Các Món Cúng Rằm Tháng 7 [Cách Cúng, Bày Mâm Cúng Đúng]

Các Món Cúng Rằm Tháng 7 ❤️️ Cách Cúng, Bày Mâm Cúng ✅ Hướng Dẫn Cách Làm Mâm Cúng Mặn, Mâm Cúng Chay Đầy Đủ Và Tươm Tất Dịp Lễ Lớn Trong Năm

Rằm Tháng 7 Là Ngày Gì

Rằm Tháng 7 Là Ngày Gì? Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, rằm tháng 7 được xem là ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của người Á Đông.

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm là ngày xá tội vong nhân, dân gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Nhưng đây cũng còn là ngày báo hiếu mà giới tăng ni phật tử gọi là ngày lễ Vu lan.

Đây được xem là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế, để các vong hồn có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.

Rằm tháng 7 còn là ngày Vu Lan là dịp để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ và tìm về với cội nguồn yêu thương. Ngoài ra, đây cũng là ngày Tết Trung nguyên ở Trung Quốc.

Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan. Lễ hội Vu Lan không chỉ nhắc nhở con cháu đối với việc báo hiếu ông bà, cha mẹ mà còn hướng về cội nguồn để tỏ lòng thành biết ơn và báo ơn. Đó cũng là ngày Xá tội vong nhân, nhà nhà thành kính cầu xin xá tội vong nhân cho mọi linh hồn ông bà cha mẹ tổ tiên, cho những linh hồn cô đơn không nơi nương tựa được hưởng an vui nơi chín suối, và cầu bình an hạnh phúc cho mọi người…

Xem thêm 🌿 Cách Cúng Rằm Hàng Tháng 🌿 [Bài Cúng, Văn Khấn, Mâm Cúng Đầy Đủ]

Ý Nghĩa Cúng Rằm Tháng 7

Ý Nghĩa Cúng Rằm Tháng 7 là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng dân gian, thể hiện tấm lòng của người còn sống với người đã khuất, cũng đồng thời là dịp thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà cha mẹ, không chỉ với người quá cố mà còn cả với người đang sống.

Lễ Vu Lan Rằm tháng Bảy xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Bên cạnh đó, theo Đạo giáo, phong tục cúng cô hồn bắt nguồn từ truyền thuyết Trung Hoa. Quan niệm dân gian cho rằng bắt đầu từ mùng 2/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan để cho ma quỷ, cô hồn được phép trở lại dương gian và đến rằm thì phải quay về vì cửa địa ngục sẽ đóng lại.

Việc cúng cô hồn vào tháng 7 âm, không những tránh bị quấy phá, mà còn là hành động làm phúc, giúp những cô hồn lang thang có một ngày được no nê. Đây cũng là ý nghĩa tính nhân văn sâu sắc trong văn hóa Việt. Con người dù đã gây ra tội lỗi gì thì trong quá trình chịu sự quả báo, cũng có ít nhất được một ngày xá tội.

Trong văn hóa Trung Hoa, ngày rằm tháng bảy âm lịch thuộc Tiết Trung Nguyên và được gọi là Ngày Ma (hồn người chết) và tháng thứ bảy nói chung được coi là Tháng Ma (鬼月, Quỷ nguyệt), trong đó những con ma và linh hồn, bao gồm cả của tổ tiên đã qua đời, đến từ các cõi âm. Cùng với lễ Thanh Minh (vào mùa xuân) và Trùng cửu (vào mùa thu), con cháu còn sống tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên đã qua đời của họ, trong Lễ hội hồn ma, người chết được cho là về thăm những người sống.

Xem Thêm ⏩Cách Cúng Rằm Tháng Giêng💦 Chuẩn Nhất

Rằm Tháng 7 Cúng Gì

Rằm Tháng 7 Cúng Gì? Qua hàng nghìn năm, lễ cúng ngày Rằm tháng Bảy luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.

Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều.

Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm.

Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu , cốc gạo trộn lẫn với muối … và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.

Không chỉ có Các Món Cúng Rằm Tháng 7, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Lễ Vật Cúng Sao Giải Hạn 🍀

Cách Bày Mâm Cúng Rằm Tháng 7

Cách Bày Mâm Cúng Rằm Tháng 7 về cơ bản, bạn hãy nhớ một quy tắc rằng “có gì cúng nấy”, không cần quá phô trương hay cầu kỳ. Điều quan trọng đó là bạn thành tâm và mong muốn thể hiện sự cảm tạ chân thành của mình tới trời Phật, thần linh và tổ tiên là được.

Lễ cúng Phật

Đối với những gia đình theo đạo Phật, rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi thì nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả.

Lễ cúng thần linh, gia tiên:

Cúng Thần linh thường là gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Ngoài ra phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi. Cúng gia tiên là một mâm cơm, có thể là món mặn hoặc chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.

Bên cạnh đó có thể chuẩn bị thêm tiền vàng và những vật dụng dành cho người cõi Âm được làm bằng giấy như quần áo, giày dép, xe cộ… với mục đích để cho những người đã khuất cũng có được một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi như dương trần.

Mâm cúng Rằm tháng 7 tại nhà có thể làm đầy đủ các món mặn như xôi, gà luộc, cơm, canh, cá kho… vàng mã và theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.

Lễ cúng cô hồn rằm tháng 7:

Lễ cúng chúng sinh: Gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Lễ cúng cô hồn không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si. Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ.

Khi lễ cúng xá tội vong nhân xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.

Ngoài Các Món Cúng Rằm Tháng 7, giới thiệu với bạn 🌨 Bài Cúng Rằm Hàng Tháng 🌨 Văn Khấn, Cách Cúng, Lễ Vật

Các Món Cỗ Cúng Rằm Tháng 7

Rằm tháng 7 là một trong hai ngày Rằm lớn trong năm của người Việt với ý nghĩa xá tội vong nhân và báo hiếu công ơn sinh thành. Xem ngay Các Món Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 sao cho đầy đủ dưới đây.

Mâm cỗ chay thờ Phật:

Với những gia đình theo đạo Phật, vào ngày rằm tháng 7 thì mâm cỗ chay thờ Phật không thể thiếu. Bạn có thể làm những món chay phong phú đa dạng theo gợi ý như sau:

  • Xôi trắng ruốc nấm hương/ Xôi gấc/ Xôi đỗ xanh/ Xôi vò hạt sen
  • Giò, chả chay
  • Nem chay/ Nem hoa quả/ Nem rau nấm
  • Nộm rau củ/ Gỏi hoa chuối ngó sen
  • Canh nấm/ canh rau củ/ canh bóng nấu chay
  • Cải thìa sốt nấm hương/ Đậu hũ non sốt nấm

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng 7 thần linh và gia tiên:

Cúng thần linh hay tổ tiên bạn chuẩn bị cỗ mặn để nhớ đến những người đã khuất. Bên cạnh đó, bạn chuẩn bị kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, đến những vật hiện đại như xe cộ, điện thoại… để cho người Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần.

  • Gà ta luộc (Chọn gà trống từ 1,3-1,5kg)
  • Xôi vò/ Xôi đỗ xanh/ Xôi dừa/ Xôi gấc
  • Nem rán
  • Canh rau củ thập cẩm/ Canh nấm mọc/ Canh sườn bí đao
  • Giò lụa
  • Nộm gà xé phay/ Nộm đu đủ bò khô/ Nộm hoa chuối

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 chúng sinh:

Sắm sửa lễ vật mâm cỗ cúng chúng sinh thường là đồ chay bao gồm:

  • Muối gạo (để rắc bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
  • Cháo trắng nấu loãng (12 bát nhỏ)
  • Hoa quả (chuẩn bị 5 loại quả)
  • Quần áo chúng sinh nhiều màu sắc khác nhau
  • Các loại bỏng ngô, bánh kẹo
  • Tiền vàng
  • Nước
  • 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ

Tiếp sau Các Món Cúng Rằm Tháng 7, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng 🌹

Gợi Ý Các Món Cúng Rằm Tháng 7

Rằm tháng 7 là một dịp lễ rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Đây cũng là dịp người Việt thường làm Các Món Cúng Ngày Rằm Tháng 7 để tưởng nhớ đến người đã khuất. Dưới đây là Gợi Ý Các Món Cúng Rằm Tháng 7 để bạn đọc cùng tham khảo.

Thực đơn mâm cúng Rằm tháng Bảy thịnh soạn:

  • Xôi chim
  • Nộm xoài xanh tôm thịt
  • Gà hấp
  • Tôm hấp
  • Chả mực rán
  • Nem rán

Thực đơn mâm cúng Rằm tháng Bảy đơn giản:

  • Gà luộc
  • Xôi gấc
  • Chả giò tôm bắp
  • Giò lụa
  • Miến măng gà
  • Canh khoai môn hầm xương

Thực đơn mâm cúng Rằm tháng Bảy dễ làm:

  • Gà luộc
  • Xôi vò hạt sen
  • Thịt ba chỉ xào nấm
  • Canh bí ngòi nấu nấm
  • Chả giò rế
  • Giò lụa
  • Miến gà
  • Canh sườn bí đao

Chia sẻ 🌼 Mâm Cúng Rằm Tháng 7 🌼 Lễ Vật, Đồ Cúng, Cách Bày Cúng

Các Món Chay Ngon Cúng Rằm Tháng 7

Mỗi địa phương, mỗi gia đình lại có cách chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 khác nhau và cũng tùy vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán mà cúng chay hay cúng mặn, làm nhiều món hay vừa phải. Những Món Chay Cúng Rằm Tháng 7 cũng là một lựa chọn ngày càng phổ biến. Dưới đây là gợi ý Các Món Chay Ngon Cúng Rằm Tháng 7 dành cho bạn.

Những món chay nên có trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm:

Thực đơn mâm cúng chay đơn giản:

  • Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò
  • Gà chay
  • Nem chay rán
  • Giò lụa chay
  • Đậu đũa luộc
  • Canh nấm/ Canh rau củ chay
  • Gỏi/ Nộm chay

Thực đơn mâm cúng chay đầy đủ:

  • Đậu non sốt nấm
  • Phù trúc kho tương
  • Canh chay chua
  • Thiên lý xào ngô bao tử
  • Đậu đỏ hầm
  • Bánh bao khoai môn
  • Bánh dừa
  • Bánh nếp

Mời bạn khám phá thêm 💕 Mâm Lễ Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7 💕 Cách Cúng, Văn Khấn

Cách Làm Các Món Chay Cúng Rằm Tháng 7

Đối với chị em chưa có kinh nghiệm có thể tham khảo một số Cách Làm Các Món Chay Cúng Rằm Tháng 7 dưới đây để thực hiện mâm cỗ cúng rằm tháng 7 ở nhà nhé.

Xôi gấc đỗ xanh:

  • Nguyên liệu: 400 g gạo nếp; gấc 300 g; 100g đậu xanh; muối, đường, dầu ăn.
  • Thực hiện: Gạo nếp ngâm nước lạnh khoảng 7 giờ, sau đó vo sạch để ráo. Đậu xanh nên chọn loại xanh lòng và cho tiện bạn nên dùng đậu xanh không vỏ. Đậu xanh ngâm nước lạnh khoảng 3 giờ cho nở mềm, sau đó đãi sạch để ráo nước, cho vào chõ đồ mềm rồi nghiên nhỏ.
    Gấc giã đông sau đó bóp tan thịt đỏ gấc cho đều. Trộn đều thịt gấc và gạo cùng chút muối xóc thật kỹ. Sau đó cho vào chõ đồ cho chín. Xôi chín cho thêm ít đường, thìa dầu ăn vào đảo đều. Xới xôi vào khuôn, ém thật chặt tay, trên cùng của khuôn rắc ít vừng rang chín, rồi đến lớp xôi và lớp đỗ gỡ nhẹ khuôn và để vào đĩa.

Rau củ luộc:

  • Nguyên liệu: Cà rốt, bí xanh, quả đỗ
  • Thực hiện: đặt nước lên bếp đun sôi cho thêm một chút muối, sau đó cho cà rốt, quả đỗ vào luộc sôi, cho bí xanh vào luộc sau cùng để tránh bị nát, đợi 2 phút rồi xếp ra đĩa.

Canh nấm chay:

  • Nguyên liệu:
    Nấm rơm: 100gr rửa sạch, cắt bỏ chân nấm
    Nấm đông cô tươi: 100gr
    Đậu Hà Lan: 100gr tước xơ, cắt vừa ăn
    Đậu phụ: 2 thanh thái miếng vừa ăn
    Cà rốt: ½ củ nạo vỏ tỉa hoa
    Hành, rau mùi nhặt sạch, thái khúc dài
    Dầu đậu nành
    Gia vị: bột canh, bột nêm
  • Thực hiện:
    Bước 1: Phi thơm hành, cho cà rốt vào xào, nêm 1 chút bột canh, bột nêm, đảo đều cho cà rốt ngấm gia vị khoảng 5 phút.
    Bước 2: Cho nước vừa ăn vào đun sôi rồi cho đậu phụ vào, nấu 5 phút rồi lại cho đậu Hà Lan vào. Tiếp tục đợi nước sôi rồi cho nấm nấu sôi. Cuối cùng là cho hành lá, rau mùi vào đảo, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Đậu phụ chiên sả:

  • Nguyên liệu:
    Đậu phụ trắng: 3 bìa
    Sả: 3 củ
    Tỏi, hành: 1 củ
    Hành hoa: 2 nhánh
    Dầu ăn, xì dầu, bột canh, mì chính, đường.
  • Thực hiện:
    Đậu phụ trắng cắt miếng vừa ăn rồi cho vào rán chín vàng hai mặt.
    Sả bóc vỏ băm nhỏ, tỏi, hành củ đập dập băm nhỏ, hành hoa thái nhỏ.
    Phi thơm hành tỏi với chút dầu ăn. Cho sả băm vào đảo nhanh tay.
    Cho thêm 3 thìa xì dầu cùng ½ bát nước lọc, ½ thìa đường, ½ thìa bột canh, mì chính đun nhỏ lửa để tạo độ sền sệt.
    Cho đậu vào rim.
    Dùng kéo khứa nhẹ hình chữ thập và cho sả tỏi hành hoa vào giữa miếng đậu rồi gắp ra đĩa.
    Phần nước còn lại rưới lên trên.

Cùng với Các Món Cúng Rằm Tháng 7, tặng bạn 💔 Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm 💔 Lễ Cúng, Thực Đơn Mâm Cơm

Các Món Chè Cúng Rằm Tháng 7

Thông thường ngày rằm tháng 7 các gia đình Việt thường nấu món xôi chè để mâm cỗ cúng rằm thêm phần đầy đủ màu sắc và hương vị. Chúng tôi xin được giới thiệu Các Món Chè Cúng Rằm Tháng 7 đơn giản, dễ làm, tiện lợi dưới đây.

Chè khoai lang

  • Nguyên liệu:
    Khoai lang tím 300g
    Nước cốt dừa 100g
    Bột béo 20g
    Đường 100g
  • Thực hiện:
    Khoai lang tím gọt vỏ, cắt vuông quân cờ. Đem một nửa số khoai lang luộc chín, nghiền mịn. Nửa còn lại luộc chín tới rồi cho vào hỗn hợp khoai đã nghiền. Cho đường vào cùng với khoai, bắc lên bếp đun sôi. Bột béo hòa nước, đổ từ từ vào chè khuấy đều cho đến khi chè quánh lại. Cho tiếp nước cốt dừa vào, khuấy đều rồi bắc xuống. Múc chè ra bát, trang trí bát chè bằng cách rưới nước cốt dừa lên trên rồi vẽ hình hoa.

Chè sữa đu đủ:

  • Nguyên liệu:
    Đu đủ nửa quả. Không nên chọn đu đủ chín quá sẽ bị nát
    Đường
    Sữa tươi 3 cốc
  • Thực hiện:
    Đu đủ thái miếng to. Cho sữa vào nồi, đặt lên bếp đun nóng, cho đường vào ngoáy đến khi tan, lượng đường tùy độ ngọt bạn muốn. Nếu sữa tươi đã ngọt thì có thể không cho thêm hoặc giảm bớt đường.Đun sữa sôi, cho đu đủ vào đun sôi trong 1 phút nữa rồi tắt bếp.

Tham Khảo ⏩Cách Cúng Rằm Tháng 7 💦 Chúng Sinh

Bài Cúng Rằm Tháng 7

Theo tập quán tín ngưỡng, vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch người Việt lại sửa soạn cúng lễ thần linh, gia tiên, cúng chúng sinh để thể hiện hiếu đạo, tưởng nhớ người đã khuất và thể hiện lòng từ bi với những số phận kém may mắn. Dưới đây xin giới thiệu một số Bài Cúng Rằm Tháng 7 phổ biến để bạn đọc tham khảo:

Văn khấn thần linh Rằm tháng Bảy:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy năm…….

Tín chủ chúng con là…..
Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn khấn gia tiên Rằm tháng Bảy:

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh

Tín chủ (chúng) con là:………………………..
Ngụ tại:…………………………………………………

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm ……….., chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ…………., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khỏe bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn chúng sinh Rằm tháng Bảy:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày Rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng – che làn heo may
Cô hồn năm bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức

Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:…………………………
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..

Bên cạnh Các Món Cúng Rằm Tháng 7, mời bạn đọc xem nhiều hơn những nội dung hay có trong 🌟 Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo 🌟 Tip Cách Bày Đẹp Nhất

Viết một bình luận