Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang [34+ Bài Hay]

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang ❤️️ 34+ Bài Hay ✅ Giới Thiệu Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Với Cách Viết Sinh Động Và Giàu Hình Ảnh. 

Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang

Cùng tham khảo mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang giúp các em có thêm cho mình nhiều ý văn để triển khai bài văn logic.

Mở bài

  • Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.
  • Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.

Thân bài

  • Giới thiệu khái quát:
    • Vị trí địa lí, địa chỉ
    • Diện tích
    • Phương tiện di chuyển đến đó
    • Khung cảnh xung quanh
  • Giới thiệu về lịch sử hình thành:
    • Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành
    • Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)
    • Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật
    • Cấu trúc khi nhìn từ xa…
    • Chi tiết…
  • Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:
    • Địa phương…
    • Đất nước…

Kết bài

  • Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.
  • Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay

Giới Thiệu Về An Giang Chi Tiết Nhất – Bài 1

Giới Thiệu Về An Giang Chi Tiết Nhất, cùng đón đọc bài văn hay được SCR.VN chia sẻ sau đây.

An Giang là một đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về dân số. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên. Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia (104 km), phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang (69,789 km), phía nam giáp thành phố Cần Thơ (44,734 km), phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107,628 km), cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km.

Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên 3.536,7 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha. Tỉnh An Giang có diện tích 3.536,7 km², bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4 so với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp thành phố Cần Thơ. Phía bắc giáp với 2 tỉnh Kandal và Takéo của Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km.

An Giang là tỉnh duy nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn ở cả hai bờ sông Hậu. Điểm cực Bắc của tỉnh nằm ở vĩ độ 10°57’B (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam ở vĩ độ 10°10’60″B (xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn), cực Tây ở 104°46’Đ (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35’Đ (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới).

Khoảng cách lớn nhất theo hướng bắc – nam là 86 km và đông – tây là 87,2 km.

Khí hậu: Với vị trí đó An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Giới Thiệu Về Tỉnh An Giang Đặc Sắc – Bài 2

Cùng đón đọc bài văn Giới Thiệu Về Tỉnh An Giang Đặc Sắc giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay về nơi đây.

Thiên nhiên và con người ở An Giang không chỉ mang những nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ mà còn có những vẻ đẹp riêng biệt của mình. Tất cả đã hội tụ ở đất An Giang, tạo nên một mảnh đất bình dị, đơn sơ và mộc mạc không lẫn với bất kỳ nơi đâu. An Giang dường như chẳng chút đổi thay, cứ mãi trường tồn cùng thời gian như thế. Vậy nên, mỗi khi về với An Giang, những người lữ khách phương xa lại cứ nao nao trong lòng, không khỏi thổn thức vì miền đất nơi đây.

An Giang là một mảnh đất thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và là một trong những tỉnh có biên giới giáp với nước bạn Campuchia. An Giang sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm xanh ngắt một màu, có đồng ruộng bát ngát,… Chính vì thế, chỉ khi khám phá “tất tần tật” An Giang, bạn mới có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của mảnh đất này.

An Giang là “vùng đất màu xanh”, dường như nơi đâu cũng gắn liền sắc xanh tươi tắn, căng tràn sức sống mãnh liệt. Đó là màu xanh của những cánh đồng mạ non, là màu xanh của những rặng thốt nốt trải dài, là màu xanh của rừng tràm nguyên sơ, của đám bèo li li, mơn mởn phủ lên dòng sông hiền hòa. Dường như chỉ cần ngắm sắc xanh đặc trưng của vùng đất này, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này tươi đẹp và rạng rỡ biết bao!

Bước vào mùa nước nổi, An Giang như được choàng lên chiếc áo mới. Dịp này, mây trời sông nước lúc nào cũng mênh mang, thăm thẳm, gợi lên những nỗi niềm khó tả. Mùa nước nổi cũng là mùa bông điên điển, bông súng đua nhau nở rộ, điểm tô những sắc màu lung linh cho những dòng sông, ao hồ. Với khoảng thời gian này, rừng tràm Trà Sư và Búng Bình Thiên là một trong những điểm du lịch tuyệt đẹp mà bạn không nên bỏ lỡ đấy!

Có dịp du lịch An Giang, bạn sẽ khám phá ra rằng An Giang không chỉ có thiên nhiên thơ mộng mà còn có những di tích lịch sử, những điểm du lịch tâm linh, những địa điểm ẩn chứa nền văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của nước nhà và cả những làng nghề truyền thống. Tất cả đều hội tụ ở mảnh đất này, cứ thế tồn tại theo năm tháng. Một lần đặt chân đến nơi ấy, bạn sẽ thấy được An Giang bình yên và thân thuộc biết nhường nào.

Đón Đọc Bài 🍀 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử 🍀 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Giới Thiệu Về Du Lịch An Giang Hay Nhất – Bài 3

Giới Thiệu Về Du Lịch An Giang Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc sau đây.

Cuộc đời là một chuyến đi, chính vì vậy mà hãy đi và chiêm nghiệm về cuộc sống bao la để có được những sự hiểu biết nhất định về văn hóa từng vùng miền. “Hãy đi khi còn có thể, đừng như những chú ếch ngồi ở đáy giếng mà nói về cuộc sống”. Trên mảnh đất hình chữ “S” của chúng ta có rất nhiều địa điểm thăm quan thú vị, bổ ích, hấp dẫn và một trong số đó phải kể đến An Giang.

Nằm ngay bên cạnh dòng sông Cửu Long màu mỡ, thiên nhiên đã ban tặng cho An Giang nhiều điều kiện thuận lợi không chỉ phát triển nông nghiệp mà còn đẩy mạnh du lịch sinh thái. An Giang giống như một bức tranh thu nhỏ miền tây sông nước đầy sắc màu nhưng vô cùng bình yên và thơ mộng.

Đến đây, du khách sẽ tận hưởng một kì nghỉ an nhàn với bầu không khí trong lành, trải nghiệm cuộc sống mộc mạc của những người dân vùng nước. Không chỉ tham qua các khu du lịch sinh thái mà du khách còn được thưởng thức ẩm thực phong phú, dân dã tại An Giang. Hứa hẹn sẽ đem tới cho bạn những trải nghiệm thú vị.

Ở An Giang có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn những tập trung nhiều nhất phải kể đến thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc.

Thành phố Long Xuyên có ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của chủ tịch Tôn Đức Thắng, khu chợ nổi Long Xuyên là nơi trao đổi giao lưu buôn bán của người dân, tất cả nông sản, hàng hóa, hoa quả, thức ăn, sản vật… Từ thuyền nhỏ cho đến thuyền lớn đều tụ họp tại chợ nổi và tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, náo nhiệt vào mỗi buổi sáng sớm.

Thành phố Châu Đốc có nhiều điểm đến du lịch nhất tại An Giang. Một trong số đó phải kể đến Núi Sam có rất nhiều đền chùa như: Chùa Tây An, Chùa Phước Điền, Miếu Bà chúa Xứ, Thoại Ngọc Hầu… Còn chợ Châu Đốc lại được ví như vương quốc mắm, tại vì ở đây có rất nhiều mắm và đồ khô đủ loại kèm theo các đặc sản Châu Đốc bày bán trên những sạp hàng hóa.

Một trong những khu di tích cổ có diện tích rộng lớn và nổi tiếng bậc nhất ở An Giang hiện nay. Không chỉ là nơi để các nhà khảo cổ tới nghiên cứu nền văn hóa Óc Eo mà còn là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và nước tới tham quan.

Du lịch Rừng Tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên với hệ sinh thái vô cùng phong phú đa dạng diện tích khoảng 850 ha. Bạn sẽ có cơ hội lênh đênh trên chiếc ghe thuyền ngắm một phần mùa nước nổi ở Miền Tây. Hai bên đường đi là hàng đước tỏa bóng cây râm mát, bèo nổi xanh kín cả mặt nước, ghe thuyền cứ chầm chậm lướt nhịp nhàng theo tiếng khuya chèo.

Búng Bình Thiên là một hồ nước ngọt nằm cách thành phố Châu Đốc 25km. Đến mùa bông hoa lục bình nở đầy sắc tím khoe hương sắc trong ánh trời xanh. Xen lẫn với đó là những bông điên điển khoe sắc vàng. Bạn sẽ cảm thấy khá bất ngờ khi được chiêm ngưỡng sắc đẹp từ hoa điên điển lại có thể thưởng thức món ăn đặc sản Miền Tây từ những bông hoa đẹp ấy. Đến Búng Bình Thiên bạn còn cơ hội tìm hiểu về văn hóa Chăm xưa còn được lưu giữ khá nguyên vẹn.

An Giang nằm ở miền Tây Nam Bộ giáp với Campuchia nên khu Chợ Tịnh Biên có bán rất nhiều mặt hàng của các nước lân cận Thái Lan, Campuchia và nhiều đặc sản miền Tây mùa nước nổi. Đây là nơi giao lưu văn hóa của người Khmer và người Việt.

Khu Thất Sơn: Hay còn được gọi với cái tên Bảy Núi, nằm trên địa bàn trên 2 huyện là Tri Tôn và Tịnh Biên. Đặc biệt có ngọn Núi Cấm cao nhất trong Thất Sơn điểm du lịch tiêu biểu có độ cao 705m. Trên núi có phong cảnh đẹp, thanh tịnh và nhiều chùa tọa lạc: Chùa Phật Lớn, Chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lặc, Cao Đài Tự…

Miếu bà chúa Xứ: Tọa lạc tại chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Với những ai thích đi du lịch tâm linh thì chắc chắn sẽ không bỏ qua địa điểm này.

Với độ cao 300m so mặt nước biển, miếu bà chúa Xứ là địa điểm thích hợp tận hưởng bầu không khí trong lành và ngắm nhìn toàn cảnh vẻ đẹp của Châu Đốc. Không chỉ hấp dẫn du khách bởi khung cảnh đẹp mà miếu bà có kiến trúc rất độc đáo và bắt mắt.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Núi Cấm ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Giới Thiệu Về Cây Thốt Nốt Ở An Giang – Bài 4

Giới Thiệu Về Cây Thốt Nốt Ở An Giang , một loại cây đặc biệt và nổi tiếng được nhiều người biết đến khi nhắc về vùng đất nơi đây.

Vùng đất Bảy núi thuộc địa phận hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên của tỉnh An Giang được coi là xứ sở của thốt nốt. Từ bao đời nay, cây thốt nốt đã gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Bảy Núi, nhất là bà con người dân tộc Khmer.

Đối với người Khmer, thốt nốt không phải là một loài thực vật thuần túy mà là một loại cây đặc biệt, có tính biểu trưng rất cao. Cây thốt nốt luôn hiện hữu và là một phần không thể tách rời trong đời sống của người Khmer.

Thốt nốt là loại cây có nguồn gốc từ Châu Phi, thân gỗ, cao, vững chãi, dễ trồng và sống rất lâu. Hiện nay, thốt nốt còn nhiều nhất ở vùng Bảy Núi (Thất Sơn), thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn – tỉnh An Giang. Và nếu đi khắp ĐBSCL – nhất là những tỉnh dọc biên giới Tây Nam như Long An, Ðồng Tháp, An Giang, Kiên Giang – nơi nào có người Khmer sinh sống thì nơi đó sẽ có cây thốt nốt và ngược lại.

Có thể nói, sự tồn tại ấy dường như mang tính tất yếu, đó là một sự gắn bó đặc biệt với những nét tương đồng đặc biệt. Bởi khi xét ở nhiều phương diện, cây thốt nốt không những tượng trưng cho tâm hồn, tính cách của người Khmer, mà nó còn tượng trưng cho văn hóa của họ.

Bên cạnh ý nghĩa trên, cây thốt nốt còn được xem là biểu tượng cho đức tính nhẫn nại, chịu khó của người Khmer. Nếu quan sát kĩ, người Khmer thường sống ở những cụm đất cao (đất dòng), khô cằn và kém màu mỡ. Tuy nhiên, dù cho quanh năm phải làm trên những cánh đồng cháy nắng, mùa màn thất bát nhưng họ vẫn hài lòng với cuộc sống của mình. Suốt cuộc đời, họ vẫn cần mẫn với những gì thiên nhiên ban tặng, chấp nhận cải tạo nó để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong khi đó, dù đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt nhưng cây thốt nốt vẫn vươn mình lên không trung, đương đầu với nắng và gió. Thế nhưng, mặc cho sự vật đổi dời, cây thốt nốt vẫn thủy chung với vùng đất mà mình đang sống, vẫn cho trái ngọt, vẫn che chở và gắn bó với người Khmer từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Như vậy, điểm chung ở đây là cả hai đều có khả năng thích nghi với môi trường sống không thuận lợi, sẵn sàng đương đầu với khó khăn để tồn tại và phát triển. Đó là một đức tính hết sức quí báu mà bất cứ ai cũng phải nể phục và tôn trọng.

Mùa vụ thốt nốt bắt đầu khoảng từ tháng Giêng đến tháng 4 âm lịch. Quả thốt nốt kết thành từng chùm, to tròn cỡ quả dừa xiêm, vỏ màu tím sậm. Ruột có những ngăn múi (khoảng 4 – 5 múi), được phủ bên ngoài một lớp vỏ lụa mỏng, bên trong có cơm dầy màu trắng, mềm dẻo giống như cơm trái dừa nước nhưng thơm ngon hơn.

Đây là thức uống giải nhiệt ngày hè rất tuyệt vời! Chỉ cần cho cơm thốt nốt vào ly, thêm một muỗng đường và vài cục nước đá là ta có thể thưởng thức ngay hương vị đặc trưng của loại trái cây độc đáo khó quên nơi miền biên ải Tây nam của Tổ quốc.

Lựa mua thốt nốt, du khách chú ý nhìn cái cuống còn tươi (không bị khô), trái đều đặn không bị móp, giập, và dùng tay búng vào vỏ trái để biết trái già hoặc non. Trái già cơm cứng, có vị lạt. Trái vừa ăn, cơm mềm, bên trong có một ít nước hơi ngọt, có vị beo béo và mùi thơm thoảng, rất ngon. Nhưng để chắc ăn và tránh việc mang xách nặng nề, nên mua phần cơm thốt nốt do người bán tách sẵn, tuy giá có cao đôi chút, nhưng phải dè chừng kẻo mua hàng cũ, có mùi ôi (chua) không đạt chất lượng.

Đặc sản từ cây thốt nốt rất phong phú. Ngoài cơm trái, còn có nước thốt nốt tươi (hoặc lên men) giải khát, đường thốt nốt, chè đậu xanh thốt nốt, và bánh thốt nốt…

Chia Sẻ Bài 🌵 Thuyết Minh Về Núi Sam, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam❤️️15 Bài

Thuyết Minh Về Núi Cấm An Giang Nổi Tiếng – Bài 5

Thuyết Minh Về Núi Cấm An Giang Nổi Tiếng là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em có thể học hỏi và ôn tập thật tốt.

Núi Cấm từ ngày xa xưa đã được biết đến là ngọn núi linh thiêng, huyền bí nhất trong vùng Bảy núi. Về tên gọi cũng là một vấn đề luôn được du khách quan tâm, bởi nó còn có tên gọi chính thức bằng văn tự là Cấm Sơn.

Núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao và lớn nhất trong dãy thất sơn hùng vĩ thuộc địa phận tỉnh An Giang, nằm trong khu tam giác Tịnh Biên-Nhà Bàng-Tri Tôn. Núi Cấm có vị trí địa lý vô cùng đặc biệt, nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km và cách thành phố Châu Đốc khoảng 37km. Đây còn là ngọn núi cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long, đỉnh Bồ Hong cũng là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn với chu vi 28600m và độ cao 705m.

Với độ cao này, từ trên Bồ Hong nhìn xuống là chùa Phật Lớn, núi Cấm mang trong mình vẻ hùng vĩ, uy nghi, rộng lớn, cảm giác như một các lòng chảo lớn giữa vùng đồng bằng sông cửu long được bao quanh bởi các ngọn núi san sát liền kề. Vì ở trên độ cao như vậy, là điều khiến cho khí hậu ở đây trở nên vô cùng mát mẻ, thanh khiết với cảnh sắc thiên nhiên sinh động, người dân đặt cho nó với cái tên là Đà Lạt thứ 2 của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Núi Cấm từ ngày xa xưa đã được biết đến là ngọn núi linh thiêng, huyền bí nhất trong vùng Bảy núi. Về tên gọi cũng là một vấn đề luôn được du khách quan tâm, bởi nó còn có tên gọi chính thức bằng văn tự là Cấm Sơn. Trong sách còn miêu tả danh lam thắng cảnh này là một nơi “thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt,…” Còn theo tương truyền trước đây ngọn núi còn có tên gọi khác ấn tượng hơn là Đoài Tốn.

Truyền thuyết kể lại rằng, xưa núi Cấm là khu vực vô cùng nguy hiểm, hiểm trở lai có cả những loài thú hung dữ, không một ai dám đến đó ngoại trừ những nhân vật siêu nhiên mà được người dân tương truyền kể lại. Đây là một khu vực linh thiêng, ngày xưa tướng Nguyễn Ánh khi bị quân Tây Sơn vây đuổi đã chạy trốn ở đây và không cho phép ai vào nên từ đó người dân gọi đây là núi Cấm. Vào mùa xuân, là khí hậu thích hợp nhất để ngao du ngắm cảnh, tiết trời mát dịu nhẹ, cây cối xanh tươi đua nhau khoe sắc.

Đặc biệt ở trên các chop núi càng cao thì về đêm khí hậu càng trở nên lạnh, sáng sớm còn được tận mắt thấy sương mai phủ đầy giăng kín cả lối đi. Từ trên cao nhìn xuống, là toàn cảnh đồng lúc mênh mông, bát ngát, bạt ngàn trải dài đến tận vùng biển Hà Tiên và biên giới Tây Nam. Núi cấm quanh năm mây mù giăng phủ, trên đỉnh núi có đỉnh Bát Tiên là nơi mà du khách có thể ngắm nhìn biển Hà Tiên hay dãy núi Tà Lơn trên mảnh đất địa Campuchia.

Từ chân núi lên đến đỉnh núi đều được tráng nhựa để thuận tiên đi lại, hai bên đường là những vách đá thẳng đứng sừng sững làm bệ cho những dòng thác chảy ào ạt. Núi Cấm được bao bọc trong những rừng cây xanh ngút bạt ngàn đan xen những cây cỏ hoa lá sắc màu, khung cảnh toát lên vẻ yên bình, thanh tĩnh, tươi mát như cõi bồng lai tiên cảnh. Dưới chân núi chệch về hướng đông của núi Cấm là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, là nơi phục vụ các đa dạng các loại hình giải trí, nhà hàng, khách sạn với diện tích rộng khoảng 100ha.

Từ chân núi đi theo lối mòn của núi du khách sẽ lại một lần nữa đắm chìm vào sự tươi mát, thoáng đãng của dòng suối Thanh Long. Đây là dòng suối có nguồn gốc bắt nguồn từ mạch nước ngầm trong lòng đá len lỏi qua các khe đá tạo nên một dòng suối lớn. Được đắm mình vào dòng nước trong vắt, mát lành, nghe tiếng róc rách của nước chảy như xua tan đi sự mệt mỏi tất bật của cuộc sống hằng ngày.Tiếp tục di chuyển trên đường mòn du khách lại được ghé thăm động Thủy Liêm.

Tiếp đó sẽ đi qua chùa Phật Lớn rồi đến chùa Vạn Linh những nơi linh thiêng cao quý là sẽ đến đỉnh cao nhất của núi Cấm là Vồ Bò Hong. Ngoài ra có vồ Ông Bướm, vồ Bà, vồ Thiên Tuế là những nơi mà du khách thường đến chiêm bái, đãnh lễ hành hương. Đi từ chân núi lên đến đỉnh núi đều là những địa điểm hấp dẫn, mỗi nơi lại có những sự tích li kì riêng biệt, làm nên một không gian huyền ảo, sống động mang đầy màu sắc tín ngưỡng, truyền thống của dân tộc.

Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, rừng cây bạt ngàn sừng sững trăm năm tất cả đã góp phần tạo nên một núi Cẩm hùng vĩ, nên thơ, trở thành một khu du lịch sinh thái lí tưởng mỗi khi nhắc đến An Giang. Đến khám phá núi Cấm, ngoài cảnh quan sinh động huyền bí còn là sự đa dạng về nhiều loại ẩm thực đặc trưng như xoài núi, mít núi, sầu riêng, mảng cầu núi.

Nói đến địa điểm ấn tượng khi du lịch núi Cấm phải kể đến tượng phật Di Lặc, được coi là một công trình kiến trúc đồ sộ nhất từ trước đến nay trên vùng Bảy Núi. Bức tượng phật Di Lặc với chiều cao 3360 m đứng trong hàng cao nhất Đông Nam Á vẫn sừng sững trải qua bao thăng trầm của thời gian. Điều ấn tượng là dù ở bất cứ chỗ nào trên các vồ núi cũng có thể ngắm nhìn chiêm ngưỡng hình tượng phật trắng sáng uy nghi giữa cả một vùng trời rộng lớn với sự hiền từ bao dung và thánh thiện.

Núi Cấm giờ đây đã trở thành địa điểm hành hương, bái lễ của du khách, là nơi linh thiêng, huyền bí thu hút với vẻ uy nghi rộng lớn đến khó tả. Núi Cấm mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí nơi giao thoa giữa đất trời chìm đắm trong chiều dài lịch sử hơn một thế kỷ. Giữa một vùng trời tươi mát, giữa bạt ngàn rừng cây xanh trái ngọ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Núi Cấm hiện lên sừng sững giữa không gian mang đến cho du khách một cảm giác dịu êm, một khúc ca lãng du hoang sơ em dịu giữa đồng bằng rộng lớn.

Giới Thiệu Bài 💦Thuyết Minh Về Tam Cốc Bích Động ❤️️12 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở An Giang Sinh Động – Bài 6

Cùng đón đọc bài văn Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở An Giang Sinh Động được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích sau đây.

Nếu có dừng chân qua vùng Thất Sơn – An Giang thì chắc chắn rằng các bạn sẽ không thể nào quên ghé thăm để thưởng thức cái đẹp của vùng bảy núi. Nhưng các bạn muốn vừa du lịch vừa tìm hiểu lịch sử thì xin dừng chân lại ngọn đồi Tức Dụp thuộc núi Tô (Phụng Hoàng Sơn) tại tỉnh An Giang.

Đồi Tức Dụp nằm tại xã An Tức huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Gọi là Tức Dụp vì người Khơ- me gọi riêng nó là nước đêm. Đồi cao khoảng 216 m, diện tích hơn 2 km vuông, chu vi hình cánh cung khoảng 3m

Tương truyền ngày xưa các nàng tiên nữ giáng trần dạo chơi trên ngọn núi Tô, các nàng nghịch phá lấy đá ném xuống chân núi các phiến đá chồng chất lên nhau tạo thành đồi Tức Dụp với nhiều lò ảng (hang trong núi) chi chít như tổ ong vĩ đại, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy An Giang.

Từ những năm 30-40 của thế kỉ XX , Tức Dụp đã mang trong mình ngọn lửa đấu tranh của cách mạng. Năm 1940 là căn cứ của các chiến sĩ vô danh. Năm 1960 là căn cứ quan trọng của Tỉnh ủy An Giang. Cho đến năm 1968 Quân đội Hoa Kỳ đã biết chỗ ẩn náu của cách mạng nên bắn phá dữ dội.

Những trận chiến liên tục nổ ra nhưng trận chiến khiến mọi người nhớ nhất đó là trận 128 ngày. Cuộc chiến không cân sức đã diễn ra nhưng bên phía những người cách mạng đã giành thắng lợi. Thiệt hại của người Mĩ là 2700 quân nhân thiệt mạng, 11 xe thiết giáp bị phá hủy, làm hỏng 9 khẩu pháo 105 li , 2 máy bay bị bắn rơi cùng 3 trực thăng. Thiệt hại về chiến phí của Mỹ lên đến 2 triệu USD và cũng từ đó ngọn đồi này nổi tiếng với cái tên “ngọn đồi 2 triệu đô la”.

Chiến tranh đã qua đi cho đến 1/4/1985, Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia và được nhà nước trao tặng 8 chữ vàng ” kiên cường bám trụ, giữ vững núi Tô”.

Bây giờ Tức Dụp không còn xơ xác như xưa nữa, nhờ bàn tay con người, màu xanh đã trùm lên trên ngọn đồi này. Các bạn có thể thử tài thiện xạ của mình khi các bạn vào phòng bắn súng. Các bạn có thể đi hóng mát, dã ngoại quanh đồi Tức Dụp.

Ngoài ra còn có sở thú với nhiều loài thú qúy hiếm như đà điểu châu Phi, cá sấu, vọoc mũi sếch và các bạn còn có thể chơi các trò chơi dân gian,…. thưởng thức những món ngon đồng quê. Đặc biệt các bạn có thể vào trong hang để khám phá di tích lịch sử,….

Tức Dụp đã được con người điểm tô trở nên xinh tươi và đẹp đẽ hơn nhưng có phai đâu những dấu tích xương máu những biến cố chiến tranh đã in hằng vào vách đá. Nó đã được lưu giữ mãi mãi. Nó đã được người dân chúng tôi bảo vệ xây dựng để ngày càng đẹp hơn. Tức Dụp- niềm tự hào của An Giang và cũng là niềm tự hào của đất nước Việt Nam đang hiện hữu sừng sừng uy nghiêm giữa đất trời Việt Nam.

Tham Khảo Bài ❤️️ Giới Thiệu Về Đà Lạt ❤️️ 20 Bài Văn Thuyết Minh Đà Lạt Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang Điểm 10 – Bài 7

Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây, cùng theo dõi ngay nhé!

Miếu Bà chúa Xứ có thể xem là địa danh nổi tiếng nhất của An Giang. Đây là ngôi miếu linh thiêng nổi tiếng thu hút hàng triệu người dân tứ xứ đến phúng viếng hằng năm.

Vào tháng giêng và tháng 4 âm lịch, miếu Bà là nơi thu hút khách bật nhất. Nhiều dòng xe rồng rắn nối đuôi nhau chở khách đến viếng bà, chùa bà thắp đuốc sáng bừng khắp ngày lẫn đêm. Người ta đổ xô về đây đông đến nỗi 2 – 3 giờ khuya đến viếng vẫn không tài nào chen chân qua nỗi dòng người đông đảo.

Lễ hội chính diễn ra vào ngày 25/4 âm lịch, người ta gọi đây là Hội Vía Bà, lễ hội này được bộ Văn hóa công nhận là lễ hội văn hóa cấp quốc gia, chùa Bà đồng thời cũng là “di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia”.

Tương truyên khi xưa Bà ngự ở trên núi Sam, Bà thường xuyên hiện về xưng là Bà Chúa Xứ, báo mộng cho dân làng rằng chỉ cần thỉnh Bà xuống núi và lập miêu thờ thì Bà sẽ phổ độ phước lộc, mang đến mùa màng bội thu và xua tan dịch bệnh cho dân làng. Qủa nhiên người ta đi theo lời Bà chỉ dẫn, phát hiện ra một bức tượng Phật đã phủ rêu và cũ kĩ do đã ở trên núi một thời gian dài không ai chăm sóc.

Dân làng quyết tâm thỉnh Bà xuống núi nhưng bao nhiêu trai tráng khỏe mạnh vẫn không tài nào nhấc nổi pho tượng Phật này. Bà hiện về mách rằng phải có 9 trinh nữ thanh khiết và trong sáng mới có thể nhấc Bà xuống núi. Người ta cử ra 9 cô gái đồng trinh theo ý của Bà, quả thật 9 cô gái nhấc Bà lên nhẹ bỗng như không và khiêng Bà xuống núi dễ dàng.

Đi xuống núi được 1 đoạn, pho tượng Bà trở nên nặng trĩu khiến cho các cô không thể di chuyển được nữa. Mọi người hiểu ý rằng bà đã chọn nơi đất lành này làm nơi ở nên xây lên một ngôi miếu thờ cho Bà. Ngày nay, trải qua nhiều lần tu sửa và xây dựng, miếu Bà Chúa Xứ mới được khang trang và rộng lớn như hiện tại.

Sau khi Bà Chúa Xứ đã được an yên tại miếu thờ, cây lúa trở nên tốt tươi, mọi người sinh sống bình yên và vui vẻ. Người ta nói rằng đến miếu Bà thì sẽ cầu được ước thấy rất linh thiêng, nhiều người cầu nguyện và hứa hẹn sẽ cúng heo quay, gà vịt… để làm ăn buôn bán, cầu sức khỏe, gia đạo bình an… Khi nguyện ước được hoàn thành thì năm sau họ quay lại miếu Bà để cảm ơn và trả lễ rất đông.

Chia Sẻ Bài 🌵 Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hay

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang Ngắn – Bài 8

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang Ngắn, cùng đón đọc bài văn giới thiệu về Cù lao Ông Hổ nổi tiếng sau đây.

Cù lao Ông Hổ do phù sa sông Hậu bồi đắp. Trên cù lao có ngôi nhà gỗ, nơi gìn giữ những kỷ niệm về Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên hoa trái xum xuê. Cù lao Ông Hổ thuộc xã Mỹ Hoà Hưng cách Trung tâm Thành phố Long Xuyên, tỉnh Anh Giang bởi một nhánh sông Hậu chảy qua. Bằng nhiều phương tiện và con đường thuỳ, bộ khác nhau, chúng ta có thể đến với Cù lao Ông Hổ, nơi đây chúng ta sẽ có dịp thăm lại ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn Đức Thắng và các di vật ngày xưa của Bác.

Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1887, do thân sinh của Bác là cụ Tôn Văn Đề xây dựng với lối kiến trúc hình chữ Quốc, nên sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12 mét, dài 13 mét, rộng hơn 150m2.

Vào năm 1984, Bộ Văn Hoá đã ra quyết định công nhận đây là một di tích lịch sử mang tầm cỡ Quốc gia. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Bác, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 110 của Bác, Nhân Dân tỉnh An Giang đã tiến hành làm lễ khánh thành khu lưu niệm của Bác với nhiều công trình mới được xây dựng trên khuôn viên 6,7 ha với nhiều công trình kiến trúc độc đáo, như:

Ngôi nhà thời niên thiếu; Đền thờ tưởng niệm Bác Tôn được xây dựng trong khuôn viên 1.600m2 với kiến trúc cổ lầu tam cấp đặc sắc, nơi chính điện là tượng Bác Tôn bằng đồng bán thân; đối diện với đền thờ là nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, nơi đây các hình ảnh, hiện vật, các tư liệu và phim hình sống động giúp chúng ta hiểu thêm về Bác, một tấm gương sáng của dân tộc ta.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Hồ Xuân Hương Đà Lạt ❤️️ 14 Bài Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang – Bài 9

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang sẽ gợi ý cho các em thêm nhiều ý tưởng hay để làm bài văn của mình thật tốt.

Nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Ở độ cao 710m từ trên Vồ Bò Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trên đỉnh Cấm Sơn, du khách ta có cảm giác một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc Thiên Cấm Sơn như: Võ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế…

Chính vì độ cao và địa hình như vậy, nên từ lâu Núi Cấm được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, thu hút khách du lịch, hành hương nơi đây sẽ đến với những huyền thoại, truyền thuyết đầy vẻ kỳ thú, bí ẩn.

Về tên của ngọn núi, truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Trước kia Núi Cấm rất hiểm trở, lại nhiều thú dữ, không ai dám tới, trừ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên thiên đình. Vì thế, một quy định bất thành văn của những người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực núi thiêng đó. Một truyền thuyết khác kể lại rằng, ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Núi Cấm.

Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng, nhà hàng Kaolin nơi phục vụ các món ăn đặc sản vùng Bảy Núi. Từ Lâm Viên theo lối mòn lên núi, du khách có thể dừng bước chân lãng du đầm mình trong dòng suối Thanh Long mát rượi, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, vừa để nghỉ dưỡng sức khoẻ. Tiếp tục cuộc hành trình lên đến ngã ba, du khách đã bước vào khu “Cao nguyên Núi Cấm”.

Rẽ phải khoảng chừng 1km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở về ngược hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi du khách ghé thăm Động Thuỷ Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi). Tiếp đến là chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Hong – đỉnh cao nhất của Núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tại đây, vào ngày thời tiết không mưa, nắng đẹp bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn ra tận vùng biển Hà Tiên. Giữa mênh mông, bạt ngàn màu xanh cây trái của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cấm Sơn hiện hữu, sừng sững đem đến cho du khách một cảm nhận mới, một khúc lãng du êm dịu giữa đồng bằng.

SCR.VN Gợi Ý Bài 💦 Thuyết Minh Về Đảo Phú Quốc ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Phú Quốc

Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang Hay – Bài 10

Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang Hay giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.

Châu Đốc, một địa danh gắn liền với sự linh thiêng với thế phong thủy tiền tam giang, hậu thất sơn và huyền bí cùng nhiều tín ngưỡng tôn giáo tồn tại từ lâu đời. Nhắc tới mảnh đất này, người ta không thể không nhớ tới Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây Nam Bộ, mà ngay cả người Việt ở nước ngoài vẫn biết đến.

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.

Theo truyền thuyết kể lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.

Một truyền thuyết khác liên quan đến ngôi miếu này, đó là nói về công lao ông Thoại Ngọc Hầu. Khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới, bà Châu Thị Tế đã khấn vái Bà Chúa Xứ phù hộ ông dẹp yên giặc, gìn giữ xóm làng bình yên. Để tạ ơn những điều linh nghiệm, ông Thọai Ngọc Hầu cho thỉnh Bà từ trên đỉnh núi Sam về xây một ngôi miếu khang trang dưới chân núi và chọn ngày 24.4 là ngày cúng lễ Bà.

Ngày trước miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay.

Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật.

Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tượng phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Quần thể kiến trúc miếu có chính điện (nơi thờ tượng Bà), võ ca, phòng khách và phòng Ban quý tế. Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son rực rỡ.

Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ,…

Về nguồn gốc tượng Bà Chúa Xứ có nhiều truyền thuyết khác nhau. Theo lời truyền miệng dân gian thì vào những năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang quấy phá nước ta và đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Bọn chúng ra sức khiêng bức tượng nhưng không nhấc nổi, một tên trong số đó đã làm tức giận làm gãy tay Bà và ngay lập tức hắn bị trừng phạt. Từ đó người dân gọi là Bà Chúa Xứ và lập miếu thờ để cho Bà Chúa phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh.

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vang danh khắp vùng không chỉ bởi sự tâm linh mà còn bởi ý nghĩa lịch sử to lớn. Từ những di tích vật thể đến những giai thoại được truyền miệng từ đời này sang đời khác đều gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc.

Đọc Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn ❤️️ Hay Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh An Giang Ấn Tượng – Bài 11

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh An Giang Ấn Tượng và súc tích thể hiện qua từng câu văn, lối văn hấp dẫn và đặc sắc.

Núi Sam mang tên khác Vĩnh Tế Sơn tốt Ngọc Lãnh Sơn cao 284 m bao gồm chu vi 5.200m, là 1 trong những núi phía trong vùng Bảy núi, ở trong làng Vĩnh Tế, Phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh giấc An Giang

Núi Sam ngơi nghỉ Châu Đốc nói một cách khác là Vĩnh Tế Sơn tốt Học Lãnh Sơn, núi cao 284m, bao che diện tích khoảng 280ha, rợp non cây cối… có hình dáng nhỏng một bé Sam nằm giữa cánh đồng trải rộng lớn mênh mông. Núi Sam không những hấp dẫn do cảnh quan hữu tình, nhưng mà tại trên đây còn có khá nhiều di tích lịch sử bản vẽ xây dựng, văn hóa đang tương khắc sâu vào tâm linh bạn dân An Giang với đồng bằng Nam Bộ.

Núi Sam tất cả mặt đường nhựa lâu năm khoảng chừng 5km uốn lượn trên sườn núi, rất có thể chạy xe pháo lên tận đỉnh, bao quanh cũng có rất nhiều mặt đường mòn, những ngả tăng lên giảm xuống. Bên đường là đầy đủ vạt tầm vông đông đảo tắp, trang trí dung nhan hồng mộng mơ của loại hoa tigôn.

Trên đỉnh Núi Sam vẫn còn đó dấu tích một bệ đá trầm tích màu xanh Đen, khu vực tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ngự, trước khi được đưa về miếu. Hình như, còn tồn tại một pháo đài được tạo ra từ thời Pháp, với một ngôi miếu bé dại thờ Trương Gia Mô (1866-1929) là một trong nho sĩ của trào lưu Duy Tân.

Theo truyền thuyết dân gian, Núi Sam linch hiển yêu cầu nhiều ca dua thờ Phật vẫn dựng lên tại đây ngay gần 2 chũm kỷ. Có đến 200 ngôi thường, cvào hùa, am, miếu nằm rải rác rưởi ở chân núi, sườn núi với cả trên đỉnh.

Trong số đó lừng danh độc nhất là miếu Bà Chúa Xứ, ca tòng Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, ca dua Phước Điền (nói một cách khác chùa Hang) đã có công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Hàng năm, khác nước ngoài tự khắp vị trí hành mùi hương về trên đây cúng lễ rất nhiều. Trong khi, vào Khu du ngoạn núi Sam còn có những win chình ảnh đẹp nhất như đồi Bạch Vân, sân vườn Tao Ngộ…

Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️ Mẫu Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang Ngắn Hay – Bài 12

Thuyết Minh Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang Ngắn Hay, đón đọc bài văn giới thiệu về Núi Cấm – một địa danh nổi tiếng tại đây.

Núi Cấm hay còn gọi là núi Ông Cấm có tên chữ là Thiên Cấm Sơn, nằm trong khu tam giác Tịnh Biên – Nhà Bàng – Tri Tôn, là một trong những ngọn núi của dãy Thất Sơn, tỉnh An Giang. Núi Cấm là ngọn núi cao và hùng vĩ nhất trong cụm bảy núi với độ cao 705m và được nhiều người trân trọng như là một ngọn núi thiêng liêng với nhiều giai thoại trong dân gian.

Từ xa xưa núi Cấm có tên là núi Gấm, Thiên Cấm Sơn, Thiên Cẩm Sơn, được mệnh danh là một ngọn núi đẹp như gấm lụa. Không những vậy, nơi đây được mệnh danh là Đà Lạt của đồng bằng sông Cửu Long, và là nơi nhuốm màu huyền bí, là chốn linh thiêng dành riêng cho bậc chân tu hay thần tiên giáng thế.

Nhiệt độ núi Cấm dao động từ 18 đến 24 độ, mát mẻ quanh năm, do đó, thảm thực vật cũng nở nên đa dạng. Núi được che phủ bởi hơn 815 loài cây rừng như thông, ngọc lan, thạch tùng, thiên tuế, dương xỉ, … Những buổi sáng, cảnh vật nhuốm màu sắc đẹp lạ thường. Hòn núi từ màu xám đổi sang màu tím, rồi màu hồng – ngả qua màu nhạt… lóng lánh hạt sương như những viên kim cương nhiều màu hiếm có.

Theo sách phong thủy, núi Cấm là một long huyệt, chạy dọc theo An Giang, nằm giữa vùng đồng bằng được phù sa bồi đắp, đây chính là nơi sở hữu thiên thời địa lợi, địa thế đẹp, và là khu du lịch sinh thái lý tưởng.

Không chỉ có thiên nhiên trời ban, mà núi Cấm còn sở hữu những điểm tham quan, những thắng cảnh dọc từ chân núi đến đỉnh. Từ suối nước khoáng Thanh Long thơ mộng nằm lưng chừng núi với nguồn nước vô tận, suối Tiên róc rách ầm ì như hòa âm cùng thiên nhiên.

Rồi Điện Bồ Hong – đỉnh cao nhất núi Cấm, tại đây ngày đêm lộng gió, mây trắng quẩn quanh mỗi sáng chiều. Rồi về Ông Bướm với hai khối đá kết lại giống hình hai con bướm tựa vào nhau, có nguyệt điện du khách thường vào đấy thám hiểm. Còn có điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, đến động Thủy Liêm. Từ trên đỉnh núi, bạn có thể thỏa sức ngắm nhìn An Giang bé nhỏ, những cánh đồng lúa bát ngát xanh tươi.

Núi Cấm cũng đẹp về đêm, khi trăng treo lơ lửng trên đầu núi. Âm thanh sống động từ thiên nhiên, núi rừng, sương rơi lóng lánh trên lá cây. Cảnh sắc thiên nhiên này xứng đáng được người đời chiêm ngưỡng.

Cho dù với cách lý giải nào thì thực tế, núi Cấm là một thực thể do thiên nhiên tạo nên, qua ngần ấy thời gian tồn tại, đã đi vào đời sống tinh thần của người dân Tây Nam Bộ bằng sự kết nối những giai thoại truyền thuyết dân gian và niềm tin tôn giáo. Chùa Phật Lớn – nơi tu sĩ Bảy Do tụ nghĩa rèn quân chống giặc Pháp xâm lược. Chùa Vạn Linh được bao nhiêu tín đồ phật giáo tôn thờ.

Núi Cấm tồn tại từ xưa đến nay như một biểu tượng tâm linh, theo thời gian hình thành nên nhiều yếu tố văn hóa tâm linh khác không kém phần đa dạng, phong phú.

Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu ❤️️ Bài Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang Đơn Giản – Bài 13

Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang Đơn Giản, giới thiệu về địa danh hồ Tà Pạ “Tuyệt tình cốc” miền Tây không nên bỏ qua.

An Giang là một tỉnh thuộc tứ giác Cửu Long, là một trong những vựa lúa lớn nhất của Nam Bộ. Du khách đi qua những hàng dừa, cánh đồng thốt nốt bát ngát, qua phà Triều Khúc đi thẳng đến Núi Thất Sơn sẽ vào hồ Tà Pạ thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn.

Tà Pạ là một hồ nước sâu nằm trên đồi Tà Pạ, trong vùng Thất Sơn huyền bí. Hồ Tà Pạ nước lúc nào cũng mang một màu ngọc bích nhìn thấu tới đáy hồ. Đến đây, khoảng không gian thoáng đãng ngút tầm mắt hiện ra ngay trước mặt bạn… bao nỗi mệt nhọc đường xa của du khách sẽ được đền bù xứng đáng. Hồ Tà Pạ cũng như bao hồ khác như Hồ Bửu Long, Long Sơn đều do bàn tay con người nhân tạo do qua trình khai thác núi đá vôi.

Hồ Tà Pạ được bao quanh bởi những cánh đồng cỏ xanh phủ lên những tảng đá nhấp nhô bạc trắng, bụi cỏ lau rì rào ngả nghiêng trước gió. Đi sâu vào là một hồ cốc, xung quanh được bao bọc bởi những ngọn núi cao tạo nên một không gian lãng mạn, hữu tình, tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết…. Với Tà Pạ không gian thoáng hơn, bát ngát hơn và bố cục thì thật hùng vĩ, xa xa dãy núi Thất Sơn sừng sững trong chiều nắng vàng trải một mầu mật xuống cánh đồng Tả Pạ… Thật đáng yêu thiên nhiên đã ban thưởng cho một vùng đất phía nam Tổ Quốc

Du khách rảo bước leo lên những ngọn núi để phóng tầm mắt xuống những ruộng lúa đang mùa vàng trĩu hạt. Cánh đồng Tà Pạ không kiêu sa như ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Ý Tý, không thẳng cánh cò bay như cánh đồng lúa ở Long Xuyên, Bạc Liêu… Nhưng ở Tà Pạ là sự yên ả thanh bình, ngút ngàn xa ngái. Có lẽ nó được thừa hưởng vẻ đẹp của những hàng thốt nốt, những phum sóc mang dấu ấn của đồng bào Khmer và đâu đó những mái tháp chùa cong vút trong nắng chiều. Tà Pạ ơi …

Gợi Ý Bài ⏩ Thuyết Minh Về Chùa Keo ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang Đạt Điểm Cao – Bài 14

Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang Đạt Điểm Cao được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn.

Từ thời xa xưa, Châu Đốc đã là vùng đất thiêng với nhiều chùa chiền, miếu mạo; chỉ riêng khu vực núi Sam, có trên 150 ngôi chùa, am, miễu, cốc nằm rải rác trên sườn núi và dưới chân núi.

Khu du lịch Núi Sam là một địa danh đặc biệt của đất nước ta. Nơi đây lưu lại những câu chuyện từ thời mở cỏi đất phương Nam có khí hậu trong lành, bốn bề gió lộng, lại hội tụ 5 cụm di tích lịch sử văn hóa ý nghĩa trở thành điểm đến hấp dẫn của Châu Đốc. Tiêu biểu có Lăng Thoại Ngọc Hầu, một trong những thắng cảnh đẹp nhất ở núi Sam, bên cạnh chùa Hang, chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ.

Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, rất có giá trị về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Nếu dự định du lịch An Giang đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.

Nhìn tổng thể từ xa, bên triền núi Sam cạnh bờ kinh Vĩnh Tế, khu lăng mộ uy nghi đường bệ, xanh um những tàn cây đại thụ. Sơn Lăng nằm dưới chân núi Sam, bên cạnh vô vàn các di tích khác, nhưng kỳ lạ thay lại không bao giờ ồn ào náo nhiệt như các lăng miếu khác ở đây mà luôn có một không khí lặng lẽ, trang nghiêm, thành kính. Lăng vừa là lăng mộ, vừa bao gồm đền thờ, thờ Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu, một vị quan triều Nguyễn, được triều đình cử vào khai phá và trấn giữ An Giang.

Theo như sử chép lại ông sinh ngày 25/11/1761 tại huyện Diên Phước – tỉnh Quảng Nam, mất ngày 06/6/1829. Ông là một vị quan mà người Châu Đốc, An Giang dành cho sự biết ơn tột bậc bởi những cống hiến vĩ đại của ông cho con người và xứ sở trong những năm tháng làm quan đất này.

Kể về công lao của Thoại Ngọc Hầu đối với vùng đất An Giang cũng như của cả vùng Nam bộ thì vô cùng to lớn và không sao kể xiết. Ông đã tập hợp lưu dân, khai sơn khẩn đất, phát triển nông nghiệp. Dưới sự cai quản của ông, những vùng hoang hóa, rừng rậm không người lui tới trở thành những vùng ruộng đất tốt tươi, con người tập trung sinh sống hòa bình, sung túc.

Đặc biệt, công lao to lớn nhất của ông đối với miền Nam là đã tổ chức đào hai con kênh chiến lược là kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giao thông, thương mại thời bấy giờ. Chính vì lòng biết ơn tột bậc của người dân Châu Đốc đối với ông mà Sơn Lăng luôn được người dân ở đây chăm sóc với một vẻ đẹp chỉn chu hiếm thấy. Cây cỏ được cắt tỉa tỉ mỉ, quãng sân rộng luôn quang đãng sạch đẹp. Lối vào lăng qua chín bậc đá ong hết sức uy nghiêm.

Lăng Thoại Ngọc Hầu xây dựng trên nền đá xanh, nằm kề trên Quốc lộ 91, mặt hướng về phía bắc đối diện miếu Bà Chúa Xứ, lưng tựa vào vách đá núi Sam do đích thân Thoại Ngọc Hầu đứng ra chỉ huy xây dựng vào cuối những năm 20 của thế kỷ XIX. Toàn khu sơn lăng là một khối kiến trúc hài hòa. Xung quanh lăng được bao bọc bằng vách tường đúc dày vững vàng cao hơn đầu người, phía trước là 2 cửa lớn hình bán nguyệt theo kiểu kiến trúc của lăng tẩm xưa, 2 bên có 2 hàng liễn đối.

Để vào lăng, phải qua 9 bậc đá ong được vận chuyển từ miền Đông. Phía trước lăng là khoảng sân rộng nổi bật với long đình, bên trong có bản sao bia Thoại Sơn. Khu chính giữa là lăng mộ và đền thờ, 2 bên là 2 dãy mộ vô danh. Ở giữa trong khuôn viên lăng chính là mộ của ông Thoại Ngọc Hầu, bên phải là mộ của bà chính thất Nhất phẩm phu nhân Châu Thị Tế, bên trái là ngôi mộ khiêm nhường hơn của bà thứ thất Diệc phẩm phu nhân Trương Thị Miệt. Trước mỗi đầu mộ đều có bức bình phong, chân mộ là bi ký.

Ngoài ra, ở 2 bên khuôn viên lăng còn có những ngôi mộ có nhiều hình dạng khác nhau: hình bầu dục, hình voi phục, hình quả đào, cái nón… Đây đều là những ngôi mộ vô danh của các cận thần, thân tộc và những người dân phu, dân binh đã chết khi tham gia đào kênh Vĩnh Tế. Tương truyền, mộ hình trái đào và cái nón là đào kép chánh trong đoàn hát bộ theo biểu diễn cho ông xem khi còn sống.

Tiếp theo là đền thờ ông được xây dựng vô cùng uy nghiêm, lộng lẫy, lưng tựa vào vách núi trập trùng, tạo dáng đền vô cùng hùng vĩ và uy nghi, cổ kính. Trong đền trang trí vô cùng tinh xảo, giữa đền là tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu cao 2m với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế, tạo một không khí hết sức trang nghiêm.

Trong đền còn có vô số những bảo vật có giá trị khác như những bức hoành phi, liễn đối, văn bia, văn tế, những áng văn thơ hùng tráng, ca ngợi công đức những bậc tiền nhân, gợi lên một thời oanh liệt của ông cha ta những năm tháng đi khai hoang mở mang bờ cõi, để lại cho con cháu muôn đời sau.

Ngay cạnh đền thờ ông phía cạnh là nhà trưng bày, bạn có thể ghé qua để tìm hiểu những giai thoại gắn liền với ông. Những công lao của ông đến giờ ca dao vẫn còn ghi lại: ” Đi ngang qua cảnh núi Sam, Thấy lăng ông lớn hai hàng lụy rơi. Ông ngồi vì nước vì đời, Hy sinh tài sản không rời nước non. Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ, Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an. Đồng An Trường chó ngáp, Làng Quới Thiện trồng lác bốn mùa. Nhớ ông Bảo Hộ ngày xưa, Dựng làng, mở cõi nắng mưa dãi dầu”.

Núi Sam quanh năm không vắng khách phương xa, nhất là vào dịp lễ hội truyền thống kỷ niệm Thoại Ngọc Hầu, vía Bà Chúa Xứ … Trong hành trình du lịch Châu Đốc – An Giang, đến thăm đền Thoại Ngọc Hầu, không chỉ để chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc tiêu biểu dưới thời phong kiến nước ta, thưởng ngoạn không khí yên ả, thanh bình, mà còn là để thể hiện lòng thành kính đối với những bậc tiền nhân thuở trước.

Đọc Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Chùa Bái Đính ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Giới Thiệu Về An Giang Bằng Tiếng Anh – Bài 15

Giới Thiệu Về An Giang Bằng Tiếng Anh đặc sắc sau đây để chia sẻ rộng rãi đến bạn bè quốc tế, giúp hiểu hơn về nơi đây.

An Giang is the land of beautiful places and breathtaking view of paddy rice fields in the Mekong Delta area. This is one of the most mysterious landscapes in Vietnam.

An Giang is a province in southern Viet Nam and is a part of Long Xuyen ( Long Xuyên) Quadrangle which suffers a lots of natural disaster. However, this is also advantageous to make fertile soil for this land. An Giang possesses many places that attract travelers to its beauty. This province is also the land of the Cham ( Chăm) people, an ethnic minority of Vietnam, so the culture is varied and makes for an interesting experience.

Visit to An Giang province , the first feeling of here is peaceful and comfortable . The paddy rice fields is green and luxuriant. The sky is blue and fresh. The beautiful voice of birds mix the voice of children on paddy fields. All of things create the wonderful picture which anyone cannot forget when coming here.

Like other places in Mekong Delta, Chau Doc has a climate of tropical monsoon with two separated season, rainy season (from May to November) and dry season (from December to April the following year). The average temperature is 27 degree. The weather in Chau Doc ( Châu Đốc) in general is quite suitable for travel all year round.

Beautiful places in An Giang: Cam (Cấm) Mountain, Tuc Dup (Tức Dụp) Hill, Sap ( Sập) Mountain, Ba Chua Xu Temple in Sam Mount, Ta Pa ( Tà Pạ) Paddy Field,..

Tạm dịch

An Giang là vùng đất của những địa danh đẹp và ngoạn mục của những cánh đồng lúa bát ngát ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong những thắng cảnh bí ẩn nhất Việt Nam.

An Giang là một tỉnh ở miền Nam Việt Nam , là một phần của Tứ giác Long Xuyên (Long Xuyên), nơi chịu nhiều thiên tai. Tuy nhiên, đây cũng chính là lợi thế làm nên màu mỡ cho vùng đất này. An Giang sở hữu rất nhiều địa danh làm say lòng du khách bởi vẻ đẹp của nó. Tỉnh này cũng là vùng đất của người Chăm (Chăm), một dân tộc thiểu số của Việt Nam nên nền văn hóa rất đa dạng tạo cho bạn một trải nghiệm thú vị.

Đến thăm tỉnh An Giang, cảm giác đầu tiên khi đến đây là sự yên bình và thoải mái. Đồng lúa xanh tốt, xum xuê. Bầu trời trong xanh và trong lành. Tiếng chim hót hay hòa cùng tiếng trẻ thơ trên cánh đồng lúa. Tất cả tạo nên bức tranh tuyệt vời mà bất cứ ai cũng không thể quên khi đến đây.

Cũng như các nơi khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, Châu Đốc có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa riêng biệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình là 27 độ. Thời tiết ở Châu Đốc (Châu Đốc) nhìn chung khá thích hợp để du lịch quanh năm.

Những địa điểm đẹp ở An Giang: Núi Cấm, Đồi Tức Dụp , Núi Sập , Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Cánh đồng lúa Tà Pạ , ..

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết một bình luận