Thuyết Minh Về Điện Biên: 34+ Bài Giới Thiệu Điện Biên Hay

Thuyết Minh Về Điện Biên ❤️️ 34+ Bài Giới Thiệu Điện Biên Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Nhất Viết Về Vùng Đất Anh Hùng Lịch Sử.

Bài Thuyết Minh Về Điện Biên Hay Nhất – Bài 1

Bài Thuyết Minh Về Điện Biên Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc quan tâm sau đây.

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . Có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào.

Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung hơn 455 km, trong đó: Đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712 km; với Trung Quốc là 40,86 km; có đường giao thông đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, có đường hàng không từ Điện Biên Phủ đi Hà Nội và thành phố Hải Phòng.

Chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc.

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21o – 23oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (14o – 18oC), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 – 9 (25oC).

Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1500 mm đến 2500 mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Điện Biên có nhiều nắng, khoảng từ 1820 đến 2035 giờ/năm và từ 115 đến 215 giờ/tháng; các tháng có giờ nắng thấp là tháng 6, 7; các tháng có giờ nắng cao thường là các tháng 3, 4, 8, 9.

Điện Biên là nơi hội tụ sinh sống của 19 dân tộc anh em (Thái; Mông; Kinh; Dao; Khơ Mú; Hà Nhì; Lào; Hoa (Hán); Kháng; Mường; Cống; Xi Mun; Si La; Nùng; Phù Lá; Thổ; Tày; Sán Chay và dân tộc khác). Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Điện Biên.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Thuyết Minh Về Điện Biên Đặc Sắc – Bài 2

Thuyết Minh Về Điện Biên Đặc Sắc giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay và hữu ích để các em ôn tập thi thật tốt.

Điện Biên tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc, có vị trí địa chính trị, địa kinh tế, quốc phòng đặc biệt quan trọng trong khu vực Tây Bắc, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc.

Điện Biên được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam, thắng cảnh tươi đẹp, hùng vĩ như hồ Pá Khoang, hang Thẩm Púa; là nơi cư trú của 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc mang bản sắc văn hóa riêng gắn với nghệ thuật ẩm thực, nghề thủ công truyền thống và những lễ hội đặc sắc.

Bên cạnh đó, Điện Biên còn có nhiều di tích lịch sử gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tiêu biểu là các di tích: tháp Mường Luân, thành Bản Phủ, đền thờ Hoàng Công Chất và đặc biệt là cụm di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Với những tiềm năng to lớn về tự nhiên, lịch sử, Điện Biên là một trong những điểm đến hấp dẫn trên bản đồ Du lịch Việt Nam.

Điện Biên là vùng đất giàu tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, có thể phát triển các loại hình du lịch như: sinh thái, thể thao – mạo hiểm… Trong hệ thống các điểm danh thắng ở Điện Biên phải kể đến hồ Pá Khoang, rừng Mường Phăng, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé…

Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải: Nằm ở tọa độ 22026’ vĩ độ Bắc và 103001’ kinh độ Đông, ngã ba biên giới A Pa Chải là địa danh miền núi xa nhất phía Tây Bắc, là cột mốc ngã ba biên giới phân chia ranh giới giữa 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc. Nơi đây từ lâu đã được du khách coi là một trong những điểm đến khó chinh phục và thú vị nhất bởi chặng đường lên cột mốc biên giới trên đỉnh cao A Pa Chải vẫn còn hết sức hoang sơ và nguy hiểm.

Chinh phục A Pa Chải chính là hành trình chinh phục thiên nhiên, thể hiện lòng quyết tâm, ý chí và thể lực của du khách. Bên cạnh đó, ấn tượng sâu sắc mà A Pa Chải mang lại cho du khách là niềm tự hào, khẳng định chủ quyền Tổ quốc cùng niềm say mê trước vẻ đẹp phiêu bồng của vùng núi cao quanh năm mây phủ.

Du lịch sinh thái hồ Pá Khoang: Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km, là cầu nối giữa thành phố Điện Biên Phủ với rừng nguyên sinh Mường Phăng – nơi có Di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hồ Pá Khoang có thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa thích hợp cho việc nghỉ dưỡng… Các thảm rừng quanh hồ có nhiều loài thú, động vật và các loại hoa phong lan, dưới hồ có nhiều loài cá và thực vật nổi.

Hồ Pá Khoang nằm giữa một vùng thiên nhiên hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo nên một phong cảnh huyền ảo, thơ mộng. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu với không gian thoáng đãng, du khách có thể vút tầm mắt ra xa ngắm mây trời non nước hoặc chèo thuyền du ngoạn, ngắm cảnh. Tất cả tạo nên một khung cảnh êm đềm, mộng mơ, quyến rũ du khách.

Điện Biên là tỉnh miền núi giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ, thành Bản Phủ, tháp Mường Luân… Những quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển Du lịch Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung.

Chia Sẻ Bài 🌹Thuyết Minh Về Đà Nẵng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Đà Nẵng Hay

Thuyết Minh Về Điện Biên Ngắn Gọn – Bài 3

Thuyết Minh Về Điện Biên Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách sử dụng từ ngữ sinh động.

Điện Biên – mảnh đất ghi dấu chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ rực lửa mùa hè năm 1954, – nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng.

Cách thủ đô Hà Nội gần 500km, du khách có thể đi máy bay và ô tô là đến được vùng đất anh hùng Điện Biên. Nằm trên cánh đồng Mường Thanh bằng phẳng, chạy dọc theo thung lũng sông Nậm Rốn, Điện Biên lọt thỏm giữa lòng chảo rộng được bao quanh bởi nhiều dãy núi trùng điệp.

Đến với mảnh đất này, ấn tượng để lại trong du khách đó là bản sắc văn hóa độc đáo, phong tục tập quán đặc thù cùng cảnh đẹp Điện Biên với lễ hội hoa Ban và điệu Xòe mê mải của các cô gái Thái. Hay thưởng thức những đặc sản rượu sâu chít, măng đắng, thịt trâu sấy khô,… mang đậm hương vị của núi rừng Tây Bắc.

Điện Biên nay là một vùng đất đã thay da đổi thịt, đang hừng hực nhịp sống xanh tươi cùng sức sống bản mường với sự thân thuộc và gần gũi, đoàn kết của 21 dân tộc anh em sinh sống nơi đây.

Nếu đã đến với mảnh đất biên giới Tây Bắc này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những quần thể di tích lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc cùng với núi rừng bạt ngàn, hùng vĩ. Và đừng quên ghé thăm những địa điểm du lịch Điện Biên nổi tiếng đang đón chờ du khách.

Nằm giữa lòng chảo Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh là một trong 4 vựa lúa trù phú và có gạo ngon nhất miền Tây Bắc. Đây là một trong những địa điểm du lịch Điện Biên mà bao du khách luôn mong muốn một lần được chiêm ngưỡng.

Dù đến Ðiện Biên bằng đường bộ, đường hàng không, hoặc từ Hòa Bình lên, từ Lào Cai sang, từ Nghĩa Lộ thẳng tiến thì bạn cũng đều có thể thưởng ngoạn một bức tranh tuyệt đẹp với màu xanh mơn mởn lúc lúa non hay màu vàng óng của lúa chín.
Đèo Pha Đin sở hữu chiều dài lên tới 32 km, nằm trên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Điện Biên. Đèo Pha Đin là cung đường hiểm trở nhất của Việt Nam, là nơi tiếp giáp giữa trời và đất.

Đèo Pha Đin là một trong “tứ đại đèo” của vùng Tây Bắc và thu hút khá nhiều được rất nhiều du khách mà nhất là dân “phượt” mong muốn tìm đến chinh phục. Vượt đèo Pha Đin, du khách sẽ trải nghiệm một cuộc hành trình đầy ấn tượng, thú vị, được khám phá vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của thiên nhiên với núi non trùng trùng giăng mây trắng.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cần Thơ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Điện Biên – Bài 4

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Điện Biên, cùng đón đọc bài văn giới thiệu về Chợ phiên vùng cao Tả Sìn Thàng nổi tiếng tại đây.

Chợ phiên Tả Sìn Thàng là nơi lưu giữ nét đặc trưng văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng cao Tủa Chùa – Điện Biên. Do đó, nếu bỏ qua địa điểm này, thì sẽ thật là tiếc cho bạn bởi sẽ không có cơ hội mục sở thị những nét đặc trưng của phiên chợ vùng cao chỉ có ở Tây Bắc.

Theo thông lệ Chợ phiên Tả Sìn Thàng họp vào ngày Tý và ngày Ngọ hàng tháng theo lịch âm. Sáu ngày họp một phiên, đây là nơi trao đổi, giao thương hàng hóa, nông sản của đồng bào các dân tộc thuộc 5 xã phía Bắc huyện Tủa Chùa gồm: Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Sa Phình, Trung Thu, Sính Phình.

Chợ phiên Tả Sìn Thàng không chỉ là nơi gặp gỡ giao lưu, trao đổi hàng hóa của người dân nơi đây mà còn là điểm hẹn lý tưởng của nhiều chàng trai, cô gái người dân tộc đi tìm người bạn đời.

Với Chợ phiên Tả Sìn Thàng, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những sắc màu Tây Bắc của một phiên chợ vùng cao bên cạnh những núi đá chênh vênh. Được tận mắt ngắm nhìn những bộ trang phục đẹp nhất và mang đậm nét văn hóa của người Mông, Xạ Phang, Dao,… Hay thưởng thức nhiều món đặc sản của núi rừng Tây Bắc cùng món rượu Mông Pê thơm nồng, say đắm lòng người mà khó có ai có thể cưỡng lại được,…

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Điện Biên Ấn Tượng – Bài 5

Bài Văn Thuyết Minh Về Điện Biên Ấn Tượng – giới thiệu về Khu di tích hầm Đờ Cát được nhiều bạn đọc quan tâm sau đây.

Trong chuyến hành trình du lịch Điện Biên, du khách sẽ còn có dịp được ghé thăm khu di tích hầm Đờ Cát.

Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Dù đã trải qua gần 60 năm, xong cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên vẹn.

Hầm Đờ Cát do thực dân Pháp thiết kế rất chắc chắn dài 20m và rộng 8m, gồm bốn gian dùng cho cả sinh hoạt ăn ở và làm việc. Xung quanh hầm được bao bọc bởi hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng.

Hầm Đờ Cát như một chứng tích cho lịch sử hào hùng của dân tộc, biết bao máu xương và nước mắt của quân và dân ta đã đổ xuống để có được giây phút lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm. Góp phần cho những thắng lợi vẻ vang sau này và đi đến thống nhất nước nhà vào mùa xuân năm 1975.

Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; các đồi C1, D1, E1. Và còn nhiều địa danh nổi tiếng tại Điện Biên như: Thành Bản Phủ, Động Xá Nhè, Động Pa Thơm, Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ, Suối khoáng nóng Uva, Tháp Chiềng Sơ,…

Gợi Ý Bài 🌵 Thuyết Minh Về Bình Dương ❤️️15 Bài Giới Thiệu Bình Dương

Bài Thuyết Minh Về Điện Biên Điểm 10 – Bài 6

Bài Thuyết Minh Về Điện Biên Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn đặc sắc, cách dùng từ đa dạng và phong phú.

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 500km; phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp với nước bạn Lào. Đến với Điện Biên là đến với thiên nhiên, là trở về thăm lại một miền lịch sử, hào hùng với những chiến công vang dội.

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao nên nhiệt độ khá mát mẻ với nhiệt độ trung bình từ 21 đến 230C. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Bạn nên tránh đi du lịch đến Điện Biên trong thời gian này vì đường đi sẽ khá trơn trượt, dễ sạt lở, không phù hợp để đi chơi hay ngắm cảnh. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tuy vậy các tháng này thường có nhiệt độ về đêm khá thấp – đôi khi nhiệt độ hạ chỉ còn 120C.

Bạn cũng có thể ghé thăm Điện Biên vào kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 7/5) để tham gia vào các hoạt động văn hóa. Ngoài ra, bạn có thể chọn một trong các tháng sau để du lịch Điện Biên ngắm cảnh như tháng 3 (mùa hoa Ban), tháng 9 (mùa lúa chín), tháng 12 (mùa hoa Dã Quỳ).

Các di tích nổi bật ngay trung tâm thành phố bao gồm đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, đồi Độc Lập, sân bay Mường Thanh, hầm tướng de Castries, nghĩa trang liệt sĩ, tượng đài chiến thắng Điện Biên – gồm ba bức tượng bộ đội với chiều cao 16,6 m bằng đồng thau nằm ở đồi D1, bảo tàng lịch sử – nơi lưu giữ những kỷ vật lịch sử trong chiến thắng “chấn động địa cầu” nằm đối diện nghĩa trang liệt sĩ trên đồi A1.

Ngoài ra, bạn nên ghé thăm Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh ở xã Mường Phăng, cách thành phố 25 km. Hay thư giãn ở suối khoáng nóng U Va và suối khoáng nóng Hua Pe là những khu nghỉ dưỡng có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng.

Nếu còn thời gian ở Điện Biên bạn có thể ghé thăm hồ Pá Khoang với thảm thực vật phong phú, cảnh sắc thiên nhiên đầy màu sắc cùng những rừng hoa phong lan tuyệt đẹp quanh hồ; hay cánh đồng Mường Thanh rộng lớn, trải dài hơn 20 km và rộng 6 km, được mệnh danh là “cái kho” chứa đầy ngô lúa.

Còn nhiều địa danh nổi bật khác phải kể đến như Thành Bản Phủ, đền thờ Hoàng Công Chất, vườn anh đào Mường Phăng, các bản làng văn hóa của cộng đồng người dân tộc tiểu số, tháp Mương Luân, động Xá Nhè, tháp Chiềng Sơ… Một địa danh nổi bật khác cũng rất thu hút cộng động phượt thủ trên cả nước là cực Tây A Pa Chải – ngã ba biên giới giữa Việt Nam, Lào, Trung Quốc cách trung tâm Điện Biên 250km.

Với 21 dân tộc anh em, Điện Biên có một tiềm năng văn hóa phi vật thể vô cùng to lớn. Mỗi dân tộc lại có những sắc thái văn hóa riêng, đa dạng, mang đậm màu sắc của dân tộc mình. Đến Điện Biên bạn có thể tham quan các lễ hội như Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt thường được tổ chức sau thu hoạch vụ mùa vào cuối năm cũ hay đầu năm mới là thời gian nông nhàn, lễ Bó khoăn khoai tổ chức sau khi kết thúc vụ mùa phải làm lễ Bó khoăn khoai (cúng vía trâu) – một lễ cảm ơn con trâu sau khi mùa vụ đã hoàn thành.

Lễ mừng cơm mới dân tộc Si la thường được tổ chức từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (khoảng tháng 8 âm lịch) là thời gian vụ lúa đầu mùa bắt đầu chín và được tổ chức vào ngày Thìn hoặc ngày Tỵ. Hay lễ hội Thành Bản Phủ được tổ chức hàng năm vào các ngày 24 và 25/2 Âm lịch, tại xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên nhằm tưởng nhớ anh hùng Hoàng Công Chất.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Điện Biên Ấn Tượng – Bài 7

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Điện Biên Ấn Tượng – Hồ Pá Khoang một trong những những điểm đến không thể bỏ qua.

Nếu những ai đã từng du lịch Điện Biên thì không thể không đặt chân tới Hồ Pá Khoang – một trong những cảnh đẹp Điện Biên mà không một ai muốn rời bước.

Hồ Pá Khoang thuộc địa phận huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Địa điểm này cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km, nối thành phố Điện Biên Phủ với Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng.

Quần thể khu du lịch Pá Khoang là một trong những địa điểm quy tụ nhiều cảnh đẹp khi nó sở hữu tổng diện tích lên 2.400 ha. Đó là những thảm thực vật phong phú và rừng xung quanh hồ với những vườn hoa lan nở rực rỡ muôn sắc màu. Và đó cũng là lý do mà rất nhiều du khách đã chọn Hồ Pá Khoang là một điểm nghỉ dưỡng lý thú.

Nếu muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt sắc của cánh đồng Mường Thanh, du khách nên ghé thăm vào tháng 9 hàng năm. Bởi lúc này, lúa trên đồng chín vàng bát ngát khiến bạn phải choáng ngợp trước vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ không đâu có thể sánh được.

Nếu du khách yêu thích khung cảnh huyền ảo tuyệt sắc thì mùa đông sẽ là sự lựa chọn thích hợp để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sương mờ buông phủ quanh hồ. Hoặc muốn tận hưởng không khí thoáng mát và trong lành cũng như ngắm nhìn mây trời non nước, vừa chèo thuyền du ngoạn, tận hưởng phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp thì mùa hè là hoàn hảo nhất.

SCR.VN Gợi Ý Bài 🌵Thuyết Minh Về Bình Thuận ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Bình Thuận

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Điện Biên Phủ – Bài 8

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Điện Biên Phủ – Mốc ngã ba biên giới A Pa Chải, nơi cực tây Tổ quốc, xa mà gần.

Cột mốc ba cạnh phân chia ranh giới ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc lung linh dưới nắng. Niềm xúc động và tự hào dân tộc trào dâng.

A Pa Chải thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km, là điểm cực tây của Tổ quốc, nơi có cột mốc phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc.

Đây được gọi là mốc ngã ba biên giới nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao 1.864m so với mực nước biển, hàng năm đón khá nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ ở mọi miền Tổ quốc đến tham quan, chinh phục.

Trước đây, A Pa Chải được coi là mốc khó chinh phục vì đường lên cột mốc khó khăn, phải vượt qua ba quả đồi cỏ tranh cao lút đầu người, băng qua rừng, lội suối, leo núi cao mất bốn đến năm tiếng từ đồn biên phòng mới lên tới nơi. Giờ đã khác.

Năm 2018, tỉnh Điện Biên hoàn thiện xong con đường bê tông men theo các vách núi và xây bậc tam cấp, du khách chinh phục cột mốc dễ dàng hơn dù rằng vẫn phải đi bộ vài cây số đường bê tông nhỏ, dốc và leo 500 bậc thang để lên tới cột mốc.

Cột mốc ngã ba biên giới đặt trên đỉnh núi có hình tam giác, có ba mặt quay về ba hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng quốc ngữ riêng và quốc huy ba quốc gia Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

Từ điểm cao của cực Tây Tổ quốc, nhìn ra xa là một không gian bao la, núi rừng hùng vĩ, trùng điệp. Cột mốc ba cạnh phân chia ranh giới ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc lung linh dưới nắng. Niềm xúc động và tự hào dân tộc trào dâng.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Tượng Đài Chiến Thắng Điện Biên Phủ – Bài 9

Đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Tượng Đài Chiến Thắng Điện Biên Phủ giúp các em có thêm nhiều kiến thức lịch sử về di tích này.

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là Tượng đài bằng đồng được xây dựng trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên cứ điểm đồi D1, đây là công trình văn hóa, nghệ thuật mang đậm giá trị lịch sử, tính nhân văn và tâm linh sâu sắc, tôn đúng tầm ý nghĩa to lớn về một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Điểm khởi đầu lên Tượng đài Chiến thắng là sân hành lễ, với không gian khá rộng có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội. Tại đây có bức phù điêu đại cảnh lớn nhất Đông Nam Á với chiều cao trung bình 7,5m, chiều ngang 58m được ghép từ 217 tấm đá xanh Thanh Hóa, nặng gần 400 tấn.

Bức phù điêu đại cảnh miêu tả lại toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ từ thời điểm Bộ Chính trị chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông – Xuân 1953 – 1954 cho đến khi ta bắt sống De Castries và tham mưu của Tập đoàn cứ điểm vào chiều ngày 7/5/1954 và lễ ăn mừng chiến thắng của quân, dân và đồng bào địa phương vào ngày 13/5/1954 tại Mường Phăng.

Con đường chính dẫn lên Tượng đài là trục hành lễ gồm 320 bậc, và được chia làm 3 chiếu nghỉ lớn, tương đương với 3 đợt tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Hai bên trục hành lễ là 56 cột mốc được làm bằng đá xanh Thanh Hóa tượng trưng cho 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của bộ đội ta. Hai bên sườn đồi dọc trục hành lễ được trồng cây hoa Ban và một số cây khác tạo cảnh quan thiên nhiên và môi trường cho đồi di tích này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cứ điểm D1 là một cứ điểm quan trọng trong dãy đồi phòng ngự phía Đông của Thực dân Pháp có nhiệm vụ che chở cho trung tâm Tập đoàn cứ điểm, là mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đợt tấn công thứ hai bắt đầu vào chiều ngày 30/3/1954.

Sau 2 ngày chiến đấu, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 đã hoàn toàn làm chủ được cứ điểm này, sau đó giữ vững trận địa và yểm trợ cùng các đơn vị khác tiêu diệt các cứ điểm còn lại, góp phần làm nên chiến thắng chung của toàn chiến dịch.

Cụm tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là nhóm tượng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam từ trước đến nay. Tượng có chiều cao 12,6m được đúc bằng 217 tấn đồng, dựng trên bệ cao 3,6m và gồm 12 thớt, trong đó có những thớt nặng 40 tấn. Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Hải, đã được chỉnh sửa so với nguyên mẫu để phù hợp với một không gian lớn ngoài trời để đặt tượng đài.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trải qua hơn nửa thế kỷ nhưng Tượng đài chiến thắng vẫn sừng sững giữa đất trời Điện Biên lịch sử và cùng với các di tích khác của chiến trường năm xưa như: Đồi A1, cầu Mường Thanh, Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, Mường Phăng…. đã trở thành địa danh trường tồn cùng đất nước. Những di tích lịch sử cách mạng này mãi mãi là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên. Đây là điểm dừng chân mỗi khi du khách đến Điện Biên, mảnh đất lịch sử anh hùng.

Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay

Bài Thuyết Minh Về Chiến Thắng Điện Biên Phủ – Bài 10

Bài Thuyết Minh Về Chiến Thắng Điện Biên Phủ giúp các em trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, để lại nhiều bài học có ý nghĩa lịch sử và thời đại; trong đó, bài học về ý chí, quyết tâm giành độc lập dân tộc của Đảng và dân tộc ta còn nguyên giá trị.

Sau gần 08 năm trở lại xâm lược Việt Nam (1945 – 1953), thực dân Pháp không những không thực hiện được mục tiêu của chúng, mà còn bị sa lầy trước ý chí đấu tranh quật khởi của quân và dân ta. Trước tình thế bất lợi, chính phủ Pháp phải điều tướng Na-va (giỏi nhất nước Pháp lúc bấy giờ) sang Đông Dương với hy vọng giành lại thế chủ động trên chiến trường; từ đó, buộc chính phủ Việt Nam phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp.

Khi sang Việt Nam, dựa vào kinh nghiệm trận mạc “dạn dày”, Na-va vạch ra kế hoạch tác chiến được gọi là “Kế hoạch Na-va”. Điểm mấu chốt của kế hoạch là tập trung lực lượng cơ động chiến lược ở Đồng bằng Bắc Bộ nhằm giành lại sự chủ động chiến lược (lúc cao điểm lên đến 44 tiểu đoàn) xoay chuyển tình thế trên chiến trường Đông Dương, thực hiện đòn tiến công mang tính quyết định khi có điều kiện. Được sự hỗ trợ của đế quốc Mỹ, thực dân Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Trước tình hình đó, Đảng ta đã tập trung lãnh đạo, tuyên truyền, giáo dục cho quân và dân ta nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp; tiến hành tổng động viên mọi lực lượng để phá tan Kế hoạch Na-va của chúng. Sau nhiều tháng nỗ lực chuẩn bị Chiến dịch và trải qua 55 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo, ngày 07-5-1954, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri.

Toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được xem là “bất khả chiến bại” đã bị quân và dân ta đánh bại. Thắng lợi đó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố; trong đó, ý chí và quyết tâm giành độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc đã được Đảng và nhân dân ta nhân lên gấp bội, tạo thành sức mạnh có ý nghĩa quyết định.

Trước hết, đó là sự lãnh đạo kháng chiến đúng đắn, bản lĩnh và trí tuệ sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Chiến dịch. Ngay từ những ngày đầu phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo.

Trong trận quyết chiến chiến lược này, lòng yêu nước, khát vọng được sống trong độc lập, tự do, hòa bình của nhân dân ta đã tạo nên tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Thắng lợi này có ý nghĩa lịch sử, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khẳng định sức mạnh của ý chí quyết tâm “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” của quân và dân ta. Với vũ khí thô sơ và tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên kháng chiến, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, đóng góp sức người, sức của, bảo đảm mọi điều kiện cần thiết cho chiến trường.

Tinh thần dũng cảm chiến đấu hy sinh của quân và dân ta là nhân tố trực tiếp làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Tiến công Điện Biên Phủ, chúng ta gặp nhiều khó khăn, cả tiềm lực quân sự, kinh tế, địa hình hiểm trở, xa hậu phương,…

Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã huy động được tối đa sức người, sức của, bao gồm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, với số lượng cao điểm có lúc lên đến hàng chục vạn người; được tổ chức, biên chế khá chặt chẽ, cùng với bộ đội đào giao thông hào, làm đường dã chiến trong điều kiện rất khó khăn, gian khổ của vùng rừng núi Tây Bắc, lại luôn bị máy bay địch oanh tạc,…

Với ý chí quyết chiến, quyết thắng; bằng trí thông minh, lòng quả cảm và niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, trong khoảng thời gian hơn một tháng, bộ đội và thanh niên xung phong đã hoàn thành một khối lượng công việc vô cùng đồ sộ; mở hàng trăm tuyến hào, sửa đường từ Tuần Giáo tới Điện Biên Phủ (dài 82 km), tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng và xe kéo pháo, đặc biệt là pháo hạng nặng (105mm) có thể triển khai vào trận địa an toàn và bí mật.

Chính điều đó đã gây bất ngờ lớn cho Quân đội Pháp. Về lực lượng, Quân đội ta tuy quân số có đông hơn đối phương, nhưng kinh nghiệm đánh công kiên chưa nhiều, vũ khí kém hiện đại hơn địch,…

Thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà còn là bài học sâu sắc về ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc của Đảng và dân tộc ta.

Hiện nay, dù cho sự nghiệp cách mạng của nhân ta còn nhiều khó khăn, thách thức; nhưng tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, với tinh thần và ý chí của quân và dân ta được hun đúc từ Điện Biên Phủ, công cuộc đổi mới của đất nước sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn trong thời kỳ mới.

Tham Khảo Bài ❤️️ Giới Thiệu Về Đà Lạt ❤️️ 20 Bài Văn Thuyết Minh Đà Lạt Hay Nhất

Giới Thiệu Về Bảo Tàng Chiến Thắng Điện Biên Phủ – Bài 11

Chia sẻ đến bạn đọc bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Bảo Tàng Chiến Thắng Điện Biên Phủ đặc sắc sau đây.

Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ – nơi tôn vinh giá trị lịch sử của chiến thắng lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu là một trong những điểm đến vô cùng ý nghĩa khi du khách đến thăm mảnh đất Điện Biên Phủ.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, phố 3, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Nhà bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, phần trang trí xung quanh được tạo hình quả trám tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ anh bộ đội, Bảo tàng gồm 1 tầng hầm và 1 tầng nổi…

Phần trưng bày được bố trí ở tầng nổi của Bảo tàng với diện tích trưng bày rộng 1.250m2 với gần 1000 tài liệu, hiện vật. Với nhiều hạng mục quan trọng bằng mô hình, khối tượng và gần 1000 tài liệu, hiện vật, ảnh, … có liên quan đã khái quát một cách sinh động, rõ nét cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta trong đó chủ yếu là 56 ngày đêm “Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Một không gian khác cũng nổi bật không kém là phần trưng bày về công tác quân y với các mô hình bác sĩ, y tá chăm sóc thương binh trong các hầm trú ẩn cả về phía ta và Pháp, đã cho thấy thực tế đau thương của chiến tranh, sự khốc liệt của súng, pháo và bom mìn…

Tại mỗi không gian trưng bày, ngoài tài liệu, hiện vật là phối cảnh không gian bằng các mô hình người, vật, đồ vật, cây cối được làm giả. Có thể kể tới những không gian nổi bật như: phối cảnh kéo pháo vào trận địa, vận chuyển lương thực, phá đá mở đường tại phần chủ trương của Đảng ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Các hiện vật trưng bày được đặt trong tủ kính, có bệ đỡ phủ nhung đỏ với hệ thống chiếu sáng đảm bảo yêu cầu nhằm làm nổi bật hiện vật. Dưới mỗi hiện vật đều có chú thích đầy đủ các thông tin về hiện vật

Với những hiện vật gắn với những kỳ tích của cá nhân được đặt trang trọng tại những vị trí dễ nhìn, dễ quan sát và dễ giới thiệu, tuyên truyền cho khách tham quan như: Xe đạp thồ của ông Ma Văn Thắng, xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm, áo lụa của đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung…

Bảo tàng còn dành hẳn một phòng trưng bày ảnh chân dung những chiến sĩ có thành tích xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân.

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Bắc Giang ❤️️15 Bài Giới Thiệu Bắc Giang Hay

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Điện Biên – Bài 12

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Điện Biên là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập hiệu quả nhất.

Nhắc đến các di tích văn hoá, lịch sử ở tỉnh Điện Biên thì không thể không nhắc đến di tích chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của tỉnh Điên Biên và nước ta. Trận đánh Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” khắc tạc nên những trang sử hào hùng nhất, mãi mãi trở thành niềm tự hào của dân tộc. Di tích còn lại ngày nay vẫn còn lưu nguyên dấu vết của trận chiến kinh thiên động địa thuở ấy.

Quần thể di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ là một quần thể các di tích lịch sử nằm tại tỉnh Điện Biên ghi lại chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa bao gồm đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu Mường Thanh, sân bay Mường Thanh (nay là sân bay Điện Biên Phủ) và hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Nằm ở phía đông trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đồi A1 có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống 5 quả đồi bảo vệ trung tâm Mường Thanh. Tại đây, đêm 6-5-1954, quân ta đã đào một đường hầm, đặt khối thuốc nổ nặng gần 1.000kg và cho điểm hỏa. Đến sáng 7-5-1954, quân ta đã làm chủ hoàn toàn đồi A1, mở đường cho đợt tổng công kích cuối cùng vào Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm và giành thắng lợi hoàn toàn.

Đồi A1 nay là điểm tham quan thu hút du khách trong nước và quốc tế với các hầm, hào, lô cốt, xe tăng được giữ gìn gần như nguyên vẹn. Tại đây, khách du lịch có thể trải nghiệm đẩy xe đạp thồ, nấu ăn bằng bếp Hoàng Cầm, nghe cựu chiến binh kể chuyện…

Hầm chỉ huy của tướng De Castries nằm ở trung tâm lòng chảo Điện Biên. Hầm được xây dựng kiên cố với mái vòm bằng sắt, ván gỗ và nhiều bao cát, hàng rào thép gai hay những bãi mìn dày đặc bao bọc xung quanh. Bốn góc của hầm là 4 xe tăng và phía tây là trận địa pháo bảo vệ. Căn hầm dài 20 mét, rộng 8 mét được chia làm 4 ngăn là nơi làm vệc và nghỉ ngơi của tướng De Castries cùng Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Đây cũng là nơi đánh dấu sự thất bại thảm hại của một đạo quân viễn chinh với hình ảnh viên tướng chỉ huy cùng toàn bộ sĩ quan dưới quyền giơ tay xin hàng và bộ đội ta phất cao lá cờ Quyết chiến quyết thắng kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Một di tích khác không thể không nhắc tới cùng những bản hùng ca về người chiến sĩ Điện Biên đó là di tích Đường kéo pháo. Tuyến đường huyền thoại này đã đi vào lịch sử dân tộc và trở thành huyền thoại. Chỉ bằng sức người cùng những dụng cụ thô sơ, nhưng với lòng yêu nước, tinh thần anh dũng quả cảm, quân và dân ta đã mở những tuyến đường trên các sườn núi quanh co hiểm trở để kéo pháo vào trận địa.

Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 20km là Sở chỉ huy chiến dịch nằm sâu trong khu rừng Mường Phăng. Đây là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày 31-1 đến 15-5-1954.

Tại đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với các tướng lĩnh chỉ huy đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định đến thắng lợi của từng trận đánh, mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận dẫn đến chiến thắng lịch sử lừng lẫy ngày 7/5/1954. Rừng Mường Phăng đã trở thành biểu tượng sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam và được người dân gọi là “Rừng Đại tướng”.

Trong quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ, một công trình tuy ra đời trong thời bình nhưng có vai trò hết sức quan trọng, đó là Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Công trình này được hoàn thành năm 2014, đúng dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bảo tàng có hình dáng mô phỏng chiếc mũ của bộ đội ta năm xưa.

Đây là nơi lưu giữ các hiện vật trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, gồm 2 khu trưng bày: Bên ngoài gồm 112 hiện vật là các loại vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam và quân đội Pháp sử dụng, bên trong trưng bày 274 hiện vật và 202 bức ảnh tư liệu. Bảo tàng đã góp phần phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ và là điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với Điện Biên.

Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ là bằng chứng lịch sử về chiến thắng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, thể hiện ý chí quyết tâm của cả dân tộc trước một lực lượng quân sự hùng mạnh, phương tiện chiến tranh hiện đại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, giải phóng hoàn toàn một nửa đất nước, mở đầu thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, góp phần thúc đẩy quá trình tan rã từng mảng lớn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

Đọc Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang ❤️️ 15 Bài Hay

Giới Thiệu Về Nếp Cẩm Điện Biên – Bài 13

Giới Thiệu Về Nếp Cẩm Điện Biên, đây được xem là đặc sản Tây Bắc được nhiều người quan tâm đến.

Khí hậu vùng Tây Bắc là khí hậu thích hợp cho nhiều loại gạo trong đó có nếp cẩm, tại Điện Biên, đây là một loại đặc sản của vùng Tây Bắc nổi tiếng với nhiều công dụng và tác dụng tốt, bên cạnh gạo lứt, gạo tám thơm và nhiều loại gạo ngon nức tiếng thì nếp cẩm Điện Biện xứng đáng là một trong những loại gạo ngon. Cùng Gạo ngon Mai Phương tìm hiểu thêm về loại gạo này nhé!

Nếp cẩm hay có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks, còn được gọi là nếp than, có tới hai loại han lợt (đỏ đậm) khi nấu rượu sẽ thành màu đỏ và than đen (tím đen) khi nấu rượu sẽ thành màu tím đậm) hay còn gọi là gạo đen. Nếp được chọn phải là hạt tròn, dài và điều đảm bảo màu sắc của nếp không phải do nhuộm.

Ngoài ra, nếp phải thơm và được thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng. Bạn đọc tìm mua gạo nếp cẩm Điện Biên hay các loại gạo nếp thơm và và gạo ngon khác tại số 1 Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai, Hà Nội. Nếu bạn ở tỉnh, thành phố khác thì liên hệ qua điện thoại để được tư vấn mua hàng.

Trong nếp cẩm Điện Biên chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin – một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt… Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN – yếu tố dẫn đến ung thư. Theo UPI,nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.

Rất nhiều món ăn được chế biến từ gạo nếp như xôi nếp cẩm, chè nếp cẩm, bánh trưng, sữa chua nếp cẩm… nhưng khi dùng gạo nếp cẩm, bạn biết mình đang hấp thụ vào cơ thể bạn không chỉ một thực phẩm dinh dưỡng mà còn là một bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả đem lại nhiều công dụng cho người bệnh, nhiều người còn sử dụng như một thực phẩm chức năng giúp bổ máu.

Theo Đông y gạo nếp cẩm có tính ấm, vị ngọt, giúp bổ trung ích khí, tác dụng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, hạy bị ra mồ hôi trộm, bị tiêu chảy, giúp chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, đặc biệt gạo nếp cẩm cũng rất tốt giúp bổ máu huyết và tim mạch.

Đón Đọc Bài 🍀 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử 🍀 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Mình Về Lễ Hội Hoa Ban Điện Biên – Bài 14

Thuyết Mình Về Lễ Hội Hoa Ban Điện Biên – một hoạt động văn hóa gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Lễ hội Hoa ban tỉnh Điện Biên là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa sâu sắc với đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên và đặc biệt gắn liền với Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Tương truyền rằng, khi xưa xứ “Mường Trời” có người con gái tên Ban xinh đẹp nhất bản người Thái. Nàng đem lòng yêu chàng trai bản tên Khum nhà nghèo, giỏi săn bắn, chăm làm và tốt bụng. Nhưng “ải, êm” (bố, mẹ) nàng Ban lại hứa gả Ban cho con trại Tạo mường nhà giàu nhất bản, lười biếng lại vừa thọt vừa gù.

Ngày cưới nàng với con trai Tạo mường đã được ấn định mà Khum đi bẫy thú ở rừng sâu chưa về. Đêm đó, Ban đã buộc khăn piêu ở cầu thang rồi một mình băng núi, băng rừng đi tìm người yêu. Nàng đi mãi.. đi mãi… rồi kiệt sức và nàng chết ngay bên sườn đồi. Tại nơi nàng chết, người ta thấy có một loài hoa trắng muốt, hương thơm dịu ngọt. Dân bản tin rằng đó là nàng Ban đã hóa thân thành loài hoa ấy; cánh hoa trắng muốt thể hiện tình yêu son sắt thủy chung với chàng Khum.

Ngoài ra, Lễ hội Hoa ban còn gắn liền với ý nghĩa lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Sở dĩ, Điện Biên chọn ngày 13.3 hàng năm là ngày tổ chức Lễ hội Hoa ban vì đây là thời điểm hoa ban nở trắng rừng Tây Bắc và cũng chính ngày Điện Biên Phủ nổ phát súng đầu tiên khai màn trận đánh (13.3.1954); để tạo nên một Điện Biên Phủ huyền thoại, lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu và gắn liền với tên tuổi vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp.

Lễ hội Hoa ban không chỉ là niềm tự hào của đồng bào của 19 dân tộc anh, em tỉnh Điện Biên mà còn là Lễ hội cầu cho mưa thuần gió hòa, mùa màng bội thu của đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên.

Du khách đến với Điện Biên không chỉ để ngắm vẻ đẹp của hoa ban, nghe truyền thuyết về loài hoa mà còn được tìm hiểu về Điện Biên Phủ năm xưa, hôm qua và hôm nay.

SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Bắc Kạn 💧 14 Bài Giới Thiệu Bắc Kạn Hay

Thuyết Minh Về Đồi A1 Điện Biên Phủ – Bài 15

Bài văn hay Thuyết Minh Về Đồi A1 Điện Biên Phủ là một trong những điểm di tích được đông đảo du khách quan tâm đến.

Điện Biên Phủ, một cái tên tự hào được gắn với những địa danh lịch sử như Mường Thanh, khu trung tâm đề kháng Him Lam, Hồng Cúm, căn cứ địa Mường Phăng… Và đặc biệt là đồi A1 nơi đã diễn ra trận chiến lịch sử kéo dài 39 ngày đêm..

Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đồi A1 là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ.

Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân đội Việt Nam đặt cho quả đồi. Sau nhiều trận chiến vô cùng ác liệt đã diễn ra ở đây thì đến 4h sáng ngày 7/5/1954 quân đội Việt Nam đã chiếm được đồi A1.

Di tích A1 (cứ điểm Elian 2) nằm cạnh quốc lộ 279 (đường 7/5) thuộc phường Mường Thanh – thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Cứ điểm này cao 32 m so với mặt đường có diện tích 83.000 m2, cách Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp khoảng 500 m về phía Tây theo đường chim bay.

A1 thuộc dãy đồi phía Đông cùng với C1, C2, D và E tạo thành bức tường thành vững chắc che chở cho phân khu trung tâm, là điểm cao cuối cùng trực tiếp che chở cho Sở chỉ huy quân Pháp và được ví như “chìa khóa” của cả tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Hơn 2000 cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hi sinh. Cuối cùng quân ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 vào 4h sáng ngày 7/5/1954, mở toang cánh cửa thép tiến thẳng vào trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày nay đến với cứ điểm A1, qua những chứng tích lịch sử còn lại của chiến tranh như: đường hầm, chiếc xe tăng, hố bộc phá… chúng ta cũng phần nào thấu hiểu được sự vất vả, gian khổ cũng như tinh thần anh dũng, quả cảm của các chiến sỹ để có được sự độc lập, tự do ngày hôm nay.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết một bình luận