Thuyết Minh Về Bến Tre ❤️️ 27 + Bài Giới Thiệu Bến Tre Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Vùng Đất Miền Tây Sông Nước Hữu Tình.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Bến Tre
Dàn ý thuyết minh về Bến Tre chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được bố cục cơ bản và dễ dàng triển khai bài viết của mình.
I. Mở bài: Khái quát về đối tượng thuyết minh – vùng đất Bến Tre.
- Giới thiệu chung về tỉnh Bến Tre.
- Nhận định tổng quan về tỉnh Bến Tre.
II. Thân bài: Thuyết minh chi tiết về tỉnh Bến Tre.
-Thuyết minh những thông tin cơ bản về tỉnh Bến Tre:
- Vị trí địa lý, tiếp giáp
- Khí hậu
- Diện tích, đơn vị hành chính.
- Lịch sử hình thành.
- Đặc điểm dân cư
-Thuyết minh cụ thể những đặc điểm nổi bật của tỉnh Bến Tre:
- Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng của Bến Tre.
- Những đặc sắc về văn hoá, lịch sử, đặc sản nổi tiếng ở Bến Tre.
- Những giá trị và đóng góp của Bến Tre đối với đất nước.
III. Kết bài: Cảm nhận về Bến Tre và những bài học, suy nghĩ của bản thân.
Cùng với văn mẫu thuyết minh về Bến Tre, SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Bài Giới Thiệu Về Tỉnh Bến Tre – Mẫu 1
Khi viết bài thuyết minh về tỉnh Bến Tre, các em học sinh sẽ cần có những thông tin chính xác và đầy đủ. Tham khảo bài giới thiệu về tỉnh Bến Tre dưới đây:
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tỉnh Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, địa bàn nằm trên ba cù lao là cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long bồi tụ nên (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Cổ Chiên dài 82 km).
Trước kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, nhưng sau đó càng ngày số người đến định cư ngày càng đông, chính sự di cư này kèm theo sự gia tăng dân số, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Bến Tre ngày trước được người Cam Bốt gọi là Sóc Treay (xứ cá) vì nhiều giống cá nằm rải rác trong tỉnh. Về sau người An Nam lập nên một cái chợ mà họ gọi là Bến Tre. Con rạch chảy ngang trước chợ và đổ vào Sông Hàm Luông nên cũng mang tên này.
Khi đặt chân lên đất Bến Tre, những lưu dân người Việt chọn những giồng đất cao ráo để sinh sống. Vùng đất Ba Tri được khai phá sớm nhất vì nơi đây là địa điểm dừng chân của các lưu dân theo đường biển. Lần hồi, dân cư ngày càng đông đúc, lập nên thôn, trại, làng.
Nhờ những kinh nghiệm trong sản xuất ở quê nhà, khi đến vùng đất mới mênh mông, những người dân đã tạo nên những cánh đồng bao la, những vườn dừa bạt ngàn, những vườn cây ăn trái tươi tốt. Chỉ trong hai thế kỉ, những vùng đất hoang vu đầy dã thú, các cù lao nằm ở cuối vùng sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã trở thành nơi sản xuất dừa, trái cây, gạo ngon nổi tiếng.
Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa, với biệt danh là “Xứ Dừa”. Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là “quê hương của Phong trào Đồng khởi”, mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chính quyền Ngô Đình Diệm, tiêu biểu nhất là trong năm 1960. Tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, với các hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phía Bắc giáp Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền. Phía Tây và Nam giáp Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên. Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km.
Bến Tre có 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc đồng thời chia Bến Tre thành 3 phần là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê,… Đất Bến tre do phù sa sông Cửu Long bồi đáp. Đến đầu thế kỉ XVIII, phần lớn đất đai còn hoang vu, lầy lội, là nơi nhiều loài dã thú như cọp, heo rừng, trâu rừng, cá sấu, trăn, rắn sinh sống.
Nhưng đó chỉ là nhìn từ bên ngoài, còn bên trong đã có các “lõm” dân cư vào khai phá sinh sống. Đó là những lưu dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung vào, chủ yếu là miền Trung, đa số là những nông dân nghèo khổ vào Nam tìm đất sống, nhất là vào thời gian quân Trinh lợi dụng chúa Nguyễn đang lúng túng trước phong trào Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh chiếm Thuận Hóa, Quảng Nam (1774). Ngoài ra còn có các thành phần khác như binh lính, trốn lính, tù nhân bị lưu đày, người có tội với triều đình, người Minh Hương hay một số người có tiền của vào khai phá,… Người di dân đến Bến Tre chủ yếu bằng đường biển và đường bộ, đa số là bằng đường biển.
Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn. Sân chim Vàm Hồ, thuộc địa phận hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, là nơi trú ngụ của gần 500.000 con cò và vạc và các loài chim thú hoang dại khác cùng với rừng chà là và thảm thực vật phong phú gồm các loại cây ổi, so đũa, đậu ván, mãng cầu Xiêm, dừa nước, đước đôi, bụp tra, chà là, ô rô, rau muống biển…
Cồn Phụng (Cồn Ông Đạo Dừa) thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, có các di tích của đạo Dừa với các công trình kiến trúc độc đáo. Trên Cồn Phụng còn có làng nghề với các sản phẩm từ dừa và mật ong. Cồn Ốc (Cồn Hưng Phong) thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả. Cồn Tiên, thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, là một bãi cát đẹp. Vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, vùng đất này thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch. Ngoài ra cũng có du lịch trên sông nước và các bãi như bãi Ngao, huyện Ba Tri.
Đối với những du khách yêu thích sông nước miền Tây thì Bến Tre là một điểm đến trước xa, nay gần.
Khám phá thêm 🌹 Thuyết Minh Về Kẹo Dừa Bến Tre, Đặc Sản Bến Tre Hay 🌹 15 Bài Văn Mẫu Đặc Sắc
Bài Giới Thiệu Về Thành Phố Bến Tre Ngắn Gọn – Mẫu 2
Để viết bài giới thiệu về thành phố Bến Tre ngắn gọn, các em học sinh cần đưa vào những thông tin quan trọng và cơ bản nhất để đảm bảo cho bài văn của mình đầy đủ nội dung cần thiết.
Là tỉnh nằm ven biển, cuối nguồn sông Cửu Long, được hợp thành từ 3 cù lao lớn: Cù lao Minh, cù lao Bảo, cù lao An Hóa được phù sa của 4 nhánh sông lớn bồi tụ: sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên Bến Tre có thế mạnh phát triển kinh tế đa dạng.
Mũi nhọn kinh tế của Bến Tre là nông-ngư nghiệp. Thế mạnh về du lịch của Bến Tre là cảnh sắc thiên nhiên, sông nước hữu tình với cửa Đại – cửa sông lớn nhất của 9 nhánh Cửu Long, có hai chiều nước chảy, với cửa Hàm Luông mênh mông bát ngát; nhiều cồn, bãi đất phù sa mới bồi tụ, đất tốt, trồng cây ăn trái sum suê, không khí mát mẻ trong lành, yên tĩnh.
Cồn Phụng án ngữ ở cửa ngõ vào Bến Tre, nơi đây đã sừng sững một chiếc cầu dây văng do chính bàn tay của những kỹ sư, công nhân Việt Nam thi công, thay thế cho những chuyến phà Rạch Miễu đã vận hành từ bao đời nay. Cồn Phụng nằm trong quần thể tứ linh (Long – Lân – Quy – Phụng) đều là các khu du lịch sinh thái. Cồn Phụng từng là thánh địa của giáo chủ Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam.
Nét riêng có của miệt vườn Bến Tre đáng kể như chợ Chanh ở xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm. Đây là chợ mua bán chanh độc nhất vô nhị ở ĐBSCL. Hay làng cây kiểng, cây giống Cái Mơn ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, với nhiều giống cây trái ngon, cây kiểng quý hiếm được ươm trồng, nhân giống, trồng khắp cả nước và xuất khẩu. Sân chim Vàm Hồ ở xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri; bãi nuôi tôm, nghêu, cua ở 3 huyện vùng ven biển; rừng ngập mặn ven 4 nhánh sông mẹ Cửu Long. Đậm nét nhất, Bến Tre được mệnh danh là quê dừa, là xứ dừa nên nhiều du khách thấy dừa thì nhớ Bến Tre.
Đặc sản của Bến Tre có nguồn gốc từ mảnh vườn, thửa ruộng, dòng sông chở nặng phù sa. Các sản phẩm từ dừa, nổi bật là kẹo dừa vừa ngọt béo vừa thanh; các loại trái cây chôm chôm, bòn bon, bưởi da xanh, măng cụt, sầu riêng, xoài cát danh tiếng. Những hoạt động mua bán cây con giống, hàng đặc sản theo chu kỳ con nước lớn ròng, theo mùa vụ, thời tiết kéo theo các dịch vụ khác làm cuộc sống thường nhật của người dân Bến Tre tươi tắn, rộn nhịp. Bến Tre là còn là vùng đất mới, được những lưu dân Việt đến khai phá và định cư trên 3 thế kỷ, nên các di tích được xếp hạng cấp quốc gia đều thuộc giai đoạn cận đại và hiện đại.
Đó là các di tích: Nhà thờ và mộ của nhà thơ yêu nước lớn của dân tộc nửa sau thế kỷ 19 Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) ở xã An Đức, huyện Ba Tri. Ba ngôi đình làng: Đình làng Phú Lễ ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri; đình làng Bình Hòa nay thuộc thị trấn Giồng Trôm và đình làng Tân Thạch ở xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, đều được xây dựng từ thế kỷ thứ 19. Khu mộ của Sùng Đức Võ Trường Toản, nhà giáo tiêu biểu của đất Nam Kỳ, có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước ở thế kỷ 18 tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri.
Mộ và đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), thuộc thế hệ tham gia chống Pháp đầu tiên của Bến Tre, hy sinh trong trận đánh ở Gò Công (17-6-1866), xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm. Nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bến Tre (tháng 4-1930) tại xã Tân Xuân, huyện Ba Tri. Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác ở xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm trong khoảng thời gian từ năm 1955-1956, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ – Lê Duẩn đã ẩn náu bí mật để chỉ đạo phong trào, đồng thời dự thảo Đề cương cách mạng miền Nam.
Khu căn cứ của Khu ủy Sài Gòn – Gia Định thời chống Mỹ, mang mật danh Y.4 ở xã Tân Phú, huyện Mỏ Cày. Chùa Tuyên Linh, nơi nhà sư yêu nước Lê Khánh Hòa đã trụ trì 39 năm và cũng là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh có thời gian ở đây cùng đàm đạo việc nước với sư Lê Khánh Hòa. Sư Lê Khánh Hòa là hội trưởng Nam Kỳ nghiên cứu Phật học hội, ở xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày. Chiếc nôi Đồng Khởi của tỉnh Bến Tre, cũng là của phong trào cách mạng miền Nam ở xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày (17-01-1960). Đầu cầu tiếp nhận vũ khí chi viện cho cách mạng miền Nam thuộc đường Hồ Chí Minh trên biển, ở xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú.
Với bao chiến tích, di tích truyền thống lịch sử, Bến Tre được mệnh danh là địa linh nhân kiệt. Hãy một lần đến với xứ dừa Bến Tre…
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Quê Hương Bến Tre Hay Nhất – Mẫu 3
Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về quê hương Bến Tre hay nhất, các em học sinh có thể tham khảo cách sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như miêu tả, biểu cảm trong các ý văn của mình.
Nằm giữa vùng sông nước mênh mông, nơi hội tụ của 3 cù lao lớn. Bến Tre như một cái quạt xòe ra với những nan quạt là những con sông lớn, nhỏ. Sắc thái địa lý khá đặc biệt với những phần đất không bị nhiễm mặn, Bến Tre được thiên nhiên ưu đãi và vùng đất này trở nên hấp dẫn hơn với những vườn trái cây ngon ngọt và những vườn hoa, cây cảnh lộng lẫy nhất nhì Đồng bằng Sông Cửu Long. Đơn vị hành chính của Bến tre bao gồm
Đi trên con sông Hàm Luông rộng mênh mông, hai bên bờ xanh biếc những hàng dừa đứng hiên ngang. Bến Tre quả là xứ dừa với những đảo dừa mát rượi. Ta thấy đâu đây vẻ đẹp lấp lánh của những rặng dừa như nhà thơ Lê Anh Xuân đã viết về quê hương anh:
Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ
Ta nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xao xác lá dừa hay tiếng gươm khua
Về Bến Tre, bạn sẽ được gặp những người dân hồn hậu, những con người đã “bám chặt quê hương”, đã đứng lên “dựng những pháo đài ” ở xã Định Thủy, cái nôi của cuộc Đồng khởi năm xưa. Những con người với tinh thần tự lực, tự cường, thông minh, bất khuất vượt mọi khó khăn chinh phục miền đất hoang vu từ những buổi đầu khai sinh lập địa.
Đi thăm những di tích lịch sử như Nhà truyền thống Đồng Khởi Mỏ Cày, tìm hiểu dấu tích đường mòn Hồ Chí Minh trên biển ở Thạnh Phú bên dòng sông Cổ Chiên, khu di tích Nguyễn Đình Chiểu và những đình chùa cổ xưa, nghe những điệu lý, câu hò mênh mông trên sông nước, bạn mới hiểu hết vẻ đẹp văn hóa của mảnh đất xứ dừa này.
Bến Tre là quê hương Đồng khởi, nổi tiếng với tên tuổi của nữ tướng Nguyễn Thị Định và sự ra đời của “Đội quân tóc dài”; của liệt sĩ Trần Văn Ơn…đã góp phần làm rạng rỡ trang sử vẻ vang của quê hương. Vùng đất “địa linh nhân kiệt” này còn sinh ra nhiều danh nhân như: nhà giáo Võ Trường Toản, học giả Phan Thanh Giản – Vị Tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ đã để lại cho quê hương một gia tài đồ sộ hơn 500 bài thơ, bài văn.
Trong lãnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí, Bến Tre cũng đã sinh ra những người con mà tên tuổi của họ đã góp phần làm rạng danh nền văn hóa nước nhà. Lịch sử báo chí Việt Nam đã được khởi đầu bởi những con người có trình độ uyên thâm như: Nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký – người làm báo đầu tiên ở Việt Nam, người thông thạo 27 thứ tiếng nước ngoài (12 ngôn ngữ phương Tây, 15 ngôn ngữ phương Đông).
Trong khoảng thời gian 40 năm (1858 – 1898), Trương Vĩnh Ký đã để lại cho đời 118 tác phẩm, bao gồm sách nghiên cứu, sưu tầm, dịch, phiên âm trong đó có hàng chục quyển sách viết bằng Pháp văn; Sương Nguyệt Anh, người con gái tài ba của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu – chủ bút tờ “Nữ Giới Chung” và Lê Hoằng Mưu – chủ bút tờ “Lục Tỉnh Tân Văn”.
Mảnh đất này còn đóng góp những nghệ sĩ tài năng cho đất nước như: Nghệ sĩ Nhân dân Lê Long Vân (Ba Vân), người đã toàn tâm toàn ý dâng trọn cuộc đời cho sân khấu cải lương; Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Phi Hoành; Họa sĩ Lê Văn Đệ; Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát; Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu, một gương mặt lớn của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam và tên tuổi của ông đã được đã được giới thiệu trong Bách khoa toàn thư của châu Âu.
Bến Tre với 75 điệu lý khác nhau, là một trong những cái nôi của dân ca Nam Bộ, là vùng đất tiềm năng cho những điệu hò trên sông nước và hò trên cạn ra đời. Nơi đây còn có kho tàng của văn học dân gian với những chuyện cổ, thơ ca, câu đố… với những câu chuyện nổi tiếng từ thời khẩn hoang, như chuyện kể về ông Gốc, ông Ó, thời nhà Nguyễn và những ông già Ba Tri…
Bến Tre – xứ sở của những đảo dừa, quê hương của những người con trung dũng kiên cường không chỉ làm nên chiến công oai hùng trong chiến tranh mà còn đạt được nhiều thành tựu trong thời kỳ đất nước đổi mới. Nhìn từ góc độ văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, cây dừa Bến Tre biểu hiện sức mạnh về kinh tế, vật chất cả sức mạnh tinh thần, chỗ dựa của những ai sinh ra trên mảnh đất ba dải cù lao. Lễ hội dừa sắp tới là hình thức tôn vinh cây dừa và những con người thủy chung, son sắt cùng dừa, cả lúc hát tráng ca hay bi ca.
Văn hóa dừa đâu chỉ tiếng tăm bề nổi, lớp mặt của văn hóa miệt vườn. Văn hóa dừa ở tận phần vô thức của cư dân dân sông nước Bến Tre “lập vườn thì phải khai mương”… Và khi nó trở thành máu thịt tiềm ẩm đến như vậy, thì nó biến thành sức mạnh, bản lĩnh, bản sắc riêng, cả quá trình tồn tại, phát triển, nhất là trong giao thời, hội nhập mới mẻ.
Lành làm gáo, bể làm muôi (muỗng, vá). Đâu là chuyện làm gáo để đo lường, múc nước, làm muỗng dùng trong bữa ăn. Đấy là tính tích cực, có ích cho cộng đồng dù lành hay bể, cũng cống hiến dâng đời tất cả, không bỏ, mất đi một cách phun phí, oan uổng. Không dừng lại ở đó, người dân miệt vườn Bến Tre còn phổ biến phương ngôn Gáo bể làm muôi. Từ sọ dừa lành dùng làm gáo, đến gáo bể rồi chẳng vứt đi mà tiếp tục làm muôi. Tính phát triển của sự kế thừa đầy hữu ích, rõ bản lĩnh và đặc sắc văn hóa dừa. Cái đáng bỏ vẫn tái tạo tiếp nối cống hiến, chơn ân cho đời.
Năm 1996, tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ; năm 1997 được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học. Liên tục trong nhiều năm, Bến Tre có số học sinh giỏi cấp quốc gia thuộc loại cao của đồng bằng sông Cửu Long. Với những thành tích đó, Ngành giáo dục và đào tạo Tỉnh đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III, hạng II, và hạng I.
Cuộc sống của người dân Bến Tre đang khởi sắc, hứa hẹn những vụ mùa bội thu. Nhiều sản phẩm của xứ dừa đã bước ra thế giới, làm giàu cho quê hương trên con đường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Khu du lịch cồn Phụng đang được du khách thập phương biết đến và đang ngày càng thu hút đông đảo người đến tham quan nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó Bến tre đã hình thành 2 khu công nghiệp lớn là Giao Long và An Hiệp
Bến Tre – vùng đất được thiên nhiên ưu đãi này chắc chắn trong một ngày không xa sẽ phát triển vượt bậc
Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Bến Tre, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Sapa 🌹 17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Bến Tre – Mẫu 4
Với đề văn yêu cầu thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Bến Tre, dưới đây là những gợi ý giới thiệu về nhà cổ Huỳnh Phủ giúp cho các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Xưa kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, nhưng sau đó có một vài nhóm người đến định cư và thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Chính vì thế, những cư dân mới đến vùng đất này đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó nhà cổ hơn 100 tuổi Huỳnh Phủ tại xã Đại Điền, huyện Thạch Phú là một minh chứng cụ thể.
Theo lời truyền miệng từ đời trước, ông Huỳnh Ngọc Khiêm (1843 – 1927) – người cho xây dựng căn nhà này là người miền Trung vào miền Nam lập nghiệp. Trải qua biết bao biến đổi thời cuộc, ngôi nhà vẫn sừng sững như một bằng chứng cho thấy sự hưng thịnh tột bậc của chủ nhân nó lúc sinh thời. Đây là kiến trúc cổ thuộc dạng hiếm hoi của khu vực mà bất cứ ai đặt chân đến cũng xuýt xoa bởi lối kiến trúc hết sức lạ lẫm, đồ sộ nhưng không mất đi vẻ uy nghiêm.
Cửa chính phía trước vẫn còn giữ nguyên tấm biển Huỳnh Phủ bằng chữ Hán sơn son thiếp vàng. Huỳnh phủ hay còn gọi là Hương Liêm- một công trình kiến trúc điêu khắc gỗ rất độc đáo, mang nét đặc trưng của người dân vùng đồng bằng sông nước Cửu Long. Ngôi nhà nằm trên khoảnh đất rộng 500m2,(rộng khoảng 17m, dài 25m, cao 5,70m) chung quanh vườn cây trái bốn mùa. Nhà được cất theo kiểu nhà xuyên trính, ba gian hai chái, một kiểu nhà rất thịnh ở Nam bộ vào những thế kỷ trước.
Nền nhà cao 0,7m, xung quanh kè đá xanh, bên trong lát gạch tàu xen với gạch bông. Sườn nhà bằng gỗ lim và thau lau, mái lợp ngói âm dương, mặt trong ngói có hình hoa văn màu xanh rất đẹp. Sau những lần trùng tu, số ngói này hiện còn sót lại trên mái không nhiều. Nội thất trong ngôi nhà gần như được bảo tồn nguyên vẹn, trong những gian nhà thờ, những bức hoành phi, câu đối, chuyện xưa tích cũ được sơn son thếp vàng, liễn áp cột cẩn ốc xà cừ trông rất lộng lẫy, ngoài nội dung trang trí còn mang ý nghĩa cầu mong đa phúc, đa lộc, an khang, thịnh vượng cho gia chủ.
Nhìn vào phong cách trang trí cho thấy chủ nhân ngôi nhà rất tôn kính những người đã khuất. Tất cả các bức hoành phi, bài vị, biển đề… đều viết bằng chữ Hán, khắc vào gỗ, chạm trổ hoa văn công phu, có tuổi đời tương đương với tuổi thọ ngôi nhà. Các tấm chạm đã đạt tới trình độ cao của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Đó là những bức tranh sinh động mô tả cảnh vật thiên nhiên vùng sông nước, của vùng đất cù lao bốn mùa cây xanh, trái ngọt, cảnh vật thanh bình, chim muôn ca hát, cùng các loại sinh vật khác…
Mặt chính ngôi nhà quay về hướng Đông, bốn phía ngôi nhà có 9 cửa đi vào, Nhà có 80 cột, trong đó có 48 cột bằng gỗ lim. Nội thất chia thành 2 phần: từ cột nhất của mặt hậu trở vào sử dụng sinh hoạt gia đình, từ cột nhất của mặt hậu trở ra cột hàng nhì của mặt tiền sử dụng vào việc thờ tự. Phần phía sau và hai gian phụ nơi đầu dùng làm nơi sinh hoạt gia đình và tiếp khách.
Những hình rồng uốn lượn được chạm trổ cách điệu từ thân kèo cho đến tận đuôi kèo, hình đầu rồng đỡ lấy mái nhà. Còn ở hầu hết các khung cửa, vách ngăn đều được chạm khắc hoa văn, đều này khó tìm thấy ở những ngôi nhà cổ khác trên cả nước. Hiện nhà cổ Huỳnh Phủ là một trong những điểm du lịch văn hóa lịch sử nổi bật của tỉnh Bến Tre giúp du khách hiểu hơn về những nét đẹp của một thời vang bóng.
Ngôi nhà cổ 100 tuổi này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi kiến trúc đẹp thuộc dạng hiếm hoi. Và đây là một địa chỉ để tìm hiểu về văn hóa Việt Nam cùng nét tác tạo tài hoa của những người thợ trứ danh vào thế kỷ 19.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Giới Thiệu Về Đà Lạt 🍀 20 Bài Văn Thuyết Minh Đà Lạt Hay Nhất
Giới Thiệu Về Chợ Lách Bến Tre – Mẫu 5
Đón đọc bài giới thiệu về chợ Lách Bến Tre và cùng tìm hiểu về một trong những điểm đến hấp dẫn của vùng đất xứ dừa miền Tây.
Nhắc đến Bến Tre, du khách thường nghĩ ngay đến dừa – loại cây đặc trưng gắn liền với vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long này. Tuy nhiên, nếu có dịp ghé thăm huyện Chợ Lách, du khách sẽ thực sự ngỡ ngàng bởi nơi đây không chỉ có dừa mà còn có rất nhiều loại cây ăn trái khác cùng các loại hoa kiểng, cây giống phong phú, đa dạng và độc đáo.
Hiện nay, Chợ Lách – vùng đất được mệnh danh là “vương quốc cây trái” và “con đường hoa kiểng – cây giống” đang là điểm đến thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Từ trung tâm thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông rồi theo quốc lộ 60 khoảng 11km đến thị trấn Mỏ Cày (huyện Mỏ Cày Nam), tiếp tục theo quốc lộ 57 khoảng 43km, du khách sẽ đến với huyện Chợ Lách. Hiện nay đã có tuyến xe buýt (MST 08) TP. Bến Tre – Mỏ Cày Bắc – Chợ Lách – Phà Đình Khao (Vĩnh Long) rất thuận tiện để du khách đến Chợ Lách từ cả 2 hướng Bến Tre và Vĩnh Long.
Huyện Chợ Lách nằm trên phần đất hẹp nhất phía trên cùng của cù lao Minh, có chiều dài 22,5km, chiều ngang giới hạn bởi hai bờ của con sông Cổ Chiên và Hàm Luông với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đất đai màu mỡ, khí hậu điều hòa là những yếu tố thiên nhiên thuận lợi giúp người dân nơi đây canh tác nên vùng cây giống và cây ăn trái đặc sản thuộc loại trù phú nhất ĐBSCL.
Một trong những địa điểm không thể bỏ qua của du khách khi đến huyện Chợ Lách là vườn cây ăn trái Cái Mơn (xã Vĩnh Thành). Đến đây, du khách sẽ bị cuốn hút trước những vườn chôm chôm chín đỏ, vườn dâu xanh ngắt, vườn măng cụt, bòn bon với những buồng trái trĩu quả từ gốc đến ngọn hay những liếp cam, quýt, bưởi, nhãn che khuất cả lối đi. Trái cây ở đây còn có cả xoài, chuối, cóc, ổi, mãng cầu xiêm, mít, vú sữa, hồng xiêm, lêkima, táo, đu đủ… Du khách có thể vào tận vườn tự tay hái và thưởng thức những trái chín thơm ngon, nghe chủ vườn giới thiệu và hướng dẫn cách chăm sóc từng loại cây để có được những mùa quả năng suất, chất lượng cung cấp cho thị trường cả nước.
Ngoài trái cây, Cái Mơn còn được biết đến như xứ sở của rất nhiều loài hoa bao gồm: vạn thọ, giấy, cúc đại đóa, cúc mâm xôi, thược dược, cẩm chướng…, cùng hàng chục giống hoa hồng (hồng nhung, hồng lay-ơn, hồng Elizabeth, hồng Korokit, hồng vàng, hồng đỏ, hồng cam, hồng phấn…). Ở đây còn có các loại cây kiểng quý hiếm như: sung, si, khế, bùm sụm, cau, mai, đinh lăng tía, tiểu huyết dụ, ngũ gia bì… và các loại kiểng lá như: hồng lộc, kim phát tài, dạ lan thanh, trúc bách hợp, kiểng tắc, mai vàng, đặc biệt là kiểng thú hình hươu, nai, rồng, phượng… rất đẹp mắt.
Mỗi năm, làng nghề Cái Mơn cung cấp cho cả nước hàng trăm giống hoa kiểng các loại và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản… Dừng chân ở xã Vĩnh Thành, du khách còn có dịp tham quan nhà thờ Cái Mơn – một trong những nhà thờ cổ (xây dựng năm 1872) lớn nhất Nam Bộ, nơi sinh hoạt tôn giáo của hơn 90% cư dân xã Vĩnh Thành. Nhà thờ có tháp chuông 9 tầng, cao 56,5m với 6 chuông đúc tại Pháp với tổng trọng lượng lên đến 4.000kg. Đối diện nhà thờ Cái Mơn là nhà bia tưởng niệm nhà bác học Trương Vĩnh Ký, một trong những vị bác học nổi tiếng thế giới thế kỷ 19, người biết trên 20 ngoại ngữ và có 118 tác phẩm được xuất bản.
Đến với huyện Chợ Lách, du khách còn có thể tham quan nhiều điểm du lịch sinh thái – miệt vườn hấp dẫn khác như: điểm du lịch Ba Ngói ở cồn Phú Đa (xã Vĩnh Bình) với vườn cây trái trĩu cành nhiều chủng loại; điểm du lịch sinh thái Năm Công (xã Hưng Khánh Trung B) chuyên sản xuất cây kiểng hình dạng thú; điểm du lịch sinh thái Hồ Vũ (xã Phú Phụng)…
Chuyến tham quan miệt vườn Chợ Lách sẽ thú vị hơn nếu du khách đứng trên những cây cầu khỉ cong vút ngắm hoàng hôn đỏ lựng phía cuối chân trời; thưởng thức các món ăn đặc sản Bến Tre tại các quán ăn lợp lá dừa nằm dọc những con rạch hoặc ẩn mình trong những vườn cây rợp mát, thả hồn du dương theo những giai điệu đờn ca tài tử ngọt ngào, sâu lắng; trải nghiệm cuộc sống dân dã, bình dị khi tham gia sinh hoạt, sản xuất cùng những người dân hiền lành, chất phác và vô cùng thân thiện, hiếu khách. Khi ra về, du khách đừng quên lựa chọn những món quà lưu niệm là đặc sản của xứ dừa để dành tặng bạn bè, người thân.
Với ưu thế vườn cây ăn trái, hoa kiểng phong phú, đa dạng cùng cảnh quan sinh thái – miệt vườn hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng Nam Bộ, Chợ Lách đang dần khẳng định vị trí và thương hiệu không chỉ trên bản đồ du lịch của Bến Tre mà còn của vùng Nam Bộ và cả nước. Đến với Chợ Lách để khám phá và tận hưởng không gian miệt vườn sông nước sống động, đầy sắc màu, chắc hẳn du khách sẽ không thể nào quên hành trình thú vị này.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Cồn Phụng Bến Tre – Mẫu 6
Tham khảo bài văn thuyết minh về Cồn Phụng Bến Tre với những câu văn ngắn gọn, giàu ý nghĩa biểu đạt giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài kiểm tra trên lớp.
Bến Tre đã có cây cầu Rạch Miễu hiện đại nối liền hai tỉnh Tiền Giang với Bến Tre. Nhiều khu công nghiệp bắt đầu xuất hiện, nhiều điểm du lịch hấp dẫn vẫy gọi du khách.
Bạn hãy đến thăm thú Cồn Phụng, một cù lao nổi giữa sông Tiền Giang. Và nên đi bằng ghe, bằng xuồng mới thú, mới được len lỏi dọc ngang các rạch nước dưới hàng dừa nước, cây bần, cây mắm xanh biếc, sum sê lá cành, mới được say mê ngắm nhìn những buồng dừa trĩu quả, những chú sóc cong đuôi phất cờ, leo cây nhanh thoãn thoắt.
Đến Cồn Phụng bạn có thể đi thăm các gia đình sản xuất đặc sản địa phương như làm kẹo dừa, mứt dừa, bánh tráng chuối, xem cách nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn,… Hãy ngồi xe ngựa đi thăm các ngôi vườn trổng bưởi da xanh, mận sữa, nhãn tiêu Huế,… Hãy đến tham quan Đạo Dừa có tháp Hoà Bình, có Cửu Trùng đài với hình tượng tuyệt mĩ 9 con rồng, hoặc đang xoắn đuôi uốn lượn, hoặc đang vờn bay. Và đi qua các bên sông, các dòng kênh sẽ thấy các bạn nhỏ vẫy vùng bơi lội nô đùa, da đen nhánh như những con rái cá…
Xin mời ghé lại những ngôi nhà hàng lợp lá dừa dưới bóng mát cây xanh, thoang thoảng hương hoa để thưởng thức nhạc đờn ca tài tử, nhấp chén trà pha mật ong và quất, ăn trái cây, cùng vui vẻ chuyện trò. Điểm dừng chân nghỉ ngơi ở đây khá thú vị.
Bến Tre là xứ dừa, nơi ghi lại bao chiến công anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ. Hãy về thăm thú Cồn Phụng, cầu Rạch Miễu… nơi rừng dừa và cây trái phương Nam và nghe các má, các cô kể về chiến công của “đội quân tóc dài” thời kháng chiến chống Mỹ.
Ngoài văn mẫu thuyết minh về Bến Tre, SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Bắc Kạn 💧 14 Bài Giới Thiệu Bắc Kạn Hay
Thuyết Minh Về Đình Phú Tự Bến Tre – Mẫu 7
Đình Phú Tự từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng bởi những nét đặc trưng trong kiến trúc, giá trị văn hoá và cụ bạch mai 300 tuổi. Tìm hiểu nhiều hơn trong bài thuyết minh về đình Phú Tự Bến Tre dưới đây:
Bến Tre có 3 ngôi đình được công nhận là di tích cấp tỉnh, trong đó, đình Phú Tự được nhiều người biết đến hơn cả, đây là nơi lưu dấu kiến trúc nghệ thuật, tín ngưỡng dân gian và 2 cây cổ thụ độc đáo.
Đình Phú Tự thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh được phong sắc vào năm 1910 (Khải Định nhị niên). Cho đến nay, vẫn chưa có tư liệu nào xác định thời gian xây dựng ngôi đình nhưng theo truyền miệng thì đình được xây dựng trước năm 1904 rất lâu. Ban đầu đình chỉ là ngôi nhà bằng tre lá đơn sơ, được những lưu dân mới đến khai cơ lập địa xây dựng để làm nơi thờ cúng các bậc tiền hiền, cầu cho mưa thuận gió hòa. Sau đó, ông Trần Văn Cương, một cư dân giàu có của làng Phú Hưng hiến đất nên đình được xây dựng to lớn hơn.
Đình Phú Tự có tổng diện tích đất 9.695m2, được xây theo kiểu chữ Tam, các gian đình cất theo kiểu tứ trụ, mái liền kề nhau, lợp ngói âm dương. Các gian tứ trụ trang trí lưỡng long chầu nguyệt, bát tiên. Cột, kèo làm bằng gỗ căm xe và gõ đỏ. Nền cao 0,5m, lót gạch tàu. Đình chính gồm 3 gian: võ ca, nhà thính và nhà chánh. Việc bày trí, thờ cúng cũng giống các ngôi đình khác trong tỉnh. Đặc biệt, đình Phú Tự có thờ linh vị của Quốc Tổ Hùng Vương.
Phía sau thờ tiền hiền, hậu hiền. Trước sân đình ngoài bàn thờ Thần Nông (còn gọi là Đàn xã tắc) và bàn thờ Sơn Quân (ông Hổ) còn có Đài liệt sĩ để tưởng nhớ 278 liệt sĩ đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và bảo vệ biên giới Tây Nam của đất nước. Lưu dân người Việt đến định cư vùng đất này vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, khi chọn nơi đây để xây dựng đình, vốn có sẵn cây bạch mai đã được trồng từ trước. Các cụ cao niên ở đây kể lại, vào những năm đầu thế kỷ XIX, ngôi đình được trùng tu, đổi hướng quay mặt ra sông Bến Tre, cây cổ thụ bạch mai đứng giữa sân trước như bây giờ, làm tăng thêm vẻ cổ kính của ngôi đình.
Hiện diện giữa sân đình là cây cổ thụ Bạch Mai đến nay đã hơn 300 năm tuổi, được mệnh danh là “Thần Mai” hay “Danh mộc Bạch Mai”. Người dân trong vùng không thể đoán được “cụ Mai” đã có từ khi nào, chỉ biết rằng từ thời vua Minh Mạng, khi cha ông khai hoang lập ấp và chọn khu đất này để dựng đình thì lúc đó Bạch Mai đã mọc xanh tốt. Trải qua bao năm thăng trầm, dù cho Đình Phú Tự đã được trùng tu nhiều đợt nhưng “cụ Mai” vẫn sống khỏe đến nay với tư thế vững chãi, tán lá xanh um, tỏa rộng khắp sân đình.
Được biết, hoa bạch mai chỉ nở một ngày là rụng, mỗi năm hoa nở một lần vào khoảng tháng Giêng, tỏa hương thơm ngát khắp vùng, thời gian ngắm hoa thích hợp nhất là từ 7 – 8 giờ sáng, lúc này hoa vừa nở, đẹp và thơm nhất.
Di tích đình Phú Tự – cổ thụ Bạch Mai đã được tỉnh Bến Tre công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, và được các vị tao nhân mặc khách chọn là chốn giao lưu thơ ca vào mỗi dịp Tết Nguyên tiêu.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Bến Tre – Mẫu 8
Bến Tre là cái nôi của phong trào Đồng Khởi thể hiện sự anh dũng, bất khuất của con người nơi đây. Để làm bài thuyết minh về di tích lịch sử ở Bến Tre, các em học sinh có thể tham khảo bài giới thiệu về di tích Đồng Khởi sau đây:
Xã Định Thủy thuộc huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre được xem là cái “nôi” của phong trào Đồng Khởi lịch sử. Tại đây, vào ngày 17-1-1960, dưới sự chỉ huy, lãnh đạo trực tiếp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, quân và dân xã Định Thủy đã nổi dậy, nổ phát súng đầu tiên, mở màn cho phong trào Đồng Khởi khắp miền Nam. Từ thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông sang cù lao Minh về Mỏ Cày Nam; rồi từ thị trấn Mỏ Cày Nam đi khoảng 3 km trên con đường nhựa, uốn lượn, ngoằn ngoèo, xuyên qua những vườn dừa xanh um, mát rượi du khách sẽ đến trung tâm xã Định Thủy.
Trước mặt UBND xã ngày nay là Khu di tích cấp quốc gia “Đồng Khởi 1960” với diện tích gần 0,5 ha, rộng rãi, sạch đẹp với nhiều hoa kiểng, cây cảnh và sân lễ có sức chứa trên 1.000 người. Phía tay phải đường vào khu di tích có một hòn đá đỏ, đẹp và lạ mắt, được đặt uy nghi, vững chãi trên một bệ tam cấp thoáng đãng. Bề mặt của hòn đá này có khắc tám chữ vàng mà Trung ương đã phong tặng cho nhân dân và các lực lượng vũ trang tỉnh Bến Tre: “Anh dũng Đồng Khởi. Thắng Mỹ diệt ngụy”.
Nhà bảo tàng được xây dựng cao ráo, hiện đại với nhiều phòng ốc trưng bày những hình ảnh, hiện vật, di vật liên quan đến cuộc Đồng Khởi lịch sử năm ấy và quá trình đấu tranh cách mạng vẻ vang của quân và dân huyện Mỏ Cày nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung. Đến đây, du khách như thấy lại quá khứ qua những chiếc mõ dừa, thanh mã tấu, súng ngựa trời, bom mìn tự tạo, những mũi chông cau, mô hình làng chiến đấu. Những vũ khí thô sơ ấy cộng với khí thế nổi dậy hừng hực như nước vỡ bờ đã làm cho kẻ thù kinh hoàng và hoảng sợ…
Trên nóc bảo tàng di tích, các nhà thiết kế đã xây dựng hình tượng “Ngọn lửa đồng khởi” gây ấn tượng cho khách tham quan, đồng thời tạo vẻ mỹ quan cho di tích. Ở Định Thủy còn có một di tích độc đáo là Đình Rắn với nhiều câu chuyện và huyền thoại bí ẩn. Đường vào Đình Rắn xuyên qua những hàng bạch đàn thâm u và vắng lặng. Bà từ trông coi đình Võ Thị Năm (75 tuổi) cho biết: “Ngôi đình này đã có trên 150 năm.
Theo các cụ ngày xưa và nhiều người kể lại rằng, nơi đây trước kia có cặp rắn thần mình to như khạp năm cân, dài trên hai mươi mét. Rắn thần đi rạp lúa, ăn thịt những con thú ác như hổ báo, hùm beo và độ hộ cho dân làng. Cặp rắn thần đã về rừng lớn, về núi sau ngày đất nước hòa bình, độc lập”. Đình Rắn, vào những năm chiến tranh ác liệt sau phong trào Đồng Khởi cho đến ngày 30-4-1975 là nơi hội họp, điểm xuất phát những cuộc tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng. Bom đạn của kẻ thù đã dội rất nhiều lần xuống Đình Rắn.
Ngày nay, Đình Rắn đã được xây dựng, tôn tạo lại trên nền đất cũ ở ấp Định Nhơn, hoành tráng, to đẹp nhưng vẫn theo kiến trúc cổ của những đình chùa Nam Bộ. Vào các ngày 14, 15, 16 tháng 5 âm lịch hằng năm, hàng nghìn người dân, du khách các nơi về thăm viếng, tham quan Hội đình Định Thủy. Đình đã được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.
Ở Định Thủy còn có một điểm tham quan, du lịch sinh thái hấp dẫn là Vàm Nước Trong, cửa ngõ đường thủy của huyện Mỏ Cày nối với sông Hàm Luông, với những vườn dừa mát xanh rợp bóng, những bãi bờ hoang sơ tĩnh lặng. Đây cũng là nơi ghi dấu những chiến công vang dội của bộ đội đặc công thủy. Các chiến sĩ bộ đội đặc công thủy trong những năm kháng chiến chống Mỹ đã mưu trí, dũng cảm đánh chìm rất nhiều tàu chiến thuộc “Hạm đội nhỏ trên sông” của giặc.
Anh hùng Hoàng Lam, chiến sĩ đặc công thủy, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, từng là “sát thủ” gây kinh hoàng, ám ảnh cho tàu chiến Mỹ trên sông Hàm Luông. Vàm Nước Trong vương vấn lòng người trong câu vọng cổ quen thuộc sau ngày hòa bình lập lại: “…Hò ơ…Vàm Nước Trong chảy ra sông biển/Nghe ấm tình đất mẹ phù sa… Chiều nay ra Phú An Hòa/Vườn dâu An Phước quê nhà chín thơm”.
Về Bến Tre – quê hương Đồng Khởi – mênh mông sông nước, du khách còn có cơ hội thăm những đảo dừa xanh (Minh, Bảo, An Hóa) nằm giữa bốn con sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên. Người Định Thủy chân tình, mến khách, thích văn nghệ… Có thể bạn sẽ được mời lai rai với đặc sản mắm tép, cá ngát nấu chua với bần dốt, bánh bột gạo rau mơ hấp và cùng nhau đàn ca tài tử bên bờ Hàm Luông thơ mộng.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Di Tích Đồng Khởi Bến Tre – Mẫu 9
Tham khảo bài thuyết minh về di tích Đồng Khởi Bến Tre và nhắc nhớ những trang lịch sử hào hùng của người dân Nam bộ và của cả dân tộc.
Di tích Đồng Khởi Bến Tre thuộc xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre – nơi diễn ra sự kiện lịch sử Đồng Khởi Bến Tre, mở đầu cho phong trào Đồng Khởi của cách mạng miền Nam Việt Nam.
Nhà Truyền thống Đồng Khởi được xây dựng năm 2001, có tổng diện tích 5.029,3m2, gồm các hạng mục chính: nhà đón tiếp, bia chiến thắng và nhà truyền thống. Nhà đón tiếp xây dựng bằng bê tông cốt thép, nền lát gạch men màu hồng, mái lợp ngói màu đỏ. Ngôi nhà có ba cửa ra vào cao 2,5m, rộng 1,2m bằng khung sắt sơn màu xám, lộng kính, cửa chính quay về hướng Đông, hai cửa phụ quay về hướng Nam.
Bia chiến thắng được xây dựng phía bên phải của khu di tích, cách nhà truyền thống 44m, bệ văn bia cao 1,05m gồm bảy bậc tròn đồng tâm ốp đá mài màu xanh lam. Bia chiến thắng là một khối đá granite hình dáng tự nhiên cao 3,2m. Mặt trước quay về hướng Nam được chạm khắc tám chữ vàng “Anh dũng đồng khởi, thắng Mỹ diệt Ngụy”. Mặt sau bia khắc nội dung “Ngọn lửa thần kỳ” do tỉnh Bến Tre phát động cuộc thi viết văn bia ca ngợi Đồng Khởi năm 1960, và được khắc trên bia nhân kỷ niệm 45 năm ngày Đồng Khởi Bến Tre.
Nhà Truyền thống có tầng trệt và một tầng lầu, cao 24m, dài 24,5m, rộng 26m. Trên nóc là biểu tượng ngọn đuốc Đồng Khởi cao 12m, đường kính 4,5m gồm có 3 cánh tượng trưng cho sự tấn công địch bằng 3 mũi giáp công: chính trị, binh vận, võ trang và sự nổi dậy của nhân dân 3 dải cù lao. Tầng trệt trưng bày hình ảnh, tư liệu và hiện vật của phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Bến Tre từ tháng 7/1954 đến cuối năm 1959. Tầng lầu trưng bày hình ảnh, tư liệu và hiện vật trong phong trào Đồng Khởi. Nơi sảnh giữa có một bức tường cách điệu đắp nổi dòng chữ “Anh dũng đồng khởi, thắng Mỹ diệt Ngụy”, bên cạnh là sa bàn thể hiện phong trào Đồng Khởi Bến Tre.
Đình Rắn còn được gọi là đình Định Nhơn, nằm cách Nhà Truyền thống 500m về hướng Đông Bắc. Đình được xây dựng vào năm 1878 thờ thần Thành hoàng bản cảnh nhằm cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Sau các cuộc chiến tranh, đình Rắn bị tàn phá nặng nề nên đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần trên đất cũ. Vào năm 1917, nhân dân địa phương đã dựng lại 3 căn đình chính bằng cột gỗ, mái ngói. Tháng 4/1980, Ban khánh tiết đình vận động tu sửa còn lại một căn đình chính bằng cây lá đơn sơ. Đến năm 2005, tỉnh Bến Tre trùng tu, phục dựng lại ngôi đình theo hiện trạng ngày nay.
Đình có chiều ngang 11m, chiều dài 25m kết cấu gồm 3 gian nối tiếp nhau bao gồm gian võ ca, nhà thính và gian chánh điện. Đình được xây dựng gồm 66 cột bê tông sơn màu nâu đỏ, các vì kèo cũng bằng chất liệu bê tông, sàn mái được đổ bê tông, phía trên lợp ngói vảy cá; nền lát gạch tàu, diềm mái uốn cong trang trí đắp nổi hình rồng cách điệu. Bao quanh ngôi đình là dãy lan can cao 74cm trang trí các ô hộc bằng sành sứ. Có 4 lối lên xuống ngôi đình gồm 2 lối nơi nhà võ ca và 2 lối nơi nhà thính. Mỗi lối lên xuống là bậc tam cấp rộng 1,5m lát đá mài màu vàng kem.
Nhà võ ca có 3 gian, hệ thống cột kèo bằng bê tông, là nơi rộng rãi, thoáng mát, dùng để hội họp nhân dân trong các kì cúng đình. Nhà thính nằm sau nhà võ ca, cũng có ba gian nhưng kích thước nhỏ hơn, các cột, vì kèo bằng bê tông, nơi đặt bàn thờ các anh hùng liệt sĩ, phía trước bàn thờ có cặp hạc màu trắng bằng chất liệu xi măng.
Gian chính điện nối tiếp phía sau nhà thính bằng ba cửa ra vào, tương ứng với ba gian của chính điện. Cửa ra vào bằng chất liệu gỗ được thiết kế theo kiểu thượng song hạ bản. Nội thánh gian chính điện gồm ba gian thờ, gian giữa thờ Thần, hai bên là Tả/Hữu ban, kế đến là bàn thờ Tiền hiền, Hậu hiền. Hương án thờ Thần chạm nổi lưỡng long tranh châu, hoa văn hoa lá; phía trên là bộ lư, cặp chân đèn, chuông bằng đồng thau, chò gỗ, bình hoa bằng sành. Linh vị thờ Thần chạm khắc Hán tự 神 (Thần) và câu liễn đối, bao quanh được trang trí chạm khắc hoa văn hoa lá, dây nho…, sơn son thếp vàng.
Nội thất gian chính điện có cặp long trụ bằng chất liệu xi măng. Trước mỗi long trụ đặt lỗ bộ đựng 8 món binh khí. Ở giữa hai long trụ là ban thờ Quốc tổ Hùng Vương. Trên ban thờ có một khánh thờ bằng gỗ được chạm nổi, chạm lộng tinh tế, sắc sảo. Mặt trước khánh có hai lớp chạm, phía trong chạm hoa văn hoa lá, trái nho, trái lựu… phía trên bên ngoài chạm lưỡng long tranh châu, bên dưới chạm lộng hoa văn hoa lá… Tất cả được sơn son thếp vàng. Gian chính điện có ba bức hoành phi tương ứng với ba gian của ngôi đình. Tại di tích hiện nay còn lưu giữ và trưng bày phục vụ khách tham quan 46 hiện vật, nhóm hiện vật trong phong trào Đồng Khởi.
Đồng Khởi Bến Tre mở đầu cho phong trào Đồng Khởi cách mạng miền Nam Việt Nam, nhân dân ta đồng loạt nổi dậy ở nhiều nơi, làm tan rã chính quyền cơ sở của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Từ đó, nhiều nơi trở thành vùng tự do, làm cơ sở thành lập Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam Việt Nam ngày 22/12/1960. Trong 2.627 xã toàn miền Nam, Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam đã lập chính quyền tự quản ở 1.383 xã, đồng thời làm tê liệt chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở hầu hết vùng nông thôn. Sau phong trào Đồng Khởi lực lượng cách mạng miền Nam phát triển nhanh chóng, các đoàn thể cách mạng của nông dân, thanh niên, phụ nữ, các lực lượng vũ trang tập trung lần lượt ra đời.
Phong trào Đồng Khởi đã giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm thất bại hoàn toàn chiến tranh đơn phương của Mỹ, Ngụy và đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Đây là bước chuyển biến đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng miền Nam, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Với những giá trị lịch sử đặc biệt tiêu biểu, di tích Đồng Khởi Bến Tre được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Tượng Đài Đồng Khởi Bến Tre – Mẫu 10
Dưới đây là bài văn mẫu thuyết minh về tượng đài Đồng Khởi Bến Tre để bạn đọc và các em học sinh cùng tham khảo những ý văn hay.
Những ngày này của 22 năm trước tràn ngập khí thế hân hoan kỷ niệm Ngày Bến Tre Đồng khởi, mừng một công trình tầm vóc – Tượng đài Đồng Khởi ra đời giữa trung tâm thị xã, nay là TP. Bến Tre.
“Do lịch sử cách mạng của tỉnh nên khi nói Bến Tre người ta nhớ ngay đến quê hương Đồng Khởi anh hùng. Một biểu trưng về phong trào Đồng khởi là cấp thiết” – một vị lãnh đạo Sở Văn hóa – Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) lúc bấy giờ nói. Tên gọi tượng đài Đồng Khởi ra đời cùng lúc với ý tưởng.
Khi đó, cả tập thể dồn suy nghĩ vào hướng làm tượng đài như thế nào, nhưng dù thế nào thì tượng đài ấy phải có bà mẹ; tay mẹ cầm đuốc với ý nghĩa ngọn lửa Đồng khởi dẫn dắt, đưa phong trào cách mạng tỉnh nhà đến thành công. Ở Liên Xô có tượng đài bà mẹ cầm gươm. Không biết rằng trong suy nghĩ có sự tương đồng ra sao nhưng cũng có ý kiến đồng cảm, muốn bà mẹ của Bến Tre cũng phải như thế. Qua nhiều lần phác thảo của tác giả, cuối cùng tượng đài mẹ uy nghi với ngọn đuốc trên tay cùng song hành với sự phát triển của xứ Dừa.
Đây là một tác phẩm điêu khắc tiêu biểu, một công trình nghệ thuật có quy mô lớn về hình thức là khái quát cao về cuộc Đồng khởi năm 1960 và cả quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến Tre. Lãnh đạo tỉnh gợi ý để các anh em văn nghệ sĩ trong tỉnh thực hiện. Một tập thể gồm họa sĩ Lê Dân, điêu khắc gia Trần Thị Chúc, nghệ nhân điêu khắc Lương Xuân Ba, kiến trúc sư Đoàn Thiên Lương bắt tay trải ý tưởng ra trang giấy. Giáo sư Nguyễn Phước Sanh – Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh làm cố vấn.
Mọi người chia nhau từng phần việc. Trong đó, chị Chúc đảm nhiệm tượng bà mẹ; họa sĩ Lê Dân, Xuân Ba phụ trách quần thể tượng còn lại, phù điêu và Đoàn Thiên Lương phụ trách phần lá dừa. Kỷ niệm 35 năm ngày Đồng khởi cũng là thời gian khánh thành tượng đài Đồng Khởi sau khoảng 6 tháng thi công.
Tượng được đặt trên nền là một hồ nước lớn hình tròn có đường kính 30m; hồ nước tượng trưng cho sông nước Bến Tre. Trên hồ nước là 3 mảng bê-tông được bố cục hình xoáy trôn ốc đồng tâm, tượng trưng cho 3 cù lao Bảo, Minh và An Hóa. Biểu tượng chính là lá dừa cao 15,6m. Dù mang nhiều thương tích, nhưng tàu lá dừa vẫn đứng thẳng, tượng trưng cho lòng bất khuất, ý chí kiên cường của nhân dân Bến Tre.
Trong lịch sử, Đội quân tóc dài đã làm khiếp đảm quân thù. Hình tượng bà mẹ Bến Tre được lấy làm tượng chính trong quần thể tượng đài Đồng Khởi. Tượng bà mẹ cao 7,3m, với tư thế tiến lên, tay cầm ngọn đuốc lá dừa giơ cao soi đường, tay vẫy về phía sau như phát hiệu lệnh tiến lên.
Nhóm tượng 5 người cao 4,5m thể hiện nội dung các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến, từ cụ già đến em nhỏ, người sống và người chết cùng nhau ra trận. Đó là ông lão nông đánh mõ – hình ảnh của nông dân Bến Tre nổi trống đánh mõ trong đêm Đồng khởi; anh bộ đội tay cầm cây súng ngựa trời – một loại vũ khí thô sơ nhưng làm kẻ thù khiếp vía vào những ngày đầu Đồng khởi; một em nhỏ ôm bó chông và người phụ nữ bồng xác một em bé đi đấu tranh. Bức phù điêu (2 mặt, dài 20m, cao 4m) thể hiện các sự kiện những ngày đầu Đồng khởi, như trận diệt đội Tý, binh vận lấy đồn bót, kéo nhau ra quận Mỏ Cày tản cư ngược để phản đối càn quét dân…
Tượng đài Đồng Khởi hoàn thành, tỉnh chọn điểm đặt tượng ở trung tâm thị xã lúc bấy giờ là ngã ba Tháp. Nơi ấy, mẹ và các anh đã chứng kiến sự vươn mình đi lên của quê hương Đồng Khởi. Từ tên gọi truyền miệng đến chính thức là công viên Đồng Khởi năm 2016, không biết chính xác từ bao giờ, nơi đây trở thành địa điểm sinh hoạt lý tưởng của hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân. Từ những buổi văn nghệ, mít-tinh, lễ ra quân giải thể thao đến rèn luyện sức khỏe của mọi giới, mọi lứa tuổi… đều được tổ chức dưới chân tượng đài.
Nếu như phong trào Đồng khởi 1960 đã đi vào lịch sử dân tộc thì tượng đài về phong trào này là biểu trưng của vùng đất anh hùng. Trải qua nhiều ngày tháng, giờ nhắc lại những người trong cuộc dường như đã quên hết mọi vất vả, những giọt mồ hôi đã đổ xuống thay vào đó là niềm hân hoan vì đã đóng góp công sức vào việc giúp tác phẩm hoàn thành.
Đón đọc tuyển tập 💕 Thuyết Minh Về Vũng Tàu 💕 16 Bài Giới Thiệu Vũng Tàu Hay
Giới Thiệu Về Du Lịch Bến Tre – Mẫu 11
Giới thiệu về du lịch Bến Tre với những ưu thế và xu hướng phát triển du lịch sinh thái nhờ vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi. Đón đọc bài văn mẫu thuyết minh về du lịch Bến Tre dưới đây:
Là một trong 13 tỉnh, thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre tạo ấn tượng mạnh mẽ với du khách trong và ngoài nước bởi sự đa dạng văn hóa và thiên nhiên sông nước miệt vườn.
Bến Tre có đường bờ biển dài 65km, có rừng ngập mặn với hệ động thực vật phong phú, các kênh rạch chằng chịt cùng nhiều cù lao, cồn bãi, nên bốn mùa khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Đây còn là một ốc đảo được hợp thành từ ba dãy cù lao (cù lao Bảo, cù lao Minh, cù lao An Hóa) và được bồi tụ bởi phù sa của 4 con sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai và Cổ Chiên nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ, thích hợp trồng nhiều loại trái cây, trong đó nổi tiếng nhất là cây dừa.
Bến Tre hiện có 53.000ha diện tích đất trồng dừa, chiếm 1/4 diện tích dừa cả nước, sản lượng hàng năm khoảng 500 triệu trái, không chỉ cung cấp trong nước mà còn xuất khẩu đi các nước như Singapore, Malaysia, Philippin, Ấn Độ, Trung Quốc… Dừa được chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng như: than hoạt tính, chỉ sơ dừa, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, thạch dừa, mặt nạ dừa, kẹo dừa,… Người dân Bến Tre còn tận dụng tất cả các thành phần của cây dừa như thân, cọng, vỏ, lá… để làm ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, được nhiều du khách ưa chuộng tập trung ở các làng nghề thuộc Cồn Phụng (huyện Châu Thành) và Hưng Phong (huyện Giồng Trôm).
Bên cạnh đó, Bến Tre còn có rất nhiều làng nghề truyền thống khác như nghề hoa kiểng Cái Mơn – Chợ Lách, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, nghề đan đát, bó chổi, làm lu,… Đây là điều kiện thuận lợi để Bến Tre phát triển loại hình du lịch làng nghề gắn với du lịch sinh thái.
Đình làng và nhà cổ ở Bến Tre cũng là nơi thu hút nhiều du khách đến tham quan, tiêu biểu là đình Bình Hòa (huyện Giồng Trôm), đình Phú Lễ (huyện Ba Tri) hay đình Phú Tự (TP. Bến Tre) có cây bạch mai cổ thụ độc nhất vô nhị, trên 300 năm tuổi vẫn còn xanh tốt. Bến Tre còn có ngôi nhà cổ ở xã Đại Điền (huyện Thạnh Phú) trên 100 năm tuổi, xây theo kiểu hình chữ nhất và được trang trí hoa văn chạm trổ khéo léo, tinh tế.
Bến Tre đặc biệt hấp dẫn du khách với những làn điệu dân ca đằm thắm, trữ tình, mang đậm sắc thái vùng sông nước miền Tây, có đủ các làn điệu hát ru, hò, vè, lý, hát sắc bùa, cải lương; đặc biệt, nơi đây vẫn bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Mảnh đất này còn lưu giữ kho tàng văn học dân gian với những truyện cổ, thơ ca, câu đố, giai thoại về “ông già Ba Tri”…
Hàng năm, tại Bến Tre diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu biểu như: lễ hội truyền thống cách mạng Đồng Khởi (17/1) tại xã Định Thủy (huyện Mỏ Cày); Ngày hội văn hóa truyền thống nhân kỉ niệm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (1/7) tại xã An Đức (huyện Ba Tri); Ngày hội cây trái ngon – an toàn và sản phẩm nông nghiệp tỉnh Bến Tre dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), lễ hội Nghinh Ông của các cư dân vùng biển (15, 16/6 âm lịch)… Riêng lễ hội dừa đã được nâng lên thành Festival Dừa mang tầm cỡ quốc gia, được tổ chức 2 năm một lần vào dịp 30/4 với nhiều hoạt động phong phú, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, dự hội.
Du khách đến Bến Tre ngoài việc tham quan phong cảnh thiên nhiên sông nước miệt vườn và tìm hiểu bản sắc văn hóa địa phương độc đáo, đa dạng còn rất thích thú với loại hình du lịch cộng đồng. Đến đây, du khách có thể cùng người dân đi đặt lộp, bắt cá, làm vườn, trồng lúa, chế biến thức ăn…; hay lênh đênh trên sông nước, tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa, làm bánh tráng, thủ công mỹ nghệ dừa; thưởng thức trái cây tươi ngon; nghe biểu diễn đờn ca tài tử Nam Bộ… Tất cả sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, không thể nào quên.
Bến Tre có cơ hội và tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, trong đó du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – lịch sử đang ngày càng thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Hiện tỉnh đang có những định hướng nhằm đưa ngành “công nghiệp không khói” này trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Cây Dừa Bến Tre – Mẫu 12
Bài văn mẫu thuyết minh về cây dừa Bến Tre sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và hoàn thành tốt bài viết của mình.
Cây dừa không biết có từ bao giờ trên đất Bến Tre mà đến hôm nay lại mang danh quê hương Xứ Dừa! Mỗi khi nghĩ đến du lịch Bến Tre là mọi người lại hình dung ra những rừng dừa bát ngát; không ai biết và cứ truyền hỏi nhau theo lời thơ ngọt ngào, êm dịu và hơi mong lung:
Dừa ơi dừa! Dừa bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi tới giờ?
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua…
Những dấu hỏi trong bài thơ “Dừa ơi” của nhà thơ Lê Anh Xuân viết vào đầu năm 1966:
Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: Dừa có tự bao giờ?
Nội nói lúc nội còn con gái
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân,…
Có nhiều nguồn tin cho rằng cây dừa xuất phát từ ông, cha đã đem từ miền Trung (Bình Định) vào gầy giống bởi thổ nhưỡng phù sa của ba dải cù lao do 4 nhánh sông MêKông bồi đắp; có nguồn tin là Bến Tre có 65km bờ biển giáp biển Đông, dừa trôi giạt từ Philippines sang và mộc lên tươi tốt, cho trái nhiều, có nhiều dầu và nước uống ngọt thanh, phù hợp với vùng đất phù sa này. Qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng ông, cha đã bám đất giữ làng và giữ gìn cho cây phát triển đến tận ngày nay để con cháu được thừa hưởng và trở thành Xứ Dừa quê tôi.
Cây dừa đã bám chặt với đời sống vật chất, tinh thần của người dân, trong ẩm thực, dịch vụ, du lịch tại Bến Tre; đặc biệt hơn là khi xưa cây dừa cũng tham gia phục vụ chống giặc ngoại xâm, một loại vũ khí góp phần thắng lợi trong chiến đấu du kích của quân và dân Bến Tre. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thân cây dừa khi còn sống, quân dân Bến Tre leo lên cắm cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam để giữ đất, giữ làng. Đặc biệt là dưới cán cờ có trái nổ để đánh máy bay trực thăng giặc (gọi là máy bay Bò Nóc, loại máy bay đứng yên trên không được) khi ngưng lại tháo gỡ cờ.
Những thân cây dừa đốn hạ xuống được sử dụng trong việc xây hầm tránh bom, đạn. Một kế sách thông minh của quân giải phóng là dùng nhiều thân dừa kết thành bè dài, được gọi là “bè thần”, thả trôi sông lúc dòng nước chảy mạnh để đánh sập những cây cầu huyết mạch nhằm cắt đứt giao thông của giặc trên các tuyến đường Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày hướng về Thị xã.
Cây dừa đã che giấu Bộ đội, du kích khi có giặc ruồng, họ leo lên bó trên đọt mà trốn khi giặc đi càn qua, đồng thời cũng quan sát để tính mưu kế chiến thắng cho cuộc đối đầu giữa hai lực lượng không cân sức; dừa để chế biến thực phẩm nuôi dân và quân trong vùng giải phóng; nước dừa cũng có lúc thay nước biển giúp thương binh qua hoạn nạn lúc chiến đấu thời bấy giờ. Đó là những chuyện kể lại của những cha, anh tham gia trong thời chiến tranh (1945 – 1975).
Trong đời sống, người dân nông thôn dùng thân cây dừa có tuổi đời từ 40 năm tuổi trở lên xẻ gỗ làm cột, kèo, xiên, đòn tay, đố, vách để làm nhà và lợp mái bằng lá dừa nước, ở rất mát. Nhà dừa tuổi thọ rất cao; nếu ta chọn những đoạn gốc của những cây dừa già để làm nhà thì có thể sử dụng ba, bốn mươi năm là thường (hiện nay những điểm dừng chân tham quan du lịch thường tái hiện lại nhà dừa).
Bến Tre là vùng sông ngòi chằng chịt, lúc bấy giờ những cây cầu nước phía sau nhà cũng làm từ thân cây dừa; cây cầu bắt qua mương, qua kênh, qua rạch cũng thân cây dừa; những sào đáy ngoài kênh, ngoài sông, ngoài biển ngư dân cũng dùng thân cây dừa để làm trụ. Cái gần gũi nhất với người dân lúc bấy giờ là chất đốt để đun nấu thức ăn hằng ngày từ cọng và lá của cây dừa.
Vườn dừa Bến Tre trước năm 1975 có diện tích trên 20.000ha. Do chiến tranh tàn phá, sau ngày sau giải phóng Bến Tre chỉ còn lại 16.000ha; khi khôi phục lại kinh tế sau chiến tranh, cây dừa vẫn bám chặt với vùng đất nơi đây. Sau 30 năm, diện tích vườn dừa tăng hơn gấp đôi và đạt 37.595ha; đến năm 2012 thì toàn tỉnh có hơn 53.000ha và hiện nay diện tích vườn dừa khoảng 67.000ha, chiếm hơn 1/3 diện tích vườn dừa trên cả nước, được mệnh danh là quê hương Xứ Dừa.
Có được danh hiệu đó bởi Bến Tre sở hữu khoảng 30 giống dừa, trong đó có nhiều nhóm; nhóm dừa lùn như: dừa xiêm xanh, dừa xiêm đỏ, dừa xiêm lục, dừa xiêm lửa, dừa xiêm núm, dừa tam quan, dừa ẻo nâu, dừa ẻo xanh, dừa dứa; nhóm dừa cao có: dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa sáp, dừa Mã Lai; nhóm dừa lai như: dừa lai PB121, dừa lai JVA1, dừa lai JVA2. Cây dừa Bến Tre Xưa và Nay là yếu tố làm nên “Dáng đứng Bến Tre” mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã sử dụng thông điệp này làm tựa đề bài hát ca ngợi quê hương Xứ Dừa:
“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió
Có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre,…
Ơi tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre”
Ông ví cây dừa như một người con gái đẹp có mái tóc dài tha thướt như tàu lá dừa, dáng người dong dải như dáng cây dừa vẫn đứng hiên ngang, có sức sống mãnh liệt và đầy dũng cảm đã làm nên dáng đứng Bến Tre.
“Con gái của Bến Tre, năm xưa đi trong đạn lửa
Đi như nước lũ tràn về,…”
Hay nhạc sĩ Xuân Hồng đã viết:
”Quê hương ơi, đẹp lắm những cây dừa
trái xanh ngoài xanh trong trắng,…”
Tất cả những bài thơ, nhạc ca ngợi cây dừa đã tạo nên hình ảnh hòa quyện cho ta một bản sắc văn hóa đặc thù, dù là đang ở lĩnh vực nào, lao động, tư tưởng hay thiên nhiên, đều làm nên dáng đứng Bến Tre từ anh hùng trong đấu tranh hôm qua đến hôm nay xây dựng quê hương để Bến Tre phát triển đi lên từng bước. Trong văn hóa miệt vườn tại đất Bến Tre này, cây cầu dừa, đuốc lá dừa, dừa trong mâm ngũ quả, cây đàn cò bằng gáo dừa, quà lưu niệm bằng dừa và nước dừa cùng vị béo của dừa có nhiều trong ẩm thực.
Cây cầu dừa là hình ảnh thân thương của vùng Nam Bộ mà Bến Tre là tiêu biểu của nơi lắm sông, nhiều rạch. Ngày nay với cuộc sống sung túc, đường xá lưu thông thuận tiện, công cuộc xóa cầu khỉ cũng đã làm cho cây cầu dừa mai một. Tuy nhiên tại vùng nông thôn vẫn còn giữ nét văn hóa nầy nên trong bài nhạc Cây Cầu Dừa của nhạc sĩ Vinh Sử có đoạn:
“Đã lâu lắm rồi không về thăm lại chốn xưa,
đã lâu lắm rồi không về đi qua cầu dừa,… “
Đặc biệt là tại những điểm tham quan du lịch thường tái hiện cây cầu dừa để cho du khách trải nghiệm chuyến hành trình về Xứ Dừa có đi qua cầu dừa. Đuốc lá dừa cũng là nét đẹp nhân văn trong văn hóa ứng xử của người dân nông thôn khi lỡ bước đường khuya; hoặc những ngày Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam, trái dừa có mặt trong mâm ngũ quả ở miền Tây Nam bộ “cầu, dừa, đủ, xoài, sung”. Đó là cách nói sử dụng biến âm của phương ngữ Nam bộ “cầu vừa đủ xài và sung túc gia đình, cuộc sống trong một năm mới”.
Trong đờn ca tài tử Nam bộ hay trong cải lương Nam bộ thì không thể thiếu cây đờn cò bằng gáo dừa. Đặc biệt hơn là nghệ nhân Ba Bá (ông Võ Văn Bá) đã cho ra đời một sưu tập đàn bằng dừa và được công nhận kỷ lục Guinness Việt Nam với dàn nhạc cụ bằng dừa gồm: đờn cò, đờn bầu, đờn gáo, đờn tranh, đờn kìm, đờn guitar và nhiều nhạc cụ khác. Trong ẩm thực của người dân Bến Tre không thể thiếu chất dừa, nó đã gắn bó và in sâu vào tâm, huyết mọi người nơi đây; bởi nước dừa nạo là loại nước tinh khiết, ngọt, mát, dùng để uống mà hiện nay khách du lịch đến Bến Tre không thưởng thức nước dừa xiêm là điều thiếu xót.
Nước dừa già còn làm ra thạch dừa và sản xuất ra nhiều sản phẩm độc đáo khác để xuất khẩu; nước màu dừa (thắn từ nước dừa) dùng để cho các bà nội trợ kho thịt, cá có một màu tươi đỏ, đẹp mắt. Sửa dừa là nước cốt lấy từ cơm của trái dừa khô để chế biết ra trên 200 loại thức ăn, thức uống mà thông dụng nổi tiếng du khách thường dùng như: thịt kho nước dừa, lươn um dừa, gà ca ri nước cốt dừa, tép đất rang dừa, cơm trong trái dừa, rau câu dừa, gỏi củ hủ dừa, kẹo dừa, mứt dừa, bánh tráng, bánh phồng và nhiều loại bánh dân gian khác tại Bến Tre đều có nước cốt dừa.
Cây dừa ngày xưa là cây nông nghiệp, ngày nay không những là cây công nghiệp cho ra lượng dầu rất lớn để cung ứng khắp các nước mà các nhà đầu tư đã cho ra đời nhiều sản phẩm từ dừa như: nước dừa tươi đóng lon, nước cốt dừa đóng lon, dầu dừa tinh luyện và dầu dừa nguyên chất, mặt nạ dừa dùng làm đẹp cho phụ nữ, than hoạt tính, than thiêu kết đã được các khách hàng khó tính từ Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác đón nhận.
Trong cây dừa ngày nay, ngoài trái dừa là sản phẩm cho thu nhập chính mà người trồng dừa thu hoạch từ cây dừa, những thành phần khác của dừa không bỏ bất cứ thứ gì từ cây dừa lá đến rễ như hàng trang mỹ nghệ đã sử dụng gổ thân dừa, gáo dừa, cọng bông dừa, kể cả dừa điếc không bán được, tất cả sử dụng để ra đời hàng trăm sản phẩm lưu niệm mang tính đặc thù của quê hương Xứ Dừa để làm quà cho khách du lịch khi đến Bến Tre.
Cọng lá dừa các làng nghề làm chổi và làng nghề đan giỏ cọng dừa sử dụng làm ra sản phẩm cung ứng cho thị trường. Vỏ trái dừa đập ra lấy sợi chỉ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu làm từ chỉ xơ dừa như thảm, vỏ đựng đồ, dây thừng; mụn dừa thì làm đất sạch xuất khẩu ra nước ngoài và làm phân trồng cây cho các nhà vườn trong nước.
Các làng nghề hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, làng nghề khai thác dừa, làng nghề chỉ sơ dừa, làng nghề kẹo dừa đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển du lịch tại Bến Tre, bởi đây là những sản phẩm du lịch đặc thù mà không trùng lấp nơi đâu, nó cũng là sản phẩm mà khách quốc tế rất thích khi trải nghiệm sông nước Xứ Dừa kết hợp với những làng nghề đặc trưng này.
Bởi thế nên, để lý giải cây dừa có trước hay con người có trước trên đất Bến Tre nầy (khoảng 300 năm). Tuy nhiên, những gì mà cây dừa để lại trong văn hóa của con người Bến tre đã chứng minh rằng cây dừa có rất lâu và có giá trị văn hóa rất đặc biệt.
Du lịch Bến Tre đang khai thác lợi thế này để phát triển du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bởi tất cả các tỉnh thành đều có điểm chung là miền sông nước. Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn Xứ Dừa vẫn là nét đặc thù riêng vốn có của Bến Tre mà ông cha đã gìn giữ, lưu truyền để ngày nay nét văn hóa này trở thành cơ hội cho du lịch Bến Tre phát triển bền vững với thương hiệu “Du lịch sinh thái sông nước Xứ Dừa”.
Không chỉ có văn mẫu thuyết minh về Bến Tre, giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Bạc Liêu 🍀 15 Bài Giới Thiệu Bạc Liêu Hay
Giới Thiệu Về Kẹo Dừa Bến Tre Lớp 8 – Mẫu 13
Làm bài văn giới thiệu về kẹo dừa Bến Tre lớp 8 sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt và nâng cao kỹ năng viết. Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về kẹo dừa Bến Tre lớp 8 dưới đây:
Từ rễ dừa, cây dừa, gáo dừa, củ hủ dừa, xơ dừa, lá dừa…cho đến đuông dừa, chuột dừa cũng có giá trị xuất khẩu và ẩm thực. Trong đó kẹo dừa Bến Tre là một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của vùng đất này.
Ở Bến Tre, những vườn dừa bạt ngàn tập trung ở các huyện phía tây như Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, Giồng Trôm. Toàn tỉnh có tới hơn 70.000 hecta đất trồng dừa, cho năng suất gần 600 triệu trái mỗi năm, dẫn đầu cả nước. Ngành công nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre có sự phát triển khá nhanh với những sản phẩm đa dạng, tiêu thụ khoảng 85% tổng lượng dừa thu hoạch trên địa bàn. Về Bến Tre thấy dừa và các sản phẩm từ dừa hiện diện khắp các làng quê.
Có những cơ sở sản suất kẹo dừa tự tay nấu kẹo dừa theo phương pháp thủ công. Bên chiếc lò đun cơm dừa đang sôi sùng sục là một dãy bàn dài nơi những người thợ đang thoăn thoắt gói kẹo dừa. Trước tiên là lấy cơm dừa rồi xay dừa, ép lấy cốt rồi mới cho lên chảo đánh khoảng 45 phút rồi lấy xuống, để cho nguội rồi mình mới chà. Chà xong thì xắt ra từng viên nhỏ rồi gói lại, vào khuôn, vô bịch. Làm thủ công tất cả. Hằng ngày, những cơ sở sản xuất kẹo dừa thủ công đón hàng trăm khách du lịch nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu cách làm kẹo dừa và mua sản phẩm.
Vùng đất Bến Tre chủ yếu là cây dừa. Cây dừa sử dụng được hết toàn bộ, từ trái, thân cho đến lá. Thân thìlàm đồ mỹ nghệ. Trái thì dùng cơm dừa làm kẹo, gáo thì làm than hoạt tính, nước dừa thì làm nước mầu, xác dừa thì ép lấy làm dầu dừa hoặc làm thức ăn cho cá. Rất nhiều địa điểm ở Bến Tre bày bán vô vàn đồ thủ công mỹ nghệ làm từ cây dừa như: giỏ để trồng hoa, đồ giữ nóng để bình trà, đồng hồ, những con thú ngộ nghĩnh như khỉ, voi, heo, gà, chim cánh cụt…
Không biết cây dừa đã làm nên Bến Tre hay Bến Tre đã làm nên cây dừa. Dẫu thế nào thì từ trước đến nay, dừa đã là một phần thân thuộc trong cuộc sống của người dân miệt vườn Bến Tre.
Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang 🌜 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Kẹo Dừa Bến Tre Lớp 9 – Mẫu 14
Văn mẫu thuyết minh về kẹo dừa Bến Tre lớp 9 sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý thú vị để bắt đầu bài viết của bản thân.
Bến Tre dừa ngọt sông dài
Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh
Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo
Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan
Anh đây hỏi thiệt cùng nàng
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?
Kẹo dừa là một loại kẹo được chế biến từ nguyên liệu chính là cơm dừa và đường mạch nha. Đây là loại kẹo đặc sản và là một nghề thủ công truyền thống mang đậm văn hóa xứ sở.Tại Việt Nam có rất nhiều vùng trồng dừa nhưng Bến Tre chính là nơi ra đời và phát triển ngành nghề chế biến kẹo dừa.
Kẹo dừa Bến Tre có nguồn gốc từ huyện Mỏ Cày. Theo các tư liệu sưu tầm được thì người đầu tiên làm ra kẹo là bà Nguyễn Thị Ngọc, sinh năm 1914, cư ngụ tại khu phố 1, thị trấn Mỏ Cày. Kẹo dừa lúc đó có tên là kẹo Mỏ Cày. Vào năm 1970, bà Nguyễn Thị Vinh, sinh năm 1945, cư ngụ tại thị xã Bến Tre, thay đổi mới cách chế biến kẹo. Bà thành lập cơ sở sản xuất kẹo dừa Thanh Long, cơ sở đầu tiên ở thị xã Bến Tre, và từ đó tạo ra tên kẹo dừa Bến Tre. Nguyên liệu làm kẹo dừa gồm: nước cốt dừa, mạch nha, đường (trước kia người ta dùng đường thùng nhưng ngày nay dùng đường cát). Mạch nha được chắt lọc từ chất đường của hạt nếp khi được ủ cho lên mầm.
Muốn làm kẹo ngon, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Thóc nếp dùng để nấu mạch nha phải là nếp tốt, hạt to chín đều. Để nảy mầm thóc phải được tưới bằng nước mưa sạch rồi đem nấu lấy mạch nha. Thợ nấu mạch nha phải là thợ lành nghề điêu luyện. Dừa khô lựa trái “rám vàng” mới vừa hái xuống. Vì trái dừa mới bắt đầu khô này có hương vị đặc trưng, nước cốt có độ ngọt thanh. Đường nấu kẹo phải chọn loại đường mới, có màu vàng tươi.
Nguyên liệu làm kẹo dừa phải là dừa khô, loại dừa hầu như còn nước dừa bên trong rất ít và hầu như không còn, cơm dừa phải dày, có độ béo cao và màu trắng, không lên mọng dừa hay bị “trăng ăn”. Tiếp theo dùng một dụng cụ lột vỏ dừa, lấy cơm dừa và cho vào máy xay nhỏ. Cho tất cả cơm dừa xay nhuyễn vào một cái bao và dùng máy ép lấy nước cốt dừa. Phần nước cốt dừa sau khi ép ra có thể cho thêm nguyên liệu phụ vào như: sầu riêng, lá dứa, sôcôla, dâu và nhất thiết phải cho mạch nha vào. Tất cả cho vào một cái chảo rồi cho lên bếp, khuấy liên tục đều tay.
Ngày xưa, khi làm kẹo dừa, người dân Nam Bộ phải dùng tay khuấy liên tục bên bếp lửa, nếu không khuấy, phần nước dừa khi sên sẽ đặc lại và “chết”. Ngày nay, máy móc đã hỗ trợ họ trong khâu này. Họ đỡ mất sức hơn, nhưng phần giữ lửa cho phần sên kẹo cũng rất công phu, vì lửa lớn:sên kẹo sẽ khó khăn, lửa nhỏ: kẹo sẽ rất lỏng. Khi phần nước cốt cô đặc và chuyển màu, người ta sẽ cho lên giàn khuôn mà khuôn đã được bôi trơn một lớp dầu dừa để chống dính. Dùng dao cắt ra làm nhiều phần theo kích thước định sẵn.
Tại khâu này, người ta có thể phối trộn hoặc cho thêm nguyên liệu lần cuối vào để kẹo có nhiều mùi vị khác nhau như: đậu phộng giã nhuyễn, phối màu xanh là kẹo dừa lá dứa rồi hòa vào kẹo sầu riêng. Hay cho thanh kẹo nửa màu trắng, nửa màu đen là kẹo dừa sầu riêng sôcôla, v..v..
Đây là hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa trong nghệ thuật ẩm thực rất sáng tạo để đáp ứng sở thích của nhiều đối tượng khách hàng, để có thể mở rộng thị trường. Phần cuối cùng là gói kẹo trong một lớp bánh tráng hay còn gọi là giấy tan mỏng phía bên ngoài. Bánh tráng này ăn được và có tác dụng hút ẩm cho kẹo. Gói bao bì bằng bánh giấy và cho vào hộp là hoàn tất công đoạn làm kẹo dừa.
Từ nguồn nguyên liệu dừa rất phong phú của Bến Tre, cộng thêm tài khéo léo của người chế biến, người xứ dừa đã biết tăng thêm giá trị văn hóa, giá trị của lao động thủ công truyền thống vào sản phẩm để làm cho trái dừa không chỉ là nguồn nguyên liệu thô mà nó đã được nâng giá trị lên nhiều lần. Ở đây yếu tố văn hóa trong sản phẩm thủ công đã làm nên giá trị kinh tế, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân xứ dừa. Mặt khác, chính nhờ có sự phát triển kinh tế như vậy mà nghệ thuật thủ công truyền thống lại được trân trọng, gìn giữ và không ngừng phát triển.
Các cơ sở sản xuất kẹo dừa đã không ngần ngại đầu tư bạc tỷ để đổi mới công nghệ sản xuất kẹo truyền thống, tạo nên nhiều mẫu mã, kiểu dáng ngày càng hấp dẫn khách hàng. Theo truyền thống sản xuất xưa nay các cơ sở sản xuất kẹo dừa luôn xem trọng chất lượng, chữ tín, không sử dụng chất bảo quản, đường hóa học và các chất cấm khác nhằm khẳng định thương hiệu của mình. Nhờ vậy kẹo dừa Bến Tre đã có mặt ở các thị trường trong cả nước và còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Giới Thiệu Về Bến Tre Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15
Bài giới thiệu về Bến Tre bằng tiếng Anh với những câu văn ngắn gọn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc.
Tiếng Anh:
Ben Tre is a delta province at the end of the Mekong River, adjacent to the East Sea, with a coastline of 60km. It borders Tien Giang to the north, Vinh Long to the west and southwest, and Tra Vinh to the south. Ben Tre town is 85km from Ho Chi Minh City.
The terrain here is flat, scattered with many sand dunes interspersed with fields and gardens, without large forests, surrounded by rivers on all sides, very convenient for transportation as well as irrigation. As a province with many rivers and canals, Ben Tre has favorable conditions to develop green tourism, because it still retains the pristine features of the garden, the ecological environment is fresh, in the green color of the gardens coconut trees, large orchards.
Tiếng Việt:
Bến Tre là một tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách TP Hồ Chí Minh 85km. Địa hình ở đây bằng phẳng, rải rác có nhiều cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc rất thuận tiện cho giao thông vận tải cũng như thủy lợi.
Là tỉnh có nhiều sông, rạch, Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch xanh, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành, trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.
Gợi ý cho bạn 🔥 Thuyết Minh Về Biển Ninh Chữ 🔥 13 Bài Giới Thiệu Hay Nhất