Ỷ Lại Là Gì, Dựa Dẫm Là Gì ❤️️ 15+ Dẫn Chứng Về Tính Ỷ Lại Hay ✅ Thông Tin Về Những Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Tác Hại Một Cách Chi Tiết Nhất.
Ỷ Lại Là Gì
Ỷ Lại Là Gì? Ỷ lại là tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá.
TẶNG BẠN MAY MẮN 🔥Thẻ Cào 50k Miễn Phí🔥
Dựa Dẫm Là Gì
Dựa dẫm vào người khác đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, được rất nhiều người trong xã hội quan tâm đế. Vậy Dựa Dẫm Là Gì? Hãy cùng đón đọc câu trả lời ngay sau đây:
Dựa dẫm là sự ỷ lại vào người khác trong một việc làm gì đó. Người thường xuyên dựa dẫm được cho là người bất tài, vô dụng, lười biếng. Chính vì vậy mà dựa dẫm thường mang chiều hướng tiêu cực, bị người khác lên án, chê bai, xem thường. Đây là một thói quen xấu, khiến bạn trở nên ngày càng ù lì, ngốc nghếch, bị coi rẻ.
Cùng SCR.VN tìm hiểu thêm về 📛 Tự Giác Là Gì 📛 chi tiết
Sống Không Dựa Dẫm Là Gì
Sống Không Dựa Dẫm Là Gì? Trái ngược với sống dựa dẫm, sống không dựa dẫm là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi, mọi hành động đều phụ thuộc vào chính bản thân mình.
👉 SCR.VN cập nhật ACC GAME MIỄN PHÍ hôm nay:
- Nhận Nick Free Fire Miễn Phí
- Acc Blox Fruit Mochi v2 Free
- Acc Roblox Free
- Acc Liên Quân Miễn Phí
- Acc Pubg Miễn Phí
Những Biểu Hiện Của Ỷ Lại, Dựa Dẫm
Tham khảo thêm Những Biểu Hiện Của Ỷ Lại, Dựa Dẫm phổ biến hiện nay như:
- Không có ý thức tự giác trong quá trình học tập làm việc mà toàn phải chờ người khác làm cho mình.
- Không suỵ nghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi việc.
- Hay đơn giản hơn, từ những việc nhỏ nhất như dọn dẹp phòng ở, giặt giũ,… cũng lười nhác, để bố mẹ làm
- Trong học tập, gặp bài tập khó thì nhờ vả bạn bè,…
Tiết lộ thêm thông tin 🍓 Tự Lập Là Gì 🍓 ý nghĩa
Nguyên Nhân Của Thói Ỷ Lại
Vậy Nguyên Nhân Của Thói Ỷ Lại từ đâu? Cùng tham khảo thông tin sau đây:
- Do môi trường xung quanh mà có thể kể đến đó chính là do gia đình. Bố mẹ gần như quyết định hộ con cái mọi thứ và nhiệm vụ của đứa con chỉ là ngoan ngoãn làm theo ý cha mẹ, nếu có vấn đề gì thì cha mẹ sẽ là người. chịu trách nhiệm.
- Do sự lười biếng trong cả vận động và tư duy. Họ thích sống dựa vào người khác, thiếu đi tính độc lập, tự chủ cần có.
Tác Hại Của Thói Ỷ Lại
Sau đây là Tác Hại Của Thói Ỷ Lại đem đến:
- Người sống ỷ lại thiếu năng lực đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết.
- Họ không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo,… dễ gặp thất bại trong mọi việc.
- Họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
- Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu những chủ nhân tương lai của đất nước đều lười biếng, ỷ lại như vậy.
- Quá phụ thuộc vào gia đình, bố mẹ, nhiều đứa trẻ còn không biết cầm chổi quét nhà, không biết làm bất cứ việc gì hết.
Xem thêm 🌼 Tính Tự Chủ 🌼 là gì, biểu hiện
15 Ví Dụ Về Ỷ Lại Tiêu Biểu
Xem thêm 15 Ví Dụ Về Ỷ Lại Tiêu Biểu được SCR.VN tổng hợp dưới đây:
Câu Chuyện Về Tính Ỷ Lại – Mẫu 1
“Có một cậu bé mù đến nhà người bạn chơi. Do mải mê trò chuyện nên cậu bé không hay trời đã tối, người bạn liền thúc giục cậu bé hãy mau ra về và đưa cho cậu bé một cây đèn. Cậu bé tức cười hỏi: Anh đưa cây đèn cho một kẻ mù như tôi để làm gì?
Người bạn liền giải thích: Anh cầm cây đèn này người ta thấy anh thì họ sẽ tránh.
Nghe có lý, cậu bé vui vẻ cầm cây đèn ra về. Cậu bé mạnh dạn lao thẳng về phía trước vì tin chắc rằng hôm nay ai cũng sẽ tránh mình. Nhưng chẳng bao lâu, có một người đâm sầm vào cậu và cả hai đều ngã nhào. Vừa đau vừa tức, cậu bé hét lên: Bộ mù sao không thấy cây đèn của tôi vậy?
Người kia ôm bụng cười ngất: Cây đèn của anh đã tắt từ lâu rồi anh mù ơi!”
Đáng lẽ ra cậu bé mù đã có thể bình an đi về nhà bằng chính kỹ năng dò đường đặc biệt của mình nhưng vì quá tin tưởng vào ngọn đèn mà cuối cùng nhận về một cú ngã như trời giáng, lại còn quay sang trách móc người đi đường.
Bài Học Về Ỷ Lại Ý Nghĩa – Mẫu 2
Có một câu chuyện như thế này: Một người đàn ông tìm thấy một cái kén của sâu bướm. Con sâu dường như đang cố gắng để chui ra khỏi kén. Người đàn ông ngồi xuống và quan sát cái kén suốt hàng giờ nhưng dường như con sâu bướm phải vật lộn rất vất vả mà chỉ tạo ra được một chiếc lỗ nhỏ xíu. Đột nhiên nó dừng lại và dường như kiệt sức, bế tắc.
Người đàn ông quyết định giúp con bướm có thể chui ra ngoài bằng cách dùng kéo cắt lỗ trên chiếc kén rộng thêm một chút nữa. Sau đó, con bướm nhỏ đã có thể thoát ra khỏi kén dễ dàng hơn nhưng cơ thể nó dường như yếu ớt, đôi cánh rúm ró.
Người đàn ông vẫn ở đó, chờ cho đôi cánh bướm có thể dang rộng và con bướm bay lên. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra. Con bướm sẽ chỉ có thể sống phần đời còn lại bằng cách bò với cơ thể khuyết tật và đôi cánh rúm ró. Nó không bao giờ có thể bay.
Mặc dù, người đàn ông có lòng tốt, nhưng anh ta không hiểu quy luật của tự nhiên. Cái kén chật hẹp là thử thách để sâu có thể hóa bướm. Chỉ có tự mình nỗ lực thoát khỏi cái kén, chất lỏng trong cơ thể sâu mới chuyển hết sang đôi cánh, giúp nó có thể bay tự do.
Vậy nên là, dù cuộc sống rất cực khổ và gian nan, quá trình “lột xác” hóa bướm vô cùng đau đớn nhưng chúng ta sinh ra không phải để trở nên vô dụng và sống nhàn rỗi mà là để ngày càng tài giỏi hơn, ngày càng hiểu biết hơn.
Tự mình giải quyết các vấn đề, không dựa dẫm vào người khác là điều rất quan trọng để bạn có thể vững vàng trong cuộc sống.
Ví Dụ Về Ỷ Lại Trong Cuộc Sống – Mẫu 3
Câu chuyện ở một phường nghèo thành thị. Ai cũng cố gắng bươn chải kiếm sống. Thanh niên làm hồ, thợ chính có thể kiếm 400.000 đồng/ngày, thợ phụ 200.000 đồng/ngày…
Người lớn tuổi hơn, còn sức lao động đi bán vé số mỗi ngày ít nhất cũng lời một trăm ngàn, đủ trang trải cuộc sống trong gia đình…
Nhưng từ khi vào diện “phường nghèo” được nhiều chính sách hỗ trợ thì không ít thanh niên lại tụ tập ngồi uống cà phê, nhậu nhẹt, chơi game. Sức dài vai rộng không chịu đi làm và những vụ việc lộn xộn xảy ra…
Về nông thôn, một người vừa khỏi diện “hộ nghèo” so bì với nhà hàng xóm: “Nhà đó đẻ cho lắm, đông con nên vẫn còn được công nhận hộ nghèo, nhà này năm nay đã bị cắt hỗ trợ. Nghĩ mình đẻ hai con, đúng chính sách, cũng thiệt thòi”…
Một anh khác khi được hỏi: “Vách nhà sửa chưa, mùa mưa đến rồi?…”, bất ngờ, trả lời tỉnh queo: “Nhà nước hứa lo, mình đỡ tốn tiền mua lá!”.
Nghe, ngẫm mà buồn! Xã nghèo, nhiều lần được hỗ trợ bằng hình thức tặng vật như bò, heo…
Họ không chăm sóc, không làm chuồng trại, đưa về chừng dăm bữa nửa tháng là… bán luôn! Lâu lâu lại thấy báo chí đăng chuyện người thân lãnh đạo chính quyền địa phương có nhà xây khang trang vẫn “tranh thủ” cho bằng được cái giấy chứng nhận hộ nghèo.
Nhiều người không muốn thoát “hộ nghèo” bởi họ vẫn muốn giữ chặt những ưu đãi chính sách. Khi “được” xem xét thoát nghèo, rút sổ hộ nghèo thì kỳ kèo, khiếu nại, thậm chí chửi đổng…
Ví Dụ Về Ỷ Lại Trong Học Tập – Mẫu 4
Chuyện ở một trường trung học cơ sở. Vào ngày trực nhật của con, một người mẹ đã vào lớp quét lớp thay vì để học sinh này tự làm như bao học sinh khác.
Vì mẹ thương con, vì học sinh này không biết, không thích làm việc nhà như quét nhà, rửa chén, nhặt rau…
Và người mẹ cho rằng việc của con đến trường là học, chuyện quét dọn là của các cô lao công! Liệu đứa trẻ học được gì từ hành động làm thay của người mẹ?
Hằng ngày, bao người mẹ vẫn soạn cặp vở, giày dép thay con dù con cao lớn hơn mẹ. Thói ỷ lại cũng ăn dần vào thói quen sống, nhận thức của những người trẻ, với trí tuệ và sức lực tràn đầy.
Trẻ nhìn vào những “người lớn ỷ lại” quanh mình! Trẻ không chỉ được bố mẹ bảo bọc, có khi còn được “bảo kê”, chạy chọt cho thoát những sai lầm, hư hỏng từ khi còn bé.
Ví Dụ Về Ỷ Lại Chọn Lọc – Mẫu 5
Một giáo viên chủ nhiệm lớp 3 tại một trường tiểu học ở TPHCM bộc bạch: “Dạy học trò thời nay khó lắm vì chúng đều là con cưng, được nuông chiều từ nhỏ, không có ý thức tự làm những việc đơn giản nhất như tự mang cặp, tự học, tham gia các hoạt động ngoại khóa”.
Vì ở nhà được bảo bọc, có người giúp việc làm hết từ dọn cơm, rửa chén đến tắm rửa cho “cô chủ, cậu chủ” nên nhiều học sinh không thể tự làm những việc nhỏ nhất liên quan đến sinh hoạt cá nhân. Thậm chí, có em học lớp 5 mà ở nhà vẫn được… đút cơm, không thể tự mặc quần áo hay xỏ đôi giày nếu không có sự trợ giúp của người lớn.
Khi họp phụ huynh, nhiều giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học và THCS thường nhắc nhở phụ huynh phải rèn thêm kỹ năng sống tự lập cho học sinh khi ở nhà. Vậy nhưng, câu chuyện vẫn nhiều tập về những đứa trẻ thời @ – “cậu ấm cô chiêu”, chỉ biết học là chính và không phải đụng chân, đụng tay vào bất cứ việc nhà.
Từ kinh nghiệm của mình, chị Hoàng Thiện, cựu giảng viên một trường cao đẳng thừa nhận, con cái chúng ta dù lớn nhưng thích nhỏ mãi để được cha mẹ tiếp tục lo từ cái ăn đến chỗ ở, thậm chí cưới xin… Tất cả xuất phát từ cách giáo dục, bảo bọc của chính cha mẹ và khi không được khuyến khích tự làm, tự suy nghĩ thì trẻ dễ ỉ lại, thích nhận mà không thích cho.
Dành tặng bạn cách 🌹 Làm Chủ Bản Thân 🌹 hay nhất
Ví Dụ Về Ỷ Lại Ngắn Gọn – Mẫu 6
Ví dụ 1: Một cặp vợ chồng công tác trong ngành thủy sản sinh được một gái, một trai. Cậu con trai tên là Vũ Đức N. từ khi tốt nghiệp cấp ba đến nay đã gần mười năm vẫn chỉ rong chơi.
Bố mẹ cho tiền không đủ tiêu xài thì cậu ta “ăn vạ”, hết ngồi lì ở công ty của chị gái lại đeo bám anh rể ở cơ quan lèo nhèo xin xỏ. Một ngày của N. giống như những thanh niên ăn chơi thường thấy là dậy muộn, lướt web, lên “phây”, rồi lượn phố săn hàng hiệu, tụ tập ăn uống, đi bar.
Ví dụ 2: Lê Quân, học sinh (HS) Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), không ngần ngại trả lời: “Đã có bạn lo rồi” khi được hỏi về kế hoạch ôn thi học kỳ sắp đến.
Ví dụ 3: Ông Phan Tùng, phụ huynh (Q.2, TP.HCM), cho hay: “Nhà tôi có hai đứa đang học THPT, nhưng chưa biết tự lo. Tất tần tật mọi chuyện, từ dọn phòng riêng, thức dậy đúng giờ, ủi đồ… đều mặc định để mẹ lo giúp và ỷ lại trong mọi hoàn cảnh”.
Ví Dụ Về Ỷ Lại Hay Nhất – Mẫu 7
Từ năm cuối ĐH, nếu như bạn bè cùng giảng đường đều cố gắng rải hồ sơ tìm việc ở khắp các công ty, thì Huỳnh Anh, cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng “chuyện xin việc đã có bố lo”. Vì dửng dưng như thế nên sau 3 năm, trong khi bạn bè đã có công việc ổn định thì chàng trai này vẫn thất nghiệp.
Tai hại hơn khi giờ đây Huỳnh Anh ngậm ngùi, tự thú: “Vì có thói quen ỷ lại nên không thể rèn được bản lĩnh đương đầu với các tình huống trong cuộc sống. Hễ gặp khó khăn là cảm thấy bị mất phương hướng và không biết xoay xở giải quyết như thế nào. Giá như lúc đó biết tự lập chứ đừng dựa dẫm, ỷ lại thì cuộc đời đã khác rồi”.
Ví Dụ Về Ỷ Lại Ngắn Nhất – Mẫu 8
Bà Mỹ Thanh, giáo viên Trường THPT Hùng Vương (TP.HCM), phản ánh đa số HS hiện nay tiếp thu kiến thức một cách máy móc, thường ỷ lại vào sách hướng dẫn, sách giải chứ không có tư duy phản biện, không bao giờ thử suy nghĩ để hiểu tường tận lý do vì sao kết quả là như vậy.
“Chính vì học vẹt, nghe sao chép vậy nên dù đã hướng dẫn cách làm bài, giải thử nhưng khi ra đề tương tự, chỉ thay đổi số liệu thì các em lúng túng và không làm được”, bà Thanh kể.
Ví Dụ Về Ỷ Lại Đặc Sắc – Mẫu 9
Một gia đình trí thức khác có cậu con trai duy nhất Hoàng Hải A. cũng thuộc nhóm ăn chơi vô độ. Tốt nghiệp trường trung cấp nhưng cậu ta cứ đòi bố mẹ phải tìm cho vị trí việc làm “ngồi mát, ăn bát vàng”, tại văn phòng máy lạnh mát rượi với mức thu nhập “khủng”.
Loại dân chơi này bản thân không kiếm nổi đồng nào nhưng luôn chê các cơ sở tuyển nhân viên đồng lương không đủ sống, công việc không “xứng tầm”. Họ cố tình “nhảy việc” chuyển hết chỗ này, tới chỗ khác, cuối cùng thất nghiệp trở về ăn bám cha mẹ.
Quà Noel cho bạn may mắn 👉 Thẻ Viettel 500k Miễn Phí 🎁
Ví Dụ Về Ỷ Lại Nổi Bật – Mẫu 10
Thời con còn nhỏ, do cha mẹ bận bịu, đi công tác thường xuyên nên phải thuê người làm và hai đứa con của chị Hoàng Thiện không biết làm việc gì bởi từ nấu ăn đến giặt giũ, quét dọn nhà cửa đều có người làm. Quen có người khác hầu hạ, lớn lên chúng càng ỉ lại và không muốn sống tự lập dù đã tốt nghiệp đại học, đi làm ở công ty…
Khi chị về hưu, không thuê người làm nữa thì con cái dù trưởng thành, thậm chí bước vào tuổi 30 vẫn duy trì nếp sống cũ, thích hưởng thụ, không muốn chia sẻ việc nhà, ăn xong cũng không muốn thò tay rửa chén, lau nhà. “Tôi không muốn phải nhắc nhở, hò hét chúng phụ việc nhà, tự dọn dẹp phòng ốc và có ý thức sống tự lập…
Nhưng, không nhắc, không tỏ ra giận dữ, thì chúng vẫn lười biếng, chấp nhận cách sống bê bối, nhà cửa lộn xộn như thế”, chị Hoàng Thiện bực bội kể chuyện con cái, rồi tỏ ra ân hận vì mình đã nuông chiều con quá mức.
Gợi ý cho bạn 💧 Tự Trọng Là Gì 💧 chi tiết
Ví Dụ Về Ỷ Lại Hay – Mẫu 11
Câu chuyện kể vệ chị Hạnh một người mẹ có cô con gái vừa bay sang Mỹ nhập học chưa đầy 3 tháng đã nằng nặc đòi về vì không thể hội nhập môi trường học tập quốc tế đòi hỏi học ra học. Không những thế, đi học về phải tự làm mọi việc từ đi siêu thị, nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa… Những công việc này khi ở nhà con chị hầu như không bao giờ phải chạm tay vào.
Chị Hạnh thú nhận, từ nhỏ con chị đã quen được chiều chuộng, không biết làm việc gì ngoài học hành vì nhà có người giúp việc. Biết con “không thể lớn” nếu cứ ở cạnh cha mẹ nên gia đình muốn đẩy cô con gái rượu đi xa để thử thách, trải nghiệm cuộc sống.
Cứ nghĩ cho con du học thì sẽ cải tạo được tính ỉ lại, sống ích kỷ và giúp con rèn luyện lối sống tự lập, không ngờ tính khí đỏng đảnh, tiểu thư, không chịu được cực khổ ở nơi đất khách quê người đã làm con nhụt chí, nản lòng quá sớm.
Chị Hạnh cho rằng mình đã chuốc thất bại khi nhìn thấy con bỏ dở hành trình du học và quyết định quay về Việt Nam, tiếp tục “núp bóng mẹ, tựa vai cha”. Nhưng chỉ đến khi nếm trái đắng – hậu quả từ việc dạy con sai lệch, “úm” con từ nhỏ, làm giùm con mọi việc đã khiến con sống như cây tầm gửi, thụ động, ích kỷ, vợ chồng chị mới giật mình. Chị Hạnh ân hận và chua xót thổ lộ: “Cũng tại vì quá yêu con, cưng con nên chúng tôi đã làm hư nó và bây giờ muốn cải tạo thì quá muộn”.
Ví Dụ Về Ỷ Lại Nổi Tiếng – Mẫu 12
Địch Oanh (1962) từng được biết đến với tư cách là một diễn viên nổi tiếng. Tuy nhiên, sau đó bà lại vướng phải rất nhiều sự phản đối do cách dạy con quá đỗi kỳ lạ của bản thân. Được biết, vợ chồng nữ diễn viên phải mất 3 lần thụ tinh nhân tạo mới có được cậu con trai tên Tôn An Tá. Cũng vì thế nên ngay từ khi còn nhỏ, Tôn An Tá đã quen sống trong sự nâng niu, cưng chiều của bố mẹ.
Cũng vì quá bao bọc con, nữ diễn viên đã có nhiều cách nuôi dạy con vấp phải phản ứng trái chiều từ dư luận. Con trai của Địch Oanh đến tận năm 12 tuổi mới được cai sữa mẹ, 15 tuổi vẫn ngủ cùng với mẹ.
Trước 15 tuổi, Tôn An Tá chưa bao giờ được ra ngoài một mình mà không có bố mẹ. Cậu được chăm chút từng ly từng tí. Mỗi bữa ăn đều là của ngon vật lạ, cả ngôi trường cậu theo học cũng phải chi trả học phí lên đến hàng chục ngàn đô.
Sống trong môi trường đủ đầy, có điều kiện lại được bố mẹ hết sức thương yêu chiều chuộng, cứ tưởng Tôn An Tá sẽ có một tương lai tươi sáng nhưng cũng chính vì sự nuông chiều, bảo bọc con thái quá này lại khiến tương lai của cậu trở nên vô cùng gập ghềnh.
Tháng 3/2018, Tôn An Tá bị bắt tại Mỹ vì có hành động đe dọa trường học, suy nghĩ phản xã hội. Khi nghe tin con bị bắt, vợ chồng Địch Oanh không hề nhận ra sai lầm của Tôn An Tá mà chỉ biết trách móc. Họ trách người tố giác con là kẻ nhiều chuyện, liên tục biện minh, nói với mọi người con trai là một đứa trẻ đạo đức, vô cùng lương thiện, không bao giờ con làm những chuyện sai trái.
Cuối năm 2018, Tôn An Tá được tại ngoại và về nước. Cứ tưởng cậu đã hối hận trước những sai lầm mình gây ra, nhưng khi đối diện trước những ống kính phóng viên, Tôn An Tá chỉ thản nhiên cười nhếch mép.
Sau khi trở về, Tôn An Tá nói với bố mẹ rằng mình muốn lấn sân sang ngành giải trí. Địch Oanh cùng chồng nỗ lực hết sức để tìm kiếm các mối quan hệ nhằm hỗ trợ con. Nữ diễn viên thậm chí còn tuyên bố một cách đầy tự tin rằng con mình trong tương lai sẽ còn nổi tiếng hơn cả Thành Long. Thế nhưng chuyện này đã không xảy ra, Tôn An Tá không đạt được bất cứ thành tựu nào trong sự nghiệp dù được nhiều người dốc lòng giúp sức.
Có thể thấy rõ một điều, vợ chồng nữ diễn viên trong câu chuyện trên vô cùng yêu thương con trai. Nhưng họ đã không đủ vững vàng, lý trí để phân biệt giữa tình yêu thương và sự bảo bọc, nuông chiều mù quáng. Chính điều này đã khiến họ vô tình hại con.
Khi được nuông chiều, bênh vực quá mức, đứa trẻ nào cũng sẽ sinh ra tính ỷ lại, dựa dẫm, ích kỷ và kiêu ngạo do có cái bóng sau lưng quá lớn, đó chính là bố mẹ.
Ví Dụ Về Ỷ Lại Ấn Tượng – Mẫu 13
Gia đình anh Tiến Trung ở TPHCM thuộc dạng khá giả, có của ăn của để nhờ kinh doanh phát đạt ngành hàng tiêu dùng. Khi hai con, một trai và một gái, học xong THPT, anh chị quyết cho con đi Mỹ du học. Vì có điều kiện tài chính nên họ thuê một căn hộ cho con ở và thuê cả người đến dọn dẹp, nấu món ăn Việt hàng tuần.
Thế nhưng, sau 2 năm học chương trình cao đẳng cộng đồng ở một trường bình thường ở Mỹ, cả hai đều bị xếp hạng trung bình yếu nên nằng nặc đòi về nước. Khi qua thăm và chuẩn bị đón con về, anh chị mới phát hiện con mình ham chơi hơn ham học. Căn hộ họ thuê cho con ở để chúng thoải mái, tự do luôn biến thành điểm ăn chơi, tụ tập của du học sinh con nhà giàu vào dịp cuối tuần.
Vì học yếu, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh cũng yếu nên con họ bỏ tiền thuê thầy về dạy kèm nhưng cũng không lấy đủ các tín chỉ theo quy định. Đến lúc này họ hiểu ra rằng không phải có tiền là có thể giúp con đạt ước mơ du học. Muốn chúng bơi ra biển lớn, hội nhập nền giáo dục tiên tiến thì ngoài chuẩn bị hành trang kiến thức, ngoại ngữ đủ chuẩn, con cái họ phải tự tin, có ý thức tự lập chứ không thể dựa dẫm hoàn toàn vào cha mẹ như ở nhà.
Dẫn Chứng Về Ỷ Lại Cụ Thể – Mẫu 14
Có một chương trình mang tên “Đối mặt cảm xúc” phát trên đài truyền hình cách đây không lâu, trong câu chuyện của mình, nhân vật đã thố lộ anh vẫn bị mẹ bắt ngủ chung mặc dù đã là một chàng trai 30 tuổi.
Đó chỉ là một chi tiết điển hình nổi lên trong nhiều sự kiện xảy ra giữa anh và mẹ xuất phát từ “tình yêu thương bao la” của bà dành cho con. Mẹ quyết định tất cả và bắt anh phải nghe theo, làm theo kể cả việc quen bạn gái… Đó là những gì nhân vật muốn mượn chương trình để bày tỏ và mong mẹ mình thay đổi.
Trong thực tế, rất ít người dám bày tỏ và phản kháng như nhân vật trên đây. Hầu hết, những đứa con được bao bọc kiểu này sẽ bị “bức tử” ý chí, làm triệt tiêu tính độc lập, làm cùn mằn tư duy và hơn hết là hình thành thói dựa dẫm và ỷ lại.
Dẫn Chứng Về Dựa Dẫm Chi Tiết – Mẫu 15
Dương Toả sinh năm 1986 tại Tín Dương, Hà Nam (Trung Quốc). Không phải là gia đình có thế mạnh về kinh tế nhưng là con một, cậu luôn được bố mẹ yêu chiều.
Theo QQ, người dân trong làng nói rằng khi lên 8 tuổi, anh vẫn được cha mẹ cho vào giỏ tre và khiêng đi vì lo bị ngã. Chỉ cần cậu bé thích gì, bố mẹ sẽ gắng hết sức để mua. Họ cũng không để đứa con trai của mình làm bất kì việc gì. Đôi lúc Dương Toả cũng muốn làm việc này việc kia nhưng chỉ cần chạm tay vào một chút, bố mẹ đã nhắc cậu ra ngoài chơi, không cần giúp.
Đây là câu chuyện khó tin nhưng hoàn toàn có thật. Hậu quả mà chàng trai phải gánh chịu là điển hình của việc được bố mẹ nuông chiều con cái quá mức.
Tính độc lập là phẩm chất cần có mà cha mẹ nào cũng phải rèn luyện cho con ngay từ khi còn nhỏ. Ngay cả khi không muốn, cha mẹ cũng nên để trẻ làm những công việc phù hợp với độ tuổi. Thay vì cho con cá, hãy đưa cho trẻ chiếc cần câu. Ở thời điểm hiện tại, với sự bao bọc của cha mẹ, cô bé, cậu bé đó có thể sống tốt. Tuy nhiên khi bố mẹ mất đi, liệu ai sẽ là người bao bọc chúng?
Thật đáng tiếc, ngày nay nhiều bậc phụ huynh đã bỏ qua chi tiết này, làm trẻ mất đi tính độc lập. Sự che chở bao bọc không đúng cách có thể là chất độc mãn tính đẩy trẻ vào bi kịch. Để nói về câu chuyện bao bọc sai cách nhất thì phải kể đến trường hợp của Dương Toả.
Dương Toả sinh năm 1986 tại Tín Dương, Hà Nam (Trung Quốc). Không phải là gia đình có thế mạnh về kinh tế nhưng là con một, cậu luôn được bố mẹ yêu chiều.
Theo QQ, người dân trong làng nói rằng khi lên 8 tuổi, anh vẫn được cha mẹ cho vào giỏ tre và khiêng đi vì lo bị ngã. Chỉ cần cậu bé thích gì, bố mẹ sẽ gắng hết sức để mua. Họ cũng không để đứa con trai của mình làm bất kì việc gì. Đôi lúc Dương Toả cũng muốn làm việc này việc kia nhưng chỉ cần chạm tay vào một chút, bố mẹ đã nhắc cậu ra ngoài chơi, không cần giúp.
Sau khi tan học, dẫu nhà gần trường, nhưng vợ chồng Dương Khiết Trì vẫn nhất định phải có 1 người đưa đón cậu. Với sự cưng chiều này, Dương Toả cho rằng việc học là khó khăn và không muốn học. Cậu chỉ học đến hết cấp 2 và bỏ.
Năm 13 tuổi, cha của Dương Toả qua đời vì bệnh gan, gánh nặng gia đình dồn lên vài người mẹ. Mặc dù vậy, mẹ cậu vẫn quyết không để cậu làm bất kì công việc gì. Tuy nhiên chính vì làm việc quá sức nên sức khoẻ của bà ngày càng giảm sút, tài chính gia đình cũng trở nên khó khăn.
Lúc này Dương Toả cũng đến tuổi trưởng thành, người mẹ đặt nhiều niềm hy vọng vào cậu con trai duy nhất. Vì được bao bọc từ nhỏ nên cậu bé họ Dương không thể làm được gì. Cậu vẫn dựa vào mẹ trong mọi việc từ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, đến kiếm tiền.
Vài năm sau, mẹ của Dương Toả qua đời vì bạo bệnh và cậu không còn ai để dựa dẫm. Anh họ vì thấy đáng thương nên đã giới thiệu cho cậu một công việc và rủ đi theo để làm việc trên công trường. Nhưng công trường là nơi làm việc vất vả nên Dương không thể chịu đựng nổi.
Cậu bỏ về nhà sau hai ngày làm việc. Sau đó người trong làng cũng giới thiệu cho cậu công việc bồi bàn. Nhưng vì quen được bố mẹ chăm sóc nên cậu cũng không hoàn thành công việc này.
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Tự Tin Là Gì 🍃 chi tiết