Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Người Con Gái Nam Xương ❤️️ 24+ Mẫu ✅ Chia Sẻ Những Mẫu Sơ Đồ Ngắn Gọn Và Chi Tiết Giúp Bạn Ôn Tập Tác Phẩm Hiệu Quả Nhất.
Tóm Tắt Nội Dung Chuyện Người Con Gái Nam Xương
Viết tóm tắt nội dung Chuyện người con gái Nam Xương sẽ tóm lược cốt truyện và diễn biến chính của tác phẩm, từ đó dễ dàng hơn khi tiến hành lập sơ đồ ôn tập kiến thức.
Vũ Thị Thiết – người con gái quê ở làng Nam Xương, vừa đẹp người đẹp nết, gả cho Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học. Chưa bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng, chăm sóc chu đáo và lo ma chay cho mẹ chồng như mẹ ruột. Trương Sinh về, nghe con nhỏ nói không rõ ràng, lại có tính hay ghen từ trước, chàng hiểu lầm vợ phản bội, liền không nghe giải thích mà đánh đuổi nàng đi.
Vũ Nương oan không thể giải, liền trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung. Sau khi Vũ Nương qua đời, Trương Sinh mới biết, người cha hàng đêm vẫn đến mà con nói là chiếc bóng trên tường nhưng đã quá muộn để nhận ra nỗi oan của vợ, nàng đã không còn nữa.
Phan Lang là một người cùng làng, là ân nhân của Linh Phi, một hôm, chàng được Linh Phi tiếp đón ở thủy cung, Vũ Nương đã gặp nhờ chàng gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn nhưng mãi mãi không thể quay trở về.
Gửi tặng bạn 💕 Tóm Tắt Chuyện Người Con Gái Nam Xương 💕 15 Bài Mẫu Hay
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Dữ – Mẫu 1
Tham khảo sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Dữ để tìm hiểu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của một trong những tác giả nổi tiếng của văn học thời kỳ trung đại.
Có thể bạn sẽ thích 💕 Nghị Luận Nhân Vật Vũ Nương 💕 15 Bài Văn Hay Nhất
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Chuyện Người Con Gái Nam Xương – Mẫu 2
Vẽ sơ đồ tư duy văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là phương pháp hiệu quả giúp các em học sinh hệ thống hoá và tiếp thu kiến thức hiệu quả. Tham khảo sơ đồ mẫu như sau:
Giới thiệu đến bạn 🌟 Suy Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Vũ Nương 🌟 15 Bài Văn Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Chuyện Người Con Gái Nam Xương Ngắn Gọn – Mẫu 3
Luyện tập vẽ sơ đồ tư duy bài Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Người Con Gái Nam Xương Ngắn Nhất – Mẫu 4
Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy Chuyện người con gái Nam Xương ngắn nhất để các em học sinh tham khảo và chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra trên lớp.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Có Ý Kiến Cho Rằng Nếu Nhà Văn Để Vũ Nương Trở Về Trần Gian 🔥 Tuyển Tập Hay
Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Người Con Gái Nam Xương Chi Tiết – Mẫu 5
Mẫu sơ đồ tư duy Chuyện người con gái Nam Xương chi tiết dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Cảm Nhận Về Nhân Vật Vũ Nương 🌺 15 Bài Văn Mẫu Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Người Con Gái Nam Xương Đầy Đủ – Mẫu 6
Với mẫu vẽ sơ đồ tư duy Chuyện người con gái Nam Xương đầy đủ, các em học sinh có thể củng cố lại những kiến thức trọng tâm của tác phẩm.
SCR.VN tặng bạn 💧 Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương 💧 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Chuyện Người Con Gái Nam Xương Sơ Đồ Tư Duy Đầy Đủ Nhất – Mẫu 7
Chuyện người con gái Nam Xương sơ đồ tư duy đầy đủ nhất sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu định hướng nội dung và kiến thức khi ôn tập bài học.
Chia sẻ 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Đồng Thoại 🌼 5 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Người Con Gái Nam Xương Chọn Lọc – Mẫu 8
Tham khảo dưới đây mẫu sơ đồ Chuyện người con gái Nam Xương chọn lọc với những nội dung và kiến thức quan trọng cần nắm vững.
Mời bạn tham khảo 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Tỏ Lòng Phạm Ngũ Lão 🌹 10 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Chuyện Người Con Gái Nam Xương Đơn Giản – Mẫu 9
Gợi ý vẽ sơ đồ tư duy về Chuyện người con gái Nam Xương đơn giản sẽ giúp các em học sinh ghi nhớ nội dung cơ bản của tác phẩm, cũng như luyện tập kỹ năng lập sơ đồ hệ thống kiến thức.
Khám phá thêm 💕 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Sọ Dừa 💕 7 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Tác Phẩm Chuyện Người Con Gái Nam Xương Lớp 10 – Mẫu 10
Việc lập sơ đồ cho tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương lớp 10 sẽ rất hữu ích để các em học sinh ôn tập tác phẩm trước những kỳ thi sắp tới.
Tham khảo trọn bộ 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Thánh Gióng 🌹 12 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Người Con Gái Nam Xương Phân Tích Tác Phẩm – Mẫu 11
Với mẫu sơ đồ Chuyện người con gái Nam Xương phân tích tác phẩm dưới đây, các em học sinh sẽ có được cho mình những ý chính cơ bản để triển khai bài viết.
Gợi ý cho bạn 💧 Sơ Đồ Tư Duy Bài Làng Kim Lân 💧 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Sơ Đồ Chuyện Người Con Gái Nam Xương Phân Tích Giá Trị Hiện Thực Và Nhân Đạo – Mẫu 12
Tham khảo mẫu sơ đồ Chuyện người con gái Nam Xương giá trị hiện thực và nhân đạo dưới đây để linh hoạt vận dụng khi làm bài.
Xem nhiều hơn 🌟 Sơ Đồ Tư Duy Phong Cách Hồ Chí Minh 🌟 9 Mẫu Vẽ Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Người Con Gái Nam Xương Nhân Vật Vũ Nương – Mẫu 13
Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy người con gái Nam Xương nhân vật Vũ Nương dưới đây với những nội dung cơ bản khi viết bài nghị luận về nhân vật văn học.
Tham khảo thêm 🌟 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Vũ Trọng Phụng 🌟 5 Mẫu Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Vũ Nương Phân Tích Nhân Vật – Mẫu 14
Chia sẻ dưới đây mẫu sơ đồ tư duy Vũ Nương phân tích nhân vật sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý để hoàn thành tốt bài viết.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình 🍀 6 Mẫu Ôn Tập Ngữ Văn
Bài Văn Mẫu Phân Tích Chuyện Người Con Gái Nam Xương
Đón đọc bài văn mẫu phân tích Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây giúp bạn có những góc nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.
Nguyễn Dữ là một gương mặt tiêu biểu điển hình cho nền văn học trung đại Việt Nam ở thế kỉ thứ XVI. Mặc dù, sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Dữ chỉ vẻn vẹn có tập truyện “Truyền kì mạn lục” nhưng tập truyện lại có một vị trí đặc biệt, được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ nghìn đời), “là áng văn hay của bậc đại gia”. Đây là tập truyện viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam.
“Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên thứ 16, trong tổng số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”. Thông qua bi kịch Vũ Nương, nhà văn đã thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn độc đáo, đánh dấu sự thành công về nghệ thuật dựng truyện; khắc họa miêu tả nhân vật và sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình, giữa yếu tố hiện thực và kì ảo.
Trước hết, “Chuyện người con gái Nam Xương” đã khắc họa thành công vẻ đẹp truyền thống và số phận oan nghiệt của người phụ nữ đương thời. Điều này được thể hiện qua nghệ thuật dựng truyện và xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vũ Nương là một người con gái đẹp người, đẹp nết, đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ thời kì phong kiến: “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.
Trương Sinh vì cảm mến cái dung hạnh ấy nên đã xin mẹ trăm lạng vàng để cưới về làm vợ. Sau đó, nhà văn tập trung làm nổi bật vẻ đẹp đức hạnh của nàng, bằng việc đặt Vũ Nương vào rất nhiều hoàn cảnh, tình huống và các mối quan hệ xung quanh như với chồng, với mẹ chồng và với đứa con trai tên là Đản, từ đó góp phần bộc lộ trọn vẹn tính cách, phẩm hạnh của nàng.
Đầu tiên là Vũ Nương trong mối quan hệ với người chồng – Trương Sinh. Nàng hiện lên là một người vợ nhất mực thủy chung, yêu thương chồng tha thiết. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, khi mới lấy nhau, nàng hiểu tính chồng có thói đa nghi, thường đề phòng vợ quá mức nên Vũ Nương đã cư xử khéo léo, đúng mực, nhường nhịn và giữ đúng khuôn phép, không bao giờ để xảy ra nỗi bất hòa trong gia đình. Vì thế, chúng ta có thể thấy, nàng là người phụ nữ hiểu chồng, biết mình và rất đức hạnh.
Khi người chồng chuẩn bị đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy và dặn dò Trương Sinh bằng những lời nói đầy nghĩa tình, thắm thiết. Nàng không mong vinh hiển, chỉ cần chồng mang về hai chữ “bình yên”. Ở nhà, Vũ Nương nhớ thương chồng da diết. Mỗi lần thấy “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” nàng lại cảm thấy “thổn thức tâm tình”, nhớ thương chồng nơi biên ải xa xôi.
Tiết hạnh của nàng còn được khẳng định khi nàng bị chồng nghi oan: “cách biệt ba năm, giữ trọn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót…”. Khi Trương Sinh đi lính trở về, một mực khăng khăng cho rằng nàng thất tiết, Vũ Nương đã ra sức phân trần để cho chồng hiểu, nói lên thân phận của mình, nhắc tới tình nghĩa phu thê và khẳng định một lòng nhất mực thủy chung, son sắt với chồng.
Thậm chí, nàng còn cầu xin chồng “đừng nghi oan cho thiếp”. Có nghĩa là Vũ Nương đang ra sức giữ gìn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Điều đó cho thấy nàng thực sự rất trân trọng hạnh phúc gia đình mà mình đang có và càng làm nổi bật lên niềm khát khát hướng tới hạnh phúc gia đình ấm êm của người phụ nữ Vũ Nương.
Tiếp đến, Vũ Nương trong mối quan hệ với mẹ chồng và bé Đản. Nàng hiện lên là một người con hiếu thảo, một người mẹ rất mực tâm lý, yêu thương con cái. Chồng đi lính, ở nhà, nàng một mình sinh con, nuôi dạy con, vừa đóng vai trò là một nguời mẹ, lại vừa đóng vai trò là một người cha. Nàng sợ con mình thiếu thốn tình cảm của người cha nên đêm đêm thường mượn bóng mình, chỉ vào tường mà bảo là cha Đản.
Nàng thay chồng làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người con hiền, dâu thảo: chăm sóc, thuốc thang, lễ bái thần Phật, hết lòng khuyên lơn mẹ chồng. Đến khi mẹ chồng mất, nàng tổ chức ma chay tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình vậy. Vì thế, bà mẹ chồng đã viện cả trời xanh để chứng minh cho lòng hiếu thảo của cô con dâu: “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Điều đó đã cho thấy nhân cách tuyệt vời và công lao to lớn của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng này.
Như vậy, một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết đảm đang, hiếu thảo, nhất mực thủy chung và hết lòng vun vén, trân trọng hạnh phúc gia đình như thế, đáng lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, tìm được một người chồng tâm lý, cảm thông và sẻ chia những nỗi lo toan cho vợ, nhưng thật éo le và nghịch lý thay, nàng lại phải chịu một cuộc sống gia đình bất hạnh và phải chết trong đau đớn, xót xa, đầy nước mắt.
Đó là khi Trương Sinh sau ba năm đi lính trở về, bé Đản không chịu nhận cha, nghe lời nói của con “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”, Trương Sinh nhất nhất cho rằng “vợ hư”. Mặc dù Vũ Nương đã tìm cách để giải thích lại thêm họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng nhưng mối nghi ngờ vợ của Trương Sinh ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.
Cuối cùng “cái thú vui nghi gia nghi thất” đã không còn “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”, cả nỗi đau chờ chồng đến hóa đá cũng không còn có thể được: “đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. Nàng đã trẫm mình xuống dòng nước Hoàng Giang lạnh lẽo. Đó là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, nhân phẩm trong một nỗi đau tuyệt vọng cùng cực, đau đớn.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Đó trước hết là do chi tiết cái bóng và những lời nói ngây thơ của bé Đản. Nhưng nguyên nhân sâu xa đằng sau đó là từ người chồng đa nghi, thô bạo. Ngay từ đầu truyện, nhà văn đã giới thiệu Trương Sinh là “con nhà hào phú nhưng không có học”, lại có tính đa nghi, đối với vợ thì hay phòng ngừa quá mức, thiếu cả lòng tin và tình thương với người tay ấp má kề với mình.
Đó chính là mầm mống của bi kịch để rồi trong hoàn cảnh đi lính ba năm xa nhà, xa vợ, thói ghen tuông, ích kỷ của bản thân chàng nổi lên và giết chết người vợ của mình. Đồng thời, chế độ phong kiến hà khắc, nam quyền độc đoán đã dung túng cho thói gia trưởng của người đàn ông, cho phép người đàn ông có thể đối xử tệ bạc với người phụ nữ của mình.
Và người phụ nữ không có quyền được lên tiếng, không có quyền tự bảo vệ ngay cả khi có “họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho”… Tất cả đã đẩy Vũ Nương – người phụ nữ đẹp đương thời vào con đường bi kịch, phá tan đi những hạnh phúc gia đình của người phụ nữ, dồn đẩy họ vào con đường cùng không lối thoát.
Cũng cần nói thêm, sự thành công của “Chuyện người con gái Nam Xương” còn được thể hiện ở chỗ, Nguyễn Dữ đã khéo léo dẫn dắt câu chuyện trên cơ sở cốt truyện có sẵn, ông đã sắp xếp lại, tô đậm, thêm bớt làm cho câu chuyện trở nên sinh động, mang tính kịch và tăng cường tính bi kịch.
Có thể nói, dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” đã có sự thành công vượt bậc so với bản kể dân gian “Vợ chàng Trường”. Điều này được thể hiện qua chi tiết chiếc bóng và lời nói của bé Đản. Từ đó, tạo nên sự thắt nút và mở nút của câu chuyện, làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, tình tiết lôi cuốn, chặt chẽ.
Đầu tiên là “thắt nút” câu chuyện: chỉ một câu nói ngây thơ của một đứa trẻ lên ba nói với cha mà như một cơn bão dây chuyền, đã tạo nên biết bao nhiêu là giống lốc cuộc đời, lật nhào hết tất cả mọi sự bình yên thủa trước. Để rồi, trong một chốc nóng giận, thói nghi kị trong lòng người đàn ông độc đoán, chuyên quyền đã phá tan đi hạnh phúc yên ấm mà mình đang có; đẩy cuộc đời của người phụ nữ đẹp người, đẹp nết vào cái chết thương tâm, thấm đẫm nước mắt.
Và cũng thật bất ngờ thay, câu chuyện lại được “gỡ nút” bằng một câu nói trẻ thơ non dại. Khi thấy cái bóng của Trương Sinh in trên vách, bé Đản liền nói: “Cha Đản lại đến kia kìa!” thì bao nhiêu oan khuất lại được lật nhào sáng tỏ. Vũ Nương vô tội!
Bên cạnh đó, truyện còn thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đối thoại, lời tự bạch của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa diễn biến tâm lí và tính cách nhân vật: lời nói của bà mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng trải; lời lẽ của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lý, có tình – lời của người phụ nữ hiền thục, đoan chính; lời của Bé Đản hồn nhiên, ngây thơ, thật thà.
Cuối truyện, Vũ Nương hiện về thấp thoáng trên chiếc kiệu hoa giữa dòng, võng lọng, cờ kiệu rực rỡ đầy sông, nàng nói lời đa tạ Linh Phi và tạ từ Trương Sinh rồi biến mất. Đây là những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Dữ về mặt kết cấu truyện bằng việc sử dụng yếu tố kì ảo, hoang đường, góp phần tăng thêm giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn của tác phẩm, làm nên đặc trưng của thể loại truyền kì.
Nếu như trong truyện kể dân gian, sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tỉnh ngộ, nhận ra sai lầm của mình thì cũng là lúc truyện cổ tích khép lại, điều đó đã để lại niềm xót xa đau đớn cho người đọc về thân phận bất hạnh oan khiên của người phụ nữ tiết hạnh, thì trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, ông đã sáng tạo thêm phần đuôi của truyện, góp phần làm lên những giá trị thẩm mĩ và tư tưởng mới của truyện.
Đó là làm hoàn thiện thêm nét đẹp tính cách, phẩm chất của nhân vật và chứng tỏ được Vũ Nương trong sạch. Ở thế giới bên kia, nàng được đối xử xứng đáng với phẩm giá của mình. Vì thế, Nguyễn Dữ đã đáp ứng được ước mơ của con người về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp, thể hiện nỗi khát khao hạnh phúc trong một cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho những con người lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ đương thời.
Tóm lại, “Truyền kì mạn lục” nói chung và “Chuyện người con gái Nam Xương” nói riêng của Nguyễn Dữ là một tác phẩm độc đáo, đánh dấu một bước phát triển đột khởi của nền văn xuôi tự sự chữ Hán trong nền văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm đã đạt được thành tựu nghệ thuật nổi bật trên ba phương diện: xây dựng tình tiết, kết cấu; xây dựng nhân vật; sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo.
Thông qua cuộc đời và số phận bất hạnh của Vũ Nương, tác giả đã phản ánh số phận bi thương của người phụ nữ phong kiến, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ. Đồng thời, thể hiện thái độ phê phán đối với một xã hội phi nhân đã gây ra biết bao khổ đau cho con người. Mặc dù truyện cũng cách xa chúng ta vào thế kỉ rồi nhưng tính thời sự của truyện vẫn còn vang vọng tới ngày hôm nay.
SCR.VN chia sẻ 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Kiều Nguyễn Du 🔥 14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt