Tự lập là khả năng tự mình làm mọi việc mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Điều này bao gồm việc tự đưa ra quyết định, tự giải quyết vấn đề và chịu trách nhiệm với những hành động của mình. Tự lập thể hiện qua cách suy nghĩ, hành động và sự quyết tâm của mỗi người.
Ý nghĩa của tự lập:
Phát triển kỹ năng cá nhân: Tự lập giúp bạn phát triển các kỹ năng cần thiết như quản lý thời gian, tài chính và giải quyết vấn đề.
Tăng cường sự tự tin: Khi bạn tự mình làm mọi việc, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của bản thân.
Độc lập và tự chủ: Tự lập giúp bạn sống một cuộc sống độc lập, không phụ thuộc vào người khác.
Chuẩn bị cho tương lai: Tính tự lập giúp bạn sẵn sàng đối mặt với những thử thách và biến cố trong cuộc sống.
Cách rèn luyện tính tự lập:
Đặt mục tiêu rõ ràng: Xác định những gì bạn muốn đạt được và lập kế hoạch để thực hiện.
Tự làm việc một mình: Hãy thử tự mình làm những công việc hàng ngày mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
Quản lý tài chính: Học cách tiết kiệm và quản lý tiền bạc một cách hiệu quả.
Chăm sóc bản thân: Tự chăm sóc sức khỏe và tinh thần của mình..
Tự lập là một đức tính quan trọng, giúp bạn tự tin và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống.
Sống tự lập là sống dựa vào chính khả năng, sức lực của bản thân mình mà không cần phải trông đợi dựa dẫm vào người khác. Nhưng không có nghĩa biệt lập là chỉ biết đến mình không nhờ vả ai. Quan trọng là mọi sự giúp đỡ, góp ý đều có giá trị những kết quả chính vẫn do mình tạo ra.
Ý Nghĩa Của Tự Lập
Mời bạn đọc tham khảo thêm chia sẻ về Ý Nghĩa Của Tự Lập dưới đây:
– Tự lập giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm về những việc của mình đã và đang làm hằng ngày.
– Tính tự lập còn giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh, không ngại những thử thách khó nhằn, giải quyết các công việc, học tập một cách hiểu quả, tự làm chủ được cuộc sống, được mọi người kính nể.
– Đối với trẻ em khi có tính tự lập, chúng sẽ biết lập kế hoạch, hoàn thành các công việc được giao phó, có tinh thần vươn trong cuộc sống như học tập mà không cần sự nhắc nhở của ba mẹ; nỗ lực, chăm chỉ để đạt thành tích cao,…
– Tự lập cũng khiến con người sống có ích hơn, không dựa dẫm người thân, bạn bè để tránh tình trạng trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Từ đó họ trưởng thành, biết suy nghĩ chín chắn và làm việc cẩn thận hơn, đem lại kết quả tốt nhất.
Chia sẻ đến bạn đọc danh sách 10 Ví Dụ Về Tự Lập Hay Nhất dưới đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Tấm Gương Về Tính Tự Lập Nổi Tiếng – Mẫu 1
Có rất nhiều tấm gương tiêu biểu cho lối sống tự lập. Nhưng không thể không nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã ra đi tìm đường cứu nước khi mới chỉ là một chàng thanh niên còn trẻ tuổi. Chỉ với hai bàn tay trắng, không có bất kì một sự giúp đỡ nào, Bác vẫn ra đi về các nước phương Tây.
Dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng Bác vẫn không ngừng học hỏi để có thể tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Ngay cả khi đã trở thành một vị Chủ tịch nước – lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, Bác vẫn giữ được đức tính tốt đẹp đó.
Xung quanh Bác có rất ít người giúp việc, thường chỉ là những người thân cận nhất. Những việc Bác có thể tự làm thì đều không làm phiền đến người khác. Thế mới thấy, Hồ Chủ tịch chính là một biểu tượng của tính tự lập.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay đã phát huy được đức tính tốt đẹp ấy.
Câu Chuyện Về Tự Lập Ngắn – Mẫu 2
Nhìn lại câu chuyện về Mai An Tiêm và quả dưa hấu. Mai An Tiêm vốn là con rể của vua Hùng. Cuộc sống quyền quý và muốn gì được nấy song tất cả đều do chàng tự làm ra. Chàng có thể ngẩng cao đầu và tự hào rằng: Tất cả những thứ này, tất cả cơ ngơi này là do bàn tay tôi làm ra.
Câu nói ấy đã làm cho vua Hùng tức giận, đẩy chàng ra đảo hoang tự sinh tự diệt. Song, với bản lĩnh đã được tôi luyện, với cách sống tự lập không sống phụ thuộc vào kẻ khác, chàng đã chứng minh được cho vua Hùng thấy bản lĩnh của mình, dâng lên vua cha quả dưa hấu lòng đỏ ngọt lịm như tấm lòng và nhân cách của chàng.
Tự lập giúp cho Mai An Tiêm đứng vững được trước sóng gió. Ta đặt giả định chàng chỉ là kẻ biết phó mặc cuộc đời, một kẻ sống không tự lập, như vậy khi cao giọng nhận thành quả về mình có thể đường đường chính chính không?
Ví Dụ Về Tự Lập Trong Cuộc Sống – Mẫu 3
Thuở thiếu thời Picaso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Pa ris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi ” Ở đây có bán tranh của Picaso không?”. Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán đước và nổi tiếng từ đó. Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.
Ví Dụ Về Tự Lập Trong Học Tập – Mẫu 4
Tấm gương nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký. Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Ông đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân.
Cũng đôi chân ấy, ông đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo. Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”.
Ví Dụ Về Tự Lập Tài Chính – Mẫu 5
Steve Jobs – từ một con người rất bình thường nhưng bằng tính tự lập, luôn vượt qua những thách thức của cuộc sống, không dựa dẫm vào những đồng tiền và vị thế cả bố mẹ mà trở thành ông chủ của Apple vô cùng nổi tiếng…
Thần đồng Đỗ Nhật Nam chàng trai tài năng, niềm tự hào của Việt Nam bắt đầu cuộc sống tự lập ở Mĩ từ lúc 13 tuổi, luôn phấn đấu cố gắng không ngừng để đạt được những thành tích, bằng khen đáng khích lệ. Hay đôi khi chỉ đơn giản như việc ta cố gắng nghĩ cách giải của một bài toán khó, giúp đỡ cha mẹ những công việc vặt trong gia đình: quét nhà, chăm sóc em… Dù cho đó chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng đã bước đầu hình thành trong ta tính tự lập.
Ví Dụ Về Tự Lập Ấn Tượng – Mẫu 7
Câu chuyện Cậu bé bán thuốc lá trở thành nhà khoa học tài giỏi viết về một nhà khoa học thành danh ở Mỹ: Giáo sư – Tiến sỹ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Utah, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương về ý chí tự lập đáng khâm phục.
Giáo sư, Tiến sỹ Trương Nguyện Thành đã phải trải qua bao nhiêu năm gian nan, thử thách nơi đất khách quê người, nếm trải những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí đáng nể và đạt được những thành công như ngày hôm nay. Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường đã chọn.
Sống tự lập ngay từ nhỏ trong môi trường đói nghèo cơ cực đã rèn luyện cho Trương Nguyện Thành một bản lĩnh vững vàng, dám đương đầu với mọi khó khăn và một tấm lòng thương yêu con người, chính vì vậy mà ông mới có thể đạt tới những đỉnh cao khoa học và trở thành gương sáng cho thế hệ trẻ người Việt noi theo.
Ví Dụ Về Tự Lập Ngắn Hay – Mẫu 8
Issac Newton – chú bé luôn nghĩ ra những trò chơi kỳ lạ, chỉ là “một cậu bé đẻ non, ốm yếu, mồ côi cha ngay từ trước lúc lọt lòng” “vốn tính trầm lặng và âm thầm, lúc nào cũng đăm chiêu suy nghĩ, ít thích chơi bời… Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi.
Có thì giờ rỗi lại đến phòng thí nghiệm của ông Clác hoặc mê mải sáng chế những đồ chơi khác lạ”. Với những trò chơi thông minh tinh nghịch, hiếu động thời thơ ấu, Newton đã rèn luyện được cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này.
Tính độc lập, sáng tạo trong tư duy đã giúp ông trở thành một “nhà bác học vĩ đại ngay trong các nhà bác học vĩ đại” – người mà sau khi mất, trên bức tượng tưởng niệm ông người ta đã khắc câu thơ của Luycrexơ: “Người đã vượt lên trên tất cả những thiên tài”.
Ví Dụ Về Tự Lập Chọn Lọc – Mẫu 9
Edison, một nhà bác học nổi tiếng với nhân loại với những phát minh vĩ đại, đã tự mình tìm tòi, sáng chế ra những thí nghiệm quan trọng mà không phải dựa dẫm vào người khác. Hay gần gũi hơn cả, là những em bé vùng cao trên đất nước Việt Nam này. Bố mẹ phải đi làm từ sớm, các em phải ở nhà chăm em, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm… Chúng tự ý thức được những việc cần phải làm và sống tự lập.
Dẫn Chứng Về Tự Lập Trong Cuộc Sống – Mẫu 10
Mẹ mất, cha đi làm ăn xa, em Ngô Tuấn Em (SN 2000) học lớp 5C – Trường Tiểu học Tân Thành B2 đã sớm quen với cuộc sống tự lập. Bằng ý chí, nghị lực, Tuấn Em đã vượt qua khó khăn để đạt nhiều thành tích trong học tập và trở thành tấm gương sáng cho bạn bè cùng trang lứa.
Tuấn Em là em út trong gia đình có 4 chị, em. Nhà thuộc diện hộ nghèo của địa phương nên được Nhà nước cấp nền nhà ở tuyến dân cư thuộc ấp 1, xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng. Đầu năm 2013, do hoàn cảnh khó khăn, 2 chị lớn của Tuấn Em đang học lớp lớp 8 và 9 phải nghỉ học, cùng cha lên Bình Dương làm thuê kiếm sống.
Không lâu sau, Tuấn Em cũng nghỉ học theo mẹ lên Bình Dương tìm việc làm. Không may, mẹ em mất vì tai nạn giao thông trong lần đến công ty xin việc. Anh Ngô Văn Phương (SN 1969) – cha Tuấn Em cho biết: “Sau khi vợ mất, thương con nên tôi chở cháu về cho đi học lại.
Vì cuộc sống nghèo khổ, tôi lại trở lên xứ người tiếp tục làm thuê kiếm tiền nuôi con. Từ đó, Tuấn Em ở nhà cùng anh trai là Tuấn Anh (SN 2002) đến nay. Ban đầu tôi rất lo cho con, nhưng thấy anh em nó ngoan ngoãn, chăm học và biết tự lo sinh hoạt hằng ngày nên tôi cũng an tâm”.