Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc [24+ Bài Văn Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc ❤️️ 24+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Về Địa Danh Nổi Tiếng Của Đất Nước.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc

Để giúp các em học sinh nắm được bố cục và dễ dàng triển khai bài viết của mình, tham khảo dàn ý thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc dưới đây:

a. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về danh lam thắng cảnh định thuyết minh.

b. Thân bài:

-Vị trí địa lý:

  • Côn Sơn – Kiếp Bạc nằm ở giữa hai dãy núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân, xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
  • Khu di tích này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân lịch sử.

-Lịch sử hình thành:

  • Chùa Côn Sơn có từ trước đời Trần.
  • Côn Sơn ngày nay chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của những cây cổ thụ.
  • Gắn liền với vị danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.

-Cảnh quan danh lam thắng cảnh:

  • Có giếng Ngọc, Thạch bàn, Bàn cờ tiên, Đền thờ Nguyễn Trãi.
  • Đến Kiếp Bạc ta có dịp ôn lại lịch sử với chiến công hiểu hách của vị chỉ huy tối cao Trần Hưng Đạo.

-Ý nghĩa danh lam thắng cảnh:

  • Gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm như sông Bạch Đằng,núi Bài Thơ, bến Vân Đồn.
  • Niềm tự hào của những người con nước Việt về di sản thiên nhiên quý giá.

c. Kết bài:

  • Côn Sơn – Kiếp Bạc ngày nay là danh lam thắng cảnh mang ý nghĩa lịch sử thiêng liêng.
  • Chúng ta cần giữ gìn danh lam thắng cảnh này đến thế hệ mai sau để con cháu ta mãi tự hào về lịch sử dân tộc.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc – Mẫu 1

Khi viết bài văn thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc, bạn đọc cần tìm hiểu được các thông tin cần thiết về di tích này với những tài liệu tham khảo hữu ích được chia sẻ sau đây.

Với những ai đã từng đến thăm mảnh đất Hải Dương, không thể không biết đến di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc, đây được coi là một trong số các di tích đặc biệt cấp quốc gia gắn liền với những sự kiện lịch sử đầy oai hùng của dân tộc Việt Nam ta.

Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc tọa lạc tại xã Cộng Hòa, Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gắn liền với các chiến công đánh thắng quân Nguyên Mông của dân tộc vào thế kỉ XIII, cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV đồng thời gắn với các vị anh hùng dân tộc, danh nhân lớn như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo. Đến với quần thể Côn Sơn Kiếp Bạc, ta không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đây mà còn được tìm hiểu những kiến thức văn hóa lịch sử vô cùng hữu ích về chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc và các đền thờ (đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn).

Trước tiên, cùng ghé thăm chùa Côn Sơn hay còn gọi là Thiên Tư Phúc Tự (chùa được trời ban phước lành), hoặc chùa Hun – gắn với sự kiện quân dân ta hun gỗ làm than, hỏa công hun giặc khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (thế kỉ X). Ngôi chùa được xây dựng từ thời Đinh năm 1329 và được mở rộng hơn về quy mô dưới thời nhà Trần.

Chùa nằm ẩn mình dưới những vòm cổ thụ xanh rì bên chân núi Côn Sơn với lối kiến trúc độc đáo hình chữ công. Cấu trúc chùa bao gồm Thượng điện, Tiền đường, Thiêu lương, nhà Tổ. Nơi đây không chỉ thờ Phật mà còn thờ các vị Tổ có công tu tạo chùa như vua Trần Nhân Tông, thiền sư Huyền Quang, thiền sư Pháp Loa và là nơi gìn giữ rất nhiều cổ vật giá trị.

Tiếp đến là đền Kiếp Bạc, nằm giữa hai thôn nên tên đền là sự ghép tên của làng Kiếp (Vạn Yên) và làng Bạc (Dược Sơn) , thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh. Vị trí của đền một bên nằm gần Lục Đầu Giang, chính là nơi tụ hội của 6 con sông: Sông Cầu, Thương, Lục Nam, Đuống, Kinh Thầy và sông Thái Bình; một bên được bao bọc bởi Đền cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 cây số và khoảng 5 cây so với chùa Côn Sơn.

Lịch sử ra đời của đền Kiếp Bạc gắn với sự kiện Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chọn nơi đây làm nơi huấn luyện quân binh, cất giấu vũ khí, lương thực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau khi giành thắng lợi giòn giã, đến thế kỉ XIV, để tưởng nhớ công ơn của vị tướng kiệt xuất này, nhân dân đã xây dựng đền thờ Kiếp Bạc. Tại nơi đây, bước qua cánh cổng lớn, du khách sẽ nhìn thấy Giếng Ngọc mắt rồng, men theo con đường lát đá sạch sẽ là nơi để kiệu và một án thờ.

Đền Kiếp Bạc gồm tòa điện bên ngoài thờ Phạm Ngũ Lão, tòa tiếp thờ Trần Hưng Đạo và trong cùng là thờ công chúa Thiên Thành (vợ ông) cùng Nhị vị Vương cô (hai con gái). Ngoài những bức tượng đồng, trong điện còn trưng bày bài vị thờ các con trai Hưng Đạo Vương và hai tướng Yết Kiêu, Dã Tượng. Đền mở hội vào đúng ngày mất của Trần Hưng Đạo (20/8 Âm lịch hằng năm) với phần lễ và phần hội trang nghiêm nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của ông.

Ngoài chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc, du khách đến với quần thể di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc còn được tham quan đền thờ Nguyễn Trãi – danh nhân văn hóa thế giới, được xây dựng trên khu đất rộng gần 10 nghìn mét vuông, tọa lạc tại chân núi Ngũ Nhạc và đền thờ Trần Nguyên Hãn – đại công thần nhà Lê, cũng là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi với kiến trúc độc đáo, hòa hợp với thiên nhiên, đất trời.

Nếu có dịp, bạn hãy một lần tới thăm Côn Sơn, Kiếp Bạc để tận hưởng vẻ đẹp của cảnh sắc nơi đây, để cùng hòa mình vào thiên nhiên như năm xưa Nguyễn Trãi đã từng miêu tả trong những vần thơ trữ tình đặc sắc:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm
Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn…”

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Những Bài Văn Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc Hay – Mẫu 2

Tham khảo những bài văn thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc hay sẽ giúp bạn đọc khám phá cụ thể về những nét đặc trưng của địa danh này.

Quê hương lúc nào cũng là hai tiếng thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Ai khi nhắc về quê hương của mình cũng tràn đầy niềm tự hào. Người ta tự hào bởi quê hương mình là một nơi giàu truyền thống văn hóa, tự hào vì quê hương mình sản sinh ra nhiều người tài giỏi phụng sự, giúp ích cho đất và chắc chắn một lí do người ta có thể tự hào về quê hương nữa, đó chính là vì có những danh lam thắng cảnh. Đối với một người Hải Dương như tôi, địa danh tự hào nhất đó chính là Côn Sơn Kiếp Bạc.

Côn Sơn Kiếp Bạc là một quần thể di tích được biết tới thuộc địa phận thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Đây là một quần thể gồm các di tích liên quan đến những chiến công lẫy lừng của dân tộc, cũng gắn liền với cuộc đời đời của một vị quan tài giỏi thanh liêm nhưng số phận vô cùng bất hạnh – Nguyễn Trãi. Khu di tích gồm có những địa danh nổi tiếng nhưng Núi Ngũ Nhạc, chùa Côn Sơn, bàn cờ tiên, giếng ngọc, đền thờ Trần Hưng Đạo,…Côn Sơn và Kiếp Bạc là hai di tích cách nhau khoảng 10 km.

Đến với Côn Sơn Kiếp Bạc người ta không thể không ghé vào thăm chùa Côn Sơn, chùa này còn có một tên gọi khác là Tư Phúc Tự. Ngôi chùa gắn liền với chiến công của Đinh Bộ Lĩnh trong lịch sử. Chùa được xây dựng năm 1329 với kiến trúc vô cùng độc đáo. Tại ngôi chùa này, ngoài thờ Phật, người ta còn thờ các vị tổ có công lao to lớn với đất nước như vua Trần Nhân Tông hay sư Huyền Quang,…

Đến chùa Côn Sơn người ta không thể nào bỏ qua giếng ngọc, Thạch Bàn và bàn cờ tiên. Nước giếng nơi đây trong vắt quanh năm. Bên cạnh suối Côn Sơn là một phiến đá lớn, gọi là Thạch Bàn. Đây là nơi khi Bác Hồ đến thăm Côn Sơn đã dừng chân nghỉ ngơi. Đi lên phía trên, ta sẽ bắt gặp bàn cờ tiên trên đỉnh núi, từ bàn cờ tiên, người ta có thể nhìn về nhiều phía khác nhau để thưởng thức vẻ đẹp của khu di tích.

Địa điểm thứ hai thuộc khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc chính là Kiếp Bạc. Thực ra, tên gọi Kiếp Bạc là được ghép nối giữa hai làng bao quanh di tích này. Đền Kiếp Bạc gắn với sự kiện Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã sử dụng vị trí này làm nơi để các binh sĩ có thể luyện tập.

Trần Hưng Đạo đã đem lại chiến công to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, vì vậy nhân dân Hải Dương đã tưởng nhớ công lao của vị chủ tướng nên lập ra đền Kiếp Bạc. Đền Kiếp Bạc bao gồm nhiều tòa điện khác nhau để thờ những nhân vật khác nhau, bên ngoài cùng của đền thờ danh tướng Phạm Ngũ Lão. Tiếp đến là đền thờ Trần Hưng Đạo và cuối cùng là đền thờ thê tử Trần Hưng Đạo cùng với hai con gái của ông.

Thuộc quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc còn có đền thờ Nguyễn Trãi, đây là đền thờ được xây dựng vào năm 2002 nhằm thờ vị danh nho do lỗi lạc. Bên trong đền còn có tượng đồng của Nguyễn Trãi. Mỗi năm, khu di tích đều tổ chức các lễ hội. Hội xuân từ khoảng 15 tháng giêng đổ ra và hội thu từ khoảng giữa tháng 8. Người dân Hải Dương và các du khách ngoại tỉnh thường đến khu di tích này vào mùa xuân nhằm tìm kiếm sự an lành, thanh lạc,

Khu di tích đem lại nhiều những giá trị về mặt văn hóa và lịch sử cho địa phương. Qua di tích, con người hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta. Địa danh cũng tô điểm cho Hải Dương thêm nhiều vẻ trù phú linh thiêng. Ngoài ra đây còn là một trong các địa điểm nổi tiếng, thú vị, hấp dẫn, thu hút khách du lịch, làm đẹp thêm Hải Dương trong mắt bạn bè quốc tế.

Côn Sơn Kiếp Bạc là một quần thể di tích đẹp và đem lại giá trị lịch sử văn hóa cao nhưng hiện nay, một vấn đề đáng lo ngại đó là trải qua mỗi mùa lễ hội, môi trường thường sẽ bị ô nhiễm bởi rác thải. Chính vì đây là một không gian mang tính chất tâm linh nên mọi người cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường khu di tích này.

Nếu như hỏi mỗi người Hải Dương về một di tích lịch sử nổi tiếng nhất của địa phương mình, chắc chắn rằng câu trả lời đầu tiên họ nói cho bạn chính là Côn Sơn Kiếp Bạc. Đó là di tích kích chứng kiến quá khứ, hiện tại và sẽ đồng hành với người Hải Dương trong tương lai, cũng là niềm tự hào chân chính của họ.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Bài Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương Hay Nhất – Mẫu 3

Bài thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương hay nhất sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu không thể bỏ qua giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; phía bắc giáp huyện Cẩm Lý (tỉnh Bắc Giang), phía nam giáp 2 phường Cộng Hòa và Văn An (thị xã Chí Linh), phía đông giáp xã Bắc An và xã Hoàng Hoa Thám (thị xã Chí Linh), phía tây giáp huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang). Đây là vùng đất lịch sử mãi còn âm vang những chiến công lẫy lừng qua nhiều thời đại, đặc biệt là trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV.

Nếu như khu di tích lịch sử Kiếp Bạc có một di tích trung tâm, lớn nhất, linh thiêng nhất là ngôi đền cổ thờ Đức Thánh Trần; du khách về chủ yếu là để tưởng niệm nhớ ơn Đại Vương và để sinh hoạt tâm linh, thì ở quần thể di tích lịch sử – văn hóa – danh thắng Côn Sơn, cụm di tích thờ Phật (chùa Hun) và cụm di tích về danh nhân (đền thờ Nguyễn Trãi), đều có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt; du khách tới đây dâng hương niệm Phật, tưởng nhớ Ức Trai và ngoạn cảnh, tiêu dao, nên có nhiều người là trí giả, văn nhân và đông đảo thày giáo, học trò.

Xưa nay, người đời tìm đến Côn Sơn là cuộc tìm về với căn nhà vũ trụ, nơi hòa hợp tột cùng của âm dương, sơn thuỷ và trời đất. Để ở đó, con người được hưởng thụ khí trời trong mát, với hương rừng, gió núi và tiếng ca muôn thuở của suối chảy, thông reo; được đắm mình trong hồn thiêng sông núi, trong cổ tích ngàn năm còn rung động trái tim của muôn triệu con người.

Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm và Thanh Mai, Côn Sơn là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, một Thiền phái mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Đệ nhất tổ – Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ – Pháp Loa tôn giả và đệ tam tổ – Huyền Quang tôn giả đều đã về đây hoằng dương thuyết pháp, phát triển giáo giới, xây dựng chùa Hun thành chốn tổ đình, một Thiền viện lớn từ thời đại nhà Trần.

Cũng hiếm ở đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hóa đến thăm, cảm hứng và sáng tạo đến như ở Côn Sơn. Đây thực sự đã là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân, tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa văn hóa Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như của bao tao nhân mặc khách.

Thời Lê sơ, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã nhiều lần, nhiều năm sống, gắn bó chan hòa cùng thiên nhiên, tạo vật ở Côn Sơn – “núi nhà”, tìm thấy nơi đây bạn tri âm tri kỷ và nguồn thi hứng dạt dào. Lê Thánh Tông, vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy (thời Lê sơ), Thánh thơ Cao Bá Quát (thời Nguyễn) v.v. đều đã đến đây tìm lại dấu vết Ức Trai, vãng cảnh, làm thơ, để lại những thi phẩm giá trị.

Cảnh sắc thiên nhiên và con người tạo dựng đã làm cho Côn Sơn thành một “Đại thắng tích”. Ở đây, có núi Kỳ Lân và Ngũ Nhạc, với rừng thông bát ngát, suối chảy rì rầm, nước hồ trong mát; có Bàn Cờ Tiên, Thạch Bàn, Giếng Ngọc; có chùa Hun, am Bạch Vân, đền Nguyễn Trãi, động Thanh Hư, cầu Thấu Ngọc, có Ngũ Nhạc linh từ… Cũng vì Côn Sơn cảnh vật tốt tươi, “sắc ngàn ráng đỏ, rừng gấm cuốn, cỏ lụa giăng”, chùa chiền cổ bích, am pháp thâm nghiêm, u tịch và tao nhã, nước biếc, non xanh, hữu tình và hòa hợp, thành miền thắng cảnh làm say đắm hồn người, là nơi con người có thể gửi gắm ước nguyện tâm linh, thoả chí hướng và rung động tâm hồn.

Những năm gần đây, nhân dân Hải Dương, được sự đồng lòng của đồng bào cả nước, đã tu bổ hàng loạt di tích, đồng thời xây dựng mới nhiều công trình văn hóa lớn như đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán, đường lên Ngũ Nhạc v.v. làm cho Côn Sơn càng giàu thêm giá trị văn hóa, cảnh sắc càng thêm tráng lệ, tôn nghiêm và ngoạn mục, hấp dẫn nhiều du khách bốn phương.

Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5 cây số. Kiếp Bạc có thế “rồng vươn, hổ phục”, có “tứ đức, tứ linh”. Thế sông núi hiểm mà hài hòa, hùng vĩ khoáng đạt mà trang nhã. Tại đây, hội nước 4 dòng sông từ thượng nguồn dồn về, chảy vào sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, mang phù sa màu mỡ tốt tươi về xuôi bồi đắp. Bốn dòng sông ấy, ngoài các tên quen thuộc, đều có thêm một tên Hán tự có chữ “đức” đứng sau: sông Đuống (Thiên Đức), sông Cầu tức sông Như Nguyệt (Nguyệt Đức), sông Thương (Minh Đức), Sông Lục Nam (Nhật Đức); dòng chính về xuôi thì có tên là sông Thái Bình.

Vì người xưa coi Lục Đầu Giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ mang thái bình tức là mang yên ổn thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân. Kiếp Bạc có đường thuỷ, đường bộ rất thuận tiện. Từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng, nên đây là vị trí chiến lược, “quyết chiến điểm” mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh.

Vào thời nhà Trần ở thế kỷ XIII, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, vị tổng chỉ huy quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông đã chọn Vạn Kiếp để đặt đại bản doanh, xây dựng phủ đệ. Với tài thao lược của Quốc Công Tiết Chế, Kiếp Bạc – Lục Đầu Giang đã phát huy sức mạnh tổng lực của thế trận chiến tranh nhân dân.

Dưới sự chỉ huy của Nhân Vũ Hưng Đạo Đại vương, quân và dân Đại Việt đã “trên dưới một lòng, cả nước giúp sức” lập nên những chiến côn vang dội: Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp và cuối cùng là trận Bạch Đằng lừng lẫy, đánh bại hoàn toàn đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, để non song toàn vẹn, dân tộc khải hoàn ca khúc thái bình. Từ sau cuộc đại thắng giặc Nguyên lần thứ ba, Trần Hưng Đạo đã về ở hẳn tại tư dinh Vạn Kiếp cho tới cuối đời.

Bởi Đại Vương là danh tướng bậc nhất “tài mưu lược, anh hùng, một lòng giữ gìn trung nghĩa … lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên”. Ngài đã được triều đình nhà Trần cho lập đền thờ ngay khi còn sống, gọi là Sinh Từ; Thượng hoàng Trần Thánh Tông tự soạn văn bia ngợi ca công đức Đại Vương.

Đền Kiếp Bạc cùng với hai ngôi đền trên núi Bắc Đẩu và Nam Tào được ví như “một cõi thiên bồng giữa hạ giới”. Tại vị trí trang trọng nhất của Đền Kiếp Bạc, tượng Đức Thánh Trần bằng đồng nặng hàng tấn ngự trên ngai sơn son thếp vàng đường bệ, uy nghi, bao thế kỷ vẫn toát ra hùng tâm tráng chí và hào khí Đông A lẫm liệt, khiến khách hành hương không ai không ngưỡng vọng thành kính.

Cổng đến Kiếp Bạc có câu đối nổi tiếng:

Kiếp Bạc hữu sơn giai kiếm khí
Lục Đầu vô thuỷ bất thu thanh

Nghĩa là:

Kiếp Bạc muôn ngọn núi đều có hùng khí của kiếm thiêng
Lục Đầu không con nước nào chẳng vọng tiếng thu.

Trong nhiều thế kỷ qua, những giá trị lịch sử – văn hóa lớn lao của Côn Sơn – Kiếp Bạc vẫn luôn được bảo tồn và gìn giữ. Những công trình như chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, Đền Nam Tào, Đền Bắc Đẩu, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, Ngũ Nhạc linh từ…. trong quần thể Côn Sơn – Kiếp Bạc mãi mãi là những chốn thờ tự thiêng liêng, nơi đặt niềm tin nhân thế.

Vẻ đẹp hùng vỹ mà nên thơ, tráng lệ mà trầm mặc thanh u của cảnh vật do thiên nhiên và con người tạo dựng tại Côn Sơn – Kiếp Bạc đang tiếp tục được chăm sóc, tu bổ cho ngày càng tốt tươi, hoành tráng, giàu tiềm năng, ngày càng hấp dẫn du khách thập phương. Có thể nói, mỗi cảnh sắc, hiện vật, dấu tích ở Kiếp Bạc đều gợi về bản hùng ca giữ nước của dân tộc ở triều đại nhà Trần, gợi nhớ về Đức Thánh Trần linh thiêng trong tâm thức dân tộc Việt – Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người kết tinh rực rỡ hào khí Đông A, linh hồn của các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược.

Kiếp Bạc đã trở thành mảnh đất tâm linh, nơi tìm về dâng tấm lòng tri ân thành kính và lời cầu mong được phù giúp chiến thắng mọi trở lực, đạt được mọi điều sở nguyện trong đời của biết bao thế hệ người Việt, thuộc mọi tầng lớp và ở mọi miền đất nước về đây niệm Phật, tưởng nhớ các danh nhân, “nghỉ ngơi chơi ngắm, nâng cao tri thức và bồi bổ tâm hồn…

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Tràng An 🌼 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc Ngắn Gọn – Mẫu 4

Văn mẫu thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích và giàu hình ảnh.

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương – một khu di tích lịch sử văn hóa, đồng thời là một danh thắng nổi tiếng, điểm đến thường xuyên của đông đảo du khách gần xa.

Chùa Côn Sơn tên Nôm là chùa Hun, tên chữ là Thiên Tư Phúc tự, Tư Phúc tự, Côn Sơn tự, được xây dựng từ thế kỷ XIV, đã qua nhiều lần trùng tu. Các hạng mục kiến trúc chính của chùa hiện nay gồm: hồ bán nguyệt, tam quan, sân trước, tiền đường (5 gian, 2 chái), thiêu hương (3 gian), thượng điện (3 gian), nhà Tổ, điện Mẫu, vườn tháp, nhà bia, cùng một số hạng mục phụ trợ khác…

Đền Kiếp Bạc tức đền thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo vương từ), còn được biết đến với các tên gọi khác, như đền Kiếp, đền Vạn Kiếp, đền Trần Hưng Đạo. Đền được xây dựng ở trung tâm của thung lũng Kiếp Bạc, trên một khu đất có diện tích khoảng 13.5km2. Đền quay về hướng Tây Nam, nhìn ra sông Lục Đầu, gồm các hạng mục kiến trúc: trạm hạ mã, đường thần đạo, nghi môn, sân đền, tả hữu thành các, giếng mắt rồng, tắc môn, nhà giải vũ, đền chính. Đền chính được dựng theo dạng “tiền nhất, hậu đinh”, gồm tiền tế, trung từ và hậu cung.

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa, tôn giáo – tín ngưỡng lớn ở khu vực đông bắc châu thổ Bắc Bộ. Trải qua trên 700 lịch sử, tại khu di tích này, các lễ hội truyền thống gắn với khu di tích vẫn được duy trì, có sức thu hút đặt biệt, trở thành nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của cộng đồng.

Hàng năm, hội Côn Sơn (gắn với Trúc Lâm đệ tam Tổ – Huyền Quang) được bắt đầu từ rằm tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Giêng… Lễ hội đền Kiếp Bạc (gắn với ngày giỗ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn) được tổ chức từ ngày 16 tháng 8 và kết thúc vào ngày 20 tháng 8 (Âm lịch) hàng năm… Ngoài ra, trong khu vực di tích còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật của nhiều thời kỳ lịch sử, có giá trị độc đáo.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của khu di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn – Kiếp Bạc là di tích quốc gia đặc biệt.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc Ngắn Nhất – Mẫu 5

Bài văn thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc ngắn nhất sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.

“Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng
Lục Đầu vang dậy tiếng quân gieo”

Cách Hà nội 70 km về phía Đông Bắc, Kiếp Bạc là một ngôi Đền linh thiêng thờ vị anh hùng dân tộc đã có công lãnh đạo quân và dân nhà Trần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông, một đạo quân mạnh nhất thời bấy giờ. Không những có tài binh lược, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn còn là một nhà chính trị, một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Tư tưởng quân sự của Người còn được áp dụng cho đến tận ngày nay. Trong tất cả các hệ thống thờ Mẫu của người Việt, bao giờ cũng có thêm ban thờ Phụ, đó là Trần Hưng Đạo.

Côn Sơn là mảnh đất có bề dày văn hóa hiếm có. Ở đây, văn hóa Phật giáo, văn hóa Nho giáo và văn hóa Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt, đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tượng thờ, hoành phi, câu đối… Văn hóa Lý – Trần, văn hóa Lê – Nguyễn hiển hiện trước mắt mọi người và ở các tầng văn hóa dưới lòng đất khi khai quật khảo cổ học.

Di sản văn hóa phi vật thể quý giá ở Côn Sơn – Kiếp Bạc lưu giữ trong sách vở, trong các truyền thuyết và các nghi thức cúng tế, trong các hoạt động lễ hội vô cùng phong phú.

Hiện nay Côn Sơn và Kiếp Bạc đang đón hàng chục vạn lượt khách hành hương về đây mỗi năm.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Bài Văn Giới Thiệu Về Côn Sơn Kiếp Bạc Đặc Sắc – Mẫu 6

Để có thêm những ý tưởng thực hiện bài giới thiệu về Côn Sơn – Kiếp Bạc, các em học sinh có thể tham khảo thêm bài văn giới thiệu về Côn Sơn Kiếp Bạc đặc sắc dưới đây:

Mời bạn hành hương về miền Đông Bắc của Tổ quốc, vùng đất thiêng của Đại Việt, sông núi, rừng cây, bãi cỏ, cánh đồng… đã mấy trăm năm nay, đã nghìn năm qua còn lưu giữ bao dấu tích của Người xưa. Hồn thiêng núi sông tụ hội anh linh của tiền nhân, của những anh hùng với bao chiến công chói ngời sử sách.

Núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân, nơi Chu Văn An ở ẩn, chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Thạch Bàn, Bàn Cờ Tiên, Đền Kiếp Bạc,… mỗi một danh thắng, mỗi một di tích lịch sử gợi nhớ gợi thương trong lòng ta về tổ tiên ông cha với bao tự hào. Nghe thông Côn Sơn reo, ta tưởng như nghe tiếng mài gươm của Nguyễn Trãi thuở “bình Ngô”. Nghe tiếng sóng Lục Đầu Giang vỗ, ta tưởng như nghe tiếng reo của trăm vạn hùng binh dưới ngọn cờ người anh hùng Trần Quốc Tuấn đang ào ào xông tới Vạn Kiếp tiêu diệt giặc Nguyên-Mông.

Khu di tích Côn Sơn nằm ở giữa hai dãy núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gần làng Chi Ngại quê hương của dòng họ Nguyễn Trãi. Khu di tích này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân lịch sử. những dấu tích thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp.

Ta đến Chùa Côn Sơn, Chùa có tên là Tư Phức tự, nhân dân địa phương thường gọi là chùa Hun, có từ trước đời Trần, nơi tu luyện của Trạng nguyên Lý Đạo Tái, Pháp danh Huyền Quang. Nguyễn Trãi có thời gian được vua giao chức “Đề Cử” chùa Côn Sơn. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của những cây cổ thụ. Trong chùa còn đầy đủ hệ thống tượng Phật, trong đó có tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Trúc Lâm Tổ – tức Trần Nhân Tông, tượng Nhà sư Huyền Quang, tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Hiện trong chùa còn nhiều di vật có giá trị được lưu giữ như 8 bia thời Trần – Lê.

Ta hãy soi hồn mình vào Giếng Ngọc. Nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên bàn cờ tiên. Tương truyền đây là giếng nước do thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quí. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.

Rồi đến Thạch Bàn, bên suối Côn Sơn có một phiến đá lớn, mặt phẳng và nhẵn gọi là Thạch Bàn, nơi Bác Hồ tới thăm Côn Sơn (15/2/1965), Bác đã dừng chân nghỉ tại đây. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm “chiếu thảm” nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước. Và ta ngắm nhìn Bàn cờ tiên. Từ chùa Côn Sơn leo lên các bậc đá đến đỉnh núi, là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu vọng lâu đình, hai tầng cổ, tám mái. Đứng tại đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn: Lục Đầu Giang -Côn Sơn-Kiếp Bạc.

Năm 2002, tỉnh Hải Dương đã xây dựng đền thờ Nguyễn Trãi trên một khu đất rộng trong quần thể khu di tích Côn Sơn. Trong đền thờ có tượng Nguyễn Trãi bằng đồng với kích thước hợp lý đặt trong nhà tưởng niệm rất trang trọng.

Hội Xuân từ ngày 16 đến 22 tháng Giêng Âm lịch nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm; hội Thu từ 15 đến 20 tháng 8 Âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi. Đến Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi dây là thung lũng trù phú trông ra sông Thương và ngã sáu Lục Đầu Giang, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc. Trần Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc, vị chỉ huy tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông hồi thế kỷ XIII đã đặt bản doanh ở đây, trên vị trí chiến lược này.

Đền thờ ông được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV, trên một khu đất trung tâm thung lũng, nơi đã diễn ra chiến thắng Kiếp Bạc lừng lẫy do ông chỉ huy và cũng là nơi ông về sống những năm tháng cuối đời. Trong đền hiện còn 5 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão cùng 4 bài vị thờ 4 con trai.

Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Đạo (20 tháng 8 âm lịch) thu hút rất đông đảo khách thập phương về dự “Tháng 8 giỗ Cha”.

Tặng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn 🌹 11 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Côn Sơn Kiếp Bạc Đạt Điểm Cao – Mẫu 7

Bài văn thuyết minh về đền Côn Sơn Kiếp Bạc đạt điểm cao sẽ giúp các em học nắm vững phương pháp thuyết minh và trau dồi cho mình một văn phong hay.

Năm 1384, Côn Sơn đã được Nguyễn Phi Khanh (thân sinh của Nguyễn Trãi) miêu tả như một cảnh thần tiên “Khói đầu non, ráng ngoài đảo, gấm vóc phô bày. Hoa dọc suối, cỏ ven rừng, biếc hồng phấp phới. Bóng mát để nghỉ, chỗ vắng để ngồi, mùi thơm để ngửi, sắc đẹp để xem. Phàm những hình ảnh trong mát, tiếng suối reo xa vời mà hư không, sâu thẳm mà yên lặng, hợp với tai mắt và tâm hồn con người ở đây đều có cả…”.

Côn Sơn thuộc tỉnh Hải Dương là một danh thắng và di tích lịch sử đã in dấu trên sử sách từ 7 thế kỷ trước. Đến nay, hàng trăm năm đã qua đi với biết bao biến cố, Côn Sơn vẫn giữ được màu sắc thanh xuân, tươi mát, u tịch trong màu xanh kỳ diệu của núi rừng và vẫn là điểm du lịch hàng năm thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan, chiêm ngưỡng… Núi Côn Sơn (dân gian thường gọi là núi Hun) cao gần 200m dài trên 1km thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh.

Núi có hình con sư tử khổng lồ sau những năm tháng viễn du đã chọn nơi đây làm điểm dừng chân vĩnh viễn. Phía Bắc Côn Sơn giáp núi Ngũ Nhạc, cao 238m, trên đỉnh có miếu thờ thần gọi là “Ngũ Nhạc linh từ”, phía Tây tiếp nối với núi U Bò và một thung lũng xanh tươi những lũy tre, tiếp đó là núi Phượng Hoàng, có rừng thông bát ngát, suối trong rì rào, đá núi lô xô, chùa tháp cổ kính với 72 ngọn núi ngoạn mục. Núi Phượng Hoàng là địa danh gắn liền với tên tuổi danh nhân tài đức vẹn toàn Chu Văn An – người thầy giáo mẫu mực thời Trần lui triều dựng nhà dạy học nơi đây.

Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có nhiều phiến đá rộng, tục gọi là bàn cờ tiên. Khách tham quan có thể từ chân núi lên “đánh cờ” sau khi đã “qua” đủ 600 bậc tam cấp bằng đá xếp. Đặc biệt, rừng Côn Sơn được tạo nên bởi bạt ngàn nhiều cây thông mã vi, có cây tuổi vài thế kỷ. Ngoài thông là trúc, nứa, sim mua, mẫu đơn… Mỗi năm khi mùa Xuân đến, Côn Sơn như khoác trên mình tấm áo hoa tươi thắm.

Suối Côn Sơn cũng là điểm dừng chân của không ít khách du lịch. Dòng suối này rì rào chảy quanh năm suốt tháng. Bên suối có hai tảng đá sỏi kết lớn tương đối bằng phẳng – gọi là Thạch Bàn (còn gọi là hòn đá năm gian). Tương truyền Nguyễn Trãi thường ngồi đây ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.

Dưới chân núi Côn Sơn có một ngôi chùa cổ nằm trong một khuôn viên khá rộng, gọi là chùa Côn Sơn (tục gọi là chùa Hun). Ngôi chùa này được khởi dựng vào cuối thế kỷ 13, mở rộng năm 1329 và trùng tu, tôn tạo ở các thế kỷ 17, 18 và mấy chục năm gần đây. Chùa hiện nay có kiến trúc kiểu chữ “Công”, còn ngói mũi hàn và đá tảng hoa sen là di tích thời Trần. Trong chùa có những tượng Phật cỡ lớn, cao tới 2 – 3m, 14 tấm bia đá dựng từ thời hậu Lê ở xung quanh chùa là những văn bản ghi nhận các sự kiện quan trọng xảy ra trên mảnh đất này.

Điều đặc biệt hơn nữa là khi đã đến Côn Sơn thì không thể không đến thăm Kiếp Bạc – một nơi gắn liền nhiều truyền thuyết về Trần Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc thời Trần. Kiếp Bạc chỉ cách Côn Sơn khoảng 5km, thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh (Hải Dương). Ở đây có dãy núi Rồng hình ngai bao lấy một thung lũng trù phú và thơ mộng.

Giữa thung lũng này có sông Vang tuy nhỏ và sâu, tạo điều kiện cho thuyền bè vào sát chân núi. Hai nhánh núi Rồng tiến sát dòng sông, nhánh phía Bắc gọi là núi Bắc Đẩu, nhánh phía Nam gọi là núi Nam Tào. Từ đỉnh hai ngọn núi này có thể phóng tầm mắt bao quát cả một vùng rộng lớn. Vì thế, Kiếp Bạc không chỉ là một cảnh quan hùng vĩ mà còn là một vị trí quân sự quan trọng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Trần Hưng Đạo đã lập phủ đệ và quân doanh ở đây từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ nhất.

Qua nhiều năm nghiên cứu, khai quật, tại Kiếp Bạc đã phát hiện ra nhiều di tích quý như xưởng thuyền, đường hành cung, hang tiền, hang thóc, đồ gốm, vũ khí… của thời Trần. Từ nhiều thế kỷ trước, kỷ niệm ngày mất của Trần Hưng Đạo đã trở thành ngày hội lớn của dân tộc. Hội bắt đầu từ 16 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Trong những ngày này, có hàng vạn người đến tham dự, hàng nghìn con thuyền đậu trên bến sông. Bên cạnh hội đền là hội chợ và các trò vui dân gian. Người ta mang đến đây hàng hóa đủ loại và các đặc sản địa phương, thỏa mãn khách trẩy hội mua sắm làm kỷ niệm.

Côn Sơn – Kiếp Bạc thực sự là nơi có nhiều cảnh quan hấp dẫn, bảo tồn được nhiều di tích có giá trị. Hàng năm, với hai mùa lễ hội lớn (hội Côn Sơn bắt đầu từ rằm tháng Giêng âm lịch, Kiếp Bạc từ 16 tháng 8 âm lịch), Côn Sơn – Kiếp Bạc đã và đang hấp dẫn đông đảo du khách và những người hành hương trong và ngoài nước tụ hội về đây.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Côn Sơn Kiếp Bạc – Mẫu 8

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những địa danh du lịch văn hoá nổi tiếng nhất của tỉnh Hải Dương, tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh Côn Sơn Kiếp Bạc như sau:

Côn Sơn, Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia; thời Trần thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Sách Cao Biền di cảo và Chí Linh phong vật chí chép rằng: Côn Sơn, Kiếp Bạc mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, bốn phương quy phục, núi sông kỳ hình kỳ dạng, long bàn, hổ cứ, như muôn quân nghìn tướng chầu về… ở đất này sẽ được hưởng phúc muôn đời…

Khu Di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân liền kề; đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn – Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng và núi Rùa (phía Tây Bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa đối với Khu Di tích danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc – Phượng Hoàng với sông núi thị xã Chí Linh.

Đây là vùng đất lịch sử còn mãi âm vang những chiến công lừng lẫy trong ba lần quân dân Nhà Trần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII. Côn Sơn, Kiếp Bạc còn là vùng danh sơn huyền thoại, với những thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính, gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, hai vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã làm rạng rỡ cho non sông đất nước, cùng với nhiều danh nhân văn hóa của dân tộc: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, Trần Nguyên Đán…

Nếu như Khu Di tích lịch sử Kiếp Bạc là một trung tâm nội đạo thờ Đức thánh Trần thì Khu Di tích Côn Sơn là một trong những trung tâm Phật giáo của dòng thiền phái Trúc Lâm Đại Việt mà Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập ở thế kỷ XIV. Côn Sơn còn là nơi thờ quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán và Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Côn Sơn, Kiếp Bạc là một trong những khu di tích tiêu biểu kết tinh tư tưởng tam giáo đồng nguyên: Phật giáo – Đạo giáo – Nho giáo cùng hòa đồng, mục đích là quy tụ nhân tâm, lấy thần quyền phục vụ cho vương quyền, củng cố tư tưởng độc lập tự chủ của dân tộc.

Hàng năm ở Côn Sơn – Kiếp Bạc có hai kỳ lễ hội truyền thống mùa xuân và mùa thu. Lễ hội mùa xuân kỷ niệm ngày viên tịch của Đệ tam Thánh tổ Huyền Quang tôn giả (ngày 23 tháng Giêng), lễ hội mùa xuân Côn Sơn có nhiều nghi lễ như: Lễ Mông Sơn thí thực, lễ tế trời đất trên Ngũ Nhạc linh từ, lễ rước nước, cùng nhiều trò chơi dân gian như: Đu tiên, chọi gà, cờ người, đấu vật… Lễ hội mùa thu tưởng niệm ngày mất của Đức Thánh Trần Hưng Đạo (ngày 20 tháng 8 Âm lịch) và ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi (ngày 16 tháng 8 Âm lịch).

Lễ hội mùa thu đền Kiếp Bạc có nhiều nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian rất nổi tiếng như: Lễ rước cỗ tiến Thánh, Lễ hội quân trên sông Lục Đầu, lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu, tục hầu Thánh, lễ ban ấn của Đức Thánh Trần… Các trò chơi dân gian như: Đấu vật, đua thuyền, bắt vịt, nấu cơm thi, nhảy phỗng… Trong các kỳ lễ hội có hàng chục vạn du khách và nhân dân thập phương về dâng hương lễ bái.

Ngày 10-5-2012, Khu Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trở thành Di tích quốc gia đặc biệt. Những giá trị lịch sử, văn hoá của Côn Sơn- Kiếp Bạc, cùng với danh thơm, sự nghiệp của các bậc vĩ nhân đã tỏa rọi hào quang vào lịch sử và văn hoá dân tộc. Sự linh thiêng của đền Kiếp Bạc, chùa Côn Sơn tồn tại vĩnh hằng cùng non sông đất nước.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Sông Hương 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Côn Sơn Sinh Động – Mẫu 9

Bài văn mẫu thuyết minh về Côn Sơn sinh động sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn giàu hình ảnh và giàu ý nghĩa biểu đạt.

“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai…”

Là một trong ba trung tâm của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm, chùa Côn Sơn thờ các đức Phật và tam tổ Trúc Lâm: Phật hoàng Trần Nhân Tông – người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền nhập thế gắn đạo với đời, vị vua thứ ba của triều đại nhà Trần. Sau khi lãnh đạo quân dân ta 2 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược và giành thắng lợi rực rỡ, nhà vua xuất gia, tu tại núi Yên Tử và sáng lập Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Bên cạnh tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông là tổ thứ hai và thứ ba: Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang.

Bài Côn Sơn ca của người anh hùng lỗi lạc ngân lên trong tâm tưởng khi chúng tôi trở lại Côn Sơn vào một ngày đông se se lạnh, nắng vàng rải nhẹ khắp rừng thông. Dân địa phương nói rằng cây thông tượng trưng cho khí tiết của người quân tử và gắn với Quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Sau khi về sống ở đây, Quan Đại tư đồ cho trồng rất nhiều thông trên núi Côn Sơn, còn phu nhân cho trồng cây thanh hao dưới chân núi. Thông và thanh hao là những loại cây gắn với vùng danh sơn huyền thoại này.

Đền thờ Nguyễn Trãi là một công trình trọng điểm trong khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn. Để vào đền, khách hành hương đi qua cây cầu đá bắc ngang suối Côn Sơn. Đền gồm đền thờ chính, tả vu, hữu vu, nghi môn nội, nghi môn ngoại, nhà bia…Đền chính có 3 tòa: tiền tế, trung từ và hậu cung. Tượng Anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi được thờ tại hậu cung, hai bên thờ thân phụ và thân mẫu của người. Bên trái đền là dãy núi Ngũ Nhạc, bên phải là núi Kỳ Lân. Dòng suối Côn Sơn rì rầm cạnh đền, và những câu thơ của vị anh hùng lỗi lạc như vọng về trong tiếng suối.

Đền thờ Nguyễn Trãi được khánh thành vào năm 2002, nhân kỷ niệm 560 năm ngày mất của nhân vật lịch sử lỗi lạc. Đây là một công trình văn hóa tâm linh tưởng nhớ công lao to lớn của vị Anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, để tư tưởng yêu nước thương dân của ông luôn ngời sáng và lan tỏa. Phía trên, bên trái đền thờ Nguyễn Trãi là đền thờ Trần Nguyên Hãn – đại công thần nhà Lê, em con cậu ruột của Nguyễn Trãi. Trên nữa là đền thờ Quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán, ông ngoại của danh nhân Nguyễn Trãi, người đã nuôi dạy Nguyễn Trãi trưởng thành.

Chùa Côn Sơn (tên chữ là Thiên Tư Phúc tự – ngôi chùa được trời ban phúc) được xây dựng dưới chân núi Côn Sơn vào thế kỷ thứ X và mở rộng quy mô vào thế kỷ thứ XIII. Ngôi chùa có hồ bán nguyệt, tam quan, điện thờ Phật, tòa Cửu phẩm liên hoa, tổ đường, hậu đường…, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của quốc gia.

Nơi đây có 6 tấm bia được tạo dựng từ thế kỷ XIV đến thế kỷ thứ XIX, ghi lại lịch sử của ngôi chùa, trong đó 2 tấm bia trên sân được công nhận là bảo vật quốc gia: bia “Thanh Hư động” và bia “Côn Sơn Tư Phúc tự bi”. Bia “Thanh Hư động” được tạo dựng từ thời Long Khánh (1373-1377), là hiện vật độc bản lưu lại bút tích của vua Trần Duệ Tông. Khi đến đây thăm Quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán, nhà vua ban tặng ba chữ “Thanh Hư động” và cho người khắc vào bia đá. Còn tấm bia hình lục lăng “Côn Sơn Tư Phúc tự bi” được tạo dựng vào năm 1607, dưới thời Lê.

Chùa Côn Sơn gắn liền với Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm (hình thành và phát triển rực rỡ dưới thời Trần). Năm 1330, thiền sư Huyền Quang, Đệ tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm, về trụ trì chùa Côn Sơn và cho xây dựng các công trình kiến trúc ấn tượng, đặc biệt là tòa Cửu phẩm liên hoa – một trong những tinh hoa của kiến trúc nghệ thuật Phật giáo, là biểu tượng tối cao của cõi Niết Bàn. Đến thời Lê, thiền sư Mai Trí Bản cho trùng tu tòa Cửa phẩm liên hoa với 385 pho tượng. Vào thế kỷ thứ XIX, công trình kiến trúc độc đáo này không còn nữa.

Năm 2012, Ban quản lý Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật tại vị trí sân sau Phật điện chùa Côn Sơn để tìm lại nền móng của tòa Cửu phẩm liên hoa. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 2 lớp nền móng kiến trúc của tòa Cửu phẩm liên hoa ở thời Trần và thời Lê. Từ kết quả khai quật này cùng với các tư liệu, văn bia, tòa Cửu phẩm liên hoa đã được phục dựng trong 2 năm 2015-2016, với 250m3 gỗ lim, 15m3 gỗ vàng tâm, hàng trăm mét khối đá xanh Thanh Hóa và hàng ngàn viên gạch ngói được chế tác theo kiểu cổ.

Đây là công trình kép, gồm nhà phẩm và cây phẩm. Cây phẩm cao gần 10m, có 8 mặt tượng trưng cho 8 hướng, 9 tầng tháp hoa sen, mỗi tầng chạm 3 lớp cánh sen… Trên cây phẩm nặng gần 10 tấn này bài trí tổng cộng 217 pho tượng Phật, đều được tạc bằng gỗ thếp vàng. Riêng 8 đầu rồng được tạc bằng đồng nguyên khối để làm tay vịn quay cây phẩm. Cột chịu lực được làm bằng gỗ lim, đường kính gần 1m, gắn với ổ bi ở bên dưới. Từ trên cao nhìn xuống, tòa Cửu phẩm liên hoa như một đóa sen với 3 lớp cánh hoa mãn khai, tạo nên điểm nhấn kiến trúc trong không gian thanh tịnh chốn tùng lâm Côn Sơn.

Chị Nguyễn Thị Thu Dung, thuyết minh viên Ban quản lý Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc cho biết tòa Cửu phẩm liên hoa ở chùa Côn Sơn là một trong bốn tòa Cửu phẩm liên hoa hiện có trong cả nước (tỉnh Hải Dương có ba tòa, tỉnh Bắc Ninh có một tòa tại chùa Bút Tháp).

Về Côn Sơn – nơi lưu bao dấu tích của người xưa, lòng dâng lên cảm xúc…

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Đền Hùng 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Côn Sơn Kiếp Bạc Học Sinh Giỏi – Mẫu 10

Bài văn thuyết minh Côn Sơn Kiếp Bạc học sinh giỏi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin thú vị và ý nghĩa để vận dụng vào bài viết của mình.

Côn Sơn là mảnh đất lịch sử lâu đời. Hơn một ngàn năm trước, Định quốc công Nguyễn Bặc, thượng thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn Trãi đã lập căn cứ ở đây để đánh sứ quân Phạm Phòng Át, giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước vào năm 968. Trong các cuộc chiến tranh giành và giữ nền độc lập của Tổ quốc, quân dân trong vùng thường lấy rừng núi Côn Sơn làm căn cứ đánh giặc.

Hiếm ở đâu có nhiều trí thức, những nhà văn hóa đến thăm viếng như ở Côn Sơn. Trần Nguyên Đán – quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hư động để lui nghỉ những năm tháng cuối đời. Thời Lê sơ, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã gắn bó cả cuộc đời, sự nghiệp với Côn Sơn. Lê Thánh Tông, vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy (thời Lê sơ); Thánh thơ Cao Bá Quát (thời Nguyễn)… đều đã đến đây vãng cảnh, làm thơ, để lại những thi phẩm giá trị.

Tháng 2 năm 1965, Hồ Chủ tịch về thăm Côn Sơn. Người đã lên thăm Thạch Bàn, Thanh Hư động và đọc văn bia trước cửa chùa Hun, bằng sự trân trọng thiêng liêng và niềm giao cảm đặc biệt với cổ nhân. Người xưa từng đúc kết: “Núi chẳng cần cao có tiên ắt nổi tiếng. Nước chẳng cần sâu có rồng ắt thiêng”.

Mỗi sự vật, di tích ở Côn Sơn đều lấp lánh ánh sáng của Nguyễn Trãi – Sao Khuê; mỗi địa danh ở Côn Sơn đều in đậm dấu ấn thiêng liêng, áng thi văn, cổ thoại, truyền thuyết ly kỳ và những sự tích bất hủ của những danh nhân kim cổ. Những di tích và tên tuổi các danh nhân, của Trúc Lâm Tam Tổ, đặc biệt là của Nguyễn Trãi, đã nâng tầm vóc Côn Sơn trở thành quốc tự, thành di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, thành “một cõi đi về” trong đời sống tâm hồn của muôn triệu người dân Việt, kể cả những người sống xa Tổ quốc.

Từ bao đời nay, mùa trảy hội, “trai thanh gái lịch đi lại đông như mắc cửi”; bao thi nhân, trí giả tìm về Côn Sơn Kiếp Bạc, nghiền ngẫm và xúc cảm viết lên những trước tác có giá trị sâu sắc, những áng thơ văn tuyệt đẹp. Ở đây, Huyền Quang viết kinh, thuyết pháp, làm thơ; Trần Nguyên Đán nghiên cứu nông lịch và viết “Băng Hồ ngọc hác tập”, Nguyễn Phi Khanh viết “Thanh Hư động ký” và Nguyễn Trãi viết “Côn Sơn ca” cùng nhiều thi ca xứng là kiệt tác.

Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5 cây số. Đây là đầu mối huyết mạch giao thông thủy bộ, trấn giữ cửa ngõ phía Đông Kinh thành Thăng Long. Nơi đây trời bày, đất dựng, vị trí đắc địa về phong thủy, hình thế hiểm yếu về quân sự, có tứ linh quần tụ, chung đúc khí thiêng.

Sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất năm (1258), Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Đạo đã chọn Kiếp Bạc lập đại bản doanh; xây dựng phòng tuyến quân sự vùng Đông Bắc, kéo dài từ biên giới Lạng Sơn qua ải Chi Lăng, Nội Bàng theo sông Lục Nam, qua Lục Đầu Giang, Bạch Đằng ra biển Đông… trong đó căn cứ địa Vạn Kiếp làm trung tâm chỉ huy. Đây là trận đồ “thủy bộ hợp thành, tiến thế công, thoái thế thủ” để chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Tháng 6 năm 1285, tại đây Hưng Đạo Vương đã tập hợp 20 vạn quân, hơn 1000 thuyền chiến đánh trận Vạn Kiếp, tiêu diệt 20 vạn quân Nguyên Mông, kết thúc cuộc kháng chiến lần thứ hai một cách nhanh gọn. Tháng 3 năm 1288, từ căn cứ Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương cùng Vua Trần Nhân Tông tổ chức phản công đánh trận quyết chiến chiến lược Bạch Đằng, tiêu diệt 30 vạn quân giặc, kết thúc thắng lợi 3 lần kháng chiến chống đế quốc Nguyên Mông vĩ đại của dân tộc.

Tại đây, trước nguy cơ quân Nguyên xâm lược lần thứ hai, Đại Vương đã viết “Binh gia diệu lý yếu lược” để dạy tướng sỹ, và viết “Hịch tướng sỹ” để xác định trách nhiệm, nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực học tập binh thư, luyện tập võ nghệ, sắn sàng diệt giặc cho họ; sau khi về nghỉ, Ngài lại viết “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”, đúc kết những kinh nghiệm, những bí quyết đánh giặc giữ nước của một đời cầm quân truyền lại cho hậu thế. Trước khi mất, được vua Trần Anh Tông về thăm bệnh và hỏi kế sách giữ nước, Đại Vương đã căn dặn: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước”.

Ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (1300), Đại Vương mất tại Kiếp Bạc. Triều đình đã tôn phong là Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương; nhân dân Đại Việt tôn ngài là Đức Thánh Trần, xây đền Kiếp Bạc để tưởng nhớ công lao to lớn đối với non sông, đất nước. Ngày giỗ Đại Vương hàng năm trở thành ngày chính hội đền Kiếp Bạc. Hội Đền kéo dài hàng tuần, thu hút hàng chục vạn con dân Đại Việt từ khắp mọi miền đất nước về kính bái, nguyện cầu. Đó là một trong số lễ hội lớn nhất của cả nước được gìn giữ hơn 7 thế kỷ nay, trở thành mỹ tục truyền thống, thể hiện sâu sắc đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Được phối thờ tại Đền là gia quyến của Đại Vương, gồm 4 tượng thờ: Nguyên từ Quốc mẫu Thiên Thành công chúa (tức phu nhân của Trần Hưng Đạo), Tướng quân Phạm Ngũ Lão (danh tướng Đời Trần, là con rể của Đại Vương), 2 người con gái của Trần Hưng Đạo là Đệ nhất Khâm từ Hoàng thái hậu Quyên Thanh công chúa (phu nhân của Đức Vua Trần Nhân Tông), Đệ nhị Nữ hoàng Anh Nguyên quận chúa (phu nhân Tướng quân Phạm Ngũ Lão) và 4 ngai bài vị thờ bốn con trai của Đại Vương.

Cổng đền Kiếp Bạc có câu đối nổi tiếng:

“Kiếp Bạc hữu sơn giai kiếm khí;
Lục Đầu vô thuỷ bất thu thanh”

Nghĩa là:

Kiếp Bạc muôn ngọn núi đều có hùng khí của kiếm thiêng
Lục Đầu không còn nước nào chẳng vọng tiếng thu”

Có thể nói, mỗi cảnh sắc, hiện vật, dấu tích ở Côn Sơn – Kiếp Bạc đều gợi về bản hùng ca vĩ đại của dân tộc với những nét đẹp văn hoá cần được bảo tồn và phát triển.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Lễ Hội Côn Sơn Kiếp Bạc – Mẫu 11

Với đề văn yêu cầu thuyết minh về lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc, các em học sinh cần tập trung tái hiện những nét độc đáo đặc biệt của lễ hội nơi đây. Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc như sau:

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, có lịch sử xây dựng từ đầu thế kỷ thứ XIV. Đây là một quần thể di tích quốc gia quan trọng bao gồm, di tích lịch sử văn hoá, danh thắng Côn Sơn và khu di tích lịch sử văn hoá Kiếp Bạc.

Hơn 7 thế kỷ qua trong tâm thức của người dân Việt Nam, Côn Sơn – Kiếp Bạc là nơi gắn bó mật thiết với cuộc đời của 2 danh nhân kiệt xuất: Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300); Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới – Nguyễn Trãi (1380 – 1442) và là nơi tu hành, nơi viên tịch của thiền sư Huyền Quang (1254 – 1334) – vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm. Hàng năm cứ vào ngày mất của Trần Hưng Đạo, của Nguyễn Trãi và của thiền sư Huyền Quang nhân dân thập phương từ mọi miền nô nức về đây thắp hương tưởng niệm, tạo lên lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc.

“Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ” là câu ca nhớ về lễ hội tưởng niệm ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và ngày lễ hội thờ Mẫu Liễu Hạnh. Hai vị là người cha, người mẹ thiêng liêng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc. Trong quan niệm dân gian, mùa thu tượng âm, tháng Tám giữa thu là chính âm. Đức Thánh Trần Hưng Đạo là cha tượng dương, lễ hội giỗ cha vào tháng Tám là âm dương hoà hợp. Âm dương hoà hợp thì vạn vật sinh sôi, nẩy nở. Mùa màng cây cối tốt tươi, vạn sự hanh thông.

Lễ hội ở thời điểm chính âm được coi là càng linh thiêng hơn, mọi sự kêu cầu đức Thánh ở lễ hội tháng Tám sẽ được linh ứng. Cho nên trong 3 tháng mùa thu (tập trung vào tháng Tám) nhân dân cả nước lần lượt về đền Kiếp Bạc làm lễ rất đông. Lễ hội tháng Tám vì thế cũng được gọi là lễ hội mùa thu đền Kiếp Bạc.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần. Ông sinh ra trong thời kỳ đầu nhà Trần khởi nghiệp. Suốt cuộc đời, ông đã phụng sự 4 đời vua thịnh trị, mở ra một thời đại rực rỡ – nhà Trần trong lịch sử dân tộc. Ông đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông của nhân dân nhà Trần ở thế kỷ thứ XIII, giữ vững nền độc lập cho dân tộc.

Ông là người văn võ song toàn, trung hiếu tiết nghĩa, luôn là tấm gương sáng cho muôn đời sau học tập. Thời chiến ông dựa vào địa thế Vạn Kiếp để canh giữ cửa ngõ Đông Bắc cho kinh đô Thăng Long. Ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý, tức năm Hưng Long thứ 8 (1300) Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất tại tư dinh Vạn Kiếp. Vua Trần cho lập đền thờ ông ngay trên nền vương phủ, gọi là “Hưng Đạo Vương từ”. Nhân dân thập phương quen gọi là đền Kiếp Bạc.

Uy danh cuộc đời và sự nghiệp của ông đã trở thành huyền thoại. Theo đó Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là thanh y đồng tử giáng trần, khi hoá ông trở về trời được Ngọc Hoàng phong làm Cửu Thiên Vũ Đế với sứ mệnh diệt trừ yêu ma, tà đạo ở cả 3 cõi: Thượng giới (thiên đình), trung giới (trần gian), hạ giới (âm phủ) và tiếp tục hiển hoá giúp dân, giúp nước. Với niềm tin đó Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã được dân gian suy tôn là “Đức Thánh Trần”.

Trên đất nước ta có rất nhiều nơi thờ Đức Thánh Trần. Trong đó đền Kiếp Bạc là nơi thờ chính. Chỉ có ở đền Kiếp Bạc mới có cung Nam Tào và cung Bắc Đẩu phục chầu ở 2 bên, cho thấy Đức Thánh Trần như một hoá thân của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Trước cửa đền Kiếp Bạc còn có Cồn Kiếm, tương truyền đây là thanh kiếm thần giúp Trần Hưng Đạo diệt quân Nguyên – Mông xâm lược và chém chết Phạm Nhan. “Thanh kiếm này” Đức Thánh Trần đã để lại trên dòng sông Thương, dưới chân núi Nam Tào là biểu tượng trị thuỷ, ngăn chặn thuỷ quái quấy nhiễu dân lành, không cho chúng dâng nước gây lụt lội làm hại thiên hạ.

Lễ hội đền Kiếp Bạc có quy mô lớn nhất ở châu thổ sông Hồng. Trước đây, mọi người về hội lấy lễ bái, kêu cầu tai qua nạn khỏi, cầu chữa bệnh, diệt quỷ, trừ ma làm trọng. Đàn bà sinh sản đau ốm (trước cho là bệnh Phạm Nhan), con gái hiếm muộn hay người bị yêu ma quấy quả thành bệnh, đều sắm lễ về hội đền Kiếp Bạc nhờ Thanh đồng (đệ tử của Đức Thánh Trần) kêu xin Đức Thánh giải trừ cho là khỏi:

“Khói hương mù mịt, từ cổng đền đến sân đền, vào trong cung. Người lễ kẻ cầu, đây xin thẻ, kia bắt tà. Ngọn roi vun vút, trống phách la hét inh ỏi diễn ra rất náo nhiệt tưng bừng và những người đã đến nơi đây không ai là không có lòng kính cẩn, những người về nét mặt hân hoan. Những ngày hội ấy, ai không đi được đều tiếc nhớ ân hận như là đã làm thiếu bổn phận mình”.

Truyện xưa kể rằng: Trong đội quân xâm lược, nhà Nguyên có viên tướng tên là Nguyễn Bá Linh. Nguyễn Bá Linh có cha là người Phúc Kiến, mẹ là người Việt. Người mẹ bị long tinh giao phối đã đẻ ra Nguyễn Bá Linh. Nguyễn Bá Linh có phép phù thuỷ, ẩn hiện khôn lường thường tàng hình vào cung điện nhà vua làm chuyên dâm ô, bị bắt phải tội chết. Nó xin vua Nguyên cho theo đội quân xâm lược nước ta để lập công chuộc tội và đã gây nên nhiều tội ác đối với nhân dân ta.

Trong trận đánh ở sông Bạch Đằng, Nguyễn Bá Linh bị quân ta bắt sống và bị xử tội chém đầu. Nhưng chém đầu này nó lại mọc đầu khác. Sau phải bôi máu chó và cứt gà sáp lên kiếm mới chém được nó. Khi đem kiếm ấy ra, Bá Linh biết mình không thoát khỏi chết đã kêu xin ăn. Trần Hưng Đạo cho ăn cơm. Ăn xong nó hỏi: “Chết rồi sẽ cho ăn gì”, Trần Hưng Đạo nói “cho người ăn sản huyết đàn bà”.

Bá Linh bị chém đầu, chết đi uất hận hoá làm tà thần, quỷ quái. Nó đi khắp nước hễ gặp đâu có phụ sản là theo quấy nhiễu làm cho đau ốm, gầy mòn không thuốc nào chữa khỏi. Dân gian gọi nó là ma Phạm Nhan và đến cầu cứu Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo viết cho hai câu “Sinh kiếp dĩ ô Trần nhuệ kiếm. Từ hồn do xuyết phụ nhân quần?” (nghĩa là sống đã làm nhơ gươm báu nhà Trần. Nay chết lại còn bám đàn bà làm chi?). Người bị bệnh đem về dán ở nhà là khỏi.

Sau ngày Trần Hưng Đạo mất, gặp nạn Phạm Nhan dân gian về đền Kiếp Bạc làm lễ cầu xin Đức Thánh Trần giải trừ. Họ lấy chiếu của đền mang về cho bệnh nhân nằm. Họ nhờ thanh đồng hầu Thánh bắt ma, xin bùa phép, tàn nhang nước thải đem về nhà cho người bệnh uống. Trước nhu cầu cần chiếu nằm và bình dựng nước thải nên ở lễ hội đền Kiếp Bạc đều có mở chợ. Trong chợ bán rất nhiều sản vật của mọi nơi, nhưng nhiều người vẫn mua chiếu, mua bình đựng nước dâng vào đền làm lễ và xin đem về nhà dùng sẽ được mạnh khoẻ, gia đình an khang thịnh vượng.

Về hình thức bắt tà, trừ ma chữa bệnh thường là hầu bóng, lên đồng. Người có bệnh phải đội khăn đỏ ngồi đồng. Thanh đồng cầm hương làm phép. Cung văn đánh trống, gõ phách, đọc văn sai (gọi là hát chầu văn). Khi ốp đồng, người ngồi đồng tự đánh mình. Thanh đồng quát mắng khảo tra. Khi tà ma cung chiêu nhận tội thanh đồng truyền lệnh Thánh bắt tà ma chịu tội và làm bản sắc không được quấy nhiễu người bệnh. Người có bệnh lĩnh bản sắc đem về nhà yểm sẽ khỏi.

Ngoài ra, để tỏ oai Thánh, thanh đồng còn lấy dải lụa tự thắt cổ mình, xỏ chân vào lưỡi cày nung đỏ, uống dầu sôi phun ra lửa hoặc xiên lình, rạch lưỡi cho máu phun ra vẽ thành bùa. Người bệnh đốt bùa hoà với tàn nhang nước thải để uống hoặc đeo trong mình sẽ xua đuổi được ta ma quỷ quái.

Từ xưa, chùa Côn Sơn đã nổi tiếng là một trong 3 chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm – một dòng phái Phật giáo mang mầu sắc riêng của dân tộc Việt Nam. Ngày nay mọi tăng ni phật tử, thiện nam tín nữ, người có duyên Phật đều nhớ câu ca: “Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm, nếu ai chưa đến thiền tâm chưa đành”. Chùa Côn Sơn khởi dựng vào cuối thế kỷ thứ XIII và được mở rộng vào năm 1304. Năm 1328, thiền sư Huyền Quang – vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm về đây trụ trì, tu hành và phát triển đạo phái.

Thiền sư Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, năm 1275 ông thi đỗ Thái học sinh, được chọn Tam khôi và ra làm quan dưới triều vua Trần Thánh Tông. Về cuối đời, do có duyên đạo nên năm 1305 ông xin vua cho từ quan, xuất gia tu hành. Năm 1305 ông được thiền sư Pháp Loa – vị tổ thứ 2 trao cho thiền pháp. Từ đó, ông trở thành vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.

Người đi hội mùa xuân Côn Sơn chủ yếu dâng hương, niệm Phật cầu phúc, cầu tài, cầu lộc và vãng cảnh chùa: “Tục cũ cứ đến đầu năm mới, trai thanh gái lịch các nơi kéo nhau về đây vãng cảnh, đường xá đi lại đông như mắc cửi. thực là một nơi đại thắng tích…”. Trước đây, ghi lễ chính của lễ hội mùa xuân Côn Sơn là rước lễ và tế lễ của dân làng 2 thôn Chi Ngại và Chúc Thôn (Chúc Thôn tổ chức vào ngày 16, Chi Ngại tổ chức ngày 18 tháng Giêng ). Lễ tế thường được tổ chức vào 11h trưa cùng ngày ở sân nhà tổ, với nghi thức phần nhiều tương đồng như ở các nơi khác.

Nhìn chung, không gian thiêng kết hợp với không khí hội tưng bừng và niềm tin ước nguyện được linh ứng đã tạo lên rét riêng và là sức hấp dẫn của lễ hội chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc trong nhiều thế kỷ qua.

Đón đọc tuyển tập 💧 Thuyết Minh Về Hồ Gươm 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc Lớp 8 – Mẫu 12

Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc lớp 8 sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý thú vị để bắt đầu bài viết của bản thân.

“Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.”

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là khu quần thể di tích được xếp vào 1 trong 15 khu di tích lịch sử, nghệ thuật của cả nước. Côn Sơn- Kiếp Bạc đúng như cái tên gọi “phong trần” của mình. Nơi đây còn có non nước hữu tình, thu hút rất du khách thập phương đến đây. Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa tôn giáo lớn ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ với hơn 700 năm lịch sử.

Ngày nay huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nằm trong trung tâm tam giác kinh tế năng động của vùng Đông Bắc tổ quốc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Giao thông thuỷ, bộ được nâng cấp, sự giao lưu giữa khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc với các vùng, các miền trong nước nhanh chóng, thuận tiện. Vị trí giữa 2 khu di tích chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc chỉ cách nhau gần 7km. Đường xá đi lại dễ dàng, nên trong trẩy hội mùa xuân Côn Sơn hay trẩy hội mùa thu Kiếp Bạc đã gần như được hoà chung lại, để ở chùa Côn Sơn ngoài lễ hội mùa xuân cũng tổ chức hội mùa thu và đền Kiếp Bạc ngoài lễ hội Tháng Tám cũng tổ chức hội mùa xuân.

Ngày nay, lễ hội truyền thống Côn Sơn – Kiếp Bạc chủ yếu nhằm tôn vinh các vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Trãi, đồng thời bảo tồn văn hoá phi vật thể và giữ gìn các nghi lễ, các phong tục tốt đẹp của ông cha nhằm góp phần xây dựng “nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, bồi dưỡng lòng yều nước và niềm tự hào dân tộc cho đông đảo tầng lớp nhân dân dự hội.

Nghi thức lễ hội được tổ chức bằng các buổi lễ dâng hương trang nghiêm, trọng thể vào các ngày hội chính. Ban tổ chức rước và tế ở đền Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi và chùa Côn Sơn. Mọi người vào thắp hương, làm lễ tưởng niệm tại di tích được thuận lợi, an toàn không gian lễ hội được trang trí băng, cờ, khẩu hiệu, đèn nến rực rỡ. Các trò chơi dân gian đều được tổ chức tưng bừng náo nhiệt suốt ngày đêm.

Các đoàn nghệ thuật, múa rối nước, hát chèo, kịch nói, ca nhạc nhẹ và các gánh hát dân gian biểu diễn phục vụ nhân dân ngay từ ngày đầu mở hội. Tới nay, sự hấp dẫn của lễ hội, người dân ở mọi miền đất nước đã nhớ về tham gia dự hội. Tham gia lễ hội truyền thống Côn Sơn – Kiếp Bạc đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng của cả vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Ngoài các giá trị to lớn về lịch sử – văn hoá, khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc còn là miền đất có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hấp dẫn làm say đắm lòng người. Kiếp Bạc có dãy núi Trán Rồng hùng vĩ bao quát cả một miền sông nước Lục Đầu giang, trên bến có làng xóm trù phú, dưới sông thuyền bè tấp nập ngược xuôi, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Côn Sơn có núi Kỳ Lần thơ mộng, trên núi thông reo, chim hót, hoa lá tốt tươi; dưới núi có suối Côn Sơn nước chảy rì rầm; mai, trúc mọc xanh biếc.

Trong màu xanh đại ngàn thấp thoáng dáng vóc những công trình kiến trúc cổ kính, trầm tư. Tất cả như hoà quyện vẽ nên phong cảnh Côn Sơn lung linh huyền diệu. Vì thế, trẩy hội truyền thống Côn Sơn – Kiếp Bạc còn là một dịp đi du lịch tham quan danh lam thắng cảnh bổ ích và lý thú.

Công tác tổ chức lễ hội truyền thống Côn Sơn – Kiếp Bạc nay đã có nhiều đổi mới. Hàng năm, lễ hội mùa xuân và mùa thu với nội dung vừa bảo tồn ghi lễ văn hoá dân gian, vừa kết hợp với các hoạt động văn hoá văn nghệ hiện đại, phù hợp nhịp sống mới và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

Lễ hội truyền thống Côn Sơn – Kiếp Bạc đã và đang trở thành những kỳ lễ hội lớn của dân tộc, có sức thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam và khách quốc tế.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Lăng Bác 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc Lớp 10 – Mẫu 13

Đón đọc bài văn mẫu thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc lớp 10 sẽ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết cũng như khám phá cụ thể hơn về di tích này.

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng chống ngoại xâm. Đây cũng là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc như: Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc. Trong dịp Lễ hội mùa thu năm 2012, Khu Di tích lịch sử – văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Chùa Côn Sơn tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự”, nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm.

Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia. Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.

Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm – một thiền phái mang màu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp “Huyền Quang tôn giả”.

Chùa Côn Sơn có từ thời Đinh, năm Khai Hựu nguyên niên (1329), thời nhà Trần được Pháp Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lần trùng tu này còn hiện diện đến nay. Nguyễn Trãi từng làm Đề cử chùa Côn Sơn. Chùa Côn Sơn xưa nay là danh lam cổ tích của đất nước, hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị.

Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ bốn con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).

Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, kiến trúc theo truyền thống và rất độc đáo; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau.

Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. Tương truyền đây là con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái Bình, mặc dù quân sĩ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu nổi, Trần Hưng Đạo đành phải bỏ voi lại để tiếp tục tiến quân ra chiến trường và có chỉ gươm xuống đất thề sẽ quay lại cứu voi khi thắng trận.

Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương.

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc và lễ hội truyền thống liên quan mãi mãi xứng đáng là một trung tâm văn hoá lớn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, nhằm xây dựng và bồi dưỡng con người mới cho mọi thế hệ người Việt Nam hiện tại và tương lại.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Bài Văn Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc Bằng Tiếng Anh – Mẫu 14

Khi giới thiệu về Côn Sơn Kiếp Bạc bằng tiếng Anh, các em học sinh cần luyện tập cách sử dụng các cấu trúc ngữ pháp và trau dồi phong phú vốn từ vựng của mình. Tham khảo bài văn thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc bằng tiếng Anh dưới đây:

Tiếng Anh:

Con Son Pagoda was built in the 13th century, this is the place to train monks and nuns, develop the Dharma. Kiep Bac Temple was built to worship Tran Hung Dao – the nation’s outstanding general. Every year, Con Son – Kiep Bac has two traditional festivals: the spring festival and the autumn festival. Con Son – Kiep Bac festival has become an indispensable cultural feature in the spiritual life of Vietnamese people. Despite experiencing many ups and downs of history, the Con Son – Kiep Bac relic still retains many values, especially contributing to proving the existence and development of national civilization over the periods.

Tiếng Việt:

Chùa Côn Sơn được xây dựng từ thế kỷ XIII, đây là nơi đào tạo tăng ni, phát triển đạo pháp. Còn đền Kiếp Bạc được xây dựng thờ Trần Hưng Đạo – vị tướng lỗi lạc của dân tộc. Hằng năm, Côn Sơn – Kiếp Bạc có hai kỳ lễ hội truyền thống là lễ hội mùa xuân và lễ hội mùa thu. Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc vẫn lưu giữ được nhiều giá trị, đặc biệt góp phần minh chứng cho sự tồn tại và phát triển của nền văn minh dân tộc qua các thời kỳ.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Chùa Một Cột 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Viết một bình luận