15+ Mẫu Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Ngắn, Hay Nhất. Chia Sẽ Nguồn Gốc Hình Thành Và Lịch Sử Của Nhà Thờ Đức Bà Cùng Những Bài Giới Thiệu Đầy Đủ, Chi Tiết Nhất.
Nguồn gốc và lịch sử Nhà Thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, còn được gọi là Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, là một công trình kiến trúc nổi bật và mang ý nghĩa lịch sử quan trọng tại TP. Hồ Chí Minh.
Nguồn gốc và lịch sử
- Khởi công và hoàn thành: Nhà thờ được khởi công xây dựng vào ngày 7 tháng 10 năm 1877 và hoàn thành vào năm 1880. Công trình này do kiến trúc sư J.Bourad thiết kế và giám sát.
- Lễ cung hiến: Lễ cung hiến và khánh thành nhà thờ diễn ra vào ngày 11 tháng 4 năm 1880, với sự tham dự của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers và các quan chức địa phương.
- Tên gọi: Ban đầu, nhà thờ được gọi là Nhà thờ Sài Gòn. Tên gọi Nhà thờ Đức Bà bắt đầu được sử dụng từ năm 1959 khi tượng Đức Mẹ Hòa Bình được đặt lên bệ đá ở công viên trước nhà thờ.
Kiến trúc và ý nghĩa
- Kiến trúc: Nhà thờ Đức Bà được xây dựng theo phong cách kiến trúc Roman kết hợp với Gothic, với hai tháp chuông cao 58 mét. Toàn bộ vật liệu xây dựng đều được nhập khẩu từ Pháp.
- Tượng Đức Mẹ Hòa Bình: Tượng Đức Mẹ Hòa Bình được đặt trước nhà thờ vào năm 1959, trở thành biểu tượng của hòa bình và sự bảo vệ.
- Vai trò lịch sử: Nhà thờ Đức Bà không chỉ là nơi tôn giáo mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, như lễ tấn phong giám mục và đón tiếp các đại diện Tòa thánh Rôma.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một biểu tượng văn hóa và lịch sử quan trọng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và chiêm ngưỡng.
Tặng bạn chùm: Ca Dao Tục Ngữ Về Sài Gòn, Hồ Chí Minh
Dàn Ý Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà
Tham khảo mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà giúp các em triển khai bài văn ấn tượng và hấp dẫn.
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà thờ Đức Bà
2. Thân bài
- Vị trí: Nhà thờ Đức Bà có địa chỉ tại số 1, Công xã Pari, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thờ được xây dựng vô cùng rộng lớn với kiến trúc đồ sộ bậc nhất.
- Lịch sử của Nhà thờ Đức Bà
- Nhà thờ Đức Bà được xây dựng từ nền móng của ngôi chùa bị bỏ hoang khi chính quyền Pháp đang chiếm đóng Sài Gòn vào năm 1860.
- Tháng 8 năm 1876, cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà thờ mới được diễn ra. Bản thiết kế mang phong cách Roma kết hợp Gothic của kiến trúc sư J.Bourad đã giành được chiến thắng.
- Ngày 07/10/1877, công trình nhà thờ Đức Bà chính thức được khởi công. Đến tháng 4/1880, công trình được hoàn thành.
- Tháng 2/1959, tượng Đức Mẹ được đặt phía trước nhà thờ.
- Cảnh quan nhà thờ Đức Bà
- Nhà thờ Đức Bà trải qua hơn 150 năm lịch sử nhưng không bị chịu ảnh hưởng bởi biến động của lịch sử, thời gian.
- Khuôn viên nhà thờ được quy hoạch, không bị rào chắn, che khuất bởi các công trình xây dựng khác; nhà thờ có thể nhìn thấy từ nhiều phía dễ dàng.
- Phía trước là vườn hoa. Mặt tiền nhà thờ ở giữa có đồng hồ lớn được đặt giữa hai tháp chuông. Trung tâm vườn hoa nhà thờ có đặt tượng Đức Mẹ Hòa Bình.
- Kiến trúc nhà thờ Đức Bà
- Nhà thờ được thiết kế theo dạng thánh thất Basilica có mặt bằng hình chữ thập dài, gồm một gian lớn ở chính giữa, hai hành lang cánh và hậu cung hình bán nguyệt.
- Diện tích trung tâm nhà thờ là 133 m, hai gian phụ dài 93 m và cánh nguyện dài 35 m.
- Giá trị của nhà thờ Đức Bà: Nhà thờ là sự kết hợp của văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây; tổng thể hài hoà của nét truyền thống và hiện đại.
3. Kết bài: Cảm nhận về giá trị lịch sử, tinh thần của nhà thờ Đức Bà
Tặng bạn chùm: Thơ Về Sài Gòn Hay
Giới Thiệu Sơ Lược Về Nhà Thờ Đức Bà – Bài 1
Giới Thiệu Sơ Lược Về Nhà Thờ Đức Bà giúp các em có thêm nhiều thông tin hay và thú vị về nơi đây.
Mỗi thành phố đều mang trong mình nét đẹp riêng với những công trình, kiến trúc, di tích, thắng cảnh riêng. Nếu Hà Nội nổi tiếng với phố cổ thì Hồ Chí Minh lại thu hút du khách đến nhà thờ Đức Bà. Với kiến trúc độc đáo, ẩn chứa ý nghĩa lịch sử và tôn giáo sâu sắc, nhà thờ Đức Bà đã trở thành một di tích thắng cảnh đặc trưng của Sài Gòn ngày nay.
Tọa lạc tại số 1, Công xã Paris, phường Bến Nghé, giữa trung tâm Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà đồ sộ với kiến trúc cổ của Pháp, không gian thông thoáng với cây xanh tươi mát, là một trong những biểu tượng tiêu biểu của Sài Gòn.
Về nguồn gốc lịch sử, Nhà thờ được xây dựng cách đây đã nhiều năm. Năm 1960, sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp cho sửa lại một ngôi chùa của người Việt bị bỏ hoang ở đường số 5 thành nhà thờ để làm nơi cử hành Thánh Lễ cho người theo đạo Công giáo. Sau đó, qua từng năm phụ thuộc vào nhu cầu mở rộng, nhà thờ ban đầu được cải tạo và xây dựng lớn hơn, cầu kỳ hơn. Đến tháng 8/1876, thống đốc Nam Kỳ Duperré đã tổ chức một cuộc thi đồ án thiết kế kiến trúc cho một nhà thờ mới.
Kiến trúc sư J.Bourad giành chiến thắng với bản thiết kế mang phong cách kiến trúc Roma cải biên pha lẫn đặc trưng Gothic. Ông chính là người xây dựng lên nhà thờ sau này. Công trình của J.Bourad khởi công từ 10/1977 đến 4/1880, khi hoàn thành có tên là nhà thờ Nhà Nước vì được nhà nước đầu tư và xây dựng. Tháng 2/1959, bức tượng Đức Mẹ được tạc tại Pietrasanta mang đến đặt phía trước nhà thờ, nhà thờ đổi tên là nhà thờ Đức Bà cái tên đó vẫn duy trì cho đến hôm nay.
Với thiết kế đặc biệt, khu vực nhà thờ được đánh giá là nơi đẹp nhất thành phố Hồ Chí Minh. Nó nằm giữa quảng trường, không hề có hàng rào che chắn và khuôn viên bên cạnh, không bị che khuất bởi các công trình kiến trúc khác, có góc nhìn tuyệt đẹp từ mọi phía, thực sự là điểm nhấn nổi bật giữa không gian đô thị. Mặt trước thánh đường là một công viên (Công trường Công xã Paris) với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá, gần đó là Bưu điện Sài Gòn. Ở trung tâm công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình.
Tượng có thế đứng thẳng, tay cầm Quả Địa Cầu có đính cây thánh giá, đôi mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời xanh như đang nguyện cầu. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn.Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latinh: “REGINA PACIS – ORA PRO NOBIS – XVII. II. MCMLIX. Nghĩa là: NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH – CẦU CHO CHÚNG TÔI – 17.02.1959”.
Giữa hai tháp chuông trước đó, dưới mái có một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ loại lớn, đến tận hôm nay vẫn chạy và chỉ giờ chính xác. Vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh, tiếng chuông sẽ ngân vang.
Nhà thờ được thiết kế theo dạng thánh thất Basilica với mặt bằng hình chữ thập dài, gồm một gian lớn ở chính giữa, hai hành lang cánh và hậu cung hình bán nguyệt, mang đậm kiến trúc La Mã.
Bên ngoài cải tiến với cuốn vòm gãy mang đặc trưng Gothic. Bên trong có kết cấu vòm thép hiện đại chống đỡ cả công trình. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn – Gia Định lúc ấy và bây giờ.
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ thánh đường dài 93m, có 56 ô cửa kính với những họa tiết tinh xảo. Trên cửa mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp.
Chiều ngang nơi rộng nhất là 35m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người, không gian thông gió. Tuy không rộng lớn bằng các công trình khác nhưng thánh đường nhà thờ Đức Bà được xem là kiến trúc độc đáo và đẹp nhất trong các công trình tại thuộc địa Pháp lúc bấy giờ.
Toàn bộ chất liệu xây dựng và các phụ kiện kim khí khác đều được chuyển từ Pháp sang. Bề mặt công trình được ốp hết bằng gạch trần và đá xanh, được tính toán tỉ mỉ, chính xác đến từng đường nét. Thời gian trôi đi, một vài bộ phận bị xuống cấp, hư hại và được thay thế bằng vật liệu trong nước, tuy nhiên vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ ban đầu của nó. Kiến trúc thánh đường đã tạo nên hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, mang đến cho con người cảm giác thanh thản, yên tĩnh và trang nghiêm.
Nhà thờ Đức Bà có giá trị đặc biệt. Nhà thờ được đánh giá là công trình văn hóa, tinh thần hài hòa kiến trúc Đông – Tây, truyền thống và hiện đại. Sự hòa hợp giữa kiến trúc và khung cảnh xung quanh cùng với phong cách độc đáo đã giúp nhà thờ Đức Bà trở thành công trình kiệt tác của lịch sử, tiêu biểu cho vẻ đẹp thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây là điểm đến quen thuộc của giới trẻ đất Sài Thành, là địa điểm nằm trong danh sách ghé thăm đầu tiên của khách du lịch trong và ngoài nước khi lần đầu đặt chân đến Hồ Chí Minh.
Năm tháng cứ trôi đi, nhà thờ Đức Bà vẫn kiên cường đứng vững giữa lòng thành phố, trở thành một biểu tượng cho chốn Sài Thành sầm uất, đồng thời cũng trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.
Tham khảo: Giới Thiệu Về Thành Phố Hồ Chí Minh Bằng Tiếng Anh
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn – Bài 2
Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn được SCR.VN giới thiệu sau đây nhé!
Đến với thành phố Hồ Chí Minh mà không ghé thăm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhà thờ Đức Bà, Quận 1, là du khách đã bỏ lỡ một dịp để hiểu hơn về vùng đất trù phú này. Với vị trí đắc địa, thiết kế kiến trúc độc đáo, mang ý nghĩa lịch sử và tôn giáo sâu sắc, nhà thờ Đức Bà trở thành một di tích thắng cảnh quan trọng bậc nhất Sài Gòn ngày nay.
Nhà thờ Đức Bà tọa lạc tại số 1, Công xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1. Với quang cảnh rộng lớn, giao lộ thông thoáng, được bao quanh bởi hàng cây xanh tươi, ít có tòa nhà cao tầng, nhà thờ Đức Bà nổi bậc như một công trình kiến trúc đồ sộ, trang nghiêm bậc nhất khu vực này.
Năm 1960, sau khi chiếm sài gòn, chính quyền Pháp cho sửa lại một ngôi chùa bỏ hoang ở đường số 5 thành nhà thờ làm nơi hành lễ cho người Pháp theo đạo Công giáo. Sau do nhu cầu mở rộng tầm vóc, xây dựng một nhà thờ mang kiến trúc châu Âu tầm cỡ, thể hiện sức mạnh của đoàn quân viễn chinh và nền văn hóa Pháp vốn được các vị đô đốc rất quan tâm.
Tháng 8/1876, thống đốc Nam Kỳ Duperré đã cho tổ chức một cuộc thi đồ án thiết kế kiến trúc cho một nhà thờ mới. Kiến trúc sư J.Bourad với bản thiết kế mang phong cách kiến trúc Roma cải biên pha lẫn đặc trưng Gothic đã giành chiến thắng. Và cũng chính kĩ sư tài năng này đã trúng thầu trong cuộc đấu thầu xây dựng nhà thờ sau đó.
Nhà thờ chính thức khởi công từ 10/1977 đến 4/1880, nhà thờ được khánh thành với sự chứng kiến của nhiều quan chức cao cấp lúc bấy giờ. Lúc bấy giờ nhà thờ có tên là nhà thờ Nhà Nước bởi do nhà nước đầu tư và xây dựng.
Tháng 2/1959, bức tượng Đức Mẹ được đặt phía trước nhà thờ. Từ sự kiện đó, nhà thờ được gọi tên là nhà thờ Đức Bà cho đến ngày nay.
Có thể nói nói, khu vực nhà thờ Đức Bà là nơi có cảnh quan đẹp nhất TP. Hồ Chí Minh bởi tầm nhìn tuyệt vời của các nhà quy hoạch. Cho tới nay, gần tròn 140 năm, trải qua nhiều biến động chính trị, lịch sử, nhà thờ Đức Bà vẫn sừng sững thách thức sự phai mòn của thời gian. May mắn không bị phá hủy bởi chiến tranh như nhiều công trình khác, nhưng thời gian dường như cũng không thể làm tàn phai sự lộng lẫy của kiến trúc đặc sắc này.
Nhà thờ Đức Bà là một công trình khá đặc biệt về quy hoạch, nằm giữa quảng trường, không hề có hàng rào che chắn và khuôn viên kế cận, không bị che khuất bởi các công trình khác, nhà thờ là một điểm nhấn mạnh mẽ trong không gian đô thị; có góc nhìn tuyệt đẹp từ mọi phía bởi không gian mở thoáng đãng nhờ các giao lộ lớn tạo ra.
Trước mặt nhà thờ là một vườn hoa ngăn cách với sảnh nhà thờ với một lối giao thông trên quảng trường. Ở mặt trước công trình, giữa hai tháp chuông, dưới mái có một đồng hồ lớn. Đó là một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ loại lớn, sản xuất năm 1887. Dù thô sơ và cũ kĩ, đến nay nó vẫn hoạt động khá chính xác.
Phía trung tâm vườn hoa phía trước nhà thờ là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình. Tượng Đức Mẹ có thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu có đính cây thánh giá, đôi mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời xanh như đang nguyện cầu.
Về kiến trúc, nhà thờ được thiết kế theo dạng thánh thất Basilica với mặt bằng hình chữ thập dài, gồm một gian lớn ở chính giữa, hai hành lang cánh và hậu cung hình bán nguyệt. Kiểu kiến trúc mang đậm tính cách La Mã có cải tiến bên ngoài với cuốn vòm gãy mang đặc trưng Gothic. Bên trong có kết cấu vòm thép hiện đại chống đỡ cả công trình.
Thánh đường nhà thờ Đức Bà gồm chính điện dài 133m và hai gian phụ dài 93m, cánh ngang rộng 35m, hậu cung hình tròn đặt dàn đồng ca, năm nhà nguyện nhỏ với hành lang bao quanh. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính với những họa tiết tinh xảo. Toàn bộ tòa nhà được thông gió khá tốt nhờ bố trí các lỗ hơi trên và dưới cửa sổ.
Đó là một không gia mở chứ không đóng kín như bên pháp. Tuy không rộng lớn bằng các công trình khác nhưng thánh đường nhà thờ Đức Bà được xem là kiến trúc độc đáo và đẹp nhất trong các công trình tại thuộc địa Pháp lúc bấy giờ.
Chất liệu xây dựng, từ gạch, đá, thép, ngói, xi măng, kính và các phụ kiện kim khí khác đều được chuyển từ Pháp sang để đảm bảo chất lượng xây dựng công trình. Toàn bộ bề mặt công trình được ốp bằng gạch trần và đá xanh, không hề tô trát, với sự tính toán tỉ mỉ, chính xác cấu kiện, chuẩn mực kích thước đến kinh ngạc. Theo thời gian, một vài bộ phận của công trình bị xuống cấp, hư hại và được thay thế bằng vật liệu trong nước, tuy nhiên vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ ban đầu của công trình.
Kiến trúc của thánh đường đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, cho ta một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo của các kính màu làm các chi tiết kiến trúc nội thất bên trong thánh đường trở nên lộng lẫy, lung linh lạ thường.
Nhà thờ Đức Bà được đánh giá cao như một công trình văn hóa, tinh thần bước đầu mang nét kiến trúc cộng sinh Đông – Tây, Giữa truyền thống và hiện đại. Sự hòa hợp và tiếp biến giữa kiến trúc với cảnh quan, giữa chất liệu và điều kiện khí hậu, nét uốn lượn mang phong cách phương Đông trong một công trình kiến trúc phương Tây làm nên nét độc đáo hiếm có của công trình này. Nhà thờ Đức Bà xứng đáng là một tuyệt tác kiến trúc, là một công trình tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.
Hằng năm, nhà thờ đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến cầu nguyện và chiêm ngưỡng. Không chỉ những du khách ở xa mà chính người Sài Gòn mỗi khi đi qua đây vẫn không ngớt trầm trồ thán phục trước vẻ đẹp tráng lệ, uy nghiêm của nó. Trải qua bao năm tháng và biến động dữ dội, công trình vẫn tồn tại sừng sững giữa lòng Sài Gòn như một dấu son đô thị, trở thành một phần không thể thiếu của thành phố sầm uất bậc nhất này.
Kiến trúc cổ không chỉ là một công trình. Nó tồn tại lâu hơn các thế hệ, định hình văn hóa, cảnh quan xã hội, dõi theo chúng ta, kiên trì và liên tục, trong khi chúng ta bị cuốn vào những chi tiết vụn vặt trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Hơn cả những gì bạn có thể tưởng tượng ra, hãy một lần đặt chân đến nơi đây, bạn mới có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của công trình kiến trúc độc đáo và vĩ đại này. Nhà thờ Đức Bà mãi mãi là viên hồng ngọc giữa lòng Sài Gòn phồn hoa, mĩ lệ.
Tham khảo: Tả Sông Sài Gòn
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Ngắn Nhất – Bài 3
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Ngắn Nhất là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập hiệu quả.
Ngay sau khi chiếm được Sài Gòn, người Pháp đã cho xây dựng nhà thờ để làm nơi hành lễ cho những người công giáo trong đội quân Viễn Chinh. Nhà thờ được xây ở đường số 5, trên nền của một ngôi chùa nhỏ của người Việt đã bị bỏ hoang… Ngoài mục đích làm chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Công giáo và sự vĩ đại của nền văn minh nước Pháp trước người dân thuộc địa.
Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Sài Gòn, luôn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Toà thánh đường có chu vi 91 x 35,5m, chiều cao 21 m. Chung quanh không có tường rào bao bọc. Móng của nhà thờ thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên trên. Nhìn bên ngoài, từ tường đến mái toàn bộ là một màu đỏ gạch nung tươi mới, không hề có rêu mốc bám vào.
Hiện trong nhà thờ còn có một số ngói vỡ, bên trong có in dòng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có thể đây nơi sản xuất loại ngói này), một số mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang – Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, thời gian mà theo Linh mục Vương Sĩ Tuấn (phụ tá Linh mục Chánh sở Huỳnh Công Minh), có nhiều cửa kính của nhà thờ bị vỡ.
Hệ thống kính màu trên tường gồm 56 chiếc, mô tả các nhân vật và sự kiện trong Thánh kinh. Khi có ánh sáng chiếu vào toát lên vẻ đẹp lung linh, lộng lẫy. 31 lỗ thông hơi hình bông hồng tròn, xuyên thẳng vào tường rất khéo trông như những hoa văn trên tấm lụa. 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp.
Thiết kế nội thất thánh đường thành một lòng chính, hai lòng phụ, tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Thánh đường có sức chứa khoảng 1.200 người, với hai hàng cột chính hình chữ nhật mỗi bên sáu chiếc (tổng cộng 12 chiếc) tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang có khá nhiều khoang.
Tại đây, đặt khoảng hơn 20 bàn thờ với các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Hệ thống chiếu sáng của thánh đường ngay từ đầu đã được thiết kế bằng điện, không dùng đèn cầy. Ban ngày thì được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, thông qua các cửa kính màu và các lỗ thông gió.
Hai toà tháp chuông được xây dựng năm 1895, cao 57m. Năm 1920, ở mỗi bên tháp chuông, người ta đặt một cây thánh giá cao 3,5m, ngang 2m. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,5 m. Tháp chuông có 6 quả chuông nặng tổng cộng 25.850kg lớn nhất Viễn Ðông thời đó, âm thanh phát ra là Sol, La, Si, Do, Ré, Mi. Từ bên ngoài nhìn vào, gác chuông bên phải là lầu chuông Nam. Nơi đây được treo quả chuông lớn nhất và 3 quả chuông nhỏ hơn. Bên trái là lầu chuông Nữ được treo hai quả chuông còn lại.
Phía trước thánh đường là một công viên. Giữa công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình (hay Nữ vương Hòa Bình). Ở một góc vạt áo phía bên trái tượng có khắc tên tác giả là G. Ciocchetti. Tượng được tạc ở Ý, chuyển về Sài Gòn năm 1959, bằng đường thuỷ. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 5,8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng, không đánh bóng, còn giữ được vẻ thô sơ.
Tượng tạc hình Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn. Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ tiếng Latin: REGINA PACIS – OPRA PRONOBIS – XVII. II. MCMLIX (Nữ vương Hoà bình – Cầu cho chúng tôi – 17-02-1959). Phía dưới bệ đá, chỗ giáp với chân tượng, có một cái hốc nhỏ, bên trong đặt một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hòa bình.
Đây là một công trình kiến trúc thật sự có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và nghệ thuật kiến trúc xây dựng. Là minh chứng sống cho một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta. Mặc dù nhà thờ Đức Bà đã trải qua trên trăm năm tuổi nhưng ngày nay nó vẫn tồn tại như một di tích sống minh chứng cho sự tự do tín ngưỡng của đất nước.
Đọc Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Chùa Bái Đính ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Nhà Thờ Đức Bà Văn Hay – Bài 4
Giới Thiệu Về Nhà Thờ Đức Bà Văn Hay được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây, cùng theo dõi ngay nhé!
Tọa lạc tại số 1 Công xã Paris, thành phố Hồ Chí Minh. Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn, thường được biết đến với tên nhà thờ Đức Bà. Đây là nhà thờ công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, là ngôi thánh đường nguy nga và cổ kính, là một trong những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố này. Có thể nói Nhà thờ Đức Bà đã trở thành một điểm du lịch lý tưởng không chỉ đối với du khách trong nước mà còn là điểm hút lớn đối với du khách quốc tế.
Theo tài liệu, Nhà thờ Đức Bà được thực hiện theo đồ án của kiến trúc sư J. Bourad. Nhà thờ được khởi công xây dựng từ năm 1877 và hoàn thành vào năm 1880. Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng thánh đường và cũng chính kiến trúc sư J. Bourad là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình này. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Trong đó, toàn bộ nhà thờ có chiều dài là 93m, rộng 35,5m và cao 57m, sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.
Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang và kế đó là nhiều nhà nguyện nhỏ với những bàn thờ nhỏ, cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bị chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích.
Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Trên trán tường của cửa chính nhà thờ có hàng chữ Latinh: “DEO OPTIMO MAXIMO BEATIEQUE MARIA VIRGIN IMMACULATOE – Nghĩa là: “Thiên Chúa tối cao đã ban cho Đức Trinh Nữ Maria được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội”.
Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô.
Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hòa bình. Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ La Tinh: “REGINA PACIS ORA PRO NOBIS – XVII. II. MCMLIX” – Nghĩa là: “NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH – CẦU CHO CHÚNG TÔI – 17.02.1959”
Có thể khẳng định. Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn là một trong những công trình đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi giáo đường tráng lệ và cổ kính này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiến trúc mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Vừa qua, tờ AsiaOne của Singapore đưa Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu top 10 những điểm đến không xa Singapore có vẻ đẹp tiềm ẩn. Là điểm đến được tờ AsiaOne nhắc đến hàng đầu, Nhà Thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc đẹp nằm giữa trung tâm thành phố.
Tặng bạn: STT Về Sài Gòn
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Cho Hướng Dẫn Viên – Bài 5
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Cho Hướng Dẫn Viên để lại cho các bạn đọc với câu văn hấp dẫn và lối diễn đạt văn ấn tượng.
Nếu như Hà Nội nổi tiếng với nhà thờ lớn Hà Nội thì phía nam của đất nước cũng có nhà thờ Đức Bà vô cùng nổi tiếng. Không chỉ có kiến trúc độc đáo mà nhà thờ Đức Bà còn là minh chứng cho lịch sử, văn hoá đất nước.
Nhà thờ Đức Bà tọa lạc tại số 1, Công xã Pari, phường Bến Nghé, quận 1. Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thờ Đức Bà có tên gọi khác là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Đây là nhà thờ chính của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Một công trình đồ sồ mang nhiều dấu ấn về lịch sử, văn hoá; không chỉ vậy còn là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Nhà thờ Đức Bà đã trải qua hơn 150 năm với nền móng đầu tiên được xây dựng vào năm 1860 bởi người Pháp trong khuôn viên của một ngôi chùa bị bỏ hoang. Những người đi theo đạo Công giáo đã bắt đầu hoạt động tại đây. Để mở rộng quy mô, vào tháng 8 năm 1876, cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà thờ được diễn ra. Bản thiết kế mang phong cách Roma kết hợp Gothic của kiến trúc sư J.Bourad được lựa chọn.
Ngày 07/10/1877 công trình nhà thờ Đức Bà chính thức được khởi công. Đến tháng 4/1880, công trình được hoàn thành. Hiện nay, phía bên trong cửa ra vào nhà thờ cũng có bảng cẩm thạch ghi rõ ngày khởi công, ngày khánh thành. Đến năm 1959, tượng Đức Mẹ được đặt phía trước nhà thờ và tên gọi nhà thờ Đức Bà cũng được ra đời từ đây. Trước đó, nhà thờ có tên là nhà thờ Nhà nước.
Nhà thờ Đức Bà được xây dựng trên khuôn viên vô cùng rộng lớn, đặt giữa trung tâm các tuyến phố. Nhà thờ có thể quan sát dễ dàng từ các phía mà không bị ngăn cách bởi các công trình xây dựng. Được xây dựng khi xã hội nước ta giữa những năm tháng bom đạn nhưng công trình không bị tàn phá, vẫn sừng sững giữa dòng chảy thời gian, là minh chứng rõ nét cho sự giao thoa giữa văn hoá Pháp với văn hoá Việt Nam.
Nhà thờ Đức Bà phía trước có vườn hoa, đặt chính giữa vườn hoa là tượng đài Đức Mẹ. Hai tháp chuông được xây dựng cân xứng, đồng hồ Thuỵ Sĩ được đặt ở giữa. Dù đã trải qua hàng thập kỉ (từ năm 1887) nhưng đồng hồ Đức Bà vẫn hoạt động với độ chính xác cao.
Toàn bộ Thánh đường có chiều dài là 93 mét, chiều ngang nơi rộng nhất là 35 mét. Vòm mái nhà thờ cao 21 mét. Nhà thờ có thể chứa đến 1200 người cùng một lúc. Phía sau nhà thờ có hình tròn bao gồm 5 nhà nguyện nhỏ và hành lang. Tất cả công trình được thông với nhau bằng lỗ hơi trên và cửa sổ; tạo nên không gian thoáng đãng.
Nhà thờ thiết kế theo dạng thánh thất Basilica có mặt bằng hình chữ thập dài, gồm một gian lớn ở chính giữa, hai hành lang cánh và hậu cung hình bán nguyệt. Bên trong thánh đường có hai hàng cột chính, mỗi bên có 6 tượng, tượng trưng có 12 vị thánh tông đồ. Cửa kính của nhà thờ được làm với 56 cửa, được trang trí bởi 31 bông hồng tròn; kết hợp là 25 cửa mắt bò với nhiều màu sắc, vô cùng đẹp mắt.
Tượng Đức Mẹ Hòa Bình được trung tâm của Nhà thờ, được làm từ chất liệu đá cẩm thạch trắng của Ý. Tượng có tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên địa cầu có đính cây thánh giá. Mắt hướng lên trời, giống như đang cầu nguyện. Nhà thờ Đức Bà được xây dựng vô cùng đồ sộ, ngày nay đã trở thành địa điểm du lịch quen thuộc với cả trong và ngoài nước. Nhà thờ Đức Bà trải qua hàng trăm năm lịch sử của cả dân tộc trở thành cột mốc đánh dấu lịch sử.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhà thờ Đức Bà còn là minh chứng cho sự giao thoa giữa văn hoá phương Đông với văn hoá phương Tây. Trải qua nhiều dấu ấn của thời gian, công trình cũng đang bị xuống cấp ở một số hạng mục và đã được lên kế hoạch sửa chữa và tu bổ.
Nhà thờ Đức Bà là minh chứng lịch sử, là địa điểm văn hoá, Nơi đây sẽ còn ghi lại nhiều hơn nữa những sự kiện quan trọng của đất nước. Trong danh sách những địa điểm du lịch cần đến tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng bỏ qua địa điểm vô cùng nổi tiếng này nhé!
Xem Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Núi Langbiang ❤️️12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Đặc Sắc – Bài 6
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Đặc Sắc để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với nhiều kiến thức hay về nơi đây.
Nằm ở trung tâm Quận 1 (TP. Hồ Chí Minh), nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nổi bật với kiến trúc Pháp cổ, không gian rộng thoáng từ bên ngoài tới bên trong thánh đường. Đây là địa điểm mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh hoa lệ. Được ví như biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn. Trải qua nhiều năm đón gió, phơi sương, nơi đây vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ kính và ấn tượng như thuở ban đầu.
Nhà thờ Đức Bà là cách gọi ngắn gọn của Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, có tên chính thức là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Nhà thờ Đức Bà địa chỉ tại Công trường Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Nhà thờ có tổng chiều dài là 91m, chiều rộng 35,5m, vòm mái chính cao 21m và 2 tháp chuông 2 bên cao gần 57m. Kiến trúc nhà thờ Đức Bà mang đậm lối kiến trúc cổ của Pháp, xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư J.Bourard. Với không gian rộng, thoáng từ bên ngoài tới bên trong thánh đường, nơi đây trở thành biểu tượng của Sài Gòn, là điểm du lịch cho du khách trong và ngoài nước khi đặt chân đến thành phố mang tên Bác.
Là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi bật giữa trung tâm Sài Gòn nhưng không phải ai cũng biết rõ về lịch sử nhà thờ Đức Bà. Nhà thờ Đức Bà xây dựng năm nào? Theo giới thiệu về nhà thờ Đức Bà thì công trình này được khởi công năm 1877, hoàn thành vào năm 1880, do kiến trúc sư J.Bourad thiết kế, giám sát công trình.
Vào ngày 11/4/1880, lễ cung hiến và khánh thành nhà thờ ở quận 1 được cố đạo Colombert tổ chức với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ là Le Myre de Vilers. Vì mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất cho công trình này đều do Soái phủ Nam Kỳ đảm trách, tổng số tiền thời đó lên tới 2.500.000 franc Pháp nên thời gian đầu công trình này có tên là Nhà thờ Nhà nước – do Nhà nước Pháp xây dựng và quản lý.
Sau, công trình được đổi tên thành nhà thờ Đức Bà, tên chính thức là Vương Cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica), được phong Vương Cung Thánh Đường vào năm 1962.
Sau hơn 1 thế kỷ xây dựng, nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn vẫn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi đặt chân đến TP.Hồ Chí Minh. Công trình kiến trúc độc đáo này sở hữu nhiều điểm sáng hấp dẫn du khách như:
Bên trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là tòa thánh đường được thiết kế đặc biệt với khả năng chịu được gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc của công trình. Nội thất bên trong nhà thờ được thiết kế gồm 1 lòng chính, 2 lòng phụ, 2 dãy nhà nguyện. Toàn bộ thánh đường có chiều dài là 93m, chiều rộng nhất lên tới 35m và chiều cao mái vòm là 21m. Với diện tích này, nhà thờ Đức Bà bên trong thánh đường có thể chứa tới 1.200 người.
Khi tham quan nhà thờ, du khách sẽ thực sự bị ấn tượng bởi tháp chuông. Công trình này được ví như linh hồn của nhà thờ. Thuở đầu, công trình chỉ có 2 tháp chuông cao 36,6m, không có mái. Vào năm 1895, thánh đường xây thêm 2 mái chóp để che gác chuông, cao 21m. Như vậy, tổng thiết kế tháp chuông cao 57m. Sau đó, công trình treo thêm 6 chuông gồm 6 âm (đồ, rê, mi, son, la si) được treo trên 2 tháp chuông. Trên mặt mỗi quả chuông đều có họa tiết tinh xảo.
Nếu đã đi nhà thờ Đức Bà Hồ Chí Minh, du khách không nên bỏ qua khu vực các bàn thờ. Các bàn thờ tại đây đều được khắc tinh tế bằng vật liệu đá cẩm thạch nguyên khối. Có 56 ô cửa kính nhiều màu được ghép lại với nhau tạo thành một hình ảnh ấn tượng. Tất cả các đường nét, gờ chỉ và hoa văn khu vực bàn thờ đều mang phong cách Roman và Gothic, vừa tôn nghiêm vừa trang nhã.
Bản đồ nhà thờ Đức Bà thành phố Hồ Chí Minh có một khu vực mà giới trẻ rất nhiệt tình check-in, đó là công viên phía ngoài nhà thờ. trung tâm của khuôn viên mặt trước tòa thánh đường là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình điêu khắc bởi G.Ciocchetti vào năm 1959. Bức tượng cao 4.6m, nặng 8 tấn, làm từ đá cẩm thạch trắng của Italy.
Giới Thiệu Thêm ⏩ Thuyết Minh Về Núi Bà Rá ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Điểm 10 – Bài 7
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Điểm 10 sẽ gợi ý cho các bạn đọc nhiều ý văn thú vị, hấp dẫn để hoàn thiện bài văn của mình.
Nằm giữa trung tâm quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà đồ sộ với kiến trúc cổ của Pháp, không gian rộng thoáng từ bên ngoài vào đến bên trong thánh đường, đây cũng là một trong những biểu tượng của Sài Gòn, là điểm đến quen thuộc của giới trẻ đất Sài Thành và còn là địa điểm nằm trong danh sách ghé thăm đầu tiên của khách du lịch trong và ngoài nước khi lần đầu đặt chân đến đây.
Nhà thờ Đức Bà là cách gọi gắn gọn của Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn và có tên chính thức là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Kiến trúc của nhà thờ được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư J.Bourard với phong cách kiến trúc Roman pha trộn với phong cách kiến trúc Gothic, bao gồm có thánh đường, tháp chuông và công viên bên ngoài.
Địa chỉ: Số 1, Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh.Tòa thánh đường được thiết kế đặc biệt, có thể chịu tới gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên trong. Nội thất bên trong được thiết kế gồm một lòng chính, hai lòng phụ, tiếp đến là 2 dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài của thánh đường là 93m, chiều rộng nhất lên tới 35m, chiều cao của mái vòm là 21m. Với thiết kế này, thánh đường có sức chứa có thể đạt tới 1.200 người.
Các bàn thờ ở bên trong đều được khắc tinh tế bằng đá cẩm thạch nguyên khối. 56 ô cửa kính nhiều màu sắc ghép lại với nhau tạo nên hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo hình thức Roman và Gothic tôn nghiêm và trang nhã.
Tháp chuông tựa như linh hồn của nhà thờ. Thuở sơ khai chỉ có 2 tháp chuông. Vào năm 1895, có tất cả 6 chuông theo 6 âm (đồ, rê, mi, son, la, si) treo trên 2 tháp chuông và hai mái chóp được xây thêm để che 2 gác chuông cao 21m theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes.
Công viên là khuôn viên bên ngoài mặt trước tòa thánh đường. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình, do điêu khắc G.Ciocchetti thực hiện vào năm 1959. Bức tượng cao 4.6m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như cầu nguyện hòa bình cho người dân và đất nước Việt Nam.
Nhà thờ Đức Bà không chỉ là một kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng mà còn là nhân chứng lịch sử của Sài Gòn. Tồn tại từ những năm kháng chiến chống Pháp, luôn đứng sừng sững chứng kiến mọi biến động, sự thay đổi và phát triển của thành phố Hồ Chí Minh cũng như Việt Nam. Nơi đây luôn luôn thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm.
Đọc Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Núi Cấm ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Ấn Tượng – Bài 8
Bài Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Ấn Tượng, một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn với nét kiến trúc tinh tế của Pháp được đánh giá là một trong những thánh đường đẹp nhất, quan trọng nhất và cũng gần như cổ kính nhất ở đây. Đã gần 140 năm trôi qua kể từ ngày khánh thành và dù đã trải qua nhiều tác động, Nhà thờ Đức Bà vẫn vẹn nguyên giá trị, trở thành công trình không chỉ có ý nghĩa tôn giáo mà còn là một biểu tượng của thành phố, một điểm du lịch mà bất kỳ du khách nào khi tới Sài Gòn đều không quên ghé thăm.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn tọa lạc ở số 1 công trường Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu nó được đề xuất xây dựng ở 3 vị trí: một là trên nền Trường Thi cũ (nay là góc đường Hai Bà Trưng và Lê Duẩn), hai là khu Kinh Lớn (đường Nguyễn Huệ ngày nay) và ba là vị trí của hiện giờ.
Hiện tại, nhà thờ được cho là nằm ở vị trí trung tâm nhất của thành phố, quay về hướng đường Nguyễn Du và quay lưng về phía đường Lê Duẩn. Đây là một công trình đặc biệt không có khuôn viên hay hàng rào bao quanh, tạo góc nhìn đẹp từ mọi phía – điểm nhấn đặc biệt trong không gian đô thị.
Nhà thờ được xây dựng cách đây từ rất lâu, kể từ khi thực dân Pháp chiếm giữ Việt Nam. Theo đó, Pháp đã cho xây nhà thờ để làm nơi hành lễ cho những tín đồ theo đạo Công giáo. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở nhà số 5, đây vốn là một ngôi chùa bị bỏ hoang của người Việt, sau đó cố đạo Lefebvre đã cho tu sửa thành nhà thờ.
Tuy nhiên vì diện tích quá nhỏ nên đến năm 1863 Đô đốc Bonard quyết định khởi công xây mới hoàn toàn bằng gỗ ở bên bờ Trụ sở Tòa Tạp Tụng thời Việt Nam Cộng hòa nhưng do mối mọt nó cũng bị hư hỏng dần.
Đến tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperre đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ mới. Trong tất cả 17 tác phẩm dự thi thì đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với kiểu kiến trúc Roman pha trộn kiến trúc Gothic đã được chọn.
Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic độc đáo của châu Âu đã được chọn. Ngày 7/10/1877 Giám mục Isidore Colombert đã đặt viên đá đầu tiên và sau 3 năm thi công, tới tháng 4/1880 công trình chính thức được khánh thành. Được biết tổng kinh phí xây dựng nhà thờ khoảng 2,5 triệu Franc, dần dần được nâng cấp thêm các hạng mục trở thành một công trình hoàn thiện như hiện tại.
Thánh đường là khu chính được thiết kế đặc biệt, rộng nhất tại nhà thờ, có thể chịu tới gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc bên trong với sức chứa hơn 1.200 người. Toàn bộ chiều dài của thánh đường là 93 m, rộng 35 m, chiều cao của mái vòm gần 21 m với thiết kế gồm lòng chính, hai lòng phụ và hai bên là hai dãy nhà nguyện.
Các bàn thờ bên trong Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đều được khắc bằng đá cẩm thạch nguyên khối. 56 ô cửa kính nhiều màu sắc ghép lại với nhau tạo nên hình ảnh rất đẹp. Các ô cửa này mô tả nhân vật và sự kiện trong kinh thánh. Cùng với đó là những đường nét, hoa văn trang trí bên trong thuần nét Roman kết hợp Gothic tôn nghiêm và trang nhã.
Sau gần 15 năm nhà thờ hoàn tất, tới tận năm 1895 hai tháp chuông Nhà thờ Đức Bà mới được thi công xây dựng. Theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes, tháp chuông cao 57 m với 21 m là mái vòm. Lúc này có tất cả 6 chuông theo 6 âm treo trên hai tháp chuông này, chúng được thiết kế và hoàn tác bởi bàn tay của các nghệ nhân người Pháp.
Phía trước nhà thờ là khuôn viên xanh mát, giao với bốn con đường tạo thành cây thánh giá – biểu tượng của đạo công giáo. Đặt ở trung tâm của công viên là bức tượng mẹ Hòa Binh làm bằng đá cẩm thạch, do G.Ciocchetti điêu khắc vào năm 1959. Bức tượng này được đưa từ Roma về và đặt ngay trên nền cũ – nơi từng đặt hình Giám ngục Adran dẫn theo hoàn tử Cảnh.
Tượng Đức Mẹ có chiều cao 4,6 m, nặng 8 tấn trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu có đinh cây thánh giá, mắt nhìn đăm chiêu lên bầu trời như cầu nguyện hòa bình cho người dân Việt Nam. Đó là lý do mà nhà thờ được đặt tên là Nhà thờ Đức Bà.
Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Sinh Động – Bài 9
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Sinh Động thể hiện qua từng câu văn, hình ảnh miêu tả đa dạng và chân thực.
Nếu bạn là một người yêu thích du lịch và muốn tham quan, học hỏi, khám phá những nơi nổi tiếng thì đừng bỏ qua nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Đây chính là nhà thờ với những kiệt tác về kiến trúc vô cùng rực rỡ và một vẻ đẹp tuyệt mỹ không nơi đâu có.
Nhà thờ Đức Bà nằm tại số 1, phường Bến Nghé, Quận 1 Hồ Chí Minh. Nằm ngay tại chính giữa quận 1, nơi đây mang kiến trúc cổ của Pháp. Với không gian thoáng rộng cùng với thánh đường lớn, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng của Sài Gòn. Không chỉ vậy nơi đây còn là một điểm đến được lựa chọn của giới trẻ Sài Thành và là một địa điểm nằm trong danh sách du lịch của các du khách trong và ngoài nước.
Nhà thờ Đức Bà được lập nên sau khi người Pháp chiếm đóng Việt Nam. Với mục đích muốn có nơi hành lễ cho các tín đồ công giáo của mình, Pháp đã cho xây dựng nhà thờ. Nơi đây đã có mặt từ rất lâu về trước. Cho đến nay, nhà thờ vẫn là nơi mọi người thường tập trung đến để hành lễ.
Được xây dựng trên nền một ngôi chùa nhỏ tại quận 1 ngày nay, nhà thờ này thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Một điều vô cùng thú vị về nơi đây đó chính là thống đốc Nam Kỳ Duperre đã chọn ra trong 17 đồ án của kiến trúc sư J.Bourad để xây dựng. Nhà thờ mang phong cách Rome kết hợp với nét Gothic vô cùng ấn tượng của nền văn hóa Châu Âu.
Nhà thờ Đức Bà mang một nền văn minh nước Pháp giữa lòng Sài Gòn tráng lệ.
Thánh đường: Đây là nơi được thiết kế vô cùng tinh xảo của nhà thờ. Nơi đây có thể chịu lên đến 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà bên trong. Nội thất thánh đường gồm có 1 lòng chính, 2 lòng phụ và 2 dãy nhà nguyện. Chiều dài của thánh đường là 93m, rộng tới 35m và chiều cao mái vòm là 21m. Bạn có thể tới nhà thờ vào những ngày đông nhất bởi thánh đường có sức chứa lên tới 1.200 người.
Tháp chuông: Mỗi nhà thờ đều có một tháp chuông và được coi là linh hồn của nhà thờ. Rất lâu về trước, nhà thờ có 2 tháp chuông. Vào năm 1895, thì số lượng chuông lên tới 6 cái, mang âm hưởng của 6 âm khác nhau. Bên trên chuông là hai mái chóp với mục đích che gác chuông theo thiết kế của vị kiến trúc sư Gardes.
Bàn thờ bên trong: Nếu có dịp tham quan nhà thờ, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên với thiết kế tinh xảo của các bàn thờ. Được khắc bằng đá cẩm thạch nguyên khối với 56 ô cửa kính màu sắc rực rỡ tạo nên hình ảnh vô cùng lung linh. Tất cả các đường nét hoa văn đều mang một phong cách cổ đại tôn nghiêm và trang nhã.
Khuôn viên của nhà thờ: Khi tham quan khuôn viên, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên trước bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình to lớn và đồ sộ. Bức tượng được nhà điêu khắc G.Ciocchetti thực hiện vào năm 1959. Bức tượng này cao đến 4.6m, nặng 8 tấn và được điêu khắc bằng đá cẩm thạch của Ý. Tượng Đức Mẹ Hòa Bình trong tư thế đứng thẳng, tay cầm quả địa cầu trên có cây thánh giá. Mắt mẹ đang đăm chiêu nhìn lên trời cao như cầu nguyện về một đất nước hòa bình.
Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Một Cột ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Ngắn – Bài 10
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Ngắn là một trong những tài liệu hay để các em có thể tham khảo và ôn tập đạt được điểm cao.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica) – được coi là một tuyệt tác kiến trúc đô thị Sài Gòn. Đây là một công trình nhà thờ Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung rất đặc sắc, có quy mô thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam.
Nhà thờ Đức Bà là ngôi nhà thờ thứ hai được Pháp lập nên bên bờ kinh Lớn (hay kinh Charner) ngay từ những ngày đầu chiếm Sài Gòn. Khu vực này hiện nay là quảng trường Công xã Paris, trung tâm TPHCM.
Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập nên ở đường số 5 (nay là Ngô Đức Kế Q1), nơi đây vốn là một ngôi chùa của người Việt. Vì chiến tranh và quân xâm lăng đến trú đóng nên người Việt bỏ chạy, cố đạo Lefebvre đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ. Và vì nhà thờ đầu tiên này quá nhỏ nên Pháp đã lập ngôi nhà thờ thứ hai là nhà thờ Đức Bà.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng vào ngày 7 tháng 10 năm 1877. Nhà thờ được xây dựng bởi Giám mục Isodore Comlombert, theo lối kiến trúc kết hợp phong cách Roman và Gothic. Nhà thờ Đức Bà là trung tâm Công giáo lớn nhất thành phố, cũng là điểm du lịch hàng đầu thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế tới tham quan, hành lễ và nguyện cầu.
Tòa thánh đường Nhà thờ Đức Bà: Thánh đường là khu chính được thiết kế đặc biệt, rộng nhất tại nhà thờ với sức chứa hơn 1.200 người. Chiều dài của thánh đường là 93 m, rộng 35 m, chiều cao của mái vòm gần 21 m với thiết kế gồm lòng chính, hai lòng phụ và hai bên là hai dãy nhà nguyện.
Các bàn thờ bên trong Nhà thờ Đức Bà: Đều được khắc bằng đá cẩm thạch nguyên khối, 56 ô cửa kính nhiều màu sắc ghép lại với nhau. Các ô cửa này mô tả nhân vật và sự kiện trong kinh thánh.
Tháp chuông của Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn: Năm 1895 hai tháp chuông Nhà thờ Đức Bà được thi công xây dựng sau khi hoàn tất nhà thờ 15 năm, tháp chuông được thiết kế bởi kiến trúc sư Gardes. Tháp chuông cao 57 m với 21 m là mái vòm.
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Chọn Lọc – Bài 11
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Chọn Lọc từ SCR.VN và giới thiệu đến mọi người sau đây.
Nếu như bạn đã từng đặt chân đến Sài Gòn, hẳn chắc bạn sẽ không thể không đến thăm Nhà thờ Đức Bà.
Trải qua rất nhiều biến động chính trị, lịch sử, Nhà thờ Đức Bà vẫn là công trình kiến trúc tuyệt tác của đô thị Sài Gòn. May mắn không bị phá hủy bởi chiến tranh như nhiều công trình khác, nhưng thời gian dường như cũng không thể làm tàn phai sự lộng lẫy của kiến trúc đặc sắc này. Là một công trình khá đặc biệt về quy hoạch – nằm giữa quảng trường, liền kề với không gian giao thông quảng trường, không hề có hàng rào và khuôn viên kế cận; nhà thờ là một điểm nhấn trong không gian đô thị; có góc nhìn đẹp từ mọi phía.
Trước Nhà thờ là một vườn hoa ngăn cách với sảnh Nhà thờ bằng một lối giao thông trên quảng trường. Ở mặt trước công trình, giữa hai tháp chuông, dưới đỉnh mái có một đồng hồ. Nhìn trên mặt đứng công trình, mặt của chiếc đồng hồ này như một ô cửa sổ, nhưng bên trong nó là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887, và dù cũ kỹ và thô sơ, nó vẫn hoạt động khá chính xác.
Nhà thờ làm theo dạng thánh thất Basilica với mặt bằng hình chữ thập dài, gồm một gian lớn chính giữa, hai hành lang cánh (cột cao, lấy ánh sáng qua các dàn cửa sổ trên cao), và hậu cung hình bán nguyệt. Kiểu kiến trúc thì làm theo phong cách La Mã có cải tiến ở bên ngoài nhưng với cuốn vòm gãy kiểu go-tich bên trong cùng kết cấu thép hiện đại chống đỡ cả công trình.
Thật ra ngôi thánh đường không lớn lắm so với các ngôi thánh đường ở chính quốc nhưng lại vào hàng đẹp nhất của thuộc địa Pháp thời bấy giờ. Không gian bên trong rộng gồm chính điện và 2 gian phụ dài 93 m, cánh ngang rộng 35 m, hậu cung tròn đặt dàn đồng ca, năm nhà nguyện nhỏ với hành lang bao quanh.
Khi thi công, hầu hết những nguyên vật liệu xây dựng, trang trí đều được chuyển từ Pháp sang như gạch xây, ngói, sắt thép, xi măng, kính màu trang trí và các kết cấu, phụ kiện kim khí…
Thánh đường có chiều dài 133m, tính từ cửa đến tường phòng đọc kinh phía sau, chiều rộng thánh đường là 35m. Hình thức công trình đối xứng, có chiều cao giảm dần về phía sau; với đỉnh cao nhất là tháp chuông ở phía trước, tới khối chính điện, hậu cung tròn của dàn đồng ca và các nhà nguyện, phòng đọc kinh sau cùng.
Nội thất thánh đường bao gồm chính điện (gian chính) ở giữa, và hai gian phụ hai bên, tiếp theo là dãy nhà nguyện. Chính điện có chiều cao 21m, ngăn cách với hai không gian phụ bằng hàng cột cuốn vòm kết hợp với trụ thép đỡ vòm mái. Không gian làm lễ và cầu nguyện này có thể chứa được 1200 người. Dãy nhà nguyện hai bên là nơi đặt những bàn thờ nhỏ, có những bệ thờ và tượng thánh bằng đá tinh xảo. Bàn thờ chính nơi Cung Thánh được làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình 6 vị thiên thần đỡ mặt bàn thờ.
Bệ thờ được chia làm 3 khoang, cũng là những tác phẩm điêu khắc có nội dung điển tích đạo Thiên chúa. Trên tường có 56 ô cửa kính màu có nội dung mô tả các nhân vật, sự kiện trong Kinh Thánh, nhưng cũng xen kẽ rất nhiều họa tiết và hình tượng phương Đông. Đáng tiếc các ô cửa kính nay còn nguyên vẹn rất ít.
Kiến trúc của thánh đường đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, cho một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo cũng làm các chi tiết kiến trúc, nội thất bên trong thánh đường nổi bật và đẹp hơn.
Phía trên cửa chính là gác đàn – nơi chứa cây đàn organ ống, một trong những cây đàn cổ nhất Việt Nam. Đây là cây đàn được sản xuất thủ công hoàn toàn, phục vụ cho những nghi lễ của Nhà thờ. Nhưng hiện nay cây đàn đã bị hỏng hoàn toàn do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay.
Bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình đặt ở trung tâm vườn hoa phía trước Nhà thờ do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959 tại Ý. Tượng Đức Mẹ có thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, đôi mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên bầu trời như đang nguyện cầu…
Ngôi nhà thờ này được đánh giá như một công trình văn hoá – tinh thần bước đầu mang nét kiến trúc cộng sinh Đông – Tây. Kiến trúc sư đã thành công khi tổ chức bố cục hợp lý lẫn sử dụng kết cấu hiện đại phương Tây, và nhất là nghiên cứu đáp ứng điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới bản xứ. Nội thất với kính màu trang trí nhiều hình tượng phương Đông nói lên ý hướng hoà nhập bước đầu vào phong cách phương Đông cho một công trình kiến trúc cơ bản thuộc nền văn hoá phương Tây.
Nhà thờ Đức Bà – một tuyệt tác kiến trúc, là một công trình tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình cũng ghi nhận sự du nhập, giao lưu và tiếp biến của văn hóa – kiến trúc Đông – Tây. Ở đó kiến trúc sư đã thành công trong một thể loại công trình thuộc nền văn hóa Phương Tây nhưng xây dựng ở phương Đông; với những kết cấu và vật liệu mới, nhưng lại phù hợp với các điều kiện xã hội và khí hậu của bản xứ.
Không chỉ những du khách ở xa đến, mà chính những người dân Sài Gòn hàng ngày đi qua vẫn trầm trồ thán phục trước vẻ đẹp tráng lệ mà vẫn giản dị, uy nghiêm mà gần gũi. Trải qua bao năm tháng và biến động, công trình vẫn tồn tại giữa lòng Sài Gòn, như một dấu son đô thị.
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hồ Núi Cốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Chi Tiết – Bài 12
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Chi Tiết sẽ mang đến cho các bạn đọc nhiều ý văn hay và ấn tượng nhất.
Kiến trúc nhà thờ Đức Bà – nét kiến trúc cổ điển nổi bật giữa lòng thành phố. Nằm giữa trung tâm Sài Gòn, nhà thờ Đức Bà do kiến trúc sư người Pháp J.Bourad thiết kế trực tiếp tổ chức thi công và giám sát công trình trong giai đoạn 1876-1880. Được khởi công vào năm 1877 và hoàn thành vào năm 1880, nhà thờ Đức Bà đã hơn 130 năm tuổi với nhiều biến động lịch sử, tuy nhiên, nhà thờ vẫn giữ được những giá trị kiến trúc đặc sắc và là điểm đến quen thuộc của du khách gần xa.
Kiến trúc nhà thờ Đức Bà theo phong cách Roman pha trộn với nghệ thuật Gothic. Nhà thờ dài 91 m, rộng 35,5 m, vòm mái cao 21 m, hai tháp chuông cao 36,6 m và nếu tính thêm cả hai chóp tháp chuông được gắn thêm vào năm 1885 thì tổng chiều cao tháp chuông là 57,6m.
Lúc đầu, nhà thờ có tên gọi là nhà thờ Nhà nước vì do nhà nước Pháp xây dựng và quản lý. Đến năm 1959, bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch được khắc tại Ý và chuyển về Việt Nam, được đặt tại khuôn viên trước nhà thờ, kể từ đó, nơi đây được gọi là nhà thờ Đức Bà.
Là một công trình nằm giữa quảng trường, liền kề với không gian giao thông. Kiến trúc nhà thờ Đức Bà không hề có hàng rào, ũng không có bờ tường bao quanh như các nhà thờ tại Sài Gòn – Gia Định lúc bấy giờ. Trước nhà thờ, cách một lối giao thông là vườn hoa rực rỡ sắc màu với tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch quý hiếm tại Roma – Ý.
Kiến trúc nhà thờ Đức Bà được xây dựng theo kiểu Basilica (vương cung thánh đường), gồm gian lớn chính giữa, mặt bằng hình chữ thập dài 93m, hậu cung hình bán nguyệt và 5 căn nhà nguyện nhỏ. Các nguyên vật liệu xây dựng nhà thờ Đức Bà hầu hết được vận chuyển từ Pháp sang như gạch, ngói, sắt thép, kính màu… Toàn bộ bề mặt công trình kiến trúc nhà thờ Đức Bà được xây bằng gạch trần và đá xanh, không tô trát, đến tận bây giờ vẫn giữ nguyên màu hồng tươi.
Hình thức công trình đối xứng với đỉnh cao nhất là tháp chuông phía trước. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35m. Chiều cao vòm mái thánh đường là 21m. Sức chứa nhà thờ đạt tới 1200 người. Bên ngoài nhà thờ được xây bằng loại gạch để trần được làm tại Marseille, không tô trát, không bám bụi rêu. Đến nay vẫn giữ được màu sắc hồng tươi sau hơn 130 năm. Móng của thánh đường được thiết kế kiên cố, chịu được tải trọng gấp 10 lần kiến trúc bên trên.
Mặt trước nhà thờ Đức Bà giữa hai tháp chuông, dưới đỉnh mái có một đồng hồ. Chiếc đồng hồ nhìn bề ngoài như một ô cửa sổ, nhưng cất giấu bên trong là một bộ máy đồ sộ. Đồng hồ với trọng lượng hơn một tấn được sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887. Mặc dù đã lâu đời, trở thành sản phẩm cổ kính nhưng nó vẫn hoạt động rất chính xác.
Kiến trúc nhà thờ Đức Bà theo phong cách Roman, tường phía ngoài thô sơ và ít họa tiết; bên trong là cuốn vòm gãy, trần cao, họa tiết trang trí của kiến trúc cổ điển Gothic cùng với kết cấu chắc khỏe để giúp công trình luôn kiên cố. Một gian lớn chính giữa và hai hành lang cánh được thiết kế cột cao. Lấy ánh sáng từ các dàn cửa sổ trên cao và hậu cung bán nguyệt đặt dàn đồng ca. Và năm nhà nguyện nhỏ với hành lang bao quanh.
Kiến trúc nhà thờ Đức Bà còn đặc biệt bởi 56 cửa kính màu, 31 hình bông hồng tròn và 25 cửa sổ mắt bò. Tất cả được thiết kế một cách khéo léo, mang nhiều ánh sáng đến cho nhà thờ, tạo một không gian trang nghiêm và an lành. Kiến trúc của nhà thờ đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt đẹp. Đem đến cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo cũng làm các chi tiết kiến trúc, nội thất bên trong nổi bật và đẹp hơn.
Bên trong thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật. Mỗi bên 6 chiếc tượng trưng cho 12 thánh tông đồ. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình 6 vị thiên thần đỡ mặt bàn thờ.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó ❤️️15 Bài Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Đơn Giản – Bài 13
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Đơn Giản giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là điểm đến quen thuộc của người dân TP.HCM và khách du lịch ở khắp nơi trên cả nước. Là một trong những công trình biểu tượng của thành phố nhưng ít ai biết, đây là vương cung thánh đường đầu tiên của Việt Nam được sắc phong năm 1959.
Công trình do kiến trúc sư người Pháp Jules Bourard thiết kế và được ra mắt năm 1880. Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Roman pha trộn với phong cách kiến trúc Gothic, bao gồm có thánh đường, tháp chuông và công viên bên ngoài.
Điểm nhấn của nhà thờ là bức tường được xây bằng gạch xuất xứ từ Marseille (Pháp) từ cuối thế kỷ 19. Phía trước mái vòm của nhà thờ là chiếc đồng hồ Thụy Sĩ trải qua hơn 140 năm vẫn hoạt động chính xác.
Tháp chuông được xem là linh hồn của nhà thờ. Vào năm 1895, có tất cả 6 chuông theo 6 âm (đồ, rê, mi, son, la, si). Trong đó, chuông Son nặng gần 8,8 tấn là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật mà còn là nhân chứng lịch sử, chứng kiến sự đổi thay của TP.HCM hơn 1 thế kỷ qua.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Yên Tử, Chùa Yên Tử ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất
Giới Thiệu Về Nhà Thờ Đức Bà Bằng Tiếng Anh Ngắn- Bài 14
Giới Thiệu Về Nhà Thờ Đức Bà Bằng Tiếng Anh giúp các em có thêm vốn từ vựng để nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình.
The Cathedral was built in 3 years and completed in 1880. It is an imposing and beautiful architectural work with a steef roof and 2 bell towers.
It is one of the symbols of HCMC for visitors worldwide. If you are in need of learning Vietnamese for free, this place is an ideal “Vietnamese school” for you. Because there is a park near the Cathedral where people sell coffee – often known as “cà phê bệt” that most young Vietnamese people gathering here to chat with your friends. Try to talk to them and you will learn some Vietnamese, even new slangs often used by the young.
Tạm dịch
Nhà thờ Đức Bà được xây dựng trong vòng 3 năm, tới năm 1880 thì hoàn thiện. Đây là một công trình kiến trúc uy nghiêm và đẹp của TP. HCM với 1 mái nhọn và 2 tháp chuông.
Nhà thờ này được xem là một trong những biểu tượng của HCM mà bất cứ du khách nào cũng đều phải ghé thăm. Nếu bạn đang muốn nâng cao khả năng tiếng Việt, học tiếng Việt không tốn phí với người bản ngữ thì đây cũng là một địa điểm mà bạn nên thường xuyên đến vì ngay phía trước nhà thờ là công viên với các quán cà phê bệt đặc trưng – địa điểm lui tới thường xuyên của giới trẻ Việt. Ngoài ra, Nhà thờ Đức Bà cũng là địa điểm ưa thích của các cặp đôi lựa chọn làm nơi chụp hình đám cưới.
Giới Thiệu Bài 💦Thuyết Minh Về Tam Cốc Bích Động ❤️️12 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Bằng Tiếng Anh – Bài 15
Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà Bằng Tiếng Anh được SCR.VN chia sẻ sau đây.
Notre-Dame Cathedral is one of the most unique buildings in Saigon, always attracting the attention of tourists at home and abroad. The cathedral has a circumference of 91 x 35.5 m and a height of 21 m. There is no enclosure around. The foundation of the church is specially designed, withstand loads of 10 times the entire church structure above.
From the outside, from the wall to the whole roof is a bright red brick, no moss clinging to mold. There are some broken tiles in the church, with the letters Guichard Carvin, Marseille St André France printed on top, and some other tiles with the words Wang – Tai Saigon.
Notre Dame Cathedral in Saigon looks almost like the Notre Dame Cathedral in Paris. The public opinion at the time was that the church designer had imitated the design and had no characteristic architecture. Thus, after 15 years of towering form, in 1895 under the complementary design of the architect Fernand Gardes, the church built two additional steeple bells above the tower, each with a 20m high bell tower and additional trees. The cross is 3.5m high.
The tower and the church steeple were 60.5 meters high, becoming the highest architectural work of its time. The Notre Dame Cathedral is well-designed to withstand earthquakes or storms. Like the typhoon in 1904, the storm was the largest in the South in a few hundred years to sweep Saigon heavily, but Notre Dame Cathedral was not seriously injured.
Although the Notre-Dame Cathedral has existed for over a hundred years, today it still exists as a living relic of the religious freedom of the country. Foreign visitors and locals can not go here, especially on Christmas Eve. The church area and the city center turn into a jubilant festive area. One of the most unique buildings. In Saigon, always attract the attention of domestic and foreign tourists.
Tạm dịch
Nhà thờ Đức Bà – một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Sài Gòn, luôn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Toà thánh đường có chu vi 91 x 35,5 m, chiều cao 21 m. Chung quanh không có tường rào bao bọc. Móng của nhà thờ thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên trên.
Nhìn bên ngoài, từ tường đến mái toàn bộ là một màu đỏ gạch nung tươi mới, không hề có rêu mốc bám vào. Hiện trong nhà thờ còn có một số ngói vỡ, bên trên có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có thể đây nơi sản xuất loại ngói này), một số mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang – Tai Saigon.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trông gần giống như Nhà thờ Đức Bà tại Paris. Dư luận thời bấy giờ cho rằng người thiết kế nhà thờ đã bắt chước thiết kế và không có nét kiến trúc gì đặc trưng. Vì thế, sau 15 năm mang dáng dấp tháp bằng, năm 1895 theo thiết kế bổ sung của Kiến trúc sư Fernand Gardes, Giáo hội đã cho xây thêm 2 gác chuông mái nhọn bên trên tháp bằng, mỗi gác chuông cao 20m và thêm cây Thánh giá cao 3,5m.
Như thế tháp và gác chuông nhà thờ đã cao tới 60,5m, trở thành công trình Kiến trúc cao nhất thời bấy giờ. Nhà thờ Đức Bà được thiết kế kiên cố có thể chịu đựng tốt trước động đất hay các cơn bão.
Nhà thờ Đức Bà đã trải qua trên trăm năm tuổi nhưng ngày nay nó vẫn tồn tại như một di tích sống minh chứng cho sự tư do tín ngưỡng của đất nước. Khách tham quan nước ngoài và trong nước không thể không đến nơi đây, đặc biệt là vào đêm Noel khu vực nhà thờ và trung tâm thành phố biến thành một khu vực lễ hội tưng bừng. Một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Sài Gòn, luôn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất