Thuyết Minh Về Bắc Kạn ❤️️ 33+ Bài Giới Thiệu Bắc Kạn Hay ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Và Cùng Khám Phá Vùng Đất Đông Bắc Của Đất Nước.
Dàn Ý Bài Văn Thuyết Minh Về Bắc Kạn
Dưới đây là dàn ý bài văn thuyết minh về Bắc Kạn chi tiết giúp các em học sinh dễ dàng nắm được bố cục và phương pháp làm bài đối với đề văn yêu cầu giới thiệu về một địa danh của đất nước.
I. Mở bài: Khái quát về đối tượng thuyết minh (có thể bằng cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ vào khả năng của học sinh).
- Giới thiệu chung về tỉnh Bắc Kạn.
- Nhận định tổng quan về tỉnh Bắc Kạn.
II. Thân bài: Thuyết minh chi tiết về tỉnh Bắc Kạn.
-Thuyết minh những thông tin cơ bản về tỉnh Bắc Kạn:
- Vị trí địa lý
- Diện tích.
- Lịch sử hình thành.
- Đặc điểm dân cư
-Thuyết minh cụ thể những đặc điểm nổi bật của tỉnh Bắc Kạn:
- Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng của Bắc Kạn.
- Những đặc sắc về văn hoá, lịch sử, đặc sản nổi tiếng ở Bắc Kạn.
- Những giá trị và đóng góp của Bắc Kạn đối với đất nước.
III. Kết bài: Cảm nhận về Bắc Kạn và những bài học, suy nghĩ của bản thân.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Giới Thiệu Về Tỉnh Bắc Kạn – Mẫu 1
Đón đọc bài giới thiệu về tỉnh Bắc Kạn cùng những thông tin cụ thể về vùng đất miền núi Đông Bắc tổ quốc.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc Vùng du lịch Trung du Miền núi Bắc Bộ; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Diện tích tự nhiên 4.859 km², dân số trên 308.000 người. Nằm trên trục Quốc lộ 3 theo hướng Bắc – Nam và Quốc lộ 279 theo hướng Đông – Tây, Bắc Kạn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng, là điều kiện thuận lợi để Bắc Kạn giao lưu với các tỉnh trong vùng, cũng như với cả nước và quốc tế trong phát triển du lịch.
Ở Bắc Kạn có nhiều các danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như: Vườn Quốc gia Ba Bể đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN, Khu RAMSA thứ 1.938 của thế giới và khu RAMSA thứ 3 của Việt Nam. Hồ Ba Bể, danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng được công nhận di tích lịch sử văn hóa Quốc gia (năm 1996), được công nhận là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt (năm 2012).
Ngoài ra, còn có các thắng cảnh như động Hua Mạ, hang Thẳm Làng, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, khu rừng nguyên sinh Nà Noọc, động Áng Toòng … Với những cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, hoang sơ và cấu tạo địa chất độc đáo, với các hệ sinh thái đa dạng… Là những yếu tố cầu thành sản phẩm du lịch sinh thái độc đáo và tiêu biểu cho du lịch Bắc Kạn.
Bắc Kạn có nhiều di tích văn hóa lịch sử, cách mạng. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch du lịch văn hóa lịch sử, du lịch về nguồn. Là cái nôi của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến; là nơi mà Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ chọn làm căn cứ cách mạng…Chiến khu ATK Chợ Đồn đã và đang được Bắc Kạn khai thác, tổ chức các chương trình về nguồn để giáo dục cho các thế hệ trẻ về lòng yêu yêu nước của dân tộc.
Gắn với lịch sử phát triển của địa phương, hiện nay ở Bắc Kạn có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều lễ hội truyền thống…, mà tiêu biểu là hệ thống các đền, chùa (đền Thắm, đền An Mã, đền Thác Giềng, đền Mẫu, đền Cô, chùa Thạch Long, chùa Phố Cũ, chùa Thẳm Thinh…); lễ hội Lồng Tồng, lễ hội xuân Ba Bể… Đây là những giá trị văn hóa tâm linh tiêu biểu đang được ngành du lịch Bắc Kạn khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.
Là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc sinh sống, Bắc Kạn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng gắn với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Hiện nay, một số bản làng đang tổ chức rất hiệu quả các sản phẩm du lịch cộng đồng, tiêu biểu là bản Pắc Ngòi, Bó Lù… (Ba Bể); đây là các bản của người Tày, Dao, Mông. Khách du lịch đến đây được sinh hoạt, được tham gia các hoạt động nương rẫy cùng với người dân, được thưởng thức các đặc sản địa phương cùng với người dân (cơm lam hồ Ba Bể, xôi đăm đeng, bánh khẩu sli, cá suối nướng…). Các sản phẩm du lịch này đang được các công ty lữ hành liên kết hợp tác rất hiệu quả.
Bắc Kạn có một số nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, nghề nấu rượu, nghề nuôi trồng (chè shan tuyết, cá tầm…); và một số lễ hội tiêu biểu như lễ hội Lồng Tồng, hội xuân Ba Bể, hội chợ văn hóa truyền thống Xuân Dương… Đây là những địa điểm tham quan, trải nghiệm cho du khách; đồng thời cũng là nơi sản xuất các mặt hàng lưu niệm, quà tặng, giới thiệu ẩm thực…, cho khách du lịch.
Trải nghiệm qua phong tục, tập quán, sinh hoạt, lao động sản xuất đặc trưng của đồng bào dân tộc; trải nghiệm qua các làn điệu dân ca, dân vũ như: Thưởng thức các làn điệu then, sli, lượn của người Tày – Nùng; múa khèn của người Mông; lễ cấp sắc của người Dao…Với những trang phục độc đáo, rực rỡ đủ sắc màu của các dân tộc.
Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đang mời gọi các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm đầu tư xây dựng dịch vụ phục vụ du lịch, như: Khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, khu thương mại…tại thành phố Bắc Kạn và hồ Ba Bể.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Thành Phố Bắc Kạn – Mẫu 2
Tham khảo bài văn giới thiệu về thành phố Bắc Kạn, đây là một trong những địa điểm với những chặng đường lịch sử và phát triển đặc biệt.
Trong quá trình hình thành và phát triển Thành phố Bắc Kạn có nhiều biến đổi về dân số địa giới hành chính. Theo các tư liệu lịch sử, kể từ khi có Nhà nước Văn Lang dưới thời các Vua Hùng, Bắc Kạn nằm trong bộ Vũng Định. Thời nhà Lý, vùng đất này thuộc phủ Phú Lương. Năm 1460, phủ Phú Lương đổi thành thừa tuyên Ninh Sóc. Năm 1490, nhà Lê tách một phần đất phía Bắc thừa tuyên Ninh Sóc đặt thêm phủ Thông Hóa. Bắc Kạn nằm trong phủ Thông Hóa thuộc xứ Thái Nguyên.
Địa danh Bắc Kạn xuất hiện trong các văn bản lần đầu vào khoảng thế kỷ XVII. Theo nhân dân địa phương từ “Bắc Kạn” được gọi chệch từ chữ “Pác cáp” (tiếng Tày), có nghĩa là nơi hợp lưu của các dòng chảy.
Vào buổi sơ khai, địa phận Bắc Kạn mới chỉ trong một phạm vi rất hẹp, lúc gọi là phố, lúc gọi là trại và chủ yếu nằm trong trung tâm của Thành phố bây giờ. Nhà cửa thưa thớt, dân cư rất ít. Đến thời nhà Nguyễn (triều vua Minh Mạng) bắt đầu đặt tên cho các tỉnh. Vào năm 1831, xứ Thái Nguyên đổi thành tỉnh Thái Nguyên, gồm 2 phủ: Phú Bình và Thông Hóa. Sau đó, chính quyền phong kiến nhà Nguyễn tách một số châu, huyện thuộc phủ Phú Bình, lập thêm phủ mới – phủ Tòng Hóa.
Lúc mới thành lập, thị xã chỉ có một cụm dân cư thưa thớt sống trong một dãy phố nhỏ. Mấy năm sau, theo quy định của chính quyền thực dân, phong kiến, thị xã Bắc Kạn có 3 phố chính: Định Bình (khu vực phố Đức Xuận), Hoài Ân (khu vực phố Phùng Chí Kiên) và Tòng Hóa (khu vực phố Đội Kỳ). Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nhất là sau ngày giải phóng (1949), thị xã Bắc Kạn được mở rộng thêm gồm 6 phố và lấy tên các chiến sĩ cộng sản, các nhà yêu nước đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như: Đội Kỳ, Đội Thân, Minh Khai, Chí Kiên, Đức Xuân, đặt tên cho các phố.
Với vị trí là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa của tỉnh, thị xã Bắc Kạn được Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư, cùng với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, sau gần 20 năm tái lập tỉnh thị xã Bắc Kạn đã có bước phát triển khá toàn diện. Chính trị xã hội ổn định, kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng đô thị được qui hoạch xây dựng theo hướng hiện đại, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều chuyển biến tích cực.
Do có nhiều thành tích đóng góp trong 2 cuộc kháng chiến, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thành phố Bắc Kạn đã vinh dự được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng nhiều phần thưởng cao quý như danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, huân chương lao động hạng Ba, huân chương lao động hạng Nhì, cờ thi đua của Chính phủ…
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Quê Hương Bắc Kạn – Mẫu 3
Bài văn thuyết minh về quê hương Bắc Kạn sẽ đưa bạn đọc khám phá vùng đất với những địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm. Lãnh thổ Bắc Kạn nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ.
Hiện nay, sản phẩm du lịch chính được khai thác tại tỉnh Bắc Kạn chủ yếu tập trung ở khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể mà trọng tâm là hồ Ba Bể với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Phần lớn gói tour của các đơn vị lữ hành đều hướng du khách thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hữu tình cùng hệ sinh thái động thực vật phong phú.
Từ bến Buốc Lốm, xuôi thuyền theo dòng Sông Năng, rồi xuyên qua Động Puông, du khách sẽ được ngắm khung cảnh thiên nhiên thơ mộng với núi non kỳ vĩ và tươi đẹp. Hồ Ba Bể có diện tích khoảng 500 ha, trải dài hơn 8 km, chỗ rộng nhất khoảng 2 km. Tuy nhiên, để khám phá trọn vẹn kỳ quan ở hồ, du khách phải mất 5 ngày trải nghiệm. Bởi thế, đối với những tour khám phá ngắn ngày, du khách sẽ được dừng chân thăm một số điểm như đền An Mã, đảo Bà Góa, Ao Tiên…
Nắm bắt xu hướng nghỉ dưỡng của du khách, ven hồ Ba Bể, nhiều cơ sở lưu trú theo hình thức homestay được hình thành. Nhiều chủ homestay còn tổ chức trọn gói các dịch vụ đưa đón bằng thuyền, tổ chức nấu nướng, đốt lửa trại… Nếu là người ưa vận động, du khách có thể thong dong tản bộ, đạp xe thăm thú thiên nhiên, ngắm những đồng lúa nếp cao đến ngang ngực được trồng xen kẽ trong khu nhà dân ven hồ.
Người thích mạo hiểm hơn có thể chọn trải nghiệm trekking (loại hình du lịch dã ngoại, leo núi). Tour trekking tại Vườn Quốc gia Ba Bể thường kéo dài 1 ngày, có người bản địa đưa đi với độ dài quãng đường từ 15 – 18 km. Du khách sẽ được khám phá cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông… tại những bản làng xa trên núi.
So với các tỉnh Đông Bắc, du lịch Bắc Kạn xuất phát chậm hơn nhưng có thể sẽ tạo “cú hích” cho du lịch khu vực này nếu như khai thác tài nguyên thiên nhiên, di sản đúng cách và đúng hướng.
Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Sapa 🌹 17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bắc Kạn – Mẫu 4
Bài văn mẫu thuyết minh về Bắc Kạn dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích khi bạn muốn tìm hiểu về địa danh này.
Trong những năm qua, Bắc Kạn đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa; hình thành các tour, tuyến du lịch trong tỉnh, liên vùng, tập trung khai thác các lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, văn hoá bản sắc với sự tham gia của các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nhiều tiềm năng du lịch vẫn chưa được khai thác hiệu quả để tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có…
Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi đông bắc Việt Nam. Tại đây có vô số các danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp được hình thành từ thiên nhiên như hang động, hồ nước ngọt, rừng nguyên sinh….Cùng nhiều di tích lịch sử lâu đời gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử. Cùng với đó tại Bắc Kạn cũng tồn tại vô số các hang động tự nhiên với vẻ đẹp mê hồn đối với các du khách ưa thích khám phá, mạo hiểm. Bắc Kạn còn thu hút du khách bởi hình thức du lịch cộng đồng, sinh sống và tìm hiểu phong tục văn hóa cùng với đồng bào các dân tộc.
Với đặc thù là tỉnh miền núi, cấu tạo địa chất đặc biệt với những dãy núi đá vôi điển hình đã tạo cho Bắc Kạn một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú với nhiều hang động, thác ghềnh, hồ nước đẹp trải dài khắp tỉnh như: Động Puông, động Hua Mạ, động Nà Phoòng, thác Đầu Đẳng, thác Bản Vàng (huyện Ba Bể); động Nàng Tiên, thác Nà Đăng (huyện Na Rỳ); thác Nà Khoang (huyện Ngân Sơn); thác Khuổi Đeng (huyện Chợ Mới); thác Bạc, động Áng Toòng (thành phố Bắc Kạn)…
Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên hấp dẫn, Bắc Kạn cũng có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú như các phong tục tập quán, lễ hội của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao… các bản nhà sàn bên sườn núi, ven sông hồ; các làn điệu hát then, đàn tính, sli, lượn mang đậm bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng cao tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách.
Để khai thác tốt tiềm năng du lịch, Bắc Kạn đã chủ trương xây dựng cơ chế chính sách đặc thù để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Trong đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, công khai, minh bạch, có cơ chế ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, khả năng tài chính đầu tư vào kinh doanh du lịch trên địa bàn.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Bến Tre 💕 15 Bài Giới Thiệu Bến Tre Hay
Thuyết Minh Về Bắc Kạn Hay Nhất – Mẫu 5
Bài văn thuyết minh về Bắc Kạn hay nhất sẽ cung cấp những thông tin đa chiều và phong phú để bạn có một cách nhìn rõ ràng nhất về vùng đất này.
Bắc Kạn là tỉnh vùng cao, nằm ở tọa độ 22 độ 40’30’’ đến 24 độ 48 phút 28’’ độ kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 4.795,54 km2. Phần lớn diện tích của tỉnh là rừng núi, trong núi đá có nhiều hang động có sức chứa lớn. Xen giữa những dãy núi là các thu lũng, ruộng bậc thang khá phì nhiêu, nhưng nhỏ hẹp.
Theo các nguồn sử liệu từ xa xưa, thời các vua Hùng, vùng đất Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 Bộ của nước Văn Lang. Thời Bắc thuộc, từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên đến gần giữa thế kỷ thứ X sau Công nguyên, dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, vùng đất Bắc Kạn lúc nằm trong quận Giao Chỉ, thuộc Giao Chỉ Bộ…, lúc nằm trong châu Vũ Nga và Châu Long thuộc đất An Nam đô hộ phủ (thế kỷ thứ X).
Từ giữa thế kỷ thứ X, ông cha ta đã khôi phục lại được nền độc lập tự chủ của đất nước đồng thời thay đổi lại các đơn vị hành chính trong cả nước thành các đạo, lộ, trấn, châu… Đời nhà Lý, đất Bắc Kạn thuộc châu Thái Nguyên và châu Vũ Lặc. Năm 1397, Bắc Kạn thuộc trấn Thái Nguyên. Từ khoảng giữa niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) trở đi, Bắc Kạn được gọi là phủ Thông Hóa, thuộc trấn Thái Nguyên (sau đổi là tỉnh Thái Nguyên).
Chặng đường lịch sử hơn nửa thế kỷ qua, Bắc Kạn luôn giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, của dân tộc, vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tô thắm thêm truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, quyết chiến, quyết thắng của quân đội, của dân tộc.
Trong kháng chiến chống Pháp, Bắc Kạn với vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng cùng với các tỉnh trong khu vực Việt Bắc đã trở thành “Thủ đô kháng chiến”; phối hợp tác chiến mạnh mẽ, làm nên những chiến thắng oai hùng, gắn với những chiến công vang dội như Phủ Thông, Đèo Giàng… Cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân ta buộc thực dân Pháp phải rút chạy, Bắc Kạn được giải phóng. Sau ngày được giải phóng (tháng 8 năm 1949), lực lượng vũ trang Bắc Kạn được củng cố và xây dựng vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu, chi viện cho tiền tuyến, góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước.
Bắc Kạn có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống từ lâu đời. Trong đó dân tộc Tày chiếm số đông, tiếp đến là các dân tộc Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Mông, Cao Lan, Sán Chí… Đồng bào Tày, Nùng, Kinh, Hoa thường sống tập trung thành làng, bản ở những vùng đồi thấp, ven trục đường chính và các huyện lỵ, tỉnh lỵ. Đồng bào Dao, Mông, Cao Lan, Sán Chí… thường sống phân tán ở những vùng núi cao. Miền đất này là nơi tinh hoa văn hóa nhiều dân tộc cùng tụ hội, làm nên bản sắc văn hóa đậm đà, riêng biệt của một tỉnh miền núi vùng cao.
Nét nổi bật phải kể đến trong nền văn hóa của Bắc Kạn là nghệ thuật Hát then, đàn tính. Theo quan niệm dân gian, Then có nghĩa là Thiên, Thiên tức là “Trời”, vì vậy then được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Đàn tính là loại nhạc cụ dân gian độc đáo của người Tày có âm thanh mượt mà, ấm áp, có sức cuốn hút, hấp dẫn kỳ diệu bởi nó gắn liền với văn hoá, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Tày từ bao đời nay. Hộp đàn được làm từ vỏ bầu khô, mặt đàn làm từ thân cây vông, cán bằng cây dâu tằm. Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghệ thuật hát then, đàn tính được bảo tồn và phát triển.
Bắc Kạn còn là miền đất của các lễ hội lồng tồng truyền thống. Đây là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng được tổ chức vào dịp đầu năm mới, để cúng tế Thần Nông – vị thần cai quản ruộng đồng, với mong muốn mùa màng bội thu, đời sống sung túc, bản làng ấm no, cầu sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người dân trong thôn bản. Ở mỗi địa phương, lễ hội lồng tồng lại có những nét đặc trưng riêng. Tiêu biểu như:
Hội Xuân Ba Bể được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm tại Bản Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể. Hội xuân Ba Bể là lễ hội đầu năm của đồng bào các dân tộc vùng hồ Ba Bể, gồm 2 phần lễ và hội. Phần lễ được tổ chức cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Phần hội gồm các chương trình văn nghệ dân gian hát then đàn tính, múa khèn…; các trò chơi dân gian như: Kéo co, đẩy gậy, tung còn, bắt vịt trên hồ, đua thuyền độc mộc, chọi bò, đấu võ dân tộc…. Hội xuân Ba Bể hàng năm đã thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước đến tham dự.
Lễ hội lồng tồng Bằng Vân, huyện Ngân Sơn được tổ chức tại xã Bằng Vân vào ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm. Bên cạnh phần lễ đặc sắc với các mâm cỗ dâng lên thần linh, phần hội được tổ chức sôi nổi với các trò chơi dân gian như: Kéo co, tung còn, đẩy gậy, đi cầu thăng bằng, bịt mắt bắt dê; hát đối đáp giao duyên shi, lượn (Tày, Nùng), Páo dung (Dao) Lễ hội lồng tồng Bằng Vân là lễ hội của vùng miền, thu hút rất đông người dân trong khu vực và du khách tham gia. Bên cạnh đó còn có Hội Lồng Tồng xã Lam Sơn, huyện Na Rỳ được tổ chức vào ngày 7 tháng giêng hàng năm, thu hút đông đảo du khách thập phương.
Chợ phiên cũng là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, không thể thiếu trong đời sống người dân vùng cao Bắc Kạn. Chợ không chỉ là nơi để trao đổi, mua bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, trò chuyện và giao lưu văn hóa của bà con nơi đây. Chợ phiên họp 5 ngày một phiên theo ngày âm lịch và được tổ chức xen kẽ, luân phiên ở trung tâm huyện lỵ, trung tâm xã, liên xã. Hàng hoá được bày bán ở chợ cũng rất đa dạng phong phú và chủ yếu là các sản vật của núi rừng hay những sản phẩm do chính người dân nơi đây làm ra.
Bắc Kạn tự hào là miền đất có truyền thống lịch sử – văn hóa lâu đời. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã không ngừng phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn, giành được nhiều thành tựu mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, đưa Bắc Kạn từng bước trưởng thành.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Bắc Kạn Ngắn Gọn – Mẫu 6
Tham khảo bài văn thuyết minh về Bắc Kạn ngắn gọn với cách hành văn súc tích và giàu ý nghĩa.
Cách Hà Nội khoảng 230km, Bắc Kạn những năm gần đây thu hút nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Bắc Kạn có rất nhiều lợi thế để phát triển thành khu du lịch cấp quốc gia. Những tiềm năng đặc trưng này là lợi thế để Bắc Kạn hình thành nhiều sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với thể thao, ẩm thực.
Với lợi thế sở hữu Khu di tích danh thắng cấp quốc gia đặc biệt hồ Ba Bể nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể, có di sản thực hành Then của người Tày được UNESCO ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và 16 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Nùng, Dao…, tỉnh Bắc Kạn đang nỗ lực phát huy giá trị các di sản gắn với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.
Thời gian gần đây, nhiều người dân Bắc Kạn tìm đến hồ Bản Chang, xã Đức Vân (Ngân Sơn). Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng hồ nước trong xanh với những cánh rừng thông xanh ngắt, đồi núi phủ đầy hoa sim tím, trông như một bức tranh thiên nhiên thật đẹp. Hầu hết du khách trong thời gian này là người dân trong tỉnh. Khí hậu nơi đây đặc biệt trong lành mát mẻ, phù hợp để đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và các hoạt động du lịch tập thể như: Chèo thuyền, bơi lội, câu cá…
Khám phá và trải nghiệm, hiện nay nhiều du khách đam mê du lịch đã tìm đến thiên nhiên để cắm trại gia đình, chụp ảnh tại một số điểm như: Đồi cỏ tại thôn Khuổi Luông hay Lủng Tráng (Ba Bể). Nơi đây có những đồi cỏ xanh mướt nối tiếp nhau, nhiệt độ mát mẻ về mùa hè, lạnh về mùa đông nên đã thu hút nhiều người trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận đến khám phá trải nghiệm vào dịp cuối tuần.
Phát triển du lịch sinh thái là hướng đi phù hợp với xu thế hiện nay. Nhu cầu khám phá văn hóa vùng miền ngày càng nhiều, đây là hướng đi mang tính bền vững để khai thác sâu tiềm năng, lợi thế của địa phương. Du lịch sinh thái sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, các cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống của đơn vị kinh doanh du lịch vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể…, phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa, đồng thời giúp bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy những nét văn hoá của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Gợi ý cho bạn 🍀 Thuyết Minh Về Bắc Ninh 🍀 15 Bài Giới Thiệu Bắc Ninh Hay
Bài Thuyết Minh Về Bắc Kạn Đạt Điểm Cao – Mẫu 7
Với bài thuyết minh về Bắc Kạn đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo những ý văn hay và thông tin cần thiết để hoàn thành tốt bài viết của mình.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao nằm sâu trong vùng Đông Bắc, là quê hương của 7 dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông, Hoa và Sán Chay cùng đoàn kết chung sống, với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo đã tạo nên những di sản văn hóa có giá trị, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển Bắc Kạn để cùng cả nước hội nhập với thế giới.
Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Bắc Kạn có Vườn Quốc gia – Di sản ASEAN, Khu RAMSA của thế giới và tới đây sẽ là Di sản thiên nhiên thế giới “Ba Bể – Na Hang” với hồ Ba Bể, di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt. Cùng với đó là các danh thắng: Ao Tiên, thác Đầu Đẳng, động Puông, động Hua Mạ, hang Thẳm Phầy; động Nàng Tiên (Na Rì); hồ Bản Chang và thác Nà Khoang (Ngân Sơn)…
Về di tích lịch sử, Bắc Kạn hiện có 152 di tích, trong đó có 06 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 36 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Hầu hết các di tích được xếp hạng đều là những địa điểm liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, như: Khu ATK Chợ Đồn gồm các di tích tiêu biểu như: Bản Ca, Nà Pậu, Nà Quân, Khuổi Linh, Khau Mạ, Khu di tích lịch sử Nà Tu- Cẩm Giàng, Đồn Phủ Thông, Địa điểm chiến thắng Đèo Giàng…
Hệ thống đền, chùa gồm: Đền Thắm, chùa Thạch Long (huyện Chợ Mới); đền Thác Giềng, đền Cô, đền Mẫu (thành phố Bắc Kạn), chùa phố cũ, đền An Mạ (Ba Bể)… Về lễ hội tiêu biểu, thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia gồm: Lễ hội Lồng tồng xã Hà Vị, Lễ hội Phủ Thông (Bạch Thông); Lễ hội Bằng Vân (Ngân Sơn); Lễ hội Mù Là ở xã Cổ Linh (Pác Nặm); Lễ hội Lồng tồng xã Nam Mẫu (Ba Bể); Hội xuân thành phố Bắc Kạn và Hội chợ Văn hóa Truyền thống Xuân Dương – Na Rì (mỗi năm họp một lần vào ngày 25/3 âm lịch).
Ngoài ra, đồng bào các dân tộc thiểu số Bắc Kạn còn có các phong tục tập quán, nếp sống truyền thống, lễ nghi, tiếng nói, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục, kiến trúc nhà ở, làng nghề thủ công… rất phong phú, độc đáo và đa dạng. Với tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú hiện có, trong những năm qua Bắc Kạn đã tu bổ, tôn tạo nhiều di tích lịch sử. Lễ hội truyền thống được phục dựng, đặc biệt, Hội xuân Ba Bể được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Cùng với việc bảo tồn, tôn tạo, phục dựng di sản văn hóa đã góp phần tạo ra những loại hình sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn hơn, như du lịch về nguồn; du lịch nghiên cứu tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc; du lịch tâm linh; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm dịch vụ Homestay; du lịch lễ hội; nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc… Kiến trúc nhà ở truyền thống được gìn giữ; những bộ trang phục được làm thủ công đang được cộng đồng các dân tộc khôi phục, lưu truyền; phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội, âm nhạc, dân ca dân vũ, nghệ thuật tạo hình… được gìn giữ, phát huy.
Trong mối liên kết phát triển du lịch, nhiều năm qua Bắc Kạn đã tích cực hợp tác, liên kết với các tỉnh Việt Bắc và các tỉnh trong khu vực nhằm khai thác giá trị cảnh quan thiên nhiên và các giá trị di sản văn hóa của các tỉnh để tuyên truyền, giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế, thông qua các chương trình hợp tác. Hình thành một số khu, điểm, tuyến du lịch với các sản phẩm du lịch như du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh…
Với những tiềm năng, thế mạnh hiện có, tỉnh Bắc Kạn quyết tâm phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tạo việc làm, khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa và lịch sử của tỉnh.
Gửi tặng bạn 💕 Thuyết Minh Về Vũng Tàu 💕 16 Bài Giới Thiệu Vũng Tàu Hay
Văn Thuyết Minh Về Bắc Kạn Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Bài văn thuyết minh về Bắc Kạn học sinh giỏi sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 170km về phía Bắc. Đây vùng đất được mệnh danh “thủ đô kháng chiến”, nơi có nhiều di tích lịch sử ghi dấu hoạt động của Trung ương Đảng, Bác Hồ, của quân, dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược và nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
Bắc Kạn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, hang động, thác nước, là xứ sở của các dạng địa hình karst điển hình, tiêu biểu là các hang động kỳ vĩ như: động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Thạch Long… với các nhũ đá, cột đá nhiều hình thù sinh động, độc đáo, trong đó nổi bật là khu du lịch Ba Bể.
Đây là khu du lịch trọng điểm của tỉnh với nhiều điểm tham quan du lịch độc đáo, là nơi tập trung hầu hết các tài nguyên du lịch quan trọng nhất của Bắc Kạn với các thắng cảnh: ao Tiên, đảo Bà Góa, đền An Mã, thác Đầu Đẳng, thác Tát Mạ, sông Năng, động Nà Phoòng, hang Thẳm Kít, hang Thẳm Phầy… phù hợp với các loại hình du lịch như: sinh thái, nghỉ dưỡng; văn hóa, lịch sử; mạo hiểm, thể thao… hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
“Bắc Kạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh”
Hồ Ba Bể cách thành phố Bắc Kạn 70km về phía Tây Bắc, là một trong những di tích danh lam thắng cảnh tự nhiên đẹp, độc đáo nhất Việt Nam. Hồ Ba Bể được hình thành do sự biến động cấu tạo địa chất cách đây hàng triệu năm làm sụt lún các dãy núi đá vôi, hang động. Hồ được hợp thành từ 3 hồ (Pé Lèng, Pé Lù, Pé Lầm) nên có tên gọi là hồ Ba Bể. Hồ có chiều dài hơn 8km, chỗ rộng nhất 2km, diện tích mặt nước 500ha, độ sâu trung bình 20m, chỗ sâu nhất 35m. Hồ Ba Bể nằm ở độ cao 150m so với mặt biển, được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi cao và những cánh rừng già nguyên sinh, nước hồ trong xanh, quanh năm mát mẻ.
Toàn cảnh hồ như một bức tranh thuỷ mặc. Với cấu tạo địa chất đặc biệt, hồ Ba Bể có những nét riêng rất khác biệt so với các hồ karst trên thế giới. Vì vậy, tại Hội nghị quốc tế về hồ nước ngọt tổ chức tại Mỹ tháng 3/1995 hồ Ba Bể được xác định là 1 trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên đẹp của thế giới cần được bảo vệ. Năm 2012, hồ Ba Bể được công nhận là Di tích danh thắng quốc gia đặc biệt.
Bản du lịch văn hóa Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể là bản nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày bên bờ sông Lèng sát với hồ Ba Bể. Đến với bản Pác Ngòi du khách sẽ được thưởng thức những món ăn ngon đặc sản của vùng hồ (cơm lam, cá nướng, tép chua, thịt chua, dạ yến, xôi ngũ sắc….), ngủ nhà sàn, tham quan hồ bằng thuyền độc mộc, đánh bắt cá trên sông, hồ, xem các thiếu nữ Tày biểu diễn hát then đàn tính…
Động Puông nằm trên dãy núi đá vôi Lũng Nham ở phía Bắc Vườn quốc gia Ba Bể, cách thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể khoảng 15km về phía Tây Nam. Trần động cao hơn 20m, rộng trung bình 30m, lòng động là dòng sông Năng thơ mộng chảy qua với chiều dài gần 300m. Trong động có rất nhiều cột đá, nhũ đá đẹp. Động là nơi sinh sống trú ngụ của 23 loài dơi với số lượng hàng vạn con. Qua động Puông, xuôi thuyền theo dòng sông Năng khoảng 8km là đến hồ Ba Bể, đi thêm khoảng 3km nữa sẽ đến thác Đầu Đẳng.
Ao Tiên là hồ nước nhỏ nằm trên đỉnh núi phía Bắc hồ Ba Bể. Từ hồ Ba Bể đi bộ khoảng 100m là đến Ao Tiên. Ao Tiên rộng hơn 3.000m2, được bao bọc bởi núi đá vôi và rừng già nguyên sinh, nước ao trong xanh, mát lạnh. Ao Tiên có nhiều loại cá quý như cá chép kính, cá lăng, cá chiên… Đến Ao Tiên du khách còn được ngắm nhìn những dấu chân trên đá và nghe câu chuyện huyền thoại về chàng thợ săn và bảy nàng tiên nữ.
Hàng hóa được bày bán ở chợ cũng rất đa dạng, phong phú chủ yếu là các sản vật của núi rừng hay những sản phẩm do chính người dân nơi đây làm ra. Đến với chợ phiên, du khách sẽ được thoải mái ngắm nhìn, mua sắm những sản vật của núi rừng, thưởng thức chén rượu ngô thơm nồng và hòa mình cùng không khí đông vui nhộn nhịp của người dân vùng cao xuống chợ. Chợ phiên không chỉ hấp dẫn đối với du khách trong nước, mà còn thu hút cả du khách nước ngoài.
Hát then là nghệ thuật dân gian truyền thống độc đáo của dân tộc Tày, Nùng, Thái các tỉnh miền núi phía Bắc. Hát then đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Bắc Kạn. Theo quan niệm dân gian, “Then” có nghĩa là “Thiên”, “Thiên” tức là “Trời”, vì vậy “Then” được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Chính vì thế, trong đời sống của người Tày cổ, then được dùng trong những sự kiện trọng đại như lễ cầu an, cầu mùa, cấp sắc…, thông qua làn điệu then lời cầu nguyện của người dân được chuyển đến nhà trời. Di sản then đang được xây dựng hồ sơ đệ trình lên UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Di tích lịch sử Nà Tu thuộc xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, nằm cạnh quốc lộ 3, cách thành phố Bắc Kạn 9km về phía Bắc. Đây là nơi đóng quân của phân đội thanh niên xung phong 312 làm nhiệm vụ bảo vệ cầu Nà Cù và đoạn đường Nà Cù – Phủ Thông. Ngày 28/3/1951 trên đường đi công tác, Bác Hồ đã ghé thăm liên phân đội thanh niên xung phong 312.
Sau khi ân cần thăm hỏi và căn dặn các đội viên khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, Bác đã tặng đơn vị thanh niên xung phong 312 bốn câu thơ: “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên.” Năm 1996, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận, xếp hạng Nà Tu là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Di tích được tôn tạo khang trang gồm nhà sàn tưởng niệm Bác Hồ; nhà bia, lán thanh niên xung phong và các công trình phụ trợ.
Di tích lịch sử đồn Phủ Thông thuộc thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông, cách thành phố Bắc Kạn 18km về phía Bắc. Tháng 10/1947, quân đội viễn chinh Pháp với gần 1.200 quân đã nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn (nay là thành phố Bắc Kạn) và tiến quân lên chiếm đóng, xây đồn kiên cố tại Phủ Thông nhằm khống chế và tiêu diệt lực lượng của ta.
Quân ta đã ba lần tổ chức tập kích công đồn Phủ Thông. Đây là những trận công đồn đầu tiên khẳng định bước trưởng thành của quân đội ta, đồng thời là cuộc tập dượt, rút kinh nghiệm để đập tan cứ điểm Điện Biên Phủ, đánh bại thực dân Pháp xâm lược. Năm 1996, di tích đồn Phủ Thông được xếp hạng là là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đền Thắm nằm ở khu vực ngã ba sông Cầu và sông Chu, thuộc tổ 6, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, cách đường quốc lộ 3 khoảng 1km, cách thành phố Bắc Kạn 45km về phía Nam. Tương truyền, đây là nơi ở của Cô Thắm xinh đẹp, giàu lòng yêu nước và nhân ái bao dung. Đền Thắm là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân địa phương và khách thập phương. Hội đền được tổ chức vào ngày Thượng Nguyên mùng 2/2 âm lịch hằng năm và mở cửa đón khách quanh năm. Đền Thắm là chốn linh thiêng có cảnh quan thiên nhiên đẹp thu hút du khách về vãn cảnh và chiêm bái.
Với lịch sử, văn hóa lâu đời, sự ưu ái của thiên nhiên cùng nhiều định hướng và giải pháp cụ thể, Du lịch Bắc Kạn đã, đang có những bước tiến mới, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Bài Văn Thuyết Minh Về Bắc Kạn Đặc Sắc – Mẫu 9
Đón đọc bài văn thuyết minh về Bắc Kạn đặc sắc với những ý văn sinh động giới thiệu đến bạn đọc những nét đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với nơi đây.
Tỉnh Bắc Kạn được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh, là điều kiện phát triển du lịch. Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị – kinh tế của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội 170km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh – tỉnh Lạng Sơn khoảng 200km; từ Bắc Kạn đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và cảng Hải Phòng chỉ trên 200km. Do đó việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện.
Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Hồ có diện tích rộng 500ha, nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, có hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với 417 loài thực vật, 299 loài động vật có xương sống, trong hồ có 49 loài cá nước ngọt. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt. Năm 2003, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là vườn di sản ASEAN, năm 2011 được công nhận là khu RAMSAR thứ 3 của Việt Nam. Hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Đến với Bắc Kạn, du khách sẽ được thăm các căn cứ địa cách mạng, nổi bật nhất là ATK Chợ Đồn – đây là một trong những khu căn cứ mà Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ đã sống, hoạt động, lãnh đạo dân tộc ta trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hiện nay, ATK Chợ Đồn đang được phục dựng theo quy hoạch tổng thể “Chiến khu Việt Bắc” của Chính phủ.
Bắc Kạn là xứ sở của các dạng địa hình Caxtơ điển hình, tiêu biểu là các hang động kỳ vĩ như: Động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Thạch Long… Diện tích hang động có nơi rộng từ hàng trăm đến hàng nghìn mét vuông, với các nhũ đá, cột đá hình thù sinh động, độc đáo.
Đến Bắc Kạn, du khách còn được tham quan các điểm du lịch khác như: Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Đền Thắm, chùa Thạch Long, du ngoạn trên sông Cầu, sông Năng… Đặc biệt, du khách còn được đến thăm các bản làng dân tộc với những nét văn hoá truyền thống đặc sắc, được thưởng thức hương vị ngọt ngào của hồng không hạt, lê, cam quýt….với hương vị đặc biệt của núi rừng Việt Bắc.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bắc Kạn Chọn Lọc – Mẫu 10
Bài văn mẫu thuyết minh về Bắc Kạn chọn lọc sẽ giúp các em học sinh có thêm những gợi ý hay để thực hiện bài viết trên lớp.
Tỉnh Bắc Kạn nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 168 km về phía Bắc, tiếp giáp với 4 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Diện tích tự nhiên 4.795, 54km2, mật độ dân số trung bình 58 người/km2, gồm 7 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán Chay, Mông, Hoa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,50C.
Bắc Kạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh
Hồ Ba Bể di tích danh thắng tự nhiên đẹp của Bắc Kạn, được công nhận là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt. Nơi đây với nhiều phong cảnh kỳ thú và đa dạng về sinh học. Đến với Hồ Ba Bể, du khách sẽ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, được thưởng thức những món ăn truyền thống, được khám phá bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây…
Không biết từ bao giờ, dòng sông Năng hiền hòa là thế mà đục thủng cả vách núi đá vôi để tạo thành một dòng chảy với những hang động kỳ vĩ. Nhiều người còn ví động Puông như hàm cá mập khổng lồ há miệng nuốt từng áng thuyền độc mộc cứ nối đuôi nhau xuôi dòng. Động Puông thuộc xã Cao Thượng, Ba Bể. Là một hang thông hai đầu, động Puông có chiều dài 300 mét, cao hơn 30 mét với các vách đá đứng và nhiều nhũ đá có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau, được hình thành khi con sông Năng chảy xuyên qua bên dưới núi đá vôi Lũng Nham tạo nên một cảnh quan đá vôi rất ngoạn mục với lối vào ra thông thoáng cho dòng sông Năng tự do lưu chuyển.
Không nổi tiếng như chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang hay chợ tình Sa Pa của Lào Cai, nhưng chợ tình Xuân Dương lại mang trong mình những nét văn hóa hết sức đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng huyện Na Rì, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) và các huyện lân cận của tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên.
Với tài nguyên du lịch hấp dẫn cùng với sự nhiệt tình mến khách của người dân nơi đây, chắc chắn du khách sẽ cảm thấy hài lòng và thu được nhiều điều bổ ích sau chuyến đi du lịch Bắc Kạn.
Tham khảo văn mẫu 🍀 Thuyết Minh Về Bạc Liêu 🍀 15 Bài Giới Thiệu Bạc Liêu Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Bắc Kạn Sinh Động – Mẫu 11
Bài văn thuyết minh về Bắc Kạn sinh động sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách xây dựng những câu văn giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.
Thành phố Bắc Kạn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, những thác nước, hang động nguyên sơ, nhiều điểm di tích cấp tỉnh…là thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái.
Thành phố Bắc Kạn có giao thông thuận lợi với Quốc lộ 3 đi qua, các tuyến đường nối với những di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trong và ngoài tỉnh như: hồ Ba Bể (Ba Bể), di tích lịch sử Nà Tu, di tích Đồn Phủ Thông (Bạch Thông); di tích lịch sử Pác Bó (Cao Bằng); di tích lịch sử ATK Định Hóa (Thái Nguyên), di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang)… Các điểm du lịch văn hóa tâm linh như đền thác Giềng, Đền Thắm, chùa Thạch Long (Chợ Mới), đền An mã, chùa Phố cũ (Ba Bể)…
Thành phố Bắc Kạn còn có nhiều danh lam thắng cảnh với những thác nước đẹp, nguyên sơ, có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái như: thác Nà Noọc (hay còn gọi là thác Bạc), là thác nước tự nhiên nằm ở chân đèo Áng Toòng thuộc phường Xuất Hóa. Vào mùa nước nhiều, thác như một chiếc khăn lụa trắng mềm mại chảy qua những vách núi và cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật, động vật phong phú… Năm 2010, thác Nà Noọc đã được công nhận là Di tích danh thắng cấp tỉnh.
Động Áng Toòng, phường Xuất Hóa là hang động tự nhiên, hệ thống hang được chia thành hai tầng. Tầng một, chạy theo hướng Bắc – Nam, có chiều dài 120m, chỗ hẹp, chỗ rộng tạo thành ba động liên tiếp. Tầng hai, chạy theo hướng Đông – Tây, có chiều dài 350m. Toàn tuyến hang là những thạch nhũ đa dạng về màu sắc, độc đáo, phong phú về hình dáng, có chỗ thạch nhũ màu vàng nhạt trông như những dải lụa; chỗ có màu vàng xen trắng được tạo thành từ các kẽ đá rải khắp mặt động; trên trần động, các thạch nhũ chảy xuống như những bông hoa thủy tinh rực rỡ. Động Áng Toòng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích danh thắng cấp Quốc gia năm 2013.
Tỉnh Bắc Kạn cũng đã đưa ra một số giải pháp trọng tâm để phát triển du lịch sinh thái gắn trải nghiệm văn hóa truyền thống như: Hỗ trợ cải tạo không gian cảnh quan tại bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch tại Khu du lịch Ba Bể; đầu tư nâng cấp, cải tạo một số tuyến du lịch đi bộ đặc trưng trong rừng nguyên sinh Vườn quốc gia Ba Bể kết hợp với tuyến tuần tra bảo vệ rừng; đầu tư, khai thác phát triển hang Thẳm Phầy, xã Hoàng Trĩ phục vụ phát triển du lịch; đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ đêm và không gian trải nghiệm văn hóa truyền thống tại bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể…
Thực tế, hoạt động du lịch cộng đồng ở Ba Bể đã có và phát triển mạnh nhất là tại thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu với 100% là đồng bào dân tộc Tày. Tại Pác Ngòi, phần lớn những ngôi nhà sàn của các hộ dân đều dựa lưng vào núi, hoặc chạy dọc con đường chính, có sàn hướng ra con sông Lèng, ra hồ Ba Bể, tạo phong cảnh non nước hữu tình, thích hợp cho phát triển du lịch.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Bắc Kạn Ngắn Hay – Mẫu 12
Với bài văn thuyết minh về Bắc Kạn ngắn hay, các em học sinh sẽ dễ dàng ôn tập và chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra viết sắp tới.
Viên ngọc quý nhất của du lịch Bắc Kạn chính là hồ Ba Bể, 1 trong 20 hồ nước ngọt lớn nhất và đẹp nhất thế giới. Xung quanh hồ, do đặc điểm địa chất, địa mạo đặc biệt nên đã hình thành nhiều phong cảnh ngoạn mục, nên thơ, hữu tình.
Trong vùng hồ có 5 dân tộc Tày, Nùng, Kinh, H’Mông, Dao cùng sinh sống, tạo nên một không gian văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, thể hiện rõ nhất trong trang phục và nhà cửa và các lễ hội mùa xuân. Mỗi khi xuân về, đồng bào nơi đây lại tổ chức hội xuân để cảm tạ các vị thần linh, cầu mong các vị thần ban cho một năm mới no ấm, thóc lúa đầy bồ, trâu ngựa đầy chuồng, cỏ cây tươi tốt, mưa thuận gió hòa.
Các đặc sản ẩm thực của vùng lòng hồ như cá hồ nướng, cơm lam, lạp sườn hun khói, bánh ngô Na-rỳ… cũng là một nét hấp dẫn đặc sắc của du lịch Bắc Kạn… Sẽ rất thú vị nếu sau một chặng đường dài tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh, các điểm đến ý nghĩa, tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa, được nghe giới thiệu về các món ăn, đồ uống đặc sản quê hương, du khách lại được thưởng thức ngay các món ẩm thực đặc sản đó.
“Trăm nghe không bằng một thấy”, hãy đến với Bắc Kạn để có thêm được những trải nghiệm mới mẻ.
Xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Bắc Giang 🌟 15 Bài Giới Thiệu Bắc Giang Hay
Thuyết Minh Về Bắc Kạn Luyện Viết – Mẫu 13
Bài văn thuyết minh về Bắc Kạn luyện viết không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt mà còn nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
Bắc Kạn có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch như cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc…
Điểm nhấn trong du lịch Bắc Kạn là Hồ Ba Bể – một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Hồ có diện tích 500 héc-ta, nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể với trên 20 điểm tham quan. Vườn Quốc gia Ba Bể đã được công nhận là Khu Ramsar thứ 1.938 của thế giới; được Chính phủ công nhận là Di tích danh thắng quốc gia đặc biệt, đây cũng là khu du lịch trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn.
Bắc Kạn còn là quê hương cách mạng với các di tích lịch sử cách mạng thuộc khu ATK, huyện Chợ Đồn đã được công nhận di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; di tích Nà Tu, di tích Đồn Phủ Thông, di tích chiến thắng Đèo Giàng (huyện Bạch Thông)… là những di tích lịch sử mang dấu ấn một thời về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà nước, của quân đội và nhân dân Bắc Kạn. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển loại hình du lịch lịch sử của địa phương…
Đến với Bắc Kạn, du khách sẽ được trải nghiệm một không gian du lịch đa dạng, vừa chân thực mộc mạc, vừa sâu sắc và mang những giá trị ý nghĩa.
Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang 🌜 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Bắc Kạn Bằng Tiếng Anh – Mẫu 14
Tham khảo bài thuyết minh về Bắc Kạn bằng tiếng Anh và cùng giới thiệu đến bạn bè quốc tế một trong những vùng đất với phong cảnh đẹp giá trị văn hoá đặc trưng.
Tiếng Anh:
Bac Kan is a province in the Northeast region of Vietnam. Bac Kan has the provincial capital of Bac Kan city, 162km from Hanoi. The origin of the word Bac Kan or Bac Can is said to be Pac Kan in the Tay – Nung language, the meaning is no longer clear. Bac Kan is a province rich in tourism potential because of the abundance of resources, minerals and culture imbued with ethnic identity in the mountainous Northeastern region of Vietnam. As a mountainous province, with complicated terrain, steep slopes, and the headwaters of many river and stream systems, Bac Kan has a particularly important position for other provinces in the region.
Tiếng Việt:
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Bắc Kạn có tỉnh lỵ là thành phố Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 162km. Nguồn gốc của từ Bắc Kạn hay Bắc Cản được cho là từ Pác Kản trong tiếng Tày – Nùng, hiện không còn rõ nghĩa. Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam. Là một tỉnh miền núi, có địa hình chia cắt phức tạp, đất có độ dốc lớn, lại là vùng đầu nguồn của nhiều hệ sông, suối… nên Bắc Kạn có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với các tỉnh trong khu vực.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone