẹ không có công việc ổn định, quanh năm đi làm mướn, nên cuộc sống nghèo khó cứ đeo đẳng mãi. Cuộc sống gia đình khó khăn thiếu thốn mọi bề, nhiều lúc, em tưởng chừng như muốn nghỉ học. Thế nhưng, đặt hết niềm tin vào tương lai, em lại càng cố gắng hơn trong học tập.
Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng không thể dập tắt niềm khao khát học tập của cậu học trò nhỏ này. Thay vì mặc cảm về bản thân, em lấy đó làm động lực để phấn đấu vươn lên. Đoàn Dình luôn dồn hết tâm trí vào học tập, bởi với em, được đi học là niềm hạnh phúc, vì đó là tất cả đam mê và là nơi em gửi gắm ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp ở ngày mai.
Sau những giờ học trên lớp, em còn thường mượn tài liệu của thầy, cô giáo về tham khảo. Những vấn đề chưa hiểu, em nhờ thầy, cô giảng dạy thêm. Với em việc học hành là quan trọng nhất, bởi em hiểu rằng học chính là con đường duy nhất giúp em thoát khỏi cái nghèo và đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ.
Cô giáo Châu Hồng Tím, giáo viên chủ nhiệm lớp 9.1, trường THCS Phong Thạnh Đông chia sẻ: Em Đoàn Dình học tốt tất cả các môn và tham gia sôi nổi các hoạt động của trường lớp. Hiểu được hoàn cảnh của Đoàn Dình, các bạn trong lớp và thầy cô giáo đều quan tâm, động viên em giữ vững tinh thần vượt khó.
Đồng thời, em là người được các bạn, thầy cô quý mến, tin tưởng và tín nhiệm. Em không ngại việc kèm cặp các bạn học kém hơn mình vươn lên trong học tập hay giảng giải những bài tập khó hiểu cho bạn bè biết.
Không chỉ đạt thành tích tốt trong học tập, Đoàn Dình còn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, của Đội. Em cùng với các bạn trong Liên đội thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở các bạn đội viên tích cực học tập, rèn luyện, tham gia đầy đủ các phong trào của nhà trường, của liên đội, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Ngoài giờ học trên lớp, Đoàn Dình cùng với anh trai của mình còn giúp ba mẹ những công việc nhà. Khi được hỏi về ước mơ của mình, Đoàn Dình mong muốn sau này sẽ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người, nhất là những bệnh nhân nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
Những Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập Ở Việt Nam Hiện Nay
Chia sẻ cùng bạn những tấm gương vượt khó trong học tập ở Việt Nam hiện nay sau đây:
👉 Trần Nguyên Hạo
Trần Nguyên Hạo sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ba là thầy dạy võ đạo, mẹ là thợ may tại gia. Dường như, ý thức sâu sắc về hoàn cảnh của mình, Hạo không bao giờ đòi hỏi điều gì từ ba mẹ, luôn cùng chị phụ giúp gia đình mỗi khi rãnh rỗi.
Có lẽ, chàng trai ấy đã thấm nhuần tư tưởng học tập và làm theo lời Bác dạy trong cả suy nghĩ, hành động thiết thực. Ngoài thời gian đến trường, Hạo luôn mài mò, tự học ở nhà. Hằng ngày, bạn ấy nghiền ngẫm cặn kẽ kiến thức trong sách giáo khoa và những trang báo điện tử. Chưa bao giờ Hạo bị một câu hỏi khoa học xã hội nào làm khó, luôn giải đáp được thắc mắc cho mọi người xung quanh.
Chính nhờ điều ấy mà Nguyên Hạo đã ghi dấu ấn sâu sắc với tất cả mọi người ở trường. Từ thầy hiệu trưởng, cô hiệu phó, giáo viên bộ môn, bác bảo vệ, cán bộ văn phòng, chẳng ai là không biết đến Trần Nguyên Hạo như một tấm gương mẫu mực trong học tập.
Nhờ tinh thần tự học và không đầu hàng khó khăn, Trần Nguyên Hạo đã giành được thành tích “khủng” trong suốt ba năm cấp ba. Ngay từ năm lớp 10, Hạo đã xuất sắc đạt được Huy chương vàng môn Địa lý cuộc thi Olympic tỉnh Quảng Nam, Huy chương vàng môn Địa lý cuộc thi Olympic miền Nam được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.
Càng đặc biệt hơn khi Hạo chính là học trò của ba mình trong bộ môn võ. Kỹ năng và tình yêu thương mà người ba, bậc sư phụ dành cho Hạo đã nâng bước cho bạn ấy càng vững tin và đạt được giải Nhì cuộc thi Học sinh toàn năng do tỉnh Quảng Nam tổ chức.
Với nỗ lực và thành tích vượt trội, Trần Nguyên Hạo liên tục được Sở Giáo dục & Đào tạo, UBND huyện, nhà trường, các mạnh thường quân và cựu học sinh trao tặng giấy khen, phần thưởng để khích lệ. Hạo đã tặng lại số tiền nhận được cho chị của mình, để chị có thể mua được một chiếc xe gắn máy thuận tiện cho việc học xa nhà.
Đến năm lớp 12, Hạo lại một lần nữa khẳng định năng lực của mình với giải Nhất môn Địa lý cuộc thi HSG cấp tỉnh, Học sinh 3 tốt cấp trường.
👉 Đinh Danh Tùng
Không may mắn như các bạn cùng trang lứa, em Đinh Danh Tùng sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tùng mồ côi cha, hiện em đang ở cùng với mẹ và em gái trong một ngôi nhà cấp 4 tại đội 11, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên.
Tuy không được sống trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của cả cha và mẹ như bạn bè nhưng Tùng luôn rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, không bao giờ làm gì để mẹ buồn lòng. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Tùng không lấy đó làm mặc cảm mà càng tự nhắc nhở bản thân phải nỗ lực phấn đấu.
Với bản tính chăm chỉ và tinh thần vượt khó; Sự động viên, giúp đỡ kịp thời của các thầy cô giáo, nhà trường Tùng không ngừng cố gắng. Em là một người con hiếu thuận, một người anh mẫu mực, một học sinh chăm ngoan, xuất sắc.
Không chỉ chuyên cần học tập, ở trường Tùng còn tham gia tích cực các phong trào do lớp, trường phát động. Ở nhà, Tùng là một đứa con ngoan, hiếu thảo. Biết gia đình làm nông nghiệp vất vả, tranh thủ ngày nghỉ, Tùng đều phụ giúp mẹ làm các việc trong nhà từ nấu ăn, giặt giũ, quét dọn, phụ giúp mẹ những công việc ngoài đồng ruộng.
Chia sẻ với chúng tôi, Tùng không giấu được cảm xúc. Em cho biết, hồi nhỏ nhiều đêm mẹ nằm ôm hai anh em Tùng vào lòng mà khóc vì buồn thương cho cảnh ngộ của mình. Nói về động lực giúp bản thân luôn đạt được những thành tích cao trong học tập, Tùng cho biết luôn nỗ lực hết sức để mẹ bớt khổ, để sau này có thể đỡ đần, bù đắp cho những vất vả mà mẹ đã trải qua.
Hành trình đến trường của Tùng không phải chỉ có sự nỗ lực của riêng em, mà còn có sự đồng hành của người mẹ tần tảo. Trong những năm qua, người phụ nữ ấy vừa làm cha vừa làm mẹ.
Vừa là một nông dân quần quật dưới đồng ruộng, vừa vất vả ngược, xuôi buôn bán đủ thứ, chắt chiu từng đồng để 2 anh em Tùng không phải dang dở chuyện học hành. Thương mẹ, cả hai anh em chỉ biết bảo nhau cố gắng học vì chỉ như vậy mới tìm được nụ cười trên gương mặt mẹ.
Từ khi học tiểu học đến THCS, năm nào em cũng nhận được danh hiệu Học sinh giỏi xuất sắc, năm học lớp 8 em nhận được học bổng Vừ A Dính và được Hội đồng Đội tỉnh Điện Biên tăng giấy khen. Bước sang một cấp học mới THPT song em vẫn luôn cố gắng học tập và đạt được nhiều thành tích tốt.
Xem thêm 🌼 Nghị Luận Về Tinh Thần Tự Học 🌼 ngoài Những Tấm Gương Vượt Khó Trong Học Tập Ở Việt Nam