Thuyết Minh Về Bình Phước ❤️️ 23+ Bài Giới Thiệu Bình Phước ✅ Tham Khảo Những Bài Văn Đặc Sắc Chia Sẻ Về Các Cảnh Đẹp, Địa Danh Nổi Tiếng Tại Đây.
Giới Thiệu Về Bình Phước Chi Tiết – Bài 1
Bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Bình Phước Chi Tiết giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay về nơi đây.
Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hoà. Đến giữa thế kỉ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đã chia Nam Kỳ thành bốn khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bắt Xắc. Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn, trong đó vùng đất phía Đông thuộc tiểu khu Biên Hoà, vùng đất phía Tây Nam và phía Nam thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một. Năm 1889, thực dân Pháp.
Đến giữa thế kỉ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đã chia Nam Kỳ thành bốn khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho,Vĩnh Long, Bắt Xắc đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hoà và Thủ Dầu Một, tồn tại cho đến sau Hiệp định Geneve 1954 mà không có sự thay đổi nào đáng kể.
Từ năm 1956, chính quyền Sài Gòn thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam. Trong đó, có hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước ngày nay. Ngày 30-01-1971, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập Phân khu Bình Phước. Cuối 1972, Phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập.
Sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, để đáp ứng nhu cầu phát triển Kinh tế – Văn hoá – Xã hội, ngày 02-07-1976 tại Kỳ họp thứ I Quốc hội khoá VI, Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm Thủ Dầu Một, Bình Phước và 03 xã thuộc Thủ Đức (Tp.HCM), chia thành 07 huyện, thị và 01 thị xã. Tháng 02/1978, huyện Bình Long được chia thành 02 huyện: Bình Long và Lộc Ninh. Năm 1988, huyện Phước Long chia thành 02 huyện: Phước Long và Bù Đăng.
Ngày 01-01-1997, tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 05 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé là: Đồng Phú, Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng.
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam, tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thị xã Đồng Xoài, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741. Bình Phước nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 260,4 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia.
Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người X’tiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày… vì vậy Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người X’tiêng. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người X’tiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ mừng lúa mới của người Kh’mer.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Thuyết Minh Về Tỉnh Bình Phước Văn Ngắn – Bài 2
Thuyết Minh Về Tỉnh Bình Phước Văn Ngắn là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập hiệu quả nhất.
Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có 3 huyện biên giới là Bù Gia Mập, Bù Đốp và Lộc Ninh với chiều dài đường biên 260,433km, tiếp giáp với 3 tỉnh của nước bạn Campuchia (Mondulkiri, Kratié, Tabong Khmum). Hiện nay, tỉnh Bình Phước đang quản lý 4 cửa khẩu và một lối mở, trong đó có một cửa khẩu quốc tế (Cửa khẩu Hoa Lư). Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, nên Bình Phước có địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đồi núi và đồng bằng.
Bình Phước có diện tích 6.876,6 km2 (số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016). Nơi đây là nơi cư trú của 41 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ lớn (trên 195.000 người – theo số liệu của Ban Dân tộc tỉnh), chiếm hơn 19,6%, đa số là người S’Tiêng, một số ít là người Hoa, Khmer, Nùng, Tày…
So với các vùng khác trên cả nước, Bình Phước được xem là một vùng đất trẻ. Nơi đây chỉ thực sự được coi là “thức tỉnh” kể từ khi thực dân Pháp đánh chiếm lục tỉnh Nam Kỳ (trong đó có vùng đất Bình Phước), thiết lập ách cai trị, xây dựng đồn điền cao su, thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa.
Trước sự đàn áp, bóc lột và cai trị hà khắc của thực dân Pháp, sau đó là đế quốc Mỹ, cư dân trên vùng đất Bình Phước không ngừng nổi dậy đấu tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Người trước ngã, người sau nối bước, không sợ hy sinh, gian khổ, quân và dân Bình Phước đã ghi vào sử sách những dấu son chói lọi cùng với các địa danh không thể nào quên như Phú Riềng Đỏ, Căn cứ Tà Thiết, sóc Bom Bo…
Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau
Bài Văn Thuyết Minh Về Bình Phước Đơn Giản – Bài 3
Bài Văn Thuyết Minh Về Bình Phước Đơn Giản sẽ mang đến cho các em có thêm nhiều ý tưởng thú vị để hoàn thiện bài văn của mình.
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Đây cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất miền nam. Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thành phố Đồng Xoài. Cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741.
Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia. Trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia.
Dưới thời nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa. Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bắt Xắc lúc này Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn. Năm 1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một
Từ năm 1956, Việt Nam Cộng hòa thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam. Hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước. Ngày 30 tháng 1 năm 1971, Trung ương Cục miền Nam thành lập phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập.
Hiện nay tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện, chia thành 111 đơn vị hành chính cấp xã gồm 15 phường, 6 thị trấn và 90 xã.
Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng Tây Nam bộ. Nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối bằng phẳng nhưng độ cao và độ dốc biến động lớn. Phân bố không đều, phong phú về địa mạo, một số nơi địa hình bị chia cắt khá mạnh mẽ. Gồm dạng địa hình đồng bằng và bán đồng bằng, trung du, đồi bát úp, núi thấp, cao nguyên thấp.
Bình Phước là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình không phức tạp. Phần lớn diện tích tỉnh Bình Phước là đồi đất đỏ bazan từ kỉ phun trào macma kanozoi nối tiếp nhau (Phước Long, Bình Long, Lộc Ninh). Có địa hình hơi dốc ở phía bắc và bằng phẳng dần ở phía nam. Độ cao trung bình chung của tỉnh không vượt quá 200 m, độ cao tuyệt đối là 736m (Núi Bà Rá).
Nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa, thời tiết thường mát mẻ, lượng mưa lớn. Ngược lại vào mùa khô, lượng mưa ít, độ ẩm không khí giảm, thời tiết thường se lạnh vào đầu mùa khô đến giữa mùa khô đến cuối mùa khô thời tiết khô nóng rất khó chịu. Nhiệt độ bình quân trong năm khá cao đều và ổn định từ 25,8 ⁰C – 26,2 °C. Và thấp kỷ lục là 10⁰C cao kỷ lục là 38⁰C.
Nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng Nam Trung Bộ sang vùng hạ Tây Nam Bộ do đó cảnh quan thiên nhiên. Môi trường sinh thái của Bình Phước tương đối đa dạng với những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ sinh thái còn được bảo tồn nguyên vẹn…. Tạo thành các khu vực có khả năng phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái.
SCR.VN Gợi Ý Bài 🌵Thuyết Minh Về Bình Thuận ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Bình Thuận
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bình Phước Ngắn Gọn – Bài 4
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bình Phước Ngắn Gọn, một vài nét giới thiệu về tiềm năng du lịch tại đây.
Bình Phước được biết đến là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng cùng phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với những con thác, hồ nước thơ mộng, cùng những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Đây còn là quê hương của 41 dân tộc anh em, tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hóa truyền thống đa dạng, Bình Phước có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và văn hóa.
Bình Phước có các con sông lớn như sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn chảy qua kết hợp với địa hình cao nguyên, đồi núi đã tạo nên những hồ, thác hữu tình, thơ mộng (thác Đắk Mai, thác Voi, hồ Suối Cam). Nơi đây còn có nhiều cảnh quan hùng vĩ đang ẩn mình trong các khu rừng bạt ngàn như: Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Vườn quốc gia Tây Cát Tiên, núi Bà Rá…
Vườn quốc gia Bù Gia Mập thuộc xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập. Với diện tích 26.032ha, đây là nơi có diện tích rừng lớn nhất tỉnh Bình Phước với đỉnh núi cao nhất là 700m so với mặt biển. Hệ thống sông suối gồm các dòng suối Đắk Huýt chảy dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia, Đắk Sa, Đắk Ka và Đắk K’me.
Hệ thực vật ở vườn quốc gia rất đa dạng và phong phú, quy tụ nhiều loài trong vùng Ðông Nam Á với 808 loài, 396 chi, 118 họ, 59 bộ của 5 ngành thực vật. Không những vậy, Bù Gia Mập còn là khu di tích lịch sử quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, gắn liền với các trận đánh ác liệt ở miền Ðông Nam Bộ.
Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ tọa lạc tại xã Long Hưng, huyện Phú Riêng, tỉnh Bình Phước. Với tổng diện tích 72ha được bao phủ bởi đồi chè, vườn cây ăn trái, vườn thú… Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động cắm trại dã ngoại, huấn luyện teambuilding, tham quan vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng.
Thuộc xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản, hồ Sóc Xiêm là một trong những khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Nằm trong vùng rừng đất đỏ Trà Thanh với bề mặt rộng 30ha, có nơi sâu tới 14m, hồ Sóc Xiêm như một đóa hoa rừng tươi sắc mang vẻ đẹp nguyên sinh thơ mộng. Bao quanh hồ Sóc Xiêm có hàng trăm héc ta rừng nguyên sinh và rừng cao su trên một không gian rộng lớn.
Vào mùa cao su thay lá, từng thảm lá vàng trải rộng tạo thành bức tranh mùa thu hữu tình. Đến với Khu du lịch hồ Sóc Xiêm, du khách có thể câu cá, thư giãn trên thảm lá, lắng nghe tiếng gió lao xao, tìm hiểu phong tục tập quán của dân tộc S’tiêng sinh sống ven hồ. Khu du lịch hồ Sóc Xiêm sẽ làm vừa lòng những ai đã từng đến đây, để rồi mỗi khi ra về du khách lại biết thêm những điều mới mẻ, có thêm những kỷ niệm ngọt ngào về vùng đất lịch sử hào hùng và thiên nhiên tươi đẹp này.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Bình Phước Hay Nhất – Bài 5
Bài Thuyết Minh Về Bình Phước Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ rộng rãi đến bạn đọc sau đây.
Đi qua 63 tỉnh thành của đất nước Việt Nam tươi đẹp, chúng ta đều nhận ra rằng mỗi tỉnh thành đều có vô vàn những danh lam thắng cảnh hấp dẫn, những địa điểm vui chơi giải trí, các di tích văn hóa lịch sử gắn với nền văn hóa truyền thống quý báu đang chờ du khách khám phá.
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và là tỉnh có diện tích lớn nhất miền nam. Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thành phố Đồng Xoài, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741. Bình Phước có đường biên giới với Vương quốc Campuchia, là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia.
Bình Phước: nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Đa số là người Khmer, và Xtiêng, một số ít người Hoa, Nùng, Tày,… Vì vậy nơi đây diễn ra nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc của các dân tộc như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người Xtiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ mừng lúa mới của người Khmer.
Cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của Bình Phước tương đối đa dạng với nhiều khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ sinh thái còn được bảo tồn nguyên vẹn…. tạo thành các khu vực có khả năng phát triển du lịch sinh thái. Và vì thế nơi đây nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ với du khách địa phương mà còn với du khách trên cả nước.
Khí hậu Bình Phước mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm chia làm hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), thời tiết thường mát mẻ, lượng mưa lớn. Ngược lại vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), lượng mưa ít, độ ẩm không khí giảm, thời tiết thường se lạnh vào đầu mùa khô đến giữa mùa khô. Tuy nhiên cuối mùa khô thời tiết khô nóng rất khó chịu, Nhiệt độ bình quân trong năm khá cao đều và ổn định từ 25,8 ⁰C – 26,2 °C.
Du khách có thể đi du lịch Bình Phước vào bất cứ thời điểm nào trong năm (trừ thời điểm vào cuối mùa khô). Đặc biệt khoảng thời gian từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, bởi lúc này mọi người có thể chiêm ngưỡng sắc trắng muốt của hoa cà phê bung nở khắp không gian
Cuối tháng 12 tới tháng 1 cũng là thời điểm không thể bỏ lỡ. Lúc này thời tiết đang là mùa xuân, các tán lá cao su đồng loạt chuyển sang màu vàng cam rực rỡ, lấp lánh dưới tia nắng xuân ấm áp. Đặc biệt, tháng 12 là mùa hoa dã quỳ nở rộ, tạo thành bức tranh tuyệt bích.
Mặc dù không phải là tỉnh thành có tiềm năng du lịch dồi dào, nhưng Bình Phước vẫn tự hào khi sở hữu cho mình những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hệ sinh thái còn được bảo tồn nguyên vẹn cùng các khu di tích lịch sử, du lịch tâm linh hấp dẫn. Có thể kể đến như:
Hồ suối Lam: Hồ suối Lam được bao bọc bởi những rừng cao su thẳng tắp, xanh ngút ngàn, là địa điểm thích hợp cho cắm trại, câu cá, nghỉ dưỡng cuối tuần.
Thác số 4: Một ghềnh thác nhỏ giữa rừng cao su bạt ngàn, đem đến một không gian trong lành, dễ chịu.
Hồ Sóc Xiêm: Nằm giữa một thung lũng màu xanh yên ả, ven hồ rêu xanh dày đặc, nước trong vắt tạo nên một phong gian thơ mộng, hữu tình.
Tràng Cỏ Bàu Lạch: Đó là những bãi cỏ kim mọc đan xen với các loại hoa tạo nên khung cảnh vô cùng rực rỡ.
Khu vực Bà Rá – Thác Mơ: Núi Bà Rá là ngọn núi cao nhất tỉnh Bình phước và cao thứ ba của vùng Nam Bộ. Đây cũng là điểm đến của rất nhiều các phượt thủ và trekking. Đứng trên đỉnh núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp thơ mộng của Thác Mơ.
Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Bài Thuyết Minh Về Bình Phước Đặc Sắc – Bài 6
Cùng khám phá một vài thông tin thú vị qua Bài Thuyết Minh Về Bình Phước Đặc Sắc sau đây.
Bình Phước là tỉnh ở khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp 3 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia với chiều dài đường biên giới là 240 km; phía Bắc giáp tỉnh Krachê và Mundukini (Campuchia), phía Nam giáp tỉnh Bình Dương.
Tỉnh là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, nên tỉnh có địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đồi núi và đồng bằng. Đất đai ở Bình Phước thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế rất cao như: tiêu, điều, cà phê, cao su…
Tài nguyên thiên nhiên ở Bình Phước là rừng với hệ sinh thái động- thực vật phong phú và đa dạng. Rừng và đất rừng ở Bình Phước có khoảng 360.000 ha, chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Nơi đây tập trung rất nhiều loài gỗ quý như: cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương, sao, bằng lăng… Nhiều loài cây cung cấp vật liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ như: song, mây, tre, lồ ô… Các loại củ lấy bột như: củ nần, củ mài, củ chụp, hạt gấm, hạt buông… Các loại rau rừng là loại thức ăn bổ dưỡng cho con người: lá nhíp, lá nhau, đọt mây, măng, tàu bay…
Rừng ở Bình Phước cũng là nơi cư trú và sinh sống vá của các loài động vật quý hiếm: voi, tê giác, trâu rừng, nai…
Rừng ở đây có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông lớn như: sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai…góp phần giảm lũ đột ngột đối với các tỉnh vùng hạ nguần và đảm bảo nguần sinh thuỷ trong mùa khô kiệt.
Đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, tiêu… đã tạo nên tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế của Bình Phước. Hướng tập trung vào phát triển cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả nông nghiệp và đem lại thành công cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
Công nghiệp của tỉnh cũng đang từng bước phát triển với nhiều dự án lớn; hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Biển Vũng Tàu ❤️️ 14 Bài Giới Thiệu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Bình Phước Điểm 10 – Bài 7
Bài Văn Thuyết Minh Về Bình Phước Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây với lối văn hấp dẫn và đặc sắc.
Bình Phước là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn với nhiều cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử còn ít được biết đến. Vẻ đẹp của Bình Phước còn nguyên sơ và bình dị và đang nổi lên là địa điểm thăm quan, khám phá thú vị của du khách trong nước và nước ngoài.
Đến với Bình Phước, du khách có thể chọn đi xe khách hoặc đi dã ngoại bằng xe máy. Trên những con đường ở Bình Phước, du khách có thể chiêm ngưỡng những cánh rừng cao su bạt ngàn, thẳng tắp hay vườn điều trĩu cây… Bình Phước có các con sông lớn như sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn chảy qua kết hợp với địa hình cao nguyên, đồi núi đã tạo nên những hồ, thác hữu tình, thơ mộng như thác Đắk Mai, thác Voi, hồ Suối Cam.
Nơi đây còn có nhiều cảnh quan hùng vĩ đang ẩn mình trong các khu rừng bạt ngàn như: Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Vườn quốc gia Tây Cát Tiên, núi Bà Rá… Trong đó, vườn quốc gia Bù Gia Mập, với diện tích hơn 26.000ha, là địa điểm thăm quan thú vị cho du khách bởi nơi đây có hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, quy tụ nhiều loài động thực vật đặc trưng của vùng Ðông Nam Á.
Ngoài ra còn có rừng Tây Cát Tiên, một phần thuộc quần thể Khu dự trữ sinh quyển Vườn quốc gia Cát Tiên. Khu vực rừng nguyên sinh nằm trên địa phận tỉnh Bình Phước thuộc 2 huyện Bù Đăng và Đồng Phú. Đây là nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Nơi đây có cảnh quan đẹp, có hệ động, thực vật đa dạng như: bò rừng, bò Bonten, ngan cánh trắng, gà so cổ hung…
Bình Phước không chỉ là địa danh được biết đến như thủ phủ của cây điều mà còn được biết đến là một vùng đất có nền văn hóa lâu đời. Nơi đây có nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện và nghiên cứu có niên đại cách đây 2.000 năm như: đàn đá, thành đất cổ, các công cụ bằng đá, gốm thuộc nền văn minh thời kỳ tiền sử.
Bên cạnh đó, tỉnh có nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Đồn điền cao su Phú Riềng, nhà tù Bà Rá, Khu căn cứ Quân ủy Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, sóc Bom Bo… Một địa danh mà du khách không thể bỏ qua đó là Di tích Căn cứ Tà Thiết, đây là căn cứ Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1972 – 1975 hay còn gọi là “rừng Chính phủ” tọa lạc tại sóc Tà Thiết, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh.
Căn cứ Tà Thiết được xây dựng từ năm 1973, diện tích 16km2. Tại đây diễn ra các sự kiện trọng đại như: nơi đón tiếp các phái đoàn cao cấp của Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, Trung ương Cục để bàn kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang, triển khai các phương án tác chiến… Đặc biệt năm 1975, nơi đây đã thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miễn Nam, thống nhất đất nước.
Bình Phước có đông đồng bào các dân tộc sinh sống như M’nông, S’tiêng, Mạ, Châu Ro… chính vì thế cũng có nhiều lễ hội phong phú, độc đáo, làm giàu thêm nét đẹp truyền thống văn hóa của miền đất đỏ bazan màu mỡ, tiêu biểu là: Lễ hội miếu Bà Rá, Lễ hội Phá Bàu, Lễ hội đâm trâu, Lễ bỏ mả, Lễ cầu mưa… Đến Bình Phước, du khách còn được thưởng thức các món ăn độc đáo của người dân nơi đây như Đọt mây nướng, món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người đồng bào S’tiêng.
Tham Khảo Bài ❤️️ Giới Thiệu Về Đà Lạt ❤️️ 20 Bài Văn Thuyết Minh Đà Lạt Hay Nhất
Thuyết Minh Về Bình Phước Ấn Tượng – Bài 8
Thuyết Minh Về Bình Phước Ấn Tượng, cùng đón đọc bài văn sau đây để giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về du lịch tại đây.
Bình Phước không những nổi tiếng với những rừng cao su xanh rộng lớn, những miệt vườn điều, nơi đây còn được biết đến với phong cảnh hoang sơ, hùng vĩ. Thuộc vùng Đông Nam Bộ, là địa điểm có diện tích lớn nhất khu vực miền Nam, Bình Phước nằm cách trung tâm Sài Gòn khoảng 121km, theo hướng quốc lộ 13, 14.
Bình Phước còn được biết đến là cửa ngõ duy nhất nối giữa Tây Nguyên và Campuchia, Sài Gòn. Với vị trí đắc địa cửa ngõ đã mang lại cho Bình Phước những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, cùng nền văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc ít người cư trú nơi đây.
Bình Phước thời tiết khá ôn hòa, thời điểm thích hợp nhất để đến du lịch Bình Phước là vào những tháng hè. Lúc này, việc di chuyển sẽ trở nên thuận tiện hơn để bạn có thể khám phá phong cảnh một cách trọn vẹn nhất. Không những thế, lúc này còn có ít vắt và muỗi nên bạn không cần phải lo lắng. Không chỉ thế bạn còn có thể chiêm ngưỡng màn nước ở các ngọn thác, bức tranh bao la của trảng cỏ hay lượng thú rừng trong vườn quốc gia.
Những điểm nên tham quan trong tour du lịch Bình Phước của bạn:
Núi Bà Rá – Thác Mơ: Đây là ngọn núi cao nhất của Bình Phước, cao thứ ba ở Nam Bộ và là đích đến của rất nhiều trekking, phượt thủ. Từ trên đỉnh núi, bạn có thể nhìn thấy những vùng, huyện lân cận hay hồ Thác Mơ hiền hòa dưới chân núi. Hồ Thác Mơ rộng khoảng 12.000 ha, giữa hồ có nhiều hòn đảo, xung quanh hồ rợp bóng cây xanh. Là điểm tham quan lý tưởng gắn kết với núi Bà Rá tạo thành cụm điểm du lịch trên núi, dưới hồ vô cùng thơ mộng.
Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập: Vườn quốc gia Bù Gia Mập có hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng. Đây còn là nơi bảo tồn những giống cây quý cùng các loại cây thuốc nam quý hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam. Đồng thời cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn cho những ai ưa thích mạo hiểm, khám phá thiên nhiên hoang dã.
Khu du lịch Sóc Xiêm: Là một trong những khu du lịch sinh thái độc đáo và thú vị. Nằm giữa thung lũng xanh yên bình, một bên là đồn điền cao su xanh tươi và một bên là khu dân cư. Ở đây, bạn sẽ được câu cá bên hồ nước và thả mình bên thảm lá và lắng nghe tiếng gió lay động trên mặt nước.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Bắc Giang ❤️️15 Bài Giới Thiệu Bắc Giang Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Bình Phước – Bài 9
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Bình Phước, cùng đón đọc bài văn giới thiệu về vẻ đẹp của hồ Thác Mơ.
Nằm trên địa bàn hai huyện Phước Long và Bù Đăng của tỉnh Bình Phước, hồ Thác Mơ là một thắng cảnh nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Bộ. Đây là một hồ nước nhân tạo hình thành cùng thủy điện Thác Mơ, một công trình được khởi công xây dựng từ cuối năm 1991 và đưa vào sử dụng từ giữa năm 1995.
Hồ thủy điện Thác Mơ có diện tích khoảng 110km2, gồm rất nhiều nhánh len lỏi giữa các đồn điền trồng cây công nghiệp trên nền đất bazan màu mỡ.
Giữa lòng hồ có 10 hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên những nét chấm phá độc đáo cho cảnh quan nơi đây. Phía Tây của bờ hồ có núi Bà Rá, ngọn núi cao thứ ba của Nam Bộ và cùng là một địa điểm tâm linh nổi tiếng trong khu vực. Ngoài chức năng sản xuất và cung cấp điện năng, điều tiết thủy lợi và kiểm soát lũ theo thiết kế, hồ Thác Mơ còn là nguồn sống của nhiều hộ dân làm nghề chài lưới sống ven hồ.
Những năm gần đây, hồ nước mang cái tên thơ mộng này đang được phát triển thành một trọng điểm du lịch của Bình Phước.
Đọc Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang ❤️️ 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Núi Bà Rá Ở Bình Phước – Bài 10
Thuyết Minh Về Núi Bà Rá Ở Bình Phước, cùng đón đọc bài văn hay sau đây để khám phá những điều thú vị nhé!
Núi Bà Rá nằm giữa vùng núi đá nhấp nhô, thuộc phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Núi Bà Rá có độ cao gần 750m so với mực nước biển. Tổng diện tích nơi đây gần 310.000m2. Quần thể danh lam thắng cảnh xung quanh núi Bà Rá cực kỳ hữu tình và nên thơ. Nó đã được được Bộ Văn hóa – Thông tin chứng nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 4/10/1995.
Núi Bà Rá như một khu rừng nguyên sinh rậm rạp với màu xanh tươi mới. Du khách có thể cảm nhận một Bình Phước bao la xanh rì từ trên đỉnh của ngọn núi này. Ở núi còn có rất nhiều dấu tích từ xa xưa của sân bay trực thăng mà người Mỹ xây dựng.
Có cả ngọn ăng ten cao gần 50m với cụm miếu thờ thánh mẫu, bà Chúa xứ và đức Phật. Để đến được nơi này, du khách phải leo gần 1800 bậc tam cấp. Tuy nhiên du khách sẽ không cảm thấy mệt mỏi vì khung cảnh dọc đường đi sẽ làm tan biến mọi mỏi mệt. Không khí mát mẻ của thiên nhiên sẽ lấy lại sinh lực thật nhanh cho du khách.
Ngày xửa ngày xưa ở bộ tôc của người S’Tiêng có một vị tổ với hai người em gái. Vị tổ này đã đắp núi Bà Đen cho cô em gái đầu và đắp núi Bà Rá cho người em gái thứ hai. Và giao trọng trách cho hai người này là canh giữ đất đai cho tộc S’Tiêng. Dân tộc ở đây gọi núi Bà Rá là “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi Thần” hay “Thần Núi Yang Yumbra”. Họ lấy tên một vị thần được tôn thờ trên đỉnh núi Bà Rá với sự thành kính cao nhất dành cho ngài. Đồng bào dân tộc Khmer thì có cách gọi khác, họ gọi là núi “ Chân Phật”.
Giữa một vùng đồi thấp bổng nhô lên một ngọn núi cao với hệ thống cây cối xanh tươi, rậm rạp. Đó chính là điều đã tạo ra cho núi Bà Rá một dáng vẻ hùng vĩ. Nhưng tuyệt vời hơn khi bạn đứng trên lưng chừng núi nhìn về bên dưới. Bạn sẽ thấy cả một khu vực rộng lớn, bao gồm thị trấn Thác Mơ xinh đẹp.
Hồ Thác Mơ sỡ hựu làn nước trong xanh yên tĩnh với diện tích rộng 12.000ha nằm ngay chân núi. Hồ bao gồm có 10 hòn đảo lớn nhỏ, bao bọc bởi một rừng cây xanh rậm rạp che bóng mát. Hồ có nhiệm vụ cấp nước cho thủy điện Thác Mơ và điều chuyển dòng chảy hạ du. Ngoài ra hồ còn nuôi trồng thủy sản phục vụ cuộc sống người dân.
Những năm đầu thế kỷ hai mươi, núi Bà Rá vẫn còn là chốn “thâm sơn cùng cốc”. Và nơi đây được xây dựng trại giam để giam giữ tù nhân.Cho nên nơi này là một điểm tìm hiểu lịch sử kháng chiến dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu những con người trung kiên của đất nước chỉ vì họ dám đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do.
Ngày nay núi Bà Rá được trang bị thêm cáp treo nhằm mục đích phát triển du lịch mạnh mẻ hơn. Ngồi trên ca-bin của cáp treo trượt xuống núi cứ vun vút. Nó tạo cho các bạn cái cảm giác như đang được ngồi trong máy bay trực thăng và ngắm cảnh thiên nhiên bao la bên dưới. Khi đó bạn mới thấy vẻ đẹp hoang sơ mà hấp dẫn lạ thường ở nơi “đầu gối trường sơn, vai kề biên giới” này.
SCR.VN Gợi Ý Bài 💦 Thuyết Minh Về Đảo Phú Quốc ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Phú Quốc
Thuyết Minh Về Cây Cao Su Bình Phước – Bài 11
Thuyết Minh Về Cây Cao Su Bình Phước, loài cây rất quen thuộc và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cao.
Chắc hẳn trong chúng ta từng có một lần nghe về cây cao su. Một loại cây công nghiệp phổ biến có giá trị kinh tế cao ở nước ta. Cây cao su có mặt từ Bình Dương, Bình Phước 2 mùa mưa nắng, đến cả núi đồi Tây Nguyên, hay tận cùng biên giới Tây Bắc. Cây cao su được trồng để khai thác mủ và gỗ ở cuối mỗi chu kỳ trồng. Đây chính là các sản phẩm giá trị nhất của cây cao su ở Việt Nam.
Cây cao su có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon – Mỹ La Tinh. Được du nhập vào Việt Nam từ năm 1878, những cây cao su đầu tiên được ươm trồng tại Thảo Cầm Viên hiện nay.
Đến hiện tại cây cao su đã có mặt hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam. Từ vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên, duyên hải Miền Trung đến vùng núi phía Bắc. Tính đến năm 2017, tổng diện tích cây cao su ở Việt Nam đạt 969.700 ha đứng thứ 3 thế giới. Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell. Arg. thuộc chi Hevea, họ Euphorbiaceae (họ Thầu Dầu). Cây cao su có thân cao thẳng, chiều trung bình từ 15 mét đến 30 mét, đường kính thân cây khoảng 50cm tới 100 cm.
Cây có rễ cọc cắm sâu vào lòng đất và có nhiều dễ nhánh để hút chất dinh dưỡng. Lá cây cao su là lá kép có màu xanh đậm, mỗi năm cây thay lá một lần từ cuối tháng 12 hàng năm. Có hoa nhưng không mọc thành chùm mà là hoa đơn và thụ phấn chéo. Quả cao su hình bầu dục hoặc hình cầu, màu xanh. Cây cao su thường sống và phát triển tốt ở các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều.
Hiện nay các giống cao su được trồng phổ biến ở Việt Nam đều là các dòng vô tính được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt chồi. Cây cao su được trồng sau khoảng từ 5 đến 6 năm tùy từng điều kiện trước khi có thể bước vào giai đoạn khai thác mủ. Giai đoạn khai thác mủ thường kéo dài từ 20 đến 25 năm trước khi được cưa thanh lý để khai thác gỗ. Do đó vòng đời của cây cao su có thể kéo dài đến 30 năm.
Cây cao su cũng như những loại cây trồng khác cũng bị ảnh hưởng bởi các loại bệnh hại. Có thể kể đến như bệnh phấn trắng, nấm hồng, corynespora… Tuy nhiên, các bệnh này có thể được phòng trị hiệu quả.
Cây cao su đến tuổi sẽ được khai thác mủ. Mủ cao su được khai thác bằng những vết cắt nghiêng 32 độ lên vỏ cây cao su. Sản phẩm mủ được thu lại và vận chuyển đến các nhà máy chế biến để sản xuất ra các sản phẩm từ mủ cao su. Các sản phẩm được sản xuất chủ yếu từ mủ cao su có thể kể đến như lốp xe, găng tay y tế, các sản phẩm nhựa, bao tải….
Hiện nay, ngoài mủ cao su một sản phẩm khác là gỗ cao su cũng đang là mặt hàng giá trị. Với rất nhiều sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ gỗ cao su được sử dụng rộng rãi.
Với những lợi ích kinh tế của cây cao su, cây cao su đã và đang tiếp tục giúp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở các vùng trồng cây cao su. Bên cạnh đó là đảm bảo an ninh quốc phòng ở các khu vực biên giới. Chúng ta đã nói đến tới các lợi ích của cây cao su nhưng cũng không quên nói về mặt có hại của nó.
Một trong đó là các vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất và chế biến mủ cao su. Đó chính là ô nhiễm nguồn nước thải, không khí, khí thải, đây là vấn đề rất cần được quan tâm.
Cây cao su với rất nhiều lợi ích kinh tế mang lại đang đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Nhưng chúng ta cần thực hiện một cách nghiêm túc về các vấn đề môi trường, khí thải để đảm bảo một lợi ích lâu dài, phát triển bền vững.
Đón Đọc Bài 🍀 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử 🍀 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Hạt Điều Bình Phước – Bài 12
Đón đọc bài văn Thuyết Minh Về Hạt Điều Bình Phước được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.
Cây điều và cây cao su là cây trồng chủ lực của người dân Bình Phước. Nhưng khác với cây cao su, cây điều giúp người dân Bình Phước xóa đói giảm nghèo và cũng là cây làm giàu của vùng đất Bình Phước.
Ở Bình Phước cây điều được trồng rộng rãi hầu hết ở các tỉnh từ Bù Gia Mập, Bù Đăng, thị xã Đồng Xoài, Phú Riềng, Long Hưng… Được thiên nhiên ưu ái về thổ nhưỡng với đất đỏ bazan chiếm khoảng 60% diện tích toàn tỉnh và thời tiết rất thuận lợi cho cây điều phát triển.
Trước đây cây điều còn được gọi “cây nhà nghèo” vì nó có thể sinh trưởng trên đất khô cằn, đất chai sạn, đất xấu mà vẫn phát triển tốt không cần chi phí nhiều. Chính vì không kén đất, cộng với thời tiết và thổ nhưỡng Bình Phước thuận lợi nên sản lượng hạt điều Bình Phước luôn rất đạt cả về sản lượng và chất lượng của hạt điều.
Hạt điều Bình Phước có hàm lượng chất béo thấp so với hạt điều của vùng khác, và hàm lượng carbohydrate cao hơn nên hạt điều Bình Phước được đánh giá là ngọt, giòn, và thơm ngon hơn so với hạt điều của các khu vực khác.
Từ những đặc điểm trên cho thấy hạt điều Bình Phước đáp ứng đủ yêu cầu của sản phẩm hạt điều chất lượng.
Bên cạnh thế mạnh được ưu đãi về đất đai, khí hậu thuận lợi cho cây điều phát triển phát triển thì người dân Bình Phước còn có kỹ thuật canh tác, chăm sóc, sơ chế và chế biến hạt điều rất lành nghề, chuyên nghiệp. Từ mặt hàng hạt điều rang muối đến các mặt hàng hạt điều nhân trắng. Luôn sản xuất theo một quy trình chuẩn khép kín sao cho có thể giữ nguyên thành phần dinh dưỡng vốn có và hương thơm đặc trưng của hạt điều.
Hiện nay, hạt điều Bình Phước đã có chổ đứng vững chắc trên thị trường và trở thành thương hiệu. 100% sản phẩm hạt điều Bình Phước được tiêu thụ trên cả nước và xuất khẩu.
SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Bắc Kạn 💧 14 Bài Giới Thiệu Bắc Kạn Hay
Thuyết Minh Về Cây Điều Ở Bình Phước – Bài 13
Thuyết Minh Về Cây Điều Ở Bình Phước để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn hấp dẫn và sinh động.
Cây điều hay còn có tên gọi khác là cây lộn hột, có nguồn gốc từ Brazin-vùng nhiệt đới ở Nam Mỹ.
Cây điều có tên khoa học là Anacardium Occiden Table, thuộc họ xoài. Cây có khả năng chịu đựng được thời tiết và khí hậu đa dạng, khắc nghiệt, tuy nhiên cây ưa nhiệt độ cao hơn giá lạnh. Theo Fao, hiện nay trên thế giới đang có 32 nước trong loại cây này những cây đặc biệt phát triển tốt ở các nước nhiệt đới, tiêu biểu có Bình Phước -Việt Nam là một trong những vùng trồng điều lớn.
Cây thường cao từ khoảng 3m->9m. Lá mọc so le, cường ngân, hóa màu trắng có mùi thơm nhẹ nhàng. Quá khó, không tự mở, vỏ ngoài cứng, mắt lõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê.
Cây có những giá trị về dinh dưỡng rất cao, hầu hết các bộ phận đều có những công dụng đặc trưng, rất bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Quả thơm ngon, cùng với giá trị thực phẩm cao nên cây đã sớm được ưa chuộng và trở thành một thực phẩm mang tính thương mại cao, cơ thể xuất khẩu với giá trị lớn đem lại lợi nhuận không nhỏ cho người trồng.
Cây điều đã sớm thành giống cây được ưa chuộng và tiêu biểu ở tỉnh Bình Phước nước ta và đang được nhân giống phát triển.
Chia Sẻ Bài 💕 Thuyết Minh Về Vũng Tàu 💕 16 Bài Giới Thiệu Vũng Tàu Hay
Thuyết Minh Về Cây Điều Bình Phước Lớp 8 – Bài 14
Thuyết Minh Về Cây Điều Bình Phước Lớp 8, một trong những tư liệu quan trọng để các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.
Cây điều ban đầu khi được phát hiện ở vùng Đông Bắc Brazil, cây điều chỉ được trồng với mục đích che phủ, chống xói mòn cho đất. nhưng sau khi tìm thấy những giá trị kinh tế của nó thì người ta bắt đầu nhân giống và biến nó thành cây công nghiệp. Điều thường được trồng ở những nơi khí hậu nhiệt đới, và Việt Nam cũng đang là một nước có sản lượng điều nhập khẩu nhiều nhất trên thế giới.
Vì là cây công nghiệp nên điều có chiều cao trung bình từ 6 – 8m, thậm chí là 10m, và có nhiều mủ. Tán cây thường có dạng hình dù và thuộc cây ưa sáng. Nếu có đầy đủ ánh sáng thì cành có thể vươn rộng nên người trồng cần chú ý tỉa cành tạo tán hợp lý cho cây. Rễ cây thuộc loại rễ cọc ăn sâu vào trong đất và có các rễ ngang phát triển để tìm chất dinh dưỡng.
Lá cây thường chủ yếu xuất hiện ở nơi đầu cành, dài từ 10 – 20cm, rộng từ 5 – 10cm, cuống không dài lắm. Lúc còn nhỏ lá điều thường có màu đỏ hoặc xanh nhạt, khi già thì chuyển màu xanh đậm, phiến lá dày, đường gân nổi rõ, đặc biệt là mặt phía dưới. Hoa điều thường mọc thành chùm ở đầu cành, có màu vàng hoặc trắng sọc đỏ, có cây lại có hoa màu hồng. Sau 3 năm trồng điều mới bắt đầu trổ hoa vào thời điểm kết thúc mùa mưa, chuyển xang mùa khô.
Hầu như khi mới nhìn thấy quả điều, đa số ai cũng đều nghĩ rằng nơi phần cuống phình to mới là quả, còn phần quả thật lại là hột. Nhưng thực chất, trái điều thật mới chính là thành phẩm hạt điều chúng ta sử dụng, nên mới có tên khác là đào lộn hột
Giá trị kinh tế cao nhất của cây điều chính là nhân hạt điều bởi vì nó có chứa các dưỡng chất quan trọng và hữu ích với con người. Ngoài công dụng là món ăn thì điều còn có thể ép dầu, được sử dụng trong công nghệ thuốc nhuộm, mỹ phẩm,… Thường thì phần trái giả rất ít khi được ăn trực tiếp vì nó gây tê lưỡi nên người ta thường hay chế biến thành rượu hay nước giải khát.
Xem Thêm Bài 🍀 Thuyết Minh Về Bạc Liêu 🍀 15 Bài Giới Thiệu Bạc Liêu Hay
Giới Thiệu Về Bình Phước Bằng Tiếng Anh – Bài 15
Bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Bình Phước Bằng Tiếng Anh giúp các em nâng cao kĩ năng viết và khả năng ngoại ngữ của mình.
Binh Phuoc is a province in the Southeastern region of Vietnam. This is also the province with the largest area in the South. The provincial capital of Binh Phuoc is now Dong Xoai City, about 121 km from Ho Chi Minh City along Highway 13 and Highway 14 and 102 km along Provincial Road 741. Binh Phuoc is located in the key economic zone.
The southern point has 240 km of border with the Kingdom of Cambodia, in which 3 border provinces including Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, the province is the gateway and the bridge of the region to the Central Highlands and Cambodia. and living in many different ethnic groups, in which ethnic minorities account for 17.9%, most of them are Khmer, and Xtieng, a few of the Chinese, Nung, Tay, … so Binh Phuoc has many culture of Xieng people.
In addition, the province also has many special traditional festivals such as the annual festival of ethnic minorities, the Xieng festival to pray for rain, the grazing ceremony, the crab gourd gambling festival, and the sacred elements. rinse at point 2, the new rice celebration of the Khmer. The topography of Binh Phuoc is a transition area from the South Central Highlands to the southwest plain. In general, Binh Phuoc topography is relatively flat in the south and southwest, the north and northeast have a steeper terrain.
Binh Phuoc is a mountainous midland province but its terrain is quite low and uncomplicated compared to other mountainous midland provinces, the south and southwest of the province is a ground formed on ancient alluvium with relatively flat topography. flat, followed by low hills mainly formed on basalt with consecutive wavy terrain, north and northwest is the land contiguous to the Central Highlands with higher elevation and steeper slope.
The highest mountain in Binh Phuoc province and also the third highest mountain in the South is Ba Ra mountain with an altitude of 736m. In addition, in Binh Phuoc there are many things to talk about such as the climate, the specialties here, ..
Tạm dịch
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Đây cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất miền nam. Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thành phố Đồng Xoài, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741.
Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia. Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Khmer, và Xtiêng, một số ít người Hoa, Nùng, Tày,… vì vậy Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người Xtiêng.
Ngoài ra tỉnh còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người Xtiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ mừng lúa mới của người Khmer. Địa hình của Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng Tây Nam bộ, nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối bằng phẳng ở phía nam và tây nam, phía bắc và đông bắc có địa hình dốc hơn.
Bình Phước là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình khá thấp và không phức tạp khi so với các tỉnh trung du miền núi khác, phía nam và tây nam tỉnh là nền đất hình thành trên phù sa cổ với địa hình tương đối bằng bẳng, tiếp đến là vùng đồi thấp chủ yếu hình thành trên nền Bazan có địa hình lượn sóng nối tiếp nhau, phía bắc và tây bắc là vùng đất tiếp giáp Tây Nguyên có độ cao và dốc mạnh hơn.
Núi cao nhất tỉnh Bình Phước và cũng là núi cao thứ 3 ở Nam Bộ là núi Bà Rá với độ cao 736m. Ngoài ra thì ở Bình Phước còn có rất nhiều thứ để kể như về khí hậu, những món ăn đặc sản nơi đây,..
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất