Cách Cúng Rằm Tháng Giêng ❤️️ Bài Cúng, Văn Khấn, Mâm Cúng ✅ Hãy Cùng Tham Khảo Những Nội Dung Hữu Ích Được Chọn Lọc Và Chia Sẻ Sau Đây
Có Nên Cúng Rằm Tháng Giêng
Có Nên Cúng Rằm Tháng Giêng? Với người Việt, Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu là ngày quan trọng dịp đầu năm mới. Người xưa vẫn có câu: ”Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
Rằm tháng Giêng, hay còn được biết đến với tên gọi Tết Nguyên Tiêu, là một ngày lễ có nguồn gốc từ nhiều truyền thống văn hóa khác nhau. Một trong những nguồn gốc phổ biến nhất là thực hành đồng áng, một hoạt động truyền thống trong nông nghiệp, đánh dấu bắt đầu mùa cấy của những người nông dân. Ngoài ra, một số người cũng kết nối lễ cúng rằm tháng Giêng với Phật giáo.
Theo quan niệm trong Phật giáo, vào ngày này, các chư Tăng thường tập trung để nghe giảng thuyết pháp và thực hiện các hoạt động tâm linh. Ngày rằm hay mùng 1 hằng tháng cũng được coi là ngày của Phật, nơi mà Phật tử tập trung để tưởng nhớ và thực hành theo lời dạy của Đức Phật.
Đối với những người theo đạo Phật, ngày rằm tháng Giêng không chỉ là dịp để tận hưởng không khí xuân tươi mới mà còn là cơ hội để tập trung vào hành trình tâm linh, tưởng nhớ và học hỏi từ lời dạy của Đức Phật.
Chia Sẻ 🌿Cách Cúng Rằm Tháng 7🌿 Chúng Sinh
Cúng Rằm Tháng Giêng Có Ý Nghĩa Gì
Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Có Ý Nghĩa Gì? Hãy đọc ngay bài viết sau
Rằm tháng giêng là ngày 15 tháng 01 Âm lịch, được xem là một trong 4 ngày rằm lớn trong năm. Đây là ngày rằm đầu tiên trong năm, đồng thời cũng trùng với ngày lễ Thượng Nguyên và Tết Nguyên Tiêu, nên mọi người đều cho rằng ngày là thời điểm thích hợp nhất để cầu an lành cho cả năm.
Trong ngày lễ này, hầu hết mọi người nhất là các Phật tử đến viếng chùa lễ Phật, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, cầu cho gia đạo an lành, sức khỏe, thịnh vượng và no đủ.
Xem Thêm 🌿Bài Cúng Rằm Tháng 4 🌿 Văn Khấn
Cúng Rằm Tháng Giêng Cần Những Gì
Cúng Rằm Tháng Giêng Cần Những Gì? Cách sắm lễ cúng rằm tháng Giêng thường sẽ tùy thuộc từng vùng miền, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Thông thường, mỗi gia đình sẽ sắm mâm cơm cúng, hương hoa, trà quả để dâng lên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên. Các món ăn có thể sẽ khác nhau nhưng nhìn chung dù ít, dù nhiều thì đều phải thể hiện sự thành tâm.
Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Như Thế Nào
Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Như Thế Nào, Dưới đây là những lưu ý khi thực hiện nghi thức cúng, lễ ngày rằm tháng Giêng gia chủ cần lưu ý để cầu bình an, may mắn.
- Không dùng hoa giả, trái cây giả,
- Rất nhiều gia đình sử dụng hoa giả, trái cây giả đặt trên bàn thờ để làm cảnh cho đẹp, vì những loại hoa, quả giả này mẫu mã rất bắt mắt, dùng được lâu mà không lo hỏng, héo.
- Tuy nhiên, việc bày hoa, quả giả trên bàn thờ hay trong mâm lễ cúng là việc làm không đúng. Thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.
- Gia chủ có thể chọn các loại hoa như cúc vàng, cúc trắng, hoa hồng, lay ơn… để dâng lên bàn thờ, vừa đẹp lại giàu ý nghĩa. Các loại quả trong mâm cúng cũng phong phú, mùa nào thức nấy, miễn là tránh những loại quả độc, có mùi vị khó chịu hoặc có gai góc…
- Không dùng đồ chay giả mặn
- Rất nhiều gia đình tránh sát sinh trong ngày rằm nên thường chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên, mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn, đây là một việc làm tốt. Tuy nhiên, gia chủ lưu ý, khi làm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.
- Không đốt nhiều vàng mã
- Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho rằng, từ một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa, rằm tháng Giêng đã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt, gắn liền với đạo Phật.
- Không dùng tiền giả, tiền có nguồn gốc bất chính
- Gia đình Việt thường có thói quen đặt tiền thật lên bàn thờ khi cúng tế, ngụ ý muốn cầu xin tài lộc, may mắn.
Tìm Hiểu 🌿Văn Khấn Cúng Rằm Trung Thu 🌿 Tháng 8
Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Chuẩn
Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Chuẩn, Đối với lễ cúng tại gia, nhiều gia đình chỉ làm một mâm cỗ đặt lên bàn thờ chính để mời gia tiên, thần linh thụ hưởng. Một số gia đình cầu kỳ hơn, sửa soạn mâm lễ để cúng cả trong nhà và ngoài trời vào giờ Ngọ.
Thường vào ngày này, hầu hết mọi người làm lễ mặn cúng gia tiên, nếu cúng Phật thì làm thêm lễ chay. Tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế gia đình mà đồ lễ mỗi nhà mỗi khác, cái chung là đều thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” đối với ông bà, tổ tiên và tấm lòng thành kính, tri ân Phật, thánh.
Ngoài mâm cúng ở nhà, nhiều gia đình còn chuẩn bị lễ ngọt lên chùa dâng Phật, thánh, mục đích vẫn là cầu mong sức khỏe, bình an, con cháu ngoan ngoãn, học hành tấn tới.
Vào ngày rằm tháng Giêng, người Việt còn có phong tục dâng sao giải hạn, lễ này được thực hiện ở chùa, đền. Nếu gia đình có người bị sao xấu chiếu trong năm đó thì lễ này sẽ giúp giải tai ách, xua đuổi rủi ro, cầu mong tai qua nạn khỏi.
Chia Sẻ 🌿Bài Cúng Rằm Tháng Giêng 🌿 Lễ Vật
Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Ngoài Trời
Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Ngoài Trời, Đây là lễ cúng nhằm cảm ơn trời đất, thần tiên, Phật thánh cùng các vị anh hùng dân tộc. Nếu không có sân thì có thể bày lễ ở gian giữa trong nhà hoặc ở sân thượng.
Nếu có điều kiện, ở ngoài trời, có thể đặt bốn bàn lễ ở bốn hướng: Hướng bắc để thờ Thượng đế; hướng nam để thờ các vị thần; hướng tây để thờ Phật; hướng đông để thờ các vị anh hùng có công với dân với nước.
Mâm lễ theo truyền thống gồm: Gà trống trắng luộc chín 1 con, thịt dê hấp 1 miếng, một đĩa xôi đỏ, một đĩa hoa quả, 99 thuyền vàng, 99 thỏi vàng, 99 lá vàng (không cúng tiền âm phủ), 3 chén rượu trắng, đỏ, vàng…, 3 chén trà hương vị khác nhau. Mỗi bàn lễ đốt 5 ngọn nến, thắp 9 nén nhang.
Riêng ban lễ hướng tây lễ Phật thì làm cơm chay, không có tiền vàng và rượu. Trên các bàn lễ nếu có lọng che thì rất tốt.
Tuy nhiên, nếu không có điều kiện và không cầu kỳ thì chỉ cần soạn một mâm lễ giản dị, điều cốt yếu vẫn là thành tâm.
Tìm Hiểu 🌿Bài Cúng Rằm Tháng 7🌿 Ngoài Trời
Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Ở Nhà
Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Ở Nhà, Lễ cúng trong nhà dành cho thần linh và gia tiên. Thời điểm cúng tốt nhất là giờ Ngọ (từ 11-13h) ngày 15/1 âm lịch.
Tham khảo ngay chia sẻ Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Tại Nhà:
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng truyền thống hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ, được cho là sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.
Các món giò, chả, rau xào… cũng thường có mặt trên mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng. Ngoài ra, các gia đình còn chuẩn bị hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.
Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên “tùy tiền biện lễ”, dựa vào điều kiện kinh tế và số thành viên trong gia đình mà chuẩn bị phù hợp. Nhà ít người không nên làm quá nhiều món, quá nhiều mâm cỗ, sau đó không thể thụ lộc hết sẽ rất lãng phí.
Chia Sẻ 🌿Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng🌿 Văn Khấn
Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Ít Người Biết
Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Ít Người Biết. Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười).
Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.
Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.
Rằm tháng Giêng được mọi người cúng vào ngày 15 tháng giêng. Đây là ngày chính rằm. Không phải bất cứ lúc nào cúng rằm tháng Giêng đã đúng cách. Ngược lại, giờ “chuẩn” để cúng rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là thường cúng vào giờ Ngọ!
Xem Thêm 🌿Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng🌿 Đầy Đủ
Cúng Rằm Tháng Giêng Thổ Công
Chia sẻ cho bạn bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng Thổ công.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày… tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) (3 lạy).
Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Văn Khấn
Hình ảnh về Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Văn Khấn chi tiết sau
Mâm Cúng Cúng Rằm Tháng Giêng
Mâm Cúng Cúng Rằm Tháng Giêng. Nhiều người tin rằng, thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Bởi thế ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ.
Sắm Lễ Vật Cúng Rằm Tháng Giêng gồm:
– Hoa quả. Chè xôi.
– Các món đậu.
– Canh xào không thêm nhiều hương liệu.
– Bánh trôi nước.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ cúng gia tiên:
Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.
– 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
– 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
Ngoài Gợi Ý Cách Cúng Rằm Tháng Giêng 🌿 Xem Thêm Văn Khấn Ngày Rằm Hàng Tháng 🌿
Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Giêng Tại Nhà
Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Giêng Tại Nhà hoàn chỉnh được gợi ý sau:
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..Ngụ tại:……………………………………………………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần.
Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Bên Cạnh Chia Sẻ Cách Cúng Rằm Tháng Giêng 🌿 Tham Khảo Bài Khấn Rằm Tháng 7 Tại Nhà 🌿
Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Giêng Thần Tài
Tìm hiểu về bài Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Giêng Thần Tài
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…… Ngụ tại………
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Ngoài Chia Sẻ Cách Cúng Rằm Tháng Giêng 🌿 Xem Thêm Văn Khấn Thổ Công Ngày Rằm 🌿
Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Giêng Ngoài Trời
Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Giêng Ngoài Trời qua hình ảnh sau đây
Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Tại Miếu
Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Tại Miếu được nhiều người quan tâm
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hương tử con là…………Ngụ tại…………
Hôm nay là ngày…… tháng…..năm…………..
Hương tử con đến nơi…………………thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản……
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Ngoài Gợi Ý Cách Cúng Rằm Tháng Giêng 🌿 Tham Khảo Văn Khấn Rằm Tháng Giêng 🌿
Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Tại Nhà Thờ Họ
Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Tại Nhà Thờ Họ được giới thiệu sau đây
Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật
Nam mô Địa Vương Mẫu Phật
Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật
Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương
Nam mô Chư vị Bồ Tát
Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu
Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần
Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch,Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.
Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.
Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.
Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …
Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ…
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý
Con tên là:
Đang cư ngụ tại địa chỉ:
Đại diện cho con cháu dòng họ …
Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chấp lễ chấp bái.
Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.
Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ chúng ta ngày càng đông đúc, phú quí, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.
Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.
Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Của Chùa Ba Vàng
Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Của Chùa Ba Vàng, hãy theo dõi chia sẻ dưới đây.
(Quỳ gối, chắp tay)
Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh cư ngụ tại nơi đất (ở của gia đình; cơ quan; cửa hàng)… chứng giám lòng thành và ủng hộ cho (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)… con/chúng con.
Đệ tử con tên là:… Pháp danh (nếu có):…
Con xin đại diện cho toàn thể (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)… hiện đang ở tại:… Hôm nay là ngày… tháng… năm… (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)… con/chúng con thiết lễ cúng Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu), cầu bình an cho (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)…
Con/chúng con xin nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh.
Cúng lễ tại nhà: vong linh các cụ gia tiên tiền tổ họ… hợp duyên, [các vong linh thai nhi của (tên mẹ)… (nếu có)]…,
(Tiếp)
các vong linh có duyên tại nơi đất (ở của gia đình; cơ quan; cửa hàng…)…, vong linh oan gia trái chủ trên sức khỏe thọ mạng của các thành viên trong (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)…, vong linh oan gia trái chủ cản trở phát triển công việc của con/chúng con cùng các vong linh oan gia trái chủ có duyên oán kết đang báo oán (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)… con/chúng con, được về đây thọ tài ẩm thực hiến cúng của (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)… con/chúng con (nếu tụng kinh thì đọc thêm: nghe kinh thính pháp cầu giác ngộ giải thoát) và hoan hỷ phù hộ cho (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)… con/chúng con trong năm mới này.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
Bên Cạnh Chia Sẻ Cách Cúng Rằm Tháng Giêng 🌿 Xem Thêm Văn Khấn Rằm Tháng 7 🌿