Tự Trọng Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện [15+ Ví Dụ Về Tự Trọng Hay]

Tự Trọng Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện ❤️️ 15+ Ví Dụ Về Tự Trọng Hay ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Những Tấm Gương, Câu Chuyện Ấn Tượng Nhất. 

Lòng Tự Trọng Là Gì

Lòng Tự Trọng Là Gì? Tự trọng là một tính từ dùng để chỉ phẩm chất đáng quý của con người, là sự coi trọng, biết gìn giữ những phẩm giá, phẩm chất và danh dự tốt đẹp của bản thân mình. Tự trọng có cách hiểu gần tương đồng với tự tôn.

Ý Nghĩa Của Tự Trọng

Chia sẻ đến bạn đọc Ý Nghĩa Của Tự Trọng dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!

  • Một trong những ý nghĩa của lòng tự trọng đó là có thể giúp chúng ta tự tin hơn, luôn có năng lượng tích cực mỗi ngày.
  • Với những người có lòng tự trọng thì sẽ luôn nhận lại được sự tôn trọng của người khác.
  • Giúp ta có động lực vượt qua những khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Ngoài ra, còn giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.
  • Khi bản thân có lòng tự trọng thì đương nhiên bạn sẽ nhận lại được sự yêu thương, quan tâm từ người khác một cách chân thành.

Hướng dẫn 💙 Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng 💙 ngắn hay

Những Biểu Hiện Của Tự Trọng

Nếu bạn quan tâm đến Những Biểu Hiện Của Tự Trọng là gì, hãy cùng SCR.VN theo dõi những chia sẻ sau đây.

  • Luôn cố gắng hoàn thành công việc mình chịu trách nhiệm bằng chính năng lực bản thân.
  • Có chứng kiến, kiên định với các định hướng, mục tiêu của bản thân, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực.
  • Sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra, không bao giờ đổ lỗi cho người khác để phủ nhận sai sót của bản thân.
  • Tự nhận ra lỗi lầm của bản thân và lắng nghe góp ý của người khác với thái độ cầu tiến.
  • Sống nhã nhặn, luôn chan hòa vui vẻ với người khác. Họ luôn ý thức rằng tôn trọng người khác là tôn trọng chính bản thân mình.
  • Bên cạnh đó, tự trọng còn được thể hiện trong nhiều hành động nhỏ như: không tham tiền bạc của người khác, nhặt được của rơi trả lại cho người mất. Lỡ va quệt vào người khác khi tham gia giao thông thì sẽ xin lỗi, hỏi han người đó cẩn thận,….

Đọc nhiều hơn với🍃 Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng 🍃 hay nhất

15 Ví Dụ Về Tự Trọng Hay Nhất

Cùng đón đọc ngay 15 Ví Dụ Về Tự Trọng Hay Nhất được tổng hợp dưới đây nhé!

Tấm Gương Về Tự Trọng Nổi Tiếng – Mẫu 1

Trong lịch sử Việt Nam, người anh hùng Trần Bình Trọng từng thốt lên đầy hào sảng và tự tin trước mặt kẻ thù cướp nước:

“Ta thà làm giặc nước Nam
Chứ không làm vua nước Bắc”

Câu nói này đã thể hiện thật đầy đủ lòng tự trọng của người anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng. Anh hiểu được cái nhân phẩm của mình phải trung với nước hiếu với dân, dù có phải hy sinh thì cũng phải làm ma trên chính quê hương thân yêu của mình. Anh chấp nhận chết còn hơn là làm vương trên đất của kẻ thù.

Đối với anh, làm vua trên đất của kẻ thù là một sự sỉ nhục lớn đối với danh dự, lương tâm và trách nhiệm của chính bản thân mình. Cao hơn lòng tự trọng, ở Trần Bình Trọng ta còn thấy được lòng tự hào, tự tôn dân tộc vô cùng sâu sắc và mãnh liệt.

Câu Chuyện Về Tự Trọng Ý Nghĩa – Mẫu 2

Có một tấm gương về lòng tự trọng mà chúng ta ai ai cũng biết, đó là người anh hùng Lí Tự Trọng. Sau khi bị giặc bắt và giam cầm, tra tấn ở khám lớn Sài Gòn , một thời gian không thu được kết quả, bọn chúng đưa Lí Tự Trọng về xử án. Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã mở một phiên tòa đại hình để xử một chiến sĩ cộng sản Việt Nam chưa đầy 18 tuổi. Lý Tự Trọng đã bị kết án tử hình.

Đứng trước cái chết, Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh chủ động biến phiên tòa của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản. Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân “mở lượng khoan hồng” vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành và “hành động thiếu suy nghĩ”, anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng.

Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.

Ý chí và hành động của anh là minh chứng hùng hồn về bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành, tinh thần bất khuất của người cộng sản, đồng thời là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hành động dũng cảm ấy của anh đã cho thấy lòng tự tôn rất cao của một con người có nhân cách cao đẹp và thà chấp nhận cái chết chứ không để mất đi lòng tự trọng của chính mình.

Bài Học Về Tự Trọng Hay Nhất – Mẫu 3

Câu chuyện kể về một cậu bé bán vé số trên đường. Đi qua một quán nước mời mua mà không ai chịu. Đi được một quãng, hai chàng thanh niên uống nước ở vỉa hè ném vỏ lon ra lòng đường. Cậu bé nhặt lên mà ai cũng nghĩ cậu lượm về đem bán. Nhưng không, cậu mang chúng vào thùng rác trước ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người.

Thấy thế một anh gọi cậu đến hỏi: “Tại sao em không đem về bán”. Cậu trả lời: “Cô giáo em dạy không được xả rác bừa bãi” – “Em còn đi học hả?” – “Dạ không em nghỉ rồi ạ”. “Lại đây anh mua vé số cho”. “Sao vừa nãy em mời anh không mua”. “Bây giờ anh tội nghiệp em”. “Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp”.

Lòng tự trọng của cậu bé thật khiến anh thanh niên phải suy ngẫm. Một bài học quý giá về cách cư xử giữa con người với nhau. Lòng tự trọng của cậu bé bán vé số thực sự khiến tôi nhận ra được nhiều điều.

Ví Dụ Về Tự Trọng Trong Văn Học – Mẫu 4

Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Ông Hai là một người nông dân phải đi ẩn cư bởi làng ông bị giặc chiếm đóng. Nhưng trong tiềm thức của mình, ông Hai vẫn luôn luôn đau đáu về một làng quê – nơi mà mình chôn nhau cắt rốn, sinh ra, lớn lên và trưởng thành.

Tuy phải ẩn cư nhưng trong ông Hai vẫn mang trong mình lòng tự trọng, niềm tin và phẩm giá của chính bản thân ông hay là những người dân ở làng ông. Họ là những con người không bao giờ có thái độ hòa hoãn với giặc, đầu hàng giặc mà luôn luôn có tinh thần kháng chiến, dũng cảm mà đứng lên bảo vệ làng xóm, quê hương. Đó là lòng tự trọng đồng thời là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc sâu sắc.

SCR.VN gợi ý ✅ Tôn Trọng Là Gì ✅ biểu hiện

Ví Dụ Về Tự Trọng Trong Lịch Sử – Mẫu 5

Ngay từ xa xưa cha ông ta đã là những tấm gương sáng về lòng tự trọng. Đó là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn yêu nước căm thù giặc sâu sắc “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.

Ông không chịu khuất phục trước kẻ thù, không chấp nhận để lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của một tướng võ triều đại nhà Trần bị chà đạp. Đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm lui về ở ẩn để giữ gìn khí tiết, không vướng danh lợi và đồng tiền khi sống trong xã hội “Còn tiền còn bạc còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

Ví Dụ Về Tự Trọng Trong Cuộc Sống – Mẫu 6

Câu chuyện bác nông dân Lê Hảo ở Quảng Ngãi đem trả lại 152 triệu tiền huyện bồi thường nhầm cho gia đình ông với lí do “Không phải của mình thì trả lại”. Liệu rằng trong xã hội đồng tiền như hiện nay có bao nhiêu người làm được như bác. Ta khoan bàn đến việc tắc trách của cán bộ mà hãy lấy việc làm của bác Hảo làm tấm gương cho mình.

Ví Dụ Về Tự Trọng Tiêu Biểu – Mẫu 7

Hôm đó là một buổi sáng mùa đông rét buốt, em và đám bạn đang trên đường đạp xe đi học thì gặp một ông cụ già mặc một chiếc áo khoác mỏng bạc màu, sờn chỉ bán tăm ngồi bên cạnh cột đèn giao thông giữa ngã tư phố. Đèn đỏ dừng lại, chúng em thấy ông già tay chân run lẩy bẩy cầm rổ tăm đi mời mọi người.

Mọi người dừng như không quan tâm lắm đến lời mời của cụ, người thì lắc đầu, người xua tay, người thậm chí không thèm trả lời. Chúng em không ai bảo ai, tự mỗi đứa móc ra trong túi đứa ít thì 2 nghìn, 3 nghìn, đứa nhiều thì 5 nghìn tiền ăn sáng dúi vào tay em. Em cầm số tiền đó, xuống xe chạy lại phía ông cụ, và đưa số tiền chúng em gom góp: Ông ơi, đám chúng cháu có chút tiền ăn sáng biếu ông ăn sáng ạ. Ông cầm nhé

Nói xong, em cúi người lễ phép chào ông rồi toan chạy lại xe để kịp đi học thì nghe tiếng ông cụ gọi theo: Cháu bé ơi cháu quên lấy tăm này. Em thấy vậy liền nói vội theo: Ông để tăm đó bán tiếp, chúng cháu không lấy đâu ạ.

Nhưng không, ông cụ tranh thủ những giây đèn đỏ cuối cùng để tiến về phía đám chúng em, dúi vào tay chúng em mấy gói tăm và nói: Ông đi bán tăm nhưng không đi xin tiền, đặc biệt đây còn là tiền ăn sáng của các cháu nhỏ. Các cháu tuy còn nhỏ nhưng rất hiểu chuyện và hiểu thảo, ông nhận lòng tốt của các cháu.

Nghe đến đây cả đám cũng chỉ biết cúi đầu cảm ơn ông và cầm lấy đồ.

Trên đường đi, không ai bàn về câu chuyện ông lão bán tăm vừa rồi, nhưng nhìn nét mặt đứa nào cũng hớn hở vì đẫ làm được việc tốt, thậm chí còn nhận được bài học cho riêng mình “Trong bất kì trường hợp nào cũng phải giữ được lòng tự trọng của mình như cụ ông”.

Ví Dụ Về Tự Trọng Đặc Sắc – Mẫu 8

“Vé số! Vé số! Chiều xổ đây!” Đó là tiếng rao của đứa trẻ trạc tuổi tôi mà mỗi lần đi ngang qua tiệm cà phê Ngọc Châu cạnh bờ hồ Trúc Giang thuộc trung tâm thị xã mà tôi thường nghe rất quen thuộc. Thú thật là tôi không biết tên bạn ấy và cũng không rõ nhà bạn ấy ở chỗ nào?

Nghe tiếng rao chào mời dẻo quẹo, hay hay, tôi và Vượng dừng lại nhìn cậu bạn rao mời hết bàn này đến bàn khác: “Cặp vé số gánh đẹp lắm anh ơi, mua giùm em! Còn cặp này số đẹp rồng bay, hay ra lắm! Và đây nữa, cặp nguyên số thần tài, chú mua đi, chiều “dô” đây!”…

Lời chào mời của cậu vừa dịu dàng vừa tha thiết, làm cho khách hàng không có ý định mua cũng phải xiêu lòng mua vài ba tờ. Bất chợt có một vị khách ăn mặc sang trọng vẫy cậu tới, nói: Cặp “thần tài” bao nhiêu tờ hả cháu?

Dạ, năm mươi ạ! Vị khách cầm lấy cặp vé số, rồi rút bóp đưa cho cậu tờ giấy bạc một trăm nghìn loại tiền mới. Cậu cầm lấy, vẻ mặt hớn hở, cám ơn vị khách. Vị khách đi rồi, cậu tần ngần nhìn theo như muốn gửi lời chào cảm ơn. Thế rồi, cậu mẩn mê tờ giấy bạc. Bỗng cậu hớt hơ hớt hải đuổi theo vị khách. Vừa chạy cậu vừa kêu to:

– Chú gì ơi! Chờ cháu với! Chú trả dư tiền cho cháu một trăm ngàn, nè!

Ông khách cảm động xoa đầu cậu, nói: Cảm ơn cháu! Cháu là một đứa trẻ thật thà trung thực có lòng tự trọng. Chú biếu luôn cho cháu đấy! Không! Cháu không nhận đâu. Chú mùa giùm cháu nhiều như thế là cháu cám ơn rồi.

Nói xong, cậu nhét tờ giấy bạc năm mươi ngàn vào túi vị khách rồi tung chân sáo nhảy đi, miệng huýt gió bài gì đó không rõ.

Ví Dụ Về Tự Trọng Ngắn Gọn – Mẫu 9

Sáng chủ nhật tuần trước, mẹ chở tôi đi ăn sáng ở một tiệm phở trên đường Lý Thái Tổ. Khách ăn khá đông, ngồi kín cả mấy dãy bàn phía trong nên mẹ con tôi phải ngồi ở chiếc bàn ngoài cùng, sát vỉa hè.

Lúc hai tô phở thơm ngon vừa được bưng ra thì một cậu bé trạc mười tuổi, trên tay cầm một xấp vé số tiến lại gần chỗ mẹ tôi, cất tiếng mời: Cô ơi! Mua mở hàng giùm con mấy tờ lấy hên đi cô!

Mẹ tôi vốn là người ít khi mua vé số nhưng trước vẻ ngây thơ và tội nghiệp của cậu bé, mẹ cũng mua hai tờ và đưa cho cậu bé năm ngàn đồng, bảo khỏi phải trả lại tiền thừa.

Cậu bé loay hoay tìm trong mớ tiền lẻ, lấy ra một ngàn rồi đưa trả mẹ tôi bằng cả hai tay: Cháu gửi lại cô ạ!

Mẹ tôi khen cậu bé ngoan, tuy nhỏ mà đã có lòng tự trọng.

Ví Dụ Về Tự Trọng Chọn Lọc – Mẫu 10

Người Nhật Bản nổi tiếng là những người có lòng tự trọng và kỉ luật cao, điều đó đã khiến họ trở thành một quốc gia hùng mạnh như ngày hôm nay. Kỹ sư Nhật Bản Kishi Ryoichi trong quá trình xây dựng một cây cầu ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đứt cáp.

Ông đau đớn và suy sụp nặng nề, không lâu sau ông tự sát và viết thư để lại nhận trách nhiệm về mình. Có lẽ ông không phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự cố đó, nhưng với lòng tự trọng sâu sắc ông không thể tiếp tục sống mà lựa chọn cái chết. Cái chết của ông đã gây tiếc thương trong lòng nhiều người và người ta cũng càng kính nể hơn nữa lòng tự trọng của ông và của đất nước Nhật Bản.

Tìm hiểu thêm 🌷 Lễ Phép Là Gì 🌷 dẫn chứng cụ thể

Ví Dụ Về Tự Trọng Đặc Sắc Nhất – Mẫu 11

Một buổi sáng đi học, em và mẹ gặp một ông cụ già bán tăm ngồi bên cạnh cột đèn giao thông giữa ngã tư phố.

Đèn đỏ dừng lại, hai mẹ con thấy ông già lẩy bẩy cầm rổ tăm đi mời mọi người. Người thì lắc đầu, người xua tay, người thậm chí không thèm trả lời. Mẹ thương quá, cho em 10 nghìn để chạy lại cho ông cụ. Em xuống xe, đi đến bên ông cụ và đưa ông tờ bạc: Ông ơi, mẹ cháu cho ông chút tiền. Ông cầm nhé

Em toan chạy lại xe mẹ thì nghe tiếng ông cụ gọi theo: Cháu bé ơi cháu quên lấy tăm này.

Em thấy vậy liền nói vội theo: Ông để tăm đó bán tiếp, cháu không lấy đâu ạ

Nhưng không, ông cụ tranh thủ những giây đèn đỏ cuối cùng để tiến về phía em và mẹ, đưa cho mẹ hai gói tăm và nói: Tôi đi bán tăm nhưng không đi xin tiền. Hai mẹ con có lòng, tôi cảm ơn, cầm lấy cho tôi nhé.

Mẹ gật đầu cảm ơn ông cụ và cầm lấy đồ. Trên đường đi, mẹ bảo em: Con phải nhớ, trong bất kì trường hợp nào cũng phải giữ được lòng tự trọng của mình như cụ ông con nhé!

Ví Dụ Về Tự Trọng Ngắn Nhất – Mẫu 12

Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:

“Người lớn: 30.000 đồng
Trẻ em trên 5 tuổi: 10.000 đồng
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”

Đọc xong, ông nói với người bán vé: Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.

Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.

– Vâng. Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.

– Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.

Câu chuyện về lòng tự trọng này có thể nói chính là tấm gương của người bố vô cùng quan trọng để con cái có thể noi thoi.

Ví Dụ Về Tự Trọng Nổi Tiếng – Mẫu 13

Mai và An học cùng lớp với nhau. Hôm nay, đến lớp An nhận được thông báo nộp tiền quỹ lớp. An vốn dĩ nhà nghèo nên không mấy khi cậu có tiền sẵn trong người. Nên An đã quyết định vay tiền của Mai để nộp cho cán bộ lớp. Biết An là học sinh ngoan lại nhà nghèo nên Mai ngay lập tức đồng ý cho bạn mượn. Khi nộp xong An quay lại cảm ơn bạn và hứa ba ngày nữa sẽ trả lại tiền.

Đi học về, An định sẽ xin mẹ tiền trả Mai, nhưng An vô tình nghe được câu chuyện của mẹ và bố về khoản tiền nợ mà bác Tư sắp phải trả. Nghĩ lại, An không muốn xin mẹ nữa, để mẹ đỡ phải lo thêm. An quyết định tranh thủ tan học đi bắt một ít cua để bán lấy tiền. Đúng như hẹn, ba ngày sau, An trả Mai 20 nghìn tiền đã vay nộp quỹ. Mai nghĩ thầm, An quả là một bạn học sinh có lòng tự trọng.

Ví Dụ Về Tự Trọng Hay – Mẫu 14

Năm 1996, một anh thanh niên vừa cao vừa gầy đạp xe đạp gõ cửa từng nhà để tiếp thị sản phẩm. Nhưng đại đa số mọi người đều từ chối như một thói quen. Có những người thậm chí còn không thèm mở cửa. Máy quay đã ghi lại toàn bộ sự nghèo khó, khốn đốn và bất lực của chàng trai tướng mạo không mấy xuất chúng này. Đồng thời cũng đả kích đến lòng tự trọng của cậu ấy.

Đứng trước những vấp ngã trong sự nghiệp, cậu ấy không những không từ bỏ. Mà còn tự hứa với lòng mình rằng: “Chỉ vài năm nữa thôi, thành phố này sẽ không còn đối xử với mình như vậy. Chỉ vài năm nữa tôi, các người đều sẽ biết tôi làm gì”.

20 năm sau, ông ấy đã làm được, ông ấy chính là người sáng lập Alibaba Jack Ma. Trong quá trình phấn đấu, ông ấy không những có được lòng tự trọng. Mà đồng thời còn thực hiện được giá trị của bản thân mình.

Lòng tự trọng là nhân cách, nó không liên quan đến xuất thân, giàu nghèo, tướng mạo cũng như chức vị. Muốn cao quý trước mặt người khác thì phải chịu khổ sau lưng người khác. Lòng tự trọng thực sự là một sự kiên trì ở trong trái tim. Bất cứ lúc nào, chúng ta cũng đều phải học cách giữ gìn lòng tự trọng trong nhân cách.

Dẫn Chứng Về Tự Trọng Chi Tiết – Mẫu 15

Gia đình bà Nguyễn Thị Chi (ngụ ấp Công Bình, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) là một trường hợp điển hình về hộ nghèo.

Cái nghèo đeo bám gia đình này không phải vì xuất phát từ lười biếng, cờ bạc, rượu chè… như nhiều trường hợp khác mà là do xuất phát điểm đã nghèo, rồi sau đó người chồng là ông Mai Văn Thi mắc bệnh khô phổi, hở van tim… Một mình bà Chi cáng đáng gia đình, chăm chồng, nuôi con. Khi phải bán đi 5.000 m2 đất cha mẹ chia cho để có tiền lo thuốc thang cho chồng, gia đình bà rơi ngay vào cảnh kiệt quệ.

Hàng chục năm qua, trên chiếc xe đạp cũ được hàng xóm cho, ngày nào bà Chi (nay đã 62 tuổi) cũng rong ruổi hàng chục km để bán cá, mắm, rau đồng… Khi không có hàng gì để bán thì ai thuê gì làm đó, từ rửa chén cho các quán ăn, tiệc cưới, làm cỏ…

Điều đáng quý là, bây giờ, sau 11 năm trong diện hộ nghèo, và nay đương nhiên vẫn nghèo, nhưng vợ chồng bà vẫn quyết định nộp lên ngành chức năng địa phương để xin ra khỏi hộ nghèo.

Lập luận của vợ chồng bà Chi rất đơn giản, rằng biết ra khỏi diện hộ nghèo thì gia đình sẽ mất đi một số quyền lợi nhưng vì nhiều trường hợp còn khó hơn và đang cần giúp đỡ nên phải nhường suất hỗ trợ chính sách cho họ. Vả lại, nay con cái đã tự lập được, bệnh tình của chồng bà cũng đỡ dần, nhà nước cũng đã hỗ trợ một ít tiền để gia đình làm được căn nhà…

Cuối năm ngoái, dư luận cũng xôn xao với việc cụ Đỗ Thị Mơ (83 tuổi; ngụ xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) dù hằng ngày vẫn đạp xe đi bán rau nhưng khi thấy bản thân có đủ điều kiện để không còn nghèo nên đã chủ động đạp xe tới UBND xã 2 lần để xin được thoát nghèo.

Ở xã Hướng Lập, huyện miền núi Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị mới đây cũng có chuyện hàng loạt hộ nghèo đã viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Báo chí đã gặp những hộ này và ghi nhận là họ vẫn còn nhiều khó khăn nhưng ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên thoát nghèo.

Những người như bà Nguyễn Thị Chi, cụ Đỗ Thị Mơ hay chủ các hộ dân chủ động xin thoát nghèo ở xã Hướng Lập đúng là nghèo nhưng là những tấm gương sáng của lòng tự trọng. Hành động của họ chứng minh một nhận thức rất rõ ràng, rất đáng trân trọng về sự nỗ lực vươn lên, rũ bỏ dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng.

Xem thêm 💌 Lễ Độ Là Gì 💌 ví dụ, dẫn chứng

Viết một bình luận