Sơ Đồ Tư Duy Thánh Gióng: 22+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay

Sơ Đồ Tư Duy Thánh Gióng ❤️️ 22+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay ✅ Hãy Cùng Tham Khảo Các Mẫu Sơ Đồ Sau Đây Để Giúp Việc Ôn Tập Được Hiệu Quả Hơn.

Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Thánh Gióng

SCR.VN gợi ý đến bạn đọc Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Thánh Gióng chi tiết qua các bước sau đây.

Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, có vai trò như một phương tiện giúp tăng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ. Đây được xem như một hình thức để ghi nhớ một cách chi tiết, tổng hợp, phân tích vấn đề nào đó thành một dạng của lược đồ phân nhánh.

Cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp, đơn giản:

  • Bước 1: Xác định ý tưởng hoặc chủ đề chính của sơ đồ
    • Bạn phải xác định được Central Idea (ý chính) của sơ đồ bởi nó là chủ thể đại diện cho chủ đề mà bạn sẽ triển khai và khám phá, cũng là mốc khởi đầu cho sơ đồ tư duy.
    • Thông thường chủ đề lớn sẽ được đặt ở vị trí trung tâm, sử dụng hình ảnh to và tô màu nổi bật, rõ nét.
  • Bước 2: Thêm các nhánh lớn phát triển từ chủ đề chính
    • Xác định các nhánh lớn liên quan đến chủ đề hoặc ý tưởng.
    • Vẽ đường phân nhánh xuất phát từ chủ đề ở trung tâm nối với từng ý.
    • Nên sử dụng đường dày cho những nhánh chính. Độ dày của nhánh cho thấy tầm quan trọng trong mạng lưới hệ thống phân cấp Mindmap.
  • Bước 3: Mở rộng các nhánh nội dung chi tiết để phát triển sơ đồ tư duy
    • Từ mỗi ý lớn, ta phân nhánh, mở rộng nhiều ý nhỏ để tạo sự chi tiết cho chủ đề đó.
      Các ý phát triển từ nhánh phải có nội dung chung hướng đến chủ đề chính của sơ đồ sao cho đồng nhất và logic.

Tóm Tắt Văn Bản Thánh Gióng Bằng Sơ Đồ Tư Duy – Mẫu 1

Tóm Tắt Văn Bản Thánh Gióng Bằng Sơ Đồ Tư Duy để các em có thể nắm bắt được các ý chính của bài.

Tóm Tắt Văn Bản Thánh Gióng Bằng Sơ Đồ Tư Duy
Tóm Tắt Văn Bản Thánh Gióng Bằng Sơ Đồ Tư Duy

Tham khảo văn mẫu 🍀 Tóm Tắt Truyện Thánh Gióng ❤️️15 Mẫu Văn Bản Ngắn Gọn

Tóm Tắt Sơ Đồ Tư Duy Thánh Gióng Ngắn Nhất – Mẫu 2

Tóm Tắt Sơ Đồ Tư Duy Thánh Gióng Ngắn Nhất sẽ giúp các em học sinh hệ thống hoá và tiếp thu kiến thức bài học hiệu quả hơn.

Tóm Tắt Sơ Đồ Thánh Gióng Ngắn Nhất
Tóm Tắt Sơ Đồ Thánh Gióng Ngắn Nhất

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Truyện Thánh Gióng Đầy Đủ – Mẫu 3

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Truyện Thánh Gióng Đầy Đủ, đây là một trong những chủ đề rất quen thuộc để chuẩn bị ôn tập tác phẩm.

Vẽ Sơ Đồ Truyện Thánh Gióng Đầy Đủ
Vẽ Sơ Đồ Truyện Thánh Gióng Đầy Đủ

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Thánh Gióng Ấn Tượng – Mẫu 4

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Thánh Gióng Ấn Tượng sẽ giúp các em có thể hệ thống lại tác phẩm đầy đủ ý nhất.

Vẽ Sơ Đồ Về Thánh Gióng Ấn Tượng
Vẽ Sơ Đồ Về Thánh Gióng Ấn Tượng

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Nêu Cảm Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Thánh Gióng 🍀 10 Bài Cảm Nhận Hay

Sơ Đồ Tư Duy Truyện Thánh Gióng Chi Tiết – Mẫu 5

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu sơ đồ truyện Thánh Gióng chi tiết dưới đây để chuẩn bị tốt cho kì thi của mình.

Sơ Đồ Truyện Thánh Gióng Chi Tiết
Sơ Đồ Truyện Thánh Gióng Chi Tiết

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thánh Gióng Ngắn Gọn – Mẫu 6

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thánh Gióng Ngắn Gọn là phương pháp hiệu quả để hệ thống kiến thức trong quá trình ôn tập tác phẩm.

Sơ Đồ Bài Thánh Gióng Ngắn Gọn
Sơ Đồ Bài Thánh Gióng Ngắn Gọn

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Thánh Gióng – Mẫu 7

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Thánh Gióng được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ rộng rãi đến bạn đọc dưới đây.

Vẽ Sơ Đồ Bài Thánh Gióng
Vẽ Sơ Đồ Bài Thánh Gióng

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Thánh Gióng Đơn Giản – Mẫu 8

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Thánh Gióng Đơn Giản được nhiều bạn đọc yêu thích dưới đây, cùng theo dõi nhé!

Vẽ Sơ Đồ Thánh Gióng Đơn Giản
Vẽ Sơ Đồ Thánh Gióng Đơn Giản

Sơ Đồ Tư Duy Về Thánh Gióng Chọn Lọc – Mẫu 9

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Về Thánh Gióng Chọn Lọc là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh

Sơ Đồ Về Thánh Gióng Chọn Lọc
Sơ Đồ Về Thánh Gióng Chọn Lọc

Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Thánh Gióng Đẹp – Mẫu 10

Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy đặc sắc sau đây sẽ giúp các em học sinh hệ thống lại những nội dung và kiến thức quan trọng.

Sơ Đồ Thánh Gióng Đẹp
Sơ Đồ Thánh Gióng Đẹp

Mời bạn tham khảo 🔥Sơ Đồ Tư Duy Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi ❤️️ 12 Mẫu Hay

Thiết Kế Sơ Đồ Tư Duy Về Quá Trình Đánh Giặc Của Thánh Gióng – Mẫu 11

Thiết Kế Sơ Đồ Tư Duy Về Quá Trình Đánh Giặc Của Thánh Gióng được nhiều bạn đọc quan tâm chia sẻ sau đây.

Thiết Kế Sơ Đồ Về Quá Trình Đánh Giặc Của Thánh Gióng
Thiết Kế Sơ Đồ Về Quá Trình Đánh Giặc Của Thánh Gióng

Sơ Đồ Tư Duy Thánh Gióng Lớp 6 – Mẫu 12

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu sơ đồ phân tích về nhân vật Thánh Gióng được nhiều bạn đọc yêu thích sau đây.

Sơ Đồ Về Nhân Vật Thánh Gióng
Sơ Đồ Về Nhân Vật Thánh Gióng

Gợi ý mẫu phân tích về nhân vật Thánh Gióng hay nhất sau đây

Thánh Gióng nằm trong hệ thống các truyền thuyết thời kì Hùng Vương, nói về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong truyền thuyết nổi bật lên là hình tượng người anh hùng Thánh Gióng với sức mạnh đã kiên cường, anh dũng đánh giặc ngoại xâm. Nhân vật này cũng đại diện cho tinh thần đấu tranh quật khởi của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm xâm lược.

Là một người anh hùng với sức mạnh phi thường bởi vậy sự ra đời của Thánh Gióng cũng thật khác thường. Không phải được mẹ mang thai chín tháng mười ngày mà Gióng được mẹ sinh sau một lần ướm thử vào vết chân lạ, mang thai đến mươi hai tháng sau mới hạ sinh Gióng.

Không dừng lại ở đó, Gióng sinh ra khôi ngôi, tuấn tú nhưng đã lên ba mà vẫn đặt đâu ngồi đó, không biết nói cũng chẳng biết cười. Có lẽ đây chính là dấu hiệu của một con người phi thường. Tiếng nói đầu tiên của Gióng cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc ấy là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Qua tiếng nói của Gióng các tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta.

Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo vừa mặc xong đã chật. Gia đình Gióng không còn đủ sức nuôi con, bởi vậy, bà con hàng xóm đã góp gạo cùng gia đình Gióng để nuôi lớn cậu bé. Gióng lớn lên bằng sức mạnh, bằng tình yêu thương và sự đoàn kết của dân làng. Sức mạnh của Gióng là sự tổng hợp sức mạnh của dân tộc ta. Thế giặc ngày càng mạnh, khi giặc đến gần, Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ oai phong, lẫm liệt, Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt và nhảy lên mình ngựa phi đến chỗ giặc.

Với sức mạnh phi thường của mình Gióng đã đánh dẹp hết lớp này đến lớp khác. Dù roi sắt gãy cũng không làm Gióng nản chí, Gióng nhổ ngay những bụi tre bên đường để đánh đuổi giặc. Trước sức mạnh Gióng, giặc hồn tan phách lạc, chẳng mấy chốc đã bị dẹp hết.

Người anh hùng Thánh Gióng đã làm nên chiến công thần kì, đó là đem lại tự do, hòa bình cho dân tộc. Ở đó còn sáng ngời về nhân cách, không tham lam danh vọng bổng lộc, sau khi dẹp giặc Gióng bay về trời. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.

Nhân vật được xây dựng bằng sự kết hợp giữa yếu tố thần kì và yếu tố anh hùng ca. Yếu tố thần kì được thể hiện ngay từ cách thụ thai, sự ra đời của Gióng, không chỉ vậy Gióng còn có sức mạnh kì diệu, lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ để đánh đuổi giặc xâm lược. Gióng còn là hình tượng mang đậm dấu ấn anh hùng với vẻ đẹp kì vĩ (sinh ra từ vết chân lớn, vươn mình thành tráng sĩ,…).

Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố đó đã khái quát hóa, lí tưởng hóa hình tượng Gióng để Thánh Gióng trở thành biểu tượng bất tử cho lòng yêu nước, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Thánh Gióng là một hình tượng đẹp đẽ của dân tộc ta. Qua hình tượng Thánh Gióng các tác giả dân gian đề cao truyền thống yêu nước bất khuất và sức mạnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Chia sẻ cùng bạn 🌹Sơ Đồ Tư Duy Phú Sông Bạch Đằng ❤️️ 8 Mẫu Ngắn Hay

Bài Mẫu Phân Tích Truyện Thánh Gióng Hay Nhất

Bài Mẫu Phân Tích Truyện Thánh Gióng Hay Nhất giúp các em có thể trau dồi và học hỏi được nhiều kiến thức hay.

Truyện Thánh Gióng đã ca ngợi truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Điều đó không chỉ thể hiện lòng yêu nước, sự đoàn kết của dân tộc ta.

Truyện kể về sự ra đời, cũng như công lao đánh đuổi giặc Ân cứu nước của Thánh Gióng. Câu chuyện bắt đầu bằng lời giới thiệu: “Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con”. Từ đó, tác giả dân gian bắt đầu gợi mở về sự ra đời kì lạ của Gióng.

Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Có thể thấy rằng sự ra đời không giống với bất kỳ đứa trẻ bình thường nào, trái với quy luật của tự nhiên. Điều đó như một lời báo hiệu cuộc đời phi thường của cậu bé làng Gióng.

Bấy giờ có giặc Ân xâm lược nước ta, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Cậu bé nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, Góng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Câu nói đầu tiên là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân.

Để rồi kể từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi: “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”. Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước. Có thể thấy rằng, sức mạnh của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng lớn lên trong vòng tay chăm sóc nuôi nấng của nhân dân.

Khi quân giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thánh Gióng đánh tan quân giặc, rồi trở về với cõi bất tử: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.

Ở cuối truyện, tác giả dân gian còn kể về những dấu tích còn lưu lại. Nhà vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hay hình ảnh những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy…

Điều đó muốn thể hiện niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc. Tác phẩm đã xây dựng nhiều chi tiết kì ảo, từ đó góp phần thể hiện ý nghĩa của câu chuyện.

Như vậy, Thánh Gióng chính là một trong những truyền thuyết hay, để lại nhiều bài học giá trị cho thế hệ sau.

Khám phá thêm 💕 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Đồng Thoại ❤️️ 5 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Viết một bình luận