Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương [28+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay]

Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương ❤️️ 28+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay ✅ Tổng Hợp Và Chia Sẻ Mẫu Tư Liệu Hay Để Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 9 Dành Cho Học Sinh.

Tóm Tắt Chuyện Người Con Gái Nam Xương Theo Nhân Vật Vũ Nương

Tham khảo nội dung tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương theo nhân vật Vũ Nương để nắm được những diễn biến xoay quanh nhân vật và lập sơ đồ tư duy một cách chính xác, đầy đủ.

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là người con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp nên Trương Sinh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép ăn ở đúng mực. Đất nước có chiến tranh, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăm sóc mẹ già. Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình.

Khi mẹ chồng chết, Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ. Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch. Khi bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cờ biết con còn có một người khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh. Vũ Nương uất ức tự tử ở bến Hoàng Giang được Linh Phi – vợ vua Nam Hải cứu sống và đưa về ở trong động rùa.

Ở nhà, đêm tối bóng Trương Sinh in trên vách thấy con gọi cha Trương Sinh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn. Ở dưới thủy cung, Vũ Nương luôn hướng về gia đình nhờ sự giúp đỡ của Linh Phi và Phan Lang (người cùng làng) Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang. Sự trở về của nàng vô cùng lộng lẫy lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.

Gửi tặng bạn 💕 Tóm Tắt Chuyện Người Con Gái Nam Xương 💕 15 Bài Mẫu Hay

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Nhân Vật Vũ Nương – Mẫu 1

Vẽ sơ đồ tư duy về nhân vật Vũ Nương sẽ giúp các em học sinh tóm tắt kiến thức cơ bản và vận dụng khi ôn tập cũng như nghiên cứu tác phẩm.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Nhân Vật Vũ Nương
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Nhân Vật Vũ Nương

Tiếp theo đón đọc 💕 Nghị Luận Nhân Vật Vũ Nương 💕 15 Bài Văn Hay Nhất

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Ngắn Gọn – Mẫu 2

Trong Chuyện người con gái Nam Xương, nhân vật trung tâm là nàng Vũ Nương với vẻ đẹp nhân cách và một số phận bất hạnh. Tham khảo gợi ý vẽ sơ đồ tư duy nhân vật Vũ Nương ngắn gọn dưới đây:

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Ngắn Gọn
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Ngắn Gọn

Giới thiệu đến bạn 🌟 Suy Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Vũ Nương 🌟 15 Bài Văn Hay

Bản Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Chi Tiết – Mẫu 3

Bản đồ tư duy nhân vật Vũ Nương chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh khi ôn tập tác phẩm.

Bản Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Chi Tiết
Bản Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Chi Tiết

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Đầy Đủ – Mẫu 4

Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy nhân vật Vũ Nương đầy đủ giúp các em học sinh củng cố lại cho mình những kiến thức trọng tâm.

Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Đầy Đủ

Đọc nhiều hơn với 🔥 Có Ý Kiến Cho Rằng Nếu Nhà Văn Để Vũ Nương Trở Về Trần Gian 🔥 Tuyển Tập Hay

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Đơn Giản – Mẫu 5

Tham khảo dưới đây mẫu sơ đồ tư duy nhân vật Vũ Nương đơn giản với những nội dung chắt lọc và cơ bản nhất giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng.

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Đơn Giản
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Đơn Giản

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Cảm Nhận Về Nhân Vật Vũ Nương 🌺 15 Bài Văn Mẫu Hay

Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Lớp 10 – Mẫu 6

Luyện tập lập sơ đồ tư duy nhân vật Vũ Nương lớp 10 sẽ giúp các em học sinh linh hoạt vận dụng khi thực hiện những bài nghị luận văn học về nhân vật.

Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Lớp 10
Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương Lớp 10

Tham khảo trọn bộ 💕 Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Người Con Gái Nam Xương 💕 14 Mẫu Ngắn Gọn Và Chi Tiết

Sơ Đồ Tư Duy Về Vũ Nương Phân Tích Nhân Vật – Mẫu 7

Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy về Vũ Nương phân tích nhân vật với những định hướng làm bài cụ thể giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

Sơ Đồ Tư Duy Về Vũ Nương Phân Tích Nhân Vật
Sơ Đồ Tư Duy Về Vũ Nương Phân Tích Nhân Vật
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Cái Chết Của Nhân Vật Vũ Nương
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Cái Chết Của Nhân Vật Vũ Nương

SCR.VN chia sẻ 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Đồng Thoại 🌼 5 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Sơ Đồ Tư Duy Cảm Nhận Về Nhân Vật Vũ Nương – Mẫu 8

Chia sẻ mẫu sơ đồ tư duy cảm nhận về nhân vật Vũ Nương sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị tốt để đạt kết quả cao với những đề văn nghị luận xoay quanh nhân vật.

Sơ Đồ Tư Duy Cảm Nhận Về Nhân Vật Vũ Nương
Sơ Đồ Tư Duy Cảm Nhận Về Nhân Vật Vũ Nương

Mời bạn khám phá thêm 💕 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Sọ Dừa 💕 7 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay

Bài Văn Mẫu Phân Tích Nhân Vật Vũ Nương Hay Nhất

Đón đọc bài văn mẫu phân tích nhân vật Vũ Nương hay nhất được chọn lọc dưới  đây để cảm nhận được sâu sắc vẻ đẹp của nhân vật cũng như giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của  tác phẩm.

Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Lời ca dao cứ da diết, ngân vang, ám ảnh. Ngược dòng thời gian trở về quá khứ, hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học thật đẹp, thật sáng trong, nhưng số phận của họ cũng thật nhiều éo le, ngang trái. Tôi thực sự bị ám ảnh bởi hình ảnh Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Có lẽ đây là một trong những hình tượng đầu tiên, phản ánh chân thực và rõ nét số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến hà khắc.

Mở đầu câu chuyện, tác giả đã giới thiệu một cách ngắn gọn về nhân vật Vũ Nương. Đó là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Mặc dù, truyện được viết theo thể loại truyền kì, nhưng với cách giới thiệu họ tên, quê quán cụ thể, tác giả tạo nên tính hiện thực sống động cho nhân vật.

Người con gái đó không chỉ đẹp về nhan sắc mà còn có những phẩm chất sáng ngời : hiền hậu, đảm đang, chung thủy, giàu đức hi sinh. Tác giả đã đưa ra nhiều chi tiết thể hiện phẩm chất đáng quý đó của Vũ Nương.

Tuy Trương Sinh – chồng của nàng – là một người đa nghi, “đối với vợ phòng ngừa quá sức” nhưng “nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”. Người phụ nữ là người giữ lửa cho mỗi gia đình, Vũ Nương đã khéo léo giữ được không khí đầm ấm, hạnh phúc cho mái nhà nhỏ của mình. Đây thực sự là điều không hề dễ dàng.

Cũng như bao người phụ nữ Việt Nam khác, Vũ Thị Thiết đã hi sinh hết mình vì chồng. Nhưng hạnh phúc mà nàng được hưởng thật ngắn ngủi, chẳng khác nào “bóng câu qua cửa sổ”. Người đọc thật xót xa, thương cảm khi nghe những lời chia li của nàng trước khi chồng ra trận: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.

Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”.

Nếu như người ra đi phải đối diện với hiểm nguy vì hòn tên mũi đạn thì người ở nhà cũng phải chịu bao khổ đau với nỗi cô đơn tột cùng, mỏi mòn và niềm mong ngóng cháy bỏng. Bởi lẽ: “Non Kì quạnh quẽ trăng treo – Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm), người ra đi mấy ai may mắn trớ về. Vũ Nương thương chồng hết mực và chính tình thương yêu đó đã biến thành sức mạnh để nàng vượt qua bao khó khăn khi chồng ra đi.

Dù nhớ chồng “nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” nhưng Vũ Nương vẫn giấu kín nỗi buồn tủi để nuôi con và chăm sóc mẹ chồng đau yếu : “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Tấm lòng hiếu thảo của nàng cũng được mẹ chồng cảm biết: “Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được.

Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Người đọc thật khâm phục, ngưỡng mộ tấm lòng của Vũ Thị Thiết đối với mẹ chồng, nàng đã coi bà như mẹ đẻ và chăm sóc, phụng dưỡng, lo “ma chay tế lễ” rất chu đáo. Nàng thực sự là một nàng dâu thảo hiền.

Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết tưởng rằng Vũ Nương sẽ được hưởng hạnh phúc suốt đời nhưng nàng lại có một số phận thật bi thảm, bất hạnh. Tấm lòng hi sinh, hiếu thảo của Vũ Nương tưởng như được đền đáp khi Trương Sinh từ chiến trận trở về. Song, cuộc đời thật trớ trêu, ngày chồng trở về không phải ngày Vũ Nương ngập tràn trong hạnh phúc sum vầy mà là ngày định mệnh, tột cùng đau khổ, bi thương với nàng.

Lời nói ngây thơ của bé Đản chẳng khác nào những nhát dao oan nghiệt: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít […] Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Người ta thường nói: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, Trương Sinh lại là người hay ghen và đa nghi do đó lời nói của con càng khiến chàng tin rằng Vũ Nương đã phụ bạc mình.

Chàng đâu biết “người đàn ông” mà cậu bé Đản nói chính là cái bóng của chính Vũ Nương. Vì thương con, nhớ chồng nên nàng thường chỉ bóng mình ở trên vách và nói đó là cha Đản. Có lẽ nàng cũng không thể ngờ chính tình yêu thương chồng con lại trở thành mối dây oan nghiệt với cuộc đời mình. Nguyễn Dữ đã thật tài tình khi xây dựng tình huống đầy éo le, kịch tính, tạo sự hồi hộp cho độc giả. Liệu Vũ Nương sẽ giải thích sao đây? Liệu tự nàng có giải oan được cho mình hay không?

Cuộc đời của Vũ Nương chẳng khác nào cánh bèo đơn chiếc trôi nổi giữa dòng đời. Nàng đã bị đẩy vào tình huống dù giải thích thế nào chồng cũng không tin, nàng chỉ còn biết than khóc với trời xanh, sông rộng: “kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ.

Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Lời thề của Vũ Nương vừa thể hiện niềm đau đớn khôn nguôi vừa khẳng định tấm lòng trinh bạch của nàng.

Tác giả đã sử dụng kết hợp các điển tích, điển cố “ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ” như lối so sánh ngầm. Tấm lòng của Vũ Thị Thiết cũng sáng trong, trinh khiết như Mị Nương, Ngu Cơ – những trang “tiết hạnh khả phong” của muôn đời. Lòng tự trọng bị xúc phạm nặng nề và để minh oan cho sự trong sáng của mình, Vũ Nương đã “gieo mình xuống sông mà chết”. Cái chết của nàng khiến người đọc hiểu thêm về số phận bi thảm của người phụ nữ xưa. Hạnh phúc với họ thật mong manh.

Tuy vậy, dù ở hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn đau đáu một niềm yêu thương chồng con tha thiết. Vũ Nương dù đã chết nhưng không nguôi nỗi nhớ mái ấm gia đình. Với tài năng bậc thầy, Nguyễn Dữ đã xây dựng nên một thế giới huyền ảo, một cây cầu nối hai bờ hư thực khi để nhân vật Phan Lang gặp lại và trò chuyện với Vũ Nương chốn thủy cung.

Những giọt nước mắt của nàng khi nghe người hàng xóm nói về chồng con “Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai ngợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?” cho chúng ta thấy, nàng vẫn một lòng yêu thương Trương Sinh tha thiết.

Vì còn lòng yêu thương nên nàng đã để cho Trương Sinh có cơ hội gặp lại mình: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về”.

Tuy nhiên sự trở về của Vũ Nương thật ngắn ngủi : “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiện”. Nàng chỉ nói một câu duy nhất : “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.

Biết bao ý tình nhà văn Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào sự trở về chốc lát của Vũ Nương. Đó là sự trở về để khẳng định lòng chung thủy, tình yêu thương, là món quà dành cho người biết hối lỗi như Trương Sinh. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, chốc lát thể hiện con người đã ra đi mãi mãi không thể trở về, cũng như hạnh phúc một khi đã để tuột mất thật khó có thể lấy lại. Trương Sinh vì ghen tuông mù quáng nên đã để mất người vợ. Bên cạnh đó, ẩn sâu trong sự trở về của Vũ Nương là nỗi ngậm ngùi, đau đớn và xót xa cho số phận người phụ nữ:

Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Hai chữ “bạc mệnh” cứ bám riết, đeo đẳng số phận người phụ nữ. Hình tượng Vũ Nương là điển hình nghệ thuật cho “phận đàn bà” tư dung tốt đẹp, chung thủy sắt son mà bất hạnh tột cùng. Câu chuyện vừa là niềm cảm thương sâu sắc với số phận người phụ nữ, vừa là tiếng nói vạch trần, tố cáo đanh thép đối với xã hội phong kiến đã chà đạp, bóp nghẹt quyền sống của con người.

Chuyện người con gái Nam Xương do đó thấm đượm giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Cho đến hôm nay câu chuyện vẫn như một hồi chuông nhắc nhở mọi người phải bênh vực, bảo vệ người phụ nữ để họ được hưởng những niềm hạnh phúc mà họ xứng đáng được hưởng. Gấp trang sách lại, lòng tôi vẫn băn khoăn tự hỏi: Liệu cuộc đời này còn biết bao người phải khổ như Vũ Nương?

SCR.VN tặng bạn 💧 Sơ Đồ Tư Duy Bài Làng Kim Lân 💧 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Viết một bình luận