Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc [29+ Bài Giới Thiệu Hay]

Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc ❤️️ 29+ Bài Giới Thiệu Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Viết Về Một Di Tích Gắn Liền Với Lịch Sử Đất Nước.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc

Việc lập dàn ý thuyết minh về nhà tù Phú Quốc sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và dễ dàng triển khai bài viết của mình. Tham khảo dàn bài chi tiết được biên soạn dưới đây:

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về địa danh nhà tù Phú Quốc.
  • Cảm nghĩ khái quát về nhà tù Phú Quốc.

II. Thân bài:

a) Giới thiệu khái quát về nhà tù Phú Quốc:

  • Vị trí địa lí
  • Diện tích
  • Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành nhà tù Phú Quốc:

  • Nguồn gốc hình thành
  • Thời gian xây dựng

c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật ở nhà tù Phú Quốc:

  • Đặc điểm kiến trúc của nhà tù Phú Quốc
  • Chi tiết cảnh quan của nhà tù Phú Quốc

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của nhà tù Phú Quốc:

  • Ý nghĩa đối với địa phương
  • Ý nghĩa đối với đất nước
  • Ý nghĩa lịch sử lớn lao trong hai cuộc kháng chiến
  • Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của nhà tù Phú Quốc.
  • Nêu cảm nghĩ của bản thân về nhà tù Phú Quốc.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc – Mẫu 1

Bài văn mẫu thuyết minh về nhà tù Phú Quốc sẽ đưa bạn đọc tìm hiểu sâu hơn một trong những minh chứng cho sự mất mát và nổi đau mà chiến tranh đã gây ra trên đất nước ta, để từ đó thêm yêu và trân quý cuộc sống hoà bình.

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc là điểm đến của nhiều du khách trong và nước ngoài khi đến thăm quan, du lịch ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nhà tù Phú Quốc là bằng chứng ghi dấu tội ác của chế độ thực dân, đế quốc, nhưng cũng là di tích thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, của các chiến sĩ Cách mạng bị tù đày trong những năm đấu tranh chống thực dân, đế quốc. Nhà tù Phú Quốc nằm ở xóm Cây Dừa, xã An Thới, huyện đảo Phúc Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang.

Nhà tù Phú Quốc có tất cả 12 khu được đánh số từ 1 đến 12, do 3 tiểu đoàn quân cảnh canh giữ. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu trại giam có thể giam khoảng 3.000 tù nhân. Bao quanh mỗi khu nhà lao là trùng trùng hàng rào kẽm gai 10 – 15 lớp với hệ thống điện chiếu sáng dày đặc.

Cảm xúc của những người khách quốc tế khi đến thăm Nhà tù Phú Quốc, họ rất căm phẫn bởi những hình thức tra tấn mà chính những người cùng quê hương họ đã gây ra. Nhiều du khách đã khóc rất nhiều và mang những nén nhang ra thắp ở khu tưởng niệm. Họ nói là họ không ngờ những người từ quê hương của họ dã nghĩ ra những hình thức tra tấn dã man như vậy.

Tù binh chiến tranh tại nhà tù Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn rất dã man và tàn khốc. Ngay từ khi bước chân vào trong tù, tù nhân đều bị đánh phủ đầu để lấy cung, để uy hiếp nhằm làm nhụt tinh thần. Những ngày sau đó bị hành hạ, tra tấn ngày càng khắc nghiệt. Người tù bị phạt phơi nắng trên những dàn thiếc nóng rát ngoài trời, da thịt ở bụng, ở ngực phỏng rộp lên, người yếu sức thường là ngất xỉu. Nếu cựa quậy, tù bình sẽ bị đánh vào đầu hoặc bị bắn. Người tù bị còn bị phạt leo cây nhum đầy gai nhọn, leo lên ngọn rồi tụt xuống, không leo sẽ bị đánh.

Cai tù còn dùng gậy đập nát các đầu ngón chân, ngón tay, bẻ răng tù binh làm bộ sưu tập răng để chơi. Ông Vasseul, du khách đến từ Pháp, chia sẻ: Cũng giống như các trại giam ở nhà tù Sài Gòn hay Côn Đảo, có rất nhiều hình thức tra tấn rất ghê rợn. Tù nhân ở dây bị giam cầm rất chật chội và bị giam trong những chiếc container nóng nực. Thăm quan bảo tang, tôi thấy càng tra tấn những chiến sỹ cách mạng lại càng quật khởi, đứng dậy mạnh mẽ, đứng cùng về một phía để trống lại kẻ thù.

Độc ác nhất là hình phạt tù nhân bị giam vào chuồng cọp. Chuồng cọp là một cái lồng khung bằng sắt cao 1 mét, dài 2 mét, xung quanh được đan bằng dây kẽm gai. Vào chuồng cọp thì tù bình không nằm, không đứng, cũng không ngồi xuống được, nếu mỏi quá chỉ cần thay đổi động tác là các mũi nhọn sắc của dây kẽm gai cứa nát da thịt ngay. Thời tiết nóng thì cai ngục kê lò than gần kề, lạnh lại hắt thêm nước vào. Đêm đến, cai ngục thường lôi người ra đánh, tiếng la, tiếng hét vang khắp khu trại. Có người đang đêm bị gọi đi tra tấn, bị đóng đinh vào mắt cá chân, vào đầu gối, thậm chí vào đầu.

Những lần khai quật, tìm kiếm hài cốt tại khu vực nhà tù, cán bộ khu di tích tìm thấy nhiều bộ hài cốt còn cả những cái đinh 10 phân đóng vào xương chân, xương đầu gối, xương sọ. Những vật chứng này hiện còn bảo quản tại Nhà trưng bày của di tích Nhà tù Phú Quốc. Thăm quan khu trưng bày, chị Khánh Ngọc, du khách ở Hà Nội, cho biết: Thế hệ trẻ chúng tôi không thể tin được trong cuộc sống lại có những hình thức tra tấn dã man và tàn khốc đến vậy. Đoàn chúng tôi nhiều người đã khóc, khóc vì sự khâm phục ý chí của những thế hệ cha anh, để đồng cảm với những nỗi đau, sự hy sinh của họ cho độc lập, tự do ngày nay.

Mỗi năm khu di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc đón hàng vạn lượt khách tới thăm. Họ là những cựu tù bình trở về thăm lại nơi mình bị giam giữ trước đây; là những du khách đến từ mọi miền đất nước và du khách quốc tế. Những năm kháng chiến, Nhà tù Phú Quốc là trường học để những người yêu nước rèn luyện phẩm chất, ý chí chiến đấu, và ngày nay, thế hệ trẻ đến thăm khu di tích này để hiểu thêm về lòng kiên trung, sự hy sinh của thế hệ đi trước cho độc lập dân tộc.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Bài Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc Hay Nhất – Mẫu 2

Đón đọc bài thuyết minh về nhà tù Phú Quốc hay nhất và cùng ôn lại những trang lịch sử hào hùng về với công lao và sự hy sinh vĩ đại của các thế hệ đi trước.

Nhà tù Phú Quốc là một minh chứng lịch sử về những cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ của dân tộc Việt Nam cũng như những tội ác của đế quốc thực dân. Đến nay, khi chiến tranh đã đi qua nhưng nơi đây vẫn là nỗi ám ảnh của những chiến sĩ cách mạng lẫn nhiều du khách.

Nhà tù Phú Quốc là một trại giam nằm ở số 350, đường Nguyễn Văn Cừ, xã An Thới, cách trung tâm của thị trấn Dương Đông, Phú Quốc 28km. Trong chiến tranh Đông Dương, nhà tù này còn có tên là nhà lao Cây Dừa. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh. Đến năm 1995, nơi đây được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia, cũng kể từ đó, nhà tù được mở cửa cho du khách đến tham quan.

Có lẽ khi đặt chân đến đây, các du khách đều tò mò về những câu chuyện thời chiến, những tội ác dã man mà người ta thường nhắc về thời Pháp thuộc, Mỹ – Ngụy. Những câu chuyện được tái hiện chân thực sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tàn khốc và ác liệt của chiến tranh.

Nhà tù Phú Quốc được xây dựng năm năm 1946, khi thực dân Pháp chiếm đóng Phú Quốc để xây dựng nhà tù lớn nhất Đông Nam Á. Nhà lao lúc đó có diện tích khoảng 40 ha và được chia làm 4 khu A, B, C, D. Nơi đây được canh gác cực kỳ nghiêm ngặt, xung quanh được bao bọc bởi hàng rào thép gai, phía trên có đèn bảo vệ. Các chòi canh và lính tuần tra được trang bị đầy đủ súng. Đến tháng 4/1954, nhà tù có khoảng mười bốn nghìn tù nhân, chủ yếu là nam giới. Dưới sự tra tấn tàn bạo của thực dân Pháp, 99 chiến sĩ cộng sản đã hy sinh.

Sau hiệp định Geneve tháng 7/1954, Pháp trao trả quyền quản lý nhà tù cho Việt Nam. Tưởng chừng những câu chuyện chiến tranh đã kết thúc, nhưng không, nhà lao Cây Dừa bước sang một cơn ác mộng mới, dã man và kinh hoàng hơn. Sau khi trao trả quyền quản lý cho chính quyền Việt Nam, vào cuối năm 1955, một trại giam mới đã được xây dựng ở nhà lao Cây Dừa cũ với diện tích khoảng 4 ha. Lúc này trại giam có tên gọi là Nhà lao Cây Dừa, được phân chia làm các khu nam, nữ, phụ lão.

Những hình thức tra tấn dã man như chuồng cọp kẽm gai, đóng đinh vào trán, vào đầu gối hay soi điện cao áp vào người… được sử dụng lên những người chiến sĩ của chúng ta. Trong suốt giai đoạn này, nhà tù Phú Quốc đã có hàng nghìn người chết, hàng chục nghìn người bị thương tật và tàn phế không thể chữa khỏi. Các hạng mục còn lại đến nay tại nhà tù ở Phú Quốc bao gồm cổng Tiểu đoàn 8 quân cảnh được làm bằng lõi trụ sắt và gạch đặc, tạo thành 2 trụ vuông 2 bên. Di tích được phục dựng giống hoàn toàn như bản gốc. Nghĩa địa tù binh với diện tích khoảng 20.000m2 cách điểm trại giam – phân khu B2 khoảng 1km.

Nghĩa địa được thiết kế hình tròn, bên trên là tượng đài hình tay nắm đấm thể hiện tinh thần bất khuất, anh dũng, kiên cường của dân tộc ta. Nhà thờ Kiến Văn hiện là phế tích chỉ còn lại những cột xi măng, có diện tích hơn 4000m2. Nhà trưng bày được chia làm 2 phòng. Bao gồm, phòng 1 chứa các hiện vật cùng lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của trại giam. Phòng 2 có 100 bức ảnh tư liệu về các hình thức tra tấn của địch cũng như các cách mà nhân dân ta đấu tranh trong thời chiến tranh.

Phân khu B2 hiện đang được phục dựng với diện tích hơn 17.000m2, bao gồm các hạng mục như: Vọng gác (chòi canh), hàng rào, cổng trại giam của phân khu B2, chuồng cọp kẽm gai, nhà bếp, nhà ăn, các khu giam giữ và tra tấn tù binh… Đài tưởng niệm liệt sĩ tại Đồi Sim được thiết kế với 2 bên là hình ngọn sóng cao 5m với chính giữa là hình khối nhọn được khoét rỗng bên trong khoảng 2m, mang ý nghĩa “những con người đi ra từ nơi ấy”.

Phân khu B2 là địa điểm được phục dựng và tái hiện chân thực những cảnh tra tấn dã man của nhà tù. Kể những câu chuyện thời chiến bằng chính hình nộm tù nhân và binh lính sẽ khiến du khách cảm nhận rõ nét nhất về hiện thực tàn khốc thời kỳ đấu tranh giành độc lập của quân và dân ta trong quá khứ. Phòng biệt giam nhà tù ở Phú Quốc là địa điểm ám ảnh nhất đối với nhiều chiến sĩ cách mạng. Bởi chính nơi đây, đế quốc thực dân đã dùng những hình thức tra tấn độc ác lên những chiến sĩ của nhân dân ta.

Hiện nay cổng và nhà Ban chỉ huy trại giam đều được phục dựng bằng bê tông cốt thép, mái lợp tôn, cửa sổ làm bằng gỗ. Cánh cửa cổng chính làm bằng các thanh sắt ấp chiến lược và dây kẽm gai. Cổng Tiểu đoàn 7 cao khoảng 4,1m và rộng 0,85m, 2 trụ cổng cách nhau 5.9m. Sát với trụ cổng, tính từ phía bên trái vào là bảng tóm tắt về Tiểu đoàn 7 quân cảnh.

Nếu như những địa điểm tham quan, vui chơi tại Phú Quốc cho ta thấy sự phồn hoa, hấp dẫn của hòn đảo này thì nhà tù Phú Quốc lại cho thấy một khoảng lặng xót xa. Nơi đây đã lưu lại những tội ác tày trời của đế quốc Mỹ, thực dân Pháp. Chúng không ngần ngại sử dụng những biện pháp dã man để tra tấn, làm mất đi ý chí chiến đấu của các chiến sĩ.

Mỗi một ngóc ngách của nhà tù, mỗi một câu chuyện của người chiến sĩ đã thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và anh dũng của dân tộc ta. Tham quan nhà tù Phú Quốc chúng ta mới thấy được sự khốc liệt của chiến tranh cũng như hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Văn Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc Ngắn Gọn – Mẫu 3

Dưới đây là văn thuyết minh về nhà tù Phú Quốc ngắn gọn để giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng và hoàn thành tốt bài viết của mình.

Di tích lịch sử Trại giam Phú Quốc (còn có tên gọi khác: Địa điểm Nhà tù Phú Quốc, Trại giam tù binh Phú Quốc, Nhà tù Phú Quốc, Nhà lao Cây Dừa,…) nằm trên địa bàn thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Trại giam Phú Quốc được mệnh danh là “địa ngục trần gian” là bằng chứng về tội ác dã man, tàn bạo với hơn 45 kiểu tra tấn dã man của Mỹ – Ngụy. Trong thời gian tồn tại chưa đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến tháng 3/1973), địch đã giam giữ 40.000 lượt tù binh, chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang, ngoài ra còn có cán bộ dân chính đảng và dân thường. Số lượng tù binh bị nhồi nhét trong các phòng giam lúc cao điểm từ 120 – 180 người; khoảng 4.000 tù binh bị giết hại, hàng chục nghìn người bị thương tật, tàn phế. Bộ máy điều hành, quản lý của địch ở Trại giam Phú Quốc có khoảng 2.000 nhân viên và sỹ quan, gồm cả hải quân, lục quân, không quân…

Diện tích Trại giam Phú Quốc lên đến 400 hecta, với gần 500 ngôi nhà, chia thành 12 khu, trong đó có 02 khu đôi (mỗi khu có 02 phân khu) và 10 khu (mỗi khu có 04 phân khu gọi là Khu A, B, C, D), mỗi phân khu cách nhau 100m. Phân khu có chiều dài 150m, rộng 50m, gồm 11 ngôi nhà trong đó có 09 phòng giam, kích thước mỗi phòng giam 20m x 5m. Mỗi phân khu đều có chuồng cọp, 04 phân khu có nhà biệt giam.

Các nhà giam xây dựng với vách, mái, cửa đều bằng tôn thiếc, nền bằng đất tráng xi măng để tránh tù binh đào hầm vượt ngục. Xung quanh mỗi phân khu là 04 vọng gác canh giữ 24/24 giờ và 10 vọng gác lưu động, đèn chiếu sáng toàn khu trại. Toàn trại được bao bọc bởi dãy kẽm gai dày chằng chịt 7 đến 10 lớp; vùng bao quanh hoàn toàn trống trải tạo thành một vành đai trắng bao bọc, cách ly với bên ngoài. Tuy nhiên, với tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, các tù binh tại Trại giam Phú Quốc đã tổ chức thành công 45 cuộc vượt ngục dưới nhiều hình thức: vượt rào, đánh lính áp giải khi ra ngoài làm việc khổ sai, đào hầm ngầm…

Hiện nay, hang năm di tích Trại giam Phú Quốc đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan trong và ngoài nước (trong đó có nhiều cựu tù binh là chứng nhân sống về lịch sử di tích), góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng bất khuất cho các thế hệ.

Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử Trại giam Phú Quốc (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo 🔥 15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Phú Quốc – Mẫu 4

Tham khảo bài thuyết minh về di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc như một lời nhắc nhớ dành cho những thế hệ trẻ về sự bất khuất và hy sinh lớn lao của các anh hùng dân tộc.

Nhà tù Phú Quốc thuộc xã An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được ví như “Địa ngục trần gian” – nơi đây đã ghi dấu tội ác của đế quốc Mỹ. Bên cạnh đó chính là ý chí quật cường, tinh thần dũng cảm và bất khuất của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong cuộc chiến chống quân xâm lược.

Nhà tù Phú Quốc là một trong những nhà tù dã man nhất thời chiến, được xây dựng từ thời Pháp, rộng khoảng 40 ha, gọi là “Trại Cây Dừa”, giam giữ gần 14 nghìn người. Cuối năm 1955, Ngô Đình Diệm xây dựng một trại giam ở địa điểm Trại Cây Dừa cũ với diện tích 4 ha, chia nhà tù ra thành các khu: Khu nhà giam tù nam, khu nhà giam tù nữ, nhà giam tù phụ lão, đặt tên là “Trại huấn chính Cây Dừa”.

Sử sách ghi lại, năm 1966, chiến tranh leo thang kéo theo số tù binh tăng cao, chính quyền Việt Nam cộng hòa xây dựng thêm một trại giam rộng hơn 400 ha cách trại Cây Dừa cũ 2 km. Tại đây có 12 khu vực, được đánh số từ 1 đến 12. Mỗi khu có 4 phân khu A, B, C, D. Mỗi phân khu có 9 phòng cho tù binh ở, có 2 phòng để phỏng vấn, phạt vạ hoặc biệt giam tù bình. Mỗi khu giam có diện tích 100 m2, giam giữ từ 70 – 120 người. Khu biệt giam diện tích chỉ với 30m2 nhưng cao điểm có lúc chúng giam tới 180 người hoặc hơn. Xung quanh mỗi phân khu có 4 vọng gác được canh chừng 24/24h và 10 vọng gác lưu động.

Nhà tù được bao bọc bởi 10 lớp thép gai chằng chịt, xung quanh không có cư dân sinh sống, cách biệt hoàn toàn với bên ngoài. Hằng ngày có 2 xe tuần tra liên tục quanh khu giam, ban đêm còn có các toán vào vòng rào giới hạn để kiểm soát lưu động. Nhà tù Phú Quốc trở thành trung tâm giam tù binh lớn nhất của Việt Nam cộng hòa, giam giữ tới 40 nghìn binh sĩ và có khoảng 4 nghìn chiến sĩ bị giết hại bằng những đòn tra tấn dã man.

Đến với nhà tù Phú Quốc, qua lời giới thiệu của các hướng dẫn viên và tìm hiểu thực tế, ta có thể cảm nhận được sự man rợ của những hình phạt tra tấn khủng khiếp của cai ngục qua mô hình được phục dựng lại. Một trong các món đòn man rợ nhất phải kể đến đóng đinh. Chúng dùng những chiếc đinh cũ, hoen gỉ dài 3 – 7cm để đóng vào ngón tay, các khớp xương cổ, đầu gối,… sau khi bị đóng đinh, xương của người tù sẽ vỡ vụn ra. Chúng còn dùng đèn cao áp soi vào mắt tù binh đến nổ con ngươi. Tất cả những hình thức tra tấn dã man đến rợn người đã được tái hiện.

Chuồng cọp kẽm gai giam phơi tù nhân ngoài trời cả ngày lẫn đêm. Chiếc chuồng nhỏ hẹp không đứng được cũng không ngồi được, cát bên dưới bỏng rát, bên trên thì kẽm gai cứa da thịt. Ngoài ra, chúng còn bắt tù binh lộn đầu vào vỉ sắt đến trầy da, chảy máu… Rất nhiều chiến sĩ đã không thể chịu nổi những trận tra tấn man rợ đó và bỏ mạng nơi đây.

Ước khoảng 4.000 chiến sĩ mất mạng và hàng chục ngàn chiến sĩ mang theo thương tật, tàn phế cả đời. Đau đớn và căm phẫn trước sự tàn độc của chúng, các chiến sĩ đã nhiều lần tổ chức vượt ngục. Nổi tiếng nhất là cuộc vượt ngục kỳ tích của hơn 20 chiến sĩ bằng đường hầm (dài 120m, rộng 0,6m) tự đào bằng thìa, miếng sắt trong nhiều tháng gây chấn động.

Năm 1995, khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc được công nhận là di tích cấp Quốc gia. Nơi đây chính là bức tranh lột tả chân thực nhất về sự tàn bạo, dã man của kẻ địch. Đến nay, chiến tranh đã đi qua, nhưng nhà tù Phú Quốc vẫn là nỗi ám ảnh của những người chiến sĩ cách mạng và du khách tham quan. Đó như một lời nhắc nhở thế hệ sau luôn nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, ghi nhớ và biết ơn các chiến sĩ đã không màng khó khăn, gian khổ, hy sinh anh dũng để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc Đạt Điểm Cao – Mẫu 5

Để viết bài văn thuyết minh về nhà tù Phú Quốc đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo bài viết ý nghĩa dưới đây để có những cảm nhận sâu sắc hơn.

Trời Phú Quốc tháng 7 trong xanh, mặc dù nắng hơi gắt và nhiệt độ ngoài trời khá cao nhưng tại Trại giam Phú Quốc từng hàng dài người vẫn chầm chậm đi qua các khu vực nhà giam, im lặng, trật tự nghe từng lời thuyết minh. Nhiều lần lỡ hẹn với Phú Quốc cho đến lần này khi được đặt chân đến đảo Ngọc, nơi đầu tiên tôi đến thăm chính là nơi đây. Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam tù binh cộng sản Phú Quốc nằm tại thị trấn An Thới ở cực nam đảo Phú Quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 40.000 tù nhân, tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ.

Ngay từ cổng vào, đập vào mắt tất cả du khách là trùng trùng hàng rào kẽm gai 10-15 lớp ken cứng với hệ thống điện chiếu sáng dày đặc bao quanh mỗi khu nhà. Bộ máy cai ngục lúc cao nhất lên tới bốn tiểu đoàn lính cơ động, canh giữ, tuần tiễu ngày đêm. Với bộ máy này, địch tin rằng không những đàn áp hữu hiệu tù nhân mà sẽ đánh bại bất cứ một lực lượng ngoại nhập nào tính liều mạng giải phóng tù binh Nhà lao Cây Dừa.

Theo chân hướng dẫn viên tại Khu di tích Nhà tù Phú Quốc, du khách sẽ đi qua 14 khu trại giam được đánh số từ 1 đến 14, trong đó 12 khu được xây dựng trước năm 1972, riêng hai khu 13,14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Dưới cái nắng gay gắt của tháng 7, những chiếc chuồng cọp kẽm gai nằm trên nền xi măng bỏng rát khiến cho du khách không khỏi ám ảnh về một trong những “sáng chế” dã man nhất mà Mỹ- Ngụy đã dùng để hành hạ, tra tấn tù binh tại Nhà tù Phú Quốc.

Các chuồng cọp được đặt ngoài trời với những dây kẽm gai sắc nhọn. Tù binh bị nhốt trong đó, bị giám thị cởi hết quần áo chỉ cho mặc một chiếc quần mỏng, phơi nắng, phơi sương ngoài trời. Những chiếc chuồng cọp được thiết kế chật hẹp, với nhiều lớp gai kẽm nên chỉ cần người tù nhúc nhích, thay đổi tư thế là bị kẽm gai đâm vào cơ thể tứa máu.

Theo những gì được kể lại thì khi bị nhốt trong các chuồng cọp kẽm gai, tù binh chỉ được ăn một ít cơm với muối hoặc không có muối phải ăn nhạt, mỗi ngày chỉ được 1-2 ca nước uống, phải đi tiêu, tiểu tại chỗ. Những đêm lạnh cóng, chúng dội nước lên người tù binh mà chúng gọi là “giải khát cho cọp” hoặc “rửa chuồng”. Những ngày nóng nực, chúng dội nước muối lên người tù và gọi là ướp cho mau lên cân, có khi chúng cho đốt lửa cạnh chuồng cọp.

Theo thống kê, tại Nhà tù Phú Quốc đã “thi hành” hơn 45 màn tra tấn từ thời trung cổ cho đến hiện đại. Đi tới phân khu B2, nhìn từ xa những căn nhà lợp mái tôn lúp xúp giống như một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nào đó ở thị trấn Dương Đông của huyện đảo Phú Quốc, nhưng khi bước chân vào từng lán nhìn những mô hình mô phỏng cuộc sống của tù nhân và nghe hướng dẫn viên thuyết minh về từng mô hình thì ai cũng cảm thấy rùng mình. Trời tháng 7 khiến không khí trong lán như càng trở nên ngột ngạt hơn.

Những kiểu tra tấn bằng đủ nhục hình như đóng đinh vào đầu, khớp tay, đầu gối; đốt dây kẽm cháy đỏ rồi đâm vào da thịt; đục răng; gõ thùng; trùm bao bố bỏ vào chảo nước rồi đun sôi; phơi chuồng cọp; thiêu sống; chôn sống… khiến nhiều người không thể tin đó là những trò con người đối xử với con người ở nơi đây.

Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế. Tôi vẫn không thể quên gương mặt cậu bé Bảo Khánh- con trai anh bạn thất thần quay lại nói với mẹ: “Mẹ ơi sao họ lại độc ác thế”. Có thể cái tuổi lên 8 của Khánh chưa hiểu hết thế nào là sự khốc liệt của chiến tranh nhưng những gì em được nghe, được thấy tận mắt tại Nhà tù Phú Quốc sẽ cho em thêm hiểu biết về những gian khổ, mất mát hy sinh của cha ông.

Trong chuyến hành trình ngược về quá khứ điều khiến du khách khâm phục ý chí của những chiến sĩ năm xưa là những cuộc vượt ngục ngoạn mục của tù nhân nơi đây. Chính nơi địa ngục trần gian, nơi sống không bằng chết ấy, những người tù Phú Quốc không còn sự lựa chọn nào khác đã tổ chức những cuộc vượt ngục khó tin. Và trong các hình thức vượt ngục ở đây thì đào hầm mang lại hiệu quả cao nhất.

Theo lối đi đã được mở rộng tới phòng giam số 13 ở phân khu B2- nơi đường hầm đầu tiên ở Nhà tù Phú Quốc được thực hiện vào cuối năm 1969. Đường hầm có chiều dài khoảng 120m, miệng hầm rộng 45cm và được đào ngay dưới tấm phản gỗ, cách mặt đất chừng 30cm. Dụng cụ đào hầm được tù nhân làm từ nắp cặp lồng, muỗng ăn cơm, cọng kẽm gai. Những ngày mưa, đất moi lên được đổ ra vách lán và nước mưa xối sạch. Còn ngày nắng, anh em tù nhân cho đất vào túi quần và mỗi lần được ra ngoài thì mang theo đổ. Chỉ bằng cách ấy mà sau 4 tháng, đường hầm đã hoàn thành.

Điều kỳ lạ là không có la bàn, chỉ đào bằng muỗng ăn cơm và nắp cặp lồng, cọng kẽm gai và đào vào ban đêm khi bọn địch không còn giám sát mà đường hầm vẫn xuyên qua con đường ôtô thường chạy, xuyên qua hàng rào dây thép gai và vị trí miệng hầm ở sát bìa rừng. Có lẽ chỉ có nỗi khát khao tự do cháy bỏng, niềm tin mãnh liệt vào cách mạng mới có thể dẫn lối để những người tù Phú Quốc làm được điều phi thường ấy.

Cuộc vượt ngục đầu tiên bằng đường hầm thành công đã khích lệ các chiến sĩ tù cách mạng ở Phú Quốc và trở thành nỗi khiếp sợ của quân địch. Về sau, chúng tìm mọi cách đề phòng tù nhân đào hầm bằng cách đóng cọc sắt hàng rào sâu 2m rồi làm sân nền xi măng phía ngoài, hoặc cứ 3-4 tháng đảo trại 1 lần để chống đào hầm vượt ngục. Chị Hà cho biết, từ năm 1967-1972, ở Nhà tù Phú Quốc đã có tất cả 41 cuộc vượt ngục với khoảng 300 tù nhân trốn thoát.

Những câu chuyện, hình ảnh tù nhân tại các khu trại giam sẽ còn ám ảnh các du khách trong chuyến hành trình đến với Nhà tù Phú Quốc. Chuyến đi trong lặng im với những khóe mắt rưng rưng. Bầu trời Phú Quốc vẫn xanh một màu xanh hiền hòa. Nhưng dưới lòng đất này là biết bao xương máu của các Anh hùng liệt sĩ đã bị vùi lấp, máu của các anh thấm đẫm từng tấc đất. Ở ngoài xa sóng biển vẫn rì rào như khúc hát ru các anh, các chị yên giấc ngủ ngàn thu.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Văn Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc Chọn Lọc – Mẫu 6

Bài văn thuyết minh về nhà tù Phú Quốc chọn lọc đã tái hiện những hình thức tra tấn vô nhân đạo và nổi đau chiến tranh mà chúng ta sẽ không thể nào quên.

Nhà tù Phú Quốc còn có tên gọi khác là “Nhà lao cây dừa” nằm trên tỉnh lộ 46, cách trung tâm thị trấn Dương Đông 28 km. Khu di tích mở cửa cả ngày, hân hạnh chào đón du khách trong và ngoài nước tham quan, học tập.

Khu di tích nằm trên chính khu đất của nhà tù cũ, nơi giam cầm hàng ngàn chiến sỹ cách mạng và tiến hành các cuộc tra tấn dã man bậc nhất – minh chứng tội ác của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhà tù có 12 khu, mỗi khu có khả năng chứa khoảng 3.000 tù nhân. Tại đây, đoàn đã thắp hương tưởng niệm, ghi nhớ công lao to lớn, sự hi sinh anh dũng của các vị Anh hùng, liệt sĩ, những người chiến sĩ Cộng sản kiên trung đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc.

Xung quanh khu di tích được rào bằng hàng kẽm gai chắc chắn, theo như lời hướng dẫn viên giới thiệu, thì ở đây lưu giữ hiện vật gần như nguyên gốc và vị trí của hiện vật đều không thay đổi. Bên ngoài là những chuồng cọp làm bằng kẽm gai và chia thành nhiều phân khu, mỗi phân khu có từ 2 đến 4 chuồng cọp, loại nhốt 1 người và loại nhốt 3 đến 5 người.

Các loại chuồng cọp này buộc tù nhân nằm trên kẽm gai, chúng buộc tù nhân phải cởi áo, quần dài để phơi nắng, phơi sương, dầm mưa suốt ngày đêm. Chế độ ăn, uống rất khắc khe, chúng chỉ cho tù nhân ăn mỗi ngày chỉ một ít cơm với muối hoặc không có muối và uống 1 đến 2 ca nước, tiêu, tiểu tại chỗ. Những đêm lạnh, chúng dội nước lên người tù nhân mà chúng gọi là “giải khát cho cọp” hoặc “rửa chuồng”.

Những căn nhà bên trong khu giam giữ tù nhân thường có diện tích khoảng 100m2, giam giữ từ 70 đến 120 tù nhân. Riêng ở khu biệt giam diện tích chỉ dưới 30m2 nhưng có khi cao điểm chúng giam lên đến 180 người, có lúc nhiều hơn, người này nằm người kia phải ngồi. Tham quan tại đây ai nấy đều bày tỏ sự căm phẫn bởi các “phát minh” kiểu tra tấn dã man mà chúng dùng cho các tù nhân; đặc biệt là chúng dùng hàng chục màn tra tấn như thời trung cổ cho đến hiện tại.

Được biết, vào tháng 12/2008, Kiên Giang đã khai quật hài cốt các liệt sĩ bị chúng giết hại, cùng với việc phát hiện một hố chôn tập thể 513 đồng chí, còn tìm thấy chứng tích nhiều đồng chí bị địch đóng đinh vào đầu, hai bên thái dương, vào các khớp xương. Trong thời gian tồn tại chưa đầy 6 năm (từ tháng 7/1967 đến tháng 3/1973), có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật, tàn phế.

Du khách đến tham quan nhà tù Phú Quốc sẽ cảm nhận trực tiếp sâu sắc những tấm gương anh dũng, kiên cường của các chiến sĩ cách mạng, không lùi bước trước kẻ thù, quyết tâm đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc vì lý tưởng cách mạng. Đến thăm khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc, du khách còn được xem những tư liệu, hình ảnh, hiện vật, di vật gắn liền với lịch sử lưu giữ tại nhà trưng bày.

Những vật dụng dùng sinh hoạt bình thường khi vào tay chiến sĩ cách mạng trở thành cái cuốc, cái leng mở đường hầm để vượt ngục. Từ năm 1967 đến năm 1972, ở Nhà tù Phú Quốc đã có 41 cuộc vượt ngục với khoảng 300 tù nhân trốn thoát. Hình ảnh điểm cuối đường hầm, nằm ngoài vòng kẽm gai của nhà tù cho thấy, cán bộ, chiến sĩ chân đạp lên mặt đất, ngẩng cao đầu chạy thẳng về phía ánh đèn của cách mạng đang rực sáng… Chững tích cho thấy, bao màn tra trấn dã man nhưng kẻ địch không làm khuất phục được ý chí đấu tranh vì độc lập, tư do cho dân tộc của người tù Cộng sản yêu nước.

Kết thúc hành trình về nguồn với bao cảm xúc, niềm yêu thương, kính trọng và khâm phục vô bờ của du khách, nhất là đối với những thế hệ trẻ.

Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc Đặc Sắc – Mẫu 7

Bài văn thuyết minh về nhà tù Phú Quốc đặc sắc dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin và góc nhìn phong phú về di tích lịch sử quốc gia này.

“Đảo ngọc” Phú Quốc là điểm đến vô cùng hấp dẫn của Việt Nam. Mấy chục năm trước, nơi đây từng là “địa ngục trần gian” ghi dấu tinh thần kiên trung của những người tù cộng sản, tố cáo tội ác tày trời của đế quốc Mỹ. Đến với Phú Quốc hôm nay, du khách không thể không ghé thăm nơi từng được biết đến với những cái tên ám ảnh một thời: Nhà lao Cây Dừa, Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam Phú Quốc…, để hiểu thêm về sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ cho Tổ quốc hôm nay.

Nằm trên địa bàn thị trấn An Thới (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam Phú Quốc được xây dựng trên diện tích 400ha, với gần 500 ngôi nhà, chia thành 12 khu (mỗi khu có 2 phân khu) và 10 khu (mỗi khu có 4 phân khu gọi tên theo thứ tự A, B, C, D). Mỗi khu trại có thể chứa khoảng 3.000 tù nhân. Xung quanh mỗi phân khu là 4 vọng gác canh giữ 24/24 giờ và 10 vọng gác lưu động. Trại được bao bọc bởi gần 10 lớp kẽm gai chằng chịt. Xung quanh trại hoàn toàn trống trải, không có dân cư sinh sống nên tạo thành một “vành đai trắng” cách ly với bên ngoài.

Men theo con đường nhỏ dẫn đến cổng trại giam, ngay từ xa, không ít du khách đã rùng mình khi chứng kiến gần chục lớp hàng rào dây thép gai sắc nhọn, đâu đó là những phiên bản lính canh giống như người thật đang cầm súng canh gác, lạnh lùng “nhìn” du khách. Tiếng cửa sắt rít lên những âm thanh nặng nề rồi từ từ mở ra khiến mọi người đều cảm nhận được không khí của nhà tù thực dân, đế quốc khét tiếng tàn bạo trước đây.

Cách không xa cổng chính, du khách được tận mắt trông thấy và nghe kể câu chuyện về những người tù bị tra tấn, nhốt trong những chiếc “chuồng cọp” làm bằng kẽm gai, cao 1m, dài 2m. Ở đây, người tù không thể nằm, đứng, cũng không ngồi bệt được, chỉ cần thay đổi động tác một chút, gai thép sẽ cứa nát da thịt. Gần đó là những công-te-nơ, trên nóc chỉ đục một vài lỗ thủng để thông hơi và đưa thức ăn cho tù nhân. Hàng chục người bị nhốt trong những chiếc thùng này, chen chúc, chật chội bất kể trời mưa như trút hay nắng như đổ lửa.

Trại giam Phú Quốc được xây dựng từ năm 1953 và tồn tại đến khoảng năm 1973. Thời điểm cao nhất có 40.000 tù binh là những chiến sĩ cách mạng kiên trung bị giam giữ và khoảng 4.000 người đã bị giết tại đây. Các tài liệu ghi lại, bọn cai ngục đã tra tấn tù nhân bằng nhiều hình thức vô cùng dã man, tàn bạo như: Nấu người bằng chảo gang, ép ván vỡ lồng ngực, đánh bằng đuôi cá đuối, đục lấy xương bánh chè, đóng đinh vào người, đục và bẻ răng…

Thế nhưng, nhà tù đế quốc đã không thể làm nhụt chí của những người tù yêu nước. Với ý chí kiên cường, dũng cảm mưu trí, các tù binh đã đấu tranh với chúng bằng nhiều hình thức, phân hóa hàng ngũ địch, diệt ác ôn… Đã có rất nhiều cuộc vượt ngục bằng cách đào hầm được những người tù thực hiện chỉ với những dụng cụ hằng ngày như ca cà mèn, thìa, cọc sắt…, trong đó phải kể đến cuộc vượt ngục sau 6 tháng ròng rã đào, hình thành đường hầm dài 120m, rộng 60cm, đưa 21 chiến sĩ cách mạng thoát ngục vào sáng 21-1-1969.

So với Nhà lao Cây Dừa khi xưa, Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc ngày nay có quy mô nhỏ hơn nhưng vẫn nằm trên khu vực chính của nhà lao cũ. Những ngày tháng bảy này, Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc dường như cũng đông khách hơn, trong số đó không ít người từng là cựu tù về thắp hương cho đồng đội.

Quả thực, trong sự phát triển mạnh mẽ tại “đảo ngọc” Phú Quốc hôm nay, du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh tiềm năng du lịch biển, những điểm đến như Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh, là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ, để bản hùng ca giữa trùng khơi về tinh thần độc lập tự do sẽ tiếp tục vang vọng trong mỗi trái tim người Việt Nam.

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Giới Thiệu Về Đà Lạt 🍀 20 Bài Văn Thuyết Minh Đà Lạt Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc Sinh Động – Mẫu 8

Bài thuyết minh về nhà tù Phú Quốc sinh động với những ý văn giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt sẽ để lại nhiều ấn tượng khó quên với người đọc.

Năm 1950, thực dân Pháp cho xây dựng tại Phú Quốc trại giam Cây Dừa có diện tích khoảng 40ha, bao gồm bốn khu A, B, C, D, để giam giữ tù binh chống Pháp. Tháng 07/1954, sau Hiệp định Genève, Pháp trao trả cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hầu hết tù binh ở trại giam này và trại Cây Dừa ngưng hoạt động.

Năm 1955, Ngô Đình Diệm (Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa) cho sửa sang trại Cây Dừa cũ thành trại huấn chính Cây Dừa, còn gọi là nhà lao Cây Dừa với mục đích giam giữ tù binh cộng sản. Năm 1966, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho mở rộng diện tích nhà lao lên 400ha với 4 khu: A, B, C, D gồm 400 nhà giam và đặt tên là Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc (gọi tắt là Nhà tù Phú Quốc).

Đến năm 1972, nhà tù Phú Quốc có 14 khu, mỗi khu chia thành 4 phân khu, mỗi phân khu có 11 phòng giam. Tất cả các phòng giam đều có cấu trúc vì kèo sắt, nóc tôn, vách tôn. Nhà tù Phú Quốc trở thành trại giam tù binh lớn nhất của Việt Nam Cộng hòa, được canh giữ rất nghiêm ngặt với hàng rào kẽm gai 10 – 15 lớp bao quanh, 14 pháo đài canh gác có súng đại liên và nhiều vọng gác di động.

Trong khoảng thời gian từ năm 1967 đến 1973, nơi đây đã giam giữ hơn 40.000 tù binh, trong đó hơn 4.000 tù binh đã thiệt mạng, hàng chục nghìn tù binh bị thương tật, tàn phế. Tuy nhiên, với tinh thần anh dũng và ý chí sắt đá, các tù binh tại nhà tù Phú Quốc đã tổ chức thành công 42 cuộc vượt ngục dưới nhiều hình thức: vượt rào, đánh lính áp giải khi ra ngoài làm việc khổ sai, đào hầm ngầm thoát ra…

Hiện nay, di tích nhà tù Phú Quốc bao gồm các công trình như tượng đài hình nắm tay – biểu tượng cho tinh thần hiên ngang vùng lên phá xiềng của tù binh Phú Quốc, nghĩa trang liệt sĩ, nhà trưng bày hiện vật và khu trưng bày ngoài trời. Đến thăm nhà tù Phú Quốc, du khách sẽ được xem phim tư liệu về nhà tù, quan sát nhiều mô hình, hiện vật, chứng tích mô phỏng cảnh tra tấn dã man các tù binh cộng sản.

Nhà tù Phú Quốc đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1996, Di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 3/2015.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc Học Sinh Giỏi – Mẫu 9

Tham khảo bài thuyết minh về nhà tù Phú Quốc học sinh giỏi để nắm vững phương pháp làm bài văn thuyết minh về một di tích lịch sử của đất nước.

Nằm ở địa phận xóm Cây Dừa, xã An Thới thuộc khu vực cực nam đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang – Nhà tù Phú Quốc là trại giam tù binh trung tâm của miền Nam thời Mỹ – Ngụy.

Vốn là một trại giam do thực dân Pháp xây dựng để giam cầm những người Việt, năm 1967, chính quyền Sài Gòn xây dựng lại Nhà lao Cây Dừa hay còn gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam tù binh cộng sản Phú Quốc trên diện tích khoảng 400ha. Đây là nơi giam giữ “cán binh cộng sản” lớn nhất miền Nam với hơn 32.000 tù binh từng bị giam giữ. Có lúc lên tới 40.000 nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ.

Mỗi khu trại giam được chia làm nhiều phân khu, mỗi phân khu chứa được 950 tù binh, riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan. Bên cạnh bộ máy cai ngục, lúc cao nhất tới bốn tiểu đoàn lính gác trang bị đầy đủ vũ khí và phương tiện cơ động, canh giữ, tuần tiễu ngày đêm. Ngoài biển thường xuyên có một hải đoàn hải quân tuần tiễu vòng ngoài…

Lực lượng canh giữ tù binh đông đến mức 2 người tù có 1 người lính trông giữ. Bộ máy đàn áp lên đến 4.000 người gồm cả hải, lục, không quân. Với bộ máy này, địch tin rằng không những đàn áp mà đánh bại bất cứ một lực lượng ngoại nhập nào tính liều mạng giải phóng tù binh nhà lao Cây Dừa.

Nhà tù Phú Quốc là một bằng chứng sống động ghi dấu tội ác vô cùng dã man của chế độ thực dân, đế quốc xâm lược, đồng thời nói lên tinh thần bất khuất đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng. Tù binh chiến tranh tại nhà tù Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn rất dã man như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống… Song với ý chí kiên cường, dũng cảm mưu trí, anh em đã đối phó với chúng bằng nhiều hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, phân hoá hàng, ngủ địch, diệt ác ôn, tổ chức vượt ngục…

Trại giam tù binh Phú Quốc được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 1993. Khu di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc ngày nay không rộng, nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, có nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và khu trưng bày ngoài trời những hiện vật nguyên gốc và hầu như giữ nguyên vị trí. Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình như: 5 nhà tiền chế gồm nhà giam, nhà ăn, nhà bếp và hai nhà canh giữ của giám thị; phục hồi đường ngầm vượt ngục, một đoạn hàng rào kẽm gai, chòi canh, chuồng cọp, đài tưởng niệm ở nghĩa địa tù binh và nhà trưng bày bổ sung di tích…

Mỗi năm khu di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc đón hàng vạn lượt khách tới thăm. Họ là những tù nhân cũ trở về thăm lại nơi mình bị giam giữ trước đây; là những du khách mọi lứa tuổi ở khắp các miền đất nước, đặc biệt lớp trẻ khi đến với Phú Quốc chắc chắn sẽ tới thăm di tích này; là những vị khách nước ngoài. Còn học sinh của hòn đảo này thường đến đây để tìm hiểu về lịch sử của Phú Quốc và cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của những chiến sĩ cách mạng.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà 🌼 15 Bài Giới Thiệu Hay

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc Chi Tiết Nhất – Mẫu 10

Dưới đây là bài văn mẫu thuyết minh về nhà tù Phú Quốc chi tiết nhất sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin cần thiết khi muốn tìm hiểu về địa danh lịch sử này.

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất nước ta, nằm ở phía Tây Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang, có diện tích gần 600 km2. Thật không thể tin nổi, ở nơi được mệnh danh là đảo ngọc này, có một thời đã tồn tại một nhà tù do thực dân, đế quốc lập ra để giam giữ, tra tấn hàng ngàn người yên nước, những chiến sĩ cách mạng với mọi thủ đoạn thâm độc, vô cùng tàn bạo…

Theo tư liệu được ghi chép lại, năm 1950, thực dân Pháp đã chọn Phú Quốc để lập trại giam tù binh, gọi là “Trại giam Cây Dừa”. Tại đây, chúng giam giữ khoảng 14.000 chiến sĩ yêu nước và những người bị tình nghi tham gia lực lượng quân sự chống lại thực dân Pháp. Từ tháng 7/1954, trại giam ngừng hoạt động sau khi tù binh hai bên được trao trả.

Năm 1955, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm cho sửa lại khu nhà đã đổ nát của Trại giam Cây Dừa để lập ra Trại chỉnh huấn Cây Dừa, giam giữ gần 1.000 tù chính trị. Đến năm 1957, số tù nhân này bị đưa ra Côn Đảo, một số về đất liền. Từ đây, Trại chỉnh huấn Cây Dừa chấm dứt hoạt động. Cuối năm 1966 đầu năm 1967, Mỹ – ngụy cho xây dựng “Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam/Phú Quốc”, gọi tắt là “Trại giam tù binh Phú Quốc” tại thung lũng An Thới. Toàn bộ trại giam là những dãy nhà tôn và dây kẽm gai được đan cột dày đặc.

Khi Trại giam tù binh Phú Quốc hoạt động, những chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang trước kia bị giam ở Côn Đảo và các nhà tù khác lần lượt được đưa về giam tại đây. Đây là trại giam lớn nhất của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn ở Việt Nam. Diện tích trại giam khoảng 400 ha, có 12 khu, mỗi khu có 4 phân khu, với gần 500 nhà giam. Giai đoạn 1967 – 1973, lúc cao điểm tại trại giam này, địch bắt, giam giữ hơn 40.000 chiến sĩ cách mạng.

Cũng giống như Côn Đảo, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chọn Phú Quốc để lập trại giam vì chúng cho rằng Phú Quốc nằm giữa biển, cách biệt với đất liền, xa nhân dân, xa cách mạng nên có thể hạn chế những cuộc đấu tranh của tù binh, dễ canh giữ, dễ đàn áp hơn ở đất liền, dễ bưng bít dư luận, tránh được những cuộc tấn công để giải thoát tù binh và hạn chế được những cuộc vượt ngục.

Với dã tâm như vậy, “bài học” đầu tiên hay thủ tục nhập trại của tù binh là bị chúng đánh phủ đầu tới tấp bằng báng súng, dùi cui. Trong quá trình giam giữ tù binh, bọn chúng đã sử dụng mọi thủ đoạn thâm độc và tàn bạo, với các kiểu tra tấn dã man chẳng khác gì thời trung cổ như đóng đinh vào người, dùng que sắt nướng đỏ đâm xuyên qua người, đục răng và bẻ răng, lấy móng tay móng chân…

Mất nhân tính hơn, bọn chúng còn cho lật ngửa tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu để mắc vào nhau làm đường băng sân bay rồi bắt tù binh cởi hết áo quần, cắm đầu xuống vỉ sắt lộn ra sau, lộn đến khi lưng tóe máu, tróc da, tróc tóc… Một hình phạt khá phổ biến là chúng bắt tù binh (chỉ được mặc chiếc quần cộc) nhốt vào chuồng cọp làm bằng kẽm gai, phơi nắng, phơi sương, đêm lạnh, chúng dội lên người một xô nước lạnh gọi là giải khát cho cọp; những ngày nóng nực, chúng dội nước muối gọi là ướp cho mau lên cân…

Không tận mắt chứng kiến kẻ thù tra tấn, hành hạ tù binh, nhưng bất cứ ai khi đến thăm di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc, đều không khỏi rùng mình, căm phẫn khi nhìn vào các hình ảnh được phục dựng lại: cảnh tù binh da bọc xương bị nhốt trong các chuồng cọp phơi giữa trời, tù binh bị chôn sống hoặc ném vào chảo nước đang sôi… Với các hình thức tra tấn hết sức dã man, nhà tù tồn tại trong 6 năm, từ tháng 7/1967 – 1/1973, đã có hơn 4.000 người bị chết trong các trại giam và hàng nghìn người bị tàn tật suốt đời…

Tuy nhiên, kẻ địch càng tra tấn tàn bạo thì càng làm bừng lên khí phách kiên trung, bất khuất của người cộng sản. Giữa nanh vuốt của kẻ thù, những chiến sỹ cộng sản vẫn luôn giữ trọn chí khí, một lòng theo Đảng, theo cách mạng. Trong lao tù, dù địch kìm kẹp, khủng bố, anh em tù binh, mà nòng cốt là những người cộng sản đã tập hợp lại đội ngũ, kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ thù. Họ vẫn bí mật thành lập tổ chức Đảng, xác minh lý lịch để kết nạp đảng viên, chuyển đảng chính thức, duy trì nghiêm túc chế độ sinh hoạt Đảng; tổ chức học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; sinh hoạt văn hóa, văn nghệ…

Đặc biệt, với tinh thần kiên quyết bảo vệ sinh mạng chính trị của mình để sau này trở về tiếp tục chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng, anh em tù binh đã vận dụng nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ hợp pháp đến bất hợp pháp để đấu tranh với địch. Mặt khác, họ luôn tìm cách để vượt ngục, mặc dù họ biết vượt ngục trở về với cách mạng là một việc làm hết sức khó khăn, nguy hiểm, đòi hỏi phải chịu nhiều gian khổ, hy sinh.

Đã có 41 cuộc vượt ngục, trong đó có 16 vụ vượt ngục đơn lẻ, 14 lần vượt rào, 4 lần ra bằng đường hầm, 7 lần cướp súng của địch. Bằng ý chí kiên cường, hơn hai trăm người đã vượt ngục thành công, về với cách mạng, tiếp tục tham gia chiến đấu ở địa phương. Đầu năm 1973, Hiệp định Pa-ri được ký kết, tù binh được trao trả và Trại giam tù binh Phú Quốc cũng chấm dứt tồn tại.

Ngày 12-10-1993, Bộ Văn hóa và Thông tin ra quyết định công nhận “địa điểm nhà tù Phú Quốc” là Khu di tích lịch sử. Năm 1995, Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc được công nhận là Di tích cấp quốc gia. Năm 2015, được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Tháng 7 tri ân, đến thăm Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc, xin được kính cẩn thắp nén tâm nhang để tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống mảnh đất này, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Hiện Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc – nơi ghi dấu tội ác của bọn thực dân, đế quốc xâm lược, nơi thể thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của các chiến sĩ cách mạng đã trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục lòng yêu nước, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ; là điểm đến không thể thiếu của du khách trong và ngoài nước mỗi dịp đặt chân lên đảo ngọc.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Thuyết Minh Về Bãi Biển Mỹ Khê Đà Nẵng 🔥 10 Bài Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc Ý Nghĩa – Mẫu 11

Đón đọc bài văn thuyết minh về nhà tù Phú Quốc ý nghĩa đã khắc hoạ lại sự anh dũng, kiên cường và bất khuất muôn đời của người chiến sĩ cách mạng.

Từ năm 1967, chính quyền Sài Gòn cải tạo Nhà lao Cây Dừa do thực dân Pháp xây dựng nhằm mục đích giam cầm, tra khảo những “cán binh cộng sản”. Nhà lao Cây Dừa được đổi tên thành Trại giam tù binh Chiến Tranh Phú Quốc hay còn gọi Trai giam tù binh Cộng sản Phú Quốc.

Khắp các khu trại tù là trùng trùng hàng rào kẽm gai 10 – 15 lớp ken cứng, hệ thống bảo vệ kiên cố, dày đặc. Ban đầu, Nhà tù Phú Quốc có đến 12 khu, được đánh số thứ tự 1 đến 12. Từ năm 1972, nhà tù này mở rộng thêm 2 khu (13, 14). Mỗi khu chia làm nhiều phân khu và có thể chứa đến 3.000 tù binh/ khu. Vũ khí, chó nghiệp vụ canh giữ, tuần tiễu ngày đêm, cùng những vòng dây kẽm gai giăng khắp, hòng làm triệt tiêu ý thức phản kháng, đào tẩu của tù bình.

Cùng đội ngũ cai ngục, 3 tiểu đoàn quân cảnh được huy động bảo vệ nhà tù- địa ngục trần gian. Lúc cao nhất tới bốn tiểu đoàn lính gác. Ngoài biển thường xuyên có một hải đoàn hải quân tuần tiễu vòng ngoài… Bộ máy đàn áp lên đến 4.000 người gồm cả hải, lục, không quân. Nhà tù được xem là nơi giam giữ tù binh cộng sản lớn nhất miền Nam, với hơn 32.000 tù binh từng bị giam giữ. Có lúc lên tới 40.000 người nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ.

Đến đây du khách có dịp trực diện những hình ảnh mô phỏng cảnh tù tội, tra tấn tại “địa ngục” nhà tù Phú Quốc. Tù binh chịu cảnh tra tấn hơn thời Trung cổ. Hàng loạt cực hình: đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống…

Đánh tù nhân bằng roi cá đuối. Các tù binh cởi trần, trói chân tay vào tường, trụ nhà. Cai ngục dùng những roi cá đuối sắc nhọn quật mạnh vào người tù, rồi giật gây vết đau thấu xương thịt… Đầu năm 1970, phái đoàn Chữ Thập Đỏ Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc đã bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô. Có khi, cai ngục ác độc còn trà thêm ớt vào vết thương

Người dân, du khách không khỏi rùng mình chứng kiến những màn tra tấn, áp bức ác độc. Tại những “Chuồng cọp ngoài trời”, tù nhân bị bắt cởi trần, nằm trên nền cát đá bỏng rát dưới ánh mặt trời, bị bỏi đói nhiều ngày niền. Có đến hơn 40 kiểu tra tấn tù binh ở nhà tù Phú Quốc này, với tính sát thương cao. Đã có hơn 4.000 tù nhân bị chết dưới những đòn tra tấn dã man này.

Không gục ngã trước các đòn tra tấn ác độc của nhà tù Phú Quốc, các tù binh cộng sản bền gan vững trí, tìm cách vượt ngục. Đào hầm vô cùng khó khăn. Các tù binh tận dụng mọi thứ có thể như lắp cà mèm đựng cơm, tranh thủ đên khuya. Miệng hầm chọn vị trí dưới giường của tù binh bị bệnh lan y để tránh sự kiểm tra của cai ngục. Ròng rã nhiều tháng trời, đường hầm vượt ngục mới hoàn thành.

Năm 1993, Nhà tù Phú Quốc được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Di tích này được tỉnh Kiên Giang phục hồi, tôn tạo nhiều hạng mục: đường ngầm vượt ngục,chòi canh, chuồng cọp, đài tưởng niệm ở nghĩa địa tù binh và nhà trưng bày bổ sung di tích… Mỗi năm khu di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc đón hàng vạn lượt khách tới thăm: cựu tù, người dân, du khách trong và ngoài nước. Các bạn trẻ, học sinh cũng tổ chức các đoàn đến thăm, tìm hiểu lịch sử.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc Ngắn Hay – Mẫu 12

Bài văn thuyết minh về nhà tù Phú Quốc ngắn hay sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Nhà tù Phú Quốc hay còn gọi là “Nhà lao cây dừa” thuộc thị trấn An Thới, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng của du lịch Phú Quốc. Mỗi năm nhà tù Phú Quốc đón hơn 10 nghìn lượt khách ra vào tham quan.

Nhà tù Phú Quốc là minh chứng hùng hồn cho công cuộc đấu tranh đầy gian khổ và tinh thần bất khuất của nhân dân ta trong các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ. Với diện tích khoảng 500km2, di tích nhà tù Phú Quốc là nơi tái hiện lên hàng trăm hình thức tra tấn man rợ mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đầy đọa các chiến sĩ cách mạng ta. Đây là nơi giam giữ các chiến sĩ cộng sản với khoảng 40.000 tù binh.

Nơi đây được phân chia thành nhiều khu nhỏ. Thường một phân khu có thể chứa khoảng 900 tù binh. Ngoài ra nhà tù còn có một phân khu dành riêng để giam giữ tù binh cấp sĩ quan. Mỗi phân khu các phòng và dãy cách nhau khoảng 5m và thường không có hàng rào mà được thiết kế kèo sắt, vách tôn và nóc tôn. Chỉ trừ một số phân khu biệt lập giữa các phòng có hàng rào dây kẽm gai ngăn cách, chừa lối đi rộng khoảng 0.8m.

Đến với nhà tù Phú Quốc, du khách sẽ tận mắt thấy những việc làm dã man, những khổ hình ghê gớm nhất mà con người phải chịu đựng. Qua đó ta càng thêm khâm phục tinh thần kiên cường bất khuất và lòng yêu nước của các chiến sĩ đã ngã xuống nơi đây. Ở đây còn có những dấu tích của những cuộc vượt ngục. Có rất nhiều cuộc vượt ngục: những lần lên kế hoạch tổ chức cướp súng của giặc khi lao động ngoài trại giam để vượt ngục. Những lần phá rào ban đêm đến chảy máu, trầy xước cả tay.

Nhà tù Phú Quốc thật là điểm đến để lại nhiều cảm xúc cho du khách khi đến đây. Ngày nay nhà tù còn được xây thêm khu trưng bày trong nhà và ngoài trời với nhiều hiện vật còn nguyên giá trị lịch sử càng bộc lộ rõ nét những năm tháng ấy.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Mũi Né 🌹 15 Bài Giới Thiệu Mũi Né Hay Nhất

Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc Luyện Viết – Mẫu 13

Bài văn thuyết minh về nhà tù Phú Quốc luyện viết không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt mà còn nuôi dưỡng niềm tự hào, tình yêu đối với đất nước, với dân tộc mình.

Nhà tù Phú Quốc là di tích lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đây không chỉ là nơi minh chứng cho cuộc đấu tranh đầy gian khổ mà còn thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Sự hình thành của nhà tù Phú Quốc là cả một quá trình, bắt đầu từ những năm mà thực dân Pháp vẫn đang xâm lược nước ta. Dưới đây là lịch sử hình thành nhà tù Phú Quốc và ý nghĩa của trại giam này.

Năm 1946, thực dân Pháp chiếm đóng Phú Quốc và chọn đây làm nơi xây dựng nhà tù lớn nhất Đông Nam Á nhằm mục đích giam cầm các chiến sĩ cách mạng. Đến giữa năm 1953, chúng tận dụng doanh trại của bọn Trung Hoa Quốc dân đảng để xây dựng nhà tù. Lúc đó, nhà tù Phú Quốc gọi là Căng Cây Dừa.

Trại giam hình chữ nhật này diện tích 40ha, gồm 4 trại giam A, B, C, D được bao quanh bởi hàng rào dây thép gai, phía trên là dây điện và đèn trần bảo vệ để ngăn tù nhân trốn ngục. Các lính gác ở đây đều được trang bị tiểu liên và súng trường. Năm 1954 nhà tù này có khoảng 14000 tù nhân. Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, Pháp trao trả tù binh cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cuối năm 1955, một trại giam rộng 4ha được Việt Nam Cộng hòa xây dựng ở Căng Cây Dừa cũ, đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa / Nhà lao Cây Dừa. Trại giam có diện tích hơn 20000m2 được phân chia thành nhà giam tù nữ, nam và phụ lão. Đầu tháng 1 năm 1956, hơn 600 người tù từ Trung tâm huấn chính Biên Hòa được lập hồ sơ đưa về Phú Quốc. Về sau có thêm nhiều người tù chính trị cũng được đưa về nhà lao Cây Dừa.

Sau 7 tháng, có rất nhiều cuộc vượt ngục đã diễn ra, có nhiều tù nhân bị bắn chết khi đang cố vượt rào. Đến năm 1975 khi thấy tình hình bất ổn, Việt Nam Cộng hòa đã đưa các tù chính trị ra nhà tù Côn Đảo và xây dựng thêm nhiều trại giam ở những khu vực khác. Năm 1966, có thêm một trại giam 400 ha xây dựng ở An Thới, Phú Quốc, cách Trại huấn chính Cây Dừa khoảng 2km.

Nhà tù Phú Quốc được ví như là “địa ngục trần gian”, là nỗi đau kinh hoàng khi dân tộc ta còn chịu áp bức của bọn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đây là trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam lớn nhất, đã từng giam giữ tới 40.000 binh sĩ, tù binh là những chiến sĩ cách mạng trung kiên và có khoảng 4.000 người bị giết bởi nhiều hình thức tra tấn dã man.

Đây nơi chứng kiến và lưu giữ mọi tội ác của bọn thực dân và đế quốc, nhà tù Phú Quốc được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1995. Đồng thời, nơi đây mỗi năm cũng thu hút hàng chục nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Tiếp theo đón đọc 🌹 Thuyết Minh Về Sapa 🌹 17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay

Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc Đơn Giản – Mẫu 14

Bài văn thuyết minh về nhà tù Phú Quốc đơn giản với những ý văn ngắn gọn giúp các em học sinh dễ dàng chuẩn bị cho bài kiếm tra viết trên lớp.

Nhà tù Côn Đảo và Phú Quốc được ví như địa ngục trần gian, từng hút hàng nghìn khách tham quan mỗi năm. Trại giam Phú Quốc hoạt động từ tháng 6/1967 đến tháng 3/1973, nơi này giam giữ khoảng 40.000 tù binh. Di tích này còn có tên gọi là nhà lao Cây Dừa, nằm ở thị trấn An Thới, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, tổng diện tích khoảng 400 ha, chia thành 12 khu với gần 500 ngôi nhà. Xung quanh các khu đều có vọng gác canh giữ xuyên ngày đêm, ngoài ra còn có thêm các vọng gác lưu động, chiếu đèn sáng toàn khu trại.

Các nhà giam được xây dựng với vách, mái, cửa bằng tôn thiếc, nhiệt độ ban ngày nóng bức, đêm đến lại lạnh. Nền phòng giam được tráng xi măng để ngăn tù binh đào hầm vượt ngục. Bên ngoài là dãy kẽm gai dày 7 đến 10 lớp chằng chịt tạo nên một khu trại giam biệt lập. Tuy nhiên, các tù binh Phú Quốc đã tổ chức 45 cuộc vượt ngục thành công bằng nhiều cách thức như vượt rào, đánh lính áp giải khi ra ngoài làm việc khổ sai, đào hầm ngầm…

Hiện tại, di tích còn lại một số hạng mục như cổng tiểu đoàn 8 quân cảnh, nghĩa địa tù binh, nhà thờ Kiến Văn, một số hạng mục ở phân khu B2 được phục dựng lại như vọng gác, hàng rào kẽm gai, chuồng cọp kẽm gai, dãy nhà dùng làm nơi ở, sinh hoạt, giam giữ, tra tấn tù binh…

Năm 2014, di tích lịch sử Trại giam Phú Quốc được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Hàng năm, nơi này đón hàng chục nghìn khách tham quan, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất cho các thế hệ.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Thuyết Minh Về Nhà Tù Phú Quốc Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15

Tham khảo bài thuyết minh về nhà tù Phú Quốc bằng tiếng Anh để giới thiệu đến bạn bè quốc tế một trong những di tích có giá trị lịch sử sâu sắc.

Tiếng Anh:

The special national relic site of Phu Quoc Prison (An Thoi town, Phu Quoc district, Kien Giang province) is one of the proofs of the tradition of resilient, indomitable and proud struggle of officers and soldiers revolutionaries were captured and imprisoned by the enemy at the Vietnamese Communist Prisoner of War Prison – Phu Quoc. During the war, the enemy built in Phu Quoc the largest prisoner of war camp in the South, at times the enemy imprisoned and tortured about 40,000 revolutionary cadres and soldiers. About 4000 of them died in this prison. Phu Quoc Prison, known as “hell on earth”, is evidence of barbaric and brutal crimes with more than 40 types of brutal torture of the enemy.

Tiếng Việt:

Khu di tích quốc gia đặc biệt Trại giam Phú Quốc (thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong những minh chứng cho truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất và tự hào của cán bộ, chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, giam cầm tại Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam – Phú Quốc. Trong chiến tranh, kẻ thù xây dựng ở Phú Quốc một trại giam tù binh lớn nhất miền Nam, có lúc địch giam cầm, tra tấn khoảng 40.000 cán bộ, chiến sỹ cách mạng. Khoảng 4000 người trong số đó đã bị chết tại trại giam này. Trại giam Phú Quốc được mệnh danh là “địa ngục trần gian” là bằng chứng về tội ác dã man, tàn bạo với hơn 40 kiểu tra tấn dã man của kẻ thù.

Giới thiệu tuyển tập 🌟 Thuyết Minh Về Lăng Bác 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Viết một bình luận