Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên ❤️️ 34+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Văn Mẫu Đặc Sắc Nhất Giới Thiệu Về Loài Cây Quen Thuộc Này.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Cây Nhãn Hưng Yên
Dàn Ý Thuyết Minh Về Cây Nhãn Hưng Yên giúp các em có thể triển khai bài văn logic và mạch lạc nhất.
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây nhãn lồng và đặc sản quả nhãn lồng Hưng Yên
- Thân bài:
- Nguồn gốc cây nhãn:
- Là cây cận nhiệt đới, nguồn gốc từ Trung Quốc
- Có nhiều loại nhãn nhưng ngon nhất là nhãn lồng, ở Việt Nam Hưng Yên là vùng trồng nhãn lồng ngon nhất.
- Đặc điểm cây nhãn:
- Cây cao 5-10 mét, vỏ xù xì, nhiều cành.
- Lá kép hình lông chim.
- Mùa hoa từ tháng 2 – 4, hoa màu vàng nhạt mọc thành chùm.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về nhãn lồng Hưng Yên.
Chia Sẻ Bài 🌵 Thuyết Minh Về Hưng Yên ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hưng Yên Hay
Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Nhãn Hưng Yên – Bài 1
Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Nhãn Hưng Yên là chủ đề rất thường hay gặp trong các bài ôn tập cho bài thi cuối kì.
Mùa hè là mùa của những loại trái cây và loại hoa ngát hương, hữu sắc, hữu tình, ngọt trong vị, ngạt trong hương. Và trong số đó, hẳn cây nhãn là loại cây quen thuộc và là hương vị không thể thiếu mỗi khi hè đến phải không nào. Vậy thì hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cây nhãn nhé.
Cây nhãn là loại cây nhiệt đới lâu năm có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Cây cao 5–10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7–20 cm, rộng 2,5–5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô.
Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Cây nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn.
Cây nhãn có nhiều loại, nhãn super, nhãn tiêu da bò và lồng Hưng Yên là loại nhãn nổi tiếng nhất ở nước ta. Nhiệt độ bình quân hàng năm 21-27oC thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển. Nhãn cần nhiều ánh sáng, thoáng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây nhãn thích hợp với ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Nhãn là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng và rất dễ nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài. Cây nhãn sinh trưởng tốt trong điều kiện đất thoát nước, tơi xốp, pH nước khoảng 5,5-6,5.
Cùi nhãn khô hay long nhãn nhục dẻo, có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, hay hoảng hốt, khó ngủ. Hạt nhãn được dùng để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân.
Ngoài ra long nhãn nhục cũng được dùng trong chế biến một số món chè. Hương vị của quả nhãn rất thanh đạm và tươi mát, không ngọt sắc như đường nhưng lại rất đặm đà và dễ tan vào miệng. Đặc biệt khi thưởng thức nhãn thì thật tuyệt khi chạm lưỡi vào cùi nhãn ròn và ngọt, dường như hương vị ngọt ngào của mùa hè đã được thu lại cả vào trong đó.
Dinh dưỡng là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành trái (ngoại trừ các yếu tố như thời tiết, nhiệt độ và lượng mưa). Bón phân hợp lý sẽ làm cho năng suất được ổn định. Thiếu phân, đặc biệt là thiếu đạm và kali sẽ làm cho trái rụng, trái nhỏ và cơm mỏng.
Việc cung cấp phân cũng giống như tưới nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến suốt vụ, đặc biệt là sự phát triển của chùm hoa, sự ra trái và thời kỳ sinh trưởng, ra đọt ở vụ sau. Liều lượng phân bón cho nhãn cần căn cứ vào độ lớn của cây, sản lượng quả hàng năm, giống và độ màu mỡ của đất để bón phân.
Cây nhãn đã trở thành một trong những loại cây ăn quả được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi. Đặc biệt những loại nhãn nổi tiếng như nhãn lồng Hưng Yên đã đưa tên tuổi của nước ta ra thị trường thế giới khó tính như Nhật Bản, Mỹ hay Hàn Quốc. Cây nhãn là một trong những loại cây không thể thiếu trong mùa hè bởi hương vị và giá trị sử dụng của nó.
Cây nhãn đã trở thành một loại cây giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta, và đồng thời tăng thêm thu nhập cho những người dân, đưa tên tuổi của nước ta sang những thị trường tiêu dùng rộng lớn, để ngày càng khẳng định uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tham Khảo Bài 🌵 Thuyết Minh Về Kẹo Dừa Bến Tre ❤️️ Đặc Sản Bến Tre Hay
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên – Bài 2
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên giúp các em có thêm nhiều thông tin hay và hữu ích về loài cây thân quen này.
Hạ vừa là mùa của nắng của gió lại vừa là mùa nở rộ của biết bao nhiêu loại trái cây thơm ngon. Là xoài vàng ươm chín ngọt, là sấu xanh chua chua, là mít thơm lừng ngọt sắc, và còn là nhãn dịu nhẹ mà thơm giòn. Nhãn là loài cây, là thức trái quen thuộc và gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ.
Ở nước ta nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên, mùa vụ của loại nhãn này thường từ cuối tháng tám đến cuối tháng chín. Còn với nhãn nói chung thì mùa vụ là khoảng tháng bảy, đến tháng tám là thời điểm nhãn chín rộ. Nhãn là cây thân gỗ, cao từ năm đến mười mét, vững chắc. Từ thân, cây mọc ra nhiều cành cây như những cánh tay với những tầng lá rậm rạp. Cũng giống như phượng, lá nhãn là loại kép hình lông chim, các lá mọc so le hai bên gân chính, mỗi lá kép thường có năm đến chín lá đơn.
Trên nền xanh của lá còn điểm xuyết sắc vàng nhàn nhạt của hoa nhãn. Hoa nhãn nhỏ xíu như sao nhưng vẫn dễ dàng được nhìn thấy cũng như ngôi sao luôn tỏa sáng trên bầu trời xanh mát, thường mọc thành chùm ở đầu cành hoặc xen vào các kẽ lá. Có hoa thì sẽ có quả, khi hoa nhãn già rồi rụng xuống thì quả nhãn bắt đầu đâm trổ thành những quả bé xíu như chỉ có vỏ với hạt. Vỏ nhãn màu nâu nhạt hoặc vàng xám, nhẵn. Hạt nhãn đen nhánh.
Trong phiên âm từ tiếng Trung ra tiếng Hán Việt, nhãn được gọi là “long nhãn”, nghĩa là “mắt rồng” cũng chính bởi màu đen của hạt trồng và hình dáng tròn trông như mắt rồng. Nằm giữa lớp vỏ mỏng bao bên ngoài và hạt là lớp cùi nhãn có màu trắng ngà, hơi trong.
Nhãn cũng có nhiều loại, các loại nhãn thường có sự khác biệt ở quả, đặc biệt là phần cùi nhãn. Nhãn xuồng cơm vàng là giống nhãn có gốc ở Vũng Tàu nước ta, cùi dày và có màu vàng trong, ít nước, vị ngọt và giòn sần sật. Nhãn tiêu da bò thì có nguồn gốc ở Huế, quả nhỏ. Nhãn lồng Hưng Yên thì quả to, vỏ không nhẵn mà hơi gai, dày và màu vàng sậm đặc trưng. Cùi nhãn dày, khô, mọng nước và hạt nhãn nhỏ. Loại nhãn này có vị ngọt của đường phèn.
Đây là loại nhãn có giá thành khá đắt nhưng bởi những lợi thế về quả và hương vị thơm ngọt nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, đây cũng là loại nhãn bị “làm giả” nhiều nhất khi có nhiều thương lái dùng loại nhãn Trung Quốc hay nhãn Thái Lan và lừa gạt người mua hàng rằng đó là nhãn lông Hưng Yên, gây nhiều thiệt hại về tiền bạc và lòng tin của người mua.
Là cây cho quả nên quả nhãn là loại thực phẩm, được ăn trực tiếp mà không phải qua chế biến. Bên cạnh đó thì nhãn cũng được nấu thành chè, làm nhãn sấy khô để sử dụng quanh năm do nhãn chỉ có một mùa vụ trong một năm, là nguyên liệu làm bánh nhãn, … Nhãn cũng là một loại thuốc đông y hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh như bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, khó ngủ,…
Nhãn là loại quả chứa nhiều vitamin C giúp chống các bệnh cao huyết áp, bệnh tim hoặc các bệnh về xương khớp. Vì tác dụng và chất dinh dưỡng nó bao chứa nên nhãn được nhiều người yêu thích.
“Đêm. Hương nhãn đặc lại
Thơm ngoài sân trong nhà
Mẹ em nằm thao thức
Nhớ anh đang đi xa…”
( “Hương nhãn” Trần Đăng Khoa )
Cây nhãn là một hình ảnh quen thuộc của làng quê với những vườn nhãn xanh mướt quanh năm, với những chùm quả lúc lắc trên cành vào mùa nhãn chín. Mùa hè nóng nực mà được thưởng thức những trái nhãn ngọt sắc lịm với hương thơm dễ chịu, cảm nhận những cùi nhãn dày mọng nước thì còn gì bằng.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Thuyết Minh Về Cây Nhãn Hưng Yên Ngắn – Bài 3
Thuyết Minh Về Cây Nhãn Hưng Yên Ngắn gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách dùng từ ngữ linh hoạt và sinh động.
Mảnh đất Việt Nam với khí hậu nhiệt đới đã ban tặng cho chúng ta vô vàn loại hoa quả, trái cây vừa ngon lại phong phú và đa dạng, rất nhiều loại trong đó trở thành đặc sản và đa số mỗi vùng miền lại có cho mình những trái cây đặc sản riêng. Nếu như Bắc Giang có vải thiều thì Hưng Yên có nhãn lồng hay còn gọi là nhãn tiến vua bởi giá trị chất lượng và độ ngon của quả nhãn.
Nhãn lồng hay nhãn nói chung là một loại cây thân gỗ lâu năm có nguồn gốc vùng cận nhiệt đới, nguồn gốc cây nhãn xuất phát từ miền Nam Trung Quốc, tại Việt Nam nguồn gốc cây nhãn là ở mảnh đất Hưng Yên và cũng chính nhãn lồng và giống nhãn tổ của nhãn Việt Nam. Trong số nhiều loại nhãn mà nước ta trồng được như nhãn xuồng cơm vàng, nhãn tiêu da bò thì nhãn lồng là ngon nhất và chỉ có ở Hưng Yên.
Cây nhãn thân gỗ cao từ 5 – 10 mét, nhiều cây nhãn cổ còn to và cao hàng chục mét giống như cây nhãn trăm năm tuổi ở chùa Thiên Ứng – Hưng Yên. Vỏ thân cây nhãn xù xì màu nâu xám, giữ nước tốt, thân to nhiều cành, cành tỏa rộng tạo thành tán lớn, cây luôn um tùm lá, lá kép hình lông chim mọc so le thường từ 7 – 9 lá chét. Cây nhãn thường ra hoa vào mùa xuân, sau những cơn mưa phùn độ tháng 2 hoặc tháng 3, hoa mọc thành chùm nhiều cành hoa, hoa nhỏ li ti màu vàng nhạt có hương thơm thoang thoảng.
Nhãn đã ra hoa rất dễ đậu quả, tỉ lệ đậu quả rất cao, một chùm hoa có thể cho đến 20 – 40 quả. Mùa quả sẽ bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 8, quả nhãn tròn nhỏ, vỏ nhãn màu nâu nhạt, hạt nhãn có màu đen, cùi màu trắng trong. Mọi người thường nói nhiều đến nhãn lồng Hưng Yên và đã quá quen thuộc với đặc sản này tuy nhiên ít người hiểu được tại sao lại gọi là nhãn lồng. Sở dĩ gọi là “nhãn lồng” bắt nguồn từ việc dùng lồng bằng tre hoặc nứa để quây quanh chùm nhãn để giữ cho chim, dơi khỏi ăn.
Quả nhãn lồng của Hưng Yên cũng có nhiều điểm khác so với những loại nhãn khác, quả nhãn to, vỏ gai sần và dày có màu vàng sẫm, cùi nhãn dày và ráo giòn, mọng nước, có múi vân, hạt nhỏ, đặc biệt nhãn lồng có vị ngọt thanh như đường phèn, độ thơm đặc trưng không một loại nhãn nào ở vùng khác có được và hai dẻ cùi ở đáy quả lồng xếp rất khít với nhau. Sản phẩm từ quả nhãn rất đa dạng, có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc sấy khô cùi nhãn làm vị thuốc trong đông y, chế biến trong các món chè giải nhiệt.
Nhãn lồng Hưng Yên thường được dùng để ăn trực tiếp, gìn giữ giống nhãn lồng Hưng Yên cũng là gìn giữ giống “nhãn tổ” của Việt Nam, gìn giữ món ăn từng được dâng tiến cho vua ăn. Ngày nay nhãn lồng Hưng Yên đã được hãng hàng không quốc gia Vietnam Airline lựa chọn làm món ăn tráng miệng trên máy bay để quảng bá đặc sản của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đồng thời nhãn lồng Hưng Yên cũng chính thức trở thành mặt hàng xuất khẩu ra thị trường quốc tế, ngay cả những thị trường khó tính như châu u, châu Á, châu Úc.
Có thể nói, nhãn lồng Hưng Yên không chỉ là niềm tự hào riêng của người dân Hưng Yên mà còn là niềm tự hào của cả Việt Nam, một món ăn ngon ngọt thanh mát mang đậm hương vị quê hương, dân giã của làng quê Việt Nam. Tương lai nhãn lồng sẽ đưa sản phẩm nông sản của Việt Nam ra thị trường quốc tế rộng lớn, ngày một khẳng định uy tín chất lượng của hàng nông sản Việt Nam.
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hà Nam ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hà Nam Hay
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên – Bài 4
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên, một loại cây rất quen thuộc và nổi tiếng tại vùng đất này.
Việt Nam ta nổi tiếng với các loại cây ăn quả, mỗi loại có vị ngọt riêng, thơm ngon, mùa hè nóng bức được thưởng thức những chùm nhãn ngọt thì thật tuyệt.
Nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay vẫn còn có những ý kiến khác nhau, có người cho rằng nguồn gốc của cây nhãn từ vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), có tác giả cho rằng gốc từ Ấn Độ, sau đó mới được đem đi trồng ở Malaysia và Trung Quốc, có người lại cho rằng Kalimantan (Indonesia) cũng là cái nôi của nhãn.
Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể trồng được từ đường xích đạo đến vĩ tuyến 28-36, nhưng chỉ có một số nước trồng được và có giá trị kinh tế với diện tích lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ… Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm đến vùng nhiễm mặn.
Cây cao từ 5 – 9 m. Thân cây xù xì, vỏ có màu nâu xám. Nhãn có nhiều cành từ thân giữa vươn ra trông như những cánh tay vươn thẳng tới trời cao, lá cây xanh um tùm quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7–20 cm, rộng 2,5–5 cm. Cây thường ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá vào những tháng 2,3,4.
Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, lớp ngoài hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có cùi màu trắng bao bọc xung quanh. Cùi nhãn khô hay long nhãn dẻo, có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, hay hoảng hốt, khó ngủ. Chắc ai cũng từng nghe về câu đố dân gian liên quan đến quả nhãn:
“Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn than –Là gì?”
Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Cây nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn. Rễ nhãn ăn rất sâu và rộng, ở những vùng đất đỏ tơi xốp rễ có thể ăn sâu tới 4 đến 5m, ở những vùng đất nông thì rễ ăn nông. Rễ nhãn ăn rất rộng nói chung rộng hơn tán lá nhiều lần, ở nơi đất xốp thì phần lớn rễ tập trung ở độ sâu 10 – 100 cm và tập trung nhiều nhất ở độ sâu 50cm trở lại.
Ở nơi đất tốt thì rễ phân nhánh nhiều và ít có tình trạng rễ đuôi chuột, rễ nhãn có nấm cộng sinh giống như rễ vải. Nhãn là cây ăn quả ra hoa ở đầu cành từ khi ra hoa, đậu quả đến quả lớn không có khả năng ra lộc trên cành mang quả. Quá trình ra hoa của nhãn có thể chia thành các thời kỳ: thời kỳ xuất hiện mầm hoa, thời kỳ xuất hiện hoa, thời kỳ nở hoa và thụ phấn, thời kỳ tàn hoa và đậu quả.
Nhãn cũng có nhiều loại, các loại nhãn thường có sự khác biệt ở quả,có thể phân biệt qua cùi nhãn, hoặc nếm trực tiếp bằng hương vị. “Nhãn lồng Hưng Yên” nổi tiếng là loại quả được tiến dâng vua hồi xưa nên quả to, dày và màu vàng sậm. Cùi nhãn dày, mọng nước và hạt nhãn nhỏ, lúc ăn rất thích, lại đắt hàng, có giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra còn có “nhãn xuồng cơm vàng” là nhãn có gốc ở Vũng Tàu nước ta, cùi dày và có màu vàng trong, khô, vị ngọt và giòn. “Nhãn tiêu da bò” còn gọi “nhãn quế”, quả nhỏ, vỏ mỏng, nhẵn và có màu nâu sáng rộ vàng, đặc trưng ở Huế.
Nhãn là loại quả quen thuộc với người dân Việt, có giá trị nguồn lợi kinh tế cao.
Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hà Giang ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Ngắn Gọn – Bài 5
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Ngắn Gọn sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài văn sau đây.
“Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn than”
Đó là quả gì? Chắc hẳn những ngày còn bé, ai trong chúng ta cũng từng cùng chúng bạn chơi trò câu đố như thế. Câu đố đã miêu tả một loại quả rất đặc trưng của làng quê Việt Nam, đặc biệt là Hưng Yên quê hương tôi – quả nhãn.
Nhãn trong Hán Việt là “long nhãn”; nghĩa là “mắt rồng” vì hạt có màu đen bóng. Nhãn là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn, có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc. Cây nhãn có nhiều loại, được trồng ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên.
Cây nhãn cao từ 5–10 m, thân gỗ. Vỏ cây xù xì, có màu nâu xám. Trên thân có nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá nhãn hình lông chim, mọc so le lẫn nhau, gồm 5 đến 9 lá 1 cành nhỏ, dài khoảng 3 – 4cm, rộng 1,5 – 2,5 cm. Nhãn ra hoa vào mùa xuân, khoảng các tháng 2, 3, 4. Hoa nhãn màu vàng nhạt, mọc thành từng chùm. Đến tháng 7, tháng 8 cây mới ra quả. Quả nhãn hình tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn.
Thời gian đó, chỉ đi trên những con đường ở Hưng Yên bạn cũng có thể nhẹ nhàng chạm tay vào những chùm nhãn bóng mịn, trĩu nặng xà xuống. Quả đúng như tên gọi “vương quốc nhãn lồng”. Quả nhãn lúc nhỏ thì bé xíu, màu xanh. Đến khi chín quả mới phồng lên căng mọng, hương thơm dịu nhẹ. Quả nhãn lồng Hưng Yên to, tròn, da trơn bóng và màu vàng nâu. Vỏ nhãn bao bọc bên trong lớp cùi nhãn dày, màu trắng ngà.
Quả nhãn có vị ngọt thơm, dai, vị ngọt nhẹ nhàng lan tỏa trong miệng, đặc biệt dễ chịu. Lớp cùi ngọt lại bọc lấy hạt màu đen nhánh, to nhỏ tùy cây. Hương vị quả rất ngon. nhà bác học Lê Quý Đôn từng viết “mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi, đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho” để ngợi ca hương vị của thứ quả này.
Quả nhãn có rất nhiều công dụng, giá trị. Nhãn là một trong những loại quả được yêu thích nhất, đặc biệt là vào mùa hè. Nhãn lồng Hưng Yên được bạn bè quốc tế yêu thích, đưa tên tuổi của nước ta ra thị trường thế giới khó tính như Nhật Bản, Mỹ hay Hàn Quốc. Nhãn chín xong hái xuống ăn hoặc bóc lấy cùi để làm chè long nhãn nổi tiếng.
Còn ở nhiều nơi người ta đem sấy khô, ăn cũng rất ngon. Cùi nhãn khô có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém,… Hạt nhãn để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân.
Một quả nhãn bé nhỏ thôi nhưng khi chạm vào lưỡi lại giống như mang theo cả hương vị của mùa hè. Cái vị ngọt ngọt thanh thanh của nhãn đã làm say đắm biết bao trái tim. Thời gian qua đi, mỗi mùa hè sang, trên những kệ hoa quả, trong mỗi gia đình đều không thể thiếu chùm nhãn căng mọng, hấp dẫn.
Những chùm nhãn kính dâng lên ông bà, tổ tiên, và những chùm nhãn cả đại gia đình cùng thưởng thức đã trở thành một phần của mùa hè. Nhãn lồng Hưng Yên là niềm tự hào của người dân nơi đây, đồng thời cũng là hương vị thanh mát của mùa hè Việt Nam.
Chia Sẻ Bài 💦Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai ❤️️ 14 Bài Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Đặc Sắc – Bài 6
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Đặc Sắc để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây.
Mùa hè là mùa của những hoa thơm, trái ngọt. Trăm hoa trong vườn khoe sắc tỏa hương, cây cối thì đơm đầy trái ngọt. Trong đó, không thể không kể đến cây nhãn, loài cây quen thuộc trong cuộc sống mỗi chúng ta.
Nhãn là một loài cây có nguồn gốc lâu năm ở miền Nam Trung Quốc. Sau nhiều năm, nhãn cũng du nhập vào Việt Nam, được trông khá phổ biến và cũng được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên. Ở Việt Nam, loại nhãn trồng nổi tiếng là ở tỉnh Hưng Yên, người ta trồng rất nhiều, bạt ngàn nhãn. Mỗi vụ thu hoạch thì cũng khá là vất vả.
Cây “nhãn tổ” với hàng trăm năm tuổi hiện vẫn còn ở chùa Thiên Ứng, tục gọi là chùa Hiến, Phố Hiến Hạ, nay thuộc phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên. Giống nhãn xuất phát từ Hưng Yên từ lâu đã có tiếng là ngon ngọt nên từng được tiến cung dâng vua. Cũng vì vậy mà còn được gọi là “nhãn tiến”. Lê Quý Đôn đã ghi nhận hương vị xuất sắc của nhãn xứ Hưng Yên. Nhãn thu hoạch vào khoảng mùa hè, mùa của những trái ngọt.
Ở nông thôn Việt Nam hầu như các nhà đều muốn trồng một cây nhãn. Dù mùa vụ của nhãn là vào khoảng thời gian hè nhưng cành lá nhãn lúc nào cũng um tùm xanh tốt, quanh năm ngày tháng đứng giữa trời, dù nóng hay lạnh, như một cây dù xanh rì khẽ tấu khúc hát lá cành vui tai trong làn gió. Nhãn có nhiều giống: nhãn trơ cùi cùi rất mỏng, nhãn nước nhiều nước. Ngoài ra, còn có các giống nhãn nổi tiếng như nhãn xuồng cơm vàng, nhãn lồng Hưng Yên, nhãn tiêu da bò.
Cũng như những loại cây khác, nhãn là loại cây thân gỗ, cành lá xum xuê. Từ thân cây, có nhiều cành lá tỏa ra, những chiếc lá màu xanh hình lông chim, thỉnh thoảng những em nhỏ tinh nghịch còn ngắt lá nhãn làm thuyền thả trên sông như gieo bao niềm tin, hy vọng. Trên nền xanh của những chiếc lá, điểm xuyết những bông hoa màu vàng nhạt, li ti, mọc thành từng chùm. Cánh hoa mỏng manh, thỉnh thoảng có những làn gió thoảng qua thì hoa cũng bị rụng.
Vào mỗi buổi sáng, được ánh nắng xuyên qua, hoa nhãn càng trở nên lung linh hơn. Hoa nhãn nở một thời gian rồi rụng xuống thành quả. Ban đầu quả nhỏ li ti, sau đó to dần, Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc, cái đấy người ta gọi là cùi nhãn. Cùi nhãn dày thì hầu như quả đều ngọt. Cùi nhãn dày và khô, mọng nước, hạt nhỏ. Vị thơm ngọt như đường phèn. Đáy quả có hai dẻ cùi lồng xếp rất khít.
Nhãn là loại cây cần nhiều ánh sáng, thoáng. Rễ nhãn ăn rất sâu và rộng, ở những vùng đất đỏ tơi xốp rễ có thể ăn sâu tới 4 đến 5m, ở những vùng đất nông thì rễ ăn nông. Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21-27oC; mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25-31oC; Mùa Đông cần một thời gian nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa. Nhãn có thể trồng trên nhiều loại đất. Tuy nhiên đất trồng thích hợp nhất là đất cát, đất pha cát, đất cát giồng, đất phù sa ven sông, không thích hợp trồng trên đất sét nặng.
Như chúng ta đã thấy rõ ràng công dụng của nhãn là loại cây ăn quả, đem lại nguồn thu nhập về kinh tế cao cho con người. Bên cạnh đó, nhãn còn giúp tăng tuổi thọ, tăng cường vitamin C, chữa các bệnh về xương khớp, giàu sắt. Nhãn trong tiếng Hán phiên âm ra là mắt nên nhãn còn giúp tăng cường thị lực,làm đẹp da.
Cây nhãn đã tự bao giờ trở thành loài cây gắn bó thân thiết với mỗi người dân quê. Hi vọng mọi người hãy chăm sóc tốt cho cây nhãn để nó mãi phát triển và phổ biến rộng rãi trên thị trường quốc tế.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội ❤️️15 Bài
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Ấn Tượng – Bài 7
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Ấn Tượng giúp ích rất nhiều cho quá trình ôn tập của các em đạt được điểm cao.
Cây nhãn giống siêu ngọt Hưng Yên là giống nhãn còn tương đối mới trên thị trường hiện nay. Đây là giống nhãn được lai tạo và chọn lọc từ giống nhãn lồng cổ phố Hiến
Nhắc đến cây nhãn là nhớ ngay đến nhãn lồng Hưng Yên. Nếu một lần đặt chân tới đây hẳn các bạn có thể bắt gặp loại quả đặc sản này ở khắp nơi: từ ven đường tới khuôn viên vườn nhà, đâu cũng là nhãn cả.
Ấy thế nhưng hẳn nhiều bạn không biết có một vùng tập trung trồng nhiều theo quy mô lớn đó là ở huyện Khoái Châu. Khoái Châu hiện có 2 nhóm giống chính bao gồm: nhãn chín muộn Miền Thiết; nhãn T2, T6, nhãn siêu ngọt, một số giống nhãn chín sớm được trồng ở các vùng thâm canh cao, vùng chuyển đổi.
Các giống nhãn khá phong phú đáp ứng cho việc đa dạng cây trồng và rải vụ thu hoạch để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế. Cây nhãn siêu ngọt là giống mới quả có trọng lượng trung bình 55-65 quả/kg, quả ra thành chùm rất sai. Quả có vỏ trơn bóng không sần cùi dày,nước nhiều, hạt rất nhỏ.
Khi ăn có vị ngọt đậm tan dần trên đầu lưỡi mà không loại nhãn nào có được. Cây nhãn siêu ngọt rất dễ trồng và chăm sóc lại ít sâu bệnh do được chọn lọc và lai tạo từ cây nhãn thuần chủng nên có khả năng kháng một số loại sâu bệnh cơ bản và bệnh chổi rồng thường gặp.
Chính vì vậy mà hiện nay rất nhiều bà con ở vùng đất nhãn Hưng Yên đã chọn cây nhãn siêu ngọt trồng để phát triển kinh tế. Giống nhãn này thu hoạch chính vụ và có phần hơi muộn hơn một chút so với giống nhãn truyền thống tức là vào giữa tháng 7 đến tháng 8 hàng năm.
Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh ❤️️15 Bài
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Chi Tiết – Bài 8
Cùng đón đọc bài văn Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Chi Tiết được SCR.VN chia sẻ rộng rãi sau đây.
Người nông dân tại “vương quốc nhãn lồng” Hưng Yên có thể tự hào rằng thứ sản vật quý này không chỉ thơm ngon nức tiếng mà còn đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Những ngày tháng 6 Âm lịch, xuôi theo triền đê tả sông Hồng về Phố Hiến sẽ thấy những rặng nhãn lồng xanh tốt, sai trĩu quả soi mình bên bờ sông tạo nên nét độc đáo của miền quê Hưng Yên. Phù sa sông Hồng, sông Luộc hàng năm đều bồi đắp cho Hưng Yên dải đất màu mỡ, kết tinh nên hương vị ngọt thơm cho trái nhãn lồng níu chân du khách, để mỗi mùa nhãn chín lại nhớ tìm về.
Hỏi các cao niên tại “vương quốc nhãn lồng” Hưng Yên về loại cây đặc sản cho trái thơm ngon nức tiếng này có từ bao giờ, mọi người đều lắc đầu không thể nói chính xác, chỉ nhớ rằng, từ đời ông cha đã có và với họ, từ khi sinh ra đã thấy nhãn được trồng trong vườn nhà. Đến nay, nhãn lồng phát triển thành vùng hàng hoá lớn, cho sản lưởng cả vài chục ngàn tấn mỗi năm.
Song, ở vùng đất này, mọi người vẫn truyền tai câu chuyện về nhãn lồng phố Hiến được biết đến từ thế kỷ thứ XVI. Tại chùa Hiến nay vẫn còn cây nhãn tổ hơn 400 năm tuổi quanh năm tươi tốt, năm nào cũng cho quả sai trĩu cành, thơm ngon, đẹp mã… là minh chứng cho thời gian.
Nhãn Hưng Yên có nhiều loại như nhãn thóc, nhãn nước, nhãn đường phèn, hương chi… Loại nào cũng thơm, ngon, song nổi tiếng nhất vẫn là nhãn lồng. Nhãn lồng Hưng Yên chứa đựng thứ hương thơm dịu nhẹ, tinh khiết hòa quyện với vị ngọt đậm đà của mật nhãn và độ giòn dai của thịt nhãn.
Chia Sẻ Bài ⏩ Thuyết Minh Về Đồng Nai ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Đồng Nai Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Điểm 10 – Bài 9
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Điểm 10 giúp các em có thể học hỏi và rèn luyện thêm cho mình nhiều kĩ năng viết hay hơn.
Cây nhãn lồng từ lâu đã được biết đến là một sản vật nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên. Không những thế, nhãn lồng đã trở thành một thương hiệu độc quyền mang nét đặc trưng, là hơi thở, là niềm tự hào của đất và con người nơi đây.
Cây nhãn được trồng ở nhiều nơi trên đất nước nhưng lại “bén duyên” với mảnh đất Hưng Yên bởi loại nhãn nơi đây sai trĩu quả, khi chín hương thơm lan tỏa khắp đất trời. Ở chùa Hiến có cây nhãn cổ thụ, người dân trong vùng gọi là cây nhãn tổ, được xem là tiêu biểu của địa phương. Cây nhãn lồng tổ này đã được dựng bia ghi danh.
Dân gian tương truyền xưa kia có vị quan đi tuần ngang qua vào đúng mùa nhãn chín. Ngài ăn thử thấy hương thơm, vị ngọt ngấm vào từng thớ thịt đến độ mê mẩn tâm hồn. Biết đây là sản vật quý, ngài liền đem tiến vua. Tin đồn nhãn lồng Hưng Yên từ đó bay xa khắp kinh thành. Những năm sau, cứ vào đầu thu, người dân lại đem nhãn tiến vua, từ đó nhãn lồng còn được gọi tên khác là nhãn tiến vua.
Nhà bác học Lê Quý Đôn ăn nhãn tiến vua mô tả: “mỗi lần bỏ vào miệng thì ngập tận chân răng, lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.
Nhãn lồng ra hoa vào đúng mùa xuân, những ngày có cả mưa phùn và lạnh. Nếu vào dịp có nắng ấm, hương thơm sẽ tỏa nhẹ thơm mát làm ngây ngất lòng người. Tuy ngày nay có rất nhiều nơi trồng được nhãn, trong đó có những địa phương có cùng điều kiện khí hậu, cùng chất đất nhưng chỉ có nhãn lồng Hưng Yên mới có được hương vị thơm ngon nổi tiếng mà không địa phương nào có được.
Có lẽ Hưng Yên may mắn hơn cả vì giá trị và hương vị ngọt ngào hiếm có của những cây nhãn nơi đây đã trở thành quà tặng mà thiên nhiên ưu ái dành riêng cho mảnh đất này.
Mùa tháng 7, tháng 8 đang là mùa nhãn chín rộ. Đến Hưng Yên vào mùa này, đi trên đường ai cũng có thể chạm tay vào những chùm nhãn bóng mịn, nặng trĩu. Hưng Yên như một vương quốc nhãn lồng với hàng ngàn cây trĩu quả. Những cây nhãn chín rộ nhuộm vàng một góc trời, dòng người tấp nập đổ về mua nhãn đông đúc, chật kín.
Từng trái nhãn, vị nhãn đều đậm đà một hương vị khó quên, không thể trộn lẫn với bất cứ nơi đâu. Nhãn lồng Hưng Yên quả to tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước. Bóc một lớp vỏ mỏng láng, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà. Đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai. Bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy. Mùi hương cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, tinh khiết và dịu mát.
Người ta băn khoăn rằng những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn lồng nơi đây có hương vị đặc biệt khác hẳn nhãn ở những vùng đất khác? Chưa ai khám phá ra điều bí ẩn đó nhưng hãy thử đến phố Hiến vào mùa nhãn để cảm nhận điều đặc biệt ấy. Cùi nhãn trong như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng.
Người Hưng Yên gắn bó với cây nhãn như máu thịt, ngoài vườn mỗi nhà phải có ít nhất một cây nhãn. Phòng tân hôn của cô gái lấy chồng xa thường có mười trái nhãn tươi, hoặc long nhãn mẹ chuẩn bị từ trước. Với ngụ ý chúc cho đôi trẻ được giàu sang phú quý và luôn nhớ về quê cha đất tổ. Những cô gái đẹp may mắn lấy được chồng quyền quý, giàu sang ngày đầu về nhà chồng thường trổ tài làm món chè sen long nhãn lấy lòng mẹ chồng.
Nhãn lồng đã trở thành một “thương hiệu” độc quyền mang nét đặc trưng và là niềm tự hào của tỉnh Hưng Yên.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Hay Nhất – Bài 10
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Hay Nhất để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn hấp dẫn và đặc sắc.
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nói đến Hưng Yên người ta nói đến một vùng đất văn hiến gắn liền với nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như Văn miếu Xích Đằng, chùa Chuông, đền Mẫu, đền Trần…, đặc biệt là Phố Hiến đã từng vang bóng một thời với câu ca “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Và nhắc đến Hưng Yên người ta không quên một sản vật nổi tiếng đã gắn liền với lịch sử Phố Hiến đó là nhãn lồng. Nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng đến mức khiến người dân đã có câu ca:
Dù ai buôn Bắc bán Đông
Đố sao quên được nhãn lồng Hưng Yên
Câu ca ấy là một phần minh chứng về một sản vật mà trời đất đã ban tặng cho mảnh đất này.
Nhãn là quà tặng của trời đất cho Hưng Yên. Kỳ lạ thay, cũng là thứ giống nhãn ấy nhưng trồng ở những nơi khác thì không thể nào ngon bằng được trồng chính trên đất Hưng Yên. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: “Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”. Cây nhãn ở Hưng Yên đã có từ lâu đời.
Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, cây nhãn ở Hưng Yên ước có khoảng 400 năm. Ngay cả tên nhãn lồng cũng có nhiều cách giải thích khác nhau. Tuy nhiên trên cơ sở khoa học nhất là do nhãn Hưng Yên cùi rất dày và các múi được xếp lồng lên nhau, khi ăn bóc từng lớp một, vì thế gọi là nhãn lồng. Năm Minh Mạng thứ 11, nhân dân Hưng Yên đã đem nhãn lồng vào Kinh đô để tiến vua, từ đó, nhãn lồng còn được gọi tên khác là nhãn “tiến vua”.
Trước đây nhãn Hưng Yên cũng là một loại cây ăn quả “cây nhà lá vườn” như bao cây trồng khác. Theo một số cụ cao tuổi kể lại rằng, trước đây nhãn thường trồng xen canh với các loại cây trồng khác trong vườn của nhiều hộ gia đình, trồng nhiều ở ven đường làm cây bóng mát, nhãn được trồng ở ven đê, trồng ở khuôn viên đình chùa, trường học và trong khuôn viên một số cơ quan. Trong thời kỳ chiến tranh, lương thực khó khăn, một số gia đình đã phá nhãn trồng cây màu.
Trong thời kỳ đổi mới, khi điều kiện kinh tế khá hơn, nhu cầu thưởng thức các loại quả tươi ngon ngày càng cao, nhiều hộ gia đình đã cải tạo vườn tạp chuyển sang trồng nhãn. Theo thống kê của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, khi mới tái lập tỉnh (năm 1997), toàn tỉnh có khoảng 1.500 ha trồng nhãn, đến nay diện tích trồng nhãn đã tăng lên khoảng 5.500 ha. Nhãn được trồng nhiều ở thành phố Hưng Yên và các huyện Tiên Lữ, Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi…
Nhãn ở Hưng Yên không chỉ bán quả tươi vào mùa vụ mà còn được chế biến làm long nhãn để có thể sử dụng quanh năm. Long nhãn là vị thuốc nam có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe và an thần rất hiệu nghiệm. Vào mùa xuân hoa nhãn nở, cũng là dịp để những người nuôi ong được mùa mật thơm ngon nhờ hoa nhãn. Trong số những cây bóng mát ở thành phố Hưng Yên và một số huyện hiện nay, cây nhãn vẫn chiếm đa số.
Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Chọn Lọc – Bài 11
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Chọn Lọc giúp các em có thể học hỏi cách diễn đạt bài van hay và cách dùng từ ngữ sáng tạo.
Trái nhãn từ lâu đã đi vào những câu ca, vần thơ, bài hát về đất và người Hưng Yên như một điều không thể thiếu. Người ta ví Hưng Yên như “thủ đô” của cây nhãn và nhãn lồng Hưng Yên là “vua” của loài nhãn.
Chẳng thế mà nhắc đến Hưng Yên là người ta nhớ ngay đến nhãn lồng. Cây nhãn bao đời nay đã đi vào tuổi thơ của những đứa trẻ, in hằn trong tâm thức của những người xa quê và trở thành một phần cuộc sống của người Hưng Yên.
Mùa nhãn về, những trái nhãn lúc lỉu trên cây đã chín mọng, trĩu xuống như chờ đợi những bàn tay người tới hái. Về Hưng Yên vào mùa nhãn (tháng 6 âm lịch) đâu đâu người ta cũng thấy nhãn, nhãn trên cây, nhãn trong những sọt hàng hay trên những chiếc xe, nhãn trong nhà, ngoài chợ. Tinh hoa của đất trời ưu ái cho mảnh đất này được gói trọn trong từng trái nhãn.
Cây nhãn có thể trồng được ở khắp ba miền trên đất nước nhưng chẳng ở đâu nhãn ngon và ngọt cái ngọt đậm đà như nhãn được trồng trên đất Hưng Yên. Những quả nhãn cứ căng mọng, hương thơm dịu nhẹ như mời gọi các du khách thưởng thức. Nhãn lồng Hưng Yên đặc biệt ngon, quả to, tròn, da láng, cùi nhãn giòn, trong như hổ phách, nước ngọt lịm, mát và thơm đến lạ.
Bóc lớp vỏ mỏng láng, màu vàng nâu nhạt, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà hấp dẫn với hương thơm nhè nhàng. Bóc lớp cùi ấy ra, bỏ vào miệng “ thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho” (Lê Quý Đôn).
Đến Hưng Yên vào mùa nhãn mới cảm nhận được hết cái sự gắn kết máu thịt giữa cây nhãn với đời sống tinh thần và tâm linh của người dân nơi đây. Nhãn được trồng ở khắp nơi. Trong các vườn nhãn, người ta chăm bón, che chắn và lo lắng cho một mùa nhãn sắp tới chẳng khác gì những bà mẹ luôn dõi theo từng bước đi của đứa trẻ.
Và dù năm ấy có được mùa hay không thì bao giờ người ta cũng những lựa ra những chũm nhãn to đẹp nhất từ những trái nhãn đầu tiên được trảy về để dâng lên gia tiên, tiền tổ. Đó như một món quà tâm linh, một nét văn hóa đậm đà bản sắc.
Mùa nhãn chín thường vào tháng 6 Âm lịch. Ca dao có câu “Tháng sáu buôn nhãn bán trăm”. Cây nhãn không chỉ mang đến cho vùng đất Hưng Yên văn hiến những nguồn lợi không nhỏ về kinh tế mà nó còn tiềm ẩn trong mình những giá trị không nhỏ về du lịch. Đến Hưng Yên vào mùa nhãn du khách sẽ được tận mắt chứng kiến cái bạt ngàn của nhãn.
Nhãn ở khắp nơi, đủ loại và đủ vị để lựa chọn. Nếu muốn tự mình mua về những trái nhãn chín mọng, to tròn mà ngọt đậm đà từ tận các vườn nhãn du khách sẽ được đến thăm vườn nhãn của các ông chủ thân thiện ở Phố Hiến hay Khoái Châu…
Không chỉ được mang về những chùm nhãn ngon nhất, du khách thậm chí còn được tham gia vào những công việc thu hoạch nhãn như những người thợ thực thụ, được tự chọn và thưởng thức những trái nhãn chín mọng ngay tại vườn. Những chùm nhãn mang về từ sự trải nghiệm chắc chắc sẽ là những món quà vô cùng ý nghĩa gửi đến người thân, bè bạn.
Nhãn là quà tặng của trời cho đất Phố Hiến. Đó là thứ cây hiến cho trời đất tất cả những gì mình có. Ngoài quả nhãn với nhiều giá trị, gỗ nhãn rắn chắc, đỏ hồng đóng đồ gia dụng rất bền. Đặc biệt người dân còn nghĩ ra cách chế biến long nhãn. Long nhãn là vị thuốc bổ âm, ăn trực tiếp hoặc ngâm với rượu, mỗi ngày uống một vài chén, ăn sẽ ngon hơn, ngủ sâu hơn, tính tình điềm đạm hơn.
Chế biến long nhãn cần qua nhiều công đoạn. Quả nhãn tươi bóc vỏ, tách riêng lấy phần cùi nhãn đem phơi khô thành những múi dẻo quánh, màu nâu sẫm, vẫn còn nguyên hương thơm và vị ngọt sắc như đường phèn. Khách xa mỗi lần ghé Hưng Yên thường không quên tìm đến những cửa hàng hay lò sản xuất long nhãn để mua về những túi long nhãn vàng đượm làm quà.
Tháng 6 âm lịch về Hưng Yên dưới cái nắng oi ả và những cơn mưa bất chợt. Đi dưới một vùng đất bạt ngàn nhãn, ngắm từng chùm nhãn trĩu quả trên cây, nếm những quả nhãn chín mọng, tự mình trảy nhãn, xoáy long và hòa vào những ánh cười lấp lánh cùa người trồng nhãn ta như bẵng quên đi cái gay gắt của thời tiết oi nồng, cái quay quắt của cuộc sống thường nhật. “Ở nơi ấy có thuyền ngược xuôi khắp nơi, nhãn quê tôi thơm ngọt tiếng cười” (Vườn nhãn quê hương – Vĩnh Cát).
SCR.VN Gợi Ý Bài 🌵Thuyết Minh Về Bình Thuận ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Bình Thuận
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Sinh Động – Bài 12
SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc bài văn Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Sinh Động sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Mỗi khi nhắc tới Hưng Yên là bất cứ người Việt Nam đều nhớ ngay đến nhãn lồng ngay cả những người nước ngoài cũng đã biết đến Quả Nhãn Lồng đặc sản nổi tiếng. Những quả nhãn thơm ngon, ăn ngọt mát là cảm giác mà chỉ nhãn Hưng Yên mới đem đến cho mọi người. Câu thơ đã đi sâu vào từng suy nghĩ mỗi người. “Dù ai buôn, Bắc bán Đông – Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên”
Mùa nhãn về bắt đầu từ tháng 7 khi về vùng đất Phố Hiến – Hưng Yên các bạn sẽ được sẽ choáng ngợp với những chùm nhãn lúc lỉu trên cây đã chín mọng, trĩu xuống như chờ đợi những bàn tay người tới hái. Về Hưng Yên vào mùa này đâu đâu người ta cũng thấy nhãn, nhãn trên cây, nhãn trong những sọt hàng hay trên những chiếc xe, nhãn trong nhà, ngoài chợ…
Cây nhãn tuy có thể trồng ở ba miền trên đất nước nhưng chẳng ở đâu nhãn ngon và ngọt cái ngọt đậm đà như nhãn được trồng trên đất Hưng Yên. Những quả nhãn cứ căng mọng, hương thơm dịu nhẹ như mời gọi các du khách thưởng thức. Nhãn lồng Hưng Yên đặc biệt ngon, quả to, tròn, da láng, cùi nhãn giòn, trong như hổ phách, nước ngọt lịm, mát và thơm đến lạ. Bóc lớp vỏ mỏng láng, màu vàng nâu nhạt, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà hấp dẫn với hương thơm nhè nhàng.
Ngân được sinh ra và lớn lên tại vùng đất nhãn nên tôi hiểu được để có những trái nhãn ngon nhất ba mẹ tôi hay bất cứ người nông dân trồng nhãn nào cũng phải chăm sóc vườn nhãn nhà mình ngay từ khi vụ trước thu hoạch hết nhãn để nhãn có thể kịp thời trưởng thành, ra hoa kết trái đúng mùa, không bị sâu bệnh và sẽ cho ra những vườn nhãn sai quả, to và căng mọng.
Khi vào mùa nhãn thì 1 lượng nhãn người dân quê tôi đem đi bán ở các tỉnh thành lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương.. rồi cả các tỉnh miền trong như Thành phố Hồ Chính Minh, Cần Thơ… xuất khẩu sang nước ngoài. Nhưng vì nhãn tươi bảo quản được rất ngắn mà lượng nhãn quá nhiều nên cũng không biết từ bao giờ người dẫn đã nghĩ ra cách làm Long Nhãn đó chính là bóc vỏ bỏ hạt và sấy khô múi long trở nên vàng ươm và thơm ngon tạo nên đặc sản Long Nhãn được mọi người yêu thích và mua về thưởng thức.
Những múi long sạch sau khi đã được bóc vỏ, bỏ hạt và sẽ được xếp trên chiếc phên lưới đem vào lò sấy trong vòng 24h và sẽ khô lại có màu vàng ươm và sẽ bảo quản được lâu.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Đơn Giản – Bài 13
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Đơn Giản được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi sau đây.
Hưng Yên là mảnh đất nổi tiếng với các giống nhãn ngon khắp cả nước. Hễ nhắc đến Hưng Yên là nhắc đến những chùm nhãn ngon ngọt ăn một lần nhớ mãi.
Giống nhãn sớm Hưng Yên có đặc điểm khá khác biệt là cho ra hoa cùng với thời điểm nhãn chính vụ nhưng thời gian sinh trưởng của quả thường ngắn hơn khoảng 1 tháng. Từ đó giá của nhãn sớm Hưng Yên luôn cao hơn so với vụ chính. Ngoài ra phẩm chất quả cũng rất đặc biệt. Nhãn sớm cho Ưu điểm của nhãn chín sớm là quả to, hạt nhỏ và cùi rất giòn và ngọt. Hương thơm của nhãn sớm cũng khá thơm nên rất được thị trường ưa chuộng.
Nhãn sớm Hưng Yên không chỉ có giá trị kinh tế cao mà giá trị dinh dưỡng cũng rất nhiều. Hàm lượng Vitamin trong loại nhãn này thường nhỉnh hơn hản các giống nhãn khác. Hàm lượng vitamin C trong 100g nhãn có chứa tới 84mg dưỡng chất này. Hơn nữa nhãn rất giàu sắt nên tốt cho người ăn chay không ăn thịt thường bị thiếu sắt. Nhãn ngoài ăn tươi còn được dùng để sáy khô đóng hộp hoặc nấu chè ăn giải nhiệt rất tốt.
Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Văn Ngắn – Bài 14
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Văn Ngắn để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với cách dùng từ ngữ linh hoạt và sáng tạo.
Hình ảnh trái nhãn lồng ngọt lịm thì trưởng thành cùng năm tháng của tuổi thơ của nhiều thế hệ và trở thành biểu tượng đặc trưng của người dân Hưng Yên
Cũng giống như người dân ở bao vùng miền khác, người dân ở Hưng Yên yêu cây đa, giếng nước, mái đình,…nơi sinh ra. Nhưng, tình cảm sâu sắc nhất và mang lại dấu ấn đặc trưng nhất của họ có lẽ là tình cảm dành cho trái nhãn lồng.
Nhãn gắn bó với tuổi thơ của người dân Hưng Yên như hình với bóng. Thuở còn nhỏ, dưới những tán nhãn xèo rộng, ta cùng anh chị hay nô đùa, trèo cây bắt ve, bắt dế, mắc võng nằm dưới tán cây và kể về những ước mơ cho tương lai.
Có những ngày khi nhãn mới trổ hoa, ta hay dùng chai thủy tinh nhỏ rồi nghịch ngợm bắt những chú ong thợ đang hút mật hay những ngày mưa lớn, cầm rổ cùng bà đi nhặt những trái nhãn rụng. Những nụ cười rộn rã, những câu chuyện đời thường bà dạy cho ta, tất cả mang đến một tuổi thơ thật nhiều xúc cảm
Sinh ra trên mảnh đất Hưng Yên trù phú, cái khiến con người ta chưa đi đã nhớ, chưa về đã thương chính là trái nhãn lồng. Nhãn ra lộc và ra hoa vào mùa xuân, khi tiết trời ấm áp và cho quả chín vào tháng 6 âm lich. Trở về Hưng Yên vào đúng mùa nhãn, ta sẽ cảm nhận được hương thơm mát tỏa ra từ các lò sấy long nhãn khô và sự chăm chỉ, cần cù của người dân nơi đây.
Miền Bắc, miền Trung, Miền Nam đều có nhãn, những chỉ có thứ nhãn được trồng tại mảnh đất Hưng Yên mới đượm vị và được hương. Nhãn ở Hưng Yên có nhiều loại (nhãn thóc, nhãn cùi, nhãn cây, nhãn đường phèn, nhãn nước,…) song thứ nhãn được nhiều người biết đến chính là nhãn lồng Hưng Yên. Trái nhãn lồng căng mọng, mang trong mình thứ cùi trắng trong, tinh khiết hòa quyện với vị ngọt thơm sẽ khiến người ta không thể nào quên
Thiên nhiên đã ban tặng cho Hưng Yên một thứ sản vật quý mà không nơi nào có được. Không những thế, thứ nhãn lồng ở mảnh đất này còn có một sự thu hút kỳ lạ, là lý do và là cầu nối để các cặp trai gái gặp gỡ trao duyên
Hỡi cô yếm thắm giải là
Mua dăm túm nhãn làm quà đi em
Nhãn là chính nhãn đường phèn
Ăn vài quả nhãn sẽ quên đường về
Về Hưng Yên, thăm lại mảnh đất nghìn năm văn hiến, với sự tích Tiên Dung- Chử Đồng Tử, với nhãn lồng Hưng Yên để tìm hiểu những ký ức ngọt ngào về mảnh đất này.
Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Bài Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Đạt Điểm Cao – Bài 15
Bài Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên Đạt Điểm Cao giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay và thú vị về loài cây thân thuộc này.
Với người dân Việt Nam, nhắc đến Hưng Yên là ai cũng nhớ đến nhãn lồng như là một điều quá đỗi quen thuộc, không có nơi nào có thể thay thế. Chẳng vì thế mà người ta ví Hưng Yên là “vua” của loài nhãn hay “thủ phủ” của nhãn lồng.
Với những người con được sinh ra ở đất Hưng Yên. Cây nhãn từ hàng đời nay đã hằn sâu trong tuổi thơ của những đứa trẻ, đi đến trong tâm trí của những người xa xứ và trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của người Hưng Yên.
Tháng 6 âm lịch tới cũng là lúc mùa nhãn về. Từng trái nhãn đóng thành từng trùm, đong đưa, trĩu xuống như chờ đợi người tới thu hoạch. Đi dạo quanh Hưng Yên thời điểm này, đâu đâu cũng thấy nhãn, từ trong vườn, đến các sọt hàng, hay trên xe, ngoài chợ. Tất cả đều chuẩn bị cho một đợt thu hoạch, mang những tinh hoa của đất trời đến những người dân trên cả nước cùng thưởng thức.
Nhãn có thể sinh sôi nảy nở được ở khắp mọi miền của Tổ Quốc nhưng chẳng ở đâu cho nhãn to, ngon và ngọt đậm đà như nhãn Hưng Yên, kể cả vùng đất nhiều phù sa và ngập nắng như Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhãn Hưng Yên quả đặc biệt to, ngon, tròn đều, da láng mịn, cùi nhãn màu trắng ngà, dày cộm, giòn giòn, nước ngọt lịm và thơm mát đến tê người tựa như nước thánh trời cho.
Nếu một lần du lịch Hưng Yên vào mùa thu hoạch mới thấy được cây nhãn có vai trò quan trọng như thế nào với đời sống vật chất và tâm linh của người dân nơi đây. Trong các vườn nhãn, người nông dân khéo léo chăm bón, che chắn và lo lắng cho mùa sắp tới chẳng khác gì những ông bố bà mẹ lo lắng cho đứa con nhỏ của mình.
Và dù năm đó có được mùa nhãn hay không, họ cũng dành những quả nhãn to nhất, đẹp nhất để bày lên bàn thờ cúng gia tiên như một món quà tâm linh. Mời tổ tiên thưởng thức và cầu cho mùa vụ năm sau sẽ thành công tốt đẹp.
Ngoài việc mang nhiều giá trị kinh tế cho Hưng Yên, nhãn còn mang đến giá trị về du lịch. Đến Hưng Yên vào thời điểm đó, bạn sẽ được chứng kiến một màu vàng óng phủ khắp mọi ngóc ngách trên những con đường ở làng quê, đường phố.
Nhãn ở mọi nơi, đủ vị, đủ loại. Du khách có thể vào tận vườn cây hái nhãn để trải nghiệm cảm giác như những người thợ thực thụ, được tự tay thưởng thức những trái nhãn căng tròn, chín mọng ngay tại vườn. Những chùm nhãn tươi ngon được mang về sẽ là những món quà quý và ý nghĩa bạn gửi tới người thân và bạn bè.
Nhãn quả thực là quà tặng trời cho người dân nơi đây. Đó là loại cây có thể hữu ích cho con người tất cả những gì bản thân có. Ngoài giá trị về quả, thân cây nhãn còn có giá trị về gỗ, dùng để đống tủ, đóng đồ gia dụng rất vững chắc, bền lâu. Đặc biệt, người Hưng Yên còn khéo léo nghĩ ra món long nhãn – một loại thuốc bổ ăn trực tiếp hoặc ngâm với rượu.
Chỉ cần mỗi ngày uống vài chén rượu hoặc ăn vào trái long nhãn sẽ ngủ ngon hơn, sâu hơn, tính cách điềm đạm hơn. Khách phương xa mỗi khi ghé thăm Hưng Yên đều không quên đến những cửa hàng sản xuất long nhãn để mua về những túi long nhãn vàng đượm làm quà.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất