Thuyết Minh Về Hòn Khoai: 37+ Bài Giới Thiệu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Hòn Khoai ❤️️37+ Bài Giới Thiệu Hay Nhất ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Và Cùng Khám Phá Một Địa Danh Đẹp Của Đất Nước.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Hòn Khoai

Việc lập dàn ý thuyết minh về Hòn Khoai sẽ giúp các em học sinh phân tích đề và định hướng triển khai bài viết. Tham khảo mẫu dàn ý chi tiết như sau:

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về địa danh Hòn Khoai.
  • Cảm nghĩ khái quát về Hòn Khoai.

II. Thân bài:

a) Giới thiệu tổng quan về Hòn Khoai:

  • Vị trí địa lí
  • Diện tích
  • Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành Hòn Khoai:

  • Nguồn gốc hình thành
  • Thời gian phát hiện

c) Giới thiệu về không gian, cảnh vật ở Hòn Khoai:

  • Đặc điểm tự nhiên của Hòn Khoai
  • Chi tiết cảnh quan của Hòn Khoai

d) Ý nghĩa về văn hóa, du lịch của Hòn Khoai:

  • Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh du lịch.
  • Góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế địa phương và cả nước trong lĩnh vực du lịch biển.
  • Là niềm tự hào của đất nước, khẳng định vẻ đẹp đặc sắc của biển Việt Nam.

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của Hòn Khoai.
  • Nêu cảm nghĩ của bản thân về Hòn Khoai.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Hòn Khoai – Mẫu 1

Đón đọc bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hòn Khoai để tìm hiểu nhiều hơn về hòn đảo được mệnh danh là tiền tiêu của Tổ quốc.

Nằm ở phía đông – nam Mũi Cà Mau, Hòn Khoai sừng sững như một trạm tiền tiêu canh giữ cả vùng trời. Với những chứng tích lịch sử và cảnh đẹp kỳ thú, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn, làm say lòng biết bao du khách.

Cụm đảo Hòn Khoai có diện tích khoảng 4 km2, cách đất liền 14,6 km về phía tây nam thị trấn Năm Căn, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Từ thành phố Cà Mau, du khách đến làng đánh cá Trần Đế (làng đánh cá cực Nam của Tổ Quốc) và đổi thuyền đi tiếp ra đảo Hòn Khoai.

Hòn Khoai không chỉ là danh lam thắng cảnh của Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Này 13/12/1940, Phan Ngọc Hiển lãnh đạo khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi. Ngày 13/12/1940, ngày Khởi nghĩa Hòn Khoai được chọn làm Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ và quân dân Cà Mau. Hòn Khoai được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích Lịch sử và Thắng cảnh Quốc gia vào ngày 27/4/1990.

Ngoài ra, tháng 9/2013, Cụm đảo Hòn Khoai được xác lập Kỷ lục cụm đảo gần xích đạo nhất. Với vị trí đặc biệt, cụm đảo Hòn Khoai có tiềm năng phát triển kinh tế biển, đảo với dịch vụ hàng hải, dịch vụ đánh bắt hải sản, nuôi trồng hải sản, du lịch sinh thái và nghiên cứu.

Hòn Khoai có nhiều tên gọi khác như Đảo Giáng Tiên, hòn Độc Lập, hay đảo Poulop vào thời Pháp. Nhưng người dân địa phương quen gọi là Hòn Khoai vì hình dáng đảo nhìn xa như một củ khoai lang khổng lồ. Cụm đảo Hòn Khoai gồm: Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, hòn Đồi Mồi.

Độ cao nhất tính từ đỉnh hòn so với mặt nước biển là 318m. Cụm đảo Hòn Khoai có thảm rừng nguyên sinh phủ dày. Trong đó, hệ thực vật rất đa dạng, với hơn 1.400 loài gồm cây ăn trái, cây lấy gỗ, cây làm thuốc… Động vật cũng khá phong phú với các loài khỉ, gà rừng, trăn hoa, kỳ đà, sóc bụng trắng… và hơn 20 loài chim qúy. Đặc biệt, khi mùa xuân về trên Hòn Khoai, hoa mai nở vàng rực khắp đảo.

Trên đảo Hòn Khoai có 2 bãi biển, gồm Bãi Lớn ở phía đông nam và Bãi Nhỏ ở phía bắc, với những viên đá cuội nhiều hình dáng đẹp mắt, chồng chất lên nhau chạy dài khắp bãi. Đường đi lại trên đảo có một con đường chính từ Bãi Lớn đến đỉnh đảo, dài khoảng 3 km đã được trải nhựa phẳng phiu, rợp bóng cây xanh mát.

Đỉnh đảo Hòn Khoai có ngọn hải đăng do Pháp xây dựng từ 1920, hình khối vuông, mỗi cạnh dài 4m, cao 12.5m, kết cấu bằng đá hộc và xi-măng, công suất quét sáng bán kính 35km. Hải đăng Hòn Khoai là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam, trải qua thời gian nhưng kiến trúc vẫn còn nguyên vẹn, và nằm trong hệ thống đèn biển Cần Giờ – Côn Đảo – Hòn Khoai – Phú Quốc, chiếu sáng cho tàu thuyền qua lại trên biển.

Đến Hòn Khoai, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ của những bãi biển cát vàng óng ả, đầy đá cuội tròn như trứng ngỗng, được leo núi, băng rừng, trực tiếp ngắm nhìn một thảm rừng nguyên sinh cực kỳ quý hiếm ở nước ta và hàng trăm giống chim thú vẫn còn nguyên vẹn. Ngoài việc khám phá thiên nhiên, Hòn Khoai còn chinh phục du khách bởi sản vật tươi ngon, phong phú của biển.

Với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ trong lành, cùng những món ăn độc đáo, Hòn Khoai là điểm đến lý tưởng dành cho những bước chân thích khám phá, là địa điểm nghỉ dưỡng hấp dẫn với du khách gần xa.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Hòn Khoai Cà Mau – Mẫu 2

Tham khảo văn mẫu thuyết minh về Hòn Khoai Cà Mau và cùng khám phá những thông tin thú vị về địa danh này.

Những ai đã một lần đến thăm Cà Mau chắc đã một lần đến thăm hòn Khoai – một trong những cụm đảo xinh đẹp nhất của miền cực Nam Tổ quốc. Hòn Khoai không chỉ có một đảo nhỏ mà nó được tạo thành bởi 5 hòn đảo nhỏ xinh: Hòn Khoai, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn Tương có diện tích 4km2. Hòn Khoai còn có nhiều tên gọi khác đó là Giáng Hương, hòn Độc Lập… tuy nhiên người dân ở đây vẫn quen gọi là Hòn Khoai vì nhìn từ xa vào trông nó giống như một củ khoai khổng lồ.

Hòn Khoai nằm cách đất liền chừng 14 km. Nếu du khách muốn ra thăm đảo chỉ cần mất 3h đi tàu vượt biển là đến nơi. Càng gần đến nơi các hòn đảo các hiện lên rõ dần trước tiên là hòn Tượng, hòn Sao… rồi đến hòn Khoai trông như những viên ngọc xanh giữa mênh mông của biển cả. Đá núi hàng triệu năm bị sóng biển đánh mòn khuyết dưới chân, tạo thành những hình thù độc đáo, thỏa trí tưởng tượng của du khách.

Nếu muốn lên những đỉnh đồi, du khách phải đi qua những con đường đất gồ ghề và qua những cánh rừng nguyên sinh. Tuy có đôi chút vất vả nhưng bù lại du khách sẽ chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp hoang sơ của những khu rừng nhiệt đới hải đảo với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Bên trong rừng còn có nhiều loại cây ăn quả do người dân trồng như chuối, xoài, ổi… vào mùa nào cũng sai quả và ẩn hiện trong màu xanh của cây cối là một chút sắc đỏ, sắc tím của hoa vong hoa bằng lăng. Đặc biệt vào mùa xuân, trên khắp các cánh rừng lại rực rỡ màu vàng của hoa mai.

Từ trên ngọn hải đăng thông qu kính viễn vọng có thể nhìn xa hơn 40 hải lý, bao quát được một vùng không gian rộng lớn. Toàn bộ khung cảnh xinh đẹp trên đảo như nằm gọn trong tầm mắt của du khách . Đặc biệt bạn có thể hướng tầm quan sát của mình về mũi Cà Mau để có thể một lần chiêm ngưỡng mảnh đất thiêng liêng nơi cực Nam của tổ quốc, mà không dễ ai có cơ hộ nếu không đến Hòn Khoai.

Đến Hòn Khoai không chỉ được khám phá thiên nhiên, tham quan các di tích lịch sử những món ăn thơm ngon của vùng biển Cà Mau như: Tôm, ghẹ, sò nướng… Đặc biệt những món ăn được chế biến từ những loại hải sản vừa được đánh bắt từ biển khơi nên vẫn giữ được vị tươi ngon nhất sau khi qua sơ chế sẽ được phục vụ cho du khách ngay trên bờ biển hay trên những tán cây xanh mát giữ rừng. Chính và vậy, du khách đến đây không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon mà cảm nhận được sự gần gũi của thiên nhiên và con người trên đảo.

Ở Hòn Khoai hình như không thiếu gì, có thiếu chăng, là bóng dáng con người! Khách về đất liền. Đồn trưởng, đồn phó và các chiến sĩ đứng trên bến vẫy tay tiễn đến khi tàu khuất dạng. Tấm bảng nền xanh lá cây có chữ “Đồn biên phòng 700“ xa dần rồi mờ nhạt trong bóng chiều trên biển.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Hòn Khoai Hay Nhất – Mẫu 3

Bài văn thuyết minh về Hòn Khoai hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc và các em học sinh.

Hòn Khoai chẳng những là danh lam thắng cảnh của Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Năm 1994, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận Hòn Khoai là di tích – thắng cảnh cấp quốc gia. Với diện tích khoảng 4 km2, Hòn Khoai cách đất liền hơn 14 km, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Xưa kia, địa danh này còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Hòn Giáng Hương, Hòn Ðộc Lập. Tuy nhiên, bởi hình dạng giống như một củ khoai khổng lồ mà người địa phương vẫn quen gọi với cái tên là Hòn Khoai cho đến tận ngày nay.

Lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp bởi những cảnh sắc tuyệt đẹp. Bãi biển Hòn Khoai hoang sơ và thơ mộng, đá chen cát, sóng chen đá, hòa quyện với làn nước biển trong xanh tạo nên cảnh tượng kỳ vĩ vô cùng.

Xung quanh hòn còn có nhiều hòn khác như Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi. Hòn Khoai có 2 bãi cát, gồm Bãi Lớn ở phía Đông – Nam và Bãi Nhỏ ở phía Bắc. Ðường lên đảo uốn theo hình trôn ốc bám theo sườn đồi với những tán cây xanh mướt rợp lối đi.

Nhìn từ trên cao, Hòn Tượng trong giống như một chú voi khổng lồ đang ngâm mình dưới biển. Bãi Lớn hiện ra như một Nha Trang thu nhỏ. Hòn Đồi Mồi, Hòn Sao thì xanh mơ, mượt mà. Biển trong xanh, xa xa sóng gợn lăn tăn, lấp lánh đan xen với những rừng cây, đá núi tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp.

Bên cạnh đó, nơi đây còn nổi tiếng bởi hệ sinh thái vô cùng phong phú và đa dạng. ngoài việc du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ của những bãi biển đầy đá cuội với đủ mọi hình thù, du khách còn có dịp leo núi, băng rừng, trực tiếp ngắm nhìn một thảm rừng nguyên sinh cực kỳ quý hiếm ở Hòn Khoai với trên 221 loài thực vật bậc cao, thuộc 78 họ đang sinh sống.

Từ các loại cây ăn quả như: mít, xoài, dừa…đến những cây cổ thụ, cây hoa rừng xanh tốt quanh năm. Ở đảo còn có nhiều chim quý, ngoài những bầy chim nhạn, chim én còn có chim cao các. Giống chim này lông đen, mỏ vàng, trên mỏ lại có thêm cái mỏ thứ hai như chim hồng hoàng vậy.

Kế tiếp, đi lên phía trên đỉnh Hòn Khoai, du khách có thể chiêm ngưỡng ngọn tháp hải đăng cao sừng sững, có tuổi đời hơn 100 năm do Pháp xây dựng. Hải đăng Hòn Khoai được xây dựng hoàn toàn bằng đá xanh. Đây chính là nơi dẫn đường cho các tàu hải quân, tàu đánh cá của ngư dân, là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam. Dù đã tồn tại gần 100 năm nhưng kiến trúc của nó vẫn còn khá nguyên vẹn.

Đặc biệt hơn nữa, ngoài việc khám phá thiên nhiên, đến với Hòn Khoai chúng ta không thể nào bỏ qua các đặc sản của biển với những món ăn tươi ngon vô cùng hấp dẫn như: cá khoai, cá đuổi, cá bóp, tôm hùm, cua biển, tôm tít nướng,… Vị bùi bùi, thơm thơm, lại đậm đà, bổ dưỡng đã khiến các món ăn hải sản nơi đây trở thành điễm nhấn nhá thú vị và để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Đến với Hòn Khoai, ai cũng thích cảm giác đứng ở một nơi cao ngắm nhìn xung quanh. Vì khi ấy, tầm mắt chúng ta có thể bao quát mọi vạn vật xung quanh, thấy được những cảnh sắc tuyệt vời.

Tham khảo văn mẫu ☔ Thuyết Minh Về Hòn Chồng Nha Trang ☔ 11 Bài Giới Thiệu Hay

Thuyết Minh Về Hòn Khoai Ngắn Gọn – Mẫu 4

Bài văn mẫu thuyết minh về Hòn Khoai ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách diễn đạt súc tích và giàu hình ảnh.

Hòn Khoai (tỉnh Cà Mau) là quần đảo hoang sơ đẹp nhất vùng cực Nam của Tổ quốc.

Đảo Hòn Khoai có diện tích khoảng 4km2, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), cách đất liền 14,6km. Hòn Khoai được ví như trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng đất phía Tây Nam Tổ quốc. Khác với Thổ Chu, Phú Quốc, có lẽ do nằm gần đất liền, lại ảnh hưởng của dòng chảy nên vùng biển quanh đảo Hòn Khoai đục màu phù sa. Trước kia, Hòn Khoai từng có nhiều tên gọi như: hòn Độc Lập, đảo Giáng Tiên. Riêng người dân địa phương thì quen gọi là Hòn Khoai vì hình dáng đảo nhìn xa xa nom như một củ khoai khổng lồ.

Đỉnh hòn cao 318 m so với mặt nước biển, xung quanh có Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, tạo thành quần đảo Hòn Khoai nhấp nhô giữa biển. Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, lôi cuốn. Hòn Khoai là đảo đá, đồi và rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo. Hệ thực vật phong phú với hơn 1.400 loài cây, trong đó có cây ăn quả, cây làm thuốc, cây lấy gỗ. Đặc biệt, khi mùa xuân về, hoa mai vàng nở rộ trên đảo.

Hòn Khoai có hệ động vật đa dạng, là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã như lợn rừng, kỳ đà, trăn, rắn, các loài chim và hải sản. Biển ở đây sạch, là nơi rất thuận tiện để tàu ngư dân neo đậu, tránh bão. Trên đảo có 2 bãi biển, gồm Bãi Lớn ở phía đông nam và Bãi Nhỏ ở phía bắc.

Đảo Hòn Khoai có ngọn hải đăng được xây dựng từ năm 1920, có công suất chiếu sáng trong bán kính 35 km. Đây là một trong những ngọn hải đăng có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam và hiện là điểm tham quan khám phá của nhiều du khách khi đến Cà Mau. Đảo Hòn Khoai còn nổi tiếng là nơi ghi dấu cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai năm 1940, và địa danh này đã được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1990.

Có rất nhiều điều thú vị ở phía trước, quan trọng là chúng ta có muốn khám phá trải nghiệm nó không. Nếu bạn là một người thích thay đổi thích mới lạ thì hãy xách ba lô lên và đi đến Đảo Hòn Khoai ngay thôi.

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Bãi Biển Sa Huỳnh 🌹 10 Bài Giới Thiệu Hay

Bài Văn Giới Thiệu Về Hòn Khoai Chọn Lọc – Mẫu 5

Bài văn giới thiệu về Hòn Khoai chọn lọc sẽ là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh.

Cách đất liền 14,5km hướng phía Nam xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là Đảo Hòn Khoai xinh đẹp. Muốn ra đây phải di chuyển đến làng chài Trần Đế rồi từ đó lên thuyền hoặc ca nô ra đảo. Ngày trước nó còn có tên là đảo Giáng Hương và nhiều tên khác nhưng đến nay chỉ có một tên gọi chính thống nhất là Hòn Khoai. Dù tổng diện tích chỉ khoảng 4km, một mình đứng giữa biển khơi bao la nhưng Hòn Khoai lại có vị trí quân sự vô cùng quan trọng bảo vệ vùng biển, vùng trời, vùng đất dải Tây Nam tổ quốc. Bên cạnh đó còn có một hệ sinh thái đa dạng nên Đảo Hòn Khoai cũng là địa điểm du lịch lý tưởng.

Hòn Khoai là một quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ: Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi. Qua qúa trình kiến tạo địa chất và sự sắp đặt ngẫu nhiên của tự nhiên, những đảo nhỏ kết nối với nhau tạo hình một củ khoai không lồ giữa biển. Ngoài ra, người dân nơi đây cũng truyền nhau một câu chuyện khác gắn liền với lịch sử Đảo Hòn Khoai. Ngày trước, cha ông đi khai phá đảo đã mang theo nhiều hạt giống cây trồng từ đất liền để sinh sống, đến nay vẫn còn sót lại nhiều gốc khoai mì, khoai mỡ tự nhiên. Lí do nào cũng đều có cơ sở, vì thế ngư dân thuận tên gọi đảo là Hòn Khoai cho đến giờ.

Ít có quần đảo nào lại được thiên nhiên ưu đãi như Hòn Khoai. Bởi đảo đây kết hợp nhiều dạng địa hình vừa đá vừa đồi vừa có rừng. Địa hình đá tạo điều kiện hình thành hai bãi biển đẹp, kín gió. Đồi thuận lợi cho việc trồng trọt nên chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều loại cây ăn quả thơm ngon: nào xoài nào dừa nào thơm mang hương vị đặc trưng của biển đảo. Nhưng đặc biệt hơn cả vẫn là hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo mà thiên nhiên đã ban tặng cho Hòn Khoai.

Cả một khu rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ sinh thái đa dạng, thảm thực vật phong phú, động vật hoang dã quý hiếm. Những loại gỗ quý như sao, lim, bằng lăng, rè vàng, … to cả trăm năm tuổi đến nhiều giống thuốc quý hay thú rừng như heo rừng, kỳ đà, sóc đen… sinh sống sẽ mang lại cho chúng ta từ bất ngờ này đến bất ngờ.

Mùa nào thức ấy, mùa nào sắc ấy; xuân hạ thu đông đi qua lại khoác màu áo mới cho khu rừng. Có khi là hoa mai rừng nở vàng báo hiệu xuân sang, có khi là hoa bằng lăng tím đón hè về, hay nhuộm vàng thẫm cả một vạt rừng đón thu đến. Một khái niệm hòa mình vào thiên nhiên đúng nghĩa khi du khách được thả mình trên bãi cát trắng mịn, được thám hiểm leo rừng, lội suối khám phá rừng già. Chỉ cần đánh giá sơ bộ cảnh quan thiên nhiên đã đủ thấy có biết bao niềm vui, điều mới lạ đang chào đón họ phía trước.

Cho nên, sau khi tắm biển, lội rừng rồi hãy thả lỏng thư giãn trên ngọn hải đăng cổ kính. Gần 100 năm đi qua, kiến trúc Pháp vẫn kiên định với thời gian, chiếu sáng cho tàu thuyền đi lại quanh khu vực biển Cần Giờ – Côn Đảo – Hòn Khoai – Phú Quốc. Đặt chân lên đây chúng ta gặp được các anh bộ đội biên phòng vui tính dễ thương, được xem lại những thước phim hào hùng về cuộc nổi dậy chống quân xâm lược của nhà chiến sỹ cách mạng Phan Ngọc Hiển trên Đảo Hòn Khoai; và dĩ nhiên tất cả sẽ là những kỉ niệm khó phai trong đời.

Những du khách đến với đảo không chỉ thưởng thức cảnh đẹp hoang sơ mà cũng kịp ghi lại cho mình những bức ảnh đẹp.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Văn Thuyết Minh Về Hòn Khoai Đạt Điểm Cao – Mẫu 6

Để viết bài văn thuyết minh về Hòn Khoai đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo một số gợi ý hay với bài văn mẫu dưới đây:

Sừng sững giữa biển khơi, Hòn Khoai như một trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển và dải đất phía Tây – Nam của Tổ quốc. Hòn Khoai, với những chứng tích lịch sử, những cảnh sắc kỳ thú của biển trời, núi đồi, rừng cây và vẻ đẹp thơ mộng của các hòn đảo mà thiên nhiên hào phóng ban tặng đã làm say mê lòng người.

Hòn Khoai có diện tích khoảng 4 km2, nằm ở phía Đông – Nam Mũi Cà Mau, cách đất liền (nơi gần nhất) 14,6 km, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Đỉnh hòn cao 318 m so với mặt nước biển. Hòn Khoai còn mang nhiều tên khác nhau như: Đảo Giáng Tiên, Hòn Độc Lập. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp còn đặt tên Poulop. Riêng người dân địa phương còn gọi là Hòn Khoai vì hình dạng của nó trông giống như một củ khoai khổng lồ. Có nhiều tài liệu kể lại rằng, cách nay đã lâu, nhiều người từ đất liền ra đây làm rẫy và trồng cây ăn trái. Đến nay, thỉnh thoảng vẫn còn những bụi khoai mì, khoai mỡ… Có lẽ vì vậy mà nó mang tên Hòn Khoai!

Xung quanh hòn còn có các hòn nhỏ khác như Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi. Hòn Khoai có 2 bãi cát, gồm Bãi Lớn ở phía Đông – Nam và Bãi Nhỏ ở phía Bắc. Đường đi lại trên đảo có một con đường chính từ Bãi Lớn đến đỉnh hòn, dài khoảng 3 km đã được trải nhựa từ thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng.

Đường đi quanh đảo có nhiều vực dốc, với những viên đá nằm ngổn ngang, chồng chất lên nhau chạy dài khắp bãi. Trên đảo có nhiều con suối. Trong đó, có 2 con suối lớn nước ngọt chảy quanh năm, là nguồn cung cấp nước cho đảo, cho tàu đánh cá quanh khu vực và cư dân vùng Rạch Gốc, Tân Ân.

Đảo Hòn khoai nổi tiếng với khu rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo. Trong đó, hệ thực vật rất phong phú, với hơn 1.400 loài và có nhiều loại cây có giá trị kinh tế rất cao. Cây ăn trái gồm xoài, dừa… Cây lấy gỗ gồm lim, bằng lăng, chiêu liêu, dầu rái, muỗng, quế quan, rè vàng, thị rừng, trám mạo, trâm trắng… Cây làm thuốc có cốt toái bổ lá lớn, cốt toái bổ lá nhỏ, dây tiết dê, huyết rồng, khoai mài, ngũ gia bì, quế quan, sầu đâu, thần thông, thiên kim đằng, thiên niên kiện…

Rừng Hòn Khoai góp phần bảo vệ, cân bằng sinh thái. Dưới tán rừng là nơi sinh sống, trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã như heo rừng, kỳ đà, trăn, rắn… Tại những khu rừng già, du khách còn có thể bắt gặp những chú sóc đen chuyền trên cành cây hay những đàn khỉ đang nô đùa cùng du khách. Trên đảo có rất nhiều hoa vong đỏ, bằng lăng tím. Đặc biệt, khi mùa xuân về, hoa mai nở vàng trên các cánh rừng trên đảo.

Hòn Khoai có bờ biển sạch, kín gió, là nơi neo đậu, trú bão cho nhiều phương tiện khai thác thủy sản trên biển và là nơi sinh sản, trú ẩn của nhiều loài sinh vật biển. Từ những loài sinh vật phù du nhỏ bé cho đến những loài tôm, cá có giá trị kinh tế cao như mực, tôm hùm, tôm tít, cá mú, cá bốp… Biển Hòn Khoai với những bãi cát rộng. Khi nước triều xuống, biển lặng, sóng yên du khách có thể đi bộ trên Bãi Lớn, Bãi Nhỏ để tìm hiểu sự sống của các loài sinh vật biển và hít thở cái không khí trong lành của rừng, của biển.

Sau những lần xuyên rừng đi du lịch sinh thái, khi lên đến đỉnh hòn (cao 318 mét so với mặt nước biển) du khách có thể dừng chân viếng thăm tháp hải đăng do thực dân pháp xây dựng vào năm 1920. Ngọn hải đăng có hình khối vuông, mỗi cạnh dài 4 mét, cao 12,5 mét, được xây bằng đá hộc và ximăng, công suất quét sáng bán kính 35 km.

Tháp hải đăng Hòn Khoai là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam. Dù đã tồn tại gần 100 năm nhưng kiến trúc của nó vẫn còn khá nguyên vẹn. Đây là một trong những ngọn hải đăng nằm trong hệ thống đèn biển Cần Giờ – Côn Đảo – Hòn Khoai – Phú Quốc để chiếu sáng cho tàu biển đi lại trên biển Đông.

Tại tháp hải đăng này, ngày 13/12/1940, thầy giáo, chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo quân nổi dậy khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Ngày khởi nghĩa Hòn khoai (13/12/1940) được chọn làm Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Cà Mau anh hùng. Ngày 27/4/1990, Hòn Khoai được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.

Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, tỉnh Cà Mau coi trọng việc khai thác những tiềm năng và lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng. Chú trọng bảo tồn cảnh quan với những nét hoang sơ vốn có, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái biển, đảo. Hòn Khoai đã trở thành bến cảng, khu neo đậu trú bão cho các phương tiện khai thác thủy sản trên biển. Chắc chắn trong một thời gian không xa Hòn Khoai sẽ gần hơn với du khách mọi miền đất nước và trở thành “hòn đảo ngọc” trên vùng biển phía Tây – Nam của Tổ quốc.

Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Biển Vũng Tàu 🔥 14 Bài Giới Thiệu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Hòn Khoai Đặc Sắc – Mẫu 7

Tham khảo bài văn thuyết minh về Hòn Khoai đặc sắc và luyện tập cách diễn đạt sinh động, để lại nhiều ấn tượng với người đọc.

Đảo Hòn Khoai ở Cà Mau như một trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển và dải đất phía Tây Nam của Tổ quốc. Nơi đây còn được biết đến với Di tích cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai và ngọn hải đăng gần 100 tuổi, cùng cảnh quan thiên nhiên đẹp hoang sơ, bờ biển xanh trong… lôi cuốn những bước chân khám phá.

Diện tích đảo Hòn Khoai chỉ khoảng 4 km2, nằm ở phía đông nam Mũi Cà Mau, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Đỉnh hòn cao 318 m so với mặt nước biển, xung quanh còn có Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, tạo thành quần đảo Hòn Khoai nhấp nhô giữa biển.

Trong lịch sử, Hòn Khoai có nhiều tên khác như: đảo Giáng Tiên, hòn Độc Lập, hay đảo Poulop đặt vào thời Pháp. Riêng người dân địa phương thì quen gọi là Hòn Khoai vì hình dáng giống như một củ khoai khổng lồ.

Nơi đây có thảm rừng nguyên sinh phủ dày, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo. Dưới tán rừng trên đảo là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã như heo rừng, kỳ đà, trăn, rắn… Vùng biển quanh đảo sạch trong, kín gió, là nơi neo đậu, tránh bão của nhiều tàu thuyền ngư dân, đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển như mực, tôm hùm, tôm tít, cá mú, cá bốp…

Tại ngọn hải đăng trên đỉnh hòn Khoai, cuối năm 1940, thầy giáo, chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và giành thắng lợi, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Năm 1990, đảo Hòn Khoai Cà Mau đã được công nhận Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.

Theo thông tin về đảo Hòn Khoai, hiện chưa có nhiều người dân sinh sống mà chủ yếu là các cán bộ, chiến sỹ Hải quân, lực lượng Biên phòng, kiểm lâm, với nhiệm vụ chính là cùng phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự cho khu vực đảo, nhất là sẵn sàng cứu giúp ngư dân khi gặp nạn, giông bão… Trong quy hoạch, Khu du lịch sinh thái cụm đảo Hòn Khoai có quy mô khoảng 561ha, bao gồm diện tích rừng, khu vực quân sự, dịch vụ hàng hải và khu di tích lịch sử…

Tàu chở khách du lịch Hòn Khoai sẽ ghé Bãi Nhỏ, khách xuống thuyền con để vào bờ chừng 50m. Phía bên phải là một bãi đá trứng thật đẹp như có bàn tay ai đó sắp đặt. Bước lên bờ rợp bóng cây phong ba, phi lao vi vu theo gió. Phía trên là đồn biên phòng 700, dựa lưng sát vách núi, loáng thoáng bóng áo xanh của những người lính giữ đảo. Hạt kiểm lâm cũng nằm cạnh đó, thêm vài ba quán bán nước giải khát và hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu cơ bản trên đảo.

Hành trình đầu tiên là lên đỉnh đảo, du khách sẽ vượt chặng đường khoảng 3km theo hình trôn ốc, với những đoạn dốc cao, lổn ngổn đá tảng lớn nhỏ, lác đác những thân cây cổ thụ to lớn đến vài người ôm không xuể… thi thoảng ngang qua những con suối nước trong veo… bắt gặp những chú sóc đen chuyền cành thoăn thoắt, hay đàn khỉ nháo nhác tò mò, cùng tiếng chim hót líu lo như đón chào khách đến thăm…

Tới đỉnh, du khách sẽ thấy ngọn hải đăng vươn cao trên nền trời thăm thẳm, kề bên có bia ghi sơ lược cuộc khởi nghĩa năm xưa, cùng mấy dãy nhà xây từ thời Pháp thuộc, nay chơ vơ hoang phế, chung quanh là nhiều cây xoài, mít, trái sai oằn, cùng những luống cải, rau xanh tươi mơn mởn…

Theo cầu thang xoắn ốc lên ngọn hải đăng, không gian mở ra xanh biếc, mây trời lộng gió khơi xa… Trên đây còn có kính viễn vọng, cho bạn ngắm nhìn các hòn đảo vây quanh, hay hướng về mũi Cà Mau để một lần được chiêm ngưỡng từ xa mũi đất thiêng liêng của tận cùng Tổ quốc, mà không dễ gì thấy được nếu không ra đến đảo.

Trở xuống núi, bạn có thể vòng qua phía Đông tiếp tục khám phá đảo Hòn Khoai. Men theo con đường nhựa thoai thoải, đi giữa những tán cây rừng rợp mát, sẽ dẫn bước bạn đến Bãi Lớn với bờ biển trong xanh, sóng lăn tăn vỗ về… trên là rừng cây, đá núi, đan xen hài hòa với nhau, tạo nên cảnh đẹp hoang sơ.

Sau chuyến du ngoạn khắp đảo, sẽ thêm trọn vẹn nếu bạn thưởng thức các món hải sản tươi rói ngay trên bờ biển, giữa không gian sóng biển rì rào… Trong tương lai không xa, đảo Hòn Khoai sẽ gần hơn với du khách và trở thành “hòn đảo ngọc” trên vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Biển Cửa Lò ☀️ 15 Bài Giới Thiệu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Hòn Khoai Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Bài văn mẫu thuyết minh về Hòn Khoai học sinh giỏi sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp thuyết minh và hoàn thành tốt bài văn của mình.

Hòn Khoai là tên một cụm đảo, nằm cách đất liền khoảng 20km, thuộc Thị trấn Năm Căn, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Được đánh giá là một trong những hòn đảo đẹp nhất miền cực nam của Tổ quốc với không khí trong lành, bãi biển xanh trong cùng khu rừng nguyên sinh… Hòn Khoai còn được nhắc đến với di tích cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Thầy giáo Phạm Ngọc Hiển và Ngọn Hải đăng hơn 100 tuổi trên đảo. Tất cả đã tạo cho Hòn Khoai một sức hút hấp dẫn khách du lịch…

Hòn Khoai được biết đến là một quần đảo bao gồm 5 hòn đảo sát nhau: Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn Tương với tổng diện tích hơn 4 km2. Trong đó đảo cao nhất có độ cao 318m. Hòn Khoai trước đó còn có tên là Giáng Hương hay hòn Độc Lập, thời Pháp thuộc gọi là đảo Poulo Obi… còn người dân địa phương vẫn gọi là Hòn Khoai vì hình dạng của nó trông giống như một củ khoai khổng lồ…

Ngoài những bãi cát đẹp, bãi biển Hòn Khoai còn có những bãi đá với những viên đá tròn như những quả trứng khổng lồ nằm tĩnh lẵng trước những đợt sóng biển. Để lên tới những đỉnh đồi trên đảo, du khách phải đi hai chặng qua những con đường đất và leo dốc núi, xẻ rừng xuyên qua những khóm hoa rừng, những cây cổ thụ hay thảm rừng nguyên sinh, xung quanh là tiếng chim hót líu lo…

Đảo Hòn Khoai có một hệ thống rừng nguyên sinh, trong đó có nhiều loài thực vật phong phú. Mới đây, các Đoàn khảo sát đã ra và thống kê trên đảo có hơn 1.400 loại thực vật có thể làm thuốc, ngoài ra nhiều loại động vật như rắn, sóc, kỳ đà, chim… Do vậy Hòn Khoai mang một giá trị rất lớn về Hệ động thực vật. Hòn Khoai mang vẻ đẹp của một rừng nguyên sinh, khí hậu rất trong lành, rất tốt cho việc nghỉ dưỡng, du lịch.

Trên đỉnh cao nhất của Hòn Khoai, hiện nay vẫn còn một cây hải đăng do người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19 và là một vị trí đèn biển quan trọng ở biển Tây Nam và vịnh Thái Lan. Riêng ở đỉnh cao nhất của Hòn Khoai, tại độ cao 318m, năm 1920, người Pháp cho xây dựng ngọn hải đăng mà cho đến nay kiến trúc này vẫn còn khá nguyên vẹn. Ngọn hải đăng có hình khối vuông, được xây bằng đá xanh và xi măng. Tháp hải đăng Hòn Khoai được xem là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam.

Trạm hải Đăng Hòn Khoai và Trạm Kiểm lâm Hòn Khoai với nhiệm vụ chính là phối hợp với nhau để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên biển và trong khu vực đảo, nhất là sẵn sàng cứu giúp ngư dân đi đánh bắt hải sản xa bờ gặp nạn, giông bão để trú ẩn…

Trạm Hải đăng do người Pháp xây dựng và gắn liền với chiến công lịch sử của Liệt sỹ Phan Ngọc Hiển và tỉnh Cà Mau. Diện tích của ngọn Hải Đăng gần 400m2, độ cao của ngọn hải đăng là 318m so với mặt biển, độ cao của tháo là gần 15m. Đứng trên ngọn hai đăng có thể nhìn được xa hơn 40 hải lý và bao quát được một khung cảnh rất đẹp của biển.

Ngoài khám phá thiên nhiên, thăm quan các di tích lịch sử trên đảo, du khách đến với Hòn Khoai còn được thưởng thức các đặc sản của biển ngày trên bờ biển hoặc trên những bãi cỏ giữa rừng, nơi có những tán cây cổ thụ, nghe tiếng chim, tiếng sóng biển rì rào…

Hy vọng rằng với đặc điểm khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, có rừng, có biển, Hòn Khoai sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước trong tương lai.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Bài Văn Thuyết Minh Về Hòn Khoai Sinh Động – Mẫu 9

Bài văn thuyết minh về Hòn Khoai sinh động sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách xây dựng những ý văn giàu hình ảnh và giàu ý nghĩa biểu đạt.

Hòn Khoai là tên một cụm đảo nằm ở phía đông nam mũi Cà Mau thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Hòn Khoai cách đất liền ở cửa Rạch Gốc chừng 25 km, ở bãi Khai Long cận mũi Cà Mau khoảng 14 km. Nơi đây được ví như một trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển và dải đất phía tây nam của Tổ quốc.

Từ cửa Rạch Gốc, du khách lên tàu đánh cá ra Hòn Khoai. Biển mênh mông, sáng đẹp kỳ vĩ. Tàu xé nước phăm phăm hướng về Hòn Khoai. Phía đất liền chỉ còn thấy những dải rừng đước xanh đen, sừng sững như bức tường thành chắn biển. Hòn Đồi Mồi, Hòn Tượng, Hòn Sao hiện lên rõ dần… rồi đến Hòn Khoai. Đá núi hàng triệu năm bị sóng biển đánh mòn khuyết dưới chân, tạo thành những hình dáng kỳ vĩ, lạ lùng. Hòn Tượng trông giống như một con voi khổng lồ chìm nửa thân dưới biển.

Tàu ghé bãi Nhỏ ở phía tây nam đảo. Bãi cạn, tàu không cặp sát bến được, khách phải xuống thuyền con để vào bờ cách đó chừng 40 m. Phía bên phải của bến là một bãi đá trứng thật đẹp như có bàn tay ai sắp đặt. Bước lên bờ rợp bóng cây phong ba, phi lao. Đồn Biên phòng 700 dựa lưng sát vách núi; Hạt Kiểm lâm Hòn Khoai cũng nằm cạnh đó. Có vài quán bán nước giải khát và hàng tạp hóa lặt vặt phục vụ “dân” trên đảo.

Thực ra trên Hòn Khoai không có dân cư. Hải quân đóng ở Bãi Lớn, phía đông đảo. Một tổ công tác của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải trông coi ngọn đèn biển ở vị trí 8,25,36 độ vĩ bắc, 104,50,06 độ kinh đông, trên đỉnh cao 317,5 m.

Du khách bắt đầu leo đường núi đi lên ngọn hải đăng trên đỉnh Hòn Khoai. Con đường xuyên rừng khá hiểm trở với những dốc dựng đứng, lổn nhổn đá trứng, đá tảng lớn nhỏ với đất thịt pha cát màu vàng cam. Đất, đá gốc thủy tra thạch trầm tích được nâng lên khỏi mặt biển ở thời kỳ tạo sơn, lộn xộn như xà bần. Ấy vậy mà cây cối xanh tốt, mạnh mẽ lạ thường.

Có rất nhiều bằng lăng (thao lao) cổ thụ; sao, dầu, muỗng, ràng vàng (lim) rải rác khắp nơi dọc triền núi. Tiếng chim hót líu lo, ríu rít trên những cây trâm rừng có những chùm trái chín mọng, đen sẫm. Phảng phất hương ngọc lan tỏa bàng bạc giữa núi rừng. Thỉnh thoảng du khách sẽ bắt gặp những con lạch, suối nhỏ, nước trong veo soi rõ mặt người.

Đường lên ngọn hải đăng quanh co, uốn lượn, dài non 3 km nhưng phải đi gần hai giờ mới tới. Hải đăng Hòn Khoai có máy phát điện chạy dầu; còn có dàn pa-nen hấp thu năng lượng mặt trời chuyển hóa thành điện năng phục vụ thắp sáng, xem ti vi, đun nước… Đèn biển Hòn Khoai nằm trong hệ thống hải đăng Cần Giờ – Côn Đảo – Phú Quốc, được người Pháp xây dựng năm 1939, đến nay đã được nâng cấp, sửa chữa với nhà cửa khang trang, trang thiết bị hiện đại. Hải đăng cao 15,7 m, mỗi cạnh 4 m, xây bằng đá hộc, bên trong có thang xoắn, đèn pha sáng tới 35 hải lý.

Trên đỉnh Hòn Khoai, cạnh ngọn hải đăng, có bia ghi sơ lược cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai của nhà giáo Phan Ngọc Hiển và các đồng chí của ông (13-12-1940). Mấy dãy nhà đá xây từ đời Pháp thuộc đứng chơ vơ, hoang phế như là chứng tích của thời gian. Trở xuống núi, đi vòng qua phía đông Hòn Khoai theo con đường nhựa thoai thoải, giữa những tán cây rừng rậm rạp, đan xen. Bãi Lớn hiện ra như một Nha Trang thu nhỏ. Biển trong xanh, xa xa sóng gợn lăn tăn, lấp lánh. Hòn Đồi Mồi, Hòn Sao xanh mơ, mượt mà. Tàu đánh cá nhấp nhô lướt sóng, gió rì rào thổi liu riu vào vịnh.

Biển, rừng cây, đá núi đan xen hài hòa với nhau, tươi đẹp, thơ mộng và hoang sơ. Bãi Lớn cát trắng mịn, thoai thoải. Du khách có thể đi tắt lên núi để về Bãi Nhỏ. Nhân viên kiểm lâm nơi đây cho biết, trong rừng nguyên sinh của Hòn Khoai có rất nhiều cây thuốc quý như: cốt toái, huyết rồng, linh chi, ngũ triều, kỳ hương, quế quan, thần thông, hà thủ ô, thiên niên kiện…

Động vật sống trên đảo thường gặp là: kỳ đà, trăn hoa, rắn mái gầm, sóc bụng xám. Ngành lâm nghiệp đã thống kê có trên 220 loài thực vật bậc cao sống ở Hòn Khoai, thuộc 78 họ… Diện tích Hòn Khoai chỉ có 561 ha nhưng động thực vật rất phong phú. Nước ngọt trên Hòn Khoai có quanh năm. Vào mùa khô, dân ven biển Cà Mau và các tàu đánh cá thường ghé Hòn Khoai lấy nước…

Đi để biết thế giới bên ngoài rộng lớn đến nhường nào, để ngắm nhìn cuộc sống mọi thứ xung quanh ta và đi để thỏa chí ẩm thực. Hòn Khoai không có gì ngoài hải sản nhưng tất cả những thứ này đều là tài nguyên biển phú nên đây là cơ hội có một không hai trên đời. Ngư dân sẽ thiết đãi bạn những con tôm hùm béo múp, mực trứng béo ngậy, những chú cá mú, cá mốp chắc thịt. Hoặc chỉ bạn cách sống của một ngư dân chài cá, câu mực, chèo thuyền mủng,..

Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Đảo Phú Quốc 🌜 16 Bài Giới Thiệu Phú Quốc

Bài Văn Thuyết Minh Về Hòn Khoai Chi Tiết Nhất – Mẫu 10

Bài văn thuyết minh về Hòn Khoai chi tiết nhất sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin phong phú giới thiệu về thiên nhiên và lịch sử của hòn đảo nằm ngoài khơi tỉnh Cà Mau.

Nằm ở cực Nam Tổ Quốc, giữa trùng khơi biển nước phía nam, Hòn Khoai cách đất liền 7,9 hải lý. Đây là một trong những hòn đảo đẹp hoang sơ, thuần khiết, nguyên bản nhất Cà Mau, hay còn được gọi là “Hòn Khoai” vì khi nhìn xa, đảo giống như một củ khoai khổng lồ.
Tổng diện tích vỏn vẹn chỉ có 4km2 nhưng Hòn Khoai mang lại vẻ đẹp cuốn hút, hấp dẫn. Hòn Khoai thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là một cụm nhiều đảo nhỏ đẹp như Hòn Khoai, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn Tượng.

Đến đây, chúng ta sẽ được tham quan và đắm chìm trong khung cảnh hoang sơ của núi rừng, mênh mông của biển lớn. Khác với vùng núi phía Bắc đẹp bởi những cung đường quanh co uốn lượn hùng vĩ, núi non trùng điệp, những dòng sông lững lờ, những tầng mây mờ ảo nhưng thiếu nữ có nụ cười thiên thần. Thì những đảo phía Nam có vẻ đẹp mộc mạc, thuần khiết, nguyên bản đến tận cùng.

Đảo có hai bãi biển, một bãi lớn nằm ở phía Đông Nam và một bãi nhỏ nằm ở phía Bắc. Bờ biển sạch, kín gió, là nơi neo đậu, trú bão cho tàu thuyền khai thác thủy sản. Điều đặc biệt là trên đảo có hai dòng suối, quanh năm cho nước ngọt cung cấp cho các đơn vị trên đảo và ngư dân đánh bắt quanh vùng. Người ta kể rằng, vì xưa tiên xuống dòng suối ngọt này tắm nên đảo từ đó còn có tên là Giáng Tiên. Xen lẫn giữa thiên nhiên nguyên sơ là những kiến trúc văn hóa tây phương gần trăm năm tuổi. Trải qua một thời gian dài lịch sử Hải đăng Hòn Khoai vẫn kiên định sánh bước cùng năm tháng chiếu sáng cho tàu thuyền qua lại.

Theo cầu thang lên ngọn Hải đăng mở ra một không gian xanh biếc, mây trời gió lộng. Phóng tầm mắt ra xa hướng về đất mũi để chiêm ngưỡng từ xa mũi đất thiêng liêng tận cùng của tổ quốc từ kính viễn vọng một cảm xúc ùa về khó tả đến vô cùng. Những dải núi đá, những tán cây cổ thụ xanh mướt xen lẫn là các khe suối nước chảy quanh năm. Những người lính ngày đêm giữ yên biên giới trên biển của tổ quốc. Những ngư dân cặm cụi mưu sinh kiếm sống, người quăng chài, người câu cá, người kéo lưới lênh đênh trên những chiếc thuyền cho ta một khung cảnh sinh động đầy sức sống.

Từ Trạm Rada 595 có thể quan sát một vùng xung quanh đảo Hòn Khoai, gồm các hòn nhỏ khác như Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ và Hòn Tượng. Nhìn từ trên cao, Hòn Tượng trong giống như một chú voi khổng lồ đang dằm mình dưới biển; hòn Đồi Mồi, hòn Sao thì xanh mơ, mượt mà nguyên những nét hoang sơ, mộc mạc của hoang đảo với bãi cát trắng dài mịn. Từng dải sóng vỗ vào bờ đảo tung bọt trắng xoá.

Khi hoàng hôn dần buông xuống, Hòn khoai trở nên trầm mặc, nguyên sơ bởi những con đường, những tán cây, bãi đá dần chìm vào màn đêm huyền bí xứ Tây Nam. Mùi cá nướng bên bếp than hồng đưa du khách đến những cơn đói cồn cào, bụng sôi sùng sục, lai rai cùng ngư dân (vào bờ lấy nước suối) chút men nồng miền tây, thưởng thức cá khoai, cá bớp, tôm hùm, tôm tít nướng… Sản vật vùng biển trù phú phía Nam của Tổ quốc cho ta cảm giác quên đi chính mình, thú cùng thiên nhiên, thư thái, tư tại vô cùng. Hương vị thơm ngon, bổ dưỡng đã khiến các món ăn hải sản nơi đây trở thành điểm nhấn thú vị và để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, khí hậu mát mẻ cùng những món ăn độc đáo, Hòn Khoai đang là điểm đến lý tưởng dành cho những du khách thích khám phá, là địa điểm nghỉ dưỡng hấp dẫn giúp du khách có thể xua tan những mệt mỏi và ồn ào của cuộc sống.

Gợi ý cho bạn ☘ Thuyết Minh Về Bãi Biển Sầm Sơn ☘ 15 Bài Giới Thiệu Hay

Thuyết Minh Về Hòn Khoai Luyện Viết – Mẫu 11

Bài văn thuyết minh về Hòn Khoai luyện viết không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt mà còn có thêm những ý văn phong phú.

Trên bản đồ Việt Nam, Hòn Khoai chỉ là một chấm rất nhỏ của biển Đông, có vị trí địa lý giới hạn từ 824’30” đến 827’30” vĩ độ Bắc và 10448’50” đến 10452’30” kinh độ Đông. Thực tế, đó là danh thắng đẹp của Việt Nam, chỉ cách Mũi Cà Mau chưa tới 15km. Cách nay 15 năm, hòn đảo xinh đẹp có tổng diện tích 5 km2 này đã được công nhận là di tích, thắng cảnh cấp Quốc gia. Người dân Cà Mau tự hào về Hòn Khoai vì nơi đây từng ghi nên dấu son, góp vào những trang sử vẻ vang của dân tộc. Nay Hòn Khoai đang được chính quyền địa phương quy hoạch phát triển du lịch để khách thập phương biết đến…

Trước kia, Hòn Khoai có tên là hòn Giáng Hương, hòn Độc Lập. Tới khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, Hòn Khoai có tên gọi là đảo Poulo Obi. Tuy nhiên, người địa phương vẫn quen gọi là Hòn Khoai đơn giản chỉ vì nhìn từ trên cao, hòn đảo này có hình dạng giống hệt như củ khoai khổng lồ.

Để leo lên Hòn Khoai – hòn lớn nhất của cụm đảo Hòn Khoai, du khách phải theo con đường hình trôn ốc. Vất vả nhưng nhờ vậy mà cảm nhận ra bao điều độc nhất vô nhị ở đây. Nhiều cây ăn trái như mít, xoài do sống lâu năm nên đã thành cổ thụ; hoa rừng và có cả hoa mai vàng mọc lên từ các hốc đá. Rồi bất chợt, có tiếng nước chảy róc rách từ khe đá; tiếng chim hót thánh thót. Thật chẳng phải là quá lời khi có du khách gọi đây là “chốn thần tiên ngoài biển cả”.

Có số liệu thống kê rằng, Hòn Khoai hiện có trên 221 loài thực vật bậc cao, thuộc 78 họ đang sinh sống. Nhiều ngư dân vùng Rẫy Chệc, Rạch Tàu, Rạch Gốc thì thích nhất dòng nước ngọt trời ban ở Hòn Khoai nên cứ mỗi khi mùa khô đến, họ đem tàu ra đây để lấy về sử dụng.

Rời Đồn Biên phòng 700 tựa lưng sát vách núi, sẽ đến với chặng đường khoảng 3km để leo lên chân ngọn Hải Đăng nằm ở độ cao 318m được người Pháp xây dựng từ cách nay gần 90 năm. Ngọn Hải Đăng có hình khối vuông, mỗi cạnh dài 4m, cao 15,7m, được xây bằng đá hộc và xi măng. Trước đây ngọn Hải Đăng này sử dụng bầu đèn chạy bằng dây cót nhưng nay được thay thế bằng bầu đèn hiện đại quay từ trường qua kính hội tụ có độ chiếu sáng xa đến 35 hải lý.

Không phải chỉ là danh lam thắng cảnh, Hòn Khoai còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Trên đỉnh Hòn Khoai, cạnh ngọn Hải Đăng có tấm bia ghi sơ lược cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai gắn với tên tuổi của nhà giáo, nhà báo, nhà cách mạng Phan Ngọc Hiển cùng nhiều đồng chí của ông vào ngày 13/12/1940. Lịch sử còn ghi rõ rằng, tháng 3/1940, Xứ ủy Nam Kỳ ra Bản đề cương chuẩn bị bạo động cho các cấp Đảng bộ thảo luận và xúc tiến chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền. Tháng 6/1940, Phan Ngọc Hiển được Tỉnh ủy Bạc Liêu (Cà Mau – Bạc Liêu ngày nay) phân công cùng với hai quần chúng là Ngô Văn Giai và Nguyễn Thị Quýt ra Hòn Khoai gây dựng cơ sở chờ thời cơ khởi nghĩa.

Ra Hòn Khoai, Phan Ngọc Hiển mở lớp dạy học. Không bao lâu, anh đã tuyên truyền, giáo dục cảm hóa hầu hết quần chúng và tất cả anh em làm việc phục vụ Hải Đăng trên đảo, sẵn sàng hành động theo Đảng. Thời điểm này, trên đảo, lực lượng địch có tên “chúa đảo” Olivier, phó đảo Rocker và 8 nhân viên người Việt. Ngày 20/11/1940, lệnh khởi nghĩa của Thường vụ Xứ ủy được ban hành, Hòn Khoai được chọn làm điểm đột phá mở đầu cho cuộc khởi nghĩa. Vào lúc 21h ngày 13/12/1940, đồng chí Phan Ngọc Hiển và đồng đội thực hiện nhiệm vụ của Tỉnh ủy giao khởi nghĩa Hòn Khoai đã giành thắng lợi, giết tên sếp đảo Olivier, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.

Đến 5h sáng 14/12, đoàn khởi nghĩa cùng với quần chúng xuống ca nô và ghe đánh cá chạy về đất liền, trương cờ đỏ búa liềm và tấm băng mang dòng chữ: “Mặt trận Dân tộc phản đế muôn năm”. Đây được xem là một trong những phát súng cuối cùng trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ… Tên của nhà giáo, nhà báo, liệt sĩ AHLLVTND Phan Ngọc Hiển hiện đã trở thành tên đường, tên huyện nằm cuối dãy đất hình chữ S – Việt Nam trên bản đồ thế giới, gắn với hòn đảo đầy huyền thoại này. Du khách đến đây sẽ được ghé thăm Bãi Lớn cát trắng mịn, Hòn Đồi Mồi, Hòn Sao,… dù mới chỉ nghe qua lời kể và thấy trong mắt xa xa nhưng hứa hẹn nhiều điều quyến rũ.

Đảo Hòn Khảo với một sinh thái nguyên sơ và đa dạng hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời với các sản phẩm du lịch phong phú và độc đáo

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Hòn Khoai Ngắn Hay – Mẫu 12

Bài văn thuyết minh về Hòn Khoai ngắn hay sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra trên lớp.

Đảo Hòn Khoai thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền 14,6km, còn có tên gọi khác là Hòn Giáng Tiên, Hòn Giáng Hương hay Hòn Độc Lập.

Hòn Khoai là một cụm đảo nhỏ gồm các đảo Hòn Khoai, Hòn Tương, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi và Hòn Đá Lẻ, trong đó Hòn Khoai là đảo lớn nhất với diện tích 4,2km2. Đây là một trong những hòn đảo đẹp nhất cực Nam Tổ quốc. Thời Pháp thuộc, người Pháp đặt tên là đảo Poulob – Obi. Hòn Khoai là tên gọi dân gian của đảo. Tên gọi này được giải thích theo hai cách, trên đảo có nhiều khoai và đảo có hình dáng củ khoai.

Đất ở trên đảo là thứ đất feralit màu đỏ vàng và vàng đỏ phát triển trên đá granit. Rừng nguyên sinh trên đảo đa dạng, phong phú với hơn 1.000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật. Thực vật ở Hòn Khoai khá phong phú với các loại cây rừng nhiệt đới và có cả các loại cây rừng ngập mặn, có giá trị kinh tế rất cao. Cây ăn trái có xoài, quýt, dừa… Cây làm thuốc có quyết rồng, khoai mài, ngũ gia bì, quế quan…Cây lấy gỗ có bằng lăng, chiêu liêu, dầu rái, muỗng, lim, trám mạo, trâm trắng…

Hệ thực vật trên đảo có khoảng 221 loài bậc cao thuộc 78 họ tạo nên một thảm thực vật phong phú, đa dạng. Đặc biệt trong hệ thực vật của đảo còn ghi nhận được 10 loài mới ở Việt Nam. Hệ động vật trên đảo có 29 loài thuộc 18 họ, gồm bò sát 7 loài, chim 20 loài, thú 2 loài. Động vật rừng còn tồn tại một số loài có giá trị và có số lượng cá thể đáng chú ý là kỳ đà, rắn mai gầm, rắn ráo, trăn hoa, sóc bụng xám. Đặc biệt loài bản địa của đảo như sóc bụng xám, kỳ đà, trăn hoa… đã và đang phát triển rất mạnh về số lượng. Có thể nói, ở bất kỳ nơi nào trên đảo cũng có thể gặp chúng.

Các loài chim bay giỏi thuộc họ chim ưng, cắt, chim én, nhạn cũng có nhiều. Hòn Khoai có bãi biển rất nên thơ với rất nhiều đá cuội tròn như trứng ngỗng làm cho phong cảnh ở đây thật đẹp. Trên đỉnh cao nhất của Hòn Khoai có ngọn hải đăng do người Pháp xây dựng vào năm 1920. Ngọn hải đăng hình khối vuông mỗi cạnh dài 4m, cao 14,50m được xây bằng đá hộc và ximăng. Hải đăng Hòn Khoai được xem là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam. Từ trên ngọn hải đăng, du khách có thể chiêm ngưỡng mũi đất tận cùng của Tổ quốc.

Hòn Khoai không những là danh lam thắng cảnh của tỉnh Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Tại đây, ngày 13/12/1940, người thầy giáo – chiến sỹ cách mạng Phan Ngọc Hiển đã chỉ huy nghĩa quân nổi dậy giết tên sếp đảo của thực dân Pháp, giành lại Hòn Khoai, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử. Được biết năm 1990, Hòn Khoai được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.

Trong chuyến du ngoạn khắp đảo, du khách sẽ được thưởng ngoạn không gian hoang sơ và kỳ vĩ với tiếng sóng biển rì rào… Có lẽ trong tương lai không xa, đảo Hòn Khoai sẽ đến gần hơn với du khách và có thể trở thành “hòn đảo ngọc” trên vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc.

Giới thiệu tuyển tập ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Hòn Khoai Đơn Giản – Mẫu 13

Bài văn thuyết minh về Hòn Khoai đơn giản với những ý văn ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài.

Cụm đảo Hòn Khoai là một trong những cụm đảo xinh đẹp nhất của miền cực Nam Tổ quốc, với vẻ đẹp hoang sơ, bãi biển trong xanh, hệ sinh thái đa dạng, bảo tồn nhiều động, thực vật quý hiếm.

Đảo Hòn Khoai thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền 14,6 km, còn có tên gọi khác là Hòn Giáng Tiên, Hòn Giáng Hương hay Hòn Độc Lập. Hòn Khoai được biết đến là một quần đảo bao gồm 5 hòn đảo sát nhau: Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn Tương với tổng diện tích hơn 4 km2. Trong đó đảo cao nhất có độ cao 318 m.

Đây là cụm đảo nằm ở vĩ độ thấp nhất so với phần đất liền và nằm giữa biển trên thềm lục địa nên khí hậu có tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và tính hải dương: Nóng quanh năm, nền nhiệt cao (tổng lượng nhiệt trong năm hơn 9.000 oC với nhiệt độ không khí trung bình năm là 26,7 oC) rất ít thay đổi trong ngày và trong năm; Lượng mưa khá nhiều (trung bình năm đạt 2.078 mm) và phân hóa theo 2 mùa rõ rệt.

Hòn Khoai là đảo đá, đồi và rừng còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã. Rừng nguyên sinh trên đảo đa dạng, phong phú với hơn 1.000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật. Hải đăng Hòn Khoai là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam, dù đã gần 100 năm nhưng kiến trúc vẫn còn nguyên vẹn, và nằm trong hệ thống đèn biển Cần Giờ – Côn Đảo – Hòn Khoai – Phú Quốc, chiếu sáng cho tàu thuyền qua lại trên biển.

Trong đó, hệ thực vật rất phong phú, với hơn 1.400 loài: Cây ăn trái gồm xoài, dừa… Cây lấy gỗ gồm lim, bằng lăng, chiêu liêu, dầu rái, muỗng, quế quan, rè vàng, thị rừng, trám mạo, trâm trắng… Cây làm thuốc có cốt toái bổ lá lớn, cốt toái bổ lá nhỏ, dây tiết dê, huyết rồng, khoai mài, ngũ gia bì, quế quan, sầu đâu, thần thông, thiên kim đằng,… Dưới tán rừng trên đảo Hòn Khoai là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã như heo rừng, kỳ đà, trăn, rắn…

Biển Hòn Khoai có những bãi cát rộng. Khi thủy triều xuống, biển lặng, du khách có thể đi bộ trên bãi cát để tìm hiểu sự sống của các loài sinh vật biển và hít thở không khí trong lành của rừng, của biển. Đường đi lại trên đảo có một con đường chính từ Bãi Lớn đến đỉnh đảo dài khoảng 3 km đã được trải nhựa phẳng phiu. Vì đảo ít cư dân sinh sống nên chỉ có vài ba quán tạp hóa nhỏ, chủ yếu là các lính biên phòng canh giữ biển đảo. Chính vì điều đó mà Hòn Khoai vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ hiếm nơi nào có được để thu hút nhiều khách du lịch khám phá.

Điều làm cho du khách khách mãi nhớ đến Hòn Khoai, có lẽ chính là tấm chân tình mến khách của những người lính đảo, những người ngày đêm canh giữ biển trời cho vùng đảo quê hương. Và chắc hẳn khi rời xa, du khách sẽ càng thêm yêu mến một Hòn Khoai xinh đẹp.

Đọc nhiều hơn 🌻 Thuyết Minh Về Biển Tân Thành 🌻 14 Bài Giới Thiệu Hay

Văn Thuyết Minh Lớp 8 Về Hòn Khoai – Mẫu 14

Bài văn thuyết minh lớp 8 về Hòn Khoai sẽ là tư liệu văn mẫu cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

òn Khoai là một đảo đá có đồi và rừng gần như còn nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, nhiều nhất là gỗ sao và một quần thể động thực vật phong phú, phong cảnh thiên thiên hoang dã luôn cuốn hút khách du quan.

Thuở xưa Hòn Khoai còn có tên là Hòn Giáng Hương, Hòn Ðộc Lập. Thời Pháp thuộc gọi đảo là Poulo Obi mà trên bản đồ hành chính Việt Nam, nó chỉ là một chấm nhỏ nằm phía nam mũi Cà Mau. Tuy nhiên, người địa phương vẫn quen gọi là Hòn Khoai vì hình dạng của nó trông giống như củ khoai khổng lồ.

Nhưng cũng có nhiều tài liệu kể lại rằng, cách đây đã lâu lắm rồi, nhiều người từ đất liền ra đây làm rẫy và trồng cây ăn trái. Ðến nay vẫn còn đây đó những bụi khoai mì, khoai mỡ… Có lẽ vì vậy mà nó mang tên Hòn Khoai chăng? Ngư dân địa phương còn dựa vào trí tưởng tượng và hình dáng của mỗi hòn đảo mà đặt tên như Hòn Tượng, Hòn Ðồi Mồi, Hòn Ðá Lẻ…

Ðường lên đảo uốn theo hình trôn ốc bám theo sườn đồi, cây cối mọc um tùm che rợp lối đi. Mít và xoài ở đây rất nhiều và không ít cây đã thành cổ thụ. Trên đảo còn có nhiều cây là vị thuốc chữa trị được một số bệnh. Ở đây còn có nhiều loại hoa rừng mọc xen trong kẹt đá phô đủ mầu sắc. Du khách còn nghe tiếng róc rách của khe nước chảy, tiếng chim hót trong bụi cây, thật là chốn thần tiên ngoài biển cả.

Bờ biển Hòn Khoai có nhiều long tu (rong biển hình râu rồng) đóng quanh những tảng đá. Loại rong này ăn rất mát và bổ. Ở đảo còn có nhiều chim quý, ngoài những bầy chim nhạn, chim én còn có chim cao các. Giống chim này lông đen, mỏ vàng, trên mỏ lại có thêm cái mỏ thứ hai như chim hồng hoàng vậy. Từ lâu, ngư dân vùng Rẫy Chệc, Rạch Tàu, Rạch Gốc thường ra Hòn Khoai để lấy nước ngọt. Không hiểu vì đâu, từ một mạch đá, suốt đêm ngày chảy ra một dòng nước trong mát lạ lùng và ngọt như nước mưa.

Hòn Khoai còn là một vị trí đèn biển quan trọng ở biển Ðông và vịnh Thái-lan. Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã xây dựng một hệ thống đèn biển từ Cần Giờ, Côn Ðảo, Phú Quốc, Hòn Khoai nhằm phục vụ cho các loại tàu biển đi lại an toàn. Riêng ở đỉnh cao nhất của Hòn Khoai, tại độ cao 318 m, năm 1920 người Pháp xây dựng ngọn hải đăng mà cho đến nay kiến trúc này vẫn còn khá nguyên vẹn. Ngọn hải đăng hình khối vuông mỗi cạnh dài 4 m, cao 14,50 m, được xây bằng đá hộc và xi-măng. Tháp hải đăng Hòn Khoai được xem là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam.

Trước đây ngọn hải đăng này sử dụng bầu đèn chạy bằng dây cót nay được thay thế bằng bầu đèn hiện đại quay từ trường qua kính hội tụ có độ chiếu sáng xa đến 35 hải lý. Hòn Khoai chẳng những là danh lam thắng cảnh của Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Tại đây, năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân ta được sự chỉ huy của Phan Ngọc Hiển đã đánh chiếm Hòn Khoai từ tay giặc Pháp.

Với những đặc điểm khí hậu mát mẻ, thời tiết tốt, phong cảnh đẹp, có rừng, có biển, ngày nay Hòn Khoai rất thích hợp với các loại hình du lịch về nguồn, dã ngoại, nghiên cứu, nghỉ ngơi. Năm 1994, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận Hòn Khoai là di tích – thắng cảnh cấp quốc gia.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Thuyết Minh Về Hòn Khoai Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15

Tham khảo văn thuyết minh về Hòn Khoai bằng tiếng Anh để trau dồi thêm vốn từ vựng và luyện tập cách viết chính xác ngữ pháp.

Tiếng Anh:

Hon Khoai archipelago is the name of a cluster of islands in Ca Mau province, of which the main island is Hon Khoai, 14.6 km from the mainland; located to the south of Dat Mui commune, Ngoc Hien district. Hon Khoai is a rocky island, hills and primeval forests are still almost intact with many kinds of precious wood, most of which are star wood and a rich flora and fauna population, wild natural scenery attracts tourists.

Hon Khoai has an important position in terms of national defense and security. This place is likened to a forward station guarding the airspace, sea and southwestern strip of the country associated with the uprising of heroic martyrs, teacher Phan Ngoc Hien during the resistance war against the French and the sea. The lighthouse nearly 100-year-old post was built during the French colonial period.

Tiếng Việt:

Quần đảo Hòn Khoai là tên một cụm đảo thuộc tỉnh Cà Mau, trong đó đảo chính là Hòn Khoai, cách đất liền 14,6 km; nằm về phía nam xã Đất Mũi, thuộc huyện Ngọc Hiển. Hòn Khoai là đảo đá, đồi và rừng nguyên sinh còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, nhiều nhất là gỗ sao và một quần thể động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã lôi cuốn du khách.

Hòn Khoai có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh. Nơi đây được ví như một trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển và dải đất phía Tây Nam của Tổ quốc gắn liền với cuộc khởi nghĩa của anh hùng liệt sĩ, thầy giáo Phan Ngọc Hiển thời kháng chiến chống Pháp và ngọn hải đăng gần 100 tuổi được xây dựng từ thời Pháp thuộc.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Biển Lăng Cô 🌺 15 Bài Giới Thiệu Hay

Viết một bình luận