Thuyết Minh Về Đồng Nai ❤️️ 31+ Bài Giới Thiệu Đồng Nai Hay ✅ Những Mẫu Văn Đặc Sắc Chia Sẻ Về Các Cảnh Đẹp, Địa Danh Nổi Tiếng Tại Đây.
Giới Thiệu Về Tỉnh Đồng Nai Chi Tiết – Bài 1
Bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Tỉnh Đồng Nai Chi Tiết giúp các em có thể trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức xã hội hay nhất.
Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh đông dân thứ 5 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa.
Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành.
Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường Quốc lộ 1A. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và trung du với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình có thể chia làm các dạng là địa hình đồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng, dạng địa hình núi thấp, đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm.
Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm 25 – 27 °C, nhiệt độ cao cực trị khoảng 40 °C và thấp cực trị 12,5 °C và số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình luôn cao 80 – 82%.
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như kim loại quý, kim loại màu, đá quý, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng, than bùn, nước khoáng và nước nóng,..
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Thuyết Minh Về Tỉnh Đồng Nai Ngắn Gọn – Bài 2
Một vài thông tin hay chia sẻ đến bạn đọc qua Thuyết Minh Về Tỉnh Đồng Nai Ngắn Gọn được giới thiệu sau đây.
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.903.940 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa – là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; tài nguyên rừng và nguồn nước…
Ngoài ra Đồng Nai còn phát triển thủy sản dựa vào hệ thống hồ đập và sông ngòi. Trong đó, hồ Trị An diện tích 323km² và trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi cho việc phát triển một số thủy sản như: cá nuôi bè, tôm nuôi….
Đồng Nai là vùng đất có nền văn minh cổ xưa với nhiều di tích văn hóa lịch sử giá trị, và điều kiện tự nhiên thuận lợi nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch vườn, du lịch lễ hội văn hóa…
Một số vùng có tiềm năng phát triển du lịch tại Đồng Nai như Vườn quốc gia Cát Tiên, Sông Đồng Nai, khu văn hóa lịch sử chiến khu D, khu du lịch Bửu Long, Cù Lao Phố, làng bưởi Tân Triều, Thác Mai – Hồ nước nóng , các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, và nhiều khu, điểm du lịch theo qui hoạch tại thành phố Biên Hòa, các huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, …
Chia Sẻ Bài 🌹Thuyết Minh Về Đà Nẵng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Đà Nẵng Hay
Giới Thiệu Về Quê Hương Đồng Nai – Bài 3
Đón đọc bài văn Giới Thiệu Về Quê Hương Đồng Nai giúp các bạn đọc có cái nhìn tổng quan về vùng đất nơi đây.
Là một vùng đất trực thuộc miền đông nam bộ với hơn 300 năm hình thành và phát triển, Đồng Nai đã ghi dấu ấn không nhỏ trong lòng người dân cả nước. Bởi sự phát triển thần tốc của mình vùng quê nghèo và những nét văn hóa đặc trưng nổi bật.
Vào thời kỳ chiến tranh khói lửa, người dân nơi đây đã không tiếc máu xương anh dũng đứng lên giành lấy từng tất đất quê hương. Nhờ đó, các thế hệ con cháu luôn nhận được sự dạy dỗ về truyền thống yêu nước.
Đồng Nai là nơi sinh sống của người kinh và nhiều dân tộc ít người như Hoa, Chăm, Cho ro, Mạ, Xiêng,… Mỗi dân tộc mang một bản sắc riêng, đã hòa trộn với nhau tạo nên những nét văn hóa riêng của vùng đất này.
Điển hình, âm nhạc truyền thống, người dân nơi đây đã thổi hồn vào những làn điệu dân gian bằng những nhạc cụ như đàn đá Bình Đa, sáo trúc, chiềng đồng, thanh la, khèn bầu, khèn môi khiến cho để lưu truyền cho con cháu qua các thế hệ. Thế nhưng họ cũng không quên lồng ghép những tâm tư tình cảm giữa người với người kèm theo nỗi niềm khao khát về một cuộc sống ấm no hạnh phúc như hò, lý, vè, nói thơ, nói tuồng, đờn ca tài tử,…
Về lễ hội truyền thống, Đồng Nai quê hương tôi cũng đa dạng không kém. Ngoài những ngày lễ phổ biến như Tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Bảy, Tết Trung thu…còn có Lễ Kỳ Yên, lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, lễ rước thần, lễ dâng vật cúng thần và lễ tống ôn,… Với đồng bào Khmer có ngày lễ hội Chôl Chnăm Thmây, người Chăm có lễ lễ Roja Haji,…
Về trang phục, nếu như trước đây người dân địa phương trung thành với kiểu trang phục truyền thống như áo dài khăn đóng, áo bà ba nón lá thì giờ đây chính sự phát triển kinh tế và thời kỳ hội nhập đã làm nên một bức tranh trang phục hoàn toàn khác. Bởi những trang phục truyền thống chỉ còn được mặt vào ngày lễ tết quan trọng mà thôi. Và trang phục yêu thích thường ngày vẫn là những bộ âu phục.
Về ẩm thực, cũng như sự đang dạng về các sắc tộc tại vùng đất Đồng Nai đã mang đến sự đa dạng về các món ăn Đồng Nai khiến cho nhiều người lưu luyến không thôi mỗi lần đặt chân đến nơi này như cháo đậu ăn với cá lóc kho tiêu, cháo đậu nước cốt dừa, cơm canh bầu nấu với cá trê vàng, cá lóc kho thơm, canh chua cá lóc, hay mắm kho ghém rau sống, mắm đồng chưng trứng, canh khổ qua dồn thịt,…
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cần Thơ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay
Thuyết Minh Về Đồng Nai Hay Nhất – Bài 4
Thuyết Minh Về Đồng Nai Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ sau đây, cùng theo dõi ngay nhé!
Đồng Nai nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế phía Nam, là một trong những tỉnh có nền công nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế được xếp vào loại đứng đầu cả nước. Ngoài lợi thế về công nghiệp, Đồng Nai cũng có những thế mạnh rất lớn về phát triển du lịch mà nhất là du lịch sinh thái.
Du lịch Đồng Nai đã được quy hoạch thành 5 tuyến điểm, tại mỗi tuyến đều có các điểm du lịch sinh thái với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tiềm năng du lịch sinh thái to lớn của Đồng Nai được thể hiện qua mật độ phân bố khá cao của các điểm, khu du lịch trải đều trên các địa bàn thuộc tỉnh. Toàn tỉnh có trên 60 điểm, khu du lịch thì các điểm du lịch sinh thái chiếm hơn quá nửa.
Không chỉ chiếm ưu thế về mặt số lượng, các điểm du lịch sinh thái của Đồng Nai cũng rất phong phú, đa dạng về mặt tự nhiên và sinh học như : du lịch sông Đồng Nai, sông La Ngà; Khu du lịch Cù Lao Phố, Cù Lao Ba Xê; Khu du lịch suối Mơ, suối Reo, suối Cây Si, suối Nước Trong; khu du lịch hồ Đa Tôn, hồ Nước Nóng; điểm du lịch thác Mai, thác Trời, thác Giang Điền, thác Ba Giọt; khu du lịch Vườn Quốc Gia Cát Tiên, Rừng Đước Phước Thái…; khu du lịch Núi Chứa Chan, Hồ núi Le. Do đó, có thể khẳng định Đồng Nai có thế mạnh để phát triển du lịch.
Nét nổi bật của các điểm du lịch sinh thái của Đồng Nai là vừa mang dáng dấp gần gũi với du lịch của miền Tây sông nước lại vừa đậm nét đặc trưng của miền Đông Nam Bộ. Do đó, đây cũng là một trong những thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái ở Đồng Nai mà trong quá trình phát triển du lịch sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh đáng kể.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay
Văn Mẫu Chọn Lọc Thuyết Minh Về Đồng Nai – Bài 5
Văn Mẫu Chọn Lọc Thuyết Minh Về Đồng Nai là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.
Đồng Nai là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ của Việt Nam có dân số đông thứ hai của Việt Nam, chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây chỉ nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km về hướng Đông Bắc. Đến du lịch Đông Nai, bạn sẽ có cơ hội được ghé thăm rất nhiều những khu di tích lịch sử, văn hóa lâu đời, những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.
Đồng Nai là tỉnh có thời tiết khá là ôn hòa và dễ chịu quanh năm. Chính vì vậy mà các bạn có thể đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng được. Vào mỗi mùa, mỗi thời điểm khác nhau Đồng Nai lại có những nét độc đáo và thú vị riêng để cho chúng ta có thể khám phá.
Nếu như bạn đang băn khoăn chưa biết nên đi chơi đâu tại Đồng Nai thì làng du lịch Tre Việt chính là cái tên đầu tiên mà bạn nên nghĩ đến. Đây là một khu du lịch sinh thái rất hấp dẫn nằm ở số 26 đường Phan Văn Đáng, Phú Hữu, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Tại đây các bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều những trò chơi và hoạt động giải trí thú vị như chèo thuyền Kayak, thuyền thúng, đạp xe trên sông,…
Nếu như bạn là một người yêu thiên nhiên, cây cỏ thì nhất định không được bỏ qua một điểm đến vô cùng hấp dẫn tại Đồng Nai đó chính là vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Nơi đây có địa chỉ nằm tại huyện Tân Phú của tỉnh Đồng Nai. Tại đây bạn sẽ được hòa mình vào một khung cảnh thiên nhiên xanh mát, được khám phá thảm thực vật đa dạng và ngắm nhìn những loài động vật đáng yêu. Vườn quốc gia Nam Cát Tiên cũng đã được UNESCO công nhận là một trong 6 khu dự trữ sinh quyển hàng đầu của thế giới hiện nay.
Đối với những bạn trẻ thích khám phá, ưa trải nghiệm thì thác Đá Hàn chắc chắc sẽ là một địa điểm không thể bỏ qua tại Đồng Nai. Đây là một thác nước tuyệt đẹp với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ và hữu tình.
Một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đồng Nai nữa mà bạn không nên bỏ qua đó chính là khu du lịch Bửu Long. Nơi đây nằm ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và vẫn được người ta ví như là một “ Vịnh Hạ Long thu nhỏ“ vậy bởi cảnh quan thiên nhiên nơi đây vô cùng tươi đẹp đẹp với núi non, hồ nước. Bạn có thể ngồi trên một chiếc thuyền đi dạo và ngắm cảnh tại đây.
Ngoài ra tại khu du lịch này còn có những cánh đồng hoa hướng dương, hoa Salvia rực rỡ sắc màu. Đây có thể nói là một điểm đến lý tưởng cho những bạn trẻ thích sống ảo đấy.
Gợi Ý Bài 🌵 Thuyết Minh Về Bình Dương ❤️️15 Bài Giới Thiệu Bình Dương
Giới Thiệu Về Sông Đồng Nai Sinh Động – Bài 6
Đón đọc bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Sông Đồng Nai Sinh Động được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ sau đây.
Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km (364 dặm) và lưu vực 38.600 km² (14.910 mi2).
Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài trên 600km;km và lưu vực 38.600 km², nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Dâng thì dài 586 km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ.
Dòng chính sông Đồng Nai ở thượng nguồn còn gọi là sông Đa Dâng. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, uốn khúc theo chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Sông là ranh giới tự nhiên giữa Đăk R’Lấp (Đắk Nông) và Bảo Lâm – Cát Tiên (Lâm Đồng), giữa Cát Tiên và Bù Đăng (Bình Phước) – Tân Phú, giữa Tân Phú và Đạ Tẻh.
Sau khi gặp sông Bé, sông Đồng Nai thành ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai (Vĩnh Cửu) ở tả ngạn – phía đông và Bình Dương (Tân Uyên) ở hữu ngạn – phía tây. Đến phường Uyên Hưng thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương thì sông Đồng Nai chảy theo hướng Bắc – Nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người Minh Hương trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.
Sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa, rồi chảy dọc theo ranh giới giữa Đồng Nai (Long Thành, Nhơn Trạch) và Thành phố Hồ Chí Minh (Thủ Đức, Quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ), giữa Bà Rịa – Vũng Tàu (Phú Mỹ) và Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ).
Dòng chính sông Đồng Nai ở hạ lưu, đoạn từ chỗ sông Sài Gòn hợp lưu đến chỗ phân lưu thành Soài Rạp và Lòng Tàu, thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là “Phước Bình”.
Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Đồng Nai – Bài 7
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Đồng Nai – Khu danh thắng Bửu Long một điểm đến không thể bỏ qua nếu có dịp ghé thăm nơi đây.
Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990. Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa bên tả ngạn sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km. Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 ha. Độ cao trung bình 100 mét so với mặt biển. Theo các nhà khoa học thì núi Bửu Long có cách nay khoảng từ 100 – 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương.
Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê. Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”. Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.
Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc. Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm.
Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng. Căn cứ vào hàng chữ Hán khắc trên hai cột ở gian giữa giảng đường thì chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn niên ” phía trước đề 1616, nhưng năm 1616 không tương ứng với Bính Thìn niên” âm lịch. Di tích cổ tự đã trải qua nhiều đợt trùng tu.
Kiến trúc hiện tồn được xác định là năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng. Có lẽ đây là lần trùng tu thứ hai, lần trùng tu đầu tiên theo Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì năm 1679, một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tị nạn đã xây cất lại bằng gạch ngói và thỉnh đại sư Hoàng Long đường thượng hiệu Thành Chí đến trụ trì và tôn làm tổ khai sơn.
Chùa Bửu Phong được xem là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai cùng với chùa Đại Giác và Chùa Long Thiền.
Cụm thứ hai là long Sơn thạch động (chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ. Miệng hang rộng và nhỏ dần vào trong trông như một hàm ếch, trên vách có nhiều nhủ đá hình hài kỳ lạ rủ xuống thật là kỳ ảo. Trên núi Long Ẩn có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các hệ phái Phật giáo, làm phong phú các lễ hội hành hương.
Ngoài hai cụm Bình Điền và Long Sơn danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành. Hồ rộng gần 20.000m2 nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa hồ nước. Từ những hòn đảo này con người đã tạo dáng thêm làm cho chúng thành những cảnh đẹp ẩn, hiện giữa sóng nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo quanh khu vực như một bức tranh.
Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường. Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.
SCR.VN Gợi Ý Bài 🌵Thuyết Minh Về Bình Thuận ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Bình Thuận
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Đồng Nai – Bài 8
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Đồng Nai – Văn Miếu Trấn Biên địa danh mang nhiều giá trị văn hóa lịch sử.
“Chiều Văn Miếu Trấn Biên
Mây trời bay thong thả
Núi lam tím thật hiền
Quanh cây cao bóng cả…”
Ai đã từng nghe những câu thơ này đều mong muốn một lần đến Đồng Nai để ngắm nhìn cảnh sắc hùng vĩ, tươi đẹp này. Đồng Nai được biết đến không chỉ là một nơi với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, các trò chơi dành cho nhiều bạn trẻ mà còn gắn với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng đã có từ ngàn đời xưa. Một trong số đó phải kể đến Văn Miếu Trấn Biên là nơi đúc kết tinh hoa, mang đậm giá trị giáo dục văn hóa thiêng liêng, nơi nhân chứng cho chiến công, tài giỏi từ bao đời nay.
Nói đến Văn Miếu Trấn Biên là nhớ đến đất nước trong giai đoạn “Trịnh Nguyễn phân tranh”, đây chính là văn miếu đầu tiên được xây dựng vào năm 1715 ngay tại xứ Đàng Trong nơi cai quản của chúa Nguyễn. Văn miếu được coi như là một nơi rèn luyện những nhân tài cho đất nước, là nơi tôn vinh Khổng Tử và các bậc danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
Trong giai đoạn 1861, nơi đây từng bị thực dân Pháp phá hủy, sau đó văn miếu được khởi công trùng tu xây dựng lại vào năm 1998 và chính thức hoàn thành khang trang lộng lẫy vào năm 2002. Khu vực linh thiêng này tọa lạc tại một khu đất rộng lớn thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa. Tổng diện tích của khuôn viên văn miếu lên đến 15ha, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km.
Văn Miếu Trấn Biên còn đươc xem như là “Quốc Tử Giám” của Nam Bộ, bởi nằm bên cạnh văn miếu là một ngôi trường học của tỉnh Biên Hòa. Do đó, nơi đây không những là nơi linh thiêng thờ phụng thường được các chúa Nguyễn đến hành lễ, mà còn là biểu trưng cho truyền thống hiếu học, hào khí dân tộc to lớn của người dân Việt Nam ở bờ cõi phương nam.
Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng từ rất sớm ở miền Nam và chỉ ra đời sau văn miếu Quốc Tử Giám khoảng 700 năm, đây là biểu tưởng cho truyền thống tôn sư trọng đạo, trọng người tài từ ngàn đời xưa. Được xây dựng theo phong cách kiến trúc tương đối giống với miếu Quốc Tử Giám ở miền bắc, với sự kết hợp nhiều khu như nhà thờ chính, sân hành lễ, tả vu hữu vu,…
Với không gian thoáng đãng, cây xanh che phủ xung quanh nổi bật giữa nó là chiếc mái vòm cong với gam màu xanh lưu ly trong đầy uy nghi, hùng vĩ giữa núi rừng trập trùng. Từ cửa chính bước vào là những khung cảnh vô cùng tráng lệ lần lược là nhà bia, khuê Văn Các, hồ Thiên Quang Tỉnh, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử và cuối cùng của văn Miếu Trấn Biên sẽ là nhà thờ chính rộng lớn. Nhà bia là khu vực có mái che, nằm ngay chính giữa bia đá làm bằng chất liệu đá Granit Bửu Long.
Trên bia được khắc bài văn do giáo sư anh hùng lao động Vũ Khiêu biên soạn, khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của vùng đất Biên Hòa, nêu bật khát vọng của toàn thể nhân dân Đồng Nai. Đi lên lầu Khuê Văn Các du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh của văn miếu trùng trùng điệp điệp đầy uy nghi tráng lệ giữa cảnh rừng xanh tươi.
Đây được biết đến là một công trình nổi tiếng thể hiện sự trân trọng, đề cao học vấn văn chương thơ phú, đặc biệt lại được chính tay của một vị quan văn Võ xây dựng vào năm 1805 dưới triều đại nhà Nguyễn.
Khuê Văn Cát được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, kết cấu dạng tầng gác, cổ lầu, bên trên được thiết kế với bốn góc có các hàng lan can được sơn màu nâu đỏ gợi lên sự thanh thoát, đơn giản mà lại vô cùng vững chắc. Khuê Văn Các trước đây được biết đến là nơi dành cho các bậc hiền tài, những tao nhân dùng để ngâm thơ, gảy đàn, ngắm trăng, thâm chí là bàn luận văn chương, một nơi vô cùng yên tĩnh nên thơ.
Đứng trên cao nhìn ra trước cổng tam quan sẽ thấy được hồ Tịnh Quang với làn nước xanh trong ngắt, có thể nhìn rõ cả những đàn cá đang tung tăng bơi lội đủ màu sắc dưới hồ tạo nên bức tranh vô cùng đặc sắc.
Tiếp đến là Đại Thành Môn là nơi có vị trí nằm ngay trên trục thần đạo tại cửa chính trước khi bước vào khu vực thờ phụng tế lễ.Nói đến Khổng Tử ai cũng biết đó là một bậc hiền tài, một người đã khai sáng nho giáo và nho học của cả một thế hệ phương Đông. Bia của bậc thánh nhân này được xây đắp đặt trên một bệ đá chạm khắc hoa văn cao 80cm, đươc đặt ở một vị trí quan trọng ngay trước sân Đại Bái trên trục thần đạo.
Tiếp đến là khu vực nhà thờ chính của Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng theo kiểu nhà ba gian hai chái, nền thì lót gạch tàu, sn6 son thếp vàng. Nhà có ba gian, ở giữa là nơi thờ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi được trang trọng thờ ngài ở trên một bệ ghép bằng các đá thảng cốt cao hơn so với nền cốt nhà. Từ ngoài vào của nhà thờ chính là nơi thờ những vị danh nhân văn hóa cả nước như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du.
Đây là một nơi vô cùng linh thiên các bậc hiền tài đều được thờ trên bài vị phía trước có hương án sơ son thiếp vàng, ở phía hai bên là bát bửu bằng gỗ cũng được sơn son thiếp vàng đầy trang trọng và uy nghi. Hằng năm nơi đây thường tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện nhằm khẳng định vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng quan trọng của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả một vùng đất phía Nam nói chung.
Văn Miếu Trấn Biên còn là nơi diễn ra các buổi họp mặt quay quần, tọa đàm trình bày về chiều dài lịch sử cũng như nền văn hóa đã có từ ngàn đời nay của dân tộc tỉnh Đồng nai qua các buổi triển lãm tranh ảnh, tư liệu, hiện vật.
Giờ đây dù đã trải qua bao thăng trầm đã từng bị phá bỏ, nhưng Văn Miếu Trấn Biên vẫn tồn tại và sừng sững vị thế giữa một vùng trời rộng lớn, trở thành một danh lam thắng cảnh đặc sắc nổi tiêng của dãy đất miền Nam. Cùng với vị thế quan trọng càng được khẳng định, Văn Miếu Trấn Biên luôn không ngừng phát triển, bảo tồn, giữ gìn những di sản văn hóa lâu đời và phát huy tiềm lực du lịch bền vững hơn trong tương lai.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Suối Mơ Đồng Nai – Bài 9
Thuyết Minh Về Suối Mơ Đồng Nai – nơi đây được người dân mệnh danh là thiên đường nghĩ dưỡng.
Tôi lớn lên và sinh ra ở vùng đất Đồng Nai. Nơi quê hương của đồi núi và hàng chục dòng suối nhỏ chảy ra từ trong vách núi cùng hội tụ về một vùng trũng toàn đá và cát, tạo nên một hồ nước tự nhiên rất đẹp ở Trà Cổ, Tân Phú, Đồng Nai. Đó chính là Suối Mơ, điểm du lịch lý tưởng mới đang được nhiều người tìm đến.
Chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km, Công viên Suối Mơ là một trong những điểm du lịch mới thu hút bạn trẻ yêu thích khám phá và cũng là điểm đến được nhiều gia đình lựa chọn nghỉ ngơi, tận hưởng không gian xanh mát vào mỗi dịp cuối tuần.Tọa lạc tại xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, Công viên Suối Mơ được ví như thiên đường “biển trên rừng” với kiến tạo thiên nhiên ấn tượng cùng dòng suối trong vắt, những ngọn thác mát lạnh kết hợp tuyệt mỹ với khu hồ tắm rộng với diện tích lên đến 150.000 m².
Để đến với Suối Mơ, bạn sẽ mất khoảng 3 giờ di chuyển bằng xe máy từ Sài Gòn. Tham khảo lộ trình như sau: Xuất phát theo hướng QL1 khoảng hơn 64 km đến Ngã 3 Dầu Dây, sau đó rẽ trái theo QL 20 hướng lên Đà Lạt khoảng 48 km nữa, qua cột số 48 UBND huyện Định Quán khoảng 700m rồi rẽ phải chạy sâu vào bên trong là đến Suối Mơ.
Đặt chân đến Suối Mơ, vẻ đẹp chạm đến tầm mắt bạn không đâu khác chính là không gian thoáng đãng giữa Nước suối ở đây khá đặc biệt, các dòng nước được khai thác từ các mạch nước ngầm, những dòng suối nhỏ len lỏi qua các khe đá, đổ vào lòng hồ mát lạnh và có thể nhìn thấy cả đám rong mọc lên từ dưới nước cực đẹp, chứ không phải như dòng nước lạnh được xử lý đơn thuần giống các hồ, suối khác.
Đi sâu vào trong, tôi nhận thấy xung quanh khu du lịch được đầu tư rất bài bản, trồng rất nhiều hoa, mùa này hoa bằng lăng tím cả góc trời, hoa phượng rực rỡ, những khóm hoa đủ loài khoe sắc, dưới hồ sen đang nở rộ. Chính vì vậy, theo tôi bạn nên đi vào những tháng hè cảnh vật sẽ đẹp hơn.Và kia rồi suối! ôi! thác nước, bức tranh hữu tình đẹp tuyệt. Không thể diễn tả hết những vẻ đẹp ấy. Nước suối ở đây trong vắt, trong tới mức tôi có thể nhìn thấy được chân của mình dưới nước và có thể nhìn thấy đàn cá đang bơi lội.
Đây là cảnh mà chúng tôi mong chờ và thích thú nhất. Nhất là bọn trẻ con, chúng reo lên và thế là nhất quyết dừng chân tại đây không chịu đi đâu, dù chúng tôi dùng các chiêu trò. Phải nói nguyên cả ngày hôm đó bọn trẻ là những du khách nhiệt tình nhất cùng tắm, cùng chơi với suối, hết ra thác nước lớn rồi vào hồ bơi nhỏ, chỉ có khi ăn là lên bờ được tí xíu.
Ở Suối Mơ, nước suối khá đặc biệt.Theo tìm hiểu thì được biết nước suối ở đây xuất phát từ hàng chục dòng suối nhỏ chảy từ trong vách núi, len lỏi qua các khe đá, đổ vào thác. Thác nước lớn tuy không hùng vĩ nhưng lại hài hòa và nhiều thác nhỏ xung quanh. Nước từ thác đổ xuống trắng xóa chảy vào các bờ đá thấp trước khi chảy ra hồ tắm rộng.Khuôn viên rất rộng, được bố trí đa dạng nhiều không gian nhưng tổng thể lại khá hài hòa, chia thành nhiều phần để thuận lợi cho các hoạt động, tùy theo sở thích của du khách.
Đặc biệt, ngoài vui chơi ở hồ, thác nước thì bạn có thể cùng bạn bè, gia đình tham gia vào rất nhiều hoạt động khác cũng trên hồ như: Đạp xe trên nước, chơi banh nước trái banh khổng lồ bằng nhựa mềm, mô tô nước… hay nằm nghỉ ngơi thư giãn ở chòi, các ghế bành được đặt khéo léo ở khắp nơi tận hưởng không gian xanh mát…
Nếu như không thích bơi lội, cũng không thích các trò chơi cảm giác mạnh, bạn có thể dạo chơi ngắm cảnh hồ sen, cảnh ven bờ suối, hay nằm trên những chiếc ghế dài được bố trí dưới bóng cây, cạnh hồ nước róc rách, mát rượi nghỉ ngơi, nhâm nhi ly cà phê.
Trong khuôn viên khu du lịch, các khu nhà chòi được xây dựng trong rất bắt mắt, nghệ thuật, còn gì thú vị bằng ngồi đây nhâm nhi li cà phê, tám gẩu với bạn bè. Chúng tôi đã thử gọi cà phê và nước uống thử thưởng thức. Vị cà phê và sinh tố tuy không thật đặc sắc nhưng phải nói không gian thì không chê vào đâu được.
Nhiều bạn trẻ thích thú khi lội xuống dòng suối, chạm đến những viên đá mát lạnh dưới chân… và đây cũng là hồ tắm thiên nhiên duy nhất mà bạn có thể nhìn thấy những viên sỏi dưới chân, ngắm cá bơi lội…Vẻ đẹp hoang sơ ở suối Mơ, những tảng đá trơ trọi tưởng chừng như vô tri vô giác đó, lại mang tới những cảm giác bình yên đến thế.
Những triền núi bạt ngàn màu xanh của cây cối bao bọc xung quanh suối Mơ làm tăng gấp bội nét hoang sơ nơi núi rừng. Đặc biệt, ngoài tắm biển ở hồ nước cực lớn thì bạn có thể cùng bạn bè, gia đình tham gia các hoạt động vui chơi như: đạp xe trên nước, cầu tuột, chơi banh nước, chèo thuyền kayak… hay nằm nghỉ ngơi thư giãn tận hưởng không gian tại khu mái chòi…Ngoài tắm táp ra thì khu du lịch Suối Mơ còn có nhiều cảnh đẹp khác để tham quan. Khu du lịch có diện tích rất rộng.
Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Thuyết Minh Về Mộ Cự Thạch Hàng Gòn – Bài 10
Thuyết Minh Về Mộ Cự Thạch Hàng Gòn là những tư liệu quan trọng giúp các em trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.
Nằm cách TP.Biên Hòa hơn 50km về phía Đông, di tích Mộ cự thạch Hàng Gòn hơn 2 ngàn năm qua đã góp phần làm rõ hơn nhiều vấn đề về văn minh lưu vực cổ sông Đồng Nai. Qua năm tháng, kiến trúc mộ cự thạch, hình thức tín ngưỡng liên quan dân cư cổ vẫn là một sự bí ẩn hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu.
Sau gần 1 thế kỷ phát hiện được đến nay, Mộ cự thạch Hàng Gòn vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, khảo cổ và khách tham quan trong và ngoài nước. Các nhà khoa học đánh giá, đây là một di tích độc đáo về nghệ thuật và kỹ thuật của người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng.
Mộ cự thạch Hàng Gòn là một dạng hầm mộ hình chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7m, cao 1,6m được ghép bởi 6 tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài. Trong đó, 4 tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, 2 tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy nặng khoảng 40-50 tấn. Các phiến đá ghép với nhau theo hệ thống rãnh đục làm nắp và phiến đá làm đáy, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa.
Theo các nhà khảo cổ, các loại đá làm mộ chỉ có ở Đà Lạt hoặc Phan Rang. Di chỉ khảo cổ Mộ cự thạch Hàng Gòn thuộc loại hình dolmen có kiến trúc độc đáo, quý hiếm không những ở Việt Nam mà còn ở cả khu vực và thế giới.
Diện tích khu mộ cổ Hàng Gòn rộng khoảng 2 hécta được quy hoạch thành 7 khu vực chính: khu trưng bày truyền thống, khu quản lý di tích, khu môi trường sinh thái, khu công viên văn hóa, khu công trình công cộng, khu giao thông, sân bãi.
Nhà bao che di tích là công trình lớn nhất trong khu di tích mộ cổ. Cảnh quan xung quanh khu nhà này được bao bọc bằng những rặng cây cao, to để tạo ra cảm giác thâm nghiêm khi bước vào khu trung tâm mộ cổ. Con đường từ ngoài dẫn vào hầm mộ hơi dốc từ trên xuống dần, ánh sáng nhạt, mờ ảo tạo cảm giác kỳ bí hối thúc người tham quan khám phá hầm mộ cổ.
Tham Khảo Bài ❤️️ Giới Thiệu Về Đà Lạt ❤️️ 20 Bài Văn Thuyết Minh Đà Lạt Hay Nhất
Thuyết Minh Về Thác Mai Đồng Nai – Bài 11
Thuyết Minh Về Thác Mai Đồng Nai sẽ gợi ý thêm cho các bạn đọc nhiều ý tưởng mới và thú vị để hoàn thiện bài văn của mình.
Thác Mai mang trong mình vẻ đẹp nguyên sơ, vừa kỳ vĩ lại ngọt ngào đằm thắm. Nơi đây có hệ sinh thái đa dạng độc đáo và dường như chưa hề có tác động của bàn tay con người nên bức tranh thiên nhiên ấy lại càng hấp dẫn trái tim người lữ hành ưa khám phá.
Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu Nước Sôi nằm ở huyện Định Quán – Đồng Nai, một điểm khá hoang sơ nằm sâu trong cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn nên chưa nhiều người biết tới. Nhưng với những ai đã đặt chân đến đều không thể ngừng trầm trồ cảm thán trước sức quyến rũ của thác Mai.
Vẻ đẹp của thác được tạo thành bởi dòng sông La Ngà chảy xiết uốn lượn qua các bãi đá trải dài trong nhánh rừng ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên trước khi đổ ra sông Đồng Nai. Gọi là thác Mai vì trước đây nơi này là ‘vương quốc mai dại’, mỗi mùa hoa nở đều làm say lòng người. Tuy bây giờ mai không còn nhiều như trước nhưng vẻ đẹp hoang dại kiêu sa giữa đại ngàn ấy vẫn khiến trái tim ai rạo rực khi được tận mắt chiêm ngưỡng.
Thác Mai nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150km theo hướng Đông Nam, phượt thác bằng xe máy là lựa chọn hoàn hảo nhất giúp du khách có cơ hội thưởng ngoạn tất thảy cảnh đẹp trên đường đi. Khách du lịch đi thác Mai di chuyển theo tuyến đường Dầu Dây rồi rẽ vào quốc lộ 20 để tới Định Quán. Tiếp tục rong ruổi trên cây số 120 cho đến khi gặp ngã ba chùa Tịnh Quảng Xá, du khách rẽ vào con đường xuyên rừng, bắt đầu một chuyến đi thực sự về với thác Mai.
Trước khi ‘chạm mặt’ cùng thác Mai, người lữ hành có dịp chiêm ngưỡng thế giới đại ngàn xanh mát dọc khắp lối đi. Suốt cung đường đi qua cánh rừng Nam Cát Tiên, sẽ có khoảng 8km là đường nhựa và còn lại là đường đất, nhưng đường rất bằng phẳng và dễ đi.
Hàng cây xanh hai bên tỏa bóng mát hệt như bàn tay khổng lồ đang che chắn cho ‘người thương’, đến mùa thay lá đẹp như bất kỳ xứ sở Âu châu nào đó. Những loại động vật dễ thương trong rừng và nhiều loài hoa dại đang nở càng làm bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động cuốn hút.
Thác Mai không đổ ào từ trên cao xuống như nhiều thác khác mà trải dài thoai thoải như mặt nước hồ, để đến những đoạn nhỏ hẹp đầy vách đá, dòng nước lại ‘chen lấn’ tuôn chảy mạnh hơn, cuộn trào tung bọt trắng xóa, trông cũng kỳ vĩ chẳng kém. Không gian ở thác Mai rất trong lành, từ rừng cây vách đá đến hoa nở chim kêu, tất cả hòa quyện vẽ nên bức tranh rất thơ mộng, khiến mọi mệt mỏi dường như tan biến hết, chỉ còn lại hương vị ngọt ngào lan tỏa cho trái tim hạnh phúc.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Bắc Giang ❤️️15 Bài Giới Thiệu Bắc Giang Hay
Thuyết Minh Về Thác Giang Điền Ở Đồng Nai – Bài 12
Bài văn Thuyết Minh Về Thác Giang Điền Ở Đồng Nai đặc sắc để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với cách dùng từ ngữ linh hoạt và sáng tạo.
Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền là một trong những khu du lịch sinh thái lớn nhất tại Việt Nam, được hình thành vào năm 2006, hiện thuộc ấp Hòa Bình, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 45km dọc theo quốc lộ 1A. Với tổng diện tích lên tới 67ha, bao gồm nhiều công trình kiến trúc, tiểu cảnh nhân tạo có giá trị thẩm mỹ cao kết hợp với hệ thống thác, ghềnh tự nhiên hấp dẫn, tạo nên một không gian du lịch hấp dẫn, thơ mộng, thu hút hàng chục ngàn khách du lịch tìm tới mỗi năm.
Trong đó quan trọng và ấn tượng nhất là nên sức hấp dẫn của khu du lịch sinh thái này chính là thác Giang Điền, gắn liền với truyền thuyết về tình yêu chung thủy của một cặp trai gái, vì tình mà tuẫn tiết quyên sinh tại thác. Cũng chính vì tích này mà nơi đây đã trở thành nơi hẹn thề của nhiều cặp trai gái trẻ tuổi, mong cho tình yêu của mình cũng vĩnh viễn viễn bền chặt với sự chứng kiến của dòng thác xinh đẹp.
Cho đến hiện nay người ta vẫn chưa lý giải được khởi nguồn cái tên Giang Điền của khu thác, một số giả thiết cho rằng vì trước kia thác nằm giữa một cánh đồng lúa xanh mượt, ngút ngàn thế nên người ta lấy tên “Giang Điền” ý chỉ một dòng sông nằm giữa cánh đồng lớn. Khởi thủy của dòng dòng bắt nguồn từ những dòng suối nhỏ hợp lại đổ về con sông Buông sau đó xuôi theo dòng chảy hòa mình vào sông Đồng Nai, đến khu vực này gặp những ghềnh đá cao thì trở thành thác với ba dòng chảy chính là thác Chàng, thác Nàng và thác chính Giang Điền.
Trong đó thác Chàng và thác Nàng là nơi trước kia đôi nam nữ đã quyên sinh, thế nên còn có tên gọi khác là thác Đôi để tưởng nhớ. Mặc dù thuộc khu vực Đông Nam Bộ thế nhưng khu thác này vẫn phảng phất một vài nét hoang sơ kỳ vĩ của vùng đất Tây Nguyên, dẫu độ cao trung bình của dòng thác chỉ tầm 20m, thế nhưng dòng chảy lại khá mạnh mẽ.
Nước từ trên đổ xuống luồn lọt qua khe đá va vào các ghềnh đá phía dưới tung bọt trắng xóa rồi hòa vào dòng chảy hiền hòa bên dưới phát ra những tiếng “ầm ào” đưa con người ta về gần với cảnh hoang sơ của thiên nhiên hơn cả. Một số nhận định của du khách cho rằng thác Giang Điền cũng có những vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng chẳng kém là bao so với thác Cam Ly nổi tiếng tại Đà Lạt, chẳng qua chỉ thiếu đi một chút hoang sơ, hùng vĩ và thêm vào dịu dàng dàng, mềm mại mà thôi.
Tuy nhiên nếu có ý định ghé thăm thác Giang Điền, du khách cũng cần chọn lựa thời điểm thích hợp, bởi lẽ khí hậu miền Nam đặc trưng bởi hai mùa mưa nắng rõ rệt. Vào mùa mưa lưu lượng sông thấp, dòng chảy yếu, nước trong và thác chảy hiền hòa, trái lại vào mùa mưa, nước sông dâng cao, thác chảy xiết và mạnh kéo theo nhiều phù sa, điều đó cũng phần nào làm mất mỹ quan của thác. Chính vì vậy nên chọn đi du lịch vào mùa nắng là tốt nhất vừa đẹp vừa an toàn.
Bên cạnh cảnh điểm chính là thác Giang Điền thì khu du lịch sinh thái còn có những cảnh quan đáng chú ý khác được nhiều du khách ưa thích. Tiêu biểu là vườn hoa cẩm tú cầu, một loài hoa đặc trưng của thành phố Đà Lạt, ở nơi đây cũng được chăm sóc kỹ càng, hầu như ở hoa bốn mùa. Mang đến cho du khách những niềm vui thú thưởng thức loài hoa độc đáo này mà không cần phải lên tận Đà Lạt – thành phố ngàn hoa.
Thứ hai nữa chính là được dạo bước trên cầu Mimosa, cây cầu treo mềm mại nối liền giữa thác chính Giang Điền và thác Đôi, đứng trên cầu phóng tầm mắt xuống dưới du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng toàn cảnh khu khác, với dòng nước tung bọt trắng xóa và những ghềnh đá xanh xám xếp tầng lớp ở xung quanh khu thác. Thêm vào đó thì khu vườn tình yêu cắm đầy những cọc gắn trái tim màu tím, hay khu vườn chong chóng rực rỡ cũng là một điểm đến lý tưởng cho những bạn trẻ ưa thích lưu lại những tấm ảnh đẹp và rực rỡ.
Bên cạnh đó đồi Bích Họa cũng là một nơi thỏa mãn thú thường thức mỹ thuật của nhiều du khách với những bức tranh được tô điểm trang trí bằng nhiều gam màu độc đáo, với những cảnh sắc lý thú. Ngoài ra hồ Tuyền Lâm, rừng cây, nhà Rông, và nhiều tiểu cảnh khác cũng có nhiều điều thú vị mà có lẽ du khách đến tham quan không bao giờ muốn bỏ lỡ.
Dù không phải là miền đất du lịch, thế nhưng khu du lịch sinh thái thác Giang Điền chính là một điểm nhấn du lịch đầy ấn tượng, thu hút du khách trong và ngoài nước, làm phong phú và thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái. Nếu có cơ hội được ghé thăm Đồng Nai thì đừng chần chừ mà hãy ghé đến khu du lịch sinh thái thác Giang Điền một lần để tận hưởng “Đà Lạt của miền Đông” nhé các bạn.
Đọc Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang ❤️️ 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Cây Cao Su Đồng Nai – Bài 13
Thuyết Minh Về Cây Cao Su Đồng Nai, loài cây rất quen thuộc và mang lại những lợi ích kinh tế cao cho người dân.
Trong cuộc sống hàng ngày, con người sử dụng rất nhiều các đồ dùng được tạo ra từ cây cao su như lốp xe chúng ta đi hàng ngày, quả bóng mà bọn trẻ hay chơi đùa. Cây cao su có ích như vậy, liệu chúng ta đã hiểu rõ về nó hay chưa?
Cây cao su thuộc họ Đại kích, được chia làm hai loại: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Nó được bắt nguồn từ lưu vực sông Amazon. Trải qua nhiều thập kỷ nó được du nhập về Việt Nam ta. Cây gắn bó với người dân không chỉ trong thời chiến được trồng ở Đồng Nai, các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ mà trong thời bình nhờ sự nỗ lực bảo vệ loài cây này. Cây cao su gần như có mặt trên khắp cả nước, từ Bắc vào Nam, tập chung mạnh ở Tây Nguyên, Lai Châu, Bình Phước, khu vực Đông Nam Bộ.
Do xuất thân ở lưu vực sông cho nên cây phát triển ở những vùng có khí hậu tốt, nhiệt đới ẩm, nhiệt độ từ 25–30 độ C. Hơn nữa cây cao su còn tiết kiệm một phần sức lao động cho người dân bởi cây hấp thụ lượng nước tự nhiên do mưa hàng năm trung bình từ 1500–2000mm chứ không nhờ đến sự tưới tiêu của người dân.
Cây phát triển mạnh thành từng rừng cao su, vựa cao su. Mỗi cây cao chừng 20–30 m. Thân cây rộng với đường kính khoảng 20-25cm. Lớp vỏ của thân cây không sần sùi nhiều như vỏ cây bàng, mà nó nhẵn, mang màu nâu sẫm. Để cho cây phát triển, vươn cao đón lấy chất dinh dưỡng thì rễ cây cắm sâu vào lòng đất, khoảng chừng 1m đến 2m. Lá cây cao su là lá kép, mọc thành từng tầng. Còn về quả cao su, quả này thuộc loại quả nang có hình tròn hơi dẹp.
Trồng cây cao su, ưu tiên hàng đầu của các chủ vựa cao su đó là để lấy mủ. Dựa vào các đặc tính của cây thì nó chỉ cho nhựa trong 9 tháng đầu, còn 3 tháng còn lại không cho. Vậy nên người dân tận dụng hết khả năng đế sao cho thu hoạch được nhiều mủ đem lại cuộc sống kinh tế ấm no. Thường khi lấy mủ cao su, người dân thường đi vào lúc rạng sáng bởi lúc này độ ẩm thích hợp cho cây ra nhựa. Quy trình lấy mủ tưởng đơn giản nhưng không nó đòi hỏi bàn tay khéo léo, sự cần mẫn chăm chỉ tháo vát. Ban đầu họ rạch một lớp ở thân cây với độ cao dựa vào độ tuổi của cây, thành vòng cung hình chữ S. Dùng dây buộc chén dưới chỗ nhựa chảy để hứng lấy mủ.
Một đặc tính nửa của cây mà những người lấy mủ hết sức ro đó là cây chỉ cho mủ trong độ tuổi 20 đến 25 năm. Sau khoảng thời gian ấy con người sẽ dùng cây với những mục đích khác nhau. Ngoài việc cây cho mủ để sáng chế thành lốp xe, bóng đá, dép đi, dây buộc…thì cây còn đem lại rất nhiều lợi ích khác. Mỗi bộ phận trên cây qua óc sáng tạo và bàn tay khéo léo thì lại cung cấp những giá trị khác nhau. Người ta dùng xương sống của la cây cao su phơi khô để uốn thành những bông hoa giả vô cùng đẹp mắt.
Hạt cây thì ép để chế tạo thành xà bông. Nhân hạt qua xử lý sẽ trở thành nguồn thức ăn cho cá. Không những thế cây đến giai đoạn ngừng cho mủ thì sẽ cung cấp gỗ, tạo thành những sản phẩm mỹ nghệ tuyệt đẹp.
Cây cao su không chỉ phục vụ sinh hoạt hàng ngày mà nhờ những vựa cao su mà biết bao công nhân có công ăn việc làm, kinh tế ổn định. Không nhưng thế nó còn củng cố cho nền an ninh quốc phòng. Nhờ có những cây cao su tạo việc làm không chỉ cho người dân trong nước mà còn cho những công dân nước láng giềng, góp phần gia tăng mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam – Lào – Campuchia.
Những sản phẩm từ cây cao su mang lại góp phần phục vụ cho việc buôn bán trao đổi hàng hóa. Bên cạnh những lợi ích ấy, trồng cây cao su còn góp phần bảo vệ môi trường, phủ xanh đồi trọc, tạo nên không khí trong lành tránh xa khói bụi.
Với tất cả những đặc tính cũng như vai trò ứng dụng mà cây cao su mang lại. Mỗi chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của cây từ đó ngăn chặn việc chặt cây khai hoang, chung tay bảo vệ những vựa cao su, rừng cao su để cuộc sống ngày thêm ý nghĩa.
Đón Đọc Bài 🍀 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử 🍀 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Đặc Sản Đồng Nai – Bài 14
Thuyết Minh Về Đặc Sản Đồng Nai, chần chừ gì mà không khám phá ngay bài viết sau để có thêm nhiều thông tin hay nếu có dịp đến đây để trải nghiệm.
Đồng Nai là điểm đến thu hút rất nhiều du khách ghé thăm với những đặc sản làm nức lòng người thưởng thức.
Vốn thuộc vùng đất phù sa màu mỡ chính vì vậy mà ở Đồng Nai còn có khá nhiều khu vườn trái cây, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ phải nhắc tới vùng đất Long Khánh trù phú. Ghé tới các khu vườn trái cây này chắc chắn bạn sẽ phải choáng ngợp trước những loài cây ăn trái chín mọng vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, nhắc đến mảnh đất Long Khánh người ta thường nghĩ ngay tới những trái mít Tố Nữ thơm ngon nức tiếng.
Chẳng cần phải ngạc nhiên khi mít Tố Nữ lại trở thành một đặc sản Đồng Nai nổi tiếng khắp nơi. Nếu đã một lần được thưởng thức những miếng mít vàng óng màu mỡ gà thì chắc chắn bạn sẽ phải suýt xoa trước vị ngon ngọt của chúng. Mít Tố Nữ có mùi hương thơm hơn hẳn so với những loại mít thường. Khi ăn bạn chỉ cần bổ đôi là có thể tách vỏ một cách dễ dàng.
Cùng với mít Tố Nữ thì mãng cầu xiêm cũng là một loại trái cây được nhiều người yêu thích khi đến với Đồng Nai. Trái mãng cầu thường không quá to thế nhưng chúng lại rất nhiều thịt, sau khi loại bỏ phần vỏ bên ngoài bạn sẽ ngửi ngay thấy hương vị thơm ngon của mãng cầu.
Chỉ cách Biên Hòa khoảng chừng 7km là bạn đã có thể ghé tới khu vực xã Tân Bình – một nơi nổi tiếng với những trái bưởi Tân Triều nức tiếng gần xa. Đặc biệt, làng bưởi Tân Triều này còn được biết đến là một khu du lịch sinh thái được nhiều người yêu thích ghé tới để tận hưởng một bầu không khí trong lành, yên bình cũng như tận hưởng những múi bưởi ngọt thanh nữa chứ!
Nhiều người thường nói rằng, nếu như đến với Đồng Nai mà bạn chưa được thưởng thức món dơi xào lăn thì quả thực là một thiếu sót vô cùng lớn. Để có thể một lần thử ăn món này bạn phải ghé tới khu vực Long Khánh bởi ở đây có rất nhiều vườn ăn trái cũng là nơi trú ngụ của những loài dơi.
Để bắt được dơi lại không hề dễ dàng gì đâu nhé! Bạn sẽ phải giăng lưới vào ban đêm và cẩn thận sao cho không để chúng cắn. Sau khi đã bắt, dơi được đem đi cắt tiết và làm sạch. Theo như những người dân địa phương thì huyết dơi thường được đem trộn cùng với rượu và có công dụng rất tốt trong việc chữa bệnh.
Thịt dơi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau thế nhưng ngon nhất có lẽ chính là món dơi xào lăn. Mặc dù dơi có mùi rất hôi thế nhưng kì lạ thay những loài hơi nào càng hôi thì đem chế biến lại càng có hương vị đậm đà, ngon tuyệt. Ngoài ra, thịt dơi băm nhỏ nấu cùng cháo cũng rất ngon, đảm bảo ai ăn xong cũng phải khen. Nếu như muốn đem về làm quà cho gia đình cùng thưởng thức thì bạn có thể dặn nhà bếp chế biến tái sau đó về nhà đem xào một lần nữa để món ăn luôn thơm ngon hấp dẫn nhé!.
Thêm một đặc sản Đồng Nai nữa giới thiệu cho các bạn chính là lá khổ qua rừng. Mặc dù ở các địa phương khác bạn cũng có thể tìm thấy loại lá này thế nhưng có thể nói chỉ ở Đồng Nai thì lá mới có một hương vị thơm ngon đặc biệt. Bạn có thể tìm về làm quà cho người thân của mình tại những cửa hàng bán đồ khô hay một vài nhà hàng, quán ăn ở khu vực Long Khánh cũng bán cho khách du lịch đem về đó!
Loại lá khổ qua rừng vốn rất đắng thế nhưng khi ăn vào bạn sẽ dần cảm nhận được vị ngọt thanh, rất rất mát và có ích cho sức khỏe. Loại lá này thường được sử dụng để chế biến và ăn cùng lẩu cá hoặc đem nấu với sườn, thịt băm, tôm khô. Lá khổ qua sau khi được làm sạch chỉ cần nhúng vào nồi nước lẩu đang sôi sùng sục sau đó vớt ra ngay thì bạn mới có thể cảm nhận được vị ngon ngọt đặc trưng của chúng.
SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Bắc Kạn 💧 14 Bài Giới Thiệu Bắc Kạn Hay
Giới Thiệu Về Đồng Nai Bằng Tiếng Anh – Bài 15
Đón đọc bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Đồng Nai Bằng Tiếng Anh để trau dồi thêm cho mình vốn từ vựng phong phú hơn.
Located in the South – Eastern Region, and the Southern key economic development region, Dong Nai Province borders Binh Thuan Province to the East, Lam Dong Province to the Northeast, Provinces of Binh Duong, and Binh Phuoc to the Northwest, Ba Ria-Vung Tau Province to the South, and Ho Chi Minh City to the West.
Dong Nai province has an advantage traffic system with many backbone national roads crossing such as: National route 1A, national route 20, National route 51, North – South railway lines; Locating adjacently to the Saigon Port and Tan Son Nhat International Airport offers many advantages to economic activities in the location. Its location is very important for the development of the Southern economic main hub and a junction of the South Eastern and Tay Nguyen Highland.
Dong Nai Province has topography of a plain and flat land with rare scattered, mountains and a gradual declivity in the southward direction.
Tạm dịch
Nằm ở miền Đông Nam Bộ và vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Đồng Nai phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Dương, phía Tây Bắc giáp Bình Phước, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tỉnh Tàu về phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây.
Tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường trục quốc gia đi qua như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, các tuyến đường sắt Bắc – Nam; Vị trí tiếp giáp với cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất mang lại nhiều thuận lợi cho các hoạt động kinh tế tại khu vực này. Vị trí của nó rất quan trọng đối với sự phát triển của trung tâm kinh tế phía Nam và là ngã ba của miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Tỉnh Đồng Nai có địa hình là đồng bằng, bằng phẳng, hiếm có núi, núi rải rác và có độ phân giải thấp dần theo hướng nam.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất