Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh ❤️️ 28+ Bài ✅ Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Giúp Học Sinh Luyện Tập Và Nâng Cao Kỹ Năng Viết.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh
Mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh được chia sẻ sau đây giúp các bạn đọc triển khai bài văn đầy đủ ý.
- Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh cần thuyết minh.
- Thân bài:
- Giới thiệu nguồn gốc lịch sử, vị trí địa lí của danh lam thắng cảnh đó.
- Giới thiệu về những cảnh sắc thiên nhiên, con người nơi danh lam thắng cảnh đó.
- Giới thiệu về những nét đặc biệt, thu hút du khách của danh lam thắng cảnh đó (lễ hội, văn hóa, bản sắc,…)
- Tiềm năng phát triển và tương lai của danh lam thắng cảnh đó.
- Kết bài: Khẳng định lại giá trị và tầm quan trọng của danh lam thắng cảnh đó.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Chi Tiết – Bài 1
Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Chi Tiết được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.
Đến Thạch Hải, du khách sẽ được ngắm nhìn bãi biển phẳng lỳ, nước trong vắt, cát trắng tinh khôi, sóng vỗ nhẹ nhàng hòa vào tiếng vi vu của rừng phi lao xanh ngắt rộng 60 – 70 m, chạy dài trên 10 km.
Từ bãi tắm, du khách có thể tản bộ dọc theo bãi biển, dạo chơi trong rừng phi lao hoặc sử dụng các phương tiện cơ giới theo đường nhựa để đến với những điểm du lịch hấp dẫn trong quần thể khu du lịch.
Đi ngược về phía bắc, du khách sẽ đến điểm du lịch sinh thái Quỳnh Viên với nhiều khe suối, hang động đẹp như: khe Mưa Dông, ao Tăm, hang ông Duông, hang Lòn, hang Hớp, đền thờ vọng Lê Khôi,… Qua Quỳnh Viên là đền thờ Chiêu Trưng Đại vương, một di tích văn hóa nghệ thuật nổi tiếng đã được nhà nước xếp hạng.
Du khách sẽ được thưởng ngoạn kiến trúc độc đáo của đền Lê Khôi được xây dựng từ thế kỷ XV (năm 1447) và thăm các đền Liễu Hạnh, Cá Ông, mũi Long Ngâm,… trong một không gian biển trời, non xanh, nước biếc hòa quyện, đền miếu hài hòa cổ kính mà thơ mộng. Tại khu lâm viên này, du khách có thể tham gia các loại hình giải trí như leo núi, câu cá và ngắm cảnh.
Đi ngược về phía nam, du khách có thể đến với bãi biển Thiên Cầm, tham quan di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc. Đêm xuống, du khách có thể chiêm ngưỡng “thành phố ánh sáng” được tạo nên bởi hàng trăm ngọn đèn đánh cá mực của ngư dân trên biển. Với những ai có tính hiếu kỳ, có thể đóng vai người dân chài, theo thuyền của ngư dân ra biển để có được những cảm giác mới mẻ, lý thú khi câu cá, mực về đêm.
Khu du lịch Thạch Hải không chỉ thu hút du khách bằng vẻ đẹp tự nhiên mà còn bằng sự tiện lợi đối với mọi loại hình và đối tượng du lịch. Bãi biển Thạch Hải cách thị xã Hà Tĩnh 10 km. Khoảng cách đó thật là lý tưởng, không quá gần đô thị để bị mất đi tính hồn hậu, hoang sơ và cũng không quá xa cho nhu cầu đi lại, giao dịch.
Khách du lịch sang trọng có thể vào nhà nghỉ Điện Lực với các tiện nghi hiện đại, tắm biển, thưởng thức đặc sản biển, chơi ten-nít, cầu lông, bóng chuyền,… Những ai chỉ quen với cuộc sống đô thị có thể thuê khách sạn ở thị xã và đi về chỉ trong vài chục phút.
Riêng với người dân thị xã Hà Tĩnh và các vùng lân cận, Thạch Hải là điểm thư giãn lý tưởng cho cả gia đình vào các kỳ nghỉ cuối tuần, thậm chí mỗi ngày trong suốt cả mùa hè. Vì thế, dù mới đưa vào khai thác 4 năm, nhưng khu du lịch sinh thái này đã thu hút trên 5 vạn lượt người trong và ngoài tỉnh đến tắm biển và du lịch vào mỗi mùa hè.
Một khu du lịch bãi biển có núi, rừng và quần thể di tích, bãi biển sạch đẹp, giao thông thuận tiện như Thạch Hải không có nhiều ở Việt Nam. Do đó, sau nhiều năm bị lãng quên, Thạch Hải đã được đánh giá đúng vị thế và tiềm năng vốn có. Việc phê duyệt quy hoạch chung Khu du lịch sinh thái biển Thạch Hải của Uỷ ban nhân dân tỉnh vào tháng 2-2002 đã đưa vùng biển này lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư.
Cùng với sự phát triển đô thị ở thị xã và khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê cũng như sự phát triển của đời sống xã hội trong tương lai, tiềm năng của Khu du lịch sinh thái biển Thạch Hải đã và đang thức dậy với sức vươn tích tụ từ hàng nghìn năm để trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong tương lai.
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hà Nam ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hà Nam Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Ngắn – Bài 2
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Ngắn là tài liệu tham khảo hữu ích để các em ôn tập thật tốt.
Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên. Kẻ Gỗ xưa nằm dọc theo hai bờ sông Rào Cái (còn gọi là sông Ngàn Mọ). Rào Cái là dòng sông hội tụ của hàng trăm khe suối từ dãy Trường Sơn đổ về. Mùa nắng thì Rào Cái khô hạn, mùa mưa thì chảy quá nhanh, quá mạnh, trở thành tai ương cho cả vùng phía Nam Hà Tĩnh.
Từ những năm đầu thế kỉ XX, người Pháp đã nghĩ đến việc đắp đập chế ngự dòng sông này nhưng chưa thực hiện được.Cho đến ngày 26/3/1976, khi đất nước đã thống nhất, công trình hồ Kẻ Gỗ mới được khởi công và sau 11 tháng 6 ngày, ngày 3/2/1977, công trình được bắt đầu đưa vào sử dụng.
Hồ Kẻ Gỗ có chiều dài 29 km, có diện tích lòng hồ hơn 30 km2, chứa 345 triệu m3 nước. Hồ nằm ở độ cao 8m và mực nước hồ đạt đến độ cao 37m. Nước ở hồ Kẻ Gỗ theo hệ thống kênh mương có độ dài gần 1000 km tưới tiêu cho hàng vạn hécta ruộng đồng của Cẩm Xuyên, Thạch Hà. Nguồn lợi kinh tế của hồ Kẻ Gỗ đem lại cho người nông dân nơi đây vô cùng to lớn. Xưa đồng đất hạn hán một màu cát trắng, nay quanh năm đủ nước để cấy trồng, muôn cây xanh tốt.
Hồ Kẻ Gỗ ra đời góp phần quan trọng cải tạo môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên của cả một vùng rộng lớn, đã trở thành một khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị, một điểm du lịch sinh thái lý thú. Bao quanh hồ là rừng núi, có 11.811 ha rừng tự nhiên, 261 ha rừng trồng. Rừng ở đây có trên 40 họ, 300 loài thân gỗ và nhiều động vật quý hiếm như trĩ sao, vượn đen, voi, gà lôi hồng tía, đặc biệt là gà lôi lam mào đen.
Khí hậu vùng Kẻ Gỗ quanh năm mát mẻ. Điều lý thú là từ trên du thuyền bơi trên mặt hồ nước trong veo du khách có thể chiêm ngưỡng và tận hưởng được cái đẹp, cái nên thơ của sự giao hoà của mênh mông nước và bạt ngàn rừng. Những dòng nước trắng xoá thả mình từ núi xanh xuống lòng hồ in rõ bóng trời mây.
Và về đêm dưới ánh trăng sao, không gian huyền bí càng huyền bí hơn bởi âm thanh của sóng nước, gió rừng và tiếng gầm, tiếng hú, tiếng gọi đàn của muôn loài cầm thú hoà quyện vào nhau… Kẻ Gỗ – hồ và rừng – như một cảnh tiên trong cõi thực…
Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hà Giang ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Hay – Bài 3
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Hay giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm kiến thức cho mình.
Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn được tách ra từ dãy Trường Sơn, cao 256m, dồn đuổi nhau từ Tây sang Đông, chạy dài ra tận biển, trở thành biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa, và nay là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Theo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay từ thời vua Lê Đại Hành (980 – 1005) nhưng phải đến 500 năm đầu thì Hoành Sơn – Đèo Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong.
Từ thời vua Lâm ấp đã xây luỹ Lâm ấp để chống giữ quân Tấn thì đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng một hệ thống đôn luỹ ở đây, gọi là luỹ Đèo Ngang hay luỹ ông Ninh.
Kể từ khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, Đèo Ngang là cửa ngõ vào Nam ra Bắc. Với vẻ đẹp thiên nhiên tạo cùng với những sự kiện bi hùng của hàng ngàn năm lịch sử, Đèo Ngang là thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung.
Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4 m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển.
Dưới chân đèo về phía Bắc vốn xưa là cửa biển Xích Mộ. Cửa biển nay đã bị bồi lấp, nhưng bù lại, ngược lên phía Tây, cùng dưới chân đèo, mộ hồ khá lớn đã được xây dựng, quanh năm đầy nước.
Ngược về phía Bắc đèo khoảng 3km là con Đèo Con, tuy thấp hơn nhưng lại nằm sát ngay trên biển Đá Nhảy. Gọi vậy vì ở đây một bãi đá khá lớn từ núi ăn lan ra biển, to nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều hình dạng khác nhau. Sóng biển đập vào bãi đá, ta cứ có cảm giác đá và sóng cùng nhảy, cùng nô đùa với nhau để cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của rừng và biển.
Và hình như ít nơi có được, suốt từ Đèo Ngang ra tận Đèo Con là một bãi thật đẹp, cát trắng mịn màng, trời cao, đèo cao và biển mênh mông… Theo quốc lộ 1 A đến với Đèo Ngang, Đèo Con bạn sẽ được ngắm nhìn non nước kỳ vĩ quê tôi và nghe kể chuyện một địa danh mà sử sách từ hơn ngàn năm trước đã ghi.
Chia Sẻ Bài 💦Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai ❤️️ 14 Bài Hay
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh – Bài 4
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài văn của mình.
Là điểm nhấn quan trọng của du lịch Hà Tĩnh, Khu lưu niệm Nguyễn Du ngày nay thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, cách Tp. Hà Tĩnh khoảng 50km và Tp.Vinh (Nghệ An) khoảng 8km.
Khu lưu niệm Nguyễn Du được thành lập từ năm 1965 nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765 – 1820). Đến ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng thành Khu di tích quốc gia đặc biệt.
Khu lưu niệm nằm trên vùng đất rộng chừng 20ha từ bờ nam sông Lam đến xứ Đồng Cùng, gồm quần thể các di tích của dòng họ Nguyễn Tiên Điền trải qua 400 năm lịch sử, được chia thành các khu vực chính: Nhà thờ Nguyễn Du; Bảo tàng Nguyễn Du; đền thờ Nguyễn Nghiễm, cụ Nguyễn Trọng; đàn tế và bia đá Nguyễn Quỳnh; 2 ngôi nhà Tư văn; Khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du.
Trước sân khu lưu niệm nổi bật bức tượng Nguyễn Du khăn đóng áo dài, tay cầm bút lông. Tượng bằng đồng, cao 1,5m, bệ tượng cao 2,5m, toát lên thần thái nho nhã, thanh thoát của Đại thi hào.
Nhà thờ Nguyễn Du được xây dựng vào năm 1825 được bài trí đơn sơ, giản dị như cốt cách của Đại thi hào. Một bàn thờ bằng đá vôi cát, một chiếc bàn nhỏ để bút nghiên, trên bàn thờ có một bức hoành đề chữ “Hồng Sơn thế phả” do một vị quan Trung Quốc đời nhà Thanh tặng, cùng bài vị bằng đá có khắc dòng chữ “Thanh Hiên Nguyễn Tiên Sinh”. Phía ngoài nhà thờ treo bức hoành đề chữ “ Địa linh nhân kiệt”.
Bên phải nhà thờ là nhà trưng bày bảo tàng Nguyễn Du – nơi trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật gốc quý liên quan trực tiếp đến cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào.
Trong nhà bảo tàng hiện trưng bày gần 1.000 tài liệu, hiện vật, tiêu biểu như bản Kiều in từ bản khắc năm 1866; cuốn Truyện Kiều viết theo lối thư pháp (độc bản) nặng 75kg, bề ngang 1,2m, bề dọc 1,6m; bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng, bộ sưu tập sách viết về Nguyễn Du… và một số hiện vật quý như nghiên mực, đĩa mai hạc Nguyễn Du được tặng trong thời gian đi sứ, nậm và chén uống rượu, gạc nai treo áo, la bàn dùng đi săn, bức phù điêu bằng gỗ ghi lại hình ảnh rước Tiến sĩ Nguyễn Nghiễm.
Về phía Đông vài trăm mét là đến đền thờ Nguyễn Nghiễm còn gọi là đền Đức Đại Vương. Trước cổng là hai voi đá và ngựa đá, thượng điện nay chỉ còn bàn thờ bằng đá thanh, bát hương bằng đá, mái lợp ngói. Hạ điện làm bằng gỗ li, lợp ngói mũi hài. Cách đền Nguyễn Nghiễm vài trăm mét là đền Nguyễn Trọng, đền có bia đặt trước tiền sảnh nội dung bia khuyên con cháu bảo vệ đạo lý của cha ông để lại.
Nhà Tư văn gồm có 2 nhà nằm đối diện nhau làm bằng gỗ lim lợp ngói vảy, xung quanh có tường cao. Đây là không gian bình thơ của người Tiên Điền xưa mỗi khi đến dịp lễ, Tết. Năm 1790 nhà tư văn bị cháy, người trong họ Nguyễn cùng nhân dân quanh vùng cung tiến dựng lại. Ngày nay vào mỗi dịp đầu xuân, nhà Tư văn là nơi tổ chức những đêm thơ Nguyễn Du.
Nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa mà Đại thi hào Nguyễn Du cùng dòng họ Nguyễn Tiên Điền đã để lại cho quê hương, hàng năm tại khu lưu niệm Nguyễn Du thường tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, như kỷ niệm năm sinh, năm mất của Đại thi hào; tổ chức các cuộc bình thơ, bình Kiều, diễn Kiều; tọa đàm văn chương, trao đổi về điển tích truyện Kiều; sinh hoạt CLB Thơ và Ngày thơ Việt Nam…
Khu lưu niệm Nguyễn Du cũng đã và đang được đầu tư, phát triển theo hướng trở thành một khu du lịch quốc gia, một trong những “hạt nhân” để Hà Tĩnh phát triển loại hình du lịch văn hóa – lịch sử.
Chia Sẻ Bài 🌹Thuyết Minh Về Đà Nẵng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Đà Nẵng Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Đặc Sắc – Bài 5
Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Đặc Sắc – ngôi làng cổ Cửa Nhượng ở Thiên Cầm được nhiều du khách rất quan tâm.
Mặt trời dần lên, nơi làng chài Cửa Nhượng thuộc xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh nhộn nhịp người bán, mua hải sản đánh bắt được sau những chuyến lênh đênh trên biển của ngư dân. Với ngư dân Nhượng Bạn, những câu chuyện về nghề, về biển, về những niềm vui, nỗi buồn cùng biển cả mênh mông tưởng chừng như bất tận.
Cách thị trấn Cẩm Xuyên khoảng 15 km về phía Ðông, Cửa Nhượng được hình thành cách đây hơn 600 năm. Cư dân vùng biển Cửa Nhượng lập nên làng Nhượng Bạn, cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề khai thác, đánh bắt hải sản, cung cấp cho thị trường nhiều thứ đặc sản biển nổi tiếng. Đây là vùng biển cửa sơn thủy hữu tình với những sinh hoạt văn hóa tinh thần như đánh cờ người, hội chèo bơi, hò chèo cạn, hò đẩy thuyền… mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, hấp dẫn du khách muôn phương.
Cơ La, Kỳ La hải khẩu, Thiên Cầm và Nhượng Bạn là một địa danh mà từ rất xa xưa đã được nhắc đến nhiều trong những cuốn cổ sử và truyền thuyết của dân tộc. Mảnh đất này từng chứng kiến và khắc ghi lại dấu ấn của nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử, trong đó có những dấu ấn được xem là bước ngoặt lịch sử quan trọng đối với đất nước ta.
Tọa lạc trên một doi cát hình bán nguyệt, phía Bắc Cửa Nhượng giáp núi Thiên Cầm gắn với câu chuyện lịch sử về Hồ Quý Ly và triều đại nhà Hồ thời Minh thuộc. Phía Đông nam có núi Voi chắn gió. Tên gọi Nhượng Bạn xuất phát từ việc bà Hoàng Càn, là cung phi thời nhà Trần đến đây thương lượng với dân làng lân cận nhượng lại cho dân làng chài vùng Cẩm Nhượng một rẻo đất để ở và lập kế sinh nhai. Tưởng nhớ công ơn bà, người dân lập đền thờ tại làng chài và ngày nay người ta gọi làng chài này là Cửa Nhượng.
Ban đầu, làng chài chỉ lơ thơ mấy con thuyền độc mộc. Sau dần, thấy nguồn hải sản ở đây phong phú, người ở các vùng miền khác, trong tỉnh có, ngoài tỉnh có, đến đây sinh cơ lập nghiệp hoặc ghé thuyền đánh bắt. Làng chài trở nên tấp nập thuyền bè. Ðời sống ngư dân cũng khá dần. Nhiều nhà sắm thêm thuyền. Thuyền bè cũng được cơ giới hóa, phục vụ những chuyến đánh bắt dài ngày.
Tầm gần 5 giờ sáng, mặt trời lửng lơ phía xa vời, bình minh nhuộm rực mặt biển. Thương lái đổ về, huyên náo, tấp nập trên bãi cát mà người dân vẫn gọi là bến cá Cồn Gò. Xe ô tô, xe kéo, xe máy nhan nhản để chờ đợi những chiếc thuyền chở đầy ắp cá tôm. Thuyền cập bến, ngư dân sau những đêm dài trên biển vẫn khỏe khoắn, nhanh nhẹn đến lạ. Họ xuống bờ, nhanh tay kéo thừng đưa thuyền vào bãi. Những tiếng hò của đám bạn thuyền vang lên cùng tiếng người mua kẻ bán râm ran náo động một vùng.
Không chỉ là nơi của những loài hải sản tươi ngon, mặn mòi mùi biển. Làng chài cổ nhượng Bạn từ bao đời nay hàng năm, đến tháng 6 âm lịch, có những đàn chim cù kỳ bay về rợp trời. Đó là loài chim mỏ đỏ, thịt chắc và thơm lừng. Cù kỳ và rắn biển là đặc sản của vùng này, ai được nếm một lần sẽ nhớ mãi hương vị thơm ngon của nó.
Làng chài Cửa Nhượng được hình thành như ngày nay đó là kết quả của cả một quá trình lâu dài của bao thế hệ, từ thủa khai sơn phá thạch, xây ấp lập hàng, mở mang nghề nghiệp dựng xây cuộc sống. Đi đến làng chài Cửa Nhượng, du khách không chỉ được đắm mình trong khung cảnh yên bình của một làng chài lãng mạn, mà còn thoải mái chiêm ngưỡng vẻ đẹp biển Thiên Cầm nơi sẽ mang lại những cảm xúc thăng hoa sau những ngày mỏi mệt.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cần Thơ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Sinh Động – Bài 6
Bài văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Sinh Động được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc sau đây.
Chán cuộc sống phố thị ồn ào, thị phi, muốn hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ thì bãi biển Thiên Cầm đích thực là địa điểm lý tưởng giúp bạn giải tỏa mọi căng thẳng trong cuộc sống thường nhật.
Được mệnh danh là “cung đàn biển” đẹp ở Hà Tĩnh, bãi biển Thiên Cầm ngày càng thu hút nhiều du khách tới tham quan và trải nghiệm. Cách trung tâm thành phố khoảng 20km, Thiên Cầm thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, mặc dù biển hiện tại đã có đầy đủ dịch vụ du lịch nhưng vẫn còn giữ được nét hoang sơ, tinh khiết.
Bãi biển Thiên Cầm có hình cánh cung trải dài gần 3km, bắt đầu từ núi Thiên Cầm đến núi Đầu Voi cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé). Từ đó, tạo nên những dòng suối trong vắt ngự ở suối Kỳ La, sau đó uốn lượn đổ ra biển khơi rộng lớn.
Biển Thiên Cầm có ba bãi tắm, đẹp nhất vẫn là bãi tắm chính có chiều dài 3km. Hai bãi tắm còn lại có chiều dài 10km. Nước ở biển Thiên Cầm có màu xanh ngọc bích với bãi cát trắng lạ mắt, hiếm thấy ở hầu hết các bãi biển khác dọc lãnh thổ chữ S Việt Nam.
Đến với du lịch biển Thiên Cầm, du khách không chỉ được ngâm mình trong làn nước mát mẻ, trong xanh mà còn trải nghiệm nhiều điều thú vị. Những âm thanh tuyệt diệu từ tiếng sóng biển dọi vào vách đá tựa như những nốt nhạc du dương cất lên từ phím đàn. Lúc này, bạn cảm thấy tâm hồn thật nhẹ tênh, dường như đưa bạn tới một miền đất diệu kỳ, nhẹ nhõm vô cùng.
Để ý một chút, phía xa xa là những hòn đảo nhỏ, ẩn chứa nhiều điều ly kỳ. Tận dụng cơ hội đến với bãi biển Thiên Cầm, nhiều du khách đã thuê thuyền máy và thả hồn giữa trời nước mênh mông, khám phá thế giới thiên nhiên thật kỳ vĩ giữa đất trời Hà Tĩnh. Có thể tận dụng câu mực, câu cá ngoài biển khơi.
Một khi đã thỏa thích ngâm mình trong làn nước mát mẻ của Thiên Cầm, lúc này chiếc bụng đã đói, kêu inh ỏi muốn kết nạp năng lượng. Tại biển Thiên Cầm có khá nhiều nhà hàng phục vụ nhu cầu quý khách. Hầu hết các nhà hàng đều có view nhìn ra biển, thoáng đãng và mát mẻ. Đến với Thiên Cầm đừng quên thưởng thức mực một nắng, cháo cá mú, các món về lươn…
Tuy không sầm uất như biển Cửa Lò, bãi biển Thiên Cầm vẫn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan bởi vẻ hoang sơ, thuần khiết. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không set lịch cùng hội cạ cứng lưu lại khoảnh khắc thanh xuân đáng nhớ ở miền đất Hà Tĩnh này.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Điểm 10 – Bài 7
Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây với lối văn hấp dẫn.
Chùa thường được gọi là chùa Hương, tọa lạc ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, trên đỉnh Ngàn Hông, núi Hương Tích thuộc dãy Hồng Lĩnh. Hồng Lĩnh là thắng cảnh nổi tiếng của Hà Tĩnh đã được chạm khắc vào Anh đỉnh, một trong 9 đỉnh đồng lớn ở cố đô Huế năm Minh Mạng thứ 17 (1836).
Từ quốc lộ 1A ngang qua thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, đi khoảng 5km về hướng Đông thì tới chân núi Hồng Lĩnh. Từ đây, chúng ta đi bộ ven triền núi đến miếu Linh Sơn hoặc đi thuyền trên lòng hồ Nhà Đường khoảng l,5km tới miếu Cô thì dừng lễ trình trước khi lên chùa.
Chùa được dựng từ thời Trần, nhưng đã gắn với truyền thuyết xa hơn, đó là sự tích Bà Chúa Ba tức Công chúa Diệu Thiện, con gái Sở Trang Vương, đến tu hành và đắc đạo ở đây.
Quần thể chùa Hương được chia làm ba phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết, am Thánh Mẫu là nơi Công chúa Diệu Thiện tu hành và hóa Phật Quan Âm. Chung quanh chùa còn có nhiều cảnh quan như: động Tiên Nữ, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên Tắm…
ác giả Bảo Ngọc trong báo Du lịch Việt Nam (số 10, ngày 07-03- 2003) cho biết Lưu Công Đao năm 1811 đã mô tả chùa Hương Tích trong Thiên Lộc huyện phong thổ chí như sau: “Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng gọi là nền Trang Vương… Người ta lấy đá xây thành am, trong am dặt tượng Quan Âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái chùa cỏ đền thờ Đại vương núi Hồng.
Trong đền có tấm biển vua ban chữ thếp vàng… Một dãy suối xanh, sóng vùng vạn khoảnh, theo bậc đá đến, mỗi bước lại một cảnh sắc khác nhau, lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi tháng cảnh đệ nhất ở miện Hoan Châu”.
Chùa còn giữ một số di vật cổ như: gạch thời Trần, chuông thời Lê… Hằng năm, lễ hội chùa từ đầu tháng giêng đến 19 tháng 2 âm lịch, đã đón tiếp đông đảo khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.
Chùa đã được Bộ Văn Hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Gợi Ý Bài 🌵 Thuyết Minh Về Bình Dương ❤️️15 Bài Giới Thiệu Bình Dương
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Ấn Tượng – Bài 8
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Ấn Tượng, cùng đón đọc bài văn giới thiệu về khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia hồ Kẻ Gỗ hấp dẫn sau đây.
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia hồ Kẻ Gỗ nằm về phía Tây của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), cách thành phố Hà Tĩnh gần 20km và thị trấn Cẩm Xuyên 14km, có tổng diện tích tự nhiên 35.159ha, trong đó khu bảo tồn 24.801ha, rừng phòng hộ 10.358ha, trải dài trên ba huyện Cẩm Xuyên (chủ yếu), Kỳ Anh và Hương Khê.
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia hồ Kẻ Gỗ có một hệ động thực vật rất phong phú với gần 400 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ, 47 loài thú, 298 loài chim, 100 loài bò sát lưỡng cư, trong đó có 18 loài thú được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Tại đây đã tìm thấy quần thể của 5 loài chim đặc hữu có vùng phân bố hẹp, đó là Gà Lôi lam mào đen, Gà Lôi Hà Tĩnh, Trĩ sao, Khướu mỏ dài và Chích choạc màu xám, trong đó Gà Lôi lam mào đen và Gà Lôi Hà Tĩnh là hai loài đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu.
Về thực vật có 567 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 367 chi và 117 họ, phổ biến tại tầng cây bụi có các loại cây trong họ Cau dừa với các loài chủ yếu như Lá nón, Song, Mây, Cau rừng, Lụi; tại tầng thảm dưới có Quyết, Bồn bồn và các loài cây thuộc họ Ô rô…
Đặc biệt, vùng rừng hồ Kẻ Gỗ còn sở hữu hơn 40 loài cây thân gỗ, trong đó có nhiều loài gỗ quý như: Táu, Gụ, Chò chỉ, Kim giao, Sến, Lát hoa…, nhiều loài gỗ có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Lim xanh, Sến mật, Gụ, Vàng tâm, Dổi, Trường, Trín, Bời lời vàng… Rừng Kẻ Gỗ cũng là nơi phát triển các loài mộc lan, phong lan đẹp và quý như Quế hương, Tai tượng, Tai trâu, Đuôi chồn, Phượng vĩ, Nghinh xuân…
Hồ Kẻ Gỗ là công trình đại thủy nông nằm trong lòng khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Kẻ Gỗ, được khởi công xây dựng vào ngày 26/3/1976 và đưa vào sử dụng ngày 26/3/1979. Hồ được thiết kế gồm một đập chính bằng đất đồng chất cao 37,4m, dài 970m và 3 đập phụ cùng tràn xả lũ.
Chiều dài hồ gần 29km với đoạn rộng nhất gần 3km, dung tích hữu ích 345 triệu mét khối nước, mực nước hồ đạt đến độ sâu chừng 20m. Từ lòng hồ, nước theo kênh chính chảy về các kênh nhánh tưới cho hơn 20.000ha lúa mùa và các loại cây trồng khác thuộc huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thành phố Hà Tĩnh và phía Bắc huyện Kỳ Anh, biến những vùng đất khô cằn sỏi đá, hoang hóa bạc màu thành những cánh đồng xanh tốt, đồng thời cung cấp nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân ở Hà Tĩnh.
Trong tương lai không xa, Khu du lịch hồ Kẻ Gỗ sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa, qua đó góp phần tích cực phát triển sự nghiệp du lịch nói riêng và kinh tế – xã hội tỉnh nhà nói chung.
Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau
Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Đơn Giản – Bài 9
Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Đơn Giản sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, có tổng diện tích 107 ha, nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, ở giữa là con đường độc đạo. Ngã ba Đồng Lộc cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh chừng 25km, du khách có thể đi bằng ô tô hay xe máy đều thuận tiện bởi các ngã đường dẫn đến Đồng Lộc đều trải nhựa thênh thang, xen lẫn trong cảnh làng quê đang hồi sinh, thay da đổi thịt hàng ngày sau những năm tháng chiến tranh bị đạn bom kẻ thù tàn phá.
Quốc lộ 15A – một nhánh chính của đường mòn Hồ Chí Minh – đường Trường Sơn năm xưa chạy xuyên suốt khu vực di tích, tên con đường từng được nhắc đến trong lời bài hát rất nổi tiếng Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh “…ai đi xa mô đó biết có nhớ lấy đường về, đường Đồng Lộc, đường Khe Giao, đường Hồng Lam, đèo Ngang, Linh Cảm, cùng bao nhiêu con đường ra mặt trận. Giặc điên cuồng trút hàng vạn bom rơi….”. Đường Đồng Lộc, đường Khe Giao được nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý nói đến chính là trên cung đường 15A này.
Ở vị trí dễ quan sát nhất là Cột biểu tượng lưu niệm của ngành Giao thông vận tải, Cột nằm ngay chính giữa Ngã ba – nơi giao nhau của 3 tuyến đường Lạc Thiện – Đồng Lộc, Khe Giao – Đồng Lộc, Ba Giang – Đồng Lộc.
Du khách tiếp tục đi thẳng về phía trước, bên tay phải là Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ Thanh niên xung phong toàn quốc. Nơi đây ghi danh gần 4.000 anh hùng, liệt sĩ Thanh niên xung phong toàn quốc và các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc.
Nhà bia tưởng niệm chính là trang sử hào hùng và bi tráng của lịch sử, là hiện thân của lực lượng “vai trăm cân chân ngàn dặm”, không tiếc tuổi xuân và xương máu vì độc lập tự do của dân tộc. Tại đây, tên tuổi của các anh hùng liệt sĩ Thanh niên xung phong sẽ được lưu danh muôn đời, để lớp lớp con cháu ngưỡng vọng, tôn kính, tự hào.
Để lại nhiều xúc động nhất là tại khu mộ 10 nữ anh hùng liệt sỹ Thanh niên xung phong, họ là một phần của nơi này, một phần của lịch sử, 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc cùng với những người con trai, con gái đã dựng lên tượng đài chiến thắng vĩ đại không chỉ cho vùng đất Hà Tĩnh mà cho cả dân tộc Việt Nam.
Cách Ngã ba Đồng Lộc hơn 50m về phía Đông Bắc là Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ngành giao thông vận tải, đài tưởng niệm được xây dựng nhằm giáo dục truyền thống cho cán bộ ngành giao thông vận tải nói riêng và nhân dân cả nước nói chung về sự cống hiến, hy sinh to lớn của ngành giao thông vận tải trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của cả dân tộc; cũng như phát huy các giá trị lịch sử Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc; giáo dục, ôn lại truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc cho các thế hệ mai sau.
Đài tưởng niệm là không gian ghi danh và tưởng niệm 842 anh hùng liệt sỹ ngành giao thông vận tải hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn Hà Tĩnh.
Một công trình kiến trúc uy nghi, lung linh ánh sáng, tọa lạc trên quả đồi Mũi Mác là Tháp chuông. Tháp gồm 7 tầng, 8 mái, cao 37m, trên đỉnh tháp có treo quả chuông nặng 5,7 tấn. Du khách có thể theo bậc cầu thang (hình xoắn ốc) để lên đến đỉnh tháp, ngắm nhìn toàn cảnh Ngã ba Đồng Lộc hay hướng mắt ra xa để chiêm ngưỡng cảnh trời Can Lộc “trời mô xanh bằng trời Can Lộc, nước mô xanh bằng dòng nước sông La, ai về Hà Tĩnh mà quê ta…”.
Đúng vậy, về Hà Tĩnh, về Can Lộc, về Ngã ba Đồng Lộc để được thăm lại chiến trường xưa, nơi các anh, các chị đã từng sống và chiến đấu quên mình để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta như ngày hôm nay. Về đây để được nghe những câu chuyện kể rất đỗi cảm động về cô Tần, cô Cúc, rất mực khâm phục về cô Tám, anh Nhỏ, anh Lý, anh Tuấn, anh Ân,…đi qua cầu Tối, nhìn lại hố bom năm xưa…Tất cả đã làm nên một Đồng Lộc hùng tráng, kiên cường, bất tử.
Khu di tích lịch sử Thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc đã được xếp hạng là khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt, nơi đây đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho lớp lớp thế hệ sinh ra sau chiến tranh, để bất kỳ ai lớn lên đều thấy mình phải có nghĩa vụ sống sao cho xứng đáng với những gì mà thế hệ cha anh đi trước đã làm cho đời sau.
SCR.VN Gợi Ý Bài 🌵Thuyết Minh Về Bình Thuận ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Bình Thuận
Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Núi Thiên Cầm – Bài 10
Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Chọn Lọc từ SCR.VN và giới thiệu đến các bạn đọc sau đây.
Nằm ở vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh là đầu ngõ của tuyến du lịch “Con đường di sản”. Hà Tĩnh còn là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: hồ Kẻ Gỗ, vườn quốc gia Vụ Quang, ngã ba Đồng Lộc… Thị trấn Thiên Cầm nằm ở phía Đông của thị xã Hà Tĩnh, nơi tiếp giáp với biển Đông, là địa danh có núi, có biển và có cả đồng bằng.
Theo sử sách và truyền thuyết kể lại rằng: Xưa kia vua Hùng đi kinh lý vào phía Nam và có nghỉ chân lại ở ngọn núi Kỳ La (tên xưa của Thiên Cầm). Ban đêm vua nằm nghỉ có nghe thấy tiếng sóng vỗ rì rào của biển cả cùng với tiếng thông reo, vua nghe như những tiếng đàn trời thánh thót bên tai. Sau đó, vua đã đặt cho địa danh nơi đây là “Thiên Cầm” tức là “Đàn Trời”. Vì thế mới có câu thơ:
“Địa danh kỳ thú Thiên Cầm
Núi non, danh thắng vua Hùng đặt tên”.
Nhưng cũng có truyền thuyết kể lại rằng: Sau khi bị nhà Minh cướp ngôi, cha con Hồ Quý Ly cùng thuộc hạ bỏ trốn vào đất Kỳ La, Thiên Cầm với ý định vượt Hoành Sơn vào Tân Bình Thuận Hóa xây dựng lại nghiệp bá vương. Nhưng nơi tận cùng của quốc gia lúc bấy giờ với cửa biển Kỳ La và hang Dương Hùng cũng không dung nổi cơ nghiệp nhà Hồ. Quân Trương Phụ (giặc Minh) đuổi gấp bắt sống Hồ Quý Ly tại núi Thiên Cầm, sau đó con trai ông là Hồ Hán Thương cũng bị bắt ở núi Cao Vọng (Kỳ Anh). Trong thi ca cũng có ghi chép:
“Núi Cao Vọng, bể Kỳ La
Cha con bị bắt cũng là trời xui.”
Núi Thiên Cầm có độ cao 108m, hướng mặt ra biển Đông, nằm kề những bãi biển đẹp tạo thành nơi sơn thủy hữu tình. Trên núi còn có chùa Cầm Sơn, dưới chân núi không xa có chùa Yên Lạc – nơi có bức tranh “Thập điện diêm vương” nổi tiếng, gần đó có nhà thờ Cẩm Nhượng, xa hơn nữa du khách sẽ nhìn thấy hòn đảo Bơ’s nằm trơ vơ giữa biển cả và hòn Hải Đăng ở phía chân trời xa.
Đến thăm Thiên Cầm, du khách sẽ được hòa mình vào những cơn sóng vỗ của biển cả, thả hồn vào trời mây trên đỉnh núi hay tham quan những danh lam nổi tiếng và thưởng thức những món ăn của vùng biển miền trung đầy nắng và gió. Hãy một lần đến với Thiên Cầm để lắng tai nghe tiếng đàn trời thánh thót bên tai.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Chùa Hương Tích – Bài 11
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh – Chùa Hương Tích điểm đến không nên bỏ qua khi đến nơi đây.
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh nằm trên dãy núi Hồng Lĩnh là một trong 21 thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất của nước Nam xưa. Không chỉ thu hút khách du lịch bằng vẻ đẹp thiên nhiên say đắm, chùa còn là chốn linh thiêng, nơi tìm lại sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn.
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng đất Hoan Châu. Danh lam cổ có kiến trúc độc đáo, ấn tượng, không gian tựa cõi Phật chốn trần gian.
Nằm ở độ cao 650m so với mặt nước biển, chùa Hương Tích Hà Tĩnh nằm ở lưng chừng đỉnh Hương Tích – một trong những ngọn núi đẹp, hùng vĩ nhất của dãy Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa có tên gọi đầy đủ là Hương Tích Cổ Tự. Dân gian còn gọi đây là chùa Thơm. Chùa Hương Tích theo hệ phái Phật giáo Bắc Tông, thờ Quan Âm Bồ Tát.
Để thuận lợi di chuyển đến chùa Hương Tích, du khách nên lựa chọn lưu trú tại các khách sạn xung quanh khu vực này. Vinpearl Hotel Hà Tĩnh chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Không chỉ thuận tiện di chuyển khám phá chùa Hương Tích, khách sạn nghỉ dưỡng đẳng cấp này còn gần nhiều danh thắng nổi tiếng khác của mảnh đất địa linh nhân kiệt Hà Tĩnh.
Chùa Hương Tích là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam có niên đại hàng nghìn năm. Tương truyền, chùa được xây dựng từ thế kỷ XIII vào thời nhà Trần. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp từ nhắc đến lịch sử hình thành của chùa qua 2 câu thơ “Hương Tích Trần Triều – Hồng Sơn đệ nhất phong” (Hương Tích ngôi chùa đời Trần – Dựng trên ngọn núi đẹp nhất Ngàn Hống).
Chùa Hương Tích gắn liền với sự tích công chúa Diệu Thiện – con gái vua Trang Vương nước Sở tu hành hóa Phật. Truyền thuyết kể lại, khi biết vua cha có ý ép gả cho viên quan võ độc ác, Diệu Thiện đã tìm đến quy y cửa phật. Nàng được Phật che chở, cứu thoát trong trận hỏa hoạn, dừng chân ở động Hương Tích lập am tu hành tại đây.
Sau này, khi nghe cha bị bệnh, nàng đã hiến dâng cả tròng mắt và bàn tay để cứu cha. Đức Phật cảm động đã hóa phép cho mắt Diệu Thiện sáng lại, tay mọc lại. Nàng tu hành đắc đạo, hóa thành Phật Quan m ngàn mắt ngàn tay.
Cũng có truyền thuyết cho rằng công chúa Diệu Thiện được Thần Hổ linh thiêng che chở đến núi Hồng Lĩnh lập am, tu hành và hóa Phật.
Trận hỏa hoạn lớn xảy ra vào năm Ất Dậu 1885 thiêu rụi phần lớn ngôi chùa. Đến năm 1901, Tổng đốc An – Tĩnh tiến hành quyên góp, trùng tu và xây dựng lại. Chùa được vua Bảo Đại chọn là biểu tượng chạm khắc vào Anh Đỉnh đặt ở Đại Nội Huế năm 1936. Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam công nhận là di tích văn hóa – thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 1990.
Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Hồ Kẻ Gỗ – Bài 12
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Hồ Kẻ Gỗ – điểm đến thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm đến.
Hồ Kẻ Gỗ – Nằm giữa trời xanh bao la của núi rừng Hà Tĩnh, Hồ Kẻ Gỗ mang trong mình vẻ đẹp sông nước Hà Tĩnh thơ mộng. Nơi đây đang ngày càng trở thành điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước.
Hồ Kẻ Gỗ được xem là hồ nước lớn nhất của Hà Tĩnh, là một phần của khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ nằm trải rộng trên 3 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê. Hồ Kẻ Gỗ được hoàn thành vào năm 1979. Hồ Kẻ Gỗ không chỉ phục vụ đời sống của con người mà nó trở thành điểm đến bình yên thu hút du khách đến đây sau những áp lực mệt mỏi của cuộc sống, công việc.
Hồ Kẻ Gỗ nằm cách trung tâm thị xã Hà Tĩnh chưa đầy 20 km về phía Tây Nam. Phương tiện di chuyển đến đây cũng rất đơn giản, du khách có thể đi xe máy, sẽ rất thích hợp cho những du khách thích đi phượt hoặc đi ô tô hay xe khách đến đây. Từ trung tâm Hà Tĩnh, du khách chạy theo đường quốc lộ 1A đến Cẩm Bình thì rẽ phải theo đường Cẩm Xuyên là đến hồ Kẻ Gỗ. Tuy nhiên du khách nên lưu ý khi đến đây vì đường đến Hồ Kẻ Gỗ khá vắng vẻ, có một đoạn đường đất khá trơn nên du khách nên di chuyển cẩn thận.
Hồ Kẻ Gỗ là hồ nhân tạo nhưng vẻ đẹp nơi đây thì không kém gì các hồ nước tự nhiên, làm say lòng trái tim của du khách khi đặt chân đến đây. Núi rừng như ôm trọn lấy Hồ Kẻ Gỗ, phản chiếu xuống mặt hồ một bức tranh đa màu sắc: Màu vàng hoàng hôn khi chiều tắt, màu xanh của núi rừng, của bầu trời bao la, thoáng đãng khiến du khách ngập tràn cảm xúc khi đến đây.
Vào những ngày hè nắng nóng, những lúc cần được tìm sự yên bình. Du khách có thể đến đây hòa mình vào không gian bao la của núi rừng, hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn mặt hồ mênh mông cùng với lắng nghe tiếng gió trời xua tan đi mọi muộn phiền.
Điểm đặc biệt, Hồ Kẻ Gỗ có cây cầu cong như hình con tôm. Đây chính là nơi thu hút rất nhiều du khách khi đến đây. Đứng từ trên cầu ngắm nhìn ra xa khung cảnh trời đất thơ mộng. Kia là những ốc đảo lớn nhỏ thấp thoáng trên mặt hồ. Du khách như được lạc vào thế giới thần tiên huyền bí đến kì lạ.
Du khách có thể thả mình vào không gian rộng lớn, ngắm hoàng hôn chiều buông nắng vàng lấp lánh trên mặt hồ thật khiến hồ Kẻ Gỗ giống như một người lãng du mộng mơ níu chân ai đó đến nơi yên bình này.
Một buổi tối cắm trại, ăn đồ nướng, trò chuyện vui vẻ cùng gia đình hay bạn bè thật sự là một kỉ niệm khó quên khi đặt chân đến đây. Thiên nhiên hồ Kẻ Gỗ thật giống như một người bạn tri kỷ của du khách, luôn bên bạn và cho bạn cảm giác thoải mái sau những muộn phiền nơi chốn đô thị.
Hồ Kẻ Gỗ là một phần của khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ rộng lớn được bao phủ kín với nhiều cả một rừng trời xanh, các hệ thực vật cũng rất phong phú đa dạng. Đến nay đã có hơn 300 loài động vật có xương sống và nhiều loại quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nơi đây cũng là xứ sở của nhiều loài hoa quý.
Hồ Kẻ Gỗ đang ngày càng đầu tư và hoàn thiện với nhiều dịch vụ, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động khác: đi thuyền dọc trên lòng hồ rộng lớn, thưởng thức những đặc sản địa phương, đua thuyền, câu cá hay chơi những hoạt động khác như cầu lông, bóng chuyền,..
Để chuyến du lịch của bạn thêm trọn vẹn, du khách còn có thể đi tham quan, thắp hương khu tưởng niệm cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn. Không khí thanh tịnh nơi rừng núi mang tới cho du khách cảm giác tĩnh tại trong tâm hồn mình. Hay tận hưởng những giây phút tuyệt vời ở bãi biển Thiên Cầm trong lành, mát mẻ với những bãi đá lớn nhỏ hoang sơ. Tiếng sóng vỗ về ôm trọn những bãi đá, hít hà cái gió trong lành của biển thật là một những khoảnh khắc không bao giờ quên.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Ngã Ba Đồng Lộc – Bài 13
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Ngã Ba Đồng Lộc là một nơi có ý nghĩa lịch sử rất lớn, nơi giao thông quan trọng trong các cuộc kháng chiến ở nước ta.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một địa chỉ đỏ, mảnh đất thiêng liêng, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ngã ba Đồng Lộc đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca về quyết tâm sắt đá tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập tự do thống nhất Tổ quốc, vì hòa bình.
Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh.
Vào những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Ngã ba Đồng Lộc có diện tích khoảng 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Do địa hình như vậy nên khi bom đạn của địch trút xuống phía nào, đất đá cũng lăn xuống đường cản trở giao thông.
Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi này đã đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.
Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người – chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng thanh niên xung phong phá bom, mở đường.
Tiểu đội 4, thuộc Đại đội 552, tổng đội thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh làm việc thường trực tại ngã ba Đồng Lộc. Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, do Võ Thị Tần-24 tuổi, làm tiểu đội trưởng được lệnh san lấp hố bom ở khu vực địch vừa thả bom để nhanh chóng thông đường cho xe qua.
Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến hiện trường gấp rút triển khai công việc với niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe đi qua. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói và đã ba lần các cô bị vùi lấp, nhưng đều rũ đất đá đứng dậy tiếp tục làm việc. Đến 16 giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi trúng vào đội hình 10 cô gái. Một, hai phút, rồi năm phút trôi qua. Mặt đất mù mịt. Cả trận địa lặng đi rồi tiếng khóc vỡ òa. Các cô đã hy sinh.
10 cô gái Đồng Lộc kiên cường dũng cảm: Võ Thị Tần (24 tuổi), Hồ Thị Cúc (24 tuổi), Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi (20 tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19 tuổi), Trần Thị Hường (19 tuổi), Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi) đã ngã xuống khi tuổi còn quá trẻ.
Mười đóa hoa ấy vừa độ mười tám, đôi mươi – cái tuổi đẹp nhất của tuổi trẻ, của đời người – đã mãi mãi ra đi, mang trong tim bao nhiệt huyết, khát vọng của ước mơ, hoài bão. Mười đóa hoa ấy đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, đã kiên cường chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp của dân tộc.
Những chiến công của các chị đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tuổi trẻ Việt Nam. Máu của các chị đã góp phần tô thắm màu cờ của Tổ Quốc.
46 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Mảnh đất Đồng Lộc năm xưa mang trên mình những hố bom chi chít, giờ đã thành địa chỉ xanh chứa đựng những huyền thoại cao cả, linh thiêng. Đồng Lộc hôm nay đã đổi thay, những con đường bạt ngàn nắng gió, những đồng ruộng thơm mùi lúa thẳng cánh cò bay. Gió đại ngàn vẫn thổi, tiếng chuông ngân vang một góc trời. Nơi đó, 10 cô gái đã hy sinh cho công cuộc thống nhất đất nước.
Tuyến đường vào Nam những năm đó, giờ đã thênh thang rộng mở. Cả một vùng Ngã ba Đồng Lộc đã xanh tươi. Từ cầu Sông Nghẽn đi lên vùng cung đường ngã ba là cả một vùng lúa Đại Lộc, Tiến Lộc, Thanh Lộc, Đồng Lộc… xanh mướt.
Để có được những cánh đồng trải đầy màu xanh của ngày hôm nay, các chiến sĩ đã phải đánh đổi bằng màu đỏ của máu, bằng cả tuổi thanh xuân. Tổ quốc mãi ghi công những người con gái Thanh niên xung phong!
Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Chùa Hang – Bài 14
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Chùa Hang, nét đẹp tâm linh tại chùa Hang thu hút một lượng lớn du khách đến thăm.
Chùa Hang Hà Tĩnh là một ngôi chùa trong chuỗi hệ thống chùa ở ngọn núi Hồng Lĩnh. Núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh non cao gắn liền với nhiều câu chuyện văn hóa lịch sử của Hà Tĩnh nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Chùa Hang là một trong những di tích được lưu giữ trọn vẹn ở hang đá mé thuộc sườn Tây, núi Mồng Gà ở dãy núi Hồng Lĩnh.
Từ trung tâm thành phố Hà Tĩnh, khoảng cách đến chùa Hang khoảng 30km. Ngôi chùa này cũng cách TP. Vinh – Nghệ An chỉ 25km. Bên cạnh chùa Hang, Hà Tĩnh còn nổi tiếng với nhiều điểm du lịch tâm linh khác như: Chùa Hương Tích, đền Bích Châu,… Tuy vậy, chùa Hang vẫn là điểm đến được đông đảo du khách lựa chọn bởi sự linh thiêng và phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nên thơ.
Trước đây, núi Hồng Lĩnh có 8 cửa truông và có nhiều hang động nổi tiếng như: động Hàm Rồng, động 12 Cửa, động Đá Hang,… Những thuyết minh về chùa Hang Hà Tĩnh đều không ghi chép cụ thể ngôi chùa này xuất hiện từ khi nào.
Đến những năm 80 của thế kỉ XIX, một người đàn ông có tên Trần Văn Phú (trú tại phường Bắc Hồng, TX. Hồng Lĩnh) đứng ra kêu gọi mọi người bỏ công sức, tiền của để tôn tạo chùa. Ông phát hiện ngôi chùa này trong một lần đi hái lá thuốc ở trên núi.
Ban đầu, ngôi chùa này chỉ là một hang đá nhỏ bị vùi lấp bởi đất đá, nhiều lớp rêu phong phủ kín cho thấy dấu ấn của thời gian. Khi mới phát hiện, sâu bên trong hang có một vài tượng Phật bị mục, một số đồ dùng thờ tự còn sót lại những cũng đã bị hỏng. Ngoài ra, xung quanh còn có thêm nền móng của một số công trình như: đài Quan Thế Âm, nhà Tăng, nhà Tổ,
Phát hiện ra ngôi chùa, ông Phú vô cùng trăn trở, suy nghĩ phải chăng ông được Đức Phật giao phó trọng trách? Bởi vậy, ông vận động mọi người thu gọn, tôn tạo. Tiếng lành đồn xa, ngày càng nhiều người biết đến chùa Hang Hà Tĩnh.
Từ ngày được tôn tạo, chùa Hang nhận được sự đóng góp của rất đông tăng ni phật tử cùng các doanh nghiệp trên địa bàn. Đến nay, công trình này cũng có nhiều hạng mục được xây dựng, từng hạng mục đều có kiến trúc độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Cụ thể, ngôi chùa được xây dựng ở phần nền của hang nằm ở dãy núi Hồng Lĩnh. Đường di chuyển lên chùa rất quanh co, xung quanh là rừng thông bạt ngàn. Bởi vậy, khi di chuyển lên chùa, bạn sẽ như lạc vào chốn tiên cảnh, không gian trong lành, mát mẻ.
Kết cấu của chùa Hang Hà Tĩnh bao gồm các hạng mục như sau: Khuôn viên tượng Quan Âm Cung A Di Đà , Cung Tam Bảo, Cung thờ Mẫu, Cung thờ tượng Quan Âm cùng khu vực thờ Thiên thủ Thiên Nhẫn, Nhà Tăng và Các hoa viên xung quanh.
Quang cảnh của ngôi chùa này được phân bố đồng đều, có hệ thống khu tản bộ, khu vực vườn hoa cây cảnh. Bởi vậy, nhiều du khách đánh giá kiến trúc của chùa khá hài hòa, giao thoa giữa nét cổ kính, hiện đại, vừa gần gũi vừa thể hiện được sự tôn nghiêm, linh thiêng.
Đọc Nhiều Hơn Bài 🌵 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử 🌵 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Núi Hồng Lĩnh – Bài 15
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh Núi Hồng Lĩnh, một trong những dãy núi nổi tiếng nhất tại vùng đất này.
Núi Hồng Lĩnh (còn gọi là Ngàn Hống hay Rú Hống, tên chữ là Hồng Sơn (núi Hồng) hay Hồng Lĩnh). Biệt hiệu: Hoan Châu Đệ Nhất Danh Thắng – là dãy núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh. Ngọn núi này thuộc Thị xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Cùng với sông Lam, núi Hồng Lĩnh được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ, từng được xếp vào danh sách 21 danh thắng của nước Nam khi xưa.
Là một trong số ít các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế. Núi Hồng Lĩnh nằm giữa địa phận Thị xã Hồng Lĩnh và hai huyện Nghi Xuân và Can Lộc, cách thành phố Vinh khoảng 10km về hướng Nam. Sườn phía Bắc núi Hồng Lĩnh nằm dọc theo Sông Lam.
Mạch núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, từ Nam bến thủy vào đến Bắc Cửa Sót. Chia làm các nhóm núi: Nhóm Thiên Tượng và nhóm Đụn ngăn cách nhau bởi tuông Eo Bầu. Hồng Lĩnh là đợt cuối chót của dãy núi Pu Lai Leng (tây bắc Nghệ An), có kiến tạo từ 200 triệu năm trước, với độ cao 2711m (Rào Cỏ).
Hồng Lĩnh có nhiều đỉnh, tục truyền là 99 đỉnh, thực tế có hơn 60 đỉnh nhô cao lên từ mấy chục mét và cao nhất là 676m. Có 8 cửa truông thuận tiện cho đi lại qua Hồng Lĩnh: Cộng Khánh, Vắn (Cố Ghép)… Trong núi có nhiều hang động như: Động 12 cửa, động Chẻ Hai, động Đá Hang, động Hàm Rồng… Có đến 26 khe suối chảy từ trong núi ra và ngày nay có hàng mấy chục đập nước ở chân núi Hồng Lĩnh, một số ao hồ ở lưng núi và chân núi như Bàu Tiên, Vực Nguyệt, Ao Núi Lân, Bàu Mỹ Dương.
Nổi tiếng của Hồng Lĩnh là bề dày của các di sản văn hóa – lịch sử, từ các di tích như: Đỉnh Tháp Cờ, nơi hoàng tử, con Mai Thúc Loan xây căn cứ, Núi Lầu có hành cung của Lý Thánh Tông, Lũy Đá của Ngô Quảng nổi lên chống Pháp và nhiều huyền thoại, truyền thuyết liên quan đến núi Hồng Lĩnh như: Ông Đùng xếp núi, truyền thuyết về kinh đô của Vua Hùng…. và bao nhiêu giai thoại, thần thoại khác.
Nơi đây có khoảng 100 ngôi chùa và đền miếu. Có ngôi rất cổ như: chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên, nơi vẫn còn dấu chân người và chân ngựa trên tảng đá (gắn với truyền thuyết Tiên giáng trần).
Người ta đến núi Hồng Lĩnh không chỉ để hành hương, mà còn để du xuân, ngắm cảnh, tận hưởng khung cảnh núi rừng thiên nhiên thanh mát và yên bình. Đặc biệt, Tiên Sơn được công nhận là cụm di tích lịch sử cấp quốc gia.
Gợi Ý Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Chùa Hương Tích Hà Tĩnh ❤️️ 10 Bài Hay Nhất