Thuyết Minh Về Bắc Giang [36+ Bài Giới Thiệu Bắc Giang Hay]

Thuyết Minh Về Bắc Giang ❤️️ 36+ Bài Giới Thiệu Bắc Giang Hay ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Với Cách Viết Sinh Động Và Giàu Hình Ảnh. 

Bài Giới Thiệu Về Bắc Giang Điểm 10 – Bài 1

Cùng đón đọc Bài Giới Thiệu Về Bắc Giang Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây.

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc (nằm phía Đông Bắc Việt Nam); là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội; phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên, thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp với tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên.

Diện tích tự nhiên là 3.843,9 km2, tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện, trong đó có 6 huyện miền núi (Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên), 01 huyện vùng cao (Sơn Động) và 02 huyện trung du, đồng bằng (Hiệp Hòa, Việt Yên). Toàn tỉnh có 230 xã, phường, thị trấn; dân số khoảng 1,6 triệu người và có 21 dân tộc cùng sinh sống.

Địa hình của tỉnh thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam; Vùng trung du có đồng bằng xen kẽ chiếm 28% diện tích toàn tỉnh, bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, vùng miền núi chiếm 72% diện tích, bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao.

Với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi) là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm khoảng 230-240 C; Lượng mưa trung bình những các năm gần đây của Bắc Giang khoảng 1.600 mm; độ ẩm không khí từ 74% – 80%; số giờ nắng trung bình ở tỉnh khoảng từ 1.200 đến 1.450 giờ. Là tỉnh nằm trọn trong lưu vực của hệ thống sông Thái Bình. Toàn tỉnh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Ba sông trên chảy hết địa phận tỉnh Bắc Giang hợp lại thành sông Thái Bình.

Bắc Giang còn có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc với khoảng trên 2.200 di tích được, trong đó có 635 di tích được xếp hạng (gồm: 518 di tích cấp tỉnh; 117 di tích cấp quốc gia, trong đó có 23 di tích cấp quốc gia đặc biệt); nhiều công trình văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, nổi tiếng trong đó, một số di tích, công trình có khả năng khai thác để phát triển du lịch như chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng); chùa Bổ Đà, đình, chùa Thổ Hà (Việt Yên) …

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Giới Thiệu Về Thành Phố Bắc Giang Hay – Bài 2

Bài văn Giới Thiệu Về Thành Phố Bắc Giang Hay giúp các em thêm nhiều thông tin thú vị về vùng đất Kinh Bắc này.

Bắc Giang là 1 tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt nam, có trung tâm là Tp Bắc Giang. Địa hình Bắc Giang đa dạng với các thảm rừng xanh, núi non hùng vĩ, đồng bằng phì nhiêu, sông suối uốn lượn và nhiều hồ nước rộng lớn…tất cả tạo nên cảnh quan sơn thủy hữu tình, hấp dẫn khách du lịch.

Bắc Giang có khí hậu chia thành 2 mùa chủ yếu: mùa đông khô lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mùa hè thường mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9. Theo kinh nghiệm du lịch Bắc Giang, chúng ta nên đi vào tháng 6, tháng 7 là đẹp nhất. Đây cũng là thời điểm mùa vải chín rộ kết thành những thảm đỏ rựa rỡ tô điểm khắp vùng.

Ở Bắc Giang có nhiều điểm du lịch nổi tiếng phải kể đến như: Mang dáng dấp của một miền thảo nguyên thơ mộng, Đồng Cao đang là điểm đến hấp dẫn của du lịch Bắc Giang, thu hút nhiều du khách tới thăm quan. Bạn hãy thử 1 chuyến vi vu du lịch Đồng Cao, cùng lang thang giữa thảo nguyên xanh mướt để bụi một chút, gian nan một chút và mang về những kỉ niệm thật đáng nhớ trong hành trình khám quá của mình.

Khe Rỗ là khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, được khám phá rừng già, tắm suối mát lành, ở nhà của người dân theo kiểu homestay thú vị và được thưởng thức các món ngon đặc sản của địa phương. Khe Rỗ đang trở thành điểm nhất tiêu biểu trong du lịch Bắc Giang.

Trải rộng mênh mông với những hòn đảo lớn, nhỏ, nhấp nhô, điểm xuyến những mái nhà sàn ẩn hiện sau đồi, rừng cây…tất cả tạo nên bức tranh Hồ Cấm Sơn sơn thủy hữu tình. Bạn có thể đi thuyền du ngoạn lòng hồ, khám phá đảo hoang và tự tay hái trái cây rừng hay bạn có thể trải nghiệm thử chèo xuồng, câu cá bên bờ hồ. Đặc biệt, bạn sẽ được đến thăm bản làng của đồng bào dân tộc và cùng tìm hiểu thêm về cuộc sống địa phương nơi đây.

Với những bản sắc truyền thống của đất Kinh Bắc, nơi đây cũng được mệnh danh là cái nôi của Quan họ cổ với 23 làng ven sông Cầu, tồn tại như một sự kết duyên song song với Quan họ Bắc Ninh.

Bên cạnh đó, Bắc Giang còn nổi tiếng với Ca trù, những làn điệu Hát then, hát ống, hát ví thiết tha làm say đắm lòng người…cùng hàng trăm Lễ hội đặc sắc diễn ra hàng năm.

Nếu đã có cơ hội về du lịch Bắc Giang, bạn nhớ đừng bỏ qua những món đặc sản nổi tiếng như: gỏi cá mè Hiệp Hòa, bánh đa Kế, bánh tro Đa Mai, bánh đa nem Thổ Hà, mỳ Chũ…gạo nếp Phi Điền, rượu vang làng Vân…vải thiều Lục Ngạn, mật ong, cam sành Bố Hạ…

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Hồ Xuân Hương Đà Lạt ❤️️ 14 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Bắc Giang Ngắn Gọn – Bài 3

Thuyết Minh Về Bắc Giang Ngắn Gọn, bài văn hay sau đây giới thiệu về lễ hội đặc sắc tại vùng đất này.

Là một tỉnh miền núi, nhưng Bắc Giang không chỉ nổi tiếng về những di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh, mà nơi đây còn nổi tiếng về những lễ hội dân gian truyền thống với nhiều loại hình độc đáo và nội dung phong phú, hấp dẫn.

Nằm trong vùng Kinh Bắc trước đây, Bắc Giang vốn là một vùng nông nghiệp điển hình, có nền kinh tế, văn hoá phát triển, đời sống người dân tương đối phong lưu. Dân gian có câu: “Ăn Bắc mặc Kinh”. Đó là thực tế và cũng là cơ sở lý giải vì sao lễ hội Bắc Giang đã xuất hiện và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử.

Với tổng số trên 500 lễ hội, cũng như ở mọi miền trên đất nước, lễ hội Bắc Giang được diễn ra hàng năm với lịch trình và nội dung tương đối ổn định. Chủ yếu, hội được tổ chức vào hai mùa: mùa xuân và mùa thu “Xuân thu nhị kỳ” với các loại hội đình, đền, chùa, hội chợ, hội chạ, hội hát, và một số lễ hội mới mang tích chất kỷ niệm lịch sử, trong đó phong phú nhất vẫn là hội đình và hội chùa.

Hầu như bất cứ một làng xã nào ở Bắc Giang cũng có một ngôi đình để tôn thờ những người có công với dân làng, được dân làng tôn vinh là thành hoàng làng. Hàng năm, để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, hay tỏ lòng biết ơn những người có công với dân với nước, những danh nhân lịch sử, văn hoá, dân các làng tổ chức mở hội.

Đó chính là tình cảm và đạo lý của người Việt Nam“uống nước nhớ nguồn”- một truyền thống nhân nghĩa cao đẹp. Địa điểm mở hội thường diễn ra ở đình do vậy nhân dân thường gọi tên hội là hội đình gắn với tên của làng.

Lễ hội Từ Hả được tổ chức vào ngày mồng 7, 8 tháng giêng âm lịch hàng năm tại đền Từ Hả xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn. Lễ hội đã hội tụ được hầu hết các dân tộc anh em trong vùng. Ngoài nghi lễ tế Vũ Thành còn có diễn tích trận mạc tượng trưng cho chiến thắng do Vũ Thành chỉ huy. Vũ Thành là người có công giúp nhà Trần chống quân Mông- Nguyên vào thế kỷ XIII. Trong trận quyết chiến cuối cùng Vũ thành bị thương nặng về đến Hả Hộ thì mất tại đây năm 1288.

Sau tế lễ là các trò hội như múa sư tử, hát soong hao, Sli, Lượn, Schắng côộ, Sịnh ca… của đồng bào các dân tộc ít người. Tất cả những nghi lễ, diễn xướng, trò hội ở lễ hội Từ Hả đều mang đậm bản sắc dân tộc vùng cao trên đất Bắc Giang. Những hoạt động này nhằm thoả mãn như cầu về tâm linh, nhu cầu văn hoá và qua đó giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào và tình đoàn kết dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

SCR.VN Gợi Ý Bài 💦 Thuyết Minh Về Đảo Phú Quốc ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Phú Quốc

Thuyết Minh Về Tỉnh Bắc Giang Đặc Sắc – Bài 4

Thuyết Minh Về Tỉnh Bắc Giang Đặc Sắc, đón đọc bài văn hay giới thiệu về những điểm đến du lịch nổi tiếng chi tiết nhất.

Không chỉ là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, Bắc Giang còn được biết đến với những danh lam, thắng cảnh đẹp. Có lẽ cũng vì lý do đó mà địa phương này được nhiều du khách lựa chọn khi muốn tận hưởng khung cảnh thiên nhiên trong lành và chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ kính.

Chùa Vĩnh Nghiêm. Tọa lạc ở làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng nên còn được gọi là chùa Đức La, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Chùa Vĩnh Nghiêm có kho mộc bản được công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2012.

Khu di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang, TP Bắc Giang. Nằm trên địa bàn phường Xương Giang, được Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch công nhận di tích cấp Quốc gia năm 2009. Năm 2012, UBND tỉnh Bắc Giang đã đầu tư kinh phí xây dựng khu di tích này. Công trình là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc thời Hậu Lê với những chi tiết độc đáo thời hiện đại.

Rừng nguyên sinh Khe Rỗ, xã An Lạc (Sơn Động). Là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu của vùng Đông Bắc Việt Nam. Nơi đây có hệ động thực vật rất phong phú, thích hợp đối với những du khách thích khám phá, nghiên cứu.

Hồ Cấm Sơn. Công trình thủy nông này nằm ở địa phận huyện Lục Ngạn, một phần giáp tỉnh Lạng Sơn. Bình thường, mặt hồ rộng 2.600 ha nhưng đến mùa mưa, lũ, nước dâng cao, mặt hồ lúc này có thể rộng đến 3.000 ha. Xung quanh hồ là những dãy núi cao bao bọc. Hồ Cấm Sơn rất thích hợp với các loại hình du lịch: Bơi thuyền, leo núi, câu cá, đi bộ vào các làng xóm của đồng bào dân tộc, hay đi chơi rừng…

Làng Thổ Hà, xã Vân Hà (Việt Yên). Là ngôi làng cổ thuần Việt với cây đa, có bến nước, sân đình cùng những nếp nhà cổ nằm sâu trong các ngõ hẻm. Trước năm 1960, làng Thổ Hà nổi tiếng về nghề làm gốm, nhưng từ 1990 trở lại đây nổi tiếng về nghề làm bánh đa nem và mì gạo.

Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ. Khu di tích này tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được không gian thoáng đãng của núi rừng, với vẻ thanh bình của con đường uốn lượn men theo dòng suối, cùng những mái nhà ẩn hiện trong tán cây của núi non hùng vĩ….

Hồ Khuôn Thần, xã Kiên Lao (Lục Ngạn). Với diện tích rộng đến 240ha, lòng hồ có tới 5 đảo nhỏ được trồng thông xanh có tuổi từ 15-20 năm thích hợp cho việc dạo chơi trên hồ, cắm trại trên đảo hay câu cá… Xung quanh khu du lịch Khuôn Thần là các vườn cây ăn quả như vải thiều, hồng, dứa…

Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng. Nằm ở độ cao 150 m so với mực nước biển, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng) có tổng diện tích gần 13 ha. Từ khu chính điện phóng tầm mắt xa xa phía trước là dòng sông Cầu thơ mộng, những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Phía sau có những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp của dãy Nham Biền kỳ vĩ. Hai bên là thung lũng nhỏ, nơi cư dân sinh sống đông đúc. Công trình tạo điểm nhấn quan trọng trên dãy núi Nham Biền.

Cao nguyên Đồng Cao (Sơn Động). Là một thảo nguyên nhỏ hoang sơ thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, Đồng Cao có địa hình bằng phẳng và thảm cỏ mênh mông xanh rì, khí hậu mát rượi và trong lành quanh năm, bạn sẽ ngạc nhiên bởi sự trong lành nơi đây.

Chùa Bổ Đà, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên. Là danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa, nơi tu luyện và đào tạo tăng đồ của Thiền phái Lâm Tế và bảo lưu giá trị kiến trúc truyền thống độc đáo của người Việt. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc “nội thông ngoại bế” tạo vẻ u tịch, thanh vắng và huyền thoại, xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc. Năm 2016, chùa Bổ Đà đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, Lễ hội chùa Bổ Đà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác, Khu Di Tích Kim Liên ❤️️ Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Bắc Giang – Bài 5

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Bắc Giang, bài văn hay giới thiệu về địa danh Suối Mỡ nổi tiếng, cùng đón đọc ngay nhé!

Suối Mỡ thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, cách thành phố Bắc Giang khoảng 30km về phía Đông Bắc, nơi đây đã và đang là điểm hẹn, địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách gần xa vào những ngày nghỉ cuối tuần, các dịp nghỉ lễ bốn mùa trong năm.

Suối Mỡ khởi thủy từ dãy núi Yên Tử, rồi quanh co uốn lượn trong thung lũng của dãy núi Huyền Đinh – Yên Tử hùng vĩ quanh năm nước chảy qua các ghềnh đá cao thấp tạo thành những bậc thác ngoạn mục. Chúng tôi thật ấn tượng với cảnh sắc nơi đây, một bức tranh sơn thủy kỳ vĩ với thác nước rì rào giữa đại ngàn.

Trên đường đi, dòng chảy của Suối Mỡ tạo thành những thác nước đổ dài theo vách đá. Trong tiếng rì rào của suối, của gió với cây rừng, chúng tôi như nghe thấy chuyện kể về lịch sử của vùng đất đầy những huyền thoại kỳ bí nhưng mang đậm tâm linh người Việt.

Thác Suối Mỡ với chiều dài khoảng 300m được tạo nên bởi năm bậc thác. Dưới chân mỗi bậc thác đều có các bồn tắm tự nhiên hết sức kỳ thú. Chính vì vậy, thác Suối Mỡ có sức lôi cuốn kỳ lạ đối với du khách khi đến tham quan. Bàn tay của mẹ thiên nhiên thật khéo léo khi ban tặng cho nơi đây những phiến đá khổng lồ với đủ hình thù lạ mắt.

Năm bậc thác Suối Mỡ với năm vẻ đẹp riêng biệt, mỗi bậc thác lại là một cung bậc, càng lên cao càng nghe bao âm thanh réo rắt, trầm bổng. Khung cảnh Suối Mỡ tuyệt đẹp đầy chất thơ có thể ví như chốn bồng lai tiên cảnh.

Đặt chân đến Suối Mỡ, cảnh tượng đầu tiên thu hút du khách là dòng nước trong trẻo uốn mình như một dải lụa từ trong núi chảy ra. Hai bên bờ suối chảy róc rách là những cánh rừng đại ngàn xanh tươi. Trên những dãy núi trùng điệp, nhiều loại cây như Tùng, Bách, Thông được trồng xen kẽ tạo thành một tấm thảm xanh khổng lồ, bất tận. Tất cả như hoà quyện với nhau làm cho thiên nhiên, đất trời nơi đây trở nên rất trong lành và thoáng đãng.

Đến với khu du lịch sinh thái Suối Mỡ vào mùa xuân, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh tịnh, đầy hấp dẫn nơi đây. Sự linh thiêng của hệ thống tam Đền: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng và một số ngôi đền phụ cận chính là địa điểm quý khách xa gần về dâng hương. Quý khách sẽ được tận hưởng không gian tĩnh lặng, linh thiêng và sẽ cảm thấy tâm hồn ấm cúng hơn, cơ thể như được tiếp thêm sinh khí, mọi buồn phiền sẽ ở lại năm cũ và đón nhận một năm mới nhiều may mắn hơn.

Điểm đầu tiên trong chuỗi thắng cảnh là đền Hạ, ngôi đền nằm kề bên đường tỉnh 293. Đây là một trong 3 ngôi đền có quy mô và diện tích lớn nhất trong hệ thống đền Suối Mỡ. Đền tọa lạc trên thế đất “hoàng long”. Trước cửa đền có núi Tai Voi làm án có tác dụng ngăn không cho tà khí bay vào đền và giữ lại những tài lộc do long mạch bên trong thúc ra.

Nằm tách biệt với khu dân cư, từ xa nhìn lại, đền Trung tọa lạc trên mảnh đất có vị trí như một hòn đảo được bao bọc bởi suối và cây xanh tạo nên vẻ tĩnh mịch, huyền bí và linh thiêng cho ngôi đền. Với điểm tựa gối đầu là núi Bà Bô; án là rừng Thông và sườn Giông Khế, theo thuyết phong thủy đây là mảnh đất tụ linh và ngôi đền nằm trên thế đất “tựa Sơn đạp Thuỷ”.

Lối đi duy nhất vào đền là cây cầu bán nguyệt được coi như nối cõi trần với nơi đất thánh. Trong đền thờ công chúa Quế Mỵ Nương – Thượng Ngàn Thánh Mẫu và một số bệ thờ theo tín ngưỡng thờ mẫu. Đền trung có cả thảy 5 thác nước, trong những nét nguyên sơ của đá và nước, cùng cỏ cây xung quanh tạo nên nét kì bí và thú vị cho những du khách đến đây.

Đền thượng nằm giữa lưng chừng núi có kiến trúc khá đơn sơ, hầu như giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc ban đầu từ thuở mới tạo dựng. Đền chỉ có một gian rộng lấy một tảng đá lớn bên trên làm mái, lấy vách đá xung quanh làm tường, ba bề trên dưới là đá, cả điện thờ cũng nguyên khối đá. Tại đền Thượng, bên dòng Suối Mỡ thơ mộng, chúng tôi còn được thưởng thức những điệu hát chầu văn mượt mà, say đắm lòng người.

Đến với Suối Mỡ, du khách không chỉ được trở về với những truyền tích hàng nghìn năm lịch sử mà còn được chiêm ngưỡng, đắm mình trong vẻ đẹp và sức hấp dẫn nơi đây bởi sự hoang sơ, bình dị và thơ mộng. Suối Mỡ cũng là địa điểm hò hẹn của những đôi bạn trẻ mỗi dịp tết đến xuân về, bên dòng thác thơ mộng, trắng trong họ trao cho nhau những lời nói ngọt ngào như tình yêu bền lâu của đá và nước nơi này.

Đọc Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang ❤️️ 15 Bài Hay

Thuyết Minh Về Đặc Sản Bắc Giang Sinh Động – Bài 6

Thuyết Minh Về Đặc Sản Bắc Giang Sinh Động, cùng khám phá ngay bài văn sau để hiểu hơn về những món ngon, đặc sản tại đây.

Nếu có dịp đến với đất Kinh Bắc, bên cạnh việc thăm thú những di tích lịch sử, văn hóa lừng danh như di tích Yên Thế, chùa Vĩnh Nghiêm…hay các danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, thì du khách cũng không nên bỏ qua những đặc sản của vùng đất có văn hóa lâu đời.

Rượu Làng Vân, Cam Bố Hạ, Mỳ Chũ, gà đồi Yên Thế… là những đặc sản gắn liền với đất Bắc Giang.

Rượu làng Vân là một trong những đặc sản danh tiếng không chỉ của Bắc Giang mà của cả miền Bắc. Đây là loại rượu nếp nấu bằng nếp cái hoa vàng trồng ở làng Vân Xá, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Rượu làng Vân ngon nhờ men rượu bí truyền từ bao đời truyền lại. Ngày xưa đây là loại rượu được chọn để dâng Vua tiến Chúa, cũng như là loại rượu chính trong các bữa tiệc của triều đình. Vua Lê Hy Tông đã sắc phong cho loại rượu này bốn chữ “Vân Hương Mỹ Tửu” vào năm Chính Hòa thứ 24.

Cam sành Bố Hạ từng đi vào dân gian trong những câu thành ngữ, tục ngữ. Được coi là loại cam ngon đệ nhất trong nước, đã từng nổi tiếng khắp vùng tại các kỳ thi đấu xảo quốc gia được tổ chức ở cố đô Huế, đã từng một thời là niềm tự hào của người dân xứ Bắc, nhưng đến ngày nay một vùng cam quý đang dần mai một và có nguy cơ chìm vào lãng quên.

Mỳ Chũ được chế biến từ hạt gạo Bao Thai Hồng trồng trên vùng đất đồi Chũ. Những sợi mỳ dẻo dai, đậm đà có thể làm hài lòng bất cứ thực khách khó tính nào khi thưởng thức.

Trong số các sản vật nổi tiếng của Bắc Giang không thể không nhắc tới vải thiều mà đặc biệt hơn là vải thiều Lục Ngạn. Quả vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày khi ăn có vị ngọt đậm khiến người ăn cứ muốn thưởng thức thêm.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Biển Vũng Tàu ❤️️ 14 Bài Giới Thiệu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Suối Mỡ Bắc Giang – Bài 7

Cùng đón đọc bài văn Thuyết Minh Về Suối Mỡ Bắc Giang được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây.

Suối Mỡ là tên một con suối chảy quanh co trong thung lũng núi Huyền Đinh – Yên Tử, tạo ra nhiều thác nước lớn, nhỏ tung bọt trắng xoá và nhiều bồn tắm thiên nhiên kỳ thú. Cảnh đẹp nhất nơi đây là đoạn suối có năm bậc thác mẹ con từ đền Thượng xuống đền Trung. Theo các tài liệu, đền Suối Mỡ là nơi thờ Công chúa Quế Mỵ Nương thời Hùng Vương, người có công mở dòng Suối Mỡ, dạy nhân dân làm ruộng, làm nương rãy.

Tại khu vực Suối Mỡ, các công trình tạo thành một khu liên hoàn: đền Hạ, đền Trung, đền Thượng (có từ thời nhà Lê, thế kỷ XV – XVI). Với nhiều loại hình du lịch để du khách có thể lựa chọn như: Tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, tắm suối, cắm trại, leo núi, khám phá thiên nhiên hoặc mua sắm, ẩm thực… Du khách có thể lựa chọn điểm du lịch sinh thái tại thác Suối Mỡ; thác Thùm Thùm; vọng Ngắm Trăng; đỉnh Rông Khế; hồ Suối Mỡ hoặc du lịch tâm linh tại đền Suối Mỡ (đền Hạ, đền Trung, đền Thượng); đền Trần; đền Quan; đền Cô Bé Cây Xanh.

Hàng năm, vào ngày 30 tháng 3 và 1 tháng 4 âm lịch đều diễn ra hội đền với phần lễ trang trọng và phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Hiện nay, Suối Mỡ là khu du lịch đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. Cùng với những dấu ấn lịch sử, những đền thờ dọc bên dòng suối, những cánh rừng nguyên sinh cùng mặt hồ nước mênh mông gợn sóng sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách.

Suối Mỡ gắn liền với truyền thuyết cảm động về nàng công chúa Quế Mỵ Nương, người con của Vua Hùng thứ 9. Công chúa hiền thục, nết na, nhân hậu. Nàng được nhiều vương tôn, công tử đến cầu hôn nhưng đều từ chối bởi nàng đam mê du ngoạn, đặc biệt là đến thung lũng Huyền Đinh – Yên Tử.

Một lần, trong chuyến du ngoạn đến đây, chứng kiến đất đai khô nẻ, dân tình đói rách, công chúa rất đau lòng. Vào một ngày đầu xuân, khi đặt chân xuống thung lũng, nàng đã dùng năm đầu ngón tay ấn xuống từng phiến đá. Lạ thay, một dòng nước mát ào ạt chảy ra thành suối, đưa nước tưới cho đồng ruộng. Từ đó, đất đai vùng này trở nên màu mỡ, trù phú, đời sống người dân cũng ngày càng no đủ hơn.

Ghi nhớ công ơn của công chúa Quế Mỵ Nương, dân làng đặt tên con suối ấy là Suối Mỡ (hay Suối Mẫu), lập đền thờ và gọi là đền Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Dọc hai bờ suối, người bản địa xây dựng ba ngôi đền kế tiếp nhau là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng để bày tỏ tấm lòng biết ơn nàng.

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Hòn Chồng Nha Trang ❤️️ 11 Bài Giới Thiệu Hay

Thuyết Minh Về Đồng Cao Bắc Giang – Bài 8

Thuyết Minh Về Đồng Cao Bắc Giang, một điểm đến du lịch không thể bỏ qua nếu đặt chân đến đây.

Cảnh sắc mộng mơ của cao nguyên Đồng Cao Bắc Giang dễ khiến lòng người xốn xang, xao xuyến. Bất cứ dân phượt nào cũng mong muốn một lần trong đời hiện thực hoá giấc mơ chinh phục vẻ đẹp cao nguyên này – nơi được mệnh danh là “chốn tiên cảnh”.

Cách Hà Nội khoảng độ 160km về phía Đông Bắc, Đồng Cao Bắc Giang là một cao nguyên thuộc thôn Đồng Cao, xã Thạch Sơn, nơi sở hữu độ cao gần 1000m so với mực nước biển. Với địa hình như vậy nên Đồng Cao có khí hậu mát mẻ, thoáng đãng.

Những đồi cỏ xanh mướt trải dài từ chân đồi cho tới đỉnh ở Đồng Cao tựa như chốn thảo nguyên rộng lớn ở châu Âu. Thấp thoáng xa xa của cao nguyên là những dãy núi, rừng trùng trùng điệp điệp ẩn hiện cùng với những áng mây bay.

Đến đây, bạn sẽ choáng ngợp với khung cảnh thiên nhiên mà Mẹ tạo hoá đã ban tặng cho miền đất này. Cảnh sắc núi non hùng vĩ ấy còn được điểm tô thêm những phiến đá màu nâu xám to nhỏ nằm rải rác trên những đồi cỏ. Bao nhiêu sự mệt mỏi, áp lực từ cuộc sống thường nhật được gửi về với mây trời, lòng người bỗng thấy nhẹ tênh đến lạ.

Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay

Thuyết Minh Về Thành Xương Giang Bắc Giang – Bài 9

Thuyết Minh Về Thành Xương Giang Bắc Giang là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập thật tốt và đạt hiệu quả cao.

Thành cổ Xương Giang nằm ở xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là tên ngôi thành cổ do quân Minh xây dựng vào thế kỷ thứ 15. Bắc Giang là một miền đất cổ, có truyền thống lịch sử gắn bó cùng với cả nước trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước

Thành cổ Xương Giang nằm ở xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Xương Giang là tên ngôi thành cổ do quân Minh xây dựng vào thế kỷ thứ XV (1407). Thành được xây bằng đất, các dấu tích còn lại cho biết thành hình chữ nhật, chiều dài theo hướng Đông – Tây đo được 600m, chiều rộng theo hướng Bắc – Nam 450m, diện tích 27ha, tường đắp đất cao dầy, bốn góc có pháo đài, hào rộng bao quanh, mở 4 cửa, cửa chính trông về phía Tây.

Khảo sát thực tế và hồ sơ di tích thì dấu tích ngôi thành cổ xưa nay còn lại không nhiều, tường thành cao hơn mặt ruộng khoảng 3- 4m, chân rộng 25m, mặt rộng từ 16- 20m, 04 góc có 4 pháo đài cao hơn mặt thành 4m nhô hẳn ra ngoài, ngoài thành là hệ thống hào bao bọc.

Trong đợt khai quật lần đầu năm 2008, các nhà khảo cổ học Viện Khảo cổ học đã phác hoạ bước đầu về hệ thống các công trình kiến trúc của thành cổ Xương Giang.

Theo sử sách, chiến thắng Xương Giang của quân và dân Đại Việt do Lê Lợi lãnh đạo, đập tan 10 vạn quân xâm lược Minh trong gần 1 tháng tại địa bàn Lạng Sơn và Bắc Giang ngày nay. Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn – Lê Lợi do tướng Trần Nguyên Hãn chỉ huy, chiếm thành Xương Giang và phá tan đạo quân của Liễu Thăng, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử, lật đổ ách thống trị bạo tàn của nhà Minh kéo dài 20 năm và là chiến thắng quyết định cho nền độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ thứ XV.

Trận công thành của nghĩa quân Lam Sơn ngày 28/9/1427 và trận diệt viện oanh liệt ngày 3/11/1427 mà Lê Quý Đôn đánh giá: Từ triều Trần bắt được Tích Lệ Cơ, Ô Mã Nhi cho đến lúc ấy, nước Nam thắng giặc phương Bắc chưa có trận nào lớn như vậy (theo Đại Việt thông sử).

Thành Xương Giang được coi như trung tâm của chiến trận và sau đó còn chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của quê hương đất nước, nhất là cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Hữu Cầu (Quận He) xảy ra vào nửa sau thế kỷ 18.

Để kỷ niệm lịch sử chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn tại thành Xương Giang, hàng năm tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ hội vào ngày 6-7 tháng Giêng. Trong lễ hội có nhiều nghi lễ và trò vui đặc sắc. Trước ngày khai hội, tối mồng 5 tháng Giêng, thanh niên tổ chức đốt lửa trại.

Tại các đình, chùa, đền, miếu và nhà văn hoá đèn đuốc suốt đêm để tới canh năm hôm sau tề chỉnh săp hàng ngũ, chiêng trống kéo về nơi khai hội. Sáng sớm ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch, các đoàn người từ các phường xã, giương cờ, gióng trống, xe kiệu với quần áo rực rỡ, tề chỉnh từ các ngả đường lần lượt tiến về trung tâm khai hội…

Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 22-01-2009, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 293/QĐ-BVHTT-DL xếp hạng thành Xương Giang là di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang cấp Quốc gia.

Tại đây có 14 điểm di tích là: Cửa đông bắc, cửa đông, cửa bắc, cửa tây nam, cửa nam, khu trung tâm, dấu vết thành, đoạn sông Xương Giang chảy qua thành; địa điểm khai quật khảo cổ học số 2, 3, giếng Phủ, đền Thành và 2 điểm ngoài khu bảo vệ là: cửa đông nam, cửa tây. Các điểm di tích được bảo vệ nằm rải rác ở các vị trí xen kẽ là khu dân cư các thôn Đông Giang, Nam Giang, Trại Bắc thuộc xã Xương Giang. Ngoài ra còn có một phần diện tích Trường Trung cấp Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang…

Với những giá trị đã được thừa nhận trong lịch sử, sự đồng thuận của các cấp, các ngành và nhân dân, di tích lịch sử địa điểm chiến thắng Xương Giang mãi là niềm tự hào của nhân dân Bắc Giang nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung trong lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của đất nước.

Chia Sẻ Bài 🌵 Thuyết Minh Về Nhà Thờ Đức Bà ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hay

Thuyết Minh Về Tây Yên Tử Bắc Giang – Bài 10

Thuyết Minh Về Tây Yên Tử Bắc Giang sẽ mang đến cho các em có thêm nhiều ý văn hay và hấp dẫn để làm bài văn của mình.

Bắc Giang có một dãy núi huyền bí, vô vùng linh thiêng. Tây Yên Tử, một phần của dãy núi Yên Tử, nơi bao la của đất trời hùng vĩ cực kỳ tráng lệ. Tây Yên Tử Bắc Giang thuộc quần thể di tích Phật Giáo. Nơi đây thuộc vùng đất địa linh, có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Cao hơn rất nhiều so với những dãy núi khác, rừng rậm bao quanh, thiên nhiên kỳ thú. Có thể nói nơi đây hội tụ linh khí của đất trời, là nơi rất phù họp xây dựng chùa chiềng, tu thiền…

Núi Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều thuộc địa phận Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông thuộc Quảng Ninh, phía Tây thuộc Bắc Giang. Nơi đây có địa hình đan xe giữa núi, đồng bằng, trung du và là cái nôi phát triển của người Việt cổ. Nơi có một lịch sử hào hùng về đấu tranh chống giặt giữ nước của Việt Nam ta.

Hệ thống di tích lịch sử nơi đây gắn liền với chùa tháp cùng với sự kỳ vĩ núi rừng. Núi non trùng điệp, nhiều động vật sinh sống phong phú tại nơi đây, tạo nên bức tranh thắng cảnh có thể nói đẹp nhất Vịnh bắc bộ. Một số địa điểm du lịch nổi bật tại nơi đây như: Suối Mỡ, Bình Long, Khu du lịch sinh thái Đồng Thông, Chùa Vĩnh Nghiêm, Am Vãi, Hồ Bấc…

Đặc biệt, phía sườn Tây Yên Tử còn có hàng loạt các công trình di tích liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành và hưng thịnh của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như: Chùa Vĩnh Nghiêm, Am Vãi, Hồ Bấc, Bình Long, Suối Mỡ, khu sinh thái Đồng Thông…

Tây Yên Tử là điểm tham quan du lịch tâm linh được xây dựng và phát triển nhằm mục đích tái hiện con đường hoằng dương phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Nơi đây với địa thế thiên nhiên núi non hiểm trở, phù họp phát triển du lịch sinh thái. Chính quyền địa phương với chủ trương quảng bá du lịch sinh thái, tâm linh cho nên thành lập Tây Yên Tử.

Đi tham quan Tây Yên Tử, việc đầu tiên bạn sẽ được biết đến là câu chuyện đi tu của nhà vua Trần Nhân Tông. Đây là vị Phật Hoàng mà có gắn liền nhiều dầu tích về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Bạn sẽ biết được nguồn gốc củng như văn hóa phong tục của phái thiền Phật Giáo.

Tây Yên Tử là ngôi chùa lớn với kết cấu kiến trúc cực kỳ độc lạ. Tổng thể nó được chia thành 3 khu vực riêng biệt như sau: Chùa Hạ với khuôn viên bằng phẳng và có vị trí cực kỳ thuận lợi cho việc tham quan vui chơi. Nơi đây còn là trung tâm diễn ra các lễ hội, các hoạt động du lịch, các hoạt động tôn giáo.

Chùa Trung với vị trí nằm ở lưng trừng núi Yên Tử. Nơi đây chủ yếu các khu vực như đài vọng cảnh và đường đi bộ lên chùa Thượng. Song song có một đường đi song hành đó là cáp treo và một số điểm dừng chân nghỉ ngơi và mua đồ lưu niệm.

Chùa Thượng được coi là điểm đến cuối cùng của núi Yên Tử. Đây là nơi thiền lý tưởng nhất của các phật tử.

Tham Khảo Bài ❤️️ Giới Thiệu Về Đà Lạt ❤️️ 20 Bài Văn Thuyết Minh Đà Lạt Hay Nhất

Thuyết Minh Về Bánh Đa Kế Bắc Giang – Bài 11

Thuyết Minh Về Bánh Đa Kế Bắc Giang, một món đặc sản tại đây mà ai cũng muốn được thưởng thức khi đến đây hoặc mang về làm quà.

Nhắc đến Bắc Giang hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến những trái vải đỏ hồng chín mọng, những trái cam sành Bố Hạ mọng nước hay rượu làng Vân ngây ngất men say. Tuy nhiên, sẽ thật thiếu sót khi đến xứ này mà bạn chưa thử qua món bánh đa Kế Bắc Giang, món ăn dân dã nhưng lại khiến người ta phải thèm thuồng ngay từ lần thử đầu tiên.

Xã Dĩnh Kế của thành phố Bắc Giang có tổng cộng là 11 thôn nhưng có đến hơn nửa làm bánh đa, trong đó bánh đa của ngôi làng cổ có tên gọi làng Kế và nổi tiếng hơn cả bởi hương vị độc đáo và thơm ngon không giống với bất cứ nơi đâu.

Người ta cũng quen miệng gọi bánh đa của nơi đây là bánh đa Kế Bắc Giang. Người dân ở Dĩnh Kế làm bánh đa quanh năm và đặc biệt thời điểm nhộn nhịp nhất là những lúc nông nhàn, khi vụ mùa qua đi hoặc cận tết. Những chiếc bánh đa Kế Bắc Giang thoạt nhìn thì có vẻ giản đơn và dân dã, tuy nhiên để làm ra chúng thì phải đòi hỏi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân cũng như sự tỉ mỉ, công phu trong từng giai đoạn.

Nguyên liệu chính để tạo nên những chiếc bánh đa Kế đậm đà hương vị quê hương là gạo, người ta phải chọn lựa loại gạo ngon đem đi ngâm nước đến khi hạt căng mọng rồi mới mang xay nhuyễn đến khi tạo thành thứ bột vừa mịn màng vừa trắng muốt như bông. Ngoài gạo ngon thì người ta còn sử dụng thêm các nguyên liệu khác để tạo độ béo bùi cho bánh là vừng đen, vừng trắng và đậu phộng (lạc).

Theo kinh nghiệm của những người làm nghề lâu năm để có những chiếc bánh đa Kế Bắc Giang thơm ngon hảo hạng thì khâu quan trọng nhất chính là tráng bánh. So với nhiều nơi khác, bánh đa Kế được trang với nhiều bước cầu kỳ và khác biệt.

Bánh sẽ được tráng trên nồi hơi và làm hoàn toàn thủ công, khi tráng người làm cần nhẹ tay và trải trãi thật phẳng, đều thì những chiếc bánh ra lò mới đẹp và không bị rách. Đặc biệt người ta không chỉ tráng một lần như các loại bánh tráng thông thường mà với bánh đa Kế Bắc Giang người ta sẽ tráng 2 lần, khi lớp đầu tiên vẫn còn hơi ướt, lớp bánh thứ hai sẽ được trải đều lên.. Khi bánh đã chín thì khéo léo dùng một ống nứa to, dài quấn lớp bánh quanh ống lấy ra khỏi nồi hơi rồi trải đều trên phên.

Khi rắc thêm vừng và đậu phộng đã giã dập lên mặt bánh, người ta sẽ rắc tập trung trên một mặt và trải đều ra xung quanh chứ không rắc hai mặt.

Sau khi tráng bánh thì công đoạn phơi cũng rất kỳ công, bánh sẽ được phơi hai lần cho thật khô kiệt và nắng phơi bánh người ta cũng phải chọn thời điểm nắng đẹp không nhạt mà cũng không quá gay gắt.

Khi bánh bắt đầu se mặt thì sẽ được gỡ khỏi phên, lúc gỡ cũng phải thật nhẹ nhàng, khéo léo để bánh không bị vỡ và phơi tiếp để bánh giòn tan và ngon hơn. Bánh khi đã khô hẳn sẽ được mang vào cất trong những chiếc túi ni lông để tránh bị mốc, ẩm. Trước khi được mang bán thì người ta sẽ thực hiện tiếp một công đoạn cuối cùng đó là nướng bánh, ở Dĩnh Kế bánh tráng được quạt bằng than hoa và khâu nướng bánh này quyết định hình dạng cuối cùng của món ăn.

Khi nướng người ta một tay cầm chiếc bánh, một tay cầm quạt nan đem quạt liên tục và đều tay, bánh được lật qua lật lại thật nhanh và đều cho đến khi có màu vàng ruộm và hương thơm lan tỏa. Trong quá trình nước nếu thấy bánh bị vênh thì có thể uốn lại cho bánh thật đều và đẹp.

Bánh đa Kế Bắc Giang có hương vị rất đặc biệt, mùi hương thơm lừng hấp dẫn, khi ăn thực khách sẽ cảm nhận được bị bùi béo của vừng và đậu phộng, vị ngọt thanh của gạo ngon, vị đậm đà của muối và đặc biệt là cái giòn tan trên từng miếng bánh cực kỳ hấp dẫn khiến bạn muốn ăn mãi không dừng.

Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lễ Hội Ở Bắc Giang Ấn Tượng – Bài 12

Thuyết Minh Về Lễ Hội Ở Bắc Giang Ấn Tượng, bài văn giới thiệu về Lễ hội đền Dành xã Việt Lập và Liên Chung, huyện Tân Yên.

Núi Dành hay còn gọi là núi Chung Sơn, là một khối núi lớn ở phía đông huyện Tân Yên. Thế núi uyển chuyển hùng vỹ, đỉnh cao nhất của núi cách mặt nước biển đến hàng trăm mét. Nơi đây, chủ yếu trồng thông, keo, bạch đàn.

Đặc biệt là rừng thông 70 năm tuổi quanh năm xanh mát, soi bóng xuống dòng sông Thương thơ mộng. Đền Dành toạ lạc trên đỉnh núi Dành, đền có từ thời Lê, trải qua nhiều lần trùng tu xây dựng, đền có dáng vẻ như ngày nay. Tại đây thờ đức thánh Cao Sơn- Quý Minh, những người có công giúp vua Hùng Vương thứ 18 đánh giặc giữ nước.

Lễ hội đền Dành được tổ chức vào ngày 19, 20 tháng giêng hàng năm.So với nhiều đình, đền khác, đền Dành không có gì đặc biệt ở kiến trúc hay quy mô đồ sộ, song hàng năm lượng khách thập phương đến thăm quan vẫn rất đông, nhất là thanh niên nam nữ đến cầu tình duyên. Có lẽ chính bởi phong cảnh núi non kỳ vỹ nên thơ và tương truyền về sự linh thiêng của đền Dành.

Nét đặc sắc của lễ hội đền Dành là phần rước thánh hùng tráng từ đình Vường lên đền Dành và ngược lại, cùng nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn: cây đu, đập niêu, kéo co, cờ thẻ, vật, chọi gà,… du khách có thể vừa xem hội vừa tham gia các trò chơi.

Lễ hội đền Dành là một trong những lễ hội lớn của Tân Yên, hàng năm được UBND huyện quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí tổ chức.

Đọc Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Chùa Bái Đính ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Giới Thiệu Về Chùa Vĩnh Nghiêm – Bắc Giang – Bài 13

Giới Thiệu Về Chùa Vĩnh Nghiêm – Bắc Giang, một trong những ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng tại Việt Nam.

Chùa Vĩnh Nghiêm thuộc thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang hay còn gọi là chùa Đức La còn gọi là lễ hội La. Ngôi chùa này là nút giao giữa sông Lục Nam và sông Thương (gọi là ngã ba Phượng Nhãn). Chùa nhìn ra ngã ba sông, phía Lục Đầu Giang – Kiếp Bạc, vùng Cẩm Lý cửa ngõ ra vào núi Yên Tử. Xung quanh chùa là những dãy núi cao, đặc biệt có núi Cô Tiên. Bên kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo, đền Kiếp Bạc.

Diện tích chùa khoảng 1 ha, bao quanh chùa là lũy tre dày đặc. Hiện nay, chùa được tu tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến du lịch và lễ bái. Du khách có thể đi theo lộ trình như: cổng tam quan, đi sâu vào khoảng 100m nữa là bái đường hay còn gọi là chùa Hộ. Hai bên đường chùa được xây dựng những khóm thông khoảng tầm 1m để tạo thành tùng lâm.

Trên sân chùa có một bia đá to, gồm 6 mặt dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606). Ngay trước mặt tấm bia cổ là vườn tháp mộ của 5 vị sư: Phù Lãng Trung pháp (hiệu Sa môn), Thông Duệ ứng Duyên, Thanh Quý, Tịnh Phương Sa môn, Thanh Hanh và một số tháp khác.

Sau khi đã qua cổng tam quan, du khách có thể đi đến Toà tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, Nhà tổ đệ nhất, Gác chuông, Nhà tổ đệ nhị, Hai dãy hành lang đông tây. Mỗi một kiến trúc tại đây đều được tu sửa theo lối cổ xưa để không làm mất bản sắc văn hóa hàng ngàn năm. Năm 1964 chùa được xếp hạng là di tích Lịch sử – Văn hoá cấp Quốc gia.

Trong chùa còn thờ Tượng Phật, tượng các vị Tổ dòng Trúc Lâm, tượng các vị sư Tổ sau này, tượng Hộ pháp, tượng La Hán… Trong chùa còn có chiếc mõ dài gần nửa mét, được sơn đen bóng, lỗ thoát âm có đề hai dòng chữ Phạn. Chùa Vĩnh Nghiêm xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ để các bộ ván kinh xưa rộng tới 10 gian nhà.

Đó là những bộ ván kinh có từ 700 năm nay, là kho sách cổ vô cùng quý giá, như: Sa di tăng Sa di lì tỷ khiêu lỵ (348 giới luật), bộ Yên Tử nhật trình từ thế kỷ 15 (quá trình hình thành phái Trúc Lâm), Hoa nghiêm sớ, Di đà sớ sao, Đại thừa chỉ quán, Giới kinh ni… Ngày nay có nhiều kệ ván in kinh sử vẫn còn tại chùa. Người xưa gọi đây là khắc in, minh chứng chùa Vĩnh Nghiêm từng thống lãnh 72 chốn tùng lâm.

Hiện nay, kho mộc thư vẫn lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3000 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách khắc ngược (âm bản) khoảng 2000 chữ Nôm, chữ Hán. Những bản khắc đó vẫn được lưu truyền tại nước ta với từng nét chữ sắc xảo, tinh tế. Ngày nay, những giá trị đó vẫn còn giữ nguyên bản, không bị hao mòn giá trị.

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch, thu hút đông đảo người dân địa phương và khách du lịch trong và ngoài nước tới dự. Lộ trình tuyến đi tới chùa cũng rất đơn giản và thuận tiện, điều này càng làm cho chuyến đi vô cùng ý nghĩa. Khi du khách đến tu tập và hành hương tại đây vào dịp đầu xuân năm mới sẽ được nhà chùa hướng dẫn. Phương tiện thuận lợi nhất cho hành trình này là ô tô. Chỉ cần 1 ngày duy nhất, du khách cũng có thể thưởng ngoạn hết cảnh sắc tại chủa, cái nôi của tâm linh.

Rất nhiều du khách sau khi đến chùa đều cho cảm nhận tuyệt vời về chuyến đi này. Vào dịp đầu xuân năm mới này, hãy bớt chút thời gian và tới Bắc Giang, thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên tại đây và cùng cầu nguyện cho 1 năm mới bình an và may mắn.

Xem Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Núi Langbiang ❤️️12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Giới Thiệu Về Bắc Giang Bằng Tiếng Anh – Bài 14

Giới Thiệu Về Bắc Giang Bằng Tiếng Anh giúp các em có thể nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình.

Bắc Giang is a province of Vietnam. It is located in the northeastern part of the country, being situated 50 kilometres (31 mi) to the east of the Vietnamese capital, Hanoi. The province covers an area of 3827.45 square kilometres and as of 2008 it had a population of 1,628,400 people.

Bắc Giang history is traced to the Hung Kings who established the Văn Lang nation, then followed in succession the rule of the Lê Dynasty and the Nguyen Dynasty. It was the prefecture of Đa Phúc during the time of Emperor Tu Duc, Vietnam’s last independent monarch. However, the modern province of Bắc Giang was founded in 1895.

The province lies in the Red River Delta and borders Quảng Ninh to the east, Lạng Sơn to the north, Thái Nguyên and the urban district of Sóc Sơn in the capital Hanoi to the west, and Bắc Ninh and Hải Dương to the south.

Industrial development has been planned intensively in this predominantly agararian province and as result there is discernible improvements in its economic conditions.

The province has many places of interest to visit such as the Xuong Giang Ancient Citadel, Cam Son Lake, Duc La Pagoda, Tho Ha Communal House.

Tạm dịch

Bắc Giang là một tỉnh của Việt Nam. Nó nằm ở phía đông bắc của đất nước, cách thủ đô Hà Nội của Việt Nam 50 km (31 mi) về phía đông. Tỉnh có diện tích 3827,45 km vuông và tính đến năm 2008 có dân số 1.628.400 người.

Lịch sử Bắc Giang ghi dấu ấn về các Vua Hùng lập nước Văn Lang, sau đó là sự cai trị của nhà Lê và nhà Nguyễn. Đây là phủ Đa Phúc thời vua Tự Đức, vị vua độc lập cuối cùng của Việt Nam. Tuy nhiên, tỉnh Bắc Giang ngày nay được thành lập vào năm 1895.

Tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, phía đông giáp Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện lỵ Sóc Sơn thuộc thủ đô Hà Nội, phía nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương.

Phát triển công nghiệp đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng ở tỉnh chủ yếu là nông nghiệp này và kết quả là đã có những cải thiện rõ rệt về điều kiện kinh tế của nó.

Tỉnh có rất nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn như Thành cổ Xương Giang, hồ Cấm Sơn, chùa Đức La, đình Thổ Hà.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Giới Thiệu Về Bắc Giang Bằng Tiếng Trung – Bài 15

Bài văn hay Giới Thiệu Về Bắc Giang Bằng Tiếng Trung để chia sẻ đến bạn bè quốc tế về vùng đất lịch sử này.

北江是我國北部的一個省,擁有許多有趣的自然景觀。北江省是東北地區的一個省,毗鄰北寧省、廣寧省、海陽省和浪山省。如果您選擇合適的旅行時間,那麼北江之旅將變得更加有趣。

北江的氣候分為兩個不同的季節:雨季和旱雨季。遊客應在 6 月至 9 月期間前往北江,欣賞 東曹 Dong Cao 高原 的美景。

農曆五月到七月可以去呂岸吃荔枝。此外,在呂岸,每年十月都會舉辦水果節,介紹這片土地的農產品。

Tạm dịch

Bắc Giang là một tỉnh thuộc miền Bắc nước ta được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú. Bắc Giang là một tỉnh thuộc Đông Bắc Bộ, tiếp giáp với Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn. Chuyến du lịch Bắc Giang sẽ trở nên thú vị hơn nếu bạn lựa chọn đúng thời điểm du lịch.

Khí hậu Bắc Giang chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mưa khô. Du khách nên đi du lịch Bắc Giang vào thời điểm tháng 6 đến tháng 9 để có thể thưởng thức vẻ đẹp của cao nguyên Đồng Cao.

Bạn có thể tới Lục Ngạn ăn vải thiều vào dịp từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Ngoài ra, ở Lục Ngạn còn có lễ hội trái cây diễn ra vào tháng 10 dương lịch để giới thiệu các loại nông sản của mảnh đất này.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay

Viết một bình luận