Thuyết Minh Về Bạc Liêu ❤️️ 32+ Bài Giới Thiệu Bạc Liêu Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Chọn Lọc Viết Về Những Cảnh Đẹp Nổi Tiếng Tại Vùng Đất Nơi Đây.
Giới Thiệu Về Tỉnh Bạc Liêu Hay Nhất – Bài 1
Giới Thiệu Về Tỉnh Bạc Liêu Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và giới thiệu đến bạn đọc sau đây.
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực nam của Việt Nam.
Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 và chính thức là đơn vị hành chính từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên. Ngày 8 tháng 9 năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập trở lại. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Theo Nghị quyết của Quốc hội ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bạc Liêu được tái lập thêm lần nữa từ ngày 1 tháng 1 năm 1997 và là đơn vị hành chính cho đến nay.
Bạc Liêu có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm… Người Bạc Liêu có phong cách phóng khoáng, đặc trưng của vùng Nam Bộ. Bạc Liêu có Công tử Bạc Liêu lừng danh một thuở giàu có và chịu chơi, ngoài ra vùng đất này còn gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang đặt nền móng cho sự phát triển của nền cổ nhạc Nam Bộ.
Bạc Liêu được nhiều người biết đến bởi nghề làm muối, muối Bạc Liêu xưa nay vốn nổi tiếng về chất lượng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất. Thời Pháp, Mỹ, hoạt động kinh doanh muối Bạc Liêu rất rộng lớn, chiếm cứ toàn vùng Nam Bộ, ra tới tận Phan Thiết miền Trung và đặc biệt giao lưu xuất khẩu theo đường sông Cửu Long qua Campuchia, hiện nay nghề làm muối tuy không còn thịnh như trước nhưng Bạc Liêu vẫn là vùng sản xuất muối lớn nhất miền Tây.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Giới Thiệu Về Du Lịch Bạc Liêu Đặc Sắc – Bài 2
Giới Thiệu Về Du Lịch Bạc Liêu Đặc Sắc, cùng đón đọc bài văn hay và ấn tượng sau đây nhé!
Thành phố Bạc Liêu nằm ở phía đông của tỉnh Bạc Liêu các thành phố Hồ Chí Minh 280 km, thành phố Sóc Trăng 50 km và thành phố Cà Mau 67 km. Với diện tích tự nhiên 17.538 ha, dân số trên 150.000 người, chủ yếu là 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, thành phố Bạc Liêu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh.
Ngoài những tiềm năng, thế mạnh về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, thương mại, dịch vụ, thành phố Bạc Liêu còn là một trung tâm du lịch của tỉnh và khu vực. Thành phố Bạc Liêu là nơi hội tụ 3 dòng dân tộc Kinh – Hoa – Khmer đã tạo nên tính cách cũng như nét độc đáo của con người thành phố Bạc Liêu.
Người thành phố Bạc Liêu rất yêu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật đờn ca tài tử. Vùng đất văn hóa này đã nuôi dưỡng và hun đúc tâm hồn người nhạc sĩ tài hoa cao Văn Lầu để ông sáng tác bản Dạ cổ Hoài lang bất hủ, có sức hấp hẫn mãnh liệt đối với người dân Nam Bộ.
Đến với thành phố này, du khách sẽ được đắm mình vào một không gian trong lành của vườn chim tự nhiên, vườn nhãn cổ, của dãi rừng ngập mặn trải dài ven biển bên cạnh một thành phố trẻ và năng động; nghe kể những giai thoại ly kỳ về cuộc đời Công tử Bạc Liêu, tham quan cánh đồng diện gió trãi dài ven biển Bạc Liêu.
Ngoài ra, Thành phố Bạc Liêu hiện có 08 điểm du lịch tiêu biểu được Hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu Long công nhận; 07 di tích cấp quốc gia, 19 di tích cấp tỉnh, đặc biệt là các di tích nhà cổ có lịch sử hàng trăm năm với lối kiến trúc vô cùng độc đáo như Đồng hồ Thái dương, Thành Hoàng cổ miếu,…
Tất cả những điểm đến du lịch đó đã tạo nên diện mạo một vùng đất thành phố Bạc Liêu với những hình ảnh rất đặc trưng, độc đáo trong các sản phẩm du lịch và đậm đà bản sắc văn hóa riêng.
Xem Thêm Bài 💕 Thuyết Minh Về Chùa Hang 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Quê Hương Bạc Liêu – Bài 3
Thuyết Minh Về Quê Hương Bạc Liêu là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.
Bạc Liêu là một tỉnh nằm trên bán đảo Cà Màu, thuộc duyên hải vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Tỉnh Bạc Liêu có diện tích đất tự nhiên 2.669km2, rộng lớn xếp thứ 7 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bạc Liêu có 156 km bờ biển nên có nguồn lợi hải sản rất phong phú, đa dạng.
Bạc Liêu là vùng đất giàu có về giá trị văn hóa. Vì đây có nhiều cộng đồng người khác nhau sinh sống: Khmer, Hoa, Chăm, Việt,… Dân cư Bạc Liêu thật thà, phóng khoáng, hào sảng đúng chất Nam Bộ. Nơi đây cũng vô cùng nổi tiếng vì những giai thoại về chàng công tử Bạc Liêu giàu có, hết mực chịu chơi. Bạc Liêu cũng là quê hương của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ông là người đã sáng tác ra điệu “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng khắp Việt Nam.
Du lịch Bạc Liêu, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức những bản đờn ca tải tử đượm tình Nam Bộ. Du khách sẽ mê mệt những cảnh chùa cổ kính, huyền bí nơi đây. Văn hóa ẩm thực Bạc Liêu cũng vô cùng đậm đà, đặc sắc, rất khó quên. Đặc biệt là những món ăn chế biến từ các loại mắm, có thể coi như quốc hồn quốc túy Bạc Liêu.
Khí hậu Bạc Liêu chia ra 2 mùa: mùa nắng (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Bạn thích khoảng thời gian nào hơn thì hãy ghé thăm lúc đó nhé!
Du lịch Bạc Liêu có dịp lễ hội đặc trưng của văn hóa Khmer là Ok Om Bok. Lễ hội được tổ chức từ 15/9 đến 10/9 âm lịch hàng năm để cầu nguyện mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. Tham quan Bạc Liêu thời điểm này bạn sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt đậm chất Khmer.
Người dân gốc hoa ở Bạc Liêu cũng tổ chức cúng vía bà Địa Mẫu ở Địa Mẫu Cung vào các ngày 17, 18, 19 tháng 10 âm lịch. Lễ hội có các tiết mục cải lương, tuồng cổ mang đậm nét văn hóa sông nước miền Tây.
Tặng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Bạc Liêu – Bài 4
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Bạc Liêu, về nơi đây không thể không nhắc đến địa điểm du lịch nổi tiếng Nhà Công Tử Bạc Liêu.
Nói tới Bạc Liêu, người ta không chỉ nhắc tới Cao Văn Lầu cùng nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử, mà còn nhiều lắm những giai thoại về Ba Huy (Công tử Bạc Liêu), nổi danh ăn chơi nức tiếng một thời. Du lịch Bạc Liêu, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không dành thời gian tham quan nhà Công tử Bạc Liêu để tận mắt chiêm ngưỡng kiến trúc bề thế của căn nhà lớn nhất lục tỉnh miền Tây xưa.
Nhà Công tử Bạc Liêu hiện tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu. Ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây sang trọng, được xây dựng từ năm 1917 đến năm 1919 thì hoàn thành. Ngôi nhà sở hữu kiến trúc bề thế nhất lục tỉnh miền Tây thời điểm lúc đó nên được người dân nơi đây gọi với cái tên “nhà lớn”.
Dinh thự do ông Trần Trinh Trạch, tức Hội đồng Trạch, cha Công tử Bạc Liêu xây khi công tử mới 19 tuổi. Ông Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Khi đó toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông. Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai, Trần Trinh Huy ăn chơi khét tiếng và nổi tiếng mê gái. Được biết, tổng số tài sản mà công tử Bạc Liêu được thừa hưởng và “tiêu hao” vào ăn chơi xa xỉ ước tính lên tới trên 5 tấn vàng.
Ngôi biệt thự do kĩ sư người Pháp thiết kế, hầu hết vật liệu xây dựng được mang từ Paris về. Nhiều chi tiết, vật liệu, đồ nội thất trong nhà được nhập khẩu từ Pháp, từ các bù long, ốc vít cho đến các chi tiết xây dựng đều có đóng dấu chìm mẫu tự P thể hiện xuất xứ.
Ngay khi bước chân vào ngôi nhà, du khách sẽ bị cuốn hút bởi những đường nét thiết kế tỉ mỉ, tinh tế, toát lên vẻ sang trọng và hào hoa. Những chiếc đèn màu vàng tỏa ánh sáng lung linh tạo cảm giác ấm cúng và lịch lãm. Trên mỗi cây cột của ngôi nhà đều được trang trí nhiều hoa văn đẹp mắt.
Tầng một (tầng trệt) của dinh thự gồm 2 phòng ngủ, phòng khách cùng hai đại sảnh rộng cùng với cầu thang lớn dẫn lên lầu. Trên lầu cũng có 2 phòng ngủ và hai đại sảnh rộng, thoáng, hút nắng, gió, khiến cho dinh thự luôn thông thoáng, mát mẻ.
Cầu thang lên tầng hai được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Cầu thang gỗ dẫn lên sân thượng trước đây là nơi ông hội đồng Trạch, cha của Công tử Bạc Liêu dùng để phơi tiền.
Đến nay, công trình đã hơn năm tuổi nhưng những giá trị kiến trúc, nghệ thuật tại dinh thự của cậu Ba Huy, không những không bị “lạc hậu” so với thời thế mà trái lại, càng trở nên quý giá và được đánh giá cao.
Phần nhà bếp của căn nhà được cải tạo thành quầy bán vé cho khách quan. Trong nhà còn trưng bày nhiều đồ vật gắn liền với giai thoại của “Hắc công tử”. Đây chiếc ôtô được ông Trần Trinh Trạch mua năm 1930 tại Sài Gòn để đón con trai là Công tử Bạc Liêu đi du học Pháp trở về.
Tham quan nhà công tử Bạc Liêu hiện nay bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá còn sót lại như: 2 chiếc giường nóng và giường lạnh, bộ trường kỷ được làm từ 1 tấm gỗ nguyên, bộ bàn xoay “Tam lân” (bàn tròn mặt bằng đá, chân quỳ tam giác có chạm 3 con lân), bộ “Tượng bành” (có hình chiếc bành đặt trên lưng voi), sạp “Tam thành” (3 vách) là nơi ngủ của Trần Trinh Khương, em trai của Công tử Bạc Liêu), giường ngủ của ông bà Hội đồng Trạch, giường cho khách hút thuốc phiện, bàn đánh bài, bình hoa ,… đều là những vật dụng rất có giá trị.
Theo các giai thoại này thì Công tử Bạc Liêu, là người Việt Nam sở hữu riêng máy bay đầu tiên cả nước; đi thăm ruộng bằng máy bay đầu tiên; người tổ chức đấu xảo sắc đẹp (tiền thân các cuộc thi sắc đẹp sau này) đầu tiên tại Nam kỳ… Là người Bạc Liêu, sở hữu nhiều đất đai, sở muối (đất làm muối), khai thác than, phố lầu cho thuê nhiều nhất nên rất giàu có. Điển hình là chuyện thi đốt tiền nấu chè với Bạch công tử hay “công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu” đã đi vào lời nhạc…
Công tử Bạc Liêu cùng với những giai thoại của mình đều đã trở thành hoài cổ, dĩ vãng. Ngày nay, dinh thự hay còn gọi với cái tên dân giã Nhà Công tử Bạc Liêu đã trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Và cũng chính những giai thoại về sự ăn chơi, lối sống phóng túng, xa hoa của Công tử Bạc Liêu lại càng khiến cho du khách phương xa thêm tò mò, hiếu kỳ muốn được một lần mục sở thị nơi ăn chốn ở của công tử xứ Bạc Liêu.
Đến đây, du khách còn có cơ hội nghỉ dưỡng trong những căn phòng kiến trúc Pháp sang trọng, đầy đủ tiện nghi, trải nghiệm cuộc sống trở thành những bà hoàng, công tử sang trọng tại khách sạn công tử Bạc Liêu.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Vườn Nhãn Bạc Liêu – Bài 5
Thuyết Minh Về Vườn Nhãn Bạc Liêu, một loài cây rất quen thuộc và nổi tiếng tại đây.
Vườn nhãn Bạc Liêu từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng, không chỉ vì hương vị ngọt thanh tao và hương thơm quyến rũ mà còn nổi tiếng về tuổi thọ. Những cây nhãn ở đây đều trên trăm năm tuổi nên người dân bản địa thường gọi là nhãn cổ với dáng vẻ gân guốc, uốn lượn tựa như những tác phẩm nghệ thuật mà tạo hóa đã khắc nên.
Nhãn Bạc Liêu đã đi vào nhiều trang thơ, bài hát và đã ở lại với đời sống của người dân Bạc Liêu hàng trăm năm nay. Đối với khách phương xa, có dịp du lịch Bạc Liêu, ai cũng một lần muốn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của những thân nhãn cổ hơn trăm tuổi và nếm vị ngọt ngon của nhãn cổ một thời trứ danh.
Đi theo con đường mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu khoảng 6km về hướng biển, bạn sẽ thấy thấp thoáng vườn nhãn cổ Bạc Liêu rộng hơn 230ha, trải dài hơn 11km từ Hiệp Thành qua đến Vĩnh Trạch Đông.
Theo lời kể của những người dân nơi đây, vườn nhãn Bạc Liêu đã đuợc trồng cách đây trên trăm năm. Ngày trước, vùng này là đất giồng cát được hình thành qua quá trình bồi lắng của thiên nhiên và do con người đắp đê lấn biển. Đây là loại đất có độ thoát thủy tốt, mực thủy cấp sâu, tầng canh tác dày… được đánh giá khá thích hợp cho việc trồng cây ăn trái và các loại hoa màu.
Khi người Hoa di cư đến đây sinh sống vào đầu thế kỷ 19, ông Trương Hưng là người đầu tiên mang 2 giống nhãn Su-bíc và Tu-huýt từ Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu. Giống Su-bíc cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày, rất thơm và ngọt. Còn giống Tu-huýt trái nhỏ, hạt nhỏ, nhưng cơm dày, vị ngọt.
Cả 2 giống nhãn đều thích nghi và phát triển rất tốt trên đất giồng cát, nhất là giống Su-bíc được nhiều người ưa chuộng. Thế là nhiều người nhân rộng diện tích nhãn Su-bíc. Từ Hiệp Thành qua Vĩnh Trạch Đông nơi nào có đất giồng cát là có nhãn mọc lên.
Từng gốc nhãn cổ thụ ở Bạc Liêu ẩn chứa nhiều yếu tố văn hóa mà không nơi nào có được. Nó minh chứng cho lịch sử hình thành của đất giồng Bạc Liêu, sự gắn bó của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trong quá trình phát triển. Sự liên kết bền lâu đó đã tạo nên bề dày văn hóa đất giồng. Bởi vậy, vườn nhãn cổ thụ Bạc Liêu không chỉ đơn thuần là hái trái mang ra chợ bán, mà là ẩn chứa giá trị lịch sử.
Tại ấp Chòm Xoài, xã Hiệp Thành có vườn nhãn của gia đình ông Trương Kiết (cháu đời thứ ba của ông Trương Hưng) rộng 3ha, lớn nhất xã. Khu vườn do các cụ đời trước trồng để lại, đến nay tuổi thọ trên 100 năm. Tại đây có một cây nhãn do ông Trương Hưng trồng đầu tiên, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ gốc to hai người ôm không xuể.
Những cây nhãn cổ này đến mùa vẫn còn ra hoa kết trái, dù hơi ít. Thời điểm du lịch Bạc Liêu lý tưởng để tham quan vườn nhãn cổ Bạc Liêu là vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 9. Tháng 5 là lúc vườn nhãn đang trổ hoa, cả vườn nhãn ngập màu hoa trắng tuyệt đẹp, thu hút bướm ong, còn tháng 9 là lúc thu hoạch nhãn nên khách tha hồ thưởng thức vị thơm ngon của nhãn Bạc Liêu.
Đến vườn nhãn, du khách có thể nghỉ ngơi dưới những tán cây rợp bóng, hít thở bầu không khí trong lành của một vùng quê yên tĩnh với những tiếng ca, câu hò đờn ca tài tử. Đến đây vào mùa nhãn chín, khách tham quan còn có thể thưởng thức những trái nhãn thơm ngon, đậm chất miệt vườn, cùng người dân tham gia thu hoạch nhãn chín. Hương vị thơm ngon của từng trái nhãn khiến cho người ăn không thể nào quên.
Đọc nhiều hơn với 💦 Thuyết Minh Về Vịnh Hạ Long 💦 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Điện Gió Bạc Liêu – Bài 6
Cùng đón đọc bài văn Thuyết Minh Về Điện Gió Bạc Liêu được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ sau đây.
Bạc Liêu là một tỉnh của đất nước ta. Nơi đây nổi bật lên với vẻ đẹp thiên nhiên hết sức trù phú cùng với những người nông dân lương thiện, thật thà, chất phác. Nhắc đến Bạc Liêu không thể không nhắc đến điện gió Bạc Liêu – một công trình nổi tiếng của tỉnh này.
Điện gió Bạc Liêu là nhà máy điện gió đặt tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Sau khi hoàn thành mở rộng giai đoạn 3 nhà máy sẽ có 133 trụ tua bin gió, nâng tổng công suất lắp máy lên 241,2 MW.
Dự án xây dựng nhà máy được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 khởi công ngày 09 tháng 9 năm 2010. Dự kiến, sau khi hoàn thành cả hai giai đoạn, sẽ có 62 turbin điện gió với tổng công suất là 99 MW và điện năng sản xuất mỗi năm khoảng 320 triệu kWh. Cả 62 cột tháp và turbin điện gió đều được đặt trên biển.
Mỗi turbin có công suất xấp xỉ 1,6 MW do hãng General Electrics (GE)cung cấp, cấu tạo thép đặc biệt không gỉ, cao 80m, đường kính 4m, nặng trên 200 tấn, cánh quạt được làm bằng nhựa đặc biệt, dài 42m, có hệ thống điều khiển tự gập lại để tránh hư hỏng khi bão lớn. Loại turbine này có chất lượng công nghệ cao, đã được GE nghiên cứu nhiệt đới hóa. Toàn bộ hệ thống được xây dựng trên biển, vùng có điều kiện địa chất công trình phức tạp với chiều dày lớp đất yếu lớn.
Công ty nghiên cứu thiết kế móng trụ turbine là Công ty CP tư vấn thiết kế XD Giao thông thủy (TEDI WECCO) thuộc TCT Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI), một trong số các tư vấn giàu kinh nghiệm trong thiết kế công trình biển.
Chủ đầu tư dự án là Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng – Thương mại và Du lịch Công Lý. Quy mô vốn đầu tư ước khoảng 5000 tỷ đồng. Tính đến tháng 10/2012, đã có 10 trụ và turbin gió được lắp đặt xong. Đây là một trong những dự án điện gió đầu tiên tại Việt Nam.
Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu giai đoạn 3 có công suất lắp máy 142 MW với 71 trụ tua bin gió, khởi công tháng 1/2018. Mỗi trụ tua bin có công suất khoảng 2,5 – 3,5 MW. Sản lượng điện dự kiến phát hàng năm là 373 triệu kWh. Khi giai đoạn 3 của dự án hoàn thành, nhà máy sẽ có 133 trụ tua bin gió, nâng tổng công suất lắp máy lên 241,2 MW.
Khi nhà máy điện gió đi vào hoạt động, người dân nơi đây hết sức phấn khởi. Vì nó có thể giảm bớt đi cái nắng nóng khắc nghiệt ở vùng này. Hơn thế nữa, nó còn giảm bớt thiên tai, giúp cuộc sống của người dân trở nên tốt đẹp hơn.
Điện gió Bạc Liêu đã và đang đi vào hoạt động với công suất lớn. Làm cho cuộc sống của người dân trở nên cải thiện. Và người dân Bạc Liêu cũng như các nhà lãnh đạo nơi đây đang không ngừng sáng tạo, phát triển nhà máy điện gió này!
Xem Thêm Bài 🌼 Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa 🌼 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Công Tử Bạc Liêu – Bài 7
Thuyết Minh Về Công Tử Bạc Liêu, một nhân vật nổi tiếng được rất nhiều người biết đến, cùng đón đọc ngay nhé!
Công tử Bạc Liêu là cụm từ dân gian ở miền Nam Việt Nam đặt ra vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 để chỉ các công tử, con của những gia đình giàu có sống ở tỉnh Bạc Liêu, trong thời kỳ xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Do việc phân chia lại ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này.
Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp . Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường ăn chơi để thể hiện mình. Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một thành ngữ để chỉ những kẻ ăn chơi, tiêu tiền như nước.
Nổi bật nhất trong số các công tử Bạc Liêu này là Trần Trinh Huy (1900-1974), còn có tên khác là Ba Huy, hay Hắc công tử, là một tay chơi nổi tiếng số 1 ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940.
Trần Trinh Huy là con trai thứ hai của quan Hội đồng Trần Trinh Trạch, tức Hội đồng Trạch và bà Phan Thị Muồi, con gái bá hộ Phan Văn Bì (còn gọi là Phan Hộ Biết), người có đất ruộng nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, được mệnh danh là “Vua lúa gạo Nam Kỳ”. Do biết luật lệ và thủ tục hành chánh, lại được cha vợ cho đất, giúp vốn nên ông Trạch mau chóng phất lên, mua thêm nhiều đất điền.
Các con và rể khác của ông Phan Hộ Biết mê cờ bạc nên lần lượt phải đem ruộng cầm cố cho ông Trạch, nên đất của ông Trạch càng nhiều thêm. Có lời truyền rằng, ông Trạch mau giàu lớn nhờ tài đánh bạc, thường tổ chức bài bạc trong nhà, cho con bạc vay tiền rồi về sau làm chủ luôn tài sản của các con bạc thiếu nợ.
Tại Nam Kỳ thập niên 1930, giới điền chủ lớn chiếm 1.035.000 ha ruộng đất thì riêng hội đồng Trạch đã chiếm 145.000 ha, trong khi toàn bộ 4 triệu nông dân tại Nam Kỳ chỉ có 500.000 ha ruộng đất. Ông Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Theo lời cháu chắt ông Trạch kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu lúc đó có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường.
Ông Trần Trinh Trạch có bảy người con (ba trai, bốn gái): Hai Đinh, Ba Huy (tức Trần Trinh Huy), Tư Huệ, Năm Thu, Sáu Đông, Bảy Dầy, Tám Bò (tức Trần Trinh Khương), cũng là một “công tử Bạc Liêu.Ông Trạch sống cần kiệm, chí thú làm giàu, nhưng ba người con trai ông Trạch có sẵn gia sản kếch sù của cha, nên đều mặc sức phung phí tiền bạc.
Nhờ khả năng tài chính rất mạnh của cha mẹ mình, độ phóng túng đối của công tử Trần Trinh Huy đứng hàng số một, không một ai trong nhóm Công tử Bạc Liêu có thể tranh chấp, đến nỗi danh xưng Công tử Bạc Liêu gần như gán cho riêng ông.
Khi ông Trạch mất tại Sài Gòn năm 1942, tài sản được chia cho các con trai của ông, nhưng những ông này không có tài làm ăn như cha mà chỉ quen tiêu pha nên gia sản cứ hao hụt dần. Trong thập niên 1960, hai cuộc cải cách điền địa của Việt Nam Cộng Hòa với chủ trương thu đất của đại địa chủ cũng khiến hầu hết ruộng đất của gia đình này bị mất đi. Không còn hoa lợi từ ruộng đất, không biết chuyển hướng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như công nghiệp – dịch vụ, lại quen tiêu xài phung phí nên gia sản của Ba Huy hao hụt nhanh chóng.
Ông Ba Huy mất vào tháng 1 năm 1974 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Ba Huy mất sau khi hoang phí gần hết gia sản, chỉ để lại cho các con mấy căn phố lầu. Ông Ba Huy có tám người con, các con ông cũng tiêu xài phung phí giống cha mình, nên nhà cửa cứ bán dần.
Con trai ông Ba Huy là Trần Trinh Đức nhớ lại: đến cuối thập niên 1970, các con của ông Ba Huy quyết định bán căn nhà cuối cùng ở đường Nhất Linh với giá 28 lượng vàng, mỗi người chia nhau một phần rồi ly tán, tự tìm đường làm ăn riêng.
Các con ông Huy cũng không làm ăn thuận lợi, ông Trần Trinh Đức ban đầu cũng khá giả nhưng rồi con cái ham mê cờ bạc nên mắc nợ, tất cả tài sản trong nhà đều lần lượt ra đi, ông Đức về sau phải chạy xe ôm kiếm sống. Đến đây thì chính thức kết thúc sự giàu có kéo dài chưa tới ba đời của dòng tộc hội đồng Trần Trinh Trạch.
Số mệnh giàu sang và suy tàn của dòng tộc hội đồng Trần Trinh Trạch để lại nhiều bài học về triết lý “Có vay có trả, của Thiên trả Địa” của Luật Nhân – Quả: ông Trạch phất lên nhờ gia sản của cha vợ và việc cho dân cờ bạc vay nặng lãi, nhưng đời con cháu ông thì lại làm tán gia bại sản cơ nghiệp của cha ông mình, cũng chính vì tiêu xài phung phí và ham mê cờ bạc.
Đừng bỏ qua 🌵 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo 🌵 15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Bánh Xèo Bạc Liêu – Bài 8
Thuyết Minh Về Bánh Xèo Bạc Liêu, một món ăn rất quen thuộc và được chế biến rất đặc biệt của những người dân nơi đây.
Bạc Liêu là vùng đất miền Tây Nam bộ vốn đã rất nổi tiếng với câu chuyện về vị công tử ăn chơi nức tiếng một thời. Không chỉ có vậy, Bạc Liêu còn là vùng đất đai trù phú, sản vật cá tôm và trái cây đa dạng, phong cảnh hữu tình, con người hiếu khách.
Đây cũng là nơi ghi nhận sự cộng cư lâu đời của ba dân tộc: người Kinh, người Hoa và người Khơ-me. Ẩm thực xứ Bạc Liêu ít nhiều cũng là sự cộng hưởng của nền ẩm thực đa dạng từ ba dân tộc vốn đã chung sống hòa thuận từ bao đời nay. Một trong những món ngon mà bạn nên thử qua khi đến vùng đất này là đặc sản bánh xèo.
Người dân Bạc Liêu hiền lành, chân chất, bao năm bám trụ trên những ruộng lúa, vuông tôm, ao cá bạt ngàn. Thiên nhiên luôn ưu ái cho vùng này dòng chảy phù sa mỡ màng của những con sông lớn, mang đến một lượng lớn cá tôm ngọt lành, hiếm vùng nào bì kịp. Được làm từ những sản vật ngon lành sẵn có, món bánh xèo trứ danh xứ Bạc Liêu khiến những ai ở xa đến ăn một lần là nhớ mãi.
Thậm chí có những người đã xa xứ lâu năm, vậy mà thứ người ta kiếm tìm mỗi khi trở về quê chính là món bánh dân dã làm từ bột gạo và tôm đất, thịt heo, khi đổ lên chảo dầu nghe tiếng dầu mỡ nảy lên trong chảo lèo xèo vui tai. Người ta gọi bánh xèo là vậy, bình dị, quê mùa, nghe sao kêu vậy, không cần phải tô vẽ hay vò đầu bứt tai nghĩ ra một cái tên mỹ miều diễm lệ nào khác chi cho mệt.
Người ta không thể biết chính xác thời gian ra đời của món bánh xèo. Chỉ biết từ thời khẩn hoang, đây đã là món ăn phổ biến, có thể dùng để thay thế bữa sáng hoặc bữa chính trong ngày. Bánh xèo Bạc Liêu nổi tiếng vì nhiều thứ, nhất là kích thước bánh, có thể được gọi là chị cả trong tất cả các loại bánh xèo ở các vùng miền.
Chảo dùng để chiên bánh là loại chảo sâu lòng cỡ đại. Nhân bánh xèo Bạc Liêu ngon nhờ có thêm mớ đậu xanh nguyên hạt hấp sơ cho hạt đậu “mở mắt”, trộn cùng mớ tôm đất nhỏ chừng ngón tay út, ít thịt ba rọi hoặc thịt nạc heo xắt mỏng, thêm nhúm giá, vài sợi hành tây cùng nhúm củ sắn xắt sợi làm tăng thêm vị ngọt tự nhiên cho chiếc bánh. Đâu đó cũng có người chơi sang, thêm củ hũ dừa xắt sợi vào nhân bánh, ăn một lần nhớ cả đời.
Cái thứ đọt dừa ngọt thanh đó, muốn có là phải hy sinh nguyên cây dừa, đẽo hết lớp vỏ ngoài, nạo lấy phần củ hũ, được xem như tim, não của cây dừa. Hoặc, nếu ai muốn ăn củ hũ dừa mà xót của, có thể dạo khắp vườn dừa của mình, ngó nghiêng coi cây nào bị đuông ăn gãy hết tàu lá, thì có thể hạ thổ lấy củ hũ, “giành giật” lại miếng ngon trước khi bị bọn đuông nhắm sạch.
Bánh xèo Bạc Liêu ngon ngay từ khi cắn cái rìa bánh bên ngoài. Nếu bạn là dân sành ăn, thì khi ăn một miếng bánh nơi này sẽ cảm nhận ngay sự khác biệt so với bánh xèo xứ khác. Tôi đã từng ăn rất nhiều loại bánh xèo cũng của miền Tây, có thương hiệu lớn, rải khắp các quận lớn của Sài Gòn, từ bánh xèo thập cẩm, bánh xèo nấm… cho đến bánh xèo thịt vịt… Thậm chí có nơi còn quảng cáo loại bánh xèo nhân nấm mối đắt đỏ khi nấm mối vào mùa. Nhưng rõ ràng, có một sự khác biệt rất lớn từ lớp vỏ bánh.
Vỏ bánh xèo ngon phải đạt đến độ giòn nhất định, cắn một miếng là nghe hẳn tiếng rốp rốp trong miệng. Bí quyết chính là khâu chọn gạo để xay thành bột đổ bánh xèo, phải là loại gạo nở xốp, gạo mới còn thơm mùi cám, đem xay thành bột, chắt nước, rồi ủ, sau đó mới phơi khô tán nhuyễn, khi pha bột bắt buộc phải có nước cốt dừa để đạt độ béo, giòn.
Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Hồ Xuân Hương Đà Lạt ❤️️ 14 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Đặc Sản Bạc Liêu – Bài 9
Thuyết Minh Về Đặc Sản Bạc Liêu, giới thiệu đến bạn đọc bài văn hay giới thiệu về những món ăn nổi tiếng khi nhắc về nơi đây.
Đặc sản Bạc Liêu luôn làm du khách hài lòng mỗi khi về miền Tây thưởng thức. Từ những món đồng quê dân dã cho đến những món hải sản cao cấp đều không làm thực khách thất vọng.
Bạc Liêu nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên được thiên nhiên ban tặng cho sản vật trù phú. Chính vì thế, nồi lẩu mắm Bạc Liêu là nơi hội tụ tinh túy ẩm thực của đất miền Tây. Lẩu mắm là món ăn của ba nền văn hóa Việt – Chăm – Khmer nên nó mang hương vị rất đặc biệt.
Nguyên liệu làm ra lẩu mắm rất đỗi dân dã. Chút thịt cá basa, cá bông lau, lủng lẳng vài con tôm con mực, thêm một rổ rau muống, rau đắng, bông súng và cả bông điên điển là đã có ngay một nồi lẩu sịnh soạn. Đáng nói nhất là cá mắm, đây là nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng của lẩu mắm. Ngày nay, lẩu mắm không còn là món ăn bình thường của người dân sông nước mà nó đã trở thành đặc sản Bạc Liêu dùng để phục vụ du khách.
Bánh tằm không còn là món ăn xa lạ đối với người miền Tây. Nhưng nếu muốn ăn bánh tằm chính tông thì phải về Bạc Liêu thử ngay món bánh tằm ngan dừa. Bánh tằm ở Bạc Liêu được làm từ bột gạo tẻ lúa mùa nên rất thơm, lại vừa dai vừa dẻo. Ngoài ra, bánh tằm Ngan Dừa càng ngon hơn khi kết hợp với sợi bì nguyễn. Rưới lên đĩa bánh một ít nước sốt cà chua và nước mắm tỏi ớt để thưởng thức thì quả là tuyệt vời.
Bánh xèo là món bánh dân dã mà ba miền Việt Nam đều có. Mỗi miền có nét đặc trưng và nguyên liệu riêng để làm bánh xèo. Riêng bánh xèo của miền Nam, đặc biệt là ở Bạc Liêu luôn khiến nhiều người mê mẩn. Bánh xèo có vị beo béo của bột gạo, thêm chút mặn của tôm thịt, thêm chút nhân ngọt thanh từ giá và sắn. Ăn bánh xèo kèm rau xanh, chấm chung với nước mắm ớt chua ngọt thì quả là ngon.
Một trong những món ngon Bạc Liêu phải kể đến món bún bò cay đặc biệt tại đây. Tô bún bò càng sẫm hòa cùng sợi bún trắng tinh, phía trên lấp đầy bởi thịt bò mềm sụn. Đúng với cái tên của nó, món bún bò này khá cay, sợi bún mềm ngấm chung với vị đậm đà của nước lèo thì quả là kích thích vị giác. Để tô bún bò cay thêm ngon thì phải thêm vào chút rau sống như rau muống bào, giá cùng bắp chuối, lại thêm chút rau quế cho thơm.
Bánh củ cải là một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực Bạc Liêu. Có thể nói đây vừa là món ăn vặt, vừa là bữa sáng dân dã cho tất cả mọi người. Bánh củ cải tuy nhìn đơn giản nhưng ăn vào vô cùng lạ miệng. Bánh không chỉ có mùi vị đậm đà của tôm, beo béo của thịt mà còn có chút hăng hăng ở sống mũi vô cùng độc đáo. Chính vì thế, nó đã trở thành đặc sản dành cho những khách phương xa khi đến du lịch Bạc Liêu.
Về miền Tây phải thử ngay món đuông dừa, nhất là đuông chà là ở Bạc Liêu. Những con đuông trắng muốt, báo ngậy được người dân bắt và sơ chế. Những món đặc sản từ đuông chà là này luôn được nhiều du khách ưa chuộng. Nhất là đuông nướng, đuông tắm mắm hay chiên giòn đều được giữ nguyên vị béo từ đuông.
Ba khía giờ đây không còn là món ăn bình dân nữa mà nó đã trở thành đặc sản Bạc Liêu nổi tiếng. Ba khía nhìn nho nhỏ nhưng lại cho ra nhiều món ăn phong phú. Khách đến du lịch Bạc Liêu thường chọn thưởng thức món ba khía rang me, gỏi ba khía hay chỉ đơn giản là chấm gỏi cuốn với mắm ba khía.
SCR.VN Gợi Ý Bài 💦 Thuyết Minh Về Đảo Phú Quốc ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Phú Quốc
Thuyết Minh Về Bún Nước Lèo Bạc Liêu – Bài 10
Thuyết Minh Về Bún Nước Lèo Bạc Liêu, một món ngon nổi tiếng được giới thiệu qua bài văn sau đây.
Qua quá trình cộng cư, bún nước lèo trở thành “đặc sản chung” của người Kinh, Hoa và Khmer khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Bún nước lèo thỉnh thoảng vẫn bị nhầm với bún mắm do dùng chung con mắm để nấu nước lèo nhưng đây là hai món khác biệt.
Bà con xứ Bạc Liêu truyền tai nhau nếu về xứ này mà chưa nếm qua món bún nước lèo quả là thiệt thòi. Phải thấy bún nước lèo được bán khắp nơi từ những gánh hàng rong với nồi nước nóng hổi, vài cái ghế nhựa đến những quán gia truyền mới rõ “tầm ảnh hưởng” của thứ đặc sản này.
Những người dân địa phương thừa nhận chính họ còn “bị ghiền” nên có thể ăn bún vào sáng, ăn nửa buổi, ăn trưa, ăn xế và cả ăn khuya…. Nhưng thú vị nhất để nếm những cọng bún trắng tươi, dai đượm mùi mắm thơm nồng là thời điểm chiều tối, khi đã kết thúc một ngày làm việc, gác công chuyện qua một bên để tận hưởng hoàn toàn sự thảnh thơi khi ngồi chờ một tô bún ra lò.
Thưởng thức món ăn này có đặc biệt là vừa bước chân tới đầu quán đã hít hà vì hương thơm ngào ngạt của nồi nước lèo nghi ngút khói. Nguyên liệu là con mắm sặt trộn với lượng thính phù hợp, đem nấu thật lâu cho rã nước thịt, đến khi chỉ còn xương thì lọc lấy phần nước dùng. Người nấu bún lâu năm thường chuộng cá sặt vào mùa mưa, cá béo thịt lại không hôi cỏ, nấu nước lèo “hết sẩy”.
Dân sành ăn luôn trao điểm mười chất lượng cho mắm cá sặt ở Bạc Liêu và Cà Mau vì mắm cá ở đây trộn thính nên thơm phức, lại vừa phải chứ không ngọt gắt như một số tỉnh. Nguyên liệu đi kèm là cá, tôm mà phải là cá lóc đồng tươi sống làm sạch luộc nguyên con, bỏ xương lấy thịt, tôm đất tươi còn nhảy cũng luộc rồi lột vỏ.
Hỗn hợp nước luộc cá, luộc tôm được cho vào nồi mắm, thêm nước dừa xiêm mới có vị ngọt đậm đà. Sả làm nên vị thơm thanh dịu cho nước lèo, tước bỏ lá cũ, rửa sạch, đập dập phần thân, cuộn thành bó cho vào nồi nước. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, nước dùng không được mặn quá dù vẫn phải dậy mùi mắm, lại có vị ngọt của nước cá và tôm.
Bún nước lèo ăn kèm giá, hẹ, rau muống bào, rau chuối, rau quế, rau thơm, chanh, ớt bằm để lên một đĩa lớn. Rót sẵn một chén nước mắm ớt để người ăn nêm thêm nếu thích. Cho giá, hẹ, rau muống bào vào tô. Để bên trên hai khoanh bún gạo rồi nhúng qua nước sôi riêng, sau đó chan nước lèo đang sôi vào. Gắp thêm mấy lát cá, một ít tép đất để lên, ngắt rau thơm và rau quế cho vào, vắt lát chanh và rải thêm ít ớt…, là bạn có một tô bún nước lèo đậm đà, nóng sốt. Ớt ăn với bún nước lèo phải là loại ớt hiểm, trái nhỏ, cay xé.
Dân phượt truyền tai nhau đến Bạc Liêu nhớ ghé quán bún “bà Quý” đường Võ Thị Sáu “ngon nhứt xứ Bạc Liêu”. Quán nhỏ, bàn ghế kê đơn sơ, lại chẳng đề biển hiệu mà lúc nào cũng tấp nập khách. Nhận tô bún nóng hổi từ tay chủ quán kèm nụ cười chân chất của người miền Tây khiến khách càng nôn nóng muốn thưởng thức.
Mùi mắm thanh nồng xộc vào mũi trước tiên quá đỗi quyến rũ, húp trước muỗng nước bún đậm đà mùi mắm mà lại vừa miệng vô cùng. Sợi bún dai hòa với rau sống giòn ngon đến lạ, ăn một tô đến no căng mà cứ thòm thèm hoài.
Người có ý định ghé thăm xứ Công tử Bạc Liêu đều được dặn “nhớ ghé thăm nhà nghệ sĩ Cao Văn Lầu để biết nơi khai sinh bản Dạ cổ hoài lang trứ danh và ăn bún nước lèo”.
Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác, Khu Di Tích Kim Liên ❤️️ Hay
Thuyết Minh Về Quảng Trường Hùng Vương Bạc Liêu – Bài 11
Thuyết Minh Về Quảng Trường Hùng Vương Bạc Liêu giúp các em có thêm cho mình nhiều kiến thức hay về nơi đây.
Trở thành một trong những địa điểm vui chơi, tham quan và hơn hết quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu còn là biểu tượng thể hiện văn hóa đặc sắc của nơi đây. Được bắt đầu xây dựng từ năm 2013 và đi vào hoạt động năm 2014, quảng trường rộng lớn hơn 85.000 m2 này đã và đang là địa điểm du lịch thu hút khách du lịch hàng đầu của Bạc Liêu.
Những ai có cơ hội được ghé đến nơi đây đều có chung nhận xét là địa điểm này đẹp không kém những tuyến phố đi bộ nổi tiếng khác. Bởi từ thiết kế đến quang cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc đều mang đến nét đẹp đặc trưng không gì trộn lẫn.
Toàn bộ khu vực của quảng trường Hùng Vương ở Bạc Liêu đều được lát những viên đá màu xám theo độ đậm nhạt xen kẽ nhau tựa như những khuôn nhạc tạo nên sự độc đáo riêng. Thêm vào đó là những công trình kiến trúc biểu tượng mang tính thẩm mỹ nghệ thuật cao như: nhà hát 3 nón lá lớn nhất Việt Nam, biểu tượng cây đờn kìm, biểu tượng 3 dân tộc,… tạo thành điểm nhấn văn hóa thu hút mọi người đến tham quan nhộn nhịp.
Không gian ở quảng trường này mang đến sự thư thái, với hệ thống cây xanh được chăm sóc tươi tốt, phun nước, đèn chiếu sáng và màn hình LED to lớn là nơi thư giãn lý tưởng cho bạn. Tại đây vào mỗi buổi sáng hay chiều tà bạn sẽ thấy quảng trường đông đúc với những cụ già đi bộ hóng mát, các bà các mẹ tập thể dục, những em bé bi bô tập đi chơi đùa đạp xe.
Hay các bạn trẻ chọn nơi đây làm nơi giải trí với những trò chơi đầy vui nhộn như: tập nhảy, trượt patin,… Cuộc sống ngoài kia dẫu có bộn bề, tấp nập nhưng nơi đây lại nhẹ nhàng cho bạn cảm giác bình yên.
Không chỉ là địa điểm tập trung đông đúc của người dân, với khuôn viên thoáng rộng. Vào những dịp Lễ lớn tại quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu còn là nơi để tổ chức những sự kiện quan trọng, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ý nghĩa. Ngay tại cột cờ trung tâm, mỗi sáng thứ 2 mọi người thường tập trung đến đây để tham dự lễ chào cờ quen thuộc.
Đối với mỗi người dân đây là hoạt động không thể thiếu, ai đi ngang qua cũng ráng nán lại để thực hiện nghi lễ trang nghiêm này cùng mọi người. Ở trước còn có sân phun nước với 68 vòi biểu diễn những vũ điệu khác nhau.
Đọc Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang ❤️️ 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Đền Thờ Bác Ở Bạc Liêu – Bài 12
Thuyết Minh Về Đền Thờ Bác Ở Bạc Liêu, cùng đón đọc bài văn sau đây để có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong cuộc sống.
Bạc Liêu là một “vùng đất mới” về tuổi đời và bề dày văn hóa so với các vùng, miền khác, nhưng tại Bạc Liêu vẫn có những di sản văn hóa rất giá trị không kém phần đặc sắc và có ý nghĩa đối với du khách. Trong đó phải kể đến Đền Thờ Bác Hồ tọa lạc tại ấp Bà Chăng A, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, cách trung tâm huyện Vĩnh Lợi khoảng 5 km về hướng Tây – Nam và cách trung tâm TP. Bạc Liêu khoảng hơn 20km về hướng tây.
Năm 1969, nghe tin Bác Hồ kính yêu mãi mãi đi xa, quân dân xã Châu Thới vô cùng bàng hoàng, đau đớn. Với tình yêu thương của Bác đối với nhân dân miền Nam ruột thịt nên nhân dân nơi đây có tâm nguyện chung là xây dựng Đền thờ Bác ngay tại quê hương để ngày đêm hương khói cho Người. Hàng ngàn cán bộ, nhân dân trong xã và huyện đã không sợ hy sinh, gian khổ, ngày đêm góp sức, góp công xây dựng Đền thờ Bác ngay chính mảnh đất đầy khói lửa, đạn bom Châu Thới anh hùng…
Tháng 3/1970, Xã ủy Châu Thới thực hiện chủ trương của Huyện ủy Vĩnh Lợi tiến hành xây dựng Đền thờ Bác. Sau 2 lần Đền thờ bị địch đốt phá, nhân dân cũng như Xã ủy Châu Thới và Huyện ủy Vĩnh Lợi quyết tâm xây dựng đền kiên cố bằng xi măng, cốt sắt…
Công việc mua vật liệu để xây dựng gặp nhiều khó khăn do phải đi qua nhiều đồn bốt của địch, nhưng với động lực là lòng kính yêu Bác, nhân dân xã Châu Thới xung phong đi mua vật liệu, mỗi người mua một ít, mua làm nhiều lần. Khi đã chuẩn bị xong, lúc 10h ngày 25/4/1972 Xã ủy Châu Thới đã làm Lễ khởi công xây dựng Đền thờ Bác.
Sau 24 ngày đêm không ngại đạn pháo của địch, nhân dân và Xã ủy Châu Thới đã hoàn thành việc xây dựng Đền thờ. Sáng 19/5/1972 (ngày sinh nhật Bác), Lễ khánh thành Đền thờ Bác được tiến hành trong niềm hân hoan và trang nghiêm của trên một ngàn người trong Xã Châu Thới và các chiến sĩ huyện Vĩnh Lợi.
Việc xây dựng đền thờ ngay trong lòng địch đã khó khăn, việc bảo vệ đền thờ càng khó khăn gấp bội. Sau khi đền thờ hoàn thành, địch thường xuyên huy động các phương tiện đánh phá nhưng bằng tất cả tình cảm của người con miền Nam đối với vị cha già kính yêu của dân tộc, các lực lượng du kích, lực lượng địa phương quân Vĩnh Lợi và Đội bảo vệ đền thờ một lòng quyết tâm bảo vệ Đền thờ Bác.
Ghi ơn công lao to lớn, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, nhiều năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã luôn quan tâm đến việc trùng tu, nâng cấp.
Đến nay Đền thờ Bác Hồ Bạc Liêu được xây dựng trên một khuôn viên đất rộng 11.000m2 với các kiến trúc chính như: Ngôi Đền thờ Bác Hồ, Nhà bao che đền, Nhà trưng bày, Hội trường và phòng làm việc, khu dịch vụ và khu vườn được trồng nhiều loại cây xanh. Đặc biệt, trong khuôn viên di tích nổi bật với hồ sen thơm ngát. Đền thờ Bác Hồ ở Châu Thới được đánh giá là một trong những Đền thờ Bác đẹp nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Biển Vũng Tàu ❤️️ 14 Bài Giới Thiệu Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bạc Liêu Ngắn Hay – Bài 13
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bạc Liêu Ngắn Hay giúp các em có thể trau dồi cho mình thêm nhiều kiến thức về nơi đây.
Bạc Liêu ở cực Nam đất nước, liền kề với Cà Mau.Từ Thành phố Hồ Chí Minh, vượt sông Tiền Giang, qua sông Hậu Giang, du khách đi thẳng tới Bạc Liêu, một hành trình dài 280km. Đó là một miền đất thoáng đãng, trù mật, với bao cảnh vật đáng yêu, với những con người tuyệt đẹp, chất phác, siêng năng, thẳng thắn và phòng khoáng, cởi mở.
Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2520,6 km2. Dân số khoảng 800.000 người, có 20 dân tộc, đông nhất là người Kinh. Các thế hệ người Kinh, người Hoa, người Khơ-me … đã chung vai sát cánh qua nhiều thế kỉ, lấn biển, đào kênh, bắt sấu, khai phá ruộng đồng, đánh giặc giữ làng mới có một Bạc Liêu giàu đẹp như ngày nay.
Ai đã từng đến thăm thú Bạc Liêu đôi lần chắc sẽ không bao giờ quên cảnh sắc hương vị nơi đây. Chùa Xiêm Cán ở Vĩnh Trạch Đông, chùa Cái Giá ở xã Hưng Hội, Huyện Vĩnh Lợi … lộng lẫy, uy nghi, với mái chùa uốn cong, gác chuông cao vút giữa trời xanh, với hàng trăm pho tượng thếp vàng tráng lệ.
Những ruộng muối vùng Kinh Tư bao la, muối trắng lấp lánh trong nắng chiều, những đụn muối trắng chạy dài như muôn ngàn gò đống nhấp nhô. Vườn chim Lập Điền có nhiều loài chim quý, hiếm, được nhắc đến trong sách Đỏ. Khu du lịch Phật Bà Nam Hải nổi tiếng kinh thiêng. …Nếu như nhãn lồng Hưng Yên là đặc sản của miền Bắc thì ở miền Nam tổ quốc thân yêu nổi tiếng với vườn nhãn Bạc Liêu, trái tròn to, cùi dày trắng phau, ngọt ngào và thơm ngát.
Đến thăm vườn nhãn, du khách còn được thưởng thức bánh xèo A Mật và nghe các ca sĩ tài tư đổ câu vọng nổi tiếng “Từ là từ phu tướng…” của cố nhạc sĩ Văn Cao Lầu. Ta hãy đến Phước Long và Hồng Dân thăm các làng nghề thủ công đan lát, dệt chiếu, làm nón…và đừng quên thưởng thức món bánh tầm bì hay bún bì ở Ngạn Dừa, Hồng Dân.
Cảnh sắc và con người Bạc Liê thật đáng yêu và đáng nhớ. Tiếng hát, tiếng hò của ai đó cất lên trên dòng kênh giữa màu xanh của rừng chàm, rừng đước như giăng mắc hồn du khách, lơ lửng đến mọi chân trời xa:
” Bớ chiếc ghe sau chào mau anh đợi
Qua khúc sông này bờ bụi tối tăm”…
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Hòn Chồng Nha Trang ❤️️ 11 Bài Giới Thiệu Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Bạc Liêu Điểm 10 – Bài 14
Bài Văn Thuyết Minh Về Bạc Liêu Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây với lối văn hay và hấp dẫn.
Bạc Liêu là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi cho những bãi cát trắng mênh mông, núi non trùng điệp, bạt ngàn tràm, đước… Giữa miền Tây náo nhiệt và rộn ràng, du lịch Bạc Liêu vẫn bình yên như vậy với những tòa nhà mang hơi thở từ thời Nam Kì lục tỉnh, những khu vườn trĩu nặng cây trái bên cạnh bờ biển nên thơ làm người ta “dễ đến – khó về”
Bạc Liêu là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam, có dạng địa hình chủ yếu là đồng bằng, sông rạch và kênh đào chằng chịt.
Đến bạc Liêu, du khách không chỉ được tham quan nhà công tử Bạc Liêu mà còn có cơ hội được thưởng thức đờn ca tài tử nghe điệu “dạ cổ hoài lang” do các nghệ sĩ miệt vườn thể hiện. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội tham quan những di tích lịch sử, điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh gắn liền với cảnh quan và các chuyện cổ xưa và thưởng thức nhiều món đặc sản nổi tiếng nơi đây.
Du khách có thể du lịch Bạc Liêu mọi mùa trong năm, tuy nhiên nếu muốn cảm nhận, tìm hiểu một cách trọn vẹn nhất về các phong tục, tín ngưỡng của người dân địa phương thì bạn nên đi vào khoảng tháng 2,3 âm lịch chính là dịp lễ hội
Địa điểm tham quan Bạc Liêu như: Nhà công tử Bạc Liêu, Khu du lịch Nhà Mát, Chùa Xiêm Cán, Sân chim Bạc Liêu, ..
Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Giới Thiệu Về Bạc Liêu Bằng Tiếng Anh – Bài 15
Đón đọc bài văn Giới Thiệu Về Bạc Liêu Bằng Tiếng Anh đặc sắc sau đây giúp các em vừa nâng cao khả năng viết văn và ngoại ngữ của mình.
Bac Lieu province was set up on 20 December, 1899 after split from Ha Tien province.
Then Vietnam authorities devided Bac Lieu province into two provinces: Bac Lieu and An Xuyen. The later Bac Lieu consisted of 4 districts as Gia Rai, Phuoc Long, Vinh Loi and Vinh Chau, 19 communes and 218 hamlets, and its population was 76,630 people in 1965.
In 1976, after the independance of Vietnam, the two provinces Bac Lieu và An Xuyen was merged again into one province namely Minh Hai. On November 6th, 1996, Minh Hai province was devided into two provinces Bac Lieu and Ca Mau.
In the old time, Bac Lieu was known as the land for entertainment with plenty of legends of “Bac Lieu’s fop” because the people here are very open-minded, fond of making friends through festivals and communal cultural activities. This land was not only the home to the very famous musician Cao Van Lau, the composer of a long-living folk song named “Da co hoai lang”, and also extremely attractive to the class of big landlords in the South at the end of the 19th century and beginning of the 20th century.
Therefore, many visitors are very surprised at the luxury villas here which were built according to the Western architectures, much differently from the French buildings in Hanoi, Saigon and Dalat. The special thing is that all of the materials for interior decoration of these buildings such as doors, bricks, wall or flooring marble tiles were bought from Paris by the big landlords.
Tạm dịch
Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 sau khi tách ra từ tỉnh Hà Tiên.
Sau đó chính quyền Việt Nam chia tỉnh Bạc Liêu thành hai tỉnh: Bạc Liêu và An Xuyên. Bạc Liêu sau này gồm 4 huyện Giá Rai, Phước Long, Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu, 19 xã và 218 ấp, dân số năm 1965 là 76.630 người.
Năm 1976, sau khi nước Việt Nam độc lập, hai tỉnh Bạc Liêu và An Xuyên lại hợp nhất thành một tỉnh là Minh Hải. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Minh Hải được chia thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
Từ xa xưa, Bạc Liêu được biết đến là vùng đất ăn chơi với nhiều truyền thuyết về “công tử Bạc Liêu” bởi người dân nơi đây rất cởi mở, thích kết bạn qua các lễ hội và các hoạt động văn hóa xã hội. Vùng đất này không chỉ là quê hương của nhạc sĩ rất nổi tiếng Cao Văn Lầu, người đã sáng tác ra bài hát dân ca lâu đời mang tên Dạ cổ hoài lang, và còn vô cùng hấp dẫn đối với tầng lớp địa chủ lớn ở Nam Bộ thời kỳ cuối. thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Chính vì vậy, nhiều du khách rất ngạc nhiên về những biệt thự sang trọng ở đây được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây, khác xa với những tòa nhà Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Lạt. Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu trang trí nội thất của những công trình này như cửa, gạch, đá hoa ốp tường hay lát nền đều được các đại điền chủ mua từ Paris về.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất