Xem Thêm Cách Cúng 30 Tết, Cách Làm Gà Cúng 30 Tết Chuẩn. Là Một Nghi Thức Nhằm Đánh Dấu Kết Thúc Một Năm Và Chuẩn Bị Bước Sang Năm Mới.
Cúng 30 Tết Là Cúng Ai
Cúng 30 Tết Là Cúng Ai? Đáp án sẽ có ngay sau đây:
Cúng 30 Tết Là Cúng Ai. Theo quan niệm từ xa xưa, đêm 30 Tết, mỗi gia đình Việt sẽ gác lại mọi việc để sửa soạn một mâm cỗ cúng giao thừa thịnh soạn nhất để cúng ông bà, tổ tiên cầu mong một năm mới tốt đẹp hơn.
Lễ cúng này thường được gọi là cúng “tất niên” hay một số vùng miền Trung gọi là cúng “vô tết”. Lễ cúng tất niên chủ yếu nhằm mục đích mời Táo quân về lại trần gian và mời tổ tiên về sum vầy cùng con cháu. Theo tục lệ thì cúng tất niên sẽ diễn ra vào chiều 30.
Cúng 30 Tết Là Cúng Gì
Cúng 30 Tết Là Cúng Gì? Theo dõi bài viết sau để có câu trả lời chính xác
Từ xưa đến nay, theo kinh nghiệm dân gian, người Việt xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm, vị thần cũ giao lại công việc cho thần mới vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ.
Vì vậy, người dân làm lễ cúng 30 tết trong nhà để tiễn ông thần cũ và sắm lễ vật cúng ngày 30 tết để đón ông thần mới. Ngày 30 tết còn được gọi là ngày trừ tịch, nghĩa là trừ hết năm cũ để sang năm mới.
Ngoài ra, còn có nghĩa là trừ khử ma quỷ. Ông cha ta không coi ngày 30 tết như một Tết riêng mà xem nó là ngày tiên thường (ngày trước ngày giỗ/ngày cáo giỗ) hôm Nguyên Đán. Chính vì vậy, trong ngày 30 tết, người dân thường đem trầu cau đi mời ông bà tổ tiên, rồi về thắp hương ngày 30 tết.
Hơn nữa, theo quan niệm của người Việt, Tết là dịp con cháu nhớ tới tổ tiên, và họ cũng tin vào sự phù hộ của các cụ, thế nên việc cúng ngày 30 tết trong nhà và bà trí bàn thờ gia tiên là không thể thiếu.
Chia Sẻ 🌻Văn Khấn Ngày 30 Tết🌻 Giao Thừa
Cúng 30 Tết Bao Nhiêu Mâm
Cúng 30 Tết Bao Nhiêu Mâm? Câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Hãy đọc những chia sẻ sau
Mâm lễ cúng tất niên thường gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét)… Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Cúng 30 Tết Vào Mấy Giờ
Cúng 30 Tết Vào Mấy Giờ? Cúng tất niên vào giờ nào, mâm cỗ cần có những gì… là băn khoăn của nhiều người khi chuẩn bị cho buổi lễ quan trọng bậc nhất trong năm.
Tùy theo từng gia đình mà có thời điểm cúng tất niên khác nhau. Phần lớn mọi người đều chuẩn bị lễ cúng tất niên vào ngày cuối năm. Lễ cúng tất niên có thể diễn ra vào ngày 30 tháng Chạp. Những gia đình có việc bận vào ngày đó (phải trực Tết, hay trên đường về quê…) có thể cúng sớm trong những ngày trước đó.
Về giờ cúng cũng không cần quá câu nệ. Thường các gia đình sẽ cúng vào chiều 30 Tết, sau đó hạ lễ để cả nhà cùng ăn bữa tối cuối cùng trong năm. Cũng có gia đình cúng trưa hoặc tối muộn, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh riêng.
Xem Thêm 🌻Cách Cúng Tất Niên 🌻 Bài Cúng
Cúng 30 Tết Trưa Hay Chiều
Cúng 30 Tết Trưa Hay Chiều? Câu hỏi được nhiều gia chủ thắc mắc
Thông thường cúng 30 tết thường tổ chức vào chiều tối, khi mà cả gia đình tập trung đông đủ. Bên cạnh đó cũng tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình có thể tổ chức ở buổi trưa. Không phải quá áp đặt vào buổi trưa hay chiều.
Hướng Dẫn Cúng 30 Tết
Hướng Dẫn Cúng 30 Tết, 30 Tết là lúc mọi người tạm gác lại những ngược xuôi tất bật, cùng trở về nhà quây quần với nhau nhìn lại một năm đã qua, tận hưởng không khí ấm cúng cùng gia đình.
Những mâm cỗ được chuẩn bị tỉ mỉ dâng lên bàn thờ gia tiên là cách để bày tỏ sự biết ơn, lòng thành kính của con cháu đối với những người đã khuất, với ông bà tổ tiên. Đây cũng là cách gia chủ thể hiện tấm lòng thành với thần linh, cầu mong gia đình được phù hộ độ trì trong năm mới
Trong văn hóa người Việt Nam, cỗ tất niên chính là bữa cơm sum họp, đoàn tụ gia đình, người ở phương xa cũng luôn muốn được trở về dự bữa cơm này. Đây cũng là dịp linh hồn ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Vì thế, ý nghĩa của lễ cúng tất niên không đơn giản chỉ nằm ở mâm cao cỗ đầy mà còn nằm ở tấm lòng con người thành tâm với gia tiên và yêu thương, gần gũi với gia đình.
Tìm Hiểu 🌻Văn Khấn 30 Tết 🌻 Sắm Lễ
Nghi Thức Cúng 30 Tết
Nghi Thức Cúng 30 Tết như thế nào? Xem thông tin sau:
Lễ Tất niên tại gia thường được tiến hành vào chiều 30 Tết. Tuy nhiên có những gia đình vì điều kiện thời gian, công việc cũng tổ chức vào các ngày trước đó, 29, 28,27 âm lịch…
Trước khi tiến hành lễ này, các gia đình lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất v.v.
Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ hoàn tất, gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.
Mâm lễ cúng tất niên thường bao gồm đủ các vật phẩm truyền thống như mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, cùng bánh chưng (hoặc bánh tét)… Bên cạnh đó, cỗ mặn hoặc chay cũng được chuẩn bị với đầy đủ các món ăn truyền thống của ngày Tết. Những món ăn này được chế biến tinh khiết, thơm ngon và được bày biện đầy đặn, trang nghiêm trong nghi thức cúng tất niên.
Bữa cơm tất niên làm thịnh soạn hơn ngày thường. Trong bữa cơm tất niên, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều phải có mặt đông đủ, người ta nói nhiều chuyện vui vẻ đã qua, động viên nhau cố gắng, tạo nên một không khí gia đình đầm ấm trong những ngày se se lạnh.
Cúng 30 Tết Đón Ông Bà
Cúng 30 Tết Đón Ông Bà, Gia chủ có thể mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết bằng hai cách cúng được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, hai cách cúng này cụ thể như sau:
Cách thứ nhất: Con cháu chỉ cần làm mâm cỗ mặn và dâng cúng lên gia tiên vào trưa ngày 30 Tết. Khi khấn vái, gia chủ sẽ mời đích danh cũng như đúng tên tuổi của các cụ về để dự hưởng hoa hoa quả và đón Tết tại gia.
Cách thứ hai: Vào chiều ngày 30 Tết, gia chủ và những người thân trong gia đình sẽ ra mộ tổ tiên, tiến hành dọn dẹp, sửa sang đồng thời thắp hương khấn vái để mời ông bà, gia tiên về nhà đón Tết cùng con cháu.
Sau khi đã hoàn thành nghi lễ cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn tết tại gia, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau để ăn bữa cơm tất niên đầm ấm, vui vẻ.
Theo đó, trong tất cả những ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên luôn luôn có sự hiện diện của ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Vì vậy, gia chủ phải chú ý luôn giữ cho hương không bị tắt, nến phải được thắp từ chiều ngày 30 Tết. Bên cạnh đó, gia chủ nên nhớ chỉ dùng hương vòng hoặc hương sào để giữ không khí ấm cúng, vui vẻ cho gia đình trong ngày Tết.
Đọc Thêm 🌻Văn Khấn Tất Niên 30 Tết 🌻 Ngoài Trời
Cách Cúng Rước Ông Bà Ngày 30 Tết
Một số thông tin về Cách Cúng Rước Ông Bà 30 Tết
Cách Cúng Rước Ông Bà Ngày 30 Tết. Bài văn khấn cúng rước ông bà 30 Tết
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại…
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).
Chia Sẻ 🌻Bài Cúng Tất Niên Ngoài Trời 🌻 Chuẩn
Cách Cúng Rước Ông Táo 30 Tết
Cách Cúng Rước Ông Táo 30 Tết. Lễ cúng rước ông Táo về nhà mang nhiều nét đẹp truyền thống và có rất nhiều ý nghĩa. Rước ông Táo về nhà là một dịp đặc biệt để mỗi gia đình bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng vì các Táo đã cai quản gian bếp và duy trì nếp sống sinh hoạt đều đặn cho cả nhà.
Đồng thời, đây cũng là dịp để nhắc nhở các thành viên trong gia đình phải luôn hòa thuận, yêu thương nhau, và cư xử đúng mực.
Chuẩn bị mâm cúng rước ông Táo về nhà: Dưới đây là những lễ vật và mâm cỗ bạn cần chuẩn bị để rước ông Táo về nhà. Bạn lưu ý là các lễ vật và mâm cỗ có thể thay đổi sao cho phù hợp với phong tục tập quán của từng khu vực và vùng miền nhé!
- Chuẩn bị lễ vàng mã: 1 tập giấy tiền vàng mã, áo, hia, mũ (2 mũ của Táo ông và 1 mũ cho Táo bà) và một số thỏi vàng bằng giấy cho ông Táo.
- Chuẩn bị mâm cúng: 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo trắng, 1 đĩa thịt lợn luộc hoặc 1 con gà luộc, 1 đĩa chanh, 1 đĩa đồ xào (rau xào, thịt xào…), 1 bát chè ngọt, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau và lá trầu, 1 lọ hoa cúc, 1 cành hoa đào (hoặc một cành hoa mai). Nếu bạn là một người bận rộn thì có thể tham khảo thêm những mẫu mâm cỗ cúng ông Táo đơn giản để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nghi lễ.
Tham Khảo 🌻Bài Cúng Tất Niên 🌻 Cuối Năm
Cách Cúng Đất Đai Ngày 30 Tết
Cách Cúng Đất Đai 30 Tết là một trong những chủ đề được gia chủ rất quan tâm
Cách Cúng Đất Đai Ngày 30 Tết là cúng Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Đứng ở ngoài nhìn vào: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về. Việc cúng Thổ Công cũng là một vấn đề khá lý thú với người Việt Nam ta.
Sắm lễ cúng đất đai ngày 30 Tết: Sau đây trình bày nghi thức đối với gia đình có một ban thờ gồm 3 lư hương thờ : Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần, Hội đồng gia tiên và Bà Cô Tổ dòng họ.
- Hương thơm
- Hoa tươi ( hoa hồng đỏ) 10 bông chia ra hai lọ hai bên
- Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp
- Trái cây 2 đĩa bày ở hai bên
- Xôi trắng 2 đĩa to cũng bày hai bên
- Gà luộc nguyên con bày vào 1 đĩa (Gà giò hoặc là trống thiến) hoặc là một cái chân giò lợn (chân trước) luộc, chân trái hay phải đều được.
- Rượu trắng 0,5 lít + Chén đựng rượu 3 cái
- 10 lon bia + 6 lon nước ngọt bày ở hai bên ban thờ
- 1 bao thuốc lá + 1 gói chè ( 1 lạng/gói)
- Một số bánh kẹo bày vào một đĩa to.
- Ở một số gia đình thường có đèn thờ thì không cần phải dùng nến cốc, nếu không có đèn thờ thì phải dùng đôi nến khi thắp hương làm lễ.
Chuẩn bị phần vàng mã cúng đất đai
- 6 con ngựa, trong đó : 5 con ngựa 5 màu ( đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia ( loại nhỏ) kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng.
- 1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn và cờ, roi, kiếm.
- 1 cây vàng hoa đỏ ( 1000 vàng )
- 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền ( dâng gia tiên)
Tìm Hiểu 🌻Vàng Mã Cúng Giao Thừa🌻 Tất Niên
Cách Cúng Chiều 30 Tết
Cách Cúng Chiều 30 Tết, chuẩn bị mâm cỗ cúng chiều 30 tết của người miền Bắc
Dịp Tết ở miền Bắc thường rất lạnh vì thế mâm cỗ cúng chiều 30 miền bắc bao gồm các món ăn rất đặc trưng như: Thịt nấu đông, giò chả hoặc giò lụa, giò thủ, canh bóng thả, canh móng giò hầm măng, nem rán, gà luộc. Ngoài ra còn có thêm bánh chưng là món bắt buộc và số món khác tuỳ ý.
Chia Sẻ 🌻Mâm Cúng 30 Tết 🌻 Mâm Cơm Cúng Tất Niên Chuẩn
Cách Cúng Giao Thừa 30 Tết
Cách Cúng Giao Thừa 30 Tết, Người xưa cúng Giao thừa có 2 lễ: Lễ cúng Giao thừa và lễ cúng Gia tiên sau Giao thừa. Cúng Giao thừa là cúng Trời, ở quê thường làm ở ngoài trời, cúng Gia tiên thì làm trên bàn thờ trong nhà. Nay có thể cúng cả trên bàn thờ trong nhà đều được. Có thể gộp 2 lễ thành 1 cho đơn giản cũng được, nhưng cúng riêng được thì hay hơn.
Mâm đồ lễ 1 (mâm lễ truyền thống)
- 1 món nếp: bánh chưng / xôi gấc / chè kho
- 1 món giò: giò lụa / giò xào
- 1 món rau
- 1 món nguội: gà luộc / thịt chân giò luộc / bê tái chanh / bắp bò
- 1 món chiên rán: nem / thịt quay
- 1 món ninh hầm: chân giò nấu măng / canh bong bóng / canh mọc mộc nhĩ /
- 1 món nước hoặc xào: miến nước / miến xào / bún sườn / bún măng
Chuẩn bị theo phương châm tối giản, hiện đại, nhanh gọn theo quy trình trước cúng sau xin lộc, muốn ăn gì thì cúng nấy. Mâm lễ này nấu gì cũng được, mua sẵn cũng xong, miễn gia chủ thành tâm là được. Nhưng nên có đủ 5 màu tượng trưng cho
- Trắng (kim)
- Xanh (mộc)
- Đen (thuỷ)
- Đỏ (hoả)
- Nâu (thổ)
Có thể thử gợi ý:
- Thịt gà luộc xé phay- trắng (kim)
- Rau luộc – xanh (mộc)
- Chè đỗ đen – đen (thuỷ)
- Thịt bò tái chanh – đỏ (hoả)
- Thịt rán – nâu (thổ)
Tham Khảo 🌻Mâm Cúng Tất Niên Đơn Giản🌻 Trong Nhà
Cách Cúng 30 Tết Trong Nhà
Cách Cúng 30 Tết Trong Nhà, Để tiễn năm cũ, chuẩn bị đón chào năm mới, các gia đình ở Việt Nam thường chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên.
Lễ cúng Tất niên được tiến hành vào chiều 30 Tết. Nhưng có những gia đình vì điều kiện thời gian, công việc đã tổ chức vào các ngày trước đó (28, 29 âm lịch…).
Theo quan niệm của người Việt, lễ cúng Tất niên thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên, những người đã khuất và cũng là dịp để con cháu quây quần, đoàn tụ sau những ngày làm ăn xa nhà.
Đọc Thêm 🌻Mâm Cúng Tất Niên🌻Cuối Năm
Cách Cúng 30 Tết Ngoài Trời
Hướng dẫn Cách Cúng 30 Tết Ngoài Trời đúng cách.
Lễ Cúng 30 Tết
Lễ Cúng 30 Tết, Trong đêm giao thừa, nhiều gia đình thường sẽ chuẩn bị mâm cúng cho cả ở trong nhà và ngoài trời.
- Mâm cúng ngoài trời
Mỗi vùng miền sẽ có những nét đặc trưng riêng trong cách bày mâm cúng đêm giao thừa. Nhưng nhìn chung, mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời có bình hương, hoa, đèn dầu hoặc nến. Lễ vật gồm: mứt kẹo, hoa, quả, rượu, vàng mã (bao gồm 1 bộ mũ áo giày quan và tiền vàng).
- Mâm cúng trong nhà
Có thể cúng chay mặn tùy thích. Cỗ mặn thường sẽ có bánh chưng, giò – chả, xôi gấc, thịt gà,… Còn cỗ ngọt và chay sẽ có hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết, rượu/bia và các loại đồ uống khác.
Xem Thêm 🌻Cách Bày Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời🌻 Chuẩn
Cách Làm Gà Cúng 30 Tết
Gà cúng không thể thiếu trong mâm cúng giao thừa, nhằm bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Để gà có màu vàng vươm và dáng đứng đẹp mắt thì bạn có thể tham khảo những cách tạo dáng gà cúng sau:
- Cách buộc dáng gà quỳ: Gà cúng khi thực hiện cách buộc này sẽ nhìn thấy rõ được đầy đủ các bộ phận như đầu, cánh, chân. Ngoài ra khi đặt gà trên mâm sẽ trông to và bắt mắt hơn.
- Cách buộc dáng gà bay – bay cao: Đây là cách buộc khá dễ nên thường bắt gặp trong các đám giỗ. Với cách này dù bạn không có kinh nghiệm buộc cũng có thể làm được.
- Cách buộc dáng gà cánh tiên: Đây là cách buộc đẹp mắt, ngoài ra nó còn mang cái tên ý nghĩa và đẹp.
Cách Luộc Gà Cúng 30 Tết
Cách Luộc Gà Cúng 30 Tết, những chia sẻ hữu ích sau sẽ giúp ích cho bạn
Trước tiên, cần làm sạch gà để nước không bị đục khi luộc. Đặt gà nằm nghiêng trong nồi nước lạnh, lưu ý để đầu ngửa ra phía lưng, chân gập sau bụng, cánh co tự nhiên. Bạn có thể dùng dây buộc để cố định dáng gà.
Bắt đầu đun lửa nhỏ luộc gà trong khoảng 7-8 phút
Tiếp theo, nướng 1 củ gừng, hành rồi đập dập bỏ vào nước luộc gà, nấu tiếp trong 10 phút. Sau đó tắt bếp, đậy nắp để gà trong nồi thêm 5 phút nữa cho chín hẳn. Bạn có thể đâm đũa vào thịt để kiểm tra. Nếu đũa xuyên dễ dàng, nước gà không ứa ra đỏ là đã chín.
Giúp món gà luộc thêm đẹp, bạn gắn lên mỏ gà cành hoa hồng hoặc hoa hành tự tỉa
Tìm Hiểu 🌻Văn Khấn Trong Nhà 🌻 Đêm Giao Thừa
Cách Bày Mâm Cúng 30 Tết
Lễ cúng Tất niên là một nghi thức quan trọng trong dịp cuối năm của người Việt nhưng lễ vật và mâm cơm cúng Tất niên không cần phải quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh… đã phù hộ cho gia chủ trong một năm qua. Tham khảo Cách Bày Mâm Cúng 30 Tết sau
Thông thường, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng trời, đất ở khoảng sân trước nhà. Mỗi mâm cỗ cũng được chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, hay còn gọi là “tùy tiền mãi lễ”. Không nên quá lãng phí mà nên “lễ bạc lòng thành” thì thần linh sẽ chứng giám.
Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ của mỗi gia đình là khác nhau nhưng phải luôn thật trang nghiêm, ấm cúng. Lễ vật cúng Tất niên cơ bản vẫn phải có đầy đủ hương và đèn bởi: Hương là tượng trưng cho tinh tú, là sự kết nối giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho Mặt Trăng, Mặt Trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên bàn thờ).
Sau đó thì tùy theo văn hóa tín ngưỡng của mỗi gia đình và mỗi vùng miền mà có thêm những vật phụ khác như: Mâm ngũ quả, hoa tươi, giấy tiền, vàng mã, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).
Gia chủ cần phải chú ý về cách bố trí bàn cúng Tất niên. Thông thường, mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền sẽ được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ hoặc trên một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính.
Xem Thêm 🌻Bài Cúng Giao Thừa Ngoài Sân 🌻 Văn Khấn
Cách Vái Cúng Ngày 30 Tết
Cách Vái Cúng Ngày 30 Tết để dâng lên thần linh tổ tiên
Nam Mô A Di Đà Phật
Con lạy chính phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Phật trời
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
Con Kính lạy ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
Con kính lạy Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương
Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức tôn Thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Con kính lạy các vị Thần Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch Tài Thần cùng các Tôn Thần cai quản khu vực này
Con kính lạy các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại trong đất nhà này
Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân.
Con là……
Ngụ tại:……
Con thành tâm sửa biện hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng mã và các thứ cúng dâng bày lên trước án. Con thành tâm Kính mời (Lặp lại các vị thần)….về thụ hưởng hương hoa lễ vật, chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho…..được bình an, sở cầu tất ứng, sở nguyện thành tâm.
Con thành tâm kính mời các vị tiền chủ hậu chủ ngụ tại trong đất nhà này về thụ hưởng hương hoa lễ vật…
Kính mong các vị Tôn Thần cùng các vị Tiền chủ, Hậu chủ phù hộ độ trì cho gia đình năm mới bình an, công việc luôn hanh thông thuận lợi, mọi tật ách tai qua nạn khỏi
Lễ bạc tâm thành cúi xin chứng giám, khẩn cáo.
Nam Mô A Di Đà Phật
Tham Khảo 🌻Văn Khấn Giao Thừa Ngoài Trời 🌻 Lễ Vật
Văn Khấn Cúng 30 Tết
Bài Văn Cúng 30 Tết hoàn chỉnh được các gia đình chuẩn bị trước khi bắt đầu nghi thức cúng.
Chia sẻ về bài Văn Khấn Cúng 30 Tết được nhiều gia chủ quan tâm đến
Nam mô Trời Thượng quyền vũ trụ (1 vái).
- Nam mô Ngọc Hoàng Thượng Đế (1 vái).
- Con xin kính lạy Trời, Ngọc Hoàng Thượng Đế và các Thiên quan Nhà Trời (1 vái).
Con tên là…., là chủ gia đình ở tại…., xin kính cáo Trời và Ngọc Hoàng Thượng Đế: Bây giờ đã là giờ Giao thừa bước sang năm mới (Tân Sửu), gia đình chúng con xin có chút lễ mọn đặt trên hương án để kính dâng Trời Thượng quyền, các Ngọc Hoàng Thượng Đế, cùng các Thiên quan Trời và Nhà Trời.
Kính mong Trời. Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng các Thiên quan vui lòng thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho gia đình chúng con. Xin Trời, Ngọc Hoàng Thượng Đế và các Thiên quan chỉ giáo cho chúng con đường đi nước bước để cho mọi thành viên trong gia đình chúng con năm nay được mọi sự may mắn: khỏe mạnh, có bệnh thì chữa được bệnh, làm ăn tấn tới, hạnh phúc gia đình được đảm bảo.
Chúng con nguyện một lòng tin tưởng vào Trời Thượng quyền và Ngọc Hoàng Thượng Đế, đặng phấn đấu hết mình đóng vào việc xây dựng một xã hội văn minh tiến bộ ở Việt Nam.
Con xin đội ơn.
Xin kính lạy (3 vái).
Chia Sẻ 🌻Văn Khấn Giao Thừa Trong Nhà 🌻 Lễ Vật