Làm Chủ Bản Thân Là Gì, Biểu Hiện, Ý Nghĩa [10+ Dẫn Chứng Hay]

Làm Chủ Bản Thân Là Gì, Biểu Hiện, Ý Nghĩa ❤️️ 10+ Dẫn Chứng Hay ✅ Chia Sẻ Một Số Ví Dụ, Câu Chuyện Ngắn Liên Quan Đến Làm Chủ Bản Thân.

Làm Chủ Bản Thân Là Gì

SCR.VN sẽ giải đáp chi tiết cho bạn câu hỏi ”Làm Chủ Bản Thân Là Gì?” mà rất nhiều bạn đọc quan tâm đến một cách chi tiết nhất sau đây.

Làm chủ bản thân nghĩa là việc bạn cố gắng kiểm soát mọi cảm giác, suy nghĩ của mình trong mọi trường hợp để hướng đến mục tiêu cuối cùng. Luôn cố gắng đặt ra cho mình những quy tắc riêng để thực hiện công việc một cách tập trung và kiên trì nhất. Đây là cách tốt nhất để con người đạt được mục đích của mình trong cuộc sống.

Giới thiệu các bài ❤️️ Nghị Luận Về Tính Tự Chủ ❤️️ hay nhất

Ý Nghĩa Của Làm Chủ Bản Thân

Ý Nghĩa Của Làm Chủ Bản Thân đó chính là làm thay đổi thái độ sống, giúp con người nỗ lực, kiên định hơn và gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cả cuộc sống.

Những Biểu Hiện Của Làm Chủ Bản Thân

Tham khảo thêm Những Biểu Hiện Của Làm Chủ Bản Thân được tổng hợp ngay dưới đây:

  • Người biết làm chủ bản thân là biết tự đánh giá vấn đề thận trọng
  • Luôn biết kiềm chế cảm xúc, giữ vững tâm trạng, thông cảm và chia sẻ.
  • Ngoài ra, biết lắng nghe người khác.
  • Một trong những biểu hiện nổi bật của làm chủ bản thân đó là biết điều khiển hành vi phù hợp và hơn hết là biết chấp nhận.

Xem thêm 🌼 Ca Dao Tục Ngữ Về Tự Chủ 🌼 bất hủ

10 Dẫn Chứng Về Làm Chủ Bản Thân Tiêu Biểu

Danh sách 10 Dẫn Chứng Về Làm Chủ Bản Thân tiêu biểu dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để hoàn thiện bản thân mình.

Câu Chuyện Về Làm Chủ Chính Mình – Mẫu 1

Có một anh chàng luôn mua báo tại duy nhất một sạp báo. Dù người bán báo luôn giữ bộ mặt lạnh lùng và thiếu thân thiện, anh này luôn lịch sự nói “cám ơn” với ông kia.

Một ngày kia, khi một đồng nghiệp anh ta đã nhìn thấy thế và hỏi: “Ông ta vẫn luôn bán hàng với bộ mặt đó à?”

– Đúng.

– Tại sao bạn vẫn đối xử với ông ta lịch sự như vậy?

Anh này trả lời: “Tại sao tôi phải để cho ông ta quyết định hành động của tôi chứ?”

Thật chí lý!

Tại sao chúng ta lại cho phép kẻ khác gây ảnh hưởng đến những hành động và cảm xúc của chúng ta?

Chúng ta không thể cấm kẻ khác đối đầu với mình, nhưng chúng ta có thể kiểm soát những cảm xúc của riêng mình và không để bị họ ảnh hưởng.

Tất nhiên, nó yêu cầu một quá trình tu luyện để đạt được điều này. Chúng ta hãy bắt đầu từ việc thay đổi nội tâm mình để có để có thể kiểm soát được mọi hành vi trong mọi hoàn cảnh.

Bài Học Về Làm Chủ Bản Thân – Mẫu 2

Trong một cuộc hội thảo với đông đảo người tham dự, vị diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, chẳng nói chẳng rằng mà rút ngay trong túi ra một tờ 20 USD (tương đương 460 nghìn đồng).

Ông mỉm cười hỏi hơn 200 người ngồi bên dưới: “Có ai muốn lấy tờ 20 USD này không?”

Vô số cánh tay đồng loạt giơ lên.

Vị diễn thuyết gia lại hỏi: “Tôi định tặng cho 1 người bất kỳ trong hội trường này tờ 20 USD trong tay mình, nhưng trước đó thì người được tặng sẽ phải làm giúp tôi một việc.” Ông từ tốn nhìn lướt quanh một lượt: “Còn ai muốn lấy nữa không?”

Một số cánh tay vẫn đưa lên giữa không trung.

Diễn thuyết gia lớn tuổi mỉm cười: “Vậy nếu như tôi làm thế này thì sao?” Sau đó, ông ném tờ tiền xuống đất, dùng chân giẫm vào nó rồi bình thản nhặt tờ tiền lấm bẩn lên.

Ông tiếp tục hỏi: “Bây giờ còn ai muốn nó nữa nào?”

Vẫn có một vài người kiên trì giơ tay.

Lúc này, vị diễn thuyết gia chậm rãi phát biểu: “Các bạn vừa mới được học một tiết học vô cùng ý nghĩa. Bất luận tôi có làm gì với tờ tiền này, các bạn vẫn muốn có nó, bởi nó không hề bị mất đi giá trị của mình, vẫn luôn là 20 USD.

Trong cuộc đời, mỗi chúng ta đều rất nhiều lần bị quyết định của bản thân hoặc vì những hoàn cảnh khó khăn bên ngoài tác động mà gục ngã, mà tổn thương. Chúng ta cho rằng mình không xứng đáng thế nọ thế kia, nhưng cho dù có chuyện gì xảy ra, trong mắt Thượng đế, giá trị của chúng ta cũng không bao giờ thay đổi. Kỳ thực, bạn có sạch sẽ hay bẩn thỉu, ăn mặc lấm lem hay sang trọng thì cũng vẫn luôn là báu vật vô giá.”

Ví Dụ Về Làm Chủ Bản Thân Ngắn Gọn – Mẫu 3

Bạn Hưng lớp em là người biết làm chủ bản thân mình, dù xung quanh Hưng có rất nhiều bạn bè ham chơi, hay trốn học đi chơi và rủ Hưng cùng đi, hay rủ Hưng cùng tham gia đánh nhau, nhưng Hưng không bao giờ nghe theo cái xấu, Hưng luôn là học sinh gương mẫu, biết giúp đỡ bố me, học giỏi, được bạn bè thầy cô yêu quý.

Dẫn Chứng Về Làm Chủ Bản Thân Trong Cuộc Sống – Mẫu 4

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở làng quê Hà Tĩnh năm 1979, không may mắn như bao đứa trẻ khác, ngay từ khi lọt lòng, cậu bé Sơn đã có một thân hình không hoàn chỉnh, tứ chi co quắp, các ngón tay và chân dính chặt vào nhau. Càng lớn đôi tay của anh bị teo dần không có khả năng cử động nữa.

Tuổi thơ của anh cũng có bao hoài bão và mơ ước như các bạn cùng trang lứa, nhưng hoàn cảnh tật nguyền đã khiến anh không thể biến ước mơ thành hiện thực. Cậu bé Sơn mong một lần được cắp sách tới trường nên đòi bố mẹ cho đi học, nhưng ông bà chỉ biết lặng lẽ ngậm ngùi nhìn con mà nước mắt lã chã tuôn rơi.

Mãi khi lên 9 tuổi anh mới có điều kiện cắp sách tới trường. Cũng từ ngày đó dù nắng hay mưa, Sơn vẫn chăm chỉ gắng sức học tập. Sơn nhớ lại: “Để viết được chữ, tôi phải kiên nhẫn tìm cách để cặp bút vào chân tập viết. Lúc đầu rất khó viết và chữ xấu, nhưng tập dần dần rồi chữ cũng tròn đẹp hơn…”. Sang cấp 3 vì trường cách nhà quá xa và sức khỏe không cho phép, nên Sơn đành ngậm ngùi chấp nhận ngừng lại việc học tập của mình dù lòng không muốn.

Nhìn anh dùng đôi chân tàn tật của mình cặp lấy chiếc thìa xúc từng miếng cơm ăn ngon lành, tôi không khỏi xúc động, tự nhủ: “Động lực nào giúp anh vươn qua nghịch cảnh không may này, để tồn tại và giúp ích đời. Đôi chân anh thế kia mà làm sao anh có thể làm được những việc phi thường?”.

Anh Sơn luôn ý thức được số phận mình chịu nhiều thiệt thòi về cơ thể, nhưng phải làm sao để tiếp tục sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Hồi bé, từ việc nhỏ đến việc lớn đều phải có người giúp khiến anh cảm thấy tự ti, chua chát và đắng lòng. Chính từ cảm xúc đó mà khi lớn lên, anh khao khát được học nghề, được làm việc. Đó là động lực giúp anh vượt qua số phận.

Hàng ngày, Sơn lân la đến các xưởng mộc, ngồi dán mắt vào từng đường bào, nhát đục của các bác thợ, rồi về nhà tự mày mò làm theo. Nhưng làm sao được khi tay chân tật nguyền, thế là chiếc cưa tay được Sơn buộc thêm sợi dây thừng, chiếc dùi được nối thêm cán, chiếc đục đổi bằng cán gỗ. Nhiều khi đang làm bị cán đục đâm thẳng vào chân, chảy máu, trầy xước khắp người khiến bố mẹ xót xa.

Lúc đầu, sản phẩm làm ra cứ méo mó, góc cạnh, không bằng ai. Nhưng Sơn không chịu đầu hàng, cứ lao vào làm tiếp. Dần dà, những sản phẩm được Sơn làm ra ngày một đẹp hơn. Và rồi cuối cùng anh cũng trở thành… thợ mộc. Tôi hỏi: “Sao anh không kiếm một nghề dễ hơn để theo đuổi, vì nghề mộc rất khó lại đòi hỏi kỹ thuật và sức mạnh?”. Anh cười bộc bạch: “Vì mình yêu và đam mê với nghề mộc từ nhỏ, nên càng khó mình càng quyết tâm làm bằng được…”.

Năm 1991, Sơn giành giải Nhất nghề mộc của hội thi khéo tay do huyện đoàn Hương Khê tổ chức. Năm 1992, anh tiếp tục đoạt giải Nhất của hội nghị trẻ em nghèo vượt khó tổ chức tại Hà Nội. Anh chia sẻ: “Để đáp lại sự tin tưởng, kỳ vọng của mọi người, mình phải học cho thành thạo nghề mộc để tự nuôi sống bản thân và làm được cái gì đó dù nhỏ bé thôi đóng góp cho xã hội”.

Mong muốn giúp ích cho đời của Sơn đã trở thành hiện thực. Năm 1997, anh được Trung tâm Dạy nghề, phục hồi chức năng tỉnh Hà Tĩnh nhận vào dạy nghề cho các học viên khuyết tật. Tại đây, anh đã tìm thấy hạnh phúc cho cuộc đời mình cùng cô gái kém anh 3 tuổi, hiền lành, nết na, Nguyễn Thị Vân.

Dẫn Chứng Về Làm Chủ Bản Thân Trong Giao Tiếp – Mẫu 5

Jim mang một chiếc quần cũ vào bên trong một cửa hàng trên có đề tấm bảng ghi: “Mua bán quần áo cũ”. Anh ta hỏi ông chủ cửa hàng rằng:

Ông trả bao nhiêu cho cái quần này của tôi? Hai đô la – Ông chủ nhìn qua chiếc quần rồi trả lời một cách cộc lốc

Tôi nghĩ ít nhất nó cũng phải đáng giá năm đô la: Không – Ông chủ cửa hàng vẫn kiên quyết. – Nó chỉ đáng hai đô la

Ông chắc chứ? Jim hỏi: Chắc chắn như thế

Được rồi, tiền của ông đây! Sau đó Jim vừa nói vừa rút hai đô la đưa cho ông chủ và nói thêm. “Cái quần này được treo ngoài cửa tiệm của ông, nó có gắn bảng giá 6,5 đô la nhưng tôi nghĩ như vậy là mắc quá nên tôi muốn biết chắc giá thật của nó là bao nhiêu.

Dẫn Chứng Về Làm Chủ Bản Thân Hay Nhất – Mẫu 6

Tôi có một người bạn thân từ nhỏ là Linh, Linh là người vui vẻ, hoà đồng và cô ấy cũng không học quá giỏi. Nhưng khi lên đến lớp 12 thì trường tôi thay đổi lớp theo khối để giúp học sinh ôn luyện chuyên môn hơn cho kỳ thi đại học cuối năm. Linh kể rằng bố mẹ bạn ấy mong muốn bạn ấy theo học ban tự nhiên.

Nhưng Linh lại cho rằng việc theo tự nhiên là rất khó khăn vì Linh không theo học chuyên sâu từ ngày cấp 3 và hiện cũng có khá nhiều học sinh giỏi đang học khối này. Vì vậy Linh quyết định học ban xã hội vì với Linh thì có khả năng học tốt xã hội hơn. Sau một năm học tập và rèn luyện thì Linh đã đỗ vào ngôi trường đại học top 2 của ngành Linh theo đuổi.”

Từ câu chuyện trên, ta thấy được sự làm chủ bản thân của Linh trong suy nghĩ cũng như hành động. Với một quyết định quan trọng của bản thân Linh đã tự suy nghĩ và đánh giá được khả năng, sở thích của mình để lựa chọn được con đường học tốt nhất cho bản thân mình.

Tìm đọc thêm 💧 Tự Trọng Là Gì 💧 dẫn chứng cụ thể

Dẫn Chứng Về Làm Chủ Bản Thân Nổi Tiếng – Mẫu 7

Vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành cái tên nổi tiếng ở miền Bắc. Gương sáng Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo đức cho học sinh. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Kí rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương.

Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách tới trường, Kí thèm lắm. Thấy con ham học, năm Kí lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương Kí lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường, Kí tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến Nguyễn Ngọc Kí nghĩ ra nhiều cách để tập viết.

Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Kí lóe lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, Nguyễn Ngọc Kí đã kiên trì tập viết bằng chân.

Cô giáo đến thăm, mang cho Kí vài viên phấn. Thấy Kí quyết tâm, cô vui lòng nhận Kí vào lớp. Từ đó, manh chiếu gắn liền với đời học sinh của Kí. Kết quả, Nguyễn Ngọc Kí không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu.

Hết cấp 1, cấp 2, cấp 3, năm 1966, Nguyễn Ngọc Kí được tuyển thẳng vào khoa Văn trường Đại học Tổng hợp. Tốt nghiệp, Nguyễn Ngọc Kí về làng làm giáo viên với nhiều sáng tạo đặc biệt. Không thể dùng phấn để viết bảng nên thầy Kí chuẩn bị nhiều câu hỏi, câu đố xung quanh ý nghĩa bài giảng; viết những ý chính và đặc điểm nổi bật của tác phẩm vào tấm bìa lớn rồi dùng chân kéo sợi dây buộc vào ròng rọc để giới thiệu bài giảng.

Năm 1983, thầy đoạt giải nhất cuộc thi giáo viên giỏi Văn của tỉnh Nam Định. Từ năm 1993 đến nay, thầy tham gia giảng dạy tại Trường bồi dưỡng Giáo dục quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

Lúc còn ít tuổi, Nguyễn Ngọc Kí hai lần vinh dự được Bác Hồ tặng thưởng Huy hiệu của Người và gần đây, thầy đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú vì những đóng góp đáng kể cho ngành Giáo dục. Rõ ràng, từ một cậu bé bất hạnh, Nguyễn Ngọc Kí đã không ngừng phấn đấu vươn lên để trở thành người hữu ích.

Dẫn Chứng Về Làm Chủ Bản Thân Ý Nghĩa – Mẫu 8

Câu chuyện kể về cô người mẫu tên Madeline. Dù mắc chứng Down bẩm sinh nhưng Madeline vẫn khát khao trở thành người mẫu. Để thực hiện ước mơ, 9X bắt đầu chơi thể thao và giảm đến 20 kg. Sau thời gian dài nỗ lực, cô đã ký hợp đồng với thương hiệu thể thao Manifesta cũng như tham dự nhiều sàn diễn thời trang đẳng cấp như New York Fashion Week.

Dẫn Chứng Về Làm Chủ Bản Thân Đặc Sắc – Mẫu 9

Liz Murray sinh ra trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều mang trong mình căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Mẹ cô qua đời năm cô 15 tuổi, sau đó người cha phải chuyển đến khu tạm trú cho những người vô gia cư. Murray rơi vào cảnh không nhà cửa, không cha mẹ.

Vượt lên những mặc cảm tự ti, những ám ảnh tiêu cực “Tôi không thể”, Liz Murray vẫn luôn chăm chỉ làm việc, hằng đêm tìm nơi có ánh sáng để đọc sách. Cô gái ấy đã chiến thắng được số phận, chiến thắng được sự tự ti, để rồi có tên trong danh sách nhập học của Đại học danh tiếng Havard và sau này trở thành một diễn giả tài năng.

Dẫn Chứng Về Làm Chủ Bản Thân Chọn Lọc – Mẫu 10

Ta biết đến một Nick Vujicic sinh ra bị thiếu cả hai tay, hai chân, tưởng chừng tạo hóa đã lấy đi tất cả của anh. Nhưng không, anh đã chiến thắng chính mình, làm chủ bản thân để vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp tài chính năm 21 tuổi và trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng truyền cảm hứng tới ba triệu người trên thế giới với phương châm sống ý nghĩa “Cuộc sống không giới hạn”.

Nick Vujicic cùng với vô số những người đồng cảnh ngộ khác, họ đã phá vỡ đi cái giới hạn mà bản thân đang có, vượt lên trên hoàn cảnh cá nhân để vươn tới đỉnh cao, vậy mỗi chúng ta những con người vốn được sinh ra với hình hài đẹp đẽ khỏe mạnh lại chẳng có cớ gì mà không dám bứt phá để chiến thắng chính mình cả.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Tự Tin Là Gì 🌹 ví dụ chi tiết

Viết một bình luận