Có Ý Kiến Cho Rằng Nếu Nhà Văn Để Vũ Nương Trở Về Trần Gian Sống Với Chồng Con Thì Kết Truyện Sẽ Trọn Vẹn Hơn. 26+ Mẫu Nhận Định Hay Nhất.
Có Ý Kiến Cho Rằng Nếu Nhà Văn Để Vũ Nương Trở Về Trần Gian Sống Hạnh Phúc Với Chồng Con Thì Kết Truyện Sẽ Trọn Vẹn Hơn – Mẫu 1
Có Ý Kiến Cho Rằng Nếu Nhà Văn Để Vũ Nương Trở Về Trần Gian Sống Hạnh Phúc Với Chồng Con Thì Kết Truyện Sẽ Trọn Vẹn Hơn? Cùng đón đọc những nhận định về ý kiến sau đây nhé!
Bàn về kết thúc của nhân vật, có ý kiến cho rằng đó là cái kết hợp lý, đồng thời cũng có ý kiến cho rằng tác giả nên để cho nhân vật được hưởng hạnh phúc ở nhân gian thay vì kết thúc như vậy. Theo em, cái kết thúc của tác giả dành cho nhân vật là cái kết hợp lý vì nó thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho câu chuyện, nên ta không nên thay thế cái kết này.
Đầu tiên, việc tác giả để cho Vũ Nương được xuất hiện rực rỡ và lung linh với kiệu hoa, võng lọng và được chính người chồng đa nghi minh oan đã thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Nhân vật Vũ Nương với phẩm chất tốt đẹp cuối cùng cũng được minh oan, cũng được sống hạnh phúc, được minh oan trong rực rỡ và lung linh. Chính nhờ việc sử dụng yếu tố lung linh kỳ ảo đã thể hiện được sự thương xót, an ủi của tác giả đối với người bạc mệnh.
Sau tất cả những sóng gió, cuối cùng nàng cũng được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng, những sự lung linh, rực rỡ mà Vũ Nương có lại chỉ là những rực rỡ và lung linh kỳ ảo mà thôi. Với nàng, nàng chẳng thể có được hạnh phúc khi ở nhân gian, ở cuộc sống thực. Nàng phải chịu cuộc sống chia cắt chồng con và mang nỗi oan khuất đau đớn tột cùng. Dù cho nàng được minh oan, được ngồi trong kiệu hoa võng lọng rực rỡ nhưng có lẽ đó chỉ là hạnh phúc không có thật.
Sự thật là nàng vẫn chết, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, chỉ có nỗi oan của nàng được hóa giải mà thôi. Đây chính là giá trị hiện thực của tác phẩm. Nếu như, truyện kết thúc có hậu hơn thì giá trị hiện thực sẽ không còn, số phận của nhân vật sẽ không thể hiện được chiều sâu tư tưởng. Tóm lại, theo em kết thúc như vậy với Vũ Nương là kết thúc hợp lí nhất vì nó vừa thể hiện được giá trị nhân đạo vừa thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm.
SCR.VN Giới Thiệu 💧 Cảm Nhận Về Nhân Vật Vũ Nương ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay
Giá Như Nhà Văn Để Vũ Nương Trở Về Trần Gian Sống Hạnh Phúc Cùng Chồng Con Thì Kết Thúc Của Truyện Sẽ Có Ý Nghĩa Hơn – Mẫu 2
Giá Như Nhà Văn Để Vũ Nương Trở Về Trần Gian Sống Hạnh Phúc Cùng Chồng Con Thì Kết Thúc Của Truyện Sẽ Có Ý Nghĩa Hơn? Ý kiến của bạn thể nào, cùng đón đọc những thông tin sau đây nhé!
Về ý kiến được nêu trong đề: Để Vũ Nương trở lại trần gian sông hạnh phúc bên chồng con là cách kết thúc quen thuộc trong truyện dân gian thể hiện mong ước ở hiền gặp lành, người tốt được đáp Đền xứng đáng. Điều này thể hiện tinh thần nhân đạo của dân tộc ta từ xa xưa. Cách kết thúc đó cũng có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, cách kết thúc câu chuyện của Nguyễn Dữ mang lại những ý nghĩa sâu xa hơn: Kết thúc đó phần nào vẫn thể hiện được quan niệm của người xưa: người tốt đẹp như Vũ Nương không thể chết trong tủi hờn, oan trái, nàng có một cuộc sống thanh thản, không buồn lo oan khuất nơi động rùa. Nàng cũng đã được trở về trần gian để cởi bỏ mối oan tình, khẳng định sự trong sạch, thủy chung.
Tuy nhiên, Nguyễn Dữ lựa chọn cách kết thúc khiến câu chuyện không hoàn toàn mất đi màu sắc bi kịch khi để Vũ Nương không thể trở lại cuộc sống trần gian. Ông muốn chúng ta hiểu rằng khi xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ còn tồn tại bao bất cong ngang trái, khi chiến tranh phi nghĩa vẫn còn thì Vũ Nương có trở lại hạnh phúc của nàng cũng khó bền lâu. Xã hội đó không cho những người như Vũ Nương cơ hội hạnh phúc. Kết thúc này cho thấy cái nhìn hiện thực sâu sắc của nhà văn.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Suy Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Vũ Nương ❤️️15 Bài Văn Hay
Làm Rõ Ý Kiến Nếu Nhà Văn Để Vũ Nương Trở Về Trần Gian – Mẫu 3
Đón đọc những thông tin chia sẻ về ” Làm Rõ Ý Kiến Nếu Nhà Văn Để Vũ Nương Trở Về Trần Gian ” sau đây.
Ngàn năm trôi qua, làn khói viếng miếu vợ chàng Trương vẫn muôn đời lan toả, vấn vương, như tiếc như thương cho số phận đầy bi kịch của Vũ Nương. Bằng ngòi bút đầy trân trọng trong chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã tạc vào lịch sử văn học Việt Nam hình ảnh một người phụ nữ thời phong kiến, một Vũ Nương đại diện cho vẻ đẹp hoàn mĩ. Nhưng đáng tiếc thay, cuộc đời nàng lại chất chứa những trang buồn đầy nước mắt.
Chính vì vậy mà khi đọc đến chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất; có ý kiến cho rằng: “Giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn”; có người lại nhận xét: “Cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí”.
Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi nổi bật của văn học Việt Nam thế kỉ XVI. Với tập truyện ngắn Truyền kì mạn lục, ông đã thực sự mang lại cho nền văn học dân tộc một áng văn chương xứng đáng là “thiên cổ kì bút”.
Chuyện người con gái Nam Xương là thiên thứ 16 và là thiên tiêu biểu trong tập truyện này. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương; Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến; đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật; kết hợp tự sự với trữ tình.
Ở phần kết thúc truyện nếu nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống, hạnh phúc với chồng con thì mất đi ý nghĩa nhân văn của truyện: Vì truyện chủ yếu đề cao những phẩm chất tốt tốt đẹp của Vũ Nương: sống yêu thương con, thủy chung, hiếu thảo với mẹ chồng, bao dung, vị tha. Ở dưới thủy cung cũng đau đáu nhớ về chồng con. Truyện còn phê phán chế độ nam quyền “trọng nam khinh nữ”, với những luật lệ hà khắc, dung túng cho cái ác, xã hội đầy rẫy những bất công. Nếu trở về Vũ Nương sẽ không tránh khỏi những oan trái khác.
Tham khảo văn mẫu 🌼Nghị Luận Nhân Vật Vũ Nương ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Có Ý Kiến Cho Rằng Nếu Nhà Văn Để Vũ Nương Trở Về Trần Gian Hạnh Phúc Với Chồng Con Thì Kết Truyện Sẽ Trọn Vẹn Hơn, Viết Đoạn Văn Nêu Suy Nghĩ Của Em – Mẫu 4
Có Ý Kiến Cho Rằng Nếu Nhà Văn Để Vũ Nương Trở Về Trần Gian Hạnh Phúc Với Chồng Con Thì Kết Truyện Sẽ Trọn Vẹn Hơn, Viết Đoạn Văn Nêu Suy Nghĩ Của Em về vấn đề trên.
Đây là cách kết thúc thường gặp trong các truyện cổ dân gian, thể hiện quan niệm ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác của người lao động, thể hiện niềm tin, niềm lạc quan của họ. Đó cũng là truyền thống nhân đạo của dân tộc, cũng là một trong những nội dung của văn học trung đại Việt Nam. Cách kết thúc truyện như vậy có thể chấp nhận được vì không trái với tinh thần nhân đạo của văn học. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng tới giá trị hiện thực và logic phát triển của cốt truyện.
Kết thúc truyện Chuyện người con gái Nam Xương đã thể hiện được tinh thần nhân đạo và khát vọng của con người về cuộc sống: Vũ Nương không chết, nàng được sống một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc dưới thuỷ cung; nàng hiện hồn về gặp Trương Sinh là để minh oan, để khẳng định tình cảm thuỷ chung của mình.
Kết thúc truyện còn cho thấy sự vận dụng sáng tạo truyện dân gian của nhà văn. Tác giả đã sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo và lối kể dân gian để thể hiện tư tưởng của mình. Bên cạnh giá trị nhân đạo, truyện còn có giá trị hiện thực sâu sắc. Nếu tác giả để cho Vũ Nương trở về với cuộc sống thực tại thì nàng cũng không thể có được hạnh phúc với một người chồng đa nghi, độc đoán cùng những định kiến nặng nề của xã hội đương thời.
Kết thúc truyện như vậy là hoàn toàn hợp lí vì nó vừa thể hiện được tư tưởng của tác giả, vừa đảm bảo tính logic của cốt truyện, đồng thời phản ánh một cách chân thực, khách quan số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Có Ý Kiến Cho Rằng Nếu Nhà Văn Để Vũ Nương Trở Về Trần Gian Hạnh Phúc Với Chồng Con Thì Kết Truyện Sẽ Trọn Vẹn Hơn, Nêu Suy Nghĩ Của Em Ngắn Hay – Mẫu 5
Đón đọc thêm văn mẫu chia sẻ về ý kiến “Nếu nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian hạnh phúc với chồng con thì kết truyện sẽ trọn vẹn hơn” ngắn hay dưới đây.
Ngàn năm trôi qua, hình ảnh khói viếng miếu của vợ chàng Trương vẫn hiện hữu, vấn vương như một biểu tượng đau lòng, nhắc nhở về số phận bi kịch của Vũ Nương trong câu chuyện của Nguyễn Dữ. Tác giả đã khắc họa một hình tượng hoàn mĩ của người phụ nữ thời phong kiến, là Vũ Nương, nhưng đồng thời cũng là người mang trên mình những gánh nặng đau buồn.
Khi đọc về phần cuối của Vũ Nương, có ý kiến cho rằng việc tái hợp giữa Vũ Nương và chồng có lẽ sẽ làm cho câu chuyện trở nên ý nghĩa hơn, nhưng ngược lại, có người lại cho rằng kết thúc như vậy là hoàn toàn hợp lý. Điều này thể hiện sự chia rẽ trong cách đánh giá về cách tác giả xử lý kết thúc của câu chuyện.
Nguyễn Dữ, một nhà văn nổi tiếng thế kỷ XVI, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hóa văn học Việt Nam với tập truyện ngắn “Truyền kì mạn lục”. Câu chuyện về Vũ Nương là một trong những truyện nổi bật nhất trong tập này, làm nổi bật niềm cảm thương cho số phận bi thảm của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.
Phần kết thúc của câu chuyện, nếu Vũ Nương được phép trở về sống hạnh phúc cùng chồng, có thể làm mất đi ý nghĩa nhân văn của truyện. Vì câu chuyện không chỉ là một câu chuyện tình cảm, mà còn là một bức tranh phê phán chế độ nam quyền, nhấn mạnh những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương như lòng thủy chung, hiếu thảo, lòng nhân ái và sự kiên nhẫn trước bất công.
Như vậy, nếu Vũ Nương được sống hạnh phúc, câu chuyện có thể trở thành một câu chuyện tình cảm bình thường, mất đi sự sâu sắc và những góc nhìn xã hội sắc bén mà tác giả muốn truyền đạt.
Tham khảo thêm văn 🌹 Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ 🌹 hay nhất