Tính Dân Tộc Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 10+ Ví Dụ Về Tính Dân Tộc Hay ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Câu Chuyện Mang Nhiều Giá Trị Trong Cuộc Sống.
Tính Dân Tộc Là Gì
Rất nhiều bạn đọc quan tâm đến câu hỏi ”Tính Dân Tộc Là Gì?”, vậy hãy cùng SCR.VN tham khảo đáp án ngay sau đây.
Tính dân tộc có thể được hiểu là những đặc điểm nổi bật của cộng đồng người có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, phương thức và chế độ chính trị trải qua một thời kì lịch sử lâu dài.
Tính dân tộc là một phẩm chất bản chất xã hội của văn học. Mỗi dân tộc có cách sống, cách cảm thụ thế giới và hệ giá trị riêng do truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tâm lí và ngôn ngữ tạo thành.
Cùng SCR.VN đón đọc ✅ Tinh Thần Dân Tộc ✅ là gì, ý nghĩa chi tiết
Ý Nghĩa Của Tính Dân Tộc
Ý Nghĩa Của Tính Dân Tộc đó chính là phản ánh “màu sắc” dân tộc của thiên nhiên, của đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
Những Biểu Hiện Của Tính Dân Tộc
Tiếp tục là chia sẻ về Những Biểu Hiện Của Tính Dân Tộc một cách chi tiết nhất:
Tính Dân Tộc Trong Giáo Dục
- Bài trừ, loại bỏ tận gốc những điều tiêu cực, trái với sự phát triển, tiến bộ trong thời buổi hiện nay
- Giữ gìn và phát huy một cách sâu rộng những giá trị tích cực, những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc
Tính Dân Tộc Trong Văn Hóa
- Ca ngợi truyền thống dân tộc, đặc điểm của tâm hồn, cốt cách của dân tộc.
- Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống đã có từ xa xưa
- Giữ gìn bức tranh thiên nhiên, nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc, các địa danh.
- Không được làm mất bản chất vốn có, không kệch cỡm, lố lăng của văn hóa, truyền thống của dân tộc ta.
Tính Dân Tộc Trong Lịch Sử
- Ca ngợi những người con ưu tú của dân tộc, trong các cuộc kháng chiến.
- Đề cập đến những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, các giai đoạn trong lịch sử
Tìm hiểu thêm 🌷 Đại Đoàn Kết Dân Tộc 🌷 ví dụ, biểu hiện
10 Ví Dụ Về Tính Dân Tộc Tiêu Biểu
SCR.VN gợi ý đến bạn 10 Ví Dụ Về Tính Dân Tộc Tiêu Biểu dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!
Câu Chuyện Về Tính Dân Tộc Hay Nhất – Mẫu 1
Nguyễn Du mặc dù học chữ Hán, thi cử bằng chữ Hán nhưng ông lại sáng tác Truyện Kiều bằng chữ Nôm và ở đó, ông như một nghệ sĩ đưa ngôn ngữ dân tộc lên một đẳng cấp, một tầm cao mới.
Rõ ràng, Truyện Kiều dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân nhưng chính những sáng tạo ngôn ngữ độc đáo, chính những giá trị nhân đạo sâu sắc thấm đẫm hồn dân tộc của Nguyễn Du đã Việt hóa hoàn toàn tác phẩm này.
Trên chất liệu văn học dân gian Việt Nam, trên cơ sở truyền thống văn hóa của dân tộc, Nguyễn Du đã khiến Truyện Kiều có một đời sống khác với cốt truyện nguyên bản của nó, giúp Truyện Kiều trường tồn với thời gian và vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia, hòa vào đời sống văn hóa của nhân loại.
Truyện Kiều với ngôn ngữ gần gũi với đời sống, khai thác hiệu quả kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ của văn học dân gian và chiều sâu giá trị nhân văn, nhân đạo, từ lâu đã đi vào mọi nẻo đường sinh hoạt của nhân gian. Trên thế giới hiếm có một tác phẩm có ảnh hưởng tới văn hóa dân tộc sâu rộng đến như thế.
Cũng chính bởi tính dân tộc thấm đẫm trong ngôn ngữ mà Truyện Kiều còn có những tác động tích cực, khai sinh ra một số loại hình nghệ thuật dân gian. Cùng với việc vẽ tranh Kiều, làm thơ vịnh Kiều của tầng lớp trí thức, dân gian lại có bói Kiều, lẩy Kiều, sáng tạo nên hình thức diễn xướng trò Kiều…
Ví Dụ Về Tính Dân Tộc Trong Bài Thơ Việt Bắc – Mẫu 2
Thơ Tố Hữu đã phản ánh đậm nét hình ảnh, con người Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, đã đưa những tư tưởng và tình cảm cách mạng hòa nhập và tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc.
Đề cập đến đề tài chiến tranh, bài thơ “Việt Bắc” hướng cảm xúc đến nghĩa tình thủy chung cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến, đó là một phẩm chất có ý nghĩa truyền thống của dân tộc. Bài thơ đã làm sống lại vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, vẻ đẹp của cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng ấm áp tình người, vẻ đẹp của lịch sử cách mạng Việt Nam một thời không quên.
Về nghệ thuật Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ, nhưng đặc biệt thành công trong các thể thơ truyền thống. Thơ lục bát kết hợp giọng cổ điển và dân gian, thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng có gốc rễ từ truyền thống tinh thần dân tộc, làm phong phú cho thể thơ lục bát dân tộc.
Bài thơ sử dụng cách nói “mình – ta” và lối đối đáp của ca dao dân ca, tạo nên một giọng thơ ngọt ngào thương mên, qua đó thể hiện những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.
Bài thơ sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc của dân tộc, những so sánh ví von truyền thống nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại. Bài thơ có sự chuyển đổi linh hoạt về ngôn ngữ, giọng điệu, tạo nên hiệu quả biểu đạt cao. Chất thơ mang đậm sắc màu núi rừng và cuộc sống của những người dân Việt Bắc.
Ví Dụ Về Tính Dân Tộc Ngắn Hay – Mẫu 3
Với chủ đề “Hướng về ánh mặt trời”, nhiều câu chuyện, bài học và tấm gương điển hình trong công tác xóa đói, giảm nghèo năm nay sẽ được giới thiệu tới khán giả trong chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau 2020”. Chương trình được truyền hình trực tiếp lúc 20 giờ 10 trên kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Ban Chỉ đạo Trung ương Các Chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.
Chương trình là một trong những hoạt động thường niên thiết thực nhằm vận động toàn thể nhân dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các cá nhân, người Việt Nam ở nước ngoài chung tay đóng góp nguồn lực vào Quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội, hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ví Dụ Về Tính Dân Tộc Đặc Sắc – Mẫu 4
“Đồng bào Việt phục” là một dự án sách tranh kết hợp công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR). Từ đồ án tốt nghiệp của ba sinh viên Thảo Nhi, Minh Thảo, Huyền Trân (Trường đại học FPT Cần Thơ), bộ tranh được yêu thích và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, khiến những người sáng lập quyết tâm biến thành một dự án cộng đồng “dài hơi”, quảng bá vẻ đẹp đa dạng của 54 dân tộc.
Cuốn sách với 108 bức tranh, 200 trang đồ họa tái hiện trang phục nam và nữ của 54 dân tộc, cung cấp thông tin chất liệu, họa tiết, ý nghĩa thiết kế cũng như khái quát nguồn gốc xuất xứ, cách ăn mặc gắn với lễ hội dân gian hoặc phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng của mỗi cộng đồng.
Với toàn bộ thành viên thuộc “thế hệ Z”, dự án có tạo hình ngộ nghĩnh, dễ thương và cách viết nội dung hợp xu hướng, thị hiếu giới trẻ. Đặc biệt, công nghệ AR giúp người xem vừa thấy hình ảnh nổi có chuyển động của nhân vật trong tranh, vừa nghe âm thanh của nhạc cụ hoặc làn điệu dân ca truyền thống.
Ví Dụ Về Tính Dân Tộc Chọn Lọc – Mẫu 5
Từ xưởng vẽ của mình ở Hà Nội, suốt 10 năm qua họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh miệt mài chế tác hàng nghìn búp bê mô phỏng phụ nữ các dân tộc Việt Nam trong trang phục truyền thống, với tính thẩm mỹ và độ chính xác cao.
Bộ sưu tập búp bê các dân tộc Việt Nam của anh được lựa chọn vào danh mục quà tặng Chính phủ, được bày bán tại nhiều sân bay, cửa hàng lưu niệm ở các khu du lịch, được nhiều du khách trong nước và nước ngoài ưa chuộng.
Họa sĩ kể rằng, ý tưởng làm búp bê đã nhen nhóm sau vài lần thấy khách du lịch ít mặn mà với búp bê len, giấy. Trong những chuyến đi miền núi năm 2011, anh choáng ngợp, mê mẩn trước trang phục của các cô gái dân tộc thiểu số, từ mầu sắc, kiểu cách đến trang sức.
“Nghĩ đến búp bê mặc trang phục truyền thống Nhật Bản, Hàn Quốc có giá cao mà vẫn được săn đón, tôi quyết tâm làm búp bê trưng bày mang đậm chất Việt để nhiều người biết và hiểu văn hóa Việt Nam hơn”, anh Hoàng Anh nói. Đến nay, bộ sưu tập độc đáo này lên tới con số gần 5.000 búp bê, với hai kích cỡ 25cm và 35cm, trong trang phục của 45/54 dân tộc.
Tiết lộ thêm những 🍓 Dẫn Chứng Về Giữ Gìn Bản Sắc Dân Tộc 🍓 hay nhất
Ví Dụ Về Tính Dân Tộc Ấn Tượng – Mẫu 6
Nguyễn Văn Thành là một người dễ gần, hoạt bát, có đức tính kiên trì, ham học hỏi. Chàng trai sinh năm 1978 này hiện đang là chủ nhiệm CLB Làng nghề truyền thống tò he Xuân La. Khi nhắc về nguồn cội của làng nghề truyền thống nặn tò he, Thành cho biết: “Nơi đây là làng nghề truyền thống nặn tò he nổi tiếng và duy nhất tại Việt Nam.
Là một trong những người có công tìm lại sự sống cho làng nghề, Nguyễn Văn Thành luôn có một trăn trở: Làm sao cho những con giống tò he có sức sống lâu bền và được nhiều người đón nhận hơn, nhất là với những cháu nhỏ. Suốt chặng đường dài gắn bó, Nguyễn Văn Thành đã có rất nhiều những chuyến lưu diễn, dự hội khác nhau trên khắp mọi miền đất nước để quảng bá về con giống làng nghề mình.
Anh cố gắng tìm tòi, thử nghiệm, sáng tạo, với nhiệt huyết và tình yêu nghề, yêu quê hương. Đi đến đâu, nghệ nhân trẻ Nguyễn Văn Thành cũng mong muốn mọi người biết đến nhiều hơn về mảnh đất đầy nắng và gió, nơi sản sinh ra nghề truyền thống nặn tò he nổi tiếng của quê hương mình.
Ví Dụ Về Tính Dân Tộc Ý Nghĩa – Mẫu 7
Trong trận chiến chống đại dịch Covid-19, với phẩm chất truyền thống “thương người như thể thương thân”, mỗi người dân Việt Nam không chỉ quan tâm bảo vệ sức khỏe bản thân mình, chấp hành nghiêm các quy định của cơ quan chức năng về phòng, chống dịch, mà còn nêu cao ý thức cộng đồng, chung tay góp sức kể cả vật chất và tinh thần, tạo nên “thế trận lòng dân” vững chắc để cùng Đảng và Nhà Nước chăm lo cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Ví Dụ Về Tính Dân Tộc Nổi Bật – Mẫu 8
Hiện nay những bài hát Việt Nam, đặc biệt là dân ca gần như xa lạ với các em học sinh (HS). Theo cô Phạm Tuyết Trinh, giáo viên (GV) Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Q.10, TP.HCM), cần phải làm một “cuộc cách mạng” thật sự về quan điểm dạy âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng, trong đó không nên chỉ chú trọng dạy chữ mà quên đi việc dạy người để hình thành nhân cách, đào luyện đời sống tinh thần và phát triển năng lực cảm thụ nghệ thuật cho HS.
Cô Tuyết Trinh cho biết, đối với GV dạy nhạc, trách nhiệm không hề nhỏ khi đứng trước một lớp học nhằm tạo hứng thú cho HS. Vì vậy GV phải vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp truyền đạt thông qua con đường âm thanh. Ngoài việc dung nạp kiến thức cho người học, “người nhạc trưởng” trên lớp phải biết phát huy chủ thể sáng tạo của HS.
Bằng mọi cách để khơi gợi các em tự bộc lộ chính mình. Cải cách phương pháp chính là đem lại cho tiết dạy một sức sống mới và một diện mạo sáng sủa hơn. Ngoài việc dạy lời và nhạc lý, GV nên mở rộng tầm mắt các em về kiến thức âm nhạc qua hệ thống tranh, ảnh các vùng miền như làng quan họ Kinh Bắc, cố đô Huế, sông nước miền Tây Nam bộ…
Vì đây là nơi khơi nguồn những dòng chảy của dân ca. Tính địa phương trong dân ca phải được khai thác triệt để vì đây là đặc sản riêng của dân ca vùng miền. Người dạy phải cho các em “đi tham quan” thỏa thích các vùng quê qua video clip hay băng ghi âm sinh động phục vụ đúng chủ đề bài học.
Ví dụ như dân ca Bắc bộ thì phát âm giọng Bắc, dân ca Nam bộ thì không thể trình bày bằng giọng miền Trung… Tốt nhất là có những bài hát mẫu cho HS thẩm âm và thưởng thức. Nhưng nếu khan hiếm thì hơn ai hết thầy cô chính là người ca sĩ đứng trước sân khấu lớp học để trình bày ca khúc cho các em nghe.
Ví Dụ Về Tính Dân Tộc Ngắn Nhất – Mẫu 9
Mặc dù hiện nay có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,…, đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới.
Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H’Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.
Dẫn Chứng Về Tính Dân Tộc Chi Tiết – Mẫu 10
Là nhà văn sinh ra ở đất kinh kỳ, Nguyễn Khải đã thể hiện sự tinh tế nhạy cảm của mình trước những nét văn hóa rất riêng của Hà Nội qua truyện ngắn “Một người Hà Nội” được rút từ tập “Hà Nội trong mắt tôi”.
Tác phẩm không chỉ thể hiện sự nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp văn hoá của miền đất này, không chỉ là sự xót xa cho sự mai một của những giá trị văn hoá. Mà quan trọng hơn là cả tác phẩm đã để lại cho mỗi chúng ta thật nhiều suy ngẫm về việc giữ gìn bản sắc văn hoá trong cuộc sống hôm nay.
Câu chuyện của Nguyễn Khải đâu chỉ dành cho con người của Hà Nội mà còn hướng đến tất cả những người Việt Nam nói chung để gửi đến thông điệp về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Văn hoá có thể một cách đơn giản là tất cả những giá trị, những nét đẹp về vật chất và tinh thần của xã hội, chừng nào con người còn tổn tại thi văn hoá cũng sẽ vẫn còn.
Đọc nhiều hơn 🍃 Ca Dao Tục Ngữ Về Kế Thừa Và Phát Huy 🍃 Truyền Thống Tốt Đẹp Của Dân Tộc