Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu ❤️️ 32+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Giới Thiệu Ngôi Chùa Nổi Tiếng Ở Miền Nam Bộ Đến Bạn Đọc Của SCR.VN.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu
Dàn ý thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu dưới đây sẽ giúp các em học sinh định hướng và nắm vững bố cụ chi tiết để dễ dàng triển khai bài viết của mình.
I. Mở bài:
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh – chùa Bà Thiên Hậu.
- Cảm nghĩ khái quát của em về chùa Bà Thiên Hậu.
II. Thân bài:
a) Giới thiệu khái quát về chùa Bà Thiên Hậu:
- Vị trí địa lí, địa chỉ
- Diện tích
- Khung cảnh xung quanh
b) Giới thiệu về lịch sử hình thành chùa Bà Thiên Hậu:
- Nguồn gốc hình thành
- Thời gian xây dựng
c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật ở chùa Bà Thiên Hậu
- Đặc điểm kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu
- Chi tiết cảnh quan của chùa Bà Thiên Hậu
d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của chùa Bà Thiên Hậu:
- Ý nghĩa đối với địa phương
- Ý nghĩa đối với đất nước
- Lưu giữ giá trị văn hoá
- Thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước
III. Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của chùa Bà Thiên Hậu.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về chùa Bà Thiên Hậu.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương – Mẫu 1
Để viết bài thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương, mời bạn đọc và các em học sinh tham khảo bài văn mẫu dưới đây để có thêm cho mình những thông tin cần thiết.
Hằng năm, vào dịp rằm tháng giêng, tại Bình Dương có lễ hội chùa Bà Thiên Hậu. Lễ hội đã trở thành ngày hội lớn của bà con dân tộc Hoa và dân tộc Kinh ở Nam Bộ. Lễ hội góp phần tăng cường tình đoàn kết gắn bó của các dân tộc và trở thành nét văn hóa chung trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Theo các tư liệu, miếu Bà được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20 ở Thủ Dầu Một với mục đích tôn kính, thờ phụng bà Thiên hậu Thánh Mẫu, xuất phát từ tín ngưỡng của ngư dân gốc Hoa đối với vị nữ thần biển cả đã che chở họ trên đường lập nghiệp ở vùng đất phương Nam. Bà được dân gian huyền thoại hóa, xem như là thần tài lộc, phù hộ cho mọi công việc làm ăn buôn bán. Mặc dù chỉ đơn thuần là một sinh họat tín ngưỡng mang tính chất dân gian, nhưng qua hàng trăm năm nay, tín ngưỡng này đã trở thành một lễ hội có quy mô lớn bậc nhất miền Đông Nam Bộ vào dịp rằm tháng giêng, với những nghi lễ văn hóa mang đậm bản sắc đặc trưng của vùng đất Bình Dương.
Hiện nay, lễ hội Rằm tháng Giêng này không còn là lễ hội của riêng người Hoa nữa mà trở thành một lễ hội dân gian. Người Kinh cũng đến đây để cầu Bà phù hộ. Chúng tôi tổ chức đưa rước kiệu Bà vào ngày Rằm để bà đi coi xem thế gian có an cư lạc nghiệp không, nếu không để bà ban ơn phù hộ thêm. Lễ hội rằm tháng giêng vài năm trở lại đây ngày càng thu hút hàng trăm ngàn khách thập phương gần xa ….đến vía Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu với lòng thành kính, với tâm nguyện tốt lành. Như nhiều hoạt động tín ngưỡng thuần túy, họ cũng ước mong sao có cuộc sống an lành, thịnh vượng.
Kỳ du xuân đầu năm của mọi người thêm ý nghĩa khi mà lễ hội Rằm tháng giêng đã được các cấp chính quyền cùng người dân chung tay tổ chức công việc thiện nguyện này vì một mùa lễ hội bình yên, vì lòng mến khách của người dân Bình Dương. Đến tham gia lễ hội vào những ngày cao điểm, đâu đâu người ta cũng thấy những dòng chữ miễn phí.
Trong ngày Rằm tháng giêng, trước khi diễn ra phần chính của lễ hội là rước kiệu Bà, trong khuôn khổ các hoạt động, có Lễ đấu giá thánh đăng. Tham gia đấu giá có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đa số là các doanh nghiệp người Hoa. Qua đấu giá tổng số tiền thu được hàng năm khoảng từ 3- 5 tỷ đồng. Theo Ban tổ chức lễ hội, toàn bộ số tiền đấu giá trên được gây quỹ dành cho việc dạy và học tiếng Hoa ở trường Tiểu học Lê Văn Tám (thành phố Thủ Dầu Một) và dùng làm từ thiện trong năm.
Vào ngày rằm tháng giêng, ngày lễ chính, lượng khách đến viếng lễ rước kiệu Bà tăng cao hơn bình thường. Hơn 15 giờ, kiệu Bà bắt đầu xuất phát từ miếu Bà Thiên Hậu. Theo đó, 4 bang người Hoa lần lượt dẫn đầu đoàn rước kiệu, sau đó đến các đoàn lân sư rồng trong và ngoài tỉnh. Trong tiếng kèn, trống, phèng la rộn rã, với sự mở đường của cảnh sát giao thông và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự lễ hội, lễ rước kiệu Bà đã thực sự bắt đầu. Với hàng chục đoàn lân sư rồng cùng nhiều đoàn xe hoa càng làm cho phố phường Bình Dương thêm nhộn nhịp, ngập tràn hương sắc của lễ hội.
Lễ hội rằm tháng Giêng tại thành phố Thủ Dầu Một mang đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương. Lễ hội thu hút mọi người từ khắp nơi đổ về cùng thưởng thức nét văn hoá dân gian và cùng nhau hái lộc đầu năm, cùng chúc cho nhau “mưa thuận gió hoà, nhà nhà hạnh phúc”, qua đó, thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, giữa các vùng miền. Qua từng năm, lễ hội rằm tháng giêng hòa cùng lòng hiếu khách, sự tử tế của người dân Bình Dương đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, là lễ hội đầu xuân của mọi người, mọi nhà.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Hay Nhất – Mẫu 2
Tham khảo bài thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu hay nhất sẽ đưa bạn đọc khám phá về một trong những ngôi chùa độc đáo với nét kiến trúc đậm chất Trung Hoa.
Chùa Bà Thiên Hậu là nơi bạn nên ghé thăm nếu muốn cảm nhận sự tĩnh lặng và an yên. Mặc dù nằm trên mảnh đất Sài thành, nhưng nơi đây dường như tách biệt với cuộc sống ồn ào, nhộn nhịp ngoài kia.
Chùa Bà Thiên Hậu nằm trong khu trung tâm Chợ Lớn tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Ngay bên cạnh chùa là Hội quán Tuệ Thành – nơi người Hoa ở Quảng Đông Trung Quốc tập trung. Cách đó khoảng 7km là phố đi bộ Nguyễn Huệ với con đường rộng cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí. Sài Gòn không chỉ có những tòa nhà chọc trời, nơi ăn uống vui chơi sầm uất. Ghé thăm chùa Bà Thiên Hậu quận 5, bạn sẽ cảm nhận được một không gian rất khác. Đó chính là sự trầm tĩnh, uy nghiêm, tĩnh lặng giúp chúng ta như sống chậm lại giữa dòng đời đầy hối hả.
Chùa Bà Thiên Hậu được biết đến là một trong những nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa tại Sài Gòn. Ngôi miếu này còn trở thành địa điểm tâm linh có ảnh hưởng lớn tới đời sống, văn hóa của đông đảo người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố. Bà Thiên Hậu sinh ngày 23/3/1044 tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến, tên thật là Lâm Mặc Nương. Ngay từ những ngày đầu, bà đã khiến những người xung quanh chú ý bởi 14 tháng mới ra đời. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng bà được trời phú cho khả năng thiên bẩm trong nhiều lĩnh vực.
Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được người Hoa thờ cúng để bày tỏ lòng biết ơn. Bởi họ đã đi từ Quảng Đông, Trung Quốc đến với Việt Nam một cách bình yên và an toàn. Đồng thời, tin rằng với sự hiển linh của bà nên họ mới có thể vượt qua được mọi trở ngại, an cư lạc nghiệp. Khi người Hoa di dân đến Việt Nam, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu cũng theo đó du nhập và nhiều ngôi chùa được dựng lên như chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương, chùa Bà Thiên Hậu Võ Văn Kiệt,…
Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng vào khoảng năm 1760 (thế kỷ XVIII) do nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành góp tiền bạc và công sức. Sau 261 năm tồn tại, trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được những đường nét độc đáo. Vào ngày 7/1/1993, địa danh này được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Đến với chùa Bà Thiên Hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh, du khách không khỏi ấn tượng với kiến trúc hình ấn, bao gồm tổ hợp của 4 gian nhà liên kết với nhau tạo thành hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”.
Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu có đặt bàn thờ Phúc Đức Chánh thần ở bên phải. Đồng thời, bàn thờ Môn Quan Vương Tả được bố trí ở bên trái. Tới đây, bạn còn được chiêm ngưỡng các bia đá ghi lại truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng những bức tranh vẽ Bà đang hiển linh trên sóng nước. Trung điện của chùa Bà Thiên Hậu có bộ lư “Phát lan” gồm 5 món được điêu khắc tinh xảo. Hai bên là hình ảnh chiếc thuyền rồng cổ chạm hình nhân cùng chiếc kiệu cổ sơn son thếp vàng. Những vật dụng này dùng để rước Bà vào ngày vía Bà.
Đặc biệt, đến với chùa Bà Thiên Hậu du khách không khỏi trầm trồ bởi những bảo vật quý. Nơi đây hiện đang lưu giữ khoảng 400 đồ cổ, các bức tranh đắp nổi hình tứ linh – Long, Ly, Quy, Phụng. Phần mái hiên, nóc nhà, vách tường có gắn tượng, phù điêu bằng gốm nung dựa theo điển tích của Trung Quốc. Ngoài ra, chùa Bà Thiên Hậu còn chứa rất nhiều đỉnh trầm, lư trầm và lư hương. Đồng thời, bạn sẽ vô cùng ấn tượng với 10 bức hoành phi, 9 bia đá, 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 2 chuông nhỏ, 23 câu đối, 41 tranh nổi,… Tất cả đều được chế tác tỉ mỉ với những đường nét vô cùng tinh tế.
Tên gọi khác của chùa Bà Thiên Hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh là chùa Bà Chợ Lớn vì nằm cạnh Chợ Lớn. Tới đây, bạn sẽ bị thu hút bởi vẻ huyền bí, trầm mặc của ngôi chùa. Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu không chỉ gây ấn tượng với du khách bởi sự chắc chắn, uy nghiêm. Hơn thế nữa, mỗi góc của ngôi chùa đều mang nét đẹp riêng “thôi miên” mọi du khách. Điển hình như bảng sớ màu hồng, hàng rào xanh vững chãi, hai bức tường gạch. Nếu muốn cầu nguyện những điều tốt đẹp, bạn hãy học văn khấn chùa Bà Thiên Hậu hoặc có thể ghi lại mong ước của mình lên giấy, treo cùng với vòng nhang để cầu xin Bà.
Bạn có thể đến với chùa Bà Thiên Hậu vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, sẽ náo nhiệt hơn cả nếu bạn tham quan vào ngày 22 đến 24/3 âm lịch. Đây chính là lễ vía Bà Thiên Hậu hàng năm thu hút đông đảo người Hoa và người Việt đến cúng bái. Trong ngày này, tượng Bà Thiên Mẫu được đặt trên một chiếc kiệu và rước xung quanh chùa. Cùng với đó là các hoạt động náo nhiệt như múa lân, múa sư tử, múa rồng… và biểu diễn nghệ thuật do các đội nhạc dân tộc thực hiện càng thêm náo nhiệt.
Chùa Bà Thiên Hậu là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ gây ấn tượng bởi lối kiến trúc độc đáo, nhiều hiện vật cổ mà còn giúp bạn hiểu thêm về giá trị tâm linh, tìm thấy phút an yên giữa lòng Sài thành.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Ngắn Gọn – Mẫu 3
Bài văn thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt.
Năm 1760, sau khi an cư lạc nghiệp ở vùng Chợ Lớn (Quận 5, Quận 6, Quận 10 và Quận 11, TP. Hồ Chí Minh ngày nay), cộng đồng người Hoa (gốc Quảng Đông) đã góp tiền xây dựng ngôi chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu để tỏ lòng biết ơn bà đã phù hộ cho họ thuận buồm xuôi gió đến vùng đất mới an toàn. Qua nhiều lần trùng tu, chùa hiện có kiến trúc hình chữ Quốc – lối kiến trúc chùa cổ đặc trưng của người Hoa, gồm 3 tòa Tiền điện, Trung điện và Hậu điện.
Tiền điện là nơi đặt ban thờ Phúc Đức Chánh thần (bên phải), Môn Quan Vương Tả (bên trái), 2 bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và các bức tranh lớn vẽ cảnh bà đang hiển linh trên sóng nước. Trong Trung điện đặt bộ lư “Phát lan” đúc năm Quang Tự thứ 12 (1886), hai bên là chiếc kiệu cổ và chiếc thuyền rồng cổ sơn son thếp vàng, chạm hình nhân (biểu tượng của sự may mắn, bình an trên biển). Hậu điện có 3 gian, trong đó gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Kim Hoa Nương Nương và Long Mẫu Nương Nương. Hai gian phụ đặt các tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng, Thần Tài.
Khu vực giữa các tòa nhà là Thiên tỉnh (giếng trời) tạo không gian thoáng đãng, đón nhận ánh sáng tự nhiên. Trên nóc, diềm mái, hiên, vách tường của chùa gắn các tượng, phù điêu bằng gốm nung. Các tượng, phù điêu này được tạo tác dựa theo các điển tích cổ Trung Quốc như Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc… và được bố trí hài hòa với các hình tượng khác như “tứ linh” (long, lân, quy, phụng), “lưỡng long tranh châu”, “bái tổ vinh quy”…
Cùng với kiến trúc đặc sắc, chùa còn lưu giữ hàng trăm cổ vật được chế tác công phu, tinh xảo như: kiệu sơn son thếp vàng, 9 bia đá, 2 đại hồng chung, 10 bức hoành phi, 23 câu đối, 41 tranh nổi… Ngoài ra, chùa cũng có các pháp khí như: đỉnh trầm, lư trầm, lư hương bằng đá sa thạch… do người Hoa thành kính dâng cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Hàng năm, chùa Bà Thiên Hậu tổ chức long trọng lễ vía Bà từ ngày 22 đến 24/3 âm lịch với các nghi thức truyền thống và hoạt động văn hóa hấp dẫn như: lễ tắm Bà; múa lân, sư, rồng; biểu diễn nhạc dân tộc… Lễ hội thu hút đông đảo người dân thành phố và du khách thập phương tới chiêm bái, tham dự.
Chùa đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Chùa Hang 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Văn Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Đạt Điểm Cao – Mẫu 4
Bài văn thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu đạt điểm cao sẽ là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Chùa Bà Thiên Hậu hay còn gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu (天后廟), tiếng Quảng Đông Pò Mỉu (婆廟, Hán Việt: Bà Miếu), là một ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh mẫu hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Do bên cạnh miếu có Hội quán Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán (穗城會馆). Đây là một trong những nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa.
Theo học giả Vương Hồng Sển thì Thiên Hậu Thánh mẫu (vị thần được thờ chính trong chùa) có tên là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phước Kiến). Bà sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông. Sau đó, 8 tuổi bà biết đọc, 11 tuổi bà tu theo Đạo giáo. 13 tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ “Nguyên vị bí quyết” và bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo.
Một lần, cha bà tên Lâm Tích Khánh ngồi thuyền cùng 2 con trai (2 anh của bà), chở muối đến tỉnh Giang Tây để buôn, giữa đường thuyền lâm bão lớn… Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và 2 anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, 2 tay nắm 2 anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà, buộc bà phải trả lời, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được 2 anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”
Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.
Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, biển tự thường là màu đỏ, vàng tạo sự ấm áp, tin tưởng. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi liên hoàn, các con vật thuộc “tứ linh”. Chùa có gắn các tượng tròn, phù điêu bằng gốm dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường… do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908.
Tiền điện là hai tran thờ hai bên: Phúc Đức Chánh thần (phải) và Môn Quan Vương Tả (trái). Tại đây có bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và các bức tranh lớn vẽ cảnh bà đang hiển linh trên sóng nước. Trung điện đặt bộ lư có năm món (ngũ sự) đúc năm Quang Tự thứ 12 (1886). Chính điện, được gọi là Thiên hậu Cung, gian giữa thờ Bà Thiên Hậu, hai bên thờ bà Kim Hoa Nương Nương (phía phải) và Long Mẫu Nương Nương (phía trái).
Được biết pho tượng Bà Thiên Hậu tạc từ một khối gỗ nguyên cao 1m, có từ khá lâu, trước khi xây chùa, vốn được thờ ở Biên Hòa và đến năm 1836 mới di chuyển về đây. Hai pho tượng còn lại bằng cốt giấy sơn màu. Các pho tượng đều được khoác áo thêu lộng lẫy. Gian phụ nằm hai bên chính điện thờ Quan Thánh, Địa Tạng, Thần Tài.
Chùa Bà Chợ Lớn hàng ngày vẫn đón tiếp những người đến cúng lễ khá đông. Nhưng đông hơn là vào các ngày mùng một và rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ… Đặc biệt, ngày 28 Tết, chùa tiến hành lễ cúng Bà và Lễ khai ấn, cầu mong Bà phò trợ cho “Hộ quốc an dân” và “Hợp cảnh bình an”. Riêng ngày vía Bà (23 tháng 3 [âm lịch]) được xem là ngày hội chính của chùa.
Vào ngày này, bà con người Hoa, người Việt đến cúng lễ rất đông. Ngay từ đêm hôm trước tại chùa đã cử hành Lễ tắm Bà. Sáng ngày 23, mọi người lại tổ chức Lễ rước Bà: Tượng Bà được đặt vào kiệu do các thanh niên nam nữ ăn mặc đẹp đẽ diễu qua các đường phố quanh chùa. Theo sau kiệu có thuyền rồng, các tấm bảng đỏ ghi tên các vị thần được thờ phụng trong chùa, các đội múa gồm: múa lân, múa sư tử, múa rồng, các đội nhạc dân tộc vừa biểu diễn vừa múa hát, tạo nên một quang cảnh náo nhiệt trong các khu phố đông đảo người Hoa…
Chính điện chùa còn 2 đại đồng chung niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đạo Quang năm thứ 10 (1830). Trung điện có bộ lư phát lam lớn niên hiệu Quang Tự thứ 12 (1886). Trong tủ kính lớn ở chính điện là tượng Bát Tiên và tướng lĩnh của D’Ariès vào năm 1860 cấm các binh sĩ Phú Lang Sa và Y Pha Nho phá phách. 2 bên bộ lư là kiệu sơn son thiếp vàng, bằng gỗ tốt, dành rước Bà vào ngày vía Bà với chiếc thuyền rồng chạm hình nhân, rước theo cùng với kiệu Bà.
Ngoài ra, chùa còn khoảng 400 đồ cổ, trong đó có 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 2 chuông nhỏ, 4 lư hương đồng, 1 lư hương đá, 10 bức hoành phi, 23 câu đối và 41 tranh nổi… Tất cả những cổ vật này đều được chế tác rất công phu, tỉ mỉ với những đường nét tinh tế. Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa miếu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác: đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Quảng Đông.
Sự tích Bà Thiên Hậu, qua người kể đôi khi có ít nhiều dị biệt nhưng chủ yếu vẫn là đề cao một người phụ nữ Hoa có lòng hiếu thảo, đức hạnh, dám xả thân vì mọi người… Sự đề cao này nhằm mục đích giáo dục. Mặt khác trên bước đường nguy nan, nhiều sóng gió khi sang vùng đất mới để mưu sinh, người Hoa tin tưởng sự hiển linh của bà sẽ giúp họ vượt qua được mọi trở ngại và được an cư lạc nghiệp. Để tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với sự phù trợ của Bà, Chùa Bà Thiên Hậu có vị trí quan trọng đối với người Hoa và cả người Việt.
Chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 7 tháng 1 năm 1993.
Gợi ý cho bạn 🌟 Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng 🌟 13 Bài Văn Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Đặc Sắc – Mẫu 5
Đón đọc văn mẫu thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu đặc sắc với những ý văn hay và cách diễn đạt hấp dẫn, ấn tượng với người đọc.
Chùa Bà Thiên Hậu được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất, lớn nhất và đẹp nhất trong số khoảng 30 ngôi chùa của người Hoa ở TP HCM.
Chùa được xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa. Đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau, 3 dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng và có chỗ thoát khói hương.
Vị thần được thờ chính trong chùa là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Bà được thờ ở gian giữa chính điện, được gọi là Thiên hậu Cung. Tượng Bà Thiên Hậu được tạc từ một khối gỗ nguyên cao 1m, có từ khá lâu, trước khi xây chùa, vốn được thờ ở Biên Hòa và đến năm 1836 mới di chuyển về đây. Bên ngoài tượng khoác áo thêu lộng lẫy. Một nét đặc sắc của chùa Bà Thiên Hậu là các phù điêu bằng gốm được trang trí dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường… Các sản phẩm này do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa ở Trung Quốc sản xuất vào năm 1908.
Nhà sử học Vương Hồng Sển khen ngợi: “Chùa ngày nay như ta thấy, toàn xây bằng vật liệu bên Tàu đem qua, từ viên gạch, tấm ngói, đến những đồ gốm gắn trên mái nóc đều do thuyền buồm chở sang đây, đến cách thức phong tô cũng giữ y thể thức Tàu… thiệt là rất khéo và tưởng chừng thợ kim thời khó làm sắc sảo hơn được nữa”.
Chùa Bà Thiên Hậu hiện lưu giữ rất nhiều cổ vật quý, nổi bật là bộ lư phát lam lớn niên hiệu Quang Tự thứ 12 (1886). Theo thống kê, chùa có trên 400 đồ cổ, trong đó có 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 2 chuông nhỏ, 4 lư hương đồng, 1 lư hương đá, 10 bức hoành phi, 23 câu đối… Tất cả những cổ vật này đều được chế tác rất công phu, tỉ mỉ với những đường nét tinh tế.
Bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu ở tiền điện. Theo truyền thuyết thì Thiên Hậu Thánh Mẫu là người thời Tống, tên thật là Mi Châu. 8 tuổi bà biết đọc, 11 tuổi bà tu theo Phật giáo, 13 tuổi đã đắc đạo và có phép thần thông… Một lần, cha bà cùng hai trai chở muối đi bán, giữa đường thuyền gặp bão lớn… Lúc đó bà đang ngồi dệt vải ở nhà cạnh mẹ nhưng đã xuất thần, dùng răng cắn áo cha, hai tay nắm hai anh. Giữa lúc đó mẹ gọi, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm 1110 nhà Tống sắc phong cho bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.
Chùa Bà Thiên Hậu hàng ngày đón tiếp những người đến cúng lễ khá đông, nhưng đông hơn là vào các ngày mùng Một và Rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ… Dàn hương vòng nghi ngút khói tạo nên không gian tôn nghiêm của chốn tâm linh, đồng thời cũng là một trong những nét đặc trưng của một ngôi chùa người Hoa.
Không chỉ là một công trình có giá trị về lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, chùa Bà Thiên Hậu còn là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo bà con người Việt gốc Hoa (Quảng Đông) ở TP HCM.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Chọn Lọc – Mẫu 6
Tham khảo bài văn thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu chọn lọc sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý và thông tin cần thiết để thực hiện bài viết của mình.
Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760, là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa.
Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn, mang đậm phong cách chùa cổ của người Hoa, từ đường nét, kiến trúc đến vật liệu xây dựng. Theo nhà văn hóa – học giả Vương Hồng Sển, từng viên gạch, mái ngói, đồ gốm ở chùa đều được đem từ Trung Quốc sang.
Chùa Bà Thiên Hậu có hàng trăm đồ cổ có niên đại từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, bao gồm các tượng gỗ, tượng đá, bia đá, lư đồng, câu đối, phù điêu,… được chế tác rất tỉ mỉ và tinh tế. Đặc biệt, phải nói đến 2 đại đồng chung bằng gang, có niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đạo Quang năm thứ 10 (1830) cùng với bộ lư lớn có niên hiệu Quang Tự năm thứ 12 (1886).
Miếu thờ trong chùa bà Thiên Hậu gồm 3 điện thờ chính: tiền điện, trung điện và chính điện. Chính điện thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hai bên trang thờ Bà là trang thờ Kim Huê nương nương và Long Mẫu nương nương. Giữa các dãy nhà trong miếu đều có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh, giúp thu ánh sáng, không khí và thoát khói hương.
Vào các ngày mùng một, ngày rằm, Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu và đặc biệt là vào ngày lễ vía Bà (23.3 âm lịch), luôn có nhiều du khách hành hương Phật giáo, Phật tử đến chiêm bái, đứng kín cả trong và ngoài chùa. Vì vậy, cũng như chùa Ngọc Hoàng, bạn nên đến viếng chùa vào ngày thường để có thể dễ dàng thưởng lãm từng dấu tích lịch sử của ngôi cổ tự.
Chùa Bà Thiên Hậu là ngôi chùa có hơn 200 năm tuổi, là một chốn thanh tịnh giữa đất Sài Gòn phồn hoa, nhắc nhở người ta tìm về chốn bình yên, thanh bình để cầu phước lành cho gia đình và những người yêu thương.
Đón đọc tuyển tập 🍀 Thuyết Minh Về Chùa Dâu 🍀 13 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Học Sinh Giỏi – Mẫu 7
Bài văn thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu học sinh giỏi dưới đây sẽ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết và luyện tập cho mình một văn phong hay.
Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà).
Miếu được xây dựng vào năm 1760. Từ đó đến nay, miếu đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn còn giữ được phong cách của chùa Hoa từ đường nét, nghệ thuật kiến trúc, cấu tạo mặt bằng đến vật liệu xây dựng. Gạch, ngói, đồ gốm… đước đem từ vùng Nam Trung quốc sang. Miếu được xây theo hình chữ Quốc, gồm 3 điện thờ chính: tiền điện, trung điện và chính điện. Sát 2 bên miếu là Hội quán Tuệ Thành và truờng học.
Gian tiền điện đặt hai trang thờ nhỏ ở hai bên cửa ra vào. Bên trái thờ môn quan Vương Tả, bên phải thờ Phúc Đức chánh thần. Tại đây cũng có 2 bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và bức tranh lớn vẽ cảnh Bà hiển linh xuất hiện trên sóng nước. Bia công đức ghi lại sự đóng góp trùng tu miếu vào các đời Đạo Quang thứ 8 (1828) và Đạo Quang thứ 10 (1830); Tự Đức thập nhất niên (1857); Hàm Phong cửu niên (1859); Quang Tự – Mậu Tuất (1898).
Gian trung điện đặt bộ lư phát lam mang niên hiệu Quang Tự thứ 12 (1886) là bộ lư lớn nhất so với những bộ lư ở những miếu khác trong Thành phố. Tại đây cũng có kiệu lớn sơn son thếp vàng bằng gỗ tốt, dành để rước Bà trong ngày vía. Tại trung điện có treo bức hoành phi “Hàm Hoằng Quang Đại” màu đỏ, kẻ chữ vàng ghi lại năm trùng tu xưa nhất của miếu (1800).
Chính điện là gian chính đặt thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Trên trang thờ Bà có 3 tượng đặt theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Vào dịp vía Bà, tượng lớn nhất sẽ được cung nghinh ra sân cho bà ngự lãm lễ hội; tượng giữa đặt trên trang thờ và tượng dưới cùng sẽ được đặt vào kiệu đưa đi diễu hành quanh các khu phố vào ngày lễ hội. Trên trang thờ treo hàng chữ “Thiên hậu thánh mẫu” bằng vải, thêu chữ nổi. Phía trên điện thờ đặt lư hương và có 3 dãy bàn lớn dùng làm nơi để lễ vật cúng Bà.
Hai bên trang thờ Bà còn đặt trang thờ Kim Huê nương nương (Mẹ Sinh, Mẹ Đậu) bên phải và Long Mẫu nương nương bên trái. Gian phụ đặt thờ Quan Thánh, Địa Tạng, Thần Tài. Tủ kính lớn tại gian chính điện đặt tượng Bát Tiên và tướng lịnh của Ariès ký tên cấm các binh sĩ Pháp và Y-Pha-Nho phá phách miếu, tướng lịnh được lưu giữ từ năm 1860.
Hàng năm, vào các ngày lễ, Tế, ngày sóc (mồng 1), ngày vọng (rằm), các ngày lễ vía các thần được thờ, đặc biệt là ngày vía Bà (ngày 23/3 âm lịch), đông đảo người Hoa và cả người Việt đến chùa lễ bái rất động. Ngày lễ vía Bà được xem là ngày hội lớn của người Hoa, được tổ chức long trọng nhất, có đọc văn tế, có tổ chức lễ hội trước sân miếu, có múa rồng, múa lân, hát Tiều, hát Quảng… Là một trong những ngôi miếu cổ của người Hoa thu hút đông đảo đồng bào Hoa – Việt đến lễ chùa, vãn cảnh. Miếu Bà có vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hoa trong quá trình định cư ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Ban quản trị Hội quán Tuệ thành thường sử dụng tiền hương hỏa để phục vụ cho những hoạt động từ thiện xã hội, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Năm 1910, Hội quán đã dùng tiền hương hỏa xây dựng trường Tuệ Thành – Việt Tú (ngày nay là trường Mạch Kiếm Hùng). Năm 1958, xây 1 trường tiểu học tại quận 11. Năm 1967, quyên góp xây dựng Khoa sản cho Bệnh viện Quảng Đông (nay là bệnh viện Nguyễn Tri Phương).
Ngày 07/01/1993, miếu được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Ngày nay, chùa Bà Thiên Hậu là một trong những nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần đối với nhiều người Hoa ở Sài Gòn và các vùng lân cận. Không những thế, ngôi chùa được xem là một công trình kiến trúc có giá trị cao về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến chiêm bái. Có người đến cầu tài, người thì cầu phúc, cầu may hay chỉ đơn giản là mong ước những điều bình an trong cuộc sống. Bỏ lại sự hối hả của phố thị, đặt chân đến nơi đây bạn sẽ thấy Sài Gòn không còn tấp nập và bộn bề.
SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Chùa Thầy 💧 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Sinh Động – Mẫu 8
Để viết bài văn thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu sinh động, các em học sinh có thể vận dụng linh hoạt nhiều phương thức biểu đạt để xây dựng những câu văn giàu hình ảnh.
Theo các tài liệu văn bia tại chùa Bà Thiên Hậu, vào khoảng năm 1760, nhiều thương gia Quảng Châu (Trung Quốc) đi tàu sang Việt Nam để buôn bán làm ăn và trên các tàu đều thờ Thánh Mẫu để phù hộ. Lúc bấy giờ, tàu bè đi biển phải trông theo hướng gió, các thương gia thường phải ở lại Việt Nam vài ba tháng mỗi năm nên nhiều người đã hùn tiền xây miếu để thờ Bà và xây dựng Hội quán để làm nơi dừng chân.
Quần thể tiếu tượng gốm trên nóc chùa được xem là đặc sắc nhất, xuất hiện từ năm 1908. Trên đỉnh tượng là hình “Lưỡng long tranh châu”, tầng giữa là hình “Thầy trò Đường Tăng”, “Ba tiêu động”… và những tiếu tượng trong các điển cố của người Hoa. Phần đáy là hình theo truyện cổ “Bát tiên quá hải”. Bức phù điêu bên sân chùa dùng công nghệ chạm gạch. Đây là một loại điêu khắc nổi tiếng của Trung Quốc dùng đục và búa gỗ chạm khắc các hình tượng người và cảnh vật trên gạch để trang trí nội ngoại thất lăng miếu.
Trải qua nhiều đợt trùng tu, chùa vẫn giữ được nét đặc trưng với phong cách kiến trúc cổ xưa và độc đáo của người Hoa. Chính điện được tôn cao hơn các điện thờ phía trước, chia làm ba gian bởi các thân cột tròn. Gian thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu được bài trí trang trọng ở gian giữa. Chắn ngang giữa hai thân cột hàng thứ nhì của chính điện là một hương án lớn. Phía sau hương án này, cách một khoảng khá rộng có một hương án nữa để bày bộ ngũ sự bằng đồng được đúc vào năm 1860.
Mặt trước hương án trang trí phù điêu tạo tác vào năm 1875, chạm trổ điển tích Phong Thần, tùng – lộc, mai, lan, cúc, trúc … Dóc trước hai bên hương án là hai bộ bát bửu, mỗi bộ gồm tám loại binh khí có cán bằng gỗ, lưỡi bằng đồng, mỗi loại binh khí được đúc cùng một đồ vật trong tám loại đồ vật tượng trưng cho sự phong lưu, tao nhã, trí thức như quả bầu, cuốn thư, giỏ hoa, tháp bút …
Thống kê của ban quản trị hội quán, nơi đây hiện có gần 400 đồ cổ, trong đó gồm 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 4 lư hương đồng… Bộ lư hương lớn nhất đặt tại trung điện có niên hiệu Quang Tự thứ 12 (năm 1886). Điểm nhấn của chùa còn là những chiếc nhang vòng treo trên cao.
Theo ban quản trị, chùa thường đông khách đến viếng và tham quan vào các dịp lễ, tết đầu năm và ngày rằm trong tháng như Tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Đoan Ngọ, lễ vía bà Thiên Hậu (23 tháng 3 Âm lịch). Vào dịp cận Tết, chùa Bà Thiên Hậu còn thu hút hàng trăm đoàn lân sư rồng từ TP HCM, Bình Dương… đổ về để “xin lộc cầu may mắn”. Lễ nghi này có tên gọi “khai quang điểm nhãn” với ý nghĩa cầu mong một năm mới yên vui, thịnh vượng và ăn nên làm ra.
Không chỉ là ngôi miếu có lịch sử lâu đời, Tuệ Thành Hội quán (quận 5) còn là điểm tham quan của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Văn Mẫu Hay – Mẫu 9
Thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu văn mẫu hay sẽ là tư liệu đặc sắc cung cấp cho bạn đọc và các em học sinh những góc nhìn mới lạ về địa danh này.
Chùa Bà Thiên Hậu có dạng nhà khung gỗ, mái lợp ngói âm dương, chiều dài 65m, rộng 27m. Mặt bằng được bố cục lần lượt từ ngoài vào là khoảng sân, cửa chính, tiền điện, thiên tỉnh, trung điện, nhà hương và chính điện. Đặc biệt, chùa được trang trí bởi các phù điêu gốm trên tường và mái ngói với các đề tài: Lưỡng long tranh châu, Tây du ký, Bao Công xử án, Hán Sở tranh hùng…
Cửa vào chùa có chạm bốn chữ Hán: “Tuệ Thành hội quán”. Tiền điện có hai khám thờ, bên trái thờ Môn thần, bên phải thờ Thổ địa. Hai bên cửa ra vào là tranh vẽ bà Thiên Hậu hiển linh trên sóng nước. Trên tường tiền điện và dọc hai vách tường là tranh vẽ các điển tích cùng các bài thơ Đường của Lý Bạch, Vương Xương Linh…
Tại trung điện có một hương án lớn, trên bày bộ Ngũ sự pháp lam được đúc năm 1886. Kế tiếp là nhà hương với những khoanh nhang vòng treo dưới mái. Đi tiếp vào trong là chính điện, chia làm ba gian: Gian thờ Thiên Hậu Thánh mẫu ở chính giữa, bên trái thờ Long Mẫu nương nương, bên phải thờ Kim Hoa nương nương – vị thần phù hộ cho việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái.
Chùa Bà Thiên Hậu hiện vẫn giữ được nét đẹp của một công trình kiến trúc cổ với sự tinh xảo của nghệ thuật chạm khắc gỗ, nghệ thuật hội họa và thư pháp trên các tranh tường hay kỹ thuật chế tác phù điêu gốm. Năm 1993, chùa Bà Thiên Hậu được công nhận là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Tham khảo văn mẫu 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Ấn Tượng – Mẫu 10
Đón đọc bài văn mẫu thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu ấn tượng với những ý văn hay và cách diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh.
Tuệ Thành Hội quán (còn gọi là Chùa Bà Thiên Hậu hay Chùa Bà Chợ Lớn) là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa, hiện tọa lạc trên đường Nguyễn Trãi ở quận 5, TPHCM.
Miếu Thiên Hậu hay chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng năm 1760 và đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Sau hơn 250 năm tồn tại, nơi đây vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Kiến trúc chùa xây theo hình ấn, là tổ hợp các ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện.
Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ trong chính điện. Tượng tạc từ một khối gỗ nguyên cao một mét. Bà Thiên Hậu được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển, được tôn kính đặc biệt trong Phật giáo và Đạo giáo ở các quốc gia Đông Á. Du khách khi đến đây, có thể mua nhang vòng, ghi lại những lời chúc, tâm nguyện của mình lên giấy. Sau đó người quản chùa sẽ treo nhang lên cao như gửi lời cầu nguyện tới Bà.
Nét đặc trưng với phong cách kiến trúc cổ xưa và độc đáo của người Hoa, nên thu hút nhiều du khách đến tham quan, trong đó có cả các bạn bè quốc tế. Cứ mỗi dịp Tết đến, người dân, đặc biệt là cộng đồng người Hoa ở TPHCM lại đến chùa Bà Thiên Hậu để cầu bình an, sức khỏe và công việc làm ăn luôn được thuận lợi.
Chùa Bà Thiên Hậu – Hội quán Tuệ Thành có vị trí quan trọng đối với cộng đồng người Hoa, đặc biệt là người Hoa Quảng Đông ở Chợ Lớn. Chùa Thiên Hậu là niềm tự hào của người Hoa thành phố, là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia được công nhận vào năm 1995.
Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Sapa 🌹 17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Văn Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Giàu Hình Ảnh – Mẫu 11
Tham khảo bài văn thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu giàu hình ảnh giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn sinh động và sử dụng từ ngữ linh hoạt, giàu sắc thái và ý nghĩa.
Miếu Thiên Hậu tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, là ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu của cộng đồng người Hoa – Quảng Đông, gốc ở huyện Tuệ Thành (Trung Quốc).
Miếu có cấu trúc mặt bằng dạng chữ Quốc, chia làm 3 dãy: tiền điện, trung điện và hậu điện. Hội quán Tuệ Thành và truờng học nằm hai bên miếu. Nóc miếu được trang trí hoa văn hoa lá, hình nhân bằng gốm sứ do hai lò Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm Mậu Thân (1908), có cảnh “đả võ đài”, “bái tổ vinh quy”, mô tuýp “lưỡng long tranh châu”, có hình ảnh tiên đồng, tiên nữ với hàng chữ “hòa hợp nhị tiên”… Hai con lân đá, chạm từ khối đá nguyên được đặt trong sân miếu.
Tiền điện đặt hai trang thờ hai bên cửa vào. Bên trái thờ Thần Cửa (Môn Quan Vương Tả), bên phải thờ Phúc Đức Chánh Thần. Tại đây cũng có bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và bức tranh lớn vẽ cảnh Bà hiển linh trên sóng nước. Bia công đức ghi lại sự đóng góp trùng tu miếu vào các đời: Đạo Quang thứ 8 (1828) và Đạo Quang thứ 10 (1830) – Tự Đức thập nhất niên (1857); Hàm Phong cửu niên (1859); Quang Tự – Mậu Tuất (1898)…
Trung điện đặt bộ lư phát lam niên hiệu Quang Tự thứ 12 (1886) là bộ lư lớn nhất so với những bộ lư ở những miếu khác trong Thành phố. Tại đây cũng có kiệu lớn sơn son thếp vàng bằng gỗ tốt, dành rước Bà trong ngày vía. Bức hoành phi “Hàm Hoằng Quang Đại” treo tại đây, cho biết năm trùng tu xưa nhất của miều (1800).
Hậu điện là gian chính đặt thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Trên trang thờ Bà có 3 tượng lớn: tượng cao nhất dùng vào dịp vía bà, cung nghinh ra sân cho bà ngự lãm lễ hội; tượng giữa đặt trên trang thờ và tượng dưới cùng dùng đặt vào kiệu đưa đi diễu hành quanh các khu phố vào ngày lễ hội.
Tại gian chính điện còn đặt 2 đại hồng chung bằng gang: một có niên đại 1795 đời vua Càn Long thứ 60 và một được đúc năm Canh Tuất 1850. Trong “Thiên Hậu cung” có đặt một thuyền gỗ ở góc, treo cờ ghi 4 chữ “phổ độ chúng sanh”, dùng dâng cúng Bà vào ngày vía hàng năm. Ngoài các hiện vật quý, trong miếu còn có các pháp khí như: đỉnh trầm, lư trầm, lư hương bằng đá sa thạch… do người Hoa thành kính tín ngưỡng Bà đã dâng cúng.
Là ngôi miếu quan trọng nhất ở Thành phố đặt thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng một số hiện vật quý trong miếu, ngày 07/01/1993 miếu được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Chi Tiết Nhất – Mẫu 12
Dưới đây là bài văn thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu chi tiết nhất để bạn đọc và các em học sinh tham khảo và tìm hiểu cụ thể về ngôi chùa nổi tiếng của miền Nam.
Giai thoại trong dân gian cho rằng:
Bà Thiên Hậu tên là Lâm Mi Châu, sinh ở Phúc Kiến, đời nhà Tống, là con gái của một ngư phủ, bà vốn có tánh linh, truyền rằng: Một hôm cha và hai người anh bà đi đánh cá ngoài biển, chẳng may gặp biển động, thuyền bị chìm, lúc ấy Bà đang ngồi dệt lụa tại nhà bỗng nhiên nhắm nghiền mắt lại, đưa tay ra trước với dáng điệu như cố níu kéo một vật gì, người mẹ thấy vậy vội lay gọi bà, bà thu tay lại ngước mắt, cho mẹ hay là cha đã chết, chỉ cứu được hai anh thôi. Dân chúng trong vùng hay biết việc này đem lòng tín ngưỡng, từ đó, mỗi khi đi biển, họ thường đến xin bà phù hộ. Đến năm 27 tuổi bà mất, được vua Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Theo sách Thanh Nhất Thống Chí viết: Thiên Hậu là tên một thần biển, con gái thứ sáu của Lâm Nguyệt tên là Lâm Túc Mặc, người Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến. Khi sinh ra có hương thơm ngào ngạt, hào quang rực rỡ, lớn lên có phép mầu, cưỡi chiếu bay trên biển. Sau khi thăng hoa thường mặc áo đỏ bay lượn trên biển. Các đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh thường hiển linh, thời Khang Hy được phong làm Thiên Phi, sau gia phong Thiên Hậu.
Trong sách Thăng Long Cổ Tích Khảo, khi nói về đền thờ Thiên Hậu ở phía ngoài cửa Đông – thành Hà Nội, viết: Thiên Hậu là người Quảng Đông, cha và anh trai thường đi thuyền buôn bán ở Nam Hải. Một lần đang dệt vải, nàng ngủ gật, tỉnh dậy nói với mẹ rằng cha và anh đã bị chết vì sóng gió ngoài biển. Sau nhận được tin quả nhiên như vậy. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng cưỡi gió bay đi hóa thành thần biển.
Còn sách Đại Nam Nhất Thống Chí, khi nói về ngôi đền Thiên Hậu ở bên bờ sông, bên ngoài tỉnh thành Bình Thuận, viết: Đền thờ Thiên Hậu, bà người Phúc Kiến, nguyên là con gái nhà họ On, lên tám tuổi đi học phép tiên, 12 tuổi luyện được đan, có tài gọi gió, gọi mưa, từng bay ra biển cứu giúp những ngườì bị nạn. Thần được các triều Tống, Minh, triều Thanh phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu (Nguyễn Minh San, Tiếp cận tín ngưõng dân dã Việt Nam, NXB văn hóa dân tộc).
Đầu tiên không biết chùa được xây cất năm nào, chỉ biết lúc đầu chùa tọa lạc tại con rạch Hương Chủ Hiếu (nay đã xây dựng lại ngôi miếu trên vị trí ban đầu của xưa kia). Người xưa đã chịu ảnh hưởng của quan niệm dân gian là địa thế xây cất miếu Bà thường tuân theo nguyên tắc kiến trúc điện mẫu, tức là luôn mang yếu tính nữ trong xây cất, một trong yếu tố nữ là điện thờ nên chọn nơi gần sông, suối, ao, hồ… nghĩa là gần nơi có nước, vì nước mang yếu tố âm, mang tính nữ.
Đến năm 1923, bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) chung sức tái tạo ngôi chùa ở vị trí như ngày nay. Về kiến trúc, thờ tự, trang trí nội thất ở hai cánh cửa chính đề bốn chữ đại tự “Phong Điều Vũ Thuận” (gió mưa điều hòa). Vào sân chùa, trước cửa điện có đặt một cái đỉnh lớn để những người đến cúng cắm nhang. Toàn bộ ngôi chùa kiến trúc thành ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ “Thiên Hậu Cung”, trên hai cánh cửa chính đề bốn chữ Quốc Thái Dân An, hai bên là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của bà.
Cặp câu đối thứ nhất:
Thánh đức phối thiên hải đức từ hành phổ tế
Mẫu nghi xưng hậu tang du trở đậu trùng quang.
Tạm dịch: Công đức của bậc thánh có thể sánh với trời, đức mênh mông như biển thuyền từ cứu vớt khắp cùng.
Cặp câu đối thứ hai:
Thiên thượng từ hành nhân gian thánh mẫu
Hậu nghị cộng ngưỡng khôn đức trường tồn.
Tạm dịch: Tại thượng giới hiệu là từ hàng, tại nhân gian tồn là thánh mẫu. Bậc hậu oai nghi ai cũng tôn kính, đức dày mãi mãi với thời gian.
Mái trước của chính điện lợp ngói âm dương với những đường chỉ đắp nổi, trang trí Lưỡng Long Tranh Châu, Cá Chép Hóa Rồng. Hai bên đường viền của mái nhà là tượng “Bà Mặt Trăng”, những tượng Quan Văn, Quan Võ… tiêu biểu nhất lí âm dương và cũng là đặc trưng của lối kiến trúc người Hoa.
Hai dãy nhà hai bên chính điện có đề ở cửa cái chữ “Thất phủ, công sở”, là nơi làm việc, hội họp và những kho chứa đồ đạc, gọi chung là “Thất phủ công sở”. Do vậy, mà bên trong ghi những chữ như: “Hữu Thông” (đi suốt qua bên mặc), sự chi, công lý (mọi việc theo lẽ công) ( bên phải). Bên trái ghi: Dĩ Lễ, Thủ Chánh (hãy theo l64, giữ gìn cái chính), Quảng Nội (rộng rãi bên trong), những chữ vắn tắt ấy như những khẩu hiệu nhắc nhở mọi người.
Trong điện có cặp đối, nội dung các cặp đối là ngợi ca công đức và sự linh diệu của Bà trong việc cứu nhân độ thế, hơn nữa bà là vị nữ thần phò hộ cho người dân đi biển nên hầu hết các cặp đối đều có nhắc đến những hình ảnh có liên quan đến biển khơi và sự mong ước được sóng yên, bể lặng, tất nhiên những hình ảnh ấy cũng được hiểu rộng ra với nghĩa tượng trưng. Tại chánh cung, thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, tượng có áo mão nghiêm trang và thường được thay mới hàng năm, hoặc hai, ba năm một lần. Bên trái bà là khám thờ Ngũ Hành Nương Nương. Bên phải thờ Bổn, gọi là bổn đầu công công.
Hai bên tường có giá cắm tấm biển đề Túc Tĩnh – Hồi Tị, để kêu gọi mọi người nghiêm trang hoặc tránh ra mỗi khi có rước kiệu Bà đi trên đường. Cặp biển thứ hai đề Thiên Hậu Nguyên Quân ( Vị thần chủ việc tiền tài). Các cặp biển sắp theo thứ tự trong thờ tự cũng như trong diễu hành lễ rước bà. Hai bên chánh điện được xem như Đông lang, Tây lang, là nơi hội họp, được gọi là thất thủ công sở. Trong điện có trưng bày giá cắm bát biểu là tám món bửu bối của tám vị tiên theo truyền thuyết của người Trung Hoa.
Nhìn chung ngoài những lối kiến trúc, thờ phượng, những chùa miếu người Hoa còn có những nét đặc trưng nữa là những cây nhang vòng, những lồng đèn có viết chữ Hán và những màu sơn vàng đỏ sặc sở được trưng bày trong miếu.
Lễ hội ở miếu Bà thuần túy diễn ra ngày 25 tháng 3, là ngày vía bà. Ngày ấy chỉ có cúng lễ tế, lễ bái mà không có cuộc rước lễ, diễu hành, đặc biệt là ở các cuộc lễ của người Hoa ở miếu bà không có đọc sớ hoặc văn tế thần như các cuộc cúng đình của người việt. Các vật dâng cúng thần cũng không có quy định cụ thể mà hoàn toàn tùy thuộc ở tấm lòng và điều kiện của người cúng lễ. Thông thường là bánh, trái, hoa, hương, cau, thịt… còn loại nào, số lượng bao nhiêu không quy định chắc chẽ.
Hội vừa mang tính chất tín ngưỡng, vừa là dịp dân chúng tụ họp để chiêm ngưỡng thần, hoặc xem những đợt cúng lễ, múa hát, rước xách, diễu hành, nghĩa là dịp vừa tín ngưỡng vừa vui chơi, giải trí. Ngày lễ hội miếu Bà được diễn ra ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm và được chuẩn bị chu đáo của ban tổ chức, lại được sự bảo vệ của các cơ quan chức năng.
Sáng 14 tháng Giêng (AL) lễ bắt đầu, lễ diễn ra đơn giản trong vòng 15 hay 20 phút, sau đó là bá tánh vào lễ. Trong dịp lễ này thường có tục “Thỉnh Lộc Bà”. Lộc là những cây nhang lớn và những cái đèn lồng phất giấy. Việc thỉnh lộc bằng đèn, nhang có ý nghĩa là mang ánh sáng vào hương thơm, tượng trưng cho sự hanh thông, sáng sủa và danh giá cùng những may mắn cho gia đình.
Trong miếu thường có những lồng đèn phất giấy hình khối tròn như quả dưa hoặc như quả bí do bá tánh cúng. Sau lễ những đèn ấy được đem hỏa thiêu, còn những đèn nhang để bá tánh thỉnh lộc. Phần đèn có khoảng trên dưới 150 cái để người thỉnh lộc, phần nhang thì tùy hoàn cảnh, ít nhiều không hạn định. Ngoài ra, theo lễ hàng năm miếu Bà có sản xuất độ 15 cái đèn lớn để cúng Bà và số đèn này được đưa ra đấu giá, số tiến có được sẽ sung vào công quỹ của miếu.
Đi đầu là tấm biển đề 4 chữ “Thiên Hậu xuất du”. Kế tiếp là đoàn múa Hẩu của người Hoa thuộc bang Phúc Kiến. Hẩu là con Kim Mao sư (sư tử rồng vàng), là con thú chúa của loài thú. Hẩu dẫn đầu đoàn rước với ngụ ý là muốn xua đuổi hoặc răn đe những cái xấu, cái ác, đi trước người biểu diễn là người điều khiển hướng dẫn, cách thức, điệu múa Hẩu mạnh bạo, dứt khoát như người diễn võ, dùng nhiều sức nên mệt, do vậy một lúc có diễn viên khác vào thay. Múa Hẩu không có ông địa đi theo như múa Lân, Hẩu không leo trèo như Lân. Sau Hẩu là các xe hoa, rồi đồ binh khí, bát bửu, những tấm bài đề Túc Tĩnh, Hồi Tị.
Sau phần nghi thức cố định này, tùy theo sáng kiến từng năm của ban tổ chức mà có thể có đoàn Bát tiên (gồm 6 tiên ông và 2 tiên bà ), các tiên nữ đoàn múa rồng, múa lân. Sau đoàn múa lân rồi đến cộ bà, cộ bà có tám người khiêng, khiêng cộ bà là điều có nhiều phước lộc nên được phân đều cho cả bốn Bang, mỗi bang phụ trách một góc cộ. Kế sau cộ bà là đoàn lân của người Quảng Đông như để hộ vệ bà cùng với bốn người đại diện của bốn bang người Hoa.
Ý nghĩa cuộc rước cộ là để bà thăm viếng dân tình và để bá tánh chiếm bái, cầu phúc. Thật ra những cuộc rước thần thánh nói chung ở các đình, chùa, miếu mạo… là cách đưa sự linh thiêng vào cuộc sống, tạo sự nối kết giữa thánh thần với đời thường, là dịp để mọi người vui chơi, giải trí trong cái không khí tín ngưỡng dân gian như mọi hội hè đình đám của truyền thống văn hóa dân tộc.
Khám phá thêm 🔥 Thuyết Minh Về Vịnh Hạ Long 🔥 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Luyện Viết – Mẫu 13
Văn mẫu thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu luyện viết sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Hội quán Tuệ Thành hay còn gọi là chùa Bà Thiên Hậu, chùa Bà Chợ Lớn là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời ở TPHCM. Chùa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hoa tại khu vực Chợ Lớn.Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. hùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.
Theo nhiều tài liệu ghi chép, vào khoảng năm 1760, trên các tàu của thương gia người Quảng Châu (Trung Quốc) sang Việt Nam buôn bán làm ăn đều đặt bàn thờ Thánh Mẫu cầu mong bình an, may mắn. Lúc bấy giờ, tàu bè đi biển phải phụ thuộc hướng gió nên các thương gia thường ở lại Việt Nam khoảng thời gian khá dài, vì thế mọi người đã hùn tiền để xây miếu thờ và Hội quán để dừng chân.
Kiến trúc chùa xây theo hình ấn, là tổ hợp các ngôi nhà liên kết với nhau tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Ở chính điện chùa thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Pho tượng này được tạc từ khối gỗ nguyên cao 1m, có trước khi xây Chùa Bà. Trên nóc chùa là quần thể tiểu tượng gốm xuất hiện từ năm 1908. Trên đỉnh tượng là hình “lưỡng long tranh châu”, tầng giữa là “thầy trò Đường Tăng”… Tất cả những quần thể tượng này đều tái hiện cốt truyện những điển cố nổi tiếng của người Hoa.
Trải qua hơn 2 thế kỷ, hội quán vẫn giữ được nét đẹp của công trình kiến trúc cổ. Đặc biệt là nghệ thuật, kỹ thuật chế tác các phù điêu gốm dù trải qua mưa nắng, thời gian vẫn còn giữ nguyên vẹn đường nét và màu sắc.
Vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm, hội quán tổ chức long trọng lễ dâng hương Vía Bà cùng các nghi thức truyền thống, các hoạt động văn hóa thu hút người dân và du khách. Năm 1993, hội quán được công nhận là di tích cấp Quốc gia.
Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn 🌜 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Ngắn Hay – Mẫu 14
Bài văn thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu ngắn hay sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng và hoàn thành tốt bài viết trên lớp.
Hội quán Tuệ Thành – “Chùa Bà Thiên Hậu” hay “Chùa Bà Chợ Lớn” – một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh của người Hoa nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hoa trong quá trình định cư tại đây.
Được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII bởi một nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu) di dân sang Việt Nam, Hội quán được dùng làm nơi hội họp, quản lý di dân, giúp đỡ đồng hương, đồng thời cũng là nơi thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Bà. Theo truyền thuyết, Bà Thiên Hậu có khả năng đặc biệt thấy trước tương lai, cứu những người đi biển. Cho nên trên chuyến hải hành đến Việt Nam, nhóm người Hoa đã mang theo bài vị của Bà để cầu xin phù hộ bình an.
Trải qua hơn hai thế kỷ, Hội quán vẫn gìn giữ được nét đẹp của một công trình kiến trúc cổ: từ sự tinh tế, sắc sảo của nghệ thuật chạm khắc gỗ trên các phù điêu hương án, các bao lam, khám thờ, liễn đối; cho đến nghệ thuật hội hoạ và thư pháp trên các tranh tường. Đặc biệt nhất là nghệ thuật – kỹ thuật chế tác các phù điêu gốm dù trăm năm mưa nắng vẫn giữ gần như nguyên vẹn đường nét và màu sắc của từng chi tiết.
Điểm nhấn của ngôi chùa Bà Thiên Hậu là những chiếc vòng nhang treo trên không độc đáo dọc từ phía ngoài cửa vào cho tới trước chánh điện. Người tới làm lễ có thể mua vòng nhang, ghi lại những lời chúc hay tâm nguyện của mình lên giấy. Sau đó, treo lên cùng với nhang để cầu xin với bà Thiên Hậu. Hai bên lối đi của ngôi chùa là những tờ giấy màu hồng dán thẳng hàng, trên đó ghi tên những nhà hảo tâm đóng góp cho nhà chùa.
Có người đến cầu lộc, cầu duyên, cầu tài, cũng có người cầu bình an, cho năm mới được an nhiên bên gia đình. Vì thế lư hương lúc nào cũng nghi ngút khói nhang. Nhang thơm tan vào hư không, thoảng trong gió, mang theo những ước nguyện từ tận đáy lòng.
Hàng năm, vào ngày 23/03 Âm lịch, Hội quán tổ chức long trọng lễ dâng hương Vía Bà, với các nghi thức truyền thống và hoạt động thu hút đông đảo cả người dân địa phương và du khách thập phương tới chiêm bái và tham dự.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15
Tham khảo bài thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu bằng tiếng Anh dưới đây để luyện tập cách viết đúng ngữ pháp và trau dồi vốn từ vựng phong phú hơn.
Tiếng Anh:
Tue Thanh Assembly Hall – Temple of Lady Thien Hau, also known as Ba Thien Hau Pagoda, is one of the famous temples in Ho Chi Minh City. Located on Nguyen Trai Street (District 5), which is always busy with cars, Ba Thien Hau Pagoda is one of the famous temples, having an important influence on the life and culture of the Chinese people in Ho Chi Minh City for a long time. Existing for 258 years, the pagoda still retains the characteristics of Chinese architecture. The pagoda was recognized as a national architectural monument in 1993.
Tiếng Việt:
Tuệ Thành hội quán – miếu thờ bà Thiên Hậu hay còn biết đến là chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng tại TPHCM. Nằm trên con đường Nguyễn Trãi (quận 5) lúc nào cũng tấp nập xe qua lại, chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống và văn hóa của người Hoa sinh sống tại TPHCM từ rất lâu nay. Tồn tại đã 258 năm nhưng chùa vẫn giữ được nét đặc trưng cho kiến trúc của người Hoa. Chùa đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Chùa Hương, Lễ Hội Chùa Hương 🌟 15 Bài Hay Nhất