Thuyết Minh Về Món Canh Chua Cá Lóc ❤️️ Canh Bí Đỏ Hay ✅ Đón Đọc Tuyển Tập 15 Bài Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Món Canh Hấp Dẫn Của Người Việt.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Món Canh Chua Cá Lóc
Tham khảo dàn ý thuyết minh về món canh chua cá lóc chi tiết dưới đây giúp các em học sinh định hướng làm bài và hoàn thành tốt bài viết của mình.
I. Mở bài: Giới thiệu về món canh chua cá lóc – món ăn đậm đà hương vị Nam Bộ
II. Thân bài:
a. Nguồn gốc của món canh chua cá lóc:
- Canh chua ra đời do đặc điểm địa hình sông nước và nông nghiệp Việt Nam. Mỗi vùng miền có những món canh chua khác nhau.
- Canh chua cá lóc được Khơ me ở Nam Bộ sáng tạo ra, dần dần trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng Nam Bộ.
b. Hương vị món canh chua cá lóc
- Màu sắc hài hòa, bắt mắt, hòa quyện giữa nhiều nguyên liệu
- Canh nấu từ cá nhưng không có mùi cá tanh nồng khó chịu.
- Hương vị đậm đà, chua chua ngọt ngọt. Vị chua ngọt đều dịu nhẹ, không gắt không nồng
c. Cách làm món canh chua cá lóc
-Cách nấu đơn giản, không quá khó.
-Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cá lóc, dứa (quả thơm), đậu bắp (mướp tây), cà chua, giá đỗ, dọc mùng, me chua chín.
- Rau thơm các loại như hành lá, ngò gai, rau quế…
- Gia vị thêm hành khô, tỏi, ớt, muối, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu, nước mắm…
-Sơ chế nguyên liệu:
- Hành tỏi lột vỏ băm nhuyễn.
- Cá lóc làm sạch vảy, ruột thái lát. Ướp cá với một phần hành tỏi vừa băm, thêm hạt nêm, nước mắm, dầu ăn và hạt tiêu, bột ngọt.
- Dứa gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát dài.
- Cà chua làm sạch, cắt miếng nhỏ…
-Nấu canh:
- Trước tiên bạn bỏ hành tỏi vào phi thơm. Cho cá lóc đã ướp gia vị vào, đảo nhẹ nhàng một thời gian rồi cho nước vào.
- Bỏ thêm dứa, me chua. Sau đó cho cà chua, đậu bắp, giá đỗ và ngò gai vào.
- Nêm gia vị cho hợp khẩu vị, thêm rau thơm, hạt tiêu vào rồi tắt bếp.
d. Công dụng và giá trị trong nền ẩm thực dân tộc
- Cá lóc ngọt, ít mỡ, giàu vitamin và chất dinh dưỡng, có thể chữa các bệnh nan y như ung thư, tim mạch… Ngoài ra giúp thanh nhiệt, bổ khí huyết.
- Cá lóc đen còn có công dụng chống oxy hóa, chống lão hóa.
- Canh chua cá lóc ăn kèm với cơm trắng nóng hổi càng thêm đậm đà.
- Là món ăn đậm đà bản sắc Nam Bộ
III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của món canh chua cá lóc
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Món Ăn Mà Em Yêu Thích 🍀 17 Mẫu Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Món Canh Chua Cá Lóc Nam Bộ – Mẫu 1
Bài văn thuyết minh về món canh chua cá lóc Nam Bộ sẽ đưa bạn đọc khám phá một món ăn đặc trưng mang đậm nét văn hoá truyền thống của người dân miền Tây sông nước.
Canh chua dường như đã là một món ăn đậm tính dân tộc của văn hóa ẩm thực Việt Nam từ lâu nay. Món canh tuy dân dã nhưng đầy chất Việt được phân hoá tinh tế và phong phú theo từng vùng miền đặc trưng trải dài cả nước. Ở miền Bắc thì có canh chua sấu, canh chua riêu… Miền Trung thì có canh chua khế, canh chua hến…. Còn miền Nam chắc ai cũng đã từng nghe đến canh chua cá lóc. Một món canh quen thuộc, đậm đà chất Nam Bộ.
Nhắc đến văn hóa ẩm thực của vùng sông nước Nam bộ có lẽ chúng ta không thể không nhắc đến món canh chua cá lóc bởi nó đã trở thành một phần văn hóa ở nơi đây. Cái vị chua của thơm, me hòa cùng vị ngọt tự nhiên của cá lóc đồng đã tạo nên hương vị tuyệt hảo cho món canh chua cá lóc và khiến ai đã từng nếm qua đều phải xuýt xoa ngợi khen. Bên cạnh đó chính màu đỏ của ớt, cà chua, màu vàng của thơm, màu trắng của giá, màu xanh của đậu bắp, bạc hà đã góp phần tô điểm cho tô canh chua thêm phần hấp dẫn.
Canh chua là tên gọi của những món ăn nhiều nước và có vị chua do được nấu bằng các nguyên liệu phối trộn với gia vị tạo chua. Canh chua thường được dùng ở những vùng nóng như miền Nam, miền Trung, hoặc những lúc nóng nực của mùa hè miền Bắc Việt Nam, món canh chua này cũng đặc biệt phổ biến trong nghệ thuật ẩm thực Hà Nội.
Một đặc điểm rất quan trọng đã được dân gian đúc kết bao đời là để nấu ngon các món canh chua, tùy theo nguyên liệu chính là gì, sẽ được sử dụng chất tạo chua và liều lượng chua khác nhau. Các loại canh cá nấu chua không bao giờ dùng quả sấu hay chanh mà bắt buộc phải dùng bỗng rượu, dọc, dứa v.v. Nước rau muống luộc để nguội vắt nước cốt chanh, hoặc cho quả sấu hay vài lát tai chua khi nước còn nóng. Canh riêu cua nấu dấm bỗng hoặc quả dọc nướng chín bóc vỏ. Canh riêu hến, trai, trùng trục phải nấu với me. Sự phối trộn gia vị tạo chua và nguyên liệu chính có thể linh động, thường dựa trên kinh nghiệm ẩm thực của người nội trợ.
Thêm vào đó, các loại rau gia vị (như hành, thì là, lá gấc, rau răm v.v.) được gia vào món canh chua phải tùy theo loại, như canh riêu cua không thể thiếu hành, canh cá nấu chua phải dùng thì là, canh hến dùng rau răm v.v. Các loại rau gia vị không được gia vào nồi canh trong lúc nấu, thậm chí không nên để dưới đáy bát múc canh lên vì dưới tác dụng của vị chua rau sẽ vàng, trông mất ngon. Thường thường người ta hay múc canh ra bát và rắc rau gia vị lên trên.
Để thực hiện món canh chua cá lóc đúng truyền thống Nam Bộ, trước tiên cần đun sôi nước với nước me, cho cá vào nấu chín, sau đó thêm đậu bắp, thơm, cà chua, giá, bạc hà vào. Tắt lửa, nêm nếm lại cho vừa ăn. Dọn lên bàn một nồi lẩu đã trình bày như một tô canh đồng thời dọn kèm thêm đĩa trẹt đựng nước mắm mặn hoặc nước mắm me để có thể gắp cá bỏ vào đĩa, các thứ phụ gia mỗi thứ một đĩa riêng, rau sống, bún…
Chuẩn bị riêng nước dùng chua và cá đã ướp, cần dùng đến đâu châm thêm nước dùng cho sôi và thả cá vào nồi lẩu cho chín. Phải luôn đi kèm một đĩa rau sống với những bông hoa màu vàng ươm là bông điên điển và thêm một ít rau đắng những loại rau đặc trưng cho vùng Nam Bộ. Thế nên khi thưởng thức tô canh chua, thấy sao mà ngon, sao mà đậm đà đến thế… Ăn canh chua, ngon nhất vẫn phải ăn cùng cơm trắng.
Ăn canh chua cá lóc, nhấm nháp vị chua đặc trưng của canh hòa lẫn vị thơm thơm bùi bùi của thịt cá, vị thơm ngọt ngào của rau thơm, rau quế, vì mặn mà của nước mắm nguyên chất, vị đăng đắng của rau đắng, bông điên điển… thêm chút vị ngọt thanh nước dừa trong món thịt kho trứng, vị cay cay âm ấm của tiêu, của ớt… dường như cả quê hương Nam Bộ đang rất gần đây.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Cách Làm Một Món Ăn 🌟 23 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về 1 Món Canh Chua Cá Lóc Hay Nhất – Mẫu 2
Để hoàn thành tốt bài văn thuyết minh về 1 món ăn canh chua cá lóc, cần tìm hiểu đầy đủ những thông tin về nguồn gốc cũng như cách chế biến của món ăn. Dưới đây là văn mẫu thuyết minh về 1 món canh chua cá lóc hay nhất để bạn đọc cùng tham khảo:
Ẩm thực Việt Nam là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng châu Á với nhiều món ăn hấp dẫn. Cùng với bánh chưng, phở, bánh mì, canh chua cũng là món ăn đặc trưng của dân tộc ta. Nói đến canh chua, không thể không nhắc tới món canh chua cá lóc – món ăn đậm đà hương vị xứ Nam Bộ, ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Việt Nam ta là đất nước nông nghiệp lâu đời, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Bắt nguồn từ đặc điểm địa hình và sinh hoạt, canh chua ra đời và trở thành món ăn phổ biến. Tùy từng vùng miền khác nhau sẽ có những món canh chua nấu với nguyên liệu khác nhau. Miền Bắc có canh chua sấu, miền Trung có canh chua khế, canh chua hến. Riêng miền Nam nổi tiếng với canh chua cá lóc (tên gọi khác là cá quả). Món canh này được người dân Khơ me ở Nam Bộ sáng tạo ra. Nhiều người từ vùng khác đến đây, ăn thử và có nhiều thay đổi, hoàn thiện ra món canh chua cá lóc ngày nay. Đồng thời đưa nó từ món ăn hoang dã trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng Nam Bộ.
Canh chua cá lóc có màu sắc hài hòa, bắt mắt, hòa quyện giữa nhiều nguyên liệu nấu chung. Đó là sắc xanh của các loại rau thơm, ngò gai, rau quế, sắc đỏ của cà chua, sắc vàng của dứa, của hành phi thơm nức. Ngoài ra còn có sắc trắng của giá, của thịt cá, bát nước chấm sanh sánh thơm mùi gừng ớt. Nhìn qua thôi đã thấy ngon miệng. Canh nấu từ cá nhưng không có mùi cá tanh nồng khó chịu. Hương vị đậm đà, chua chua ngọt ngọt. Vị chua ngọt đều dịu nhẹ, không gắt không nồng. Chua ngọt quyện trên đầu lưỡi nhưng chua phải là vị chủ đạo, ngọt vừa phải. Chua ngọt hòa cùng hương vị của các loại gia vị khác, mang lại cho người ăn cảm giác thoải mái.
Là món ăn hấp dẫn, nhưng cách nấu lại không hề khó. Để nấu được món canh chua cá lóc, bạn chỉ cần khéo léo cẩn thận một chút là được. Trước tiên, bạn chuẩn bị những nguyên liệu sau: cá lóc, dứa (quả thơm), đậu bắp (mướp tây), cà chua, giá đỗ, dọc mùng, me chua chín. Rau thơm các loại như hành lá, ngò gai, rau quế… Gia vị thêm hành khô, tỏi, ớt, muối, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu, nước mắm… Tùy thuộc khẩu phần ăn trong gia đình mà khối lượng nguyên liệu khác nhau. Nhưng nguyên liệu chính là cá lóc, cà chua và me cần phải đủ.
Nguyên liệu chuẩn bị xong thì tiến hành sơ chế. Đây là một khâu khá quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị món canh. Hành tỏi lột vỏ băm nhuyễn. Cá lóc làm sạch vảy, ruột thái lát, dùng dao khứa nhẹ. Ướp cá với một phần hành tỏi vừa băm, thêm hạt nêm, nước mắm, dầu ăn và hạt tiêu, bột ngọt. Ướp khoảng mười lăm hai mươi phút để cá ngấm gia vị. Dứa gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát dài. Đậu bắp làm tương tự. Cà chua làm sạch, cắt miếng nhỏ. Me chua chín bạn đem bỏ hạt rồi ngâm nước ấm. Giá đỗ ngâm qua muối, rửa sạch để riêng. Các loại rau thơm khác cũng rửa, ngâm qua nước muối để sát khuẩn, sau đó thái nhỏ.
Bước kế tiếp là nấu canh. Trước tiên bạn bỏ hành tỏi vào phi thơm. Cho cá lóc đã ướp gia vị vào, đảo nhẹ nhàng một thời gian rồi cho nước vào. Bỏ thêm dứa, me chua. Đun đến khi sôi thì dùng thìa vớt bọt ra cho nước trong. Sau đó cho cà chua, đậu bắp, giá đỗ và ngò gai vào. Nêm gia vị cho hợp khẩu vị, thêm rau thơm, hạt tiêu vào rồi tắt bếp. Món canh chua cá lóc của bạn đã hoàn thành xong, vô cùng đơn giản. Lưu ý không nấu cá quá nhừ, chín tới là vừa ngon.
Nhiều người nhầm lẫn “cá lóc” với “cá lóc” – loài cá có độc. Nhưng theo nghiên cứu y học thì cá lóc không chứa bất kỳ chất độc nào. Cá ngọt, ít mỡ, giàu vitamin và chất dinh dưỡng. Món ăn từ cá lóc có thể chữa các bệnh nan y như ung thư, tim mạch… Các bệnh viêm gan, mồ hôi trộm, vàng da… Ngoài ra nó còn có tác dụng thanh nhiệt, bổ khí huyết. Cá lóc đen còn có công dụng chống oxy hóa, chống lão hóa.
Đây cũng là món ăn rất ngon. Canh chua cá lóc ăn kèm với cơm trắng nóng hổi càng thêm đậm đà. Những ngày thời tiết nóng nực, vị chua ngọt thanh thanh của canh chua cá lóc có thể xua tan mọi mệt mỏi, khó chịu. Những ngày mùa đông lạnh giá, canh chua cá lóc lại đem đến hương vị sưởi ấm lòng người.
Canh chua cá lóc là món ăn mang đậm dấu ấn miền Tây Nam Bộ. Nó là giá trị ẩm thực dân tộc ta. Đồng thời cũng gửi gắm cả tình cảm của người nấu và là sợi dây kết nối những người con xa quê với Tổ quốc, đáng nâng niu, trân trọng và giữ gìn.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Một Món Canh Chua Cá Lóc Ngắn Gọn – Mẫu 3
Tham khảo cách hành văn súc tích và giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa với bài văn thuyết minh về một món canh chua cá lóc ngắn gọn dưới đây:
Trên mâm cơm hàng ngày thường có ba món: món canh, món mặn, món xào. Món canh thì rất phong phú, đa dạng như canh rau tập tàng, canh bí đỏ, canh cải nấu cá thác lác… Nhưng món canh ăn hoài không biết chán, có mặt thường xuyên trên mâm cơm của người Nam bộ là món canh chua.
Tương tự gỏi chua, canh chua là món có nước nhưng vẫn mang đù hương vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm, rất dễ ăn. Đi làm việc về, trời trưa nắng chang chang, được người thân nấu cho tô canh chua vừa miệng, còn gì thích hơn. Mùa đông trời lạnh, ăn canh chua ấm lòng. Mùa Thu trời ảm đạm, ăn canh chua đỡ buồn. Có khách sang trọng đãi món canh chua cá bông lau, khách cũng thích. Gặp đứa bạn thân, nấu lẩu chua cá điêu hồng nó “ô kê” liền. Nuôi người thân già yếu, miệng mồm lạt lẽo khó ăn, nấu tô canh chua lươn cho ngọt, ăn được chén cơm, mau hết bệnh.
Tuy là món ăn hàng ngày nhưng muốn nấu ngon phải biết nêm nếm vừa miệng và rau đệm biết dùng đúng cách. Chẳng hạn, lâu lươn nấu với bắp chuối mới đúng diệu. Cá lóc, cá thác lác… nên có rau chút, cà bắp, thơm. Cá linh nấu với bỏng điên điển hay bông so đũa… Chất chua có thể là me vắt, me trái, lá giang, lá me, khế chua hoặc cơm mẻ… Chất chua muốn dịu thì phải có khóm, cà chua, lá giang có vị chua dịu hơn me. Cơm mẻ là cơm nguội để lên men, tạo nhiều vi sinh, chất lên men chua rất dịu, dùng nấu canh chua lươn, luộc thịt trâu, thịt chó,…
Rau bổi bỏ vào cũng phải theo thứ tự, lớp lang, rau nào lâu chín cho vào trước, có loại nấu lâu sẽ dai, mất ngon như rau nhút, kèo nèo… Có quá nhiều rau bổi đế nấu canh chua, mỗi món có hương vị riêng, có cách nấu riêng, tuỳ theo ý thích mà pha chế. Nông thôn thì có bắp chuối, chuối cây, bông điên điển, so đùa, kèo nèo, đọt choại, rau ngổ, rau muống, rau nhút… Ở chợ có giá sống, bạc hà, cà chua, khóm, rau muống,… Rau thƠm như ngò gai, rau om, rau quế góp phần làm cho nồi canh chua có mùi thơm rất riêng, rất hấp dẫn.
Món lẩu chua để đãi khách nấu khá công phu. Phải lấy nước ngọt từ xương heo, xương gà để làm nước súp, sau đó luộc cá điêu hồng hay cá bông lau cho chín rồi vớt ra, nếu dùng hải sản thì tôm, mực tươi, cá thác lác vò viên xếp sẵn trên đĩa, ăn tới đâu nhúng tới đó. Rau bổi cũng vậy, không để sôi lâu vừa mất chất, vừa mất ngon, thỉnh thoảng bỏ vào lẩu hành phi, ớt và rau thơm dể giữ vị thơm của món ăn. Nước lẩu pha cho đúng vị chua, ngọt (không chua quá mà cũng không ngọt quá, ngược lại, pha lơ lớ ăn rất chán, không ra mùi vị gì cả).
Ở miền Tây, khi trời vừa sa mưa là mùa của cá linh, lâu chua cá linh bông điên điển là món ăn khoái khẩu nhất. Cả nhà xúm xít quanh cái lẩu bốc hơi nóng, nước lẩu được các bà nội trợ pha chế độ chua ngọt rất vừa miệng, rồi thì rổ rau đồng gồm bông điên điển, kèo nèo, rau muống… được nhúng vào cùng với những con cá linh trắng phau, mềm ụm, béo ngậy. Chẳng mấy chốc mà rổ rau vơi dần và nồi cơm gạo mới cùng cạn đáy.
Lẩu chua ăn với bún, canh chua ăn với cơm, canh chua thường kèm với món cá rô kho tộ, nếu không có cá kho tộ thì ăn với tép rang thịt ba rọi cũng được. Vừa qua, có cuộc thi đầu bếp giỏi do các nhà hàng lớn trong thành phố tổ chức, món canh chua bông điên điên đã đứng đầu bảng. Thế mới biết, món ăn đứng hàng “top ten” không phải “nem công, chả phụng” mà có khi chi là những món ăn quen thuộc hàng ngày.
SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Truyền Thống 💧 15 Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Canh Chua Cá Lóc Đạt Điểm Cao – Mẫu 4
Để thực hiện bài văn thuyết minh về canh chua cá lóc đạt điểm cao, các em học sinh cần luyện tập kỹ năng viết sao cho khéo léo, ấn tượng với độc giả. Tham khảo bài văn thuyết minh canh chua cá lóc như sau:
Là người Việt nam không ai là không một lần ăn thử món canh chua cá lóc. Đó là một món ăn dân dã của quê hương Việt Nam. Để làm được món canh chua cá lóc ngon thì phải có nguyên liệu ngon.
Người nội trợ phải đi đến chợ chọn mua con cá lóc đồng còn sống, vì phải nấu bằng cá lóc đồng mới ngon, nếu nấu bằng con cá lóc nuôi thì nồi canh sẽ có mùi tanh. Muốn nấu canh chua thì trong nguyên liệu không thể nào thiếu me, khóm, giá, bạc hà, cà chua. Ngoài ra, tùy theo sở thích từng người ta có thể thay nguyên liệu nấu canh chua bằng rau nhúc, rau muống, bông so đũa, bông điên điển…Nhưng thông thường người ta vẫn nấu với giá, khóm, bạc hà. Tất nhiên khi chọn rau non và tươi. Ta cũng không quên mua thêm ít rau nêm canh: ngò gai, cần tàu,… với một loại không thể thiếu cho nồi canh chua là ớt. Cần chuẩn bị thêm đường, bột ngọt, hạt nêm. Đó là tất cả các thứ cần cho nồi canh chua.
Chọn nguyên liệu xong ta bắt tay vào việc sơ chế cá lóc. Cá lóc mua về phải đập đầu, đánh vảy còn không thì dùng dao nhọn để lột (có từ nào cùng nghĩa mà hay hay thì thay vào) da cho sạch và dùng kéo cắt vây. Nhớ phải lấy cục máu tanh dưới ức con cá để nồi canh không có mùi tanh. Ta cần móc ruột và lấy mật ra không bị đắng, sau đó ta dùng chanh để khử mùi tanh. Có thể cứa con cá lóc ra thành năm khúc và để ráo. Bạc hà mua về tước bỏ vỏ rửa sạch và xắt xéo. Rau nhúc hoặc rau muống lặt sạch ngắt khúc và để ráo. Giá, cà chua rửa sạch, còn cà chua thì cắt thành muối.
Sau khi chuẩn bị sẵn sàng, ta bắt tay vào nấu. Đầu tiên ta bắt một nồi nước khoảng hai lít sau đó vắt me vào nấu. Nếu me không chín thì dùng me xanh. Chờ nước sôi cho me mềm, ta dùng giá vớt me ra tô rồi dầm cho kỹ, lấy hạt, còn nước chua cho vào nồi. Nên nhớ không dùng quá nhiều me vì nếu quá chua thì không ngon.
Chờ nước sôi trở lại ta bỏ cá lóc vào nồi và tiếp tục đun một lát đến khi cá chin ta bắt đầu bỏ rau, bạc hà, khóm, giá, cà chua, trong lúc đun nhớ vớt bọt. Sau đó ta nêm vào nồi khoảng hai muỗng nước mắm, hai muỗng đường, một chút bột ngọt. Và cuối cùng ta bỏ thêm rau nêm, vài lát ớt vào nồi canh chua. Thế là sau khoảng một giờ ta đã có một nồi canh chua vừa ngon vừa bổ.
Tiêu chuẩn của một nồi canh chua ngon là nước phải trong, chua và có vị ngọt thanh. Cá lóc còn nguyên khứa không bị nát, rau phải còn giữ được màu xanh ban đầu. Nồi canh chua phải có mùi thơm của rau nêm, mùi ca lóc. Canh chua có thể ăn với cơm hoặc bún. Nước mắm dùng ăn với canh chua cá lóc là nước mắm nguyên chất có điển thêm vài lát ớt đỏ.
Người đi làm việc hoặc đi học về trưa đói bụng khát nước mà được ăn cơm với canh chua cá lóc chắm với nước mắm ngon thì có lẽ mọi mệt nhọc sẽ tan biến. Đây là món ăn được nhiều người ưa thích vì nó phù hợp khẩu vị cho tất cả mọi người. Từ người dân lao động miệt vườn cho đến người tri thức, thương gia giàu có đều thích món canh chua cá lóc vì nó mộc mạc và đậm đà hương vị làng quê.
Ngoài ra ăn canh chua cá lóc rất tốt cho sức khỏe bởi vì nó không có dầu mỡ. Cá lóc cung cấp chất đạm cho cơ thể. Các loại rau như giá, khóm, bạc hà,…cung cấp nhiều nguồn vitamin, muối khoáng quý báu giúp ta tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống bệnh tật. Giúp cơ thể lấy lại năng lượng để tiếp tục học tập và làm việc tốt. Thế đấy chỉ cần bỏ ra một ít công sức vào các món ăn và tình cảm của mình là ta có thể cho người thân thưởng thức mộn món ăn dân tộc rất ngon, rất hấp dẫn.
Canh chua cá lóc là một món ăn đậm đà hương vị quê hương. Nó nhắc ta nhớ đến những người dân lao động chân chất một nắng hai sương, những con người dầm mưa dãi nắng mà thật thà. Dù mai này có đi đâu xa thì tôi vẫn sẽ nhớ vể món canh chua có lóc dân dã, bình dân này.
Tiếp tục đón đọc 🌹 Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Món Ăn Canh Chua Cá Lóc Chọn Lọc – Mẫu 5
Bài văn thuyết minh về món ăn canh chua cá lóc chọn lọc sẽ mang đến những ý tưởng thú vị để bạn thực hiện bài viết của mình.
Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam ta từ lâu đời đã mang tính “thực vật – sông nước”, tính “thực vật – sông nước” được thể hiện trong các mặt của đời sống con người như ăn, ở, mặc, đi lại…Về mặt ẩm thực, ta có thấy các món ăn truyền thống của dân tộc đều gắn với các loài thực vật, hải sản như “canh rau muống”, “cà dầm tương”:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
(Ca dao)
Hay như món “tép kho” cũng là một món ăn đặc trưng của dân tộc ta từ xa xưa, ngày nay tính “thực vật – sông nước” vẫn được thể hiện rõ ràng và món canh chua cá lóc cũng được xếp vào một trong những món ăn ngon của nền ẩm thực Việt thể hiện được tính chất này. Canh chua cá lóc là một món ăn vốn đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là ở vùng miền tây Nam Bộ, món canh ngon tuyệt này có thể giúp xua tan đi mọi mệt mỏi trong những ngày hè nắng nóng và đem đến cảm giác ấm lòng vào những ngày mùa đông lạnh giá. Gọi là canh chua nhưng ngoài vị chua đặc trưng ra, món canh này có cả vị ngọt đậm đà nữa.
Có rất nhiều cách để nấu được món canh chua cá lóc tuyệt ngon chỉ cần chuẩn bị đủ nguyên liệu để món canh này ngon đúng vị của nó. Nguyên liệu để nấu món này gồm: nguyên liệu nằm ngay ở tên món ăn và quan trọng nhất đó là cá lóc (1con khoảng 700 – 800g); dứa hay có nơi còn gọi là quả thơm (1 phần 4 quả); đậu bắp hay còn gọi là mướp tây (5 quả); cà chua (2 quả); giá đỗ (100g); dọc mùng (2 nhánh); me chua chín (50g). Rau thơm để nấu canh chua gồm hành lá, rau ngổ. Gia vị của món này gồm hành khô, tỏi, muối, hạt nêm, bột ngọt, đường, bột ớt, hạt tiêu, nước mắm và dầu ăn. Có thể thấy khâu chuẩn bị nguyên liệu cũng khá là cầu kì để có được một món ăn ngon.
Khi đã xong khâu chuẩn bị, ta chuyển sang khâu sơ chế nguyên liệu. Đây là một khâu cũng rất quan trọng, nguyên liệu được sơ chế cẩn thận thì khi nấu mới ngon được. Đầu tiên ta làm sạch và băm nhuyễn hành khô và tỏi. Tiếp đó là cá lóc, ta làm sạch, thái lát, lấy dao khứa nhẹ trên mỗi lát cá để khi ướp với gia vị sẽ dễ thấm. Sau đó ướp cá với một nửa thìa hành tỏi đã được băm nhuyễn, 1 thìa hạt nêm, một nửa thìa nước mắm, nửa thìa bột ngọt, nửa thìa dầu ăn, nửa thìa hạt tiêu rồi để khoảng mười lăm đến hai mươi phút để cá ngấm gia vị.
Với quả dứa và đậu bắp ta làm sạch, cắt thành lát dài. Cà chua rửa sạch bổ thành miếng nhỏ như miếng cau, dọc mùng ta tước vỏ, cắt mỏng, bóp qua với một chút muối sau đó rửa sạch và chần nhẹ qua nước sôi rồi để ráo. Đối với giá đỗ ta rửa sạch và để riêng để tránh lẫn với các nguyên liệu khác. Các loại rau thơm ta nhặt rửa sạch và thái nhỏ. Quả me chua chín ta bỏ hạt rồi ngâm nước ấm.
Khi đã sơ chế xong, ta thực hiện nấu món canh chua này. Trước hết, người nấu lấy một thìa hành tỏi đã băm nhuyễn phi thơm với dầu ăn và cho thêm nửa thìa bột ớt để tạo màu cho món ăn. Cho cá lóc đã được ướp gia vị vào đảo nhẹ sau đó cho nước vào để nấu canh, cho thêm nước me chua và dứa vào. Đợi đến khi nước sôi, ta dùng lấy thìa vớt hết bọt phía trên để nước canh được trong.
Khi cá sắp chín tới, ta cho cà chua, đậu bắp, dọc mùng và giá đỗ vào, cho thêm một phần tư thìa muối, nửa thìa đường, nửa thìa hạt nêm, nửa thìa bột ngọt tùy thuộc vào khẩu vị mặn, nhạt của người ăn. Đợi đến khi cá chín, tắt bếp cho rau thơm và hạt tiêu vào, như vậy là đã hoàn thành xong món canh chua cá lóc thơm ngon rồi mà lại cực kì đơn giản, dễ làm, không yêu cầu tay nghề cao mà vẫn có thể làm được một món ăn tuyệt ngon cho gia đình.
Món canh chua ngon có vị ngọt đậm đà, cá vừa chín tới không bị chín quá và cũng không có mùi tanh. Màu sắc của món canh hấp dẫn và có mùi thơm đặc trưng. Đây là một món ăn rất bổ dưỡng làm phong phú thêm bữa ăn của gia đình lại vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
Một số người đã nhầm giữa “cá nóc” và “cá lóc” vì thế cho rằng loài cá này gây độc nhưng theo nghiên cứu của y học thì cá lóc là một loại cá không có độc tính, cá lóc có vị ngọt, thịt ít mỡ, giàu khoáng chất và vitamin được xem là thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe có tác dụng thanh nhiệt, giải độc có tác dụng bổ khí huyết và hỗ trợ chữa được nhiều chứng bệnh khác. Ngoài món canh chua cá lóc thì ta có thể chế biến được nhiều món khác từ loại cá này vừa là món ăn ngon vừa chữa được các bệnh như: mồ hôi trộm, sốt cao, viêm gan, vàng da…
Món canh chua cá lóc là một trong những món ăn ngon của dân tộc, mang đậm dấu ấn của quê hương. Món ăn như chất chứa tình cảm của người nấu dành riêng cho những ai yêu hương vị đặc trưng của quê hương mình, món ăn như một sợi dây níu giữ những ai xa quê về với quê hương đất Việt mình.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Cách Làm Món Canh Chua Cá Lóc – Mẫu 6
Bài văn thuyết minh về cách làm món canh chua cá lóc sẽ là những hướng dẫn cụ thể giúp người đọc có thể tự mình thực hiện món ăn này tại nhà.
Món canh chua cá lóc vốn là một món ăn quen thuộc, gắn bó với văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Ở từng địa phương khác nhau thì món canh chua cá lóc lại được chế biến với những cách thức khác nhau, thể hiện được những nét đặc trưng về ẩm thực của từng vùng miền. Khái niệm canh chua cá lóc được sử dụng phổ biến hơn ở khu vực Nam Bộ.
Món canh chua cá lóc của người Nam Bộ có hương vị đặc trưng đó là vị chua và vị ngọt. Cái tinh tế của món ăn này là vị chua không quá gắt mà chua dịu, khi ăn mang đến cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, vị ngọt của canh cũng không quá đậm mà chỉ ngọt nhẹ, hai hương vị này kết hợp với nhau đã tạo nên được nét đặc trưng cho món canh chua cá lóc.
Để làm món canh chua cá lóc cũng rất đơn giản trước hết là việc chuẩn bị nguyên liệu. Trước hết không thể thiếu được cá lóc, bên cạnh đó cần chuẩn bị những loại nguyên liệu khác như: cà chua, bạc hà, đậu bắp, một quả dứa, giá đỗ, me chua, ràu mùi, ớt, sả, tỏi. Những gia vị cho món canh chua cá lóc bao gồm: đường, mắm, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm.
Để chế biến món canh chua cá lóc thì bước đầu tiên cần làm sạch cá lóc, sau đó ướp qua với các gia vị như: muối, ớt, bột ngọt để cho cá ngấm gia vị và bớt mùi tanh. Những loại nguyên liệu như: đậu bắp, rau bạc hà thì cần rửa sạch, xắt thành khúc vừa ăn, cà chua xắt theo múi, dứa và ớt xắt lát. Me dầm lấy nước, đối với me chín thì có thể tách vỏ và lấy phần thịt me, loại bỏ hạt.
Tiếp đó, cho me nấu với một bát nước để me tan. Ăn kèm với món canh chua cá lóc có món rau sống và giá đỗ, nên nhặt sạch giá đỗ, để ráo nước, những loại rau khác nhặt sạch, ngắt lấy phần non, đối với đậu bắp thì xắt lát, bạc hà tước vỏ… Đặt nước lên bếp, cho nước me vào đun sôi, khi nước sôi cho cá lóc vào nấu chín, sau đó cho thêm dứa, đậu bắp, cà chua, lá bạc hà và tắt bếp. Tùy theo sở thích của mỗi gia đình mà có thể nêm nếm cho món canh chua cá lóc cho phù hợp.
Bước cuối cùng là trình bày món ăn. Canh chua cá lóc cho ra bát, để cho món ăn đúng vị và được trang trí đẹp mắt hơn thì có thể rắc lên trên món ăn rau mùi, ớt xắt lát và tỏi phi lên bên trên. Ăn kèm với món canh chua cá lóc là bún hoặc cơm, tùy theo khẩu phần ăn của từng người mà có sự lựa chọn khác nhau. Món canh chua cá lóc rất thích hợp ăn trong những ngày hè nắng nóng, vị chua dịu của cạnh giúp bạn xua đi cái nóng, mang đến cảm giác ngon miệng cho bữa cơm gia đình. Món canh chua cá lóc khi ăn cùng cơm trắng và món thịt kho nước dừa hay cá kho sẽ mang đến cảm giác vô cùng đặc biệt.
Món canh chua cá lóc là món ăn dân tộc phổ biến có ở mọi vùng miền, tuy nhiên, đặc trưng văn hóa ẩm thực ở các vùng có sự khác nhau nên cách nấu món canh chua cá lóc cũng khác nhau. Đây là món ăn dân giã nhưng lại mang đến cho bạn một cảm giác đặc biệt.
Khám phá thêm ☘ Thuyết Minh Về Đặc Sản Quê Em ☘ 21 Món Ăn Đặc Sản Hay
Văn Mẫu Thuyết Minh Cách Làm Canh Chua Cá Lóc Sinh Động – Mẫu 7
Văn mẫu thuyết minh cách làm canh chua cá lóc sinh động sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn phong phú, giàu hình ảnh.
Đã tự bao giờ, cụm từ canh chua cá lóc đã đi liền với nhau như vậy. Một món ăn đặc trưng của con người vùng sông nước đồng bằng sông cửu long. Bất kỳ ai cũng có thể nấu một nồi canh chua trong bữa cơm. Nhưng để nấu một món canh chua cá lóc ra hồn và đúng điệu, đòi hỏi nhiều công phu và cả tấm lòng của người nộ trợ trong từng hương vị của món ăn đậm chất Nam Bộ này.
Muốn nấu nồi canh chua, người nội trợ phải chuẩn bị từ sáng sớm. Cho dù đã có sẵn hay chưa có nguyên liệu, người ta vẫn phải chọn những thứ tươi nhất. Trời vừa tinh mơ, người nội trợ đã xách giỏ ra chợ để mua những cọng rau còn ướt đẫm sương, để cái vị tươi của bạc hà, của cà chua, đậu bắp vẫn còn giữ lại để món canh chua thêm đậm đà. Còn có thêm giá đỗ, rau muống hoặc rau nhúc và khóm. Và khâu quan trọng nhất của việc chọn nguyên liệu chính là con cá lóc. Cá lóc không được nhỏ quá cũng không lớn quá. Thường con cá to hơn cổ tay người lớn một chút là đúng chuẩn. Con cá còn phải tươi, mắt còn trong và khi cầm cảm thấy chất nhớt trên mình con cá.
Người ta thích ăn cá đồng vì thịt chắc và không có mùi tanh. Nhưng với tình hình khai thác quá mức hiện nay, người nội trợ thường chỉ có thể mua cá lóc nuôi và bằng kỹ thuật nấu nướng mà khử đi mùi tanh của con cá. Có thể dùng nước muối để rửa hay dùng muối hột xát lên cá hoặc ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu, như vậy con cá sẽ mất đi mùi tanh.
Về nhà, người nội trợ đi một vòng quanh hè nhà để hái ít ngò và ớt, những gia vị làm tôn lên sức hấp dẫn của món canh chua. Và cuối cùng trong việc chọn nguyên liệu, đó là nước chua. Tùy một số địa phương ở đồng bằng sông cửu long mà người ta chọn những loại quả làm chua khác nhau. Đó có thể là trái bứa hay xoài phơi khô. Nhưng loại trái phổ biến nhất là trái me, và cũng là hương vị chính để phân biệt với món canh chua của những vùng miền khác. Như miền Bắc, miền Trung thì sử dụng trái sấu, trái khế.
Tùy theo hình dạng mà các loại nguyên liệu được cắt gọn hay để nguyên. Bạc hà tước vỏ cắt khúc dài trong khi đậu bắp thì cắt ngắn hơn, cà chua cắt thành múi còn khóm thì cắt hình tam giác. Khi đã đầy đủ nguyên liệu, người nội trợ sau khi làm sạch con cá cắt ra thành từng khoanh tròn dày khoảng 1,5cm và tẩm ướp mỗi kí-lô cá với 1 muỗng súp nước mắm ngon, 1 muỗng cà phê muối, nửa muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng súp hành tím băm, trộn đều và để cho cá thấm gia vị.
Trong thời gian chờ cá thấm gia vị, người nấu bắc lên bếp một nồi nước cho đến khi sôi. Khi nước sôi nhanh tay lấy một tô (bát) để dầm với me. Vị chua miền Nam phần nhiều xuất thân từ cây trái, nên vừa có chất tươi, vừa đa dạng và nhiều sắc thái. Để tổng hòa vị chua ấy, người nội trợ nêm một chút đường để dằn lại. Nấu canh chua kiểu miền Nam mà thiếu đường thì không thể ra đúng chất được. Cho cá đã ướp cũng như nước me vào nồi nước đang sôi chỉ vài phút là cá đã chín lại vớt cá ra nguyên liệu vào. Chỉ cho những loại nguyên liệu đó vừa chín là ta tắt bếp nhấc nồi xuống.
Cho canh chua vào một tô lớn, rải ngò gai hay ngò ôm lên mặt. Tùy theo sở thích mà người ta cho cá vào chung với tô canh chua hay dĩa nước mắm ớt nguyên chất. Nhìn tô canh chua nghi ngút khói lại nồng nàn hương vị của các loại rau, gắp một miếng cá chấm nước mắm ớt là cùng cơm trắng thật không thể tả được cảm giác tuyệt vời được tận hưởng đầy đủ hương vị của món canh chua. Chua của me, vị ngọt của khóm,vị cay của ớt, vị đậm đà của cá. Nếu có thêm một nồi cá kho quẹt thì có thể nói đó là bữa cơm không gì sánh bằng.
Canh chua cá lóc là món ăn đặc trưng của người Nam Bộ, dù là ở quê nhà hay đi xa, món canh chua cá lóc vẫn là người bạn thân thiết trong mỗi bữa ăn, là chiếc cầu nối giữa những thành viên trong gia đình. Hơi ấm gia đình chính là khi cả nhà quây quần bên tô canh chua nghi ngút khói, gắp cho nhau từng miếng bạc hà, kể cho nhau nghe những câu chuyện tầm phào trong bữa ăn cho đến khi nồi canh cũng không còn gì để châm thêm. Đó là nét đặc trưng của bữa cơm gia đình ở Nam bộ.
Đón đọc tuyển tập ☔ Thuyết Minh Về Bún Bò Huế, Món Bún Chả Cá ☔ 15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Món Canh Chua Cá Lóc Đặc Sắc – Mẫu 8
Món canh chua cá lóc là món ăn đặc trưng của vùng đất miền Tây Nam Bộ. Đón đọc bài văn Thuyết Minh Về Món Canh Chua Cá Lóc Đặc Sắc dưới đây:
Canh chua cá lóc món ăn này rất phổ biến ở Nam Bộ. Không gì bằng sau một ngày làm việc mệt nhọc được thưởng thức chén cơm trắng cùng tô canh chua cá lóc đồng thơm phức. Hương vị canh chua bốc lên chua chua ngọt ngọt, cùng với vị nước mắm và ớt thái khoanh thì thật là tuyệt vời.
Với phương châm: “Thức ăn phòng ngừa và chữa trị được bệnh tật là loại thuốc tốt nhất”, những cư dân đất phương Nam đã sử dụng một cách sinh động, sáng tạo các loại thức ăn – dược liệu vào trong món canh chua. Từ những ngày đầu tiên đến lập nghiệp trên mảnh đất màu mỡ, hoang vu của đồng bằng sông Cửu Long, những lưu dân từ miền Bắc, miền Trung nước Việt đã phải thích nghi với phong thổ, khí hậu của vùng đất mới, thì mới có thể tồn tại lâu dài.
Canh chua nấu theo kiểu miền Tây thường là món canh chua cá lóc. Cá lóc thịt chắc, mềm và thơm, kết hợp với nước canh thanh mát chua ngọt, hứa hẹn sẽ là món ăn làm hấp dẫn thêm bữa cơm gia đình bạn. Món canh chua thường rất dễ ăn và đưa cơm, nhất là trong những ngày thời tiết nóng bức. Cách nấu canh chua cá lóc miền Tây rất đơn giản và tương tự như canh chua cá lóc kiểu miền Nam, tuy nhiên việc gia giảm gia vị và cách ướp cá có phần khác biệt, tạo nên hương vị đậm đà đặc trưng.
Đặc điểm của canh chua miền Tây là sự phối hợp của nhiều loại rau, trái cùng cá, tôm làm cho nồi canh trở nên đủ mùi vị. Các loại thức ăn – dược liệu được phân loại theo khí và vị. Khí có 5 loại: mát (lương), hàn (lạnh) thuộc âm; nóng (nhiệt), ấm (ôn) thuộc dương; không âm không dương hoá ra khí bình. Vị cũng có ngũ vị: chua, đắng, mặn thuộc âm; cay, ngọt thuộc dương. Ngoài ra vị nhạt (đạm) cũng được cho là thuộc dương.
Trong nồi canh chua gồm những loại rau ngổ, bông súng, rau nhút, rau đắng, ngó sen, bạc hà, giá đậu. Để làm cho vị chua của canh đầy đặn, người ta đã dùng vị chua của me, thơm, cà phối hợp. Đặc biệt về khẩu vị, khi nêm canh chua kiểu miền Tây không thể thiếu một chút đường là một vị mà các món ăn miền Bắc, miền Trung ít dùng đến. Chính nhờ cái ngọt của đường làm cho nồi canh trở nên đậm đà, chua ngọt một cách dịu dàng hơn.
Ngoài ra, ẩn trong vị chua của canh nhấn nhá ít vị chát nhẩn của đậu bắp, bông so đũa; một chút cay nồng của ớt. Giai đoạn cuối khi nấu một nồi canh chua, các bà nội trợ bao giờ cũng nêm thêm nước mắm. Khi múc ra tô phải có các loại rau thơm như ngò gai, quế, và nhất là rau om, đây là một nét đặc trưng riêng của món canh chua miền Tây không bị lẫn cùng bất cứ loại canh chua của vùng khác.
Hiếm có một món ăn nào lại gắn bó với hương quê, với tình tự dân tộc như món canh chua Việt. Nhà văn Sơn Nam cho rằng món ăn miền Tây vừa hào phóng vừa đậm đà phong vị thời khẩn hoang. Hào phóng vì nó kết hợp với nhiều loại rau, mà mỗi loài đều có vị thuốc nhằm điều chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể, đồng thời góp phần kích thích tiêu hóa và làm cho ngon miệng.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Món Canh Chua Cá Lóc Lớp 8 – Mẫu 9
Khi viết bài văn thuyết minh về món canh chua cá lóc lớp 8, các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây để có thêm gợi ý cho mình.
Canh chua cá lóc món ăn đã làm nên thương hiệu của người Nam bộ bởi những nét đặc trưng mà món ăn này mang lại. Có thể nói canh chua cá lóc đúng kiểu của người Nam bộ phải vừa có cả vị chua của thơm, me lẫn vị ngọt của cá lóc. Có vị chua nhưng không được chua quá, có vị ngọt nhưng cũng không được ngọt quá, vị chua phải là vị chủ đạo, vị ngọt vừa phải.
Canh chua cá lóc thường được người Nam bộ sử dụng làm món canh chính trong gia đình, tạo cảm giác ngon miệng và mát mẻ khi ăn. Có thể nói ở mỗi miền Bắc, Trung, Nam đều có canh chua nhưng canh chua Nam bộ vẫn là món ăn được nhiều người ưa chuộng bởi sự hòa quyện giữa cá lóc và các loại rau cộng thêm cách nêm nếm chua ngọt của người miền Nam mang đến dấu ấn riêng cho món ăn này.
Có lẽ, món canh chua Nam Bộ ra đời đáp ứng đòi hỏi của cơ thể con người với môi trường sống ở vùng sông nước, sình lầy hoang dã có sáu tháng nắng và sáu tháng mưa lũ. Dưới cái nắng như thiêu như đốt của miền nhiệt đới, sau giờ lao động vất vả, một bát canh chua thật đậm đà pha chút mặn, ngọt và cay, với khúc cá to đùng và nhiều loại rau quả như để vừa phục hồi sinh lực, vừa giải nhiệt.
Từ yêu cầu đó mà tài nghệ của các bà, các cô nội trợ được thôi thúc để cải tiến món canh chua đặc sản cho gia đình. Kể từ khi lưu dân đến sinh cơ lập nghiệp cho đến nay đã trải qua hơn 300 năm, một khoảng thời gian khá dài để hoàn thiện món canh chua độc đáo. Và có lẽ món canh chua đầu tiên của lưu dân Việt là cá dưa nấu với quả bần chín. Bởi vì buổi đầu lưu dân sống quây quần quanh cửa sông, vùng duyên hải, nơi có nhiều cây bần bám trụ sinh sôi, nảy nở. Dưới gốc bần có một loài cá mắn đẻ, thịt ngọt, chuyên ăn quả bần chín rụng mà lớn, thế rồi con cá này là hợp “gu” với quả bần trong bát canh chua.
Món canh chua về sau cứ thêm thực đơn kéo dài ra, vượt quá con số 2 của thuở ban đầu. Nào là canh chua cá lóc nấu với me trái, canh chua cá tra nấu với măng chua hay bắp chuối…Tất cả các loại trái và lá rừng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhưng mỗi thứ có vị chua, độ chua khác nhau, tạo nên hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Nói đến nồi canh chua mà bỏ quên vai trò của rau thơm thì quá bất công. Bởi vì dù thịt cá ngon cỡ nào, người nấu khéo léo đến đâu mà thiếu ngò om, húng chanh, ngò gai, húng quế… coi như nồi canh đó chẳng còn ý nghĩa gì. Các loại rau nêm ngoài mùi thơm, kích thích vị giác còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thực, lợi tiểu và chống được vi khuẩn. Mới nhìn nồi canh chua đẹp mắt, hài hòa với đầy đủ ngũ sắc (đen, đỏ xanh, trắng, vàng) và ngũ vị (mặn, béo, chua, cay, ngọt) cũng đủ tác động vào mọi giác quan, giúp người ta chưa ăn đã thấy ngon.
Cá và rau quả đều nấu vừa chín, không rục, không nát. Nước canh phải thật chua, hơi ngọt dịu, cay và nêm hơi già mắm muối. Tô canh múc ra trông thật đẹp mắt, cá chín căng thịt trắng phau, cà chua hồng hào, ớt đỏ tươi, đậu bắp và rau xanh, giá trắng muốt… hơi nóng bốc lên tỏa ra thơm lừng. Tô canh chua thể hiện sự trù phú của vùng sông nước miệt vườn và sự hào phóng của con người Nam Bộ.
Có rất nhiều, rất nhiều dạng canh chua, nhưng qua thử thách suốt 300 năm, món canh chua cá lóc và cá bông lau nấu với me vẫn được xem là chuẩn mực đặt ở đầu bảng các loại canh chua Nam Bộ.
ham khảo văn mẫu 💕 Thuyết Minh Về Phở, Món Phở 💕 15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Món Canh Chua Cá Lóc Văn 10 – Mẫu 10
Với đề bài thuyết minh về món canh chua cá lóc văn 10, các em học sinh không chỉ luyện tập cách hành văn hay mà còn mở rộng hiểu biết của mình về văn hoá ẩm thực. Sau đây là bài văn mẫu thuyết minh về món canh chua lớp 10 để các em học sinh cùng tham khảo:
Việt Nam là một đất nước nhỏ nhưng vô cùng tươi đẹp với bao truyền thống dựng nước, giữ nước; với những phong tục tập quán đặc sắc, bản sắc dân tộc độc đáo được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử; âm nhạc mang phong cách dân tộc độc đáo. Ngoài ra, một trong những đặc trưng của dân tộc Việt Nam để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách mỗi khi đến thăm, đó chính là nền ẩm thực đặc sắc.
Nền ẩm thực Việt Nam nổi tiếng không phải bởi những món “sơn hào hải vị”, những món ăn được làm bằng những nguyên liệu cao cấp. Đặc sắc trong ẩm thực Việt Nam chính từ những thứ bình dị, những loại nguyên liệu dân giã, đời thường. Một trong những món ăn trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt, đó chính là món canh chua cá lóc. Món canh chua cá lóc tuy vô cùng bình dị nhưng lại mang cái độc đáo, một vị ngon khác lạ mà những món ăn cầu kì, đắt tiền khác khó có thể sánh được.
Món canh chua cá lóc là một món ăn phổ biến, quen thuộc mà nếu là người Việt Nam thì đều đã từng được thưởng thức. Món canh chua cá lóc được chế biến khá đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm trong cuộc sống nhưng lại đòi hỏi sự kì công, tay nghề của người nấu, bởi chỉ có thế mới mang lại món canh chua cá lóc ngon đúng vị của dân tộc.
Canh chua cá lóc là món ăn thường thấy trong bữa cơm hàng ngày của người Việt, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức, một bát canh chua cá lóc có thể thổi bay cái nóng ngày hè, mang lại cảm giác ngon miệng, thoải mái khi dùng cơm. Món canh chua cá lóc phổ biến ở khắp các vùng miền ở Việt Nam, từ Bắc chí Nam đều quen thuộc với hương vị này.
Tuy nhiên, do đặc điểm về ẩm thực, cũng như khẩu vị của mỗi miền mà món canh chua cá lóc được chế biến với những cách thức khác nhau, nguyên liệu khác nhau, cách nêm thêm những gia vị cũng tùy thuộc vào sở thích ăn uống của mỗi người. Canh chua cá lóc được chế biến với những nguyên liệu như: cá lóc hay ở miền Bắc còn được gọi là cá quả hay cá chuối. Đây là loại nguyên liệu quan trọng nhất của món canh chua, làm nên hương vị của món ăn.
Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác quan trọng không kém như: cà chua, me, hành lá, rau mùi hay còn gọi là ngò gai, gừng, tỏi để ướp cá. Các gia vị như: muối, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm. Để nấu thành công món canh chua cá lóc, ta cũng phải làm các bước sau. Bước đầu tiên là làm sạch và ướp cá. Để cá có thể ngấm gia vị và khử đi mùi tanh vốn có của cá, người ta thường cho cá vào ướp với gừng, tỏi, muối, hạt nêm và bột ngọt. Cá có thể được cắt thành từng khoanh nhỏ hoặc để cả con, tùy theo sở thích của mỗi gia đình.
Bước thứ hai là cho mỡ lên bếp, phi hành cho vàng thơm thì cho thêm những quả cà chua thái lát để tăng thêm vị chua cũng như tạo cho bát canh chua cá lóc có màu sắc bắt mắt. Sau khi cho cà chua, ta đảo đều tay, sau đó cho thêm nước dùng, lượng nước cũng tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Sau khi nước dùng đã sôi, ta cho cá đã ướp vào nồi đun cùng, cho thêm những quả me hoặc những quả khế chua để tạo vị chua cho bát canh chua, ở nhiều nơi, món canh chua cá lóc còn được chế biến bởi những ngọn mùng.
Tuy nhiên, khi chế biến những ngọn mùng phải hết sức lưu ý, vì nếu không làm cẩn thận thì nó sẽ gây ngứa cho người ăn. Sau khi cho cá vào, ta đun từ bẩy đến mười phút cho cá chín. Lưu ý khi đun cá, ta dùng lửa nhỏ, vì nó sẽ tạo cho món cá vị ngọt thơm hơn. Khi cá đã chín, ta tắt bếp và cho vào nồi cá những lát hành tươi và những nhánh rau mùi đã chuẩn bị từ ban đầu. Như vậy, chỉ với những thao tác đơn giản, món canh cá lóc thơm ngon đã hoàn thành. Ta có thể bày ra bát và trang trí trên đó những nhánh ngò gai để tăng thêm tính thẩm mĩ cho món ăn.
Món canh chua cá lóc có vị thơm bùi của cá lóc, vị chua dịu của nước dùng, mùi thơm của hành tươi và rau mùi làm cho món canh cá lóc trở nên vô cùng tươi ngon, nó có thể hấp dẫn vị giác của mọi người, ngay cả những người khó tính nhất cũng bị nó chinh phục. Một món canh cá lóc thành công không chỉ có hương vị mà còn nằm ở màu sắc đặc trưng của món ăn này. Nước dùng của món canh chua phải có sắc hồng của những quả cà chua, nó làm cho món ăn trở nên bắt mắt hơn, tươi ngon hơn.
Canh chua cá lóc cũng rất dễ kết hợp với những món ăn khác. Nó có thể được ăn cùng với những món mặn như: trứng, thịt, đậu…. Ngày hè nóng bức, món canh chua cá lóc được ăn với bát cơm trắng thơm dẻo, một món ăn mặn, đặc biệt là món thịt kho tàu thì bữa ăn của gia đình trở nên ngon miệng khác hẳn ngày thường. Những người trong gia đình cùng nhau thưởng thức và chia sẻ với nhau những câu chuyện trong ngày quả là rất tuyệt, nó làm cho không khí gia đình trở lên vui tươi, đầm ấm và gắn kết hơn.
Món canh chua cá lóc là một món ăn rất dân giã, bình dị, dễ dàng chế biến và cũng dễ kết hợp với các món ăn khác. Vì vậy nó thường là món ăn mà các gia đình lựa chọn cho mâm cơm của gia đình mình. Nó ngon bởi chính vẻ bình dị của nó, hấp dẫn vị giác bằng chính cái dân giã của nó.
Món canh chua cá lóc là một món ăn mang đậm hồn quê, mang đậm phong cách ẩm thực của người dân Việt Nam. Chỉ cần nghe đến tên canh chua cá lóc, ta đã liên tưởng ngay đến một món ăn dân giã, đời thường. Liên tưởng ngay đến không khí bình dị mà ấm áp nơi làng quê Việt Nam, gợi nhắc đến những bữa cơm gia đình đầm ấm, xum vầy bên nồi cơm của mẹ, đến hình ảnh vui vẻ, hạnh phúc trên khuôn mặt của mỗi thành viên trong gia đình. Cái không khí ấy, hương vị ấy gợi nhắc mỗi người con xa quê nhớ về nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình, nơi mình sinh ra, lớn lên.
Tuy ở mỗi vùng miền, món canh chua cá lóc lại được chế biến với những nguyên liệu khác nhau, mang hương vị, màu sắc khác nhau. Song, cái nét chung nhất của món ăn này chính là cái vị chua rất thanh, không hề gắt, mang lại một cảm giác rất dễ chịu, thoải mái cho người thưởng thức. Cá vẫn giữ nguyên được hương vị thơm ngon của thịt cá, không tanh như những món cá thông thường, và dù ở vùng miền nào thì món canh chua cá lóc cũng không thể thiếu được vị rau mùi, hay còn được gọi với một cái tên khác đó chính là ngò gai. Đảm bảo được những yếu tố này thì ta đã có được một món canh cá lóc thành công.
Như vậy, món canh chua cá lóc là một món ăn ngon, một món ăn tiêu biểu và phổ biến trong mâm cơm của người Việt Nam. Nguyên liệu dùng để nấu canh chua cá lóc có thể dễ dàng tìm kiếm trong đời sống, cách nấu cũng rất đơn giản. Vì vậy, sự xuất hiện của món canh chua cá lóc đã trở lên vô cùng phổ biến trong thực đơn hàng ngày của người Việt Nam. Ngày nay, tuy xuất hiện rất nhiều những món ăn mới, ngon hơn, tiện lợi hơn. Song không có món ăn nào có thể thay thế món canh chua cá lóc, bởi nó đã trở thành món ăn mang bản sắc của dân tộc, của mỗi gia đình.
Gợi ý cho bạn 💕 Thuyết Minh Về Món Bánh Xèo, Cách Làm Bánh Xèo 💕 những bài văn hay nhất
Thuyết Minh Về Món Canh Chua Cá Lóc Lớp 10 Học Sinh Giỏi – Mẫu 11
Bài văn thuyết minh về món canh chua cá lóc lớp 10 học sinh giỏi sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp thuyết minh và đạt điểm cao cho bài viết của mình.
Canh chua dường như là một món ăn đậm tính dân tộc của văn hoá ẩm thực Việt Nam từ lâu nay. Đặc biệt là đối với nhân dân miền Nam nước ta. Nam Bộ là một vùng nóng ẩm quanh năm, tự nhiên trù phú, trên trời chim bay, dưới đồng cá nhảy. Nơi đây thức gì cũng có. Đất trời đã ban tặng cho nơi này không biết bao nhiêu thú ngon vật lạ. Nổi tiếng nhất vẫn là cá và chim.
Món canh chua tuy dân dã nhưng mang đậm tâm hồn người Việt trong lối ứng xử hài hòa với thiên nhiên. Nếu người miền Bắc thích canh chua cá rô đồng nấu với quả sấu, quả khế, vừa thanh thanh, vừa có chút gay gắt của quả xanh thì người miền Nam lại thích nấu canh chua các lóc với quả thơm, quả khóm, lá giang, vừa đậm đà vừa ngọt mềm trong miệng, cho ta cảm giác sảng khoái trong cái nóng nồng nàn Nam Bộ.
Canh chua cá lóc Nam Bộ nhất định vừa phải có vị chua lẫn vị ngọt. Đôi khi rất ngọt. Bởi thế thường gọi là canh chua ngọt. Vị chua thường được lấy từ lá giang, me chua, cà chua. Còn vị ngọt là của khóm, thơm, của đường. Trong đó, chua phải là vị chủ đạo. Vị ngọt vừa phải, tạo nên hương vị đượm đà, quyến rũ râm ran đầu lưỡi. Một lần được thưởng thức, du khách sẽ không quên.
Để nấu một món canh chua cá lóc đúng điệu Nam Bộ, các bà nội trợ phải tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cần dùng. Thiếu đi một thứ là làm mất đi ý vị của món canh hấp dẫn này. Nguyên liệu để làm món này gồm: một con cá lóc đồng, vài cây bạc hà, mấy quả cà chua, trái đậu bắp, trái thơm, giá, me, rau om, ngò gai, ớt sừng, tỏi, sả bằm. Gia vị: đường, muối, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt.
Cá lóc còn sống, mổ ruột rửa sạch rồi cắt ra từng khúc (có thể khứa dọc để gia vị thấm đều), Sau đó ướp với muối, bột ngọt, ớt bằm và một ít đường. Đậu bắp, bạc hà rửa sạch thái xéo. Cà chua cắt múi. Thơm và ớt xắt lát. Me dầm lấy nửa chén nước. Phụ gia và các loại rau ăn kèm gồm: giá sống rửa sạch để ráo; rau nhặt lấy phần non, ngắt khúc rửa sạch; đậu bắp cắt bỏ cuống, cắt chéo lát mỏng; bạc hà tước vỏ, cắt xéo khúc ngắn, hành tím lột vỏ, cắt lát mỏng, phi vàng với ít dầu, ít hành tươi và rau ngò gai cắt nhỏ, ít rau thơm, xà lách nhặt rửa sạch.
Nước chấm cá chỉ dùng nước mắm nguyên chất. Nước mắm thường có ít giọt chanh và ớt tươi xắt lát hoặc làm nước mắm me. Pha phần nước mắm 3 hoặc 4 phần nước lọc. Tùy độ mặn của nước mắm thêm chút đường cho có vị ngọt sau cùng cho vào từng ít một phần nạc me đã nấu hoặc xay cho hỗn hợp có thêm vị chua nhẹ. Tùy thích cho thêm ớt hay không. Ai thích ăn cay thì làm mắm ớt tỏi cho nồng nàn hương vị.
Đun sôi một lượng nước vừa đủ với nước me trước. Khi nước sôi mạnh, cho cá vào và vặn to lửa. Nên nhớ không được đung quá lâu khiến cá nát nhừ. Vừa đun vừa chú ý vớt sạch bọt để món canh thơm ngon, bớt đi vị tanh của cá. Khi cá vừa chín, cho đậu bắp, giá sống, thơm, cà chua, môn, bạc hà vào rồi đun nhỏ lửa khoảng vài phút. Cho rau thơm vào để tăng hương vị của món canh. Rau thơm thường có ngò, hành lá, ngổ. Những loại rau thơm quen thuộc thường ngày và rất phổ biến ở miền Nam
Cuối cùng là nêm gia vị cho vừa ăn. Vị vừa ăn cũng tùy người. Có người thích thưởng thức vị chưa chua của lá giang thì nêm ít đường. Người muốn thưởng thức vị mặn thì tăng thêm ít muối. Để có một món canh cua cá lóc đúng điệu, hấp dẫn người ăn, làm cho bữa cơm thêm ngon, khi thực hiện, bạn phải đảm bảo các yêu cầu cá vừa chín, thơm ngon, không nát nhừ. Đậu bắp chín mềm vừa ăn. Cà chua không nát. Rau mùi còn giữ nguyên màu xanh và hương vị. Nước canh trong, không nổi ván nhiều. Nước canh có mùi đặc trưng của cá lóc, me và các loại rau thơm. Vị nêm vừa ăn, có vị chua của me, vị ngọt của thơm, vị chua ngọt đượm đà.
Để làm một món canh chua dọn trong mâm cơm các bạn chỉ cần múc canh ra tô. Sau đó rắc rau om, ngò gai, ớt xắt lát và tỏi phi lên trên. Món canh cá lóc chỉ nên múc ra tô lớn để giữ được hơi nóng lâu dài trong suốt bữa ăn. Thịt cá lóc vớt ra đĩa để dễ ăn, không bị lẫn với xương xá. Nếu là bàn tiệc, bạn nên trình bày món canh chua cá lóc trên nồi lẩu. Tuần tự thực hiện nấu chín như các bước, để khách tùy ý lựa chọn. Chuẩn bị nước chấm phù hợp với người ăn. Thường là mắm ớt dằm, nước tương, ớt xanh để ăn kèm.
Tùy thích ăn canh chua với bún hoặc cơm. Chấm nước mắm, kèm rau sống. nên ăn chấm để thưởng thức vị chua ngọt tê tê đầu lưỡi. Nên ăn khi canh còn nóng để tận hưởng mùi thơm của nguyên liệu. Không nên để canh đã nguội mới ăn sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của nó. Ăn canh chua ngon nhất vẫn phải ăn cùng cơm trắng và món thịt kho trứng ngọt thanh vị nước dừa.
Nhiều người còn ăn canh chua với bún tươi. Tuy không phù hợp lắm nhưng cũng hết sức hấp dẫn. Trong bữa cơm người Việt, bên cạnh món canh chua còn có món cá rô đồng kho tiêu, hay món cá bống bắt được trên sông… Hương vị quê hương dân dã thấm vào từng thớ cá, vào vị chua chua ngòn ngọt của canh… làm nức lòng người thưởng thức.
Nếu để phục vụ cho số đông thực khách không nên làm chín cá trong nước dùng mà hấp cá đã ướp cho chín rồi để riêng. Khi cần dùng thả cá đã hấp vào nước dùng sôi để làm nóng lại. Vì nếu làm chín cá trước với số lượng nhiều trong nước dùng, cá sẽ dễ bị bể vụn, miếng cá sẽ không còn ngon. Đồng bằng Nam Bộ vốn có nhiều các loại rau cho nên ngoài những phụ gia quen thuộc trong món canh chua cá lóc. Có người thích dọn kèm một đĩa rau đủ thứ như rau đắng, bông điên điển, rau rút… ai muốn ăn loại nào cứ việc nhúng vào nồi lẩu cá sôi.
Món canh chua cá lóc Nam Bộ là sự giao hòa ngũ sắc: trắng, xanh, đỏ, tím, vàng; của ngũ vị: mặn, ngọt, đắng, chua, cay và sự quấn quýt của hương thơm nồn nàn, tha thiết, gợi nhớ đồng ruộng quê mùa. Ăn canh cá lóc, nhấm nháp đĩa rau sống với vị đắng của bông điển điển, thêm chút ngọt bùi của nước cốt dừa được tẩm ướp trong cá, vị cay thanh của ớt sắc dường như ta được cảm nhận được cái đắm say của đất trời trong sự hòa vị tuyệt vời.
Đến với Nam Bộ mà không một lần thưởng thức món canh chua cá lóc thắm đượm này quả thật đáng tiếc. Ngày nay, để quảng bá đặc sản quê hương và lôi cuốn chân khách du lịch tứ phương, tạo ấn tượng sâu sắc về miền quê sông nước, nhà hàng nào cũng có món canh chua này.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Món Canh Bí Đỏ Hay – Mẫu 12
Tham khảo bài văn thuyết minh về món canh bí đỏ hay để tìm hiểu về một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho bữa cơm hằng ngày.
Bát canh nóng hổi với vị ngọt của bí và thịt nạc băm, điểm thêm mùi thơm của mùi tàu, bổ sung cho thực đơn nhà bạn món canh bổ dưỡng và ngon miệng trong mùa thu.
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát vừa ăn. Hành lá, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ. Thịt nạc băm cho vào bát, thêm hành khô thái nhỏ, một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ đường, trộn đều, ướp trong vòng 15 phút. Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành khô thơm, cho thịt băm vào xào chín. Sau đó cho vào nồi canh khoảng hai bát con nước lọc, đun sôi và thả bí đỏ vào đun cùng. Đun đến khi bí mềm, nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp, thêm mùi tàu và hành lá vào nồi canh. Múc ra bát lớn dùng làm món canh ăn với cơm.
Món canh này với vị thanh mát của bí, mằn mặn từ tôm khô và độ ngọt của từ thịt bằm tạo nên một hương vị nhẹ nhàng nhưng lại thu hút. Ngoài ra, đây còn là món canh rất tốt cho sức khỏe người dùng như: thải loại amoniac, thúc đẩy khả năng học tập.
Canh bí đỏ rất bổ dưỡng, tuy nhiên để một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đủ các món canh – rau – mặn thì ngoài canh bí đỏ, người nấu nên khéo léo lựa chọn và kết hợp các món mặn sao cho phù hợp. Quan trọng hơn, bạn nên tự nấu cho mình những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng.
Đọc nhiều hơn 🌻 Thuyết Minh Về Canh Khổ Qua Nhồi Thịt 🌻 15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Món Canh Bí Đỏ Ngắn – Mẫu 13
Bài văn thuyết minh về món canh bí đỏ ngắn sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn súc tích mà vẫn truyền tải được những thông tin đầy đủ nhất.
Ít ai biết rằng, những trái bí đỏ to tròn, đẹp mắt chính là “siêu thực phẩm” giàu chất dinh dưỡng với hàm lượng Vitamin và muối khoáng rất cao. Nếu bạn đang giảm cân hay cần cải thiện sức khỏe, bí đỏ có thể coi là món ăn hỗ trợ tốt hơn bất kỳ loại thực phẩm nào. Ngoài ra, bí đỏ cũng là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ cho những món ăn giải nhiệt ngày hè nắng nóng.
Để thực hiện món canh bí đỏ thịt băm, trước tiên cần đun nước sôi, cho đậu phộng và thịt viên vào, giảm nhỏ lửa, nấu khoảng 10 phút cho đậu và thịt chín mềm, hớt bỏ bọt và nêm 1 muỗng hạt nêm. Tiếp tục cho bí đỏ vào, nấu thêm 10 phút cho bí vừa mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn. Rắc rau ngổ, ngò gai, hành lá vào đảo đều, nhắc xuống múc ra tô. Thế là món canh bí đỏ ngọt mát và rất bổ dưỡng đã hoàn thành!
Canh bí đỏ thịt băm là một món ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại dễ làm nên được rất nhiều ưa chuộng và sử dụng trong các bữa ăn.
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Mì Quảng 🔥 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Cách Làm Món Canh Bí Đỏ – Mẫu 14
Bài văn thuyết minh cách làm món canh bí đỏ sẽ hướng dẫn bạn đọc phương pháp thực hiện món ăn này để làm phong phú hơn thực đơn mỗi ngày cho gia đình mình.
Bí đỏ là nguyên liệu dễ dàng chế biến thành những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng, có vị béo ngọt, dễ ăn, cực bùi thơm và cho hương vị thơm ngon đặc biệt. Trong đó không thể bỏ qua món canh bí đỏ nấu thịt bằm tôm khô.
Trong bí đỏ có chứa hàm lượng cao axit glutamine – chất thiết yếu cho hoạt động của não. Chất này có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa tế bào thần kinh và bồi dưỡng não. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên bổ sung bí đỏ vào thực đơn, vì chất này giúp kích thích và phát triển não bộ của các thai nhi. Bạn có thể ngăn ngừa một số bệnh về tìm mạch khi ăn bí đỏ. Trong thực phẩm này có chứa các axit béo như omega 3, omega 6 giúp làm giảm các lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Ăn bí đỏ có thể giúp bạn ngăn ngừa được các bệnh về thoái hóa mắt. Bởi vì bí đỏ có chứa hàm lượng carotene cao, sau khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa chất này thành các vitamin A giúp duy trì và phát triển thị lực. Hàm lượng chất béo và calo thấp trong bí đỏ rất phù hợp với những ai theo đuổi chế độ giảm cân. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết ăn bí đỏ còn tạo ra cảm giác no lâu, làm hạn chế sự thèm ăn của cơ thể. Vì thế, đây sẽ là một loại thực phẩm giảm cân lý tưởng.
Bí đỏ có thành phần chính là vitamin C, chất tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó, ăn bí đỏ giúp hệ miễn dịch được cải thiện, giúp bạn thoát khỏi sự tấn công của vi khuẩn, vi rút, từ đó tránh khỏi những căn bệnh thông thường. Bí đỏ có thể giúp bảo vệ da và chống lại sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời tới làn da. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong bí đỏ có thể chống lại các gốc tế bào tự do gây ra lão hóa, thậm chí còn giúp làm đẹp da.
Để thực hiện món canh bí đỏ nấu thịt bằm tôm khô, đầu tiên bí đỏ sau khi mua về thì bào vỏ bên ngoài, bỏ ruột, rửa sạch rồi cắt thành những miếng vuông vừa ăn. Ngò gai, ngò om và hành lá nhặt bỏ phần hư rồi rửa sạch, thái nhỏ. Tôm khô ngâm trong nước cho nở mềm. Sau đó vớt ra và giã cho hơi dập một chút cùng với một ít hành lá. Thịt bằm rửa sạch, ướp với một muỗng café hạt nêm, tiêu và ngò om rồi trộn đều. Có thể vo thành viên nếu bạn thích.
Bắc nồi lên bếp, cho vào chút dầu ăn đun. Khi dầu sôi thì cho thịt băm vào xào, khi thịt vừa chín tới thì cho tiếp bí đỏ vào xào nhanh tay rồi cho vào lượng nước vừa đủ dùng (nhưng ít nhất phải ngập mặt bí). Sau đó nêm nếm với hạt nêm, muối, đường. Khi canh sôi thi nêm nếm lại cho vừa khẩu vị và để thêm khoảng 3 đến 5 phút thì tắt bếp. Múc canh ra tô và trang trí với ngò gai, hành lá và chút tiêu.
Canh bí đỏ mềm, ngọt kết hợp với vị đậm đà và thơm béo từ thịt và tôm khô thì còn gì tuyệt bằng đúng không nào?
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone, Bên cạnh Thuyết Minh Về Món Canh Chua
Thuyết Minh Về Món Canh Cua Rau Đay – Mẫu 15
Canh cua rau đay là một món văn thanh đạm và ngọt mát dành cho bữa cơm hằng ngày. Đón đọc bài văn thuyết minh về món canh cua rau đay để tìm hiểu cách nấu món ăn này.
Từ lâu, món canh cua nấu rau đay đã trở thành món ăn dân dã rất quen thuộc với nhiều gia đình người Việt. Canh cua ra đay ngọt mát, bổ dưỡng, hội tụ vị ngon ngọt của nước thịt cua nấu cùng các loại rau mùa hè như mướp, mồng tơi, rau đay… khiến mọi người ai cũng yêu thích. Cách nấu canh cua rau đay đơn giản, không cầu kì, bất kì ai cũng có thể trổ tài nấu món ăn bổ dưỡng này tại nhà cho người thân cùng thưởng thức.
Theo y học cổ truyền, rau đay là loại rau có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai. Đây là thực phẩm rất tốt dành cho bà bầu. Trong khi đó, thịt cua đồng chứa nhiều sắt và canxi, nên cua đồng nấu cùng rau đay sẽ tạo thành món ăn không chỉ thơm ngon, ngọt mát mà còn rất bổ dưỡng. Những ngày hè nóng nực mà cả nhà cùng quây quần giải nhiệt bên bát canh cua rau đay thì còn gì tuyệt vời hơn
Cua đồng mua về ngâm nước khoảng 1 giờ đồng hồ cho ra sạch hết đất, cát bám theo. Chắt sạch nước ngâm, rồi xóc rửa cua với nước thật kĩ từ 3-4 lần cho đến khi cua sạch hết cát bẩn. Sơ chế cua: tách riêng phần mai cua và thân ra, bỏ yếm cua. Phần mai cua có gạch, dùng tăm khều gạch đó để riêng ra 1 cái bát con. Phần thân cho vào cối giã hoặc bỏ vào máy xay nhuyễn. Càng giã nhỏ, xay càng nhuyễn thì nước canh càng ngon.
Sau khi xay nhuyễn, bạn cho phần thịt cua đã xay vào 1 chiếc tô, chế nước, dùng tay bóp nát và khuấy cho đến khi thịt cua tan hết ra nước. Đổ hỗn hợp qua rây để lọc lấy nước cua. Lặp lại thao tác vài lần. Rau đay, mùng tơi rửa sạch, thái nhỏ. Mướp bỏ vỏ, thái miếng chéo dày 1cm. Khi có nước thịt cua đã lọc, bạn cho phần gạch đã khều vào, thêm chút muối vào cho hỗn hợp có vị đậm đà.
Bắc nồi nước cua lên bếp đun, để lửa liu riu. Khi nước cua sôi, dùng đũa hoặc thìa gạt khẽ phần gạch nổi lên sang 1 bên và cho mướp vào trước. Đợi khi nước sôi trở lại cho rau đay và mồng tơi vào. Đợi nước canh sôi trở lại trong 1 phút rồi tắt bếp. Thêm mì chính và nước mắm vào món canh sao cho vừa khẩu vị của gia đình.
Món canh cua rau đay phù hợp với nhiều mùa trong năm, đặc biệt là đầu mùa mưa, khi mà cua đồng phát triển mạnh mẽ. Trong bữa ăn, một bát canh cua ăn cùng cà muối và khịt kho thì còn gì thú vị bằng. Để nấu một món canh thì rất đơn giản, còn có ngon hay không là do cách bạn chế biến. Tùy mỗi vùng miền và sở thích của mỗi người mà ta có cách tăng giảm nguyên liệu khác nhau sao cho phù hợp.
Ngoài Thuyết Minh Về Món Canh Chua, Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Cơm Lam, Cơm Tấm ☀️ 15 Bài Văn Hay Nhất