Thuyết Minh Về Cơm Lam, Cơm Tấm [34+ Bài Văn Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Cơm Lam, Cơm Tấm ❤️️ 34+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Về Hai Món Cơm Đặc Sản Nổi Tiếng.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Cơm Lam

Dàn ý thuyết minh về cơm lam sẽ là cơ sở giúp các em học sinh triển khai bài viết của mình theo đúng bố cục và đầy đủ nội dung cơ bản.

I. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh – món cơm lam.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

II. Thân bài:

a. Khái quát chung

  • Giới thiệu về lịch sử ra đời của món cơm lam: Món cơm lam được bắt nguồn từ đâu, vào khoảng thời gian nào.
  • Nguyên liệu để làm nên món cơm lam gồm những gì? Món cơm lam được chế biến trong khoảng bao nhiêu lâu?
  • Những giá trị kinh tế và giá trị văn hóa mà món cơm lam mang lại cho địa phương nói riêng cũng như cho nền ẩm thực Việt Nam nói chung là gì?
  • Đánh giá về thực trạng của món cơm lam đó trên thị trường: Hiện nay, món ăn có được ưa chuộng hay phổ biến hay không?

b. Thuyết minh chi tiết

  • Để làm nên món cơm lam cần chuẩn bị những gì?
  • Thuyết minh chi tiết về quá trình tạo ra món cơm lam: gồm những bước nào? Đâu là công đoạn quan trọng nhất?
  • Thưởng thức món cơm lam như thế nào là ngon nhất?
  • Hương vị của món cơm lam có gì đặc sắc, nổi bật?

c. Ý nghĩa, ưu điểm mà món cơm lam mang lại

  • Món cơm lam có ý nghĩa như thế nào với người dân địa phương và nền ẩm thực?
  • Chúng ta cần phải làm gì để lưu giữ món cơm lam và làm cho mọi người ngày càng biết đến nó nhiều hơn?

III. Kết bài: Khái quát lại món cơm lam vừa thuyết minh, đồng thời liên hệ đến bản thân và rút ra bài học chung cho mọi người.

Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về cơm lam – cơm tấm, đón đọc ☘ Thuyết Minh Về Đặc Sản Quê Em ☘ 21 Món Ăn Đặc Sản Hay

Dàn Ý Thuyết Minh Về Cơm Tấm

Tham khảo dàn ý thuyết minh về cơm tấm với những định hướng làm bài cụ thể giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

I. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh – món cơm tấm.

II. Thân bài: Thuyết minh về món cơm tấm.

  • Nguồn gốc
  • Nguyên liệu
  • Cách chế biến phở
  • Cách thưởng thức
  • Hương vị món ăn
  • Những giá trị đời sống và văn hoá mà món cơm tấm đem lại.

III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của món cơm tấm. Những cảm nhận của bản thân về món ăn này.

Xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Cách Làm Một Món Ăn 🌟 23 Bài Văn Hay Nhất

Văn Mẫu Giới Thiệu Về Cơm Lam Hay Nhất – Mẫu 1

Văn mẫu giới thiệu về cơm lam hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp bạn đọc tìm hiểu nhiều hơn về món ăn này.

Nói đến ẩm thực Việt thì có lẽ người Việt Nam nào cũng cảm thấy tự hào bởi chúng ta có quá nhiều những món ăn ngon. Từ ẩm thực đường phố cho tới những nhà hàng, quán ăn sang trọng. Đâu đâu cũng có thể tìm được một món ăn hấp dẫn. Nói đến đặc sản thì mỗi người cũng có thể kể tên được món ăn đặc sản của quê hương mình. Một trong số những món ăn của người miền núi Tây Bắc để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất đó chính là món cơm lam.

Gọi là cơm thì lẽ dĩ nhiên là được làm từ gạo rồi. Thế nhưng đây không phải loại gạo tẻ như chúng ta vẫn ăn thường ngày mà là gạo nếp. Gạo nếp thơm hơn, dẻo hơn khiến cho cơm lam ăn ngon hơn. Và mặc dù cũng là cơm nhưng cơm lam lại không được nấu theo cách thông thường như chúng ta vẫn nấu hàng ngày. Không phải nồi điện cũng chẳng phải nồi gang. Hãy cùng xem cơm lam được nấu như thế nào nhé.

Việc đầu tiên trước khi nấu là phải chọn được gạo ngon đã. Gạo nếp để làm cơm lam phải là loại gạo nếp cái hoa vàng bởi chúng rất thơm, hạt tròn và mẩy. Gạo phải được vo cho sạch sau đó đem ngâm với nước trong khoảng từ 6 đến 8 tiếng. Phải ngâm lâu như vậy là để khi nấu xong cơm được dẻo và ngon. Nếu không ngâm, gạo sẽ không thể nở và ăn sẽ bị khô. Sau đó, vớt gạo ra và để cho ráo nước. Để cho ra được món cơm lam thơm ngon thì chỉ gạo thôi là chưa đủ. Người Thái còn giã nhỏ gừng và muối sau đó đem trộn với gạo đã ngâm nước. Nhờ vậy mà khi ăn cơm ta thấy cơm có vị đặm và có hương thơm của gừng.

Một điểm đặc biệt của cơm lam là món ăn đặc sản này được nấu trong những ống nứa. Những ống nứa được lựa chọn để làm cơm lam là ống nứa tươi, vỏ ngoài của chúng có màu xanh đậm, bên trong rỗng, một đầu là mắt nứa. Ông nứa dài khoảng 30cm là hợp lý.

Tiếp theo, người nấu sẽ từ từ đổ gạo vào ống nứa và đổ nước vào ngập mặt gạo. Nhiều nơi thường đổ nước dừa để khi ăn có hương thơm của dừa. Muốn cơm lam được ngon thì không nên đổ gạo đầy ống mà nên chừa lại một đoạn để đến khi gạo nở lên đầy ống là vừa. Cuối cùng là lấy lá chuối bịt kín miệng ống nứa lại và đem đi nướng trên bếp lửa. Nấu cơm lam cầu kì hơn nấu cơm bình thường ở chỗ chúng ta phải canh bếp liên tục. Khi nướng, phải xoay ống nứa để cơm được chín đều.

Cơm lam sau khi nướng chín, người ta thường dùng dao róc bớt vỏ ngoài đi để chỉ còn một lớp vỏ nứa mỏng ở bên trong. Khi ăn, chỉ cần dùng tay tách lớp vỏ này ra là được. Ăn cơm lam ngon nhất là chấm với muối vừng.

Vốn dĩ món ăn này là để dùng cho những người đi rừng. Mỗi lần đi rừng thì phải vài ngày mới về. Vì vậy mà mang cơm lam đi là nhanh và gọn nhất. Cho tới ngày nay, món ăn này đã trở thành đặc sản và được người dân vô cùng yêu thích. Nếu đi du lịch ở vùng Tây Bắc chẳng hạn như lên Hòa Bình, bạn sẽ không thể nào từ chối được món ăn tuyệt vời này. Cơm lam cũng được dùng để làm quà cho những người thân ở nhà. Nhiều người muốn ăn nóng thì thường tách cả cây cơm ra khỏi ống nước rồi cho lên bếp rán giòn. Đó cũng là một cách ăn thú vị của người miền xuôi.

Ngày nay, bên cạnh những sự du nhập của món âu hay các món ăn đặc sắc đến từ các quốc gia trên thế giới. Thật tuyệt vời là chúng ta vẫn giữ được nét ẩm thực của riêng mình. Nếu như có cơ hội, bạn hãy thưởng thức hết tất cả các món ăn đặc sản của Việt Nam. Mỗi một món ăn lại ẩn chứa một câu chuyện, một ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Cơm Lam Hòa Bình – Mẫu 2

Cơm lam từ lâu đã là đặc sản nổi tiếng của người đồng bào vùng núi Tây Bắc tổ quốc. Tham khảo bài văn thuyết minh về cơm lam Hòa Bình với nhiều thông tin thú vị.

Để nói đến sự độc đáo của ẩm thực xứ Mường thì có lẽ cơm lam là món ăn làm nhiều du khách ngạc nhiên và thích thú.

Người Mường xưa khi phải đi làm nương, đi rừng xa nhà, họ mang theo ít gạo nếp để phòng khi quá bữa sẽ chặt ống tre tươi cho vào ống tre một ít gạo, một ít nước và nướng ống tre tươi đó trên lửa để tạo thành cơm ăn những khi đói lòng. Giờ đây món ăn đó đã trở thành một đặc sản của vùng núi Tây Bắc.

Nguyên liệu làm cơm lam gồm có gạo nếp (loại nếp cái hoa vàng hay nếp nương), ống tre, nứa hoặc ống hóp được cắt ngắn thành từng đốt có mấu, dài khoảng 20-30cm nhưng phải là loại cây tươi, bánh tẻ, không được già hoặc non quá, vì khi nướng trên lửa ống cơm sẽ bị héo, khô và bị cháy. Đặc biệt, loại cây bánh tẻ sẽ có nước ở trong từng đốt ống, người ta sử dụng luôn thứ nước đó để nướng cơm thì cơm có vị thơm, ngọt riêng biệt. Gạo được ngâm khoảng 8 – 12 tiếng để cho hạt gạo mềm, dễ chín, sau đó cho vào trong ống rồi nén thật chặt, lấy lõi ngô, lá chuối hoặc mẩu mía nút kín đầu còn lại và đem xếp lên một chiếc kiềng.

Khi nướng phải nướng bằng than củi và xoay đều những ống cơm, nếu thấy mùi thơm từ ống Lam bay ra có nghĩa là cơm đã chín. Sau đó, chẻ bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài rồi bóc từng miếng vỏ sao cho vẫn giữ được lớp màng bọc xung quanh, như vậy cơm lam mới thực sự ngon. Cơm có thể ăn với thịt gà, thịt lợn rang băm nhỏ, măng chua… nhưng ngon nhất vẫn là chấm với muối vừng. Món cơm lam có ở rất nhiều nơi, người Tày, nguời Thái, người Nùng, người Mường… đều có loại cơm này. Tuy nhiên, vùng đất Mường Động (Kim Bôi, Hoà Bình) là nổi tiếng hơn cả vì nơi đây có loại gạo nương thơm, dẻo nổi tiếng.

Cơm lam Hoà Bình không có hạt lạc, hạt đậu nhưng nguyên liệu chọn lựa kỹ càng là gạo nếp nương thơm ngon trộn với nước cốt dừa, chọn ống tre, nứa nhỏ tươi bánh tẻ sau đó nướng trên bếp than hồng. Tất cả các bước sẽ tạo nên “troóng” cơm lam xứ Mường Hòa Bình thơm dẻo gạo nếp nương, quyện với vị ngọt bùi ngậy của cốt dừa và mùi thơm đặc trưng của tre, nứa làm nên một món ăn ngon ít nơi nào có được.

Nay cơm lam đã trở thành một thứ hàng hóa ở chợ Kỳ Lừa, chợ Cốc Liều, chợ Hữu Lũng và nhiều chợ miền núi khác trên miền Bắc đều thấy bày bán cơm lam, từ năm trăm đến một ngàn đồng một ông. Cơm lam còn trở thành món “đặc sản” trong các nhà hàng, khách sạn.

SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Truyền Thống 💧 15 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Cơm Lam Ở Tây Nguyên – Mẫu 3

Khám phá về món đặc sản nổi tiếng của người đồng bào nơi cao nguyên đất đỏ với bài văn thuyết minh về cơm lam ở Tây Nguyên dưới đây:

Cơm lam là một món ăn truyền thống đậm chất dân dã của dân tộc Jrai, Bahnar. Theo truyền thống của người Bahnar, Jrai, cơm lam thường được sử dụng làm lương thực khi đi lên rẫy, thết đãi bạn bè hay trong các dịp lễ trọng đại của cộng đồng. Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non…

Để làm được cơm Lam ngon đòi hỏi một sự tỷ mỉ đến từng chi tiết. Đầu tiên phải chọn cây nứa ngô còn non, chặt lấy gióng lưng chừng nứa rồi phạt đi đầu mặt, dung lá nút lại, chất củi xung quanh đốt cho sôi. Gạo nếp làm cơm Lam phải chọn loại nếp trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là “khảu tan” (nếp tan), rồi ngâm gạo, vo sạch, rắc ít muối trộn đều rồi cho vào ống lam, cùng với dòng nước suối trong vắt chảy trong rừng sẽ tạo nên một cơm Lam hương vị đặc biệt của núi rừng.

Những chiếc ống sau khi đã nạp đủ gạo và nước, được vùi vào bếp tro hồng. Tiếng những hạt lửa nhỏ nổ, tiếng nước reo li ti trong ống nghe thật ấm áp. Những hạt gạo dẻo bắt đầu giữ rịt lấy nhau, nước từ thành ống nứa ngấm dần vào từng hạt gạo…

Ngày nay trong các dịp lễ lớn trong năm, cơm lam luôn là món ăn không thể thiếu được người Tây Nguyên dùng để tạ ơn và cầu mong cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. Khi đến nơi đây người ta sẽ không nỡ từ chối thử ăn cơm lam một lần và khi ăn rồi sẽ mãi nhung nhớ mùi vị cơm lam của đất trời cao nguyên, của những con người chân chất, mộc mạc.

Tiếp tục đón đọc 🌹 Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Món Cơm Lam Tây Nguyên Đặc Sắc – Mẫu 4

Bài văn thuyết minh về món cơm lam Tây Nguyên đặc sắc sẽ giúp bạn đọc tham khảo những ý văn hay các diễn đạt giàu hình ảnh.

Tây Nguyên là vùng đất đa dạng các sắc thái văn hóa, không chỉ được thể hiện qua nghệ thuật cồng chiêng, kho tàng văn học và lễ hội các dân tộc mà còn là ở nền ẩm thực độc đáo, trong số đó không thể không nhắc đến món cơm lam thơm ngon và cực hấp dẫn.

Văn hóa Tây Nguyên được hình thành và ảnh hưởng của “văn minh nương rẫy” thay vì “văn minh lúa nước” như ở đồng bằng; thêm nữa tất cả các lĩnh vực nghệ thuật, văn học, lễ hội đều mang những nét đặc trưng khác biệt, mà tiêu biểu nhất phải kể đến nền ẩm thực Tây Nguyên với những món ăn độc lạ hấp dẫn, chẳng thể hòa lẫn với bất cứ vùng miền nào khác.

Ẩm thực Tây Nguyên rất phong phú và đa dạng, bởi từng khu vực khác nhau đều có các cách chế biến món ăn đơn giản, cầu kỳ khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung chính là đều mang đến những hương vị đặc trưng của quê hương vùng cao, nét tinh túy của núi rừng vừa hoang sơ lạ lẫm, vừa hấp dẫn, khó cưỡng. Từ những món ăn nhẹ nhàng của Đà Lạt như: Bánh căn, bánh xèo, canh atiso hầm giò heo; thịt nướng… đến những món ăn dân dã của đồng bào dân tộc như: Gỏi trứng kiến, heo ướp lá mắc mật, cá lăng om lá khổ qua, canh trứng kiến lá giang (Đắk Lắk, Gia Lai).

Bên cạnh đó, còn có những món ăn được chế biến cầu kỳ như: Lẩu lá rừng, gỏi lá, cá tầm phi lê cuộn hoa kim châm, gà sa lửa… và cơm lam, một món ăn truyền thống luôn có mặt trong mọi bữa tiệc hay lễ hội của người dân địa phương nơi này. Cơm lam Tây Nguyên là một món ăn thể hiện sâu sắc tính cộng đồng, gắn kết chặt chẽ với nhiều chi tiết liên quan đến đời sống thường nhật của người dân. Chính vì thế cùng với thời gian, cơm lam đã nâng lên thành một nét văn hóa ẩm thực, là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc ở đây.

Trước kia, do đòi hỏi của việc làm nương rẫy cùng với tập quán sống du canh du cư, nhiều đồng bào ở Tây Nguyên đã tận dụng những ống tre, ống nứa có sẵn trong rừng để nấu những hạt gạo mà họ mang theo trong suốt mùa làm. Thứ cơm mà họ nấu giúp ăn chắc bụng hơn các món ăn khác, đáp ứng được nhu cầu các công việc nặng. Tuy mộc mạc và đơn giản, nhưng với cách nấu này, cơm lam Tây Nguyên mang hương vị thơm ngon đặc trưng và trở thành món ngon nổi tiếng của vùng đất này được du khách bốn phương rất yêu thích, khác hẳn với cơm lam ở vùng Tây Bắc hay của người Lào.

Để tạo được những hạt cơm lam dẻo và thơm, gạo nếp để nấu phải được lựa chọn kĩ càng, hạt vừa phải, thuôn dài, trắng và thơm. Nếu có thể mua được những lúa nương của người đồng bào thì sẽ càng làm tăng thêm hương vị của cơm lam Tây Nguyên này. Sau đó, người ta sẽ đem gạo ngâm ở trong nước lấy từ con suối đầu nguồn hay vách đá ngâm trong vài tiếng hoặc một đêm mới được vào trong ống lờ ô hoặc ống tre.

Bên cạnh đó, việc chọn đúng loại ống tre nứa cũng góp phần quyết định đến sự thành công của cơm lam Tây Nguyên. Ống không được quá non cũng không quá già, và đặc biệt phải là những ống tươi để giữ mùi vị của tre khi cơm chín. Khi đổ gạo vào các ống không được dồn quá chặt. Sau cùng, dùng các loại lá rừng chủ yếu là lá chuối bịt kín đầu hở của ống.

Tiếp theo người ta sẽ nhóm bếp than để cho những ống tre ấy vào, nhưng phải đợi cho lửa than thật hồng, thật đượm để cơm dẻo không bị khô và cháy. Đặc biệt, trong quá trình này, người đầu bếp luôn phải trở đều tay cho đến khi vỏ bên ngoài cháy hơi xém, khô lại và nghe thoang thoảng mùi nếp thơm ra từ ống thì cơm đã chín. Lấy xuống khỏi bếp, ống cơm lam được làm mất lớp tre đen bên ngoài chỉ để lại lớp mỏng màu trắng ngà giữ lấy hạt gạo dẻo dậy mùi hương của núi rừng. Cắt thành những khúc nhỏ vừa ăn, rồi ăn cùng với muối vừng là ngon nhất.

Bên cạnh đó, món cơm lam này sẽ còn tròn vị hơn nếu như được ăn kèm với gà nướng hoặc những xiên thịt heo nướng vàng ươm, thơm phúc cùng một chén muối é, một loại lá gia vị có nhiều ở rừng núi Tây Nguyên được giã nhỏ và trộn với ớt xanh, muối hột.

Giữa không gian mênh mông, thoáng đãng và cái tiết trời se se lạnh của chốn núi rừng, từng khúc cơm lam trắng ngần chấm muối vừng ăn với thịt gà, lợn nướng chấm muối é thật không gì thú bằng. Hương vị chân chất, mộc mạc rất đỗi ngọt ngào nhưng cũng không kém phần tinh tế, thế nên cơm lam Tây Nguyên luôn là một khám phá tuyệt vời dành cho bất cứ ai khi có dịp ghé thăm mảnh đất này.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Cơm Lam Tây Nguyên Sinh Động – Mẫu 5

Tham khảo bài văn thuyết minh về cơm lam Tây Nguyên với những góc nhìn sâu sắc về giá trị và ý nghĩa của món ăn này đối với cộng đồng người dân nơi đây.

Cơm lam là một món ăn truyền thống đậm chất dân dã của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc và Tây Nguyên Việt Nam. Ngay từ xa xưa người đồng bào đã sử dụng cơm lam, món ăn của núi của rừng được chắt lọc vị ngọt của dòng suối mát trong rừng và hương thơm của những cánh rừng tre nứa xanh ngút đầu non để làm lương thực khi đi lên rẫy, thết đãi bạn bè hay trong các dịp lễ trọng đại của cộng đồng.

Ngày nay, trong sự biến thiên, giao thoa của các giá trị tinh thần, cơm lam không còn là món ăn của riêng đồng bào dân tộc thiểu số nữa mà nó đã trở thành tài sản chung mang đậm bản sắc trong khối tài sản văn hóa các dân tộc Việt Nam. Cơm lam xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành một đặt sản không thể thiếu trong các bữa tiệc, những bữa cơm thết đãi người thân để rồi từ đó làm say lòng người thưởng thức.

Đọc đến đây chắc không ít bạn sẽ tò mò và nghĩ cơm lam làm như thế nào, nó ngon ra sao nhỉ hay cơm lam bán ở đâu và ăn như thế nào là ngon nhất. Mình sẽ chia sẻ cùng các bạn từng phần nhé. Đầu tiên là làm thế nào mà cơm lam lại có thể ngon đến say đắm lòng người thưởng thức như vậy. Vậy nguyên liệu cơm lam bao gồm những gì? Nguyên liệu làm thì khá đơn giản chỉ bao gồm gạo, ống nứa (tre), lá chuối nhưng để làm được cơm lam ngon đòi hỏi một sự tỷ mỉ đến từng chi tiết.

Đầu tiên phải chọn ống nứa (tre) còn non, người đồng bào thường phải đi sâu vào rừng từ lúc còn mờ sương mai để tìm và chặt lấy gióng lưng chừng nứa (tre) rồi phạt đi đầu mặt của nó. Oa, đơn giản mà chặt nứa (tre) thì đâu có khó, ở đâu có thì chặt là được rồi… đây là một trong những phần chuẩn bị vật liệu khá quan trọng đó, nứa (tre) không được quá non hay quá già để khi chín hạt cơm sẽ được hòa quyện bởi một chút vị ngọt cùng mùi đặc trưng của nứa (tre) làm tăng độ ngon của cơm.

Tiếp đến là gạo nếp, đây là phần quan trọng nhất quyết định món cơm lam ngon như thế nào, nếp thường được chọn từ loại nếp hạt nhỏ thuôn dài, trắng, để khi chín hạt sẽ dẻo và tỏa mùi thơm nức. Gạo nếp được vo sạch, ngâm trong vòng vài tiếng đồng hồ sau đó rắc ít muối trộn đều rồi cho vào ống nứa (tre) dùng lá chuối nút lại. Có nhiều cách nấu cơm lam như hấp trong nước, nướng, hay dựng ống quanh đống lửa và với những người đồng bào dân tộc có kinh nghiệm thì chỉ cần ngửi mùi thơm từ ống lam bay ra là biết cơm chín hay chưa mà không cần mở nắp kiểm tra.

Khi ăn chúng ta chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài để lộ ra phần cơm lam dẻo thơm và bao bọc bởi lớp vỏ lụa trắng ngà của ruột nứa (tre). Cơm có thể ăn ngay sau khi chín nhưng để ngon hơn trước khi ăn vài phút chúng ta nên nướng cơm lam trên bếp than hồng các bạn ah, điều này sẽ giúp cơm lam có độ nóng dòn và khi cắn vào bạn sẽ cảm nhận được trong nó tất cả những hương vị ngọt ngào từ những cánh rừng ướt đẫm sương mai, từ cái nắng cái gió của núi rừng hùng vĩ. Cơm lam thường được dọn ra ăn cùng với muối xả, muối vừng (mè), thịt gà nướng hay thịt lợn rừng nướng, tuy nhiên cơm lam vẫn ngon nhất khi ăn với muối vừng (mè).

Món cơm lam mang đến cho du khách những điều khám phá bất ngờ về văn hóa, bản sắc cũng như ẩm thực đặc trưng của đồng bào dân tộc sinh sống nơi đây, để du khách hiểu hơn và thêm yêu hơn mảnh đấy Tây Nguyên đại ngàn này.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Món Ăn Mà Em Yêu Thích 🍀 17 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Món Cơm Lam Gà Nướng – Mẫu 6

Nếu có dịp ghé đến cách tỉnh Tây Nguyên thì du khách không thể bỏ qua món cơm lam gà nướng. Đón đọc bài văn thuyết minh về món cơm lam gà nướng sau đây:

Theo người địa phương, cơm lam gà nướng có xuất phát từ đồng bào dân tộc Ê Đê ở Buôn Đôn, Đắk Lắk. Sau này, đặc sản được người dân Tây Nguyên chế biến với nhiều phiên bản khác nhau. Vị ngọt của mật ong thấm vào miếng thịt gà kèm theo mùi thơm của cơm dẻo để ai khi xa Tây Nguyên đều muốn quay lại.

Gà nướng phải là gà chạy bộ, cho thịt săn chắc, lớp da mỏng giòn sau khi nướng sẽ không khiến thực khách cảm thấy ngấy mỡ. Gà đem đãi khách thường là gà tơ chỉ nặng trên dưới 1 kg. Qua sơ chế, gà nguyên con được ướp cùng các loại gia vị như sả, hành tím, tỏi giã nhuyễn, ngũ vị hương, mật ong, tiêu, nước mắm, muối và các loại lá rừng… trước khi kẹp que tre và nướng.

Đầu bếp phải trở gà thật đều tay để thịt chín tới, và liên tục thêm than để đảm bảo lửa vừa vặn. Quanh bếp than hồng tự chế, những con gà kẹp que tre cháy xèo xèo, mùi thịt chín thơm theo khói lan toả cả một góc sân. Ngoài gà, thịt heo rừng nướng cũng là món phổ biến trong thực đơn các nhà hàng miền núi. Gà nướng không thể thiếu chén muối lá é, một loại lá có mùi thơm gần như húng quế. Chén muối chấm không quá cầu kỳ, nhưng lại quện vị thêm hương cho thịt gà.

Để nấu cơm lam, đầu bếp chọn ống tre non, chặt đoạn dài rồi rửa sạch, đổ gạo cách miệng ống một đoạn để chừa chỗ cho gạo nở và bít lại bằng lá rừng. Gạo ngon là loại nếp nương có hạt nhỏ, thon dài và dẻo thơm khi chín. Lúc thịt gà toả mùi thơm nức cũng là lúc những ống cơm được vùi trong lửa lớn khoảng 45 – 60 phút cho tới khi gạo chín. Cơm chín, đầu bếp chặt ống tre từng đoạn, bày lên đĩa cho khách.

Người Tây Nguyên không chẻ bớt lớp vỏ bên ngoài mà để nguyên ống tre. Khi thưởng thức, bạn tách vỏ tre bên ngoài để thấy phần nếp nương dẻo thơm. Bạn có thể chấm cơm với muối lạc, làm từ lạc (đậu phộng) rang, muối và chút đường. Các quán ăn thường phục vụ gà nướng nguyên con, để khách tự xé gà thưởng thức. Thịt gà nướng ăn chắc, ngọt đậm đà và dậy mùi gia vị thơm quện với mật ong. Chấm miếng thịt vào chén muối, vị giác của bạn sẽ như “nổ tung” bởi vị cay nồng của lá é.

Gà nướng ăn với cơm lam là một trong những đặc sản núi rừng nổi tiếng của người đồng bào Tây Nguyên.

Đón đọc tuyển tập ☔ Thuyết Minh Về Bún Bò Huế, Món Bún Chả Cá ☔ 15 Bài Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Cơm Lam Gà Nướng Chọn Lọc – Mẫu 7

Bài văn thuyết minh về cơm lam gà nướng chọn lọc sẽ là một trong những tư liệu tham khảo không thể bỏ qua giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về món ăn này.

‘Gà nướng, cơm lam’ là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng mang hơi thở nhịp sống đại ngàn Tây Nguyên.

Xưa kia, cơm lam là bữa ăn của người miền cao nói chung, người Jrai nói riêng trong những chuyến đi rừng, đi rẫy. Cơm lam được nấu từ gạo rẫy là ngon hơn cả. Mà bất kỳ loại gạo nào khi cho vào ống tre đem nướng lửa cũng đều thơm ngon. Chẳng cần phải mang xoong, nồi, bà con “sắm chuyến” bằng túi gạo và nắm muối là đủ. Lên rừng đã có sẵn tre, nứa làm dụng cụ sạch để nấu. Thêm nữa là hoa chuối, cá, cua bắt được, rau đắng, cà nút hái được… Cũng đủ cho một bữa ăn ngon, đậm chất núi và giàu dinh dưỡng.

Gà nướng, cơm lam là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng ở miền núi Tây nguyên. Nhưng gà nướng, cơm lam ở phố núi Pleiku, tỉnh Gia Lai có sự độc đáo và mùi vị riêng đậm chất của núi rừng và đời sống nơi đây… Tôi về Pleiku được một người bạn bản địa mời cơm trưa, với gà nướng, cơm lam của Jrai Food (nhóm những người Tây Nguyên làm gà nướng, cơm lam). Và nghe câu chuyện của những bạn trẻ Jrai và một số dân tộc khác ở Gia Lai với mong muốn đơn giản chỉ là nhà nhà, người người được thưởng thức những món ăn truyền thống này.

Món ăn này còn được những người bản địa mang từ buôn làng về các phố thị tạo nên một không gian văn hóa đại ngàn. Để có được đặc sản này, các chàng trai đã phải đi rừng sâu chọn ống nứa xanh. Cây nứa cũng có nhiều giống loại và mỗi vùng miền có những giống nứa khác nhau. Giống nứa làm cơm lam khác hẳn với nứa để làm nhà, làm nhạc cụ… Nứa dùng để làm cơm lam rất mỏng, đốt dài. Cơm được nướng từ giống nứa này có mùi hương thơm đặc trưng.

Để có cơm lam ngon và thơm người ta lấy gạo truyền thống Jrai, ngâm từ 4 – 6 tiếng cho gạo hơi mềm. Sau đó, họ vo gạo lại lần nữa để ráo nước rồi cho vào ống nứa có đốt ở một đầu, đầu còn lại thì bỏ gạo vào rồi cuộn lá chuối và bịt kín. Đổ gạo vào ống nứa nhưng không đổ đầy để khi chín gạo nở ra là vừa. Sau đó, thì nướng các ống cơm trên bếp than rồi thường xuyên đảo đều tay để cơm chín đều và không bị cháy.

Để có món gà nướng thơm, ngon thì những “đầu bếp núi rừng” phải chọn gà thả vườn, gà ta có chân vàng, thân nhỏ, da vàng. Hay còn nói là gà chạy bộ… Và những gia vị như: sả, hành, muối tiêu, ớt xanh… để ướp gà và nướng với lửa than hồng. Những người con Tây Nguyên ngày nay mong muốn rằng cơm lam, gà nướng được thương hiệu hóa thành sản phẩm du lịch áp dụng rộng rãi không chỉ trong bữa ăn hàng ngày mà còn phổ biến trong các homestay, nhà hàng…

Gà nướng, cơm lam không chỉ là món ăn ngon mà còn là nét bản sắc của ẩm thực cần được gìn giữ và lan tỏa như một nét văn hóa trong không gian cộng đồng các dân tộc dọc theo dãy Nam Trường Sơn Tây Nguyên nói chung, cộng đồng người Jrai, Ba Na, Chăm Hroi… nói riêng.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Món Cơm Lam Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Đón đọc bài văn thuyết minh về món cơm lam học sinh giỏi để nắm vững phương pháp làm bài và đạt điểm cao với bài viết của mình.

Ẩm thực là một nét đẹp văn hóa, là sản phẩm đặc trưng do bàn tay và khối óc của con người tạo ra. Với người Mường ở Thanh Sơn, họ đã biết cách chung sống cùng thiên nhiên, những món ăn đơn giản, dân dã nhưng luôn hài hòa và gắn liền với thiên nhiên cũng như bản tính hiền lành và đôn hậu của con người xứ Mường. Cho đến nay, những giá trị văn hóa đó vẫn được đồng bào bảo tồn và phát huy. Một trong số các món ăn điển hình phải kể đến là cơm lam.

Trước đây, người Mường trồng lúa nếp là chính. Theo các cụ cao niên ở bản Mường kể lại, người dân Mường xa xưa thường phải đi rừng, đi nương từ sáng sớm để kiếm thức ăn, thậm chí phải ngủ lại trong rừng. Do đó đồng bào đã sáng tạo ra việc dùng ống tre, ống nứa rồi cho gạo vào trong, đem nướng trên lửa và nấu chín thành cơm gọi là cơm lam. Về sau, việc chế biến món ăn này trở thành thói quen và được người Mường ưa thích. Món cơm lam từ bao đời cũng đã khẳng định được vị trí của mình trong thước đo giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.

Để làm ra được món cơm lam ngon và có dấu ấn riêng của dân tộc mình, người Mường thường rất cầu kỳ, kỹ lưỡng trong việc chọn nguyên liệu. Đầu tiên phải chọn đồ đựng là một ống nứa thon dài khoảng 20- 30cm, không to, không nhỏ, không quá dày cũng không quá mỏng. Vì nếu quá dày nướng sẽ rất lâu, lúc bóc sẽ rất tốn công, còn nếu quá mỏng sẽ dễ bị cháy. Điều đặc biệt nứa phải là cây còn non, bà con lấy luôn nước có ở trong từng đốt ống nứa để nướng cơm, người Mường cho rằng đó là thứ tinh hoa của đất trời còn vương lại. Ống nứa tươi xanh giúp lửa không bén vào gạo và chất nhựa trong vỏ sẽ ngấm sâu vào cơm làm cho cơm có vị ngọt và mùi hương tự nhiên.

Tiếp theo là đến việc chọn gạo, đồng bào chọn loại nếp nương thơm, dẻo của vùng cao. Gạo trước khi được đem đi “lam” sẽ được ngâm khoảng 2- 3 tiếng, sau đó vo sạch, rắc ít muối và trộn đều rồi đổ vào ống nứa đã có sẵn nước. Khi gạo đổ vào, không nén chặt mà để cách miệng ống 5cm để khi gạo chín nở ra sẽ vừa khít miệng ống. Nếu thấy ống nứa có ít nước, có thể thêm nước xăm xắp mặt gạo. Nước này người Mường thường lấy nước trên những khe đồi, khe suối nhằm tạo nên vị ngọt mát. Sau đó, đem nút miệng ống lại bằng lá dong hoặc lá chuối.

Đốt lửa dựng các ống quanh bếp, có thể nướng ống cơm lam bằng than củi, than tre hoặc rơm khoảng một giờ, khi cơm sủi thỉnh thoảng nhấc ra dằn mạnh ống xuống đất để gạo dồn xuống phía dưới cho hạt cơm săn chắc. Nước cạn, đặt ống nằm ngang và nướng xoay đều. Dùng ngón tay nhấn, thấy cơm mềm và có mùi thơm bốc lên là cơm đã chín.

Lấy dao róc bỏ phần vỏ cháy bên ngoài. Đợi cho nguội hẳn bóc lớp vỏ còn lại sẽ để lộ ra lớp cơm vẫn được bao bọc bởi phần vỏ lụa trắng ngà của ruột tre, nứa khiến cơm lam có một màu sắc thuần hậu. Đồng bào cắt mỗi ống ra thành từng khúc ngắn vừa phải. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp nứa màu trắng bên ngoài. Cơm lam thường được bày trên mâm cơm của đồng bào cùng các món ăn như: thịt gà, thịt lợn rừng nướng, cá nướng, nhưng ngon nhất vẫn là chấm với muối vừng.

Hiện nay, người Mường còn tạo ra món cơm lam với nhiều màu sắc phong phú: xanh, đỏ, tím, vàng trông rất đẹp mắt. Đồng bào tạo ra màu tự nhiên từ các loại lá cây, củ, quả ở rừng: Màu đỏ được tạo ra từ cây cơm lông hay từ quả gấc, màu xanh của lá gừng, màu tím của lá cẩm và màu vàng của nghệ già, chắt lấy nước đem ngâm vào gạo. Vị dẻo thơm của gạo nếp được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa mịn màng và những màu sắc sặc sỡ của cơm khiến cho cơm lam trông đẹp, bắt mắt và hấp dẫn hơn.

Cuộc sống của đồng bào Mường Thanh Sơn hôm nay đã có nhiều đổi thay nhưng cơm lam vẫn là một món ăn truyền thống không thể mai một. Cơm lam của người Mường không chỉ được biết đến như một món ăn dân tộc, được các gia đình người Mường làm để tiếp khách đến chơi nhà mà còn được làm để mang đi giới thiệu, trưng bày ở các hội chợ, lễ hội lớn của tỉnh, huyện. Hơn cả, cơm lam là nơi hội tụ tấm lòng của đồng bào Mường nơi đây, mộc mạc bình dị nhưng cũng thật sâu nặng nghĩa tình.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Phở, Món Phở 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Món Cơm Lam Ngắn Gọn – Mẫu 9

Tham khảo bài văn thuyết minh về món cơm lam ngắn gọn với những ý văn súc tích và giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa biểu đạt.

Từ lâu, cơm lam đã trờ thành một món ăn độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Thái Tây Bắc, món ăn giản dị mang hương vị đặc trưng của núi rừng. Cơm lam được nấu một cách đặc biệt, đó là nấu cơm trong ống tre hoặc ống nứa, cơm rất thơm, dẻo, hương vị ngon…

Cơm lam không đơn thuần chỉ là món ăn trong bữa cơm hàng ngày mà nó còn gắn với văn hóa truyền thống của người Thái. Khi người mẹ sinh con thường làm cơm lam cho ăn, cơm lam có tác dụng kích thích sức đề kháng, nhanh hồi phục sức khỏe… Để làm được cơm lam đầu tiên phải chọn ống tre, nứa tươi, không quá non hoặc quá già, thích hợp nhất là từ tháng 10 đến tháng 1. Ống tre, nứa còn tươi, đem về chặt chia ra mỗi đốt thành một ống lam.

Khâu tiếp theo là chọn gạo nếp. Đây là khâu rất quan trọng vì nó quyết định độ dẻo độ ngon của cơm lam. Muốn lam ngon phải chọn gạo nương mới gặt và phải đúng loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm (thường gọi là Khẩu Ón). Sau đó, vo gạo cho thật sạch rồi ngâm nước khoảng 5 đến 6 tiếng, vớt ra để ráo nước, rồi đổ gạo vào ống nứa, đổ nước vào ống cho ngập gạo. Không nên đổ gạo đầy ống mà phải để cách miệng một ít khí gạo chín sẽ nở ra kín miệng ống.

Sau đó lấy lá chuối hoặc lá dong đậy kín miệng ống rồi cho vào bếp lửa nướng. Khi nướng phải xoay ống nứa liên tục, không cho ống lam quá cháy và để hạt gạo chín đều. Đến khi có hơi nước bốc ra từ miệng ống và có mùi thơm của cơm tức là cơm lam đã chín. Khi cơm chín đem chẻ lớp vỏ bên ngoài để lại lớp lạt mỏng, khi ăn mới bóc vỏ. Cơm lam có thể chấm với muối vừng hoặc chẳm chéo, hai loại nước chấm này sẽ góp phần tăng thêm độ thơm ngon của cơm lam.

Cơm lam của người Thái Tây Bắc là một món ăn rất giản dị mang hương vị đặc trưng của núi rừng, sự hòa quyện giữa mùi thơm của gạo nếp với hương thơm của tre, nứa tiết ra, tạo nên dư vị hấp dẫn của cơm lam. Trước đây, trong đời sống sinh hoạt, người Thái thường lên nương rẫy làm việc cả ngày mới về nên họ thường mang theo cơm lam đựng trong các ống tre nứa. Theo họ, cơm lam giữ được thời gian lâu không bị hỏng và độ thơm dẻo không bị mất đi.

Ngày nay, trong các ngày hội văn hóa của người Thái, cơm lam được chọn là món ăn ẩm thực để giới thiệu với các du khách.

Gợi ý cho bạn 💕 Thuyết Minh Về Món Bánh Xèo, Cách Làm Bánh Xèo 💕 những bài văn hay nhất

Thuyết Minh Về Cơm Lam Bằng Tiếng Anh – Mẫu 10

Bài mẫu thuyết minh về cơm lam bằng tiếng Anh dưới đây sẽ giới thiệu những nét đặc trưng của món ăn này đến bạn bè quốc tế.

Tiếng Anh:

To cook bamboo-tube rice, you need to put the washed rice in a young bamboo tube, roll the banana leaves tightly, and arrange them around the wood stove. It must be burned evenly, when the cork shell burns into a thin layer of charcoal around the bamboo tube, the rice is cooked. Bamboo-tube rice can be saved for a whole week. When eating, cut the bamboo tube into slices and peel. The taste of fresh bamboo permeates the sweet and fragrant rice. Despite the lack of salt, even if not accompanied by any other food, bamboo-tube rice is still very easy to eat.

Tiếng Việt:

Để nấu món cơm lam cần cho gạo đã vo sạch vào ống nứa non, cuộn lá chuối nút chặt, xếp quanh bếp củi. Phải đốt đều, khi nào vỏ nứa cháy thành lớp than mỏng phủ chung quanh ống nứa là lúc cơm chín. Cơm lam có thể để dành được cả tuần. Lúc ăn, cắt ống nứa ra thành khoanh, bóc vỏ. Vị nứa tươi ngấm vào cơm thơm ngọt. Dù thiếu muối, dù không kèm theo thức ăn gì khác, cơm lam cũng vẫn rất dễ ăn.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Cơm Tấm – Mẫu 11

Cơm tấm là một trong những món ăn nổi tiếng đã phổ biến ở nhiều địa phương. Bài văn thuyết minh về cơm tấm sẽ đưa người đọc khám phá về nguồn gốc và cách làm của món ăn này.

Để nói về cơm tấm Sài Gòn, tôi nghĩ có lẽ là… vô tận. Người Sài Gòn ăn cơm tấm chắc cũng nhiều như người Hà Nội ăn phở, hoặc có khi là nhiều hơn. Vì làm sao thống kê nổi có bao nhiêu tiệm cơm tấm ở Sài Gòn này? Thú vị là ở chỗ, từ xa xưa đây là món ăn của giới bình dân lao động miệt lục tỉnh thuộc Nam Kỳ.

Rồi cơm tấm theo chân người dân thôn quê lên thành thị, góp mặt trong bữa ăn của giới lao động, học sinh sinh viên, viên chức… Ngày đó món ăn này được xem như thứ “cơm nhà nghèo” do cách tận dụng những hạt tấm (chút đầu mày màu trắng đục nơi đầu hạt gạo) và gạo gãy trong xay xát để nấu thành cơm. Còn ngày nay ư? Trớ trêu thay hàng ngày người ta phải tốn công làm nát hạt gạo thường để tạo ra gạo tấm phục vụ cho gần 10 triệu dân Sài Gòn này.

Nói về cơm tấm, cũng là nói về thói quen ăn cơm dĩa của người Sài Gòn. Vào khoảng năm 1945, nhà văn Sơn Nam đã thuật lại việc ra đời của “cơm dĩa” như sau: “Món ăn tự chọn phổ biến nhất là cơm dĩa, dùng muỗng nĩa, ăn với thịt sườn heo nướng, hoặc vài con tép, trứng chiên, thịt heo quay, trứng vịt kho. Cơm lúc ban đầu là sáng kiến của người Hải Nam, làm đầu bếp cho người Âu, áp dụng cho giới bình dân. Chợ Bến Thành từ xưa nổi danh nơi bán cơm ngon, sạch và rẻ nhất, hoặc ăn bì bún, nem nướng, bánh xèo thay cơm”.

Cũng có lẽ từ nguồn gốc đó mà cơm dĩa Sài Gòn lúc nào cũng phải đi cùng bộ muỗng nĩa tương tự như phong cách ẩm thực Âu châu. Điều này cũng tương ứng với cách ăn cơm dĩa ở Singapore, Malaysia, Thái Lan… phần lớn xuất phát từ “sáng kiến” của người Hải Nam di cư. Phổ biến và xuyên suốt nhất có lẽ là món cơm gà Hải Nam, loại cơm dĩa mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ nơi đâu có cộng đồng người Hoa sinh sống. Và tất nhiên là khi ăn không thể thiếu muỗng nĩa được.

Cơm tấm ngon ở Sài Gòn rất nhiều, bất kể là cao cấp hay bình dân, máy lạnh hay quạt máy, vỉa hè lụp xụp hay quán xá khang trang… Có thể kể sơ qua vài cái tên như cơm tấm An Dương Vương, cơm tấm số 1 Nguyễn Trãi, cơm tấm sườn Nguyễn Văn Cừ… Từ chỗ chỉ với thành phần đơn giản là bì, chả và sườn, nay đã có thêm khá nhiều món ngon ăn kèm như xíu mại, lạp xưởng, thịt kho hột vịt, hay thậm chí là tôm càng kho tàu… món sườn nướng từ nguyên bản nay đã phát triển thêm sườn non nướng, sườn chéo để nguyên…

Người mê cơm tấm Sài Gòn chắc ai cũng biết quán cơm Ba Ghiền trên đường Đặng Văn Ngữ (quận Phú Nhuận). Nếu đi đường Lê Văn Sỹ (hướng từ cầu Lê Văn Sỹ xuống Lăng Cha Cả), qua nhà thờ Ba Chuông một chút và quẹo phải vào đường Đặng Văn Ngữ, bạn sẽ thấy ngay một ống khói cao vút từ xa phục vụ cho lò nướng sườn của quán. Miếng sườn ở đây được ướp theo một bí quyết riêng rất đậm đà, đồng thời kích cỡ cũng rất “chất lượng” nên hầu hết thực khách một khi đã cất công đến đây đều gọi món này.

Không chỉ vậy mà những món ăn kèm khác cũng khá hấp dẫn như lạp xưởng to theo kiểu miền Tây, trứng ốp la (được chiên nhúng – deep fried) chứ không phải chiên trên chảo như thường thấy. Đặc biệt là phần xíu mại có “cải biên” một chút ở phần nhân với bún tàu thêm vào cũng khá ngon. Chan đều nước mắm lên dĩa rồi từ từ cảm nhận vị ngon trong từng hạt cơm và những món đi kèm, mới thấy hết cái tinh túy của món ăn này.

Một địa điểm lý tưởng để thưởng thức và cảm nhận sắc diện cơm tấm Sài Gòn. Cơm tấm, chỉ 2 chữ thôi nhưng gợi nhớ được bao điều. Là thứ “cơm nhà nghèo” – tận dụng những hạt tấm và gạo gãy, hay là văn hóa cơm dĩa của người Sài Gòn?

Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Mì Quảng 🔥 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cơm Tấm Sài Gòn – Mẫu 12

Đón đọc bài văn thuyết minh về cơm tấm Sài Gòn với những ý văn đặc sắc và cách diễn đạt hay tạo được ấn tượng với người đọc.

Người Sài Gòn có thể ăn cơm tấm sáng trưa chiều tối. Ăn riết tới… ghiền rồi có khách phương xa tới, muốn ăn món gì là lạ đặc trưng Sài Gòn bối rối không biết cả trăm ngàn món, món nào là đặc trưng của đất này. Nghĩ một hồi mới nhớ: “Cơm tấm heng?”.

Cơm tấm được nấu từ… tấm. Trong quá trình xay giã thóc, hột mầm phía đầu hột gạo (bằng chừng 1/10 hột gạo) tróc ra được gọi là tấm, lớp bột mịn bao xung quanh thóc bong ra thì gọi là cám. Tấm là kết tinh của cả cây lúa dồn lên hạt thóc. Phần tinh túy này không có nhiều nên thời phong kiến chỉ có bậc hương chức, lý hộ mới được ăn tấm.

Tấm khi nấu chín, nắp chưa kịp mở, hương đã bay ra thơm ngát, thơm hơn cả gạo tám. Tấm cũng không nở bung ra như cơm thường mà chỉ nở phồng, vị ngọt hơn cơm gạo. Nấu tấm không hề dễ, phải quen tay đảm, nước vừa đủ, lửa phải đều mà phải là lửa củi, nồi đất hoặc nồi gang. Nhưng cũng có cách khác nấu dễ hơn mà cơm vẫn ngon. Tấm ngâm trong nước sạch chừng vài giờ rồi hấp cách thủy cho đến chín.

Cơm tấm tự thân nó đã là một món ăn ngon nhưng bình dân hay cao cấp còn phụ thuộc vào thức ăn đi kèm. Cơm tấm có thể ăn với gà nướng, sườn nướng, các món cá, tôm, thịt kho, thêm đồ chua, hành lá phi rưới lên cơm, ớt tươi hoặc tương ớt, xì dầu… Nhưng cơm tấm ngay từ thuở “ban sơ” là cơm tấm sườn-bì-chả.

Một đĩa cơm tấm ngon phải kết hợp được cảm quan, khứu giác, vị giác. Cảm quan: Cơm đúng tấm, xốp, sườn được ướp vừa đủ gia vị, nướng khéo để có màu vàng ánh, đậm đà, giòn bên ngoài nhưng mềm ngọt bên trong. Khứu giác: hương thơm ngào ngạt của cơm tấm hòa vào hương của sườn, nước chấm, tóp mỡ, hành phi… Vị giác: Cơm ngọt, sườn ngọt thịt, đậm đà của gia vị, béo của mỡ đã thấm sâu vào miếng sườn.

Cơm tấm với người Sài Gòn như phở với người Hà Nội. Ở Sài Gòn có rất nhiều quán cơm tấm được thiết kế sang trọng và có rất nhiều quán cơm tấm bình dân nhưng khách “xế hộp” vẫn lui tới dùng bữa hàng ngày. Mà thực ra cơm tấm cũng không phải riêng gì của Sài Gòn mà là “tài sản” chung cho khắp lục tỉnh Nam Kỳ, là món ăn “không biên giới”, “không giai cấp” dù chưa được vinh danh như phở nhưng cũng vượt đại dương sang Nga, sang Mỹ và các nước khác. Dân lao động chuộng cơm tấm, giới công chức ưa cơm tấm, học sinh, sinh viên cũng chọn cơm tấm là “bạn hiền” bởi nó dễ tìm và vừa túi tiền.

Những người Sài Gòn cũ kể rằng: khoảng năm 1946 có quán cơm tấm ở đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) cơm tấm ăn với sườn nướng, bì, chả và nước mắm chua ngọt. Cũng thời gian đó có một xe cơm tấm rất nổi tiếng ở Ngã Sáu Nguyễn Tri Phương, chủ quán là người Sài Gòn gốc; cơm tấm ngon không kém, chỉ khác là cơm tấm không ăn với sườn nướng mà là sườn khìa.

Miếng sườn cốt lết được cắt mỏng, ướp tỏi, đường, xì dầu, chút nước màu khìa lên lửa riu riu. Miếng sườn khìa dai, chắc, đậm đà, rất ngon. Cơm có đồ chua ăn kèm và mỗi phần có thêm chén nhỏ nước khìa thịt chan với cơm ăn rất vừa miệng. Xe cơm tấm ấy bán vào buổi sáng, ngon tới mức mãi đến mấy mươi năm sau, chủ quán chắc đã thành người thiên cổ nhưng những ai thường lui tới ăn cơm ở đó vẫn còn nhớ mãi.

Bây giờ cơm tấm phong phú các món ăn kèm nhưng người Sài Gòn gốc vẫn ưa ăn kiểu cơm tấm hồi “ban sơ” hơn. Nghĩa là chỉ ăn với sườn nướng. Người Sài Gòn có khi vài mươi năm chỉ gắn bó với một quán cơm tấm nhất định, theo cái gu của mình. Nhiều quán cơm tấm cũng giữ khách bằng bí quyết riêng ở cơm tấm và ở miếng sườn nướng. Kì lạ một điều là cơm tấm phải ăn tại quán, bàn gỗ có sẵn mấy cái keo đựng ớt bằm, tỏi ngâm, mắm chua; cơm tấm ăn với sườn nướng trên than củi, thêm bì, miếng chả trứng, chan nước mắm chua ngọt thì mới ngon. Nếu khác đi bỗng dưng “lạt miệng” hẳn.

Nhiều tài liệu cho rằng món cơm tấm được những người Hải Nam di cư sang Việt Nam mang theo. Trong một tài liệu nhà văn Sơn Nam viết: “Món ăn tự chọn phổ biến nhất là cơm dĩa, dùng muỗng nĩa, ăn với thịt sườn heo nướng, hoặc vài con tép, trứng chiên, thịt heo quay, trứng vịt kho. Cơm lúc ban đầu là sáng kiến của người Hải Nam, làm đầu bếp cho người Âu, áp dụng cho giới bình dân. Chợ Bến Thành từ xưa nổi danh nơi bán cơm ngon, sạch và rẻ nhất, hoặc ăn bì bún, nem nướng, bánh xèo thay cơm”.

Cơm tấm trải dài khắp đất nước nhưng chỉ ở Sài Gòn cơm tấm mới trở thành nét văn hóa ẩm thực riêng của thành phố 10 vạn dân này. Mật độ “phủ sóng” khắp hẻm lớn, hẻm nhỏ, từ quán cơm bụi đến nhà hàng sang trọng. Cơm tấm được CNN bình chọn là một trong 10 món ăn hấp dẫn nhất Sài Gòn, được Tổ chức Kỉ lục Châu Á vinh danh. Cho dù “Hòn ngọc Viễn Đông” hội tụ đủ tinh hoa ẩm thực từ khắp nơi trong và ngoài nước thì cơm tấm vẫn có riêng mình một vị trí ưu ái nhất trong lòng người Sài Gòn.

Còn thêm gợi ý ☘ Thuyết Minh Về Món Canh Chua, Canh Bí Đỏ ☘ 15 Bài Văn Mẫu Đặc Sắc

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Món Cơm Tấm Đạt Điểm Cao – Mẫu 13

Bài văn mẫu thuyết minh về món cơm tấm đạt điểm cao sẽ là những gợi ý thú vị giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

Sài Gòn là vùng đất đa văn hoá, ẩm thực Sài Gòn vì thế cũng pha trộn hương vị của nhiều vùng miền. Tuy nhiên, với cơm tấm thì khác, tới mức người ta vẫn nói với nhau rằng “Đến Sài Gòn mà chưa ăn cơm tấm là chưa thật sự đến Sài Gòn”. Thật vậy, món cơm tấm dù có ở nơi nào cũng không thể tìm thấy cái cảm giác và hương vị như được ăn ở Sài Gòn.

Người Sài Gòn ăn cơm tấm có lẽ cũng nhiều như người Hà Nội ăn phở. Khắp các ngõ ngách của Sài Gòn rộng lớn chắc hẳn không thể đếm hết có bao nhiêu tiệm cơm tấm lớn nhỏ. Cơm tấm từng được gọi là “món cơm nhà nghèo” theo thời gian cơm tấm đã trở thành món ăn thân thuộc của tất cả người Sài Thành.

Nói đến cơm tấm thì phần tinh tuý chính là nằm ở hạt tấm. Tấm là phần đầu của hạt gạo, trong quá trình xây xát đã làm hạt tấm vỡ ra, đây là nguyên liệu chính không thể thay thế bằng bất cứ loại nguyên liệu nào khác trong món cơm tấm Sài Gòn. Bởi hạt tấm rất thơm, ngọt và tấm được nấu không quá khô cũng không quá nhão, sẽ tơi xốp khiến người ăn chẳng bao giờ thấy ngán.

Ăn kèm với cơm tấm thì món truyền thống và ngon nhất là phải kể đến bộ ba “sườn, bì, chả”. Trong đó, sườn là món chính, được tẩm ướp từ nhiều loại hương liệu. Sau khi đem nướng trên bếp than hồng, miếng sườn từ từ thấm gia vị đậm đà, tỏa mùi thơm, thịt vàng ươm, giòn bên ngoài nhưng mềm ngọt bên trong tạo thành một hương vị đặc biệt mà chỉ cần ngửi thấy là nghĩ ngay đến cơm tấm.

Ngày nay, cơm tấm đã khoác lên mình sự sang trọng khi xuất hiện trong các nhà hàng máy lạnh khang trang, bàn ghế cao ráo, và không khói, thế nhưng phải chăng cái “đặc sản” ấn tượng cơm tấm Sài Thành phải là hình ảnh than khói mịt mù cùng mùi sườn nướng thơm lừng lan tỏa. Mùi hương ấy đánh thức mạnh mẽ khứu giác những ai vô tình ngang qua hàng cơm tấm.

Sau đó là đến món chả được làm từ thịt heo xay nhuyễn trộn đều với trứng, bún gạo, nấm mèo, hành lá và gia vị rồi hấp chín. Đặc biệt món chả còn có thêm một lớp lòng đỏ trứng gà ở phía trên mặt, làm miếng chả không chỉ vàng đẹp mà còn có thêm vị beo béo, thơm và mềm hơn. Để làm được miếng chả trứng ngon, có độ chín đều, mềm và vị vừa đòi hỏi người làm phải thật khéo tay.

Còn bì được làm từ da heo được nấu nước sôi cho hết mỡ, cắt sợi, vắt ráo rồi trộn với thính. Ăn vào thấy dai dai, sần sật và rất thơm. Khi ăn kèm với chả và sườn thì không có bất kỳ món nào có thể thay thế bì. Bên cạnh đó, cơm tấm muốn ngon phải có thêm chút mỡ hành, ít miếng dưa leo, cà chua và đồ chua được làm từ cà rốt, củ cải, dưa muối đôi khi là đu đủ. Cơm tấm phải ăn kèm với nước mắm mặn mặn, ngọt ngọt, cay cay và một chén canh rau củ.

Ngoài sườn, bì, chả có thể ăn cơm tấm với các món khác như cá kho, thịt kho trứng, tôm rim, gà nướng, mực nhồi thịt… Nhưng có lẽ cảm giác múc từng muỗng cơm tấm tơi xốp, đặt lên trên một miếng sườn nướng, một miếng chả, ít bì, kèm đồ chua, nước mắm, mỡ hành… cho vào miệng vừa nhai vừa cảm nhận hương vị các món ăn hòa quyện vào nhau là vô cùng tuyệt vời. Và tiệm cơm tấm Sài Gòn nào cũng luôn sẵn sàng tặng mỗi vị khách ly trà đá.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Bài Văn Thuyết Minh Về Món Cơm Tấm Ngắn Hay – Mẫu 14

Bài văn thuyết minh về món cơm tấm ngắn hay sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn súc tích, ngắn gọn mà vẫn sinh động và giàu hình ảnh.

Là một trong những món ăn được nhiều người Việt Nam ưa chuộng, ngày nay cơm tấm đã được bạn bè quốc tế biết đến rất nhiều.

Cơm tấm từ lâu đã trở thành món ăn phổ biến trên khắp các đường phố Việt Nam. Cho dù bạn đang ở Hà Nội hay Sài Gòn, ở Đà Nẵng, Huế hay miền Tây thì bạn vẫn có thể dễ dàng tìm ngay một quán cơm tấm ngon lót dạ. Đặc biệt, giờ đây món cơm tấm không chỉ nổi tiếng và được ưa chuộng bởi người Việt Nam mà ngay cả các du khách nước ngoài khi đến đây du lịch cũng có không ít người “mê mẩn” món ăn ngon no bụng này.

Cơm tấm ngày nay đã thay đổi một diện mạo hoàn toàn mới với nhiều nguyên liệu đi kèm hấp dẫn, mặc dù vẫn giữ nguyên việc dùng gạo tấm để nấu cơm. Và nguyên liệu thường gặp nhất đó chính là thịt nướng. Những miếng thịt được tẩm ướp gia vị thấm đều rồi cho lên lò nướng. Mùi thịt, mùi gia vị hòa quyện bốc lên thơm nức mũi lại kèm theo tiếng mỡ rơi xuống lò cháy nghe xèo xèo. Chỉ bao nhiêu đó thôi đã đủ đánh thức mọi khứu giác lẫn vị giác của người xem.

Đặc biệt, đa phần cơm tấm sườn ở Sài Gòn đâu đâu cũng có thể bắt gặp đĩa cơm với lượng cơm vừa ăn nhưng miếng sườn lại to phủ hết cả bề mặt đĩa như thế này. Đó là lý do vì sao đây là một trong những món ăn sáng rất no bụng đối với nhiều người, thậm chí món cơm tấm còn dần phổ biến vào buổi tối với nhiều quán cơm tấm đêm nổi tiếng.

Không chỉ có thịt sườn mà cơm tấm còn được ăn kèm nhiều món ăn khác như chả, bì, trứng và cả dưa leo, cà chua, dưa chua ăn kèm. Với đĩa cơm tấm đầy ụ món ăn hấp dẫn thế này nên không có gì khó hiểu khi bất cứ người nước ngoài nào được “diện kiến” đĩa cơm đều xuýt xoa trầm trồ khen ngợi hết lời. Chưa dừng lại ở đó, một trong những phần tinh túy nhất của món cơm tấm mà không thể bỏ qua đó chính là phần nước mắm được pha đậm đặc và rất ngon vị. Đĩa cơm tấm có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào nước mắm ăn kèm.

Như vậy, mặc dù đối với nhiều người Việt Nam thì cơm tấm là món ăn rất đỗi thông thường và quen thuộc. Tuy nhiên, thông qua lăng kính của người nước ngoài thì món ăn này lại trở nên đặc sắc và hấp dẫn hơn gấp nhiều lần.

Ngoài văn mẫu thuyết minh về cơm lam, cơm tấm, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Bánh Chưng 🌺 20 Bài Hay Nhất

Văn Thuyết Minh Về Cơm Tấm Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15

Tham khảo bài văn thuyết minh về cơm tấm bằng tiếng Anh để trau dồi phong phú hơn vốn từ vựng và cách sử dụng những cấu trúc ngữ pháp cơ bản.

Tiếng Anh:

“Cơm tấm” (broken rice) is a specialty in southern Vietnam, it’s one of the most popular breakfast dishes of southerners.

Today, “cơm tấm” is also present in the middle and the north of Vietnam, or even abroad. Before now, “cơm tấm” used to be considered a dish for poor people because it’s cooked from broken rice (cheaper grade of rice produced by damage in milling) but today it’s become a popular dish of people from all walks of life.

“Cơm tấm” is usually served with grilled pork, “bì” (thinly shredded pork mixed with cooked and thinly shredded pork skin), “chả trứng” (steamed egg), sunny side up egg, fresh cucumber, tomato and some pickled vegetables. Besides, an indispensable ingredient is seasoned fish sauce, it mainly affects the taste of “cơm tấm”.

In Saigon, “cơm tấm” has become a characteristic of Saigon culture, you can find it at anytime and anywhere in Saigon, from roadside stalls to luxurious restaurants.

Tiếng Việt:

Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, nó là một trong những món ăn sáng được ưa chuộng nhất của người miền Nam.

Hiện nay cơm tấm cũng có mặt ở một số nơi thuộc miền Trung, miền Bắc và thậm chí ở nước ngoài. Ngày xưa, cơm tấm được xem là món ăn cho người nghèo vì nó được nấu từ hạt tấm (hạt gạo bị bể trong quá trình xay) nhưng ngày nay nó đã trở thành món ăn quen thuộc của tất cả tầng lớp người dân.

Cơm tấm thường được ăn kèm với thịt nướng, bì (thịt heo cắt sợi trộn với da heo cắt sợi), chả trứng, trứng ốp la, dưa leo, cà chua và một số loại củ ngâm giấm khác. Một thành phần không thể thiếu là nước mắm, nó quyết định phần lớn mùi vị của cơm tấm.

Ở Sài Gòn, cơm tấm từ lâu đã trờ thành một nét văn hóa, bạn có thể tìm thấy nó bất cứ thời gian nào trong ngày và bất cứ nơi đâu, từ các hàng quán ven đường cho đến các nhà hàng sang trọng.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Món Thịt Kho Tàu 🌟21 Bài Thịt Kho Hột Vịt

Viết một bình luận