Thuyết Minh Về Bắc Ninh ❤️️ 38+ Bài Giới Thiệu Bắc Ninh Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Vùng Đất Của Những Làn Điệu Quan Họ.
Dàn Ý Bài Văn Thuyết Minh Về Bắc Ninh
Để giúp các em học sinh định hướng và triển khai bài viết thuyết minh về một địa danh của đất nước, tham khảo mẫu dàn ý bài văn thuyết minh về Bắc Ninh chi tiết dưới đây:
I. Mở bài: Khái quát về đối tượng thuyết minh (có thể bằng cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ vào khả năng của học sinh).
- Giới thiệu chung về tỉnh Bắc Ninh.
- Nhận định tổng quan về tỉnh Bắc Ninh.
II. Thân bài: Thuyết minh chi tiết về tỉnh Bắc Ninh.
-Thuyết minh những thông tin cơ bản về tỉnh Bắc Ninh:
- Vị trí địa lý
- Diện tích.
- Lịch sử hình thành.
- Đặc điểm dân cư
-Thuyết minh cụ thể những đặc điểm nổi bật của tỉnh Bắc Ninh:
- Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng của Bắc Ninh.
- Những đặc sắc về văn hoá, lịch sử, đặc sản nổi tiếng ở Bắc Ninh.
- Những giá trị và đóng góp của Bắc Ninh đối với đất nước.
III. Kết bài: Cảm nhận về Bắc Ninh và những bài học, suy nghĩ của bản thân.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Giới Thiệu Về Quê Hương Bắc Ninh – Mẫu 1
Đón đọc bài giới thiệu về quê hương Bắc Ninh để cùng tìm hiểu về mảnh đất vùng kinh bắc xưa với những nét văn hoá truyền thống.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây.
Vùng đất trù phú nơi đây khi xưa vốn là “xứ Kinh Bắc”, nổi tiếng với nhiều làng nghề và các lễ hội dân gian phong phú diễn ra hàng năm. Vào năm 1822, xứ Kinh Bắc được Nhà Nguyễn đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 10.1962, theo Nghị quyết của Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tỉnh Bắc Ninh sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Từ đó “Bắc Ninh” chỉ còn là tên của một đơn vị hành chính trong tỉnh Hà Bắc và có tên gọi là Thị xã Bắc Ninh. Sau đó, đến ngày 6.11.1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 9 kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tái lập tỉnh Bắc Ninh.
Nhìn từ vệ tinh, tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền núi phía Bắc bởi hệ thống sông Cầu. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh.
Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước.
Bắc Ninh không giàu về tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài nguyên rừng, nhưng vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn. Đây là một trong những miền quê “địa linh nhân kiệt”, một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa. Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu, các loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với các lễ hội, các làng nghề truyền thống. Đặc biệt, các làn điệu dân ca quan họ không những đã trở thành di sản văn hóa của cả nước mà còn vượt qua mọi không gian, thời gian đến với bạn bè quốc tế.
Bắc Ninh có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu Quan họ trữ tình đằm thắm đã được UNESCO công nhân là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng.
Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hóa Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian… cộng với nhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ.
Bắc Ninh có rất nhiều các di tích lịch sử, văn hoá, mật độ phân bố các di tích chỉ đứng sau Thủ đô Hà Nội. Tính đến 31/12/2010, toàn tỉnh có 408 di tích lịch sử, văn hoá được cấp bằng công nhận di tích cấp Quốc gia và cấp địa phương. Các địa phương tập trung nhiều di tích lịch sử xếp hạng quốc gia là Từ Sơn, Yên Phong, thành phố Bắc Ninh, Tiên Du. Bắc Ninh có nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá quan trọng không chỉ trong phạm vi tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia, quốc tế như: Đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dạm, Văn Miếu…
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn như: Hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho… Tất cả các lễ hội mang đậm nét đặc trưng cho lễ hội cổ truyền của vùng Kinh Bắc độc đáo, đặc sắc mang nhiều bí ẩn tín ngưỡng về những đấng thần linh, anh hùng dân tộc. Mỗi lễ hội giống như một viện bảo tàng sống về văn hóa, truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc với những lễ nghi tôn giáo và những trò chơi dân gian.
Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh khá đa dạng và phong phú với nhiều loại hình khác nhau, nhưng nổi bật nhất và được nhiều người biết đến là các di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu là đình, chùa và dân ca Quan Họ Bắc Ninh. Dân ca Quan họ là một đặc trưng nổi bật và đặc sắc của Bắc Ninh, sự nổi tiếng của dân ca Quan họ đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh 🌟 15 Bài Giới Thiệu Hay
Thuyết Minh Về Quê Hương Bắc Ninh Hay Nhất – Mẫu 2
Bài văn thuyết minh về quê hương Bắc Ninh hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và 105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.
Bắc Ninh là vùng đất ngàn năm văn hiến; có gần 700 người đỗ trạng, nghè, cống, có Cổ Loa, Luy Lâu, Long Biên đã là Thủ đô của nước Việt Nam; thời Bắc thuộc có nền kinh tế và văn hóa phát triển, một địa bàn quân sự trọng yếu của đất nước. Suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân địa phương từ đời này đến đời khác đã đổ nhiều xương máu đánh đuổi kẻ thù xâm lược để giữ vững chủ quyền độc lập của Tổ quốc, quê hương; lao động tích cực và sáng tạo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội xây dựng cuộc sống ngày càng phồn thịnh và hạnh phúc.
Do sự biến cải của thiên nhiên và bằng lao động sáng tạo của biết bao thế hệ nhân dân Bắc Ninh, các thảm thực vật đã được vùi lấp, các ô trũng và các vùng sình lầy đã được tạo dựng thành đồng ruộng, vườn bãi, ao hồ để trồng lúa, trồng ngô, cây ăn quả và nuôi thả tôm, cá. Nạn lụt lội và thiên tai đã từng gây cho con người biết bao thảm họa, đã được chuyển dòng chảy vào các con sông, con ngòi, phục vụ cho cuộc sống của con người.
Bắc Ninh thuộc vùng đồng bằng, được hình thành trên trầm tích sa bồi, với loại đất chủ yếu là phù sa. Đồng đất và khí hậu tạo cho nhân dân trong tỉnh sản xuất ra loại thóc gạo ngon nhất, xứng đáng với lời ngợi ca: Đạm thực diệc giai Kinh Bắc (cơm Kinh Bắc ăn nhạt cũng ngon).
Từ xa xưa, nhân dân Bắc Ninh đã sớm chú ý đến sản xuất vật phẩm tiêu dùng, tiểu thủ công nghiệp. Hệ thống làng nghề xuất hiện sớm như gò đúc đồng (Đề Cầu, Đại Bái, Quảng Bố, Trang Liệt), chuyên làm đồ hàng sắt (Đa Hội, Đông Xuất, Ân Phú, Việt Yên, Thị Cầu, Nga Hoàng), làm đồ gốm (Bát Tràng, Phù Lãng), dệt vải lụa (Nội Duệ, Lũng Giang, Duệ Đông, Tiêu, Hồi Quan, Xuân ổ, Tam Tảo, Tam Sơn, Yên Phụ, Phù Ninh, Thống Thiện, Thượng Mão, Lãng Ngâm, Bà Dương, Tuyên Bá, Lĩnh Mai, Ngọc Trì), nung gạch ngói (Xuân ổ, Vĩnh Kiều, Tấn Bào, Tiêu Sơn, Lũng Giang), chạm đồ gỗ (Hương Mạc, Kim Thiều, Phù Khê)…
Dù làm ruộng, làm nghề thủ công hay buôn bán, từ thượng cổ cho đến ngày nay, nhân dân Bắc Ninh vẫn sống cùng nhau với mô hình cộng đồng làng xóm. Mái đình, giếng nước, cây đa đã gắn bó dân làng với nhau hết sức keo sơn, tràn đầy tình nghĩa. Người Bắc Ninh thanh lịch, hào hoa, thông minh, sáng tạo.
Các thế hệ người Bắc Ninh có tính cộng đồng cao, luôn đoàn kết thủy chung bên nhau, vượt khó đi lên xây dựng quê hương, đấu tranh dũng cảm, kiên cường bảo vệ quê hương, đất nước. Bắc Ninh đã sản sinh và cung cấp cho đất nước một đội ngũ trí thức tài đức, hiểu rộng biết nhiều, có nhãn quan tinh tế. Họ là nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà quản lý xuất sắc của đất nước.
Ở Bắc Ninh, đình không chỉ là nơi thờ thành hoàng của làng, là nơi tế tự và hội họp mà đình còn là nơi mở hội làng. Gần như hết mùa xuân các làng xã của Bắc Ninh đều vào đám và mở hội. Mỗi hội có những nét riêng, nhưng nhiều người ca ngợi về Hội Lim – hội chùa và hội Quan họ với làn điệu dân ca trữ tình mượt mà độc đáo; hội Đình Bảng ca ngợi 8 đời vua Lý có công mở ra thời kỳ văn minh Đại Việt; hội Dâu, hội chùa. Các hội chùa đã tạo ra không khí tươi vui, lành mạnh trong vùng. Về nghệ thuật, dân ca Quan họ Bắc Ninh với hàng trăm làn điệu trữ tình được nhiều người mê say, ngưỡng mộ.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Tỉnh Bắc Ninh Ngắn Gọn – Mẫu 3
Tham khảo cách hành văn súc tích, câu từ sắc bén trong bài văn thuyết minh về tỉnh Bắc Ninh ngắn gọn dưới đây:
Vùng đất Bắc Ninh xưa với tên gọi Kinh Bắc đã có từ rất lâu đời và được mang tên Bắc Ninh vào thời nhà Nguyễn (năm 1823). Theo dòng lịch sử với các tên gọi khác nhau như: Bộ, Lộ, Trấn… đến năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Kể từ đây, Bắc Ninh chính thức có tên trên bản đồ theo đơn vị hành chính là một tỉnh của nước Việt Nam. Năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập.
Bắc Ninh là tỉnh có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền Bắc. Quốc lộ 1A nối Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn; đường cao tốc Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh – Hải Dương – Hải Phòng; trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc. Mạng lưới đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra biển Đông. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội và giao lưu với bên ngoài.
Là vùng đất địa linh nhân kiệt, nổi tiếng với bề dày lịch sử văn hóa, Bắc Ninh được biết đến là quê hương của những lễ hội truyền thống. Nơi đây, mỗi năm có khoảng 500 lễ hội lớn, nhỏ được tổ chức vào tất cả các mùa trong năm… Nét văn hóa đặc sắc nhất của Bắc Ninh không thể không nhắc đến, đó là Dân ca Quan họ và những văn hóa gắn liền với loại hình nghệ thuật – nguồn tài sản văn hóa phi vật thể vô giá của nước ta.
Với mục tiêu phát triển toàn diện, Bắc Ninh luôn chú trọng vào việc phát triển con người và các vấn đề xã hội, nâng cao trình độ dân trí và mức sống của nhân dân. Phát huy truyền thống cần cù, khéo léo, năng động sáng tạo của người dân Kinh Bắc, nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nhờ phát huy những lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh và những truyền thống nhân văn tốt đẹp, kết hợp với việc chủ động tìm tòi và khai thác những cơ hội phát triển trong thời đại mới, Bắc Ninh đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực đồng bằng Sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Bắc Ninh còn tiến nhanh và vững chắc hơn nữa trong bước đường hội nhập, xây dựng một xã hội văn minh hiện đại.
Tiếp theo đón đọc 🌹 Thuyết Minh Về Sapa 🌹 17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Bắc Ninh – Mẫu 4
Để hoàn thành tốt bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh Bắc Ninh, việc tham khảo những tài liệu hay là điều rất cần thiết. Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Bắc Ninh được chọn lọc và chia sẻ dưới đây:
Với nhiều du khách mỗi khi đến thăm vùng đất cổ xinh đẹp Kinh Bắc, đình làng Đình Bảng là địa danh nhất định phải ghé thăm. Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) có kiểu kiến trúc đình nhà sàn độc đáo, là ngôi đình cổ kính nổi tiếng bậc nhất xứ Kinh Bắc
Đình làng Đình Bảng nằm trên vùng châu thổ sông Hồng, trải dọc theo trục đường quốc lộ 1A, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 20km về phía Bắc. Theo sử sách, đình làng Đình Bảng được khởi công xây dựng vào năm 1700 và đến năm 1736 mới hoàn thành. Người có ý tưởng ban đầu dựng đình là một vị quan người Đình Bảng tên là Nguyễn Thạc Lương. Ông và vợ là bà Nguyễn Thị Nguyên cùng người dân trong vùng đã cùng nhau góp công, góp của để xây dựng ngôi đình.
Cũng như nhiều đình làng Việt Nam dựng vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, đình Bảng có kiến trúc bề thế, hòa hợp với thiên nhiên Việt Nam. Đình có mái dài, cao, các đầu đao uốn cong vút, lợp ngói mũi hài dày bản, rộng khổ. Góc mái tức “tàu đao” làm cong uốn ngược. Trong các công trình kiến trúc gỗ cổ truyền tại Việt Nam, đình Bảng chính là công trình có các đầu đao vươn xa nhất.
Nhìn bên ngoài, đình có quy mô lớn, đồ sộ, kiểu thức chữ công, gồm hai tòa Tiền đình và Hậu cung được nối với nhau bằng nhà chuyển bồng, khung gỗ lim lực lưỡng, mái ngói đao cong thanh thoát, lại có sàn gỗ tạo nên sự vững chãi nhưng không nặng nề. Tòa đại đình mang kiến trúc nhà sàn gỗ hình chữ nhật dài 20m, rộng 14m, chia làm bảy gian dựng trên nền đá xanh, được đỡ vững chắc bởi những hàng cột lõi gỗ lim lớn nhỏ có đường kính khoảng từ 0,5- 0,6m. Vẻ bề thế của ngôi đình còn thể hiện phần mái cong toả rộng, vươn rất xa hiếm gặp.
Ngay khi bước qua hai cánh cửa bằng gỗ vào không gian phía trong du khách sẽ choáng ngợp bởi tấm che gian chính điện bằng gỗ có diện tích cực lớn được chạm trổ công phu, tỉ mỉ, rất cầu kỳ. Không chỉ có vậy, du khách dành thời gian tìm hiểu sẽ càng thấy cuốn hút với vô số các tác phẩm chạm khắc trên gỗ chau chuốt, hài hòa có ở đình, như bức “Bát mã quần phi” nổi tiếng với 8 con ngựa ung dung trên đồng cỏ, hơn 500 đầu rồng chạm khắc tinh xảo mà không chiếc nào giống chiếc nào, hay bức ngũ long tranh châu… Bởi vậy, nhiều bức điêu khắc, trang trí trên gỗ ở đây được coi là những tác phẩm tiêu biểu thế kỷ 18 ở Việt Nam.
Đình Bảng là nơi hội tụ văn hóa tín ngưỡng, nguyên trước Đình thờ 3 vị nhiên thần: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thuỷ Bá đại vương (Thần Nước) và Bạch Lệ đại vương (Thần Trồng Trọt), đây là các vị thần được cư dân nông nghiệp tôn thờ, cầu mong mưa thuận gió hòa cho mùa màng tươi tốt. Hàng năm vào tháng 12 âm lịch nhân dân lại mở hội cầu khẩn cho một năm mùa màng bội thu.
Cũng tại đình làng nhân dân cũng thờ Lục Tổ (6 vị có công lập lại làng vào thế kỷ XV. Sau này khi đền Lý Bát Đế bị thực dân pháp phá năm 1948, nhân dân đã tiếp nhận bài vị của tám vị vua triều Lý về thờ tại đình Đình Bảng. Với những giá trị đặc sắc đó, đình Đình Bảng trở thành một trong ba ngôi đình đẹp nhất của xứ Kinh Bắc, được dân gian ca ngợi:
“Thứ nhất là đình Đông Khang
Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang Đình Diềm”
Đình Đông Khang ngày nay không còn, đình Diềm trước có năm gian hai chái nay chỉ còn ba gian hai chái, giờ chỉ còn lại Đình làng Đình Bảng. Với vẻ đẹp về quy mô kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật trang trí và cái quý giá hơn là đình Đình Bảng cho du khách một cái nhìn trọn vẹn của kiến trúc đình làng được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII, trong khi các ngôi đình khác không còn giữ được dáng vẻ nguyên vẹn nữa.
Qua bao thăng trầm của lịch sử, nhân dân Đình Bảng đã bảo tồn và liên tục tu bổ ngôi đình, đáp ứng nhu cầu tâm linh và văn hóa của cộng đồng, đồng thời phục vụ nhu cầu tham quan nghiên cứu một di sản kiến trúc điêu khắc tiêu của quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc. Di tích đình Đình Bảng đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia từ năm 1961.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Giới Thiệu Về Đà Lạt 🍀 20 Bài Văn Thuyết Minh Đà Lạt Hay Nhất
Thuyết Minh Về Chùa Dâu Bắc Ninh – Mẫu 5
Bài văn thuyết minh về chùa Dâu Bắc Ninh sẽ giới thiệu đến bạn đọc một trong những ngôi chùa cổ và linh thiêng nhất ở vùng đất này.
Bắc Ninh là vùng đất cổ kính, nổi tiếng với những làn điệu quan họ ngọt ngào, tha thiết; các di tích chùa, đình, miếu, mạo nhiều bậc nhất cả nước. Bên cạnh chùa Phật Tích, một trong những di tích cổ xưa nhất, có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với đời sống tinh thần người Bắc Ninh chính là chùa Dâu, một cổ tự mang đậm dấu ấn Phật giáo vốn rất thịnh hành từ xưa đến nay ở vùng đất này.
Chùa Dâu còn có tên chùa Cả, Cổ Châu Tự, Diên Ứng Tự. Đây là nơi hình thành và phát triển sớm nhất của phật giáo Việt Nam. Chùa Dâu là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay gắn với kỳ tích chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp Chùa Dâu được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên (khoảng từ năm 187 và hoàn thành năm 226) Đây là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam. Từ buổi đầu sơ khai cho đến tận ngày nay, chùa đã trải qua nhiều lần phục dựng, trùng tu do sự hủy hoại của thời gian và chiến tranh.
Sự phát triển mạnh mẽ của dòng phái Nam Tông từ Ấn Độ truyền bá sang, kết hợp với ảnh hưởng của phật giáo Trung Hoa, khiến chùa Dâu trở thành trung tâm của phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, nơi trụ trì của nhiều cao tăng Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc đến để nghiên cứu, biên soạn, phiên dịch kinh Phật, đào tạo tăng ni. Một thời, nơi đây được coi như là trung tâm của phật giáo nước ta.
Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.
Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp. Bên trái của thượng điện có pho tượng thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, vị tổ sư sáng lập phái thiền tông ở việt Nam đã từng đến kiết trụ thiền định ở chùa này. Bức tượng được đặt trên một kệ gỗ hình sư tử đội tòa sen, có thể có niên đại thế kỷ 14.
Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm.
Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.
Sự phát triển của chùa Dâu còn gắn chặt với truyền thuyết về phật mẫu Man Nương tạo nên nét độc đáo, thể hiện sự hòa quyện chặt chẽ giữa phật giáo và tín ngưỡng dân gian vô cùng đặc sắc của nhân dân Bắc Ninh. Mỗi dịp lễ hội hàng năm với sự diễn lại sự tích của các vị Tứ Pháp, Man Nương. Hội chùa Dâu đã biểu lộ sự sùng bái tín ngưỡng phồn thực cổ sơ của cư dân vùng lúa nước.
Lễ hội được tổ chức với những nghi lễ trang nghiêm, trọng thể theo đúng phong tục truyền thống kỷ niệm ngày Phật mẫu Man Nương hạ sinh nữ nhi. Lễ hội có nhiều nghi thức sinh hoạt dân gian và nhiều trò diễn xướng phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương, tín đồ, tăng, ni phật tử đến cúng lễ, dâng hương, dự hội. Trải qua hàng ngàn năm, phần “lễ” của hội đã ít nhiều bị mai một, mặc dù vậy chúng ta vẫn nhận thấy chân nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống phản ánh đời sống tín ngưỡng đa dạng, sự sáng tạo phong phú của người xưa còn được lưu giữ đến ngày nay. Không biết tự bao giờ, hội Dâu đã thành lịch trong dân gian với những câu ca quen thuộc:
Mồng bảy hội Khám
Mồng tám hội Dâu
Mồng chín đâu đâu
Cũng về hội Gióng.
Di tích lịch sử chùa Dâu đi vào đời sống dân gian từ bao đời nay. Mặc dù ngày nay, di tích chùa Dâu không còn như xưa nữa nhưng ý nghĩa và giá trị của nó vẫn còn nguyên vẹn trong lòng con người:
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Chùa Phật Tích Bắc Ninh – Mẫu 6
Tham khảo bài văn thuyết minh về chùa Phật Tích Bắc Ninh với những thông tin thú vị về lịch sử hình thành và giá trị văn hoá tâm linh của di tích này.
Nhắc đến các di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh không thể không nhắc đến Chùa Phật Tích, một cổ tự gần nghìn năm tuổi. Không những độc đáo về kiến trúc, chùa phật tích còn là nơi gìn giữ nét văn hóa cổ xưa, có sự hòa quyện giữa giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ hết sức đặc sắc. Chùa Phật Tích là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu được giới nghiên cứu các ngành khoa học xã hội, nghiên cứu nghệ thuật, nghiên cứu tôn giáo trong và ngoài nước rất quan tâm tìm hiểu.
Chùa Phật Tích (hay còn gọi là chùa Vạn Phúc) nằm cách Hà Nội 20km về phía Đông, có vị trí tọa lạc trên núi Lạn Kha thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời với kiến trúc mang đậm dấu ấn thời Lý. Chùa Phật Tích được xây dựng trên núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha, núi Tiên Du, núi Nguyệt Hằng), cửa mở ra hướng Tây, trước mặt là sông Đuống.
Về cơ bản, kiến trúc chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu. Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật.
Tính từ cổng chùa lên đến vườn tháp, khu vực chùa có 3 lớp. Từ cổng chùa nhìn vào, qua một đoạn đường bằng, là những bậc đá lên vườn chùa. Vườn chùa là khu đất cao hơn khu vực cổng chùa 3,7 mét và được kè đá chắc chắn. Dãy tường đá dài 58 mét, dưới chân có một cấp nữa, được kè vuông góc với bờ tường cấp thứ hai rộng một mét, cao 0,75 mét.
Chính giữa chiều dài bức tường có một con đường đá rộng 5 mét được cấu tạo thành 30 bậc. Đi hết 30 bậc sẽ lên đến nền gác chuông (rộng 11 mét, dài 13 mét. Đi tiếp đến lớp nền thứ hai. Lớp nền này rộng 62 mét, có tường đá cao 5 mét. Ở khoảng giữa bức tường dài cũng có con đường đốc với những bậc đá dẫn lên chùa. Nằm đối xứng giữa hai bậc đá dẫn lên chùa, tại mép tường đá là hai dãy tượng thú thờ bằng đá, gồm 10 con: sấu, ngựa, trâu, voi, sư tử (mỗi giống có hai con). Lớp nền thứ hai có chiều sâu 66 mét. Tại lớp nền này, các công trình kiến trúc chính được hiện diện.
Điểm độc đáo của chùa Phật Tích không chỉ là những công trình kiến trúc mà còn là các tác phẩm điêu khắc đá cổ kính. Trước hết phải kể đến pho tượng đá A Di Đà. Tượng được đặt trên bệ tòa sen bằng đá. Tòa sen được đặt trên bệ đá hình bát giác với nghệ thuật chạm khắc rất tinh xảo. Bệ tòa sen được tạo hình các đóa sen đang nở với hai tầng cánh Theo các nhà nghiên cứu mỹ thuật, tượng đá A Di Đà là tác phẩm điêu khắc thời Lý. Các họa tiết trang trí, phù điêu quanh tượng hết sức tỷ mỷ, sống động.
Bức tượng mình người đầu chim đang vỗ trống. Tượng được cho là hình ảnh của thần nhạc công. Tượng được tạc bằng chất liệu đá xanh. Khuôn mặt tượng phúc hậu hiền từ, toát lên vẻ trí tuệ và thánh thiện. Cặp lông mày cong thanh tú, đôi mắt nhỏ mơ màng, đôi má bầu bĩnh, ngực nở, cổ tay tròn, mập mạp, đôi cánh xòe rộng, bộ lông đuôi dài hất ngược lên, hai chân cứng khỏe với những móng cong sắc. Tượng người- chim có bộ lông mượt mà; các phần cánh, đuôi, bụng, chân được diễn tả bằng những đường uốn cong, mềm mại,… Trên búi tóc tượng người- chim có cài những dải hoa và kết thành dải dài để giữ lấy làn tóc trên trán.
Trước sân chùa là hàng tượng lính thú. Mười linh thú gồm 5 đôi: sấu, ngựa, trâu, voi, sư tử. Những con vật này đều gắn bó hoặc có liên quan đến cuộc đời và nghiệp truyền đạo của đức Phật Thích ca Mâu ni. 10 linh thú trước sân chùa Phật Tích đều được tạc bằng đá nguyên khối (trừ con trâu). Riêng phần tai, sừng, đuôi được làm rời rồi lắp ghép vào thân linh thú bằng liên kết mộng.
Tại giữa cửa tầng nền thứ ba, cách mép nền 14,30 mét có một ao nhỏ, gọi là Long trì (ao rồng). Ao có chiều dài 7 mét, chiểu rộng 5 mét, sâu 2 mét. Bốn xung quanh bờ đều được kè bằng đá tảng, vách đứng, vuông góc. Theo truyền thuyết, ao rồng để lộ phần đuôi rồng, còn đầu rồng hiện đã tìm thấy ở giếng Ngọc. Trước đây ao rồng đầy nước quanh năm. Nhưng lâu nay, ao đã bị khô cạn.
Nổi tiếng và độc đáo nhất di tích chùa Phật tích chính là các ngọn bảo tháp. Trong vườn tháp của chùa Phật Tích có 36 ngọn bảo tháp. Ngọn tháp lớn nhất là Tháp Phổ Quang, cao 5,10 m gồm đế, khám thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn. Vườn tháp được bố trí ở tầng nền thứ 3, tầng nền cao nhất.
Phần lớn các tháp ở đây đến nay còn đọc được tên và niên đại an tháp. Ngoài các tháp đá, tại sườn phía trái núi Phật Tích có một số tháp gạch. Một số tháp có văn bia với nét chữ còn tương đối rõ, ghi chép về hành trạng của vị thiền sư được an trong tháp. Trong quá khứ, một vài bảo vật của chùa đã bị trộm cắp. Một phần khác hiện đang được lưu giữ và bảo quản tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam. Chùa Phật Tích ngày nay đã được sửa chữa, tu bổ tương đối tốt. Dù nét xưa tích cũ đã bị hư hoại nhiều theo thời gian, lại cộng thêm sự tàn phá chiến tranh, thế nhưng ngày nay toàn bộ di tích chùa Phật Tích được tôn tạo, trùng tu và gìn giữ khá hoàn chỉnh.
Hàng năm vào ngày 4 tết Nguyên Đán, nhân dân quanh chùa Phật Tích thường mở hội truyền thống để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa. Trong những ngày xuân tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các trò chơi ngày hội như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát quan họ. Năm 2009, với sự giúp đỡ về tài chính của một số nhà hảo tâm và của chính quyền các cấp tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích đã tổ chức trưng bày tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới với hàng chục triệu người đến chiêm bái.
Di tích chùa Phật Tích là một chứng nhân lịch sử phản ánh và lưu giữ văn hóa của nhân dân từ lúc chùa mới hình thành cho đến tận ngày nay. Những hiện vật vô cùng quý giá còn sót lại cho sự xuất hiện sớm và phát triển nhanh, mạnh mẽ, liên tục của một trong những trung tâm Phật giáo của nước ta.
Đồng thời qua những hiện vật, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về trình độ văn minh, trình độ khoa học kỹ thuật của ông cha ta thưở trước và công sức tài nghệ của những người thợ chạm khắc đá, kiến trúc xây dựng chùa. Chính những di sản văn hoá quý báu đó là tài liệu sống động, đầy sức thuyết phục trong hành trình về cội nguồn dân tộc nói chung và mỹ thuật chùa chiền nói riêng.
Giới thiệu tuyển tập 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Văn Miếu Bắc Ninh – Mẫu 7
Bài văn thuyết minh về văn miếu Bắc Ninh dưới đây sẽ là gợi ý hay để các em học sinh bắt đầu bài viết của mình.
Bắc Ninh là nơi đầu tiên Nho giáo truyền bá vào nước ta và phát triển trở thành một trung tâm Hán học hàng đầu cả nước. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh còn lưu giữ được hệ thống di sản văn hóa về Nho học phong phú cả về vật thể và phi vật thể, trong đó tiêu biểu nhất có Văn miếu Bắc Ninh- một trong những biểu tượng, niềm tự hào về truyền thống khoa bảng, hiếu học, vinh danh những bậc hiền tài có cống hiến trí tuệ cho quê hương đất nước.
Văn miếu Bắc Ninh được khởi dựng vào thời Lê, thời kỳ Nho giáo có ảnh hưởng quan trọng tới nền chính trị của dân tộc, đây là một trong ít Văn miếu hàng tỉnh ở nước ta được xây dựng.
Theo sách Đại Nam Nhất thống chí do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn và bia “Trùng tu Bắc Ninh bi đình ký” dựng vào năm Duy Tân thứ 6 (1912) cho biết: “Văn miếu Bắc Ninh ở phía Đông Bắc tỉnh thành thuộc Sơn Phận xã Thị Cầu, huyện Võ Giàng được tu bổ vào năm Gia Long thứ nhất (1802), làm lại năm Triệu Trị thứ 4 (1844)”. Tuy nhiên qua thời gian nhất là giai đoạn đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, triều đình phong kiến nhà Nguyễn thiếu sự quan tâm, chú ý nên Văn miếu Bắc Ninh bị hư hại hoang phế.
Đến năm Quý Tỵ, niên hiệu Thành Thái thứ 5 (1893), quan Đốc học tỉnh Bắc Ninh là Đỗ Trọng Vỹ, người xã Đại Mão, huyện Thuận Thành vận động các vị văn thân, chức sắc, nhân dân các địa phương góp tiền của chuyển Văn miếu về núi Phúc Sơn (nay thuộc Khu 10, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh). Sở dĩ nơi đây được lựa chọn vì theo quan niệm phong thủy của người xưa, núi Phúc Sơn là một ngọn núi mọc lên giữa vùng đồng bằng rộng lớn trù phú là nơi có vận khí tốt, việc xây dựng Văn miếu nơi đây tốt cho việc học, thuận lợi việc cúng tế hàng năm của tỉnh.
Trước năm 1945, Văn miếu Bắc Ninh do Hội đồng trị sự quản lý, đứng đầu Hội đồng là quan Tổng đốc Bắc Ninh để chăm lo việc thờ phụng, tế lễ. Hàng năm, việc tổ chức tế lễ tại Văn miếu vào dịp “xuân thu nhị kỳ” được ấn định vào các ngày Đinh đầu tháng 2 và ngày Đinh đầu tháng 8 Âm lịch, là sự kiện rất quan trọng của tỉnh nên được chuẩn bị hết sức chu đáo. Tham gia tế lễ là các quan đầu tỉnh và các địa phương. Trước ngày chính lễ, Văn miếu được bao sái đồ thờ tự, phong cờ thần từ cổng vào hai bên đường lên. Lễ vật do Hội đồng trị sự chuẩn bị bao gồm: Trâu, dê, lợn, xôi quả phẩm, rượu…
Ngày chính lễ, Tổng đốc người đứng đầu tỉnh đi đầu ăn mặc chỉnh tề, tiếp sau là các quan hàng tỉnh, huyện, trương tuần hộ tống. Bên trong Văn miếu các nho sinh, kỳ mục ngồi chỉnh tề, tàn lọng nghi trượng trang nghiêm rực rỡ. Thời gian tế lễ kéo dài tuân thủ nghiêm ngặt từng động tác, quy trình của nghi lễ dâng hương. Sau khi quan đầu tỉnh khai lễ xong, các quan viên hàng huyện, chánh tổng, nho sinh lần lượt vào lễ nêu cao truyền thống tôn sư trọng đạo của người dân xứ Bắc Ninh – Kinh Bắc.
Hiện nay, khuôn viên Văn miếu Bắc Ninh rộng trên 10.000m2 với các hạng mục công trình gồm: Tam quan được xây dựng bề thế với hai tầng mái uy nghiêm, trung tâm nội tự của Văn miếu là tòa Tiền tế 5 gian hai dĩ được kết nối với Hậu đường bằng một ống muống tạo thành hình chữ Công. Toàn bộ tòa nhà làm bằng gỗ lim được chạm khắc hoa văn mây lá cách điệu, các đề tài tứ linh, tứ quí mang phong cách nghệ thuật thời Lê – Nguyễn.
Hậu đường là nơi tôn nghiêm phụng thờ được bài trí ban thờ Khổng Tử, Tứ phối, các vị tiên hiền tiên triết. Ngoài ra, Văn miếu còn có các hạng mục công trình Tả vu, Hữu vu, nhà bia tạo nên một quần thể công trình kiến trúc hoàn chỉnh hài hòa với cảnh quan xung quanh di tích. Trong Văn miếu Bắc Ninh còn lưu giữ hệ thống bia đá, trong đó tiêu biểu có văn bia bình phong “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn miếu bi ký” và 12 bia “Kim bảng lưu phương”.
Bia “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn miếu bi ký” dựng ngay trước sân Tiền tế, diện tích gần 10 m2 là bia có kích thước lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh còn lưu giữ đến ngày nay. Bia do Tổng đốc Bắc Ninh là Nguyễn Đình Quý dựng vào năm 1928, hình dáng làm theo kiểu bức bình phong cột trụ, chạm khắc chữ và hoa văn hai mặt, đề tài trang trí với chủ đề rồng mây, tứ quý hết sức hài hòa, tinh xảo ở phần trán và cạnh bia. Nội dung bia cho ta biết về quá trùng tu tôn tạo của Văn miếu và những đóng góp của các cá nhân, địa phương vào việc trùng tu xây dựng.
Hai bên nhà bia đặt 12 tấm bia “Kim Bảng lưu phương” (Danh thơm lưu mãi bảng vàng) khắc năm 1889, ghi chép đầy đủ họ tên, quê quán, năm thi đỗ, chức vị của 677 vị tiến sỹ của vùng Kinh Bắc, từ khoa thi đầu tiên năm 1075 đến khoa thi năm 1919. Đây là những hiện vật có giá trị đặc biệt về khoa học, lịch sử và nghệ thuật góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu về Văn miếu và truyền thống khoa bảng của quê hương, đất nước.
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh dành nhiều sự quan tâm tới di tích Văn miếu qua việc đầu tư kinh phí, các công trình kiến trúc được trùng tu tôn tạo, tài liệu hiện vật, đồ thờ tự được bổ sung, đường xá, cảnh quan được đầu tư mở rộng làm cho khu di tích ngày một khang trang tố hảo. Vào ngày tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng) hàng năm, tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ dâng hương hết sức nghiêm cẩn, có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành tại Văn miếu.
Ngày nay, Văn Miếu Bắc Ninh là điểm đến thường xuyên của nhiều khách tham quan, các nhà khoa học về tham quan, nghiên cứu; nhiều ấn phẩm sách được xuất bản, các bài báo được in trên các tạp chí chuyên ngành góp phần đưa hình ảnh, giá trị của di tích tới nhân dân cả nước. Tại Văn Miếu Bắc Ninh nhiều tổ chức, cá nhân, các dòng họ, các trường học… thường xuyên về dâng hương, trao thưởng về thành tích học tập, khuyến học và tưởng niệm các bậc tiên hiền, tiên triết nhằm giáo dục và phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng cho thế hệ trẻ của quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc.
Gợi ý cho bạn 💧 Thuyết Minh Về Cát Bà 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Chùa Bút Tháp Bắc Ninh – Mẫu 8
Một trong những di tích nổi tiếng mà du khách đến với vùng đất kinh bắc không thể bỏ qua đó là chùa Bút Tháp. Tham khảo bài thuyết minh về chùa Bút Tháp Bắc Ninh sau đây:
Nói đến Bắc Ninh, ta không thể không nói đến chùa Bút Tháp. Ðây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó.
Chùa toạ lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Chùa có tên chữ là “Ninh Phúc Thiền Tự” được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến Tiền Ðường, tiếp theo là Thượng điện – gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá…
Ðáng chú ý là những chim, hươu, khỉ, rồng… đều rất sinh động, thần tình. Bên trong có bày các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân và tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Những cái tên, những kiểu kiến trúc gợi nên một vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn, một nét đẹp rêu phong cổ kính. Pho tượng Quan Âm trong chùa có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay lớn và 958 tay nhỏ. Ðiều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo hơn nữa là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung.
Ðến với chùa Bút Tháp, du khách sẽ được chứng kiến những nét độc đáo tài tình của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ. Nối giữa Thượng điện và Tích thiện là chiếc cầu đá cong mà ngồi ở đấy ta có thế ngắm những nét đẹp riêng của cảnh chùa. Cầu được chạm khắc rất công phu, tinh xảo và bố trí rất hợp lý: đầu cầu là hai con sư tử và thành cầu là những kiểu chạm trổ cổ quen thuộc, rất hài hoà.
Ðấy là chưa kể đến một công trình nghệ thuật độc đáo của chùa: toà “cửu phẩm Liên Hoa”. Toà bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh. Ðiều đặc biệt là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ!Ðến với chùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa. Tháp Báo Nghiêm, trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao 13m, là nơi đặt xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết; tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa.
Ngoài ra, trong chùa còn nhiều đồ thờ tự khác được chạm khắc trang trí hoa văn sơn son, thếp vàng lộng lẫy đã thể hiện tư tưởng tình cảm và óc thẩm mĩ, bàn tay tài khéo sáng tạo của những người thợ nghệ sĩ dân gian xưa. Trải qua nhiều thế kỷ, ngôi chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, lần gần đây nhất vào năm 1993 với sự giúp đỡ tài trợ của Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức, toàn bộ chùa Bút Tháp đã được trùng tu đẹp đẽ và hoàn thành vào năm 1995. Di tích chùa Bút Tháp được Nhà nước công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật năm 1962.
Hội chùa Bút Tháp mở hàng năm vào ngày 24 tháng 3 âm lịch, thu hút hàng trăm phật tử, khách thập phương gần xa về trẩy hội tham quan du lịch. Với những giá trị đặc sắc và nổi bật của mình, chùa Bút Tháp không những là một di tích Phật giáo độc đáo nhất của vùng đồng bằng Bắc bộ, mà còn xứng đáng là một điểm du lịch văn hóa đầy hấp dẫn bổ ích, một địa chỉ hành hương của đồng bào cả nước và du khách nước ngoài.
Ai đã từng đến Thuận Thành – miền quê bên kia sông Đuống – một vùng đất vốn có lịch sử lâu đời và hội đủ những truyền thống, bản sắc văn hóa của nền văn hiến Kinh Bắc. Đến Thuận Thành du khách sẽ được thưởng thức những làn điệu quan họ mượt mà, đằm thắm, những điệu chèo êm ả trên sông, đắm say cùng với nghệ thuật múa rối nước ở Đồng Ngư. Dòng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng còn mãi với thời gian… Trong muôn vàn di tích lịch sử chúng ta không thể nhắc đến một nghệ thuật kiến trúc đồ sộ, có giá trị tinh thần về đời sống tâm linh của con người. Chùa Bút Tháp là một đại diện tiêu biểu cho ý nghĩa ấy.
Tham khảo văn mẫu 💧 Thuyết Minh Về Bắc Kạn 💧 14 Bài Giới Thiệu Bắc Kạn Hay
Thuyết Minh Về Đền Đô Bắc Ninh – Mẫu 9
Đón đọc bài văn thuyết minh về đền Đô Bắc Ninh cùng những ý văn đặc sắc và cách viết sinh động, ấn tượng với người đọc.
Nếu du khách đã từng đến Bắc Ninh, đến với mảnh đất địa linh nhân kiệt, du ngoạn các điểm du lịch nổi tiếng trong tỉnh, hẳn sẽ không bỏ qua khu di tích lịch sử cấp quốc gia Đăc biệt – Đền Đô.
Cách thủ đô Hà Nội gần 15 km về phía Bắc, Đền Đô hay còn có tên gọi khác là đền Lý Bát Đế – nằm ở Khu Phố Thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ xa xưa, đền thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp – vùng đất xưa được xem là thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí, linh thiêng, là nơi phát tích của triều đình nhà Lý, kéo dài hơn 200 năm. Đền được xây dựng vào ngày 3 tháng 3 năm Canh Ngọ 1030 do Vua Lý Thái Tông là người đã cho khởi công xây dựng. Theo thời gian, cùng sự phá hủy từ chiến tranh, Đền đã khởi công xây dựng lại theo lối kiến trúc cũ vào năm 1989.
Khu di tích Đền Đô là công trình kiến trúc đặc sắc, với nghệ thuật điêu khắc đá, điêu khắc gỗ, tạc tượng thờ, kỹ thuật xây dựng đều đạt ở mức tinh xảo được bảo lưu cùng với tín ngưỡng thờ cúng, lễ hội, phong tục, tập quán…. Đền được xây dựng chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Khu vực nội thành được xây dựng theo lối kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Cổng vào nội thành có trạm khắc hình năm con rồng nên được gọi là Ngũ Long Môn. Trung tâm của khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện.
Chính điện gồm trước tiên là Phương đình – là nhà vuông 8 mái 3 gian rộng. Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian. Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ được coi là bức chiếu bằng gốm lớn nhất Việt Nam với chiều cao 3,5 mét, rộng hơn 8 mét, được ghép lại từ 214 chữ Hán làm bằng gốm Bát Tràng.
Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”. Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông và Lý Cao Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Nhân Tông, Lý Anh Tông, và Lý Huệ Tông.
Trong nội thành còn có nhà chuyển bồng, kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại, nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Đặc biệt, phía Đông đền có nhà bia, nơi đặt “Cổ Pháp Điện Tạo Bi” (bia đền Cổ Pháp). Tấm bia đá này cao 190 cm, rộng 103 cm, dày 17 cm, được khắc dựng năm Giáp Thìn (1605), do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia, ghi công đức của các vị vua triều Lý và sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền.
Khu Ngoại thành: gồm các hạng mục hồ bán nguyệt, nhà thủy đình, nhà văn chỉ bên phải, nhà võ chỉ bên trái. Thủy đình là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Hồ này thông với ao Cả trên và ao Cả dưới và sông Tiêu Tương xưa.Ngoài ra, cách đền Đô khoảng 800m về phía Đông Bắc, nằm ở khu Ao sen, chính là khu lăng mộ các vị vua triều Lý, nơi an nghỉ cuối cùng của 8 vị vua triều Lý.
Hàng năm, lễ hội đền Đô được xem như lễ hội truyền thống có từ lâu đời của người dân xã Đình Bảng, trở thành đời sống văn hóa tinh thần không thiếu của người dân nơi đây. Lễ hội tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày vua Lý Công Uẩn lên ngôi (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1010) và ban “Chiếu dời đô”. Vì vậy mà lễ hội hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm quan và tham dự.
Đây là ngày hội lớn thu hút khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý. Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Du khách về dự hội vừa dâng hương tưởng niệm 8 vị vua nhà Lý, vừa vãn cảnh vùng đất Kinh Bắc tươi đẹp
Nếu có dịp về với miền đất Bắc Ninh, bạn đừng bỏ qua dịp tham quan đền Đô uy nghi để được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc cổ xưa đặc sắc.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh – Mẫu 10
Có thể nói Bắc Ninh là cái nôi của những giá trị văn hoá truyền thống đặc trưng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó nổi tiếng với những làn điệu dân ca quan họ. Tham khảo bài thuyết minh về dân ca quan họ Bắc Ninh dưới đây:
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ tự bao đời nay.
Mặc dầu còn có những ý kiến khác nhau về thời điểm ra đời của Quan họ, có ý kiến cho là Quan họ có từ thế kỷ 11, số khác cho là từ thế kỷ 17, song, các công trình khảo sát, nghiên cứu từ trước tới nay đều đã khẳng định giá trị to lớn của di sản “Văn hóa Quan họ”, đặc biệt là dân ca Quan họ, loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ “Kinh Bắc” ngàn năm văn hiến.
Dân ca Quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người Quan họ.
Theo quan niệm của người Quan họ, nghệ nhân là những ngưòi có kỹ năng hát “vang, rền, nền, nẩy” điêu luyện, thuộc nhiều bài, nhiều “giọng” Quan họ. Họ chính là những bậc thầy dân gian thực hành việc sáng tạo, lưu giữ và trao truyền vốn di sản quý báu đó cho các thế hệ mai sau nên rất xứng đáng được tôn vinh.
Ngày nay, trước sức ép của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế hóa về văn hóa và sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhiều ưu thế của các loại hình văn hóa, nghệ thuật, cũng như nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác, Quan họ cổ cũng phải đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ bị mai một, thậm chí có thể bị mất hẳn nếu không kịp thời có biện pháp bảo vệ lâu dài cho thế hệ trẻ.
Bởi vậy, lề lối sinh hoạt ca hát Quan họ cổ, những giọng hát cổ với kỹ thuật “vang, rền, nền, nẩy” vốn đã làm nên giá trị đặc sắc của dân ca Quan họ hiện đang lưu tồn trong trí óc và trái tim say nghề của các cụ “Liền anh, Liền chị” nay đã trạc tuổi 70 đến 90 rất cần được trao truyền và tiếp nối.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh quả là một tài sản vô giá của dân tộc, nó cần nuôi dưỡng bảo tồn, phát huy và lưu truyền cho thế hệ trẻ mai sau.Mỗi chúng ta người con đất Việt cần phải biết trân trọng và thêm yêu những giá trị truyền thống tốt đẹp, để chúng được trường tồn với thời gian, không bị đi vào quên lãng, giữa nhịp sống hiện đại xô bồ.
Khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Vũng Tàu 💕 16 Bài Giới Thiệu Vũng Tàu Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Quan Họ Bắc Ninh Đạt Điểm Cao – Mẫu 11
Bài văn thuyết minh về quan họ Bắc Ninh đạt điểm cao dưới đây sẽ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết và nắm vững phương pháp thuyết minh.
Trong dòng văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca: chèo của Thái Bình, Nam Định, chèo tàu của Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù, ca Huế, dân ca Nam Bộ vẫn lấp lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, tựa như:
Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc
Chị Hai xinh, tang tình là chị Hai đứng
Đó là dân ca quan họ vùng Kinh Bắc – Bắc Ninh.
Quan họ vừa như một làn điệu hội tụ “khí chất” của rất nhiều làn điệu dân ca: cái trong sáng, rộn ràng của chèo; cái thổn thức, mặn mà của hát dặm; cái khoan nhịp sâu lắng của ca trù; cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam Bộ. Nhưng trên hết, quan họ mang “khí chất” của chính quan họ, là hồn của xứ sở quan họ, là “đặc sản” tinh thần của Kinh Bắc – Bắc Ninh.
Nằm kề cận với thủ đô, có diện tích nhỏ nhất nước, với sáu huyện, thị, nhưng khát vọng trí tuệ, khát vọng sống, khát vọng khẳng định mình của Kinh Bắc chẳng nhỏ tí nào. Sách cổ của người xưa từng ngưỡng mộ: “Kinh Bắc nổi tiếng văn nhã”. Đất Kinh Bắc là nơi kết tụ của tài hoa các làng nghề: làng tranh Đông Hồ, làng giấy Đống Cao, làng chạm khắc Phù Khê, làng đồng Đại Bái, làng buôn Phù Lưu là đất của hàng nghìn di tích lịch sử, danh thắng của các đình, đền, chùa nổi tiếng. Người Kinh Bắc thông minh, tinh tế, ở bất cứ thời đại lịch sử nào Kinh Bắc cũng hiến cho đời không ít những danh nhân, nhân tài, kẻ sĩ, các bậc hiền tài.
Các cộng đồng làng Kinh Bắc từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, gắn kết với nhau trong tình làng nghĩa xóm, trong lao động cần cù, trong khát vọng yêu thương, vượt lên thiên tai, dịch họa, vượt lên gian khó, “thương người như thể thương thân”, “tứ hải giao tình” (bốn biển một nhà) như lời dân ca quan họ. Chính cái khát vọng sống của người Kinh Bắc, đất Kinh Bắc đã hóa thân thành những làn điệu quan họ kỳ diệu: “lời thì giao duyên, tình thì anh em”, vừa thực, vừa mơ, vừa giãi bày, vừa khúc chiết, vừa tình tự, vừa sâu sắc.
Các làng quan họ hầu hết ở Bắc Ninh, mà theo các nghệ nhân, từng có tới 49 làng quan họ. Và như sông Cầu không bao giờ cạn, mạch sống của khúc nhạc, lời ca quan họ cũng không khi nào nhạt phai dù đã trải qua bao đời người và bao nhiêu biến động thời thế. Đến bây giờ Hội làng quan họ vẫn là nguồn cảm hứng mùa xuân bất tận của xứ Kinh Bắc.
Các Hội làng gắn bó đặc biệt với hát quan họ, không thể nào có hội làng trên mảnh đất Bắc Ninh mà thiếu vắng sắc màu và âm thanh quan họ. Những hội hè này trải dài từ mùng 4 Tết âm lịch đến 28 tháng 3 âm lịch. Đặc sắc nhất vẫn là Hội Lim ở huyện Tiên Sơn. Vào những ngày hội, nam thanh nữ tú các nơi đổ về, trẩy hội tưng bừng, để được nghe các liền anh, liền chị xiêm y mớ bảy mớ ba, hát đối đáp, hát canh, hát hội, hát mừng.
Dân ca quan họ quả là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nó cần được tiếp tục nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ và lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau, ở trong nước và cho cả cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Lễ Hội Lim Bắc Ninh – Mẫu 12
Bài văn thuyết minh về lễ hội Lim Bắc Ninh đã tái hiện lại một không gian văn hoá truyền thống cần được lưu giữ và bảo tồn.
“Làng quan họ quê tôi
Tháng giêng mùa hát hội
Những đêm trăng hát gọi, con sông cầu làng bao xanh
Làng, những làng quan họ xanh xanh…”.
Vùng đất Kinh Bắc không chỉ là đất võ mà còn là đất văn, nơi đây đã sản sinh cho đời rất nhiều thuần phong mĩ tục. Hệ thống hội hè, đình đám và ca hát là nét đẹp tiêu biểu của đất này nhưng không gì gây dấu ấn sâu đậm bằng Hội Lim vùng quan họ. Lim là tên Nôm của xã Lũng Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18km. Hội mở trên đồi Lim, có chùa Lim nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, người sáng lập tục hát quan họ.
Theo lời các cụ cao niên trong làng thì cách đây 300 năm trước đã bắt đầu diễn ra, ban đầu đó là hình thức kết hợp giữa hội chạ của sáu xã thuộc Tổng Nội Duệ (Nội Duệ, Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ô và giáo phường Tiên Du) và hội chùa Hồng An (chùa Lim) vào ngày rằm tháng Tám. Hơn bốn mươi năm sau, vào cuối thế kỉ VXIII, Nguyễn Đình Diễn người làng Đình Cả (Nội Duệ) làm Trấn thủ Thanh Hoá, tước hiệu Hiếu Trung Hầu có công đối với quê hương như cung cấp ruộng và cung tiến tiền để sửa chữa đình, chùa, mở mang tập tục và chuyển hội Đinh hàng Tổng vào ngày rằm tháng Tám sang ngày rằm tháng Giêng.
Kế đó là Bà Mụ Ả, người tu hành và trụ trì tại chùa Hồng Ân (lúc đó chỉ là một Am nhỏ), Bà đã bỏ tiền mua nửa quả núi Hồng Ân dành cho việc xây dựng chùa, vườn chùa và cũng đặt ruộng, đặt tiền cho sáu xã làm hương hoả cho chùa, Bà yêu cầu hàng Tổng cứ ba năm cho mở hội chùa, hội chạ một lần vào 13 tháng Giêng. Ngoài tám mươi tuổi, Bà Mụ Ả lên giàn tự thiêu về nơi cực lạc, từ đó dân ở sáu xã giữ lệ hương khói thờ Bà Mụ Ả, tướng quân Phạm Bân, Hiếu Trung Hầu.
Hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng dân làng tổ chức Lễ hội tưởng nhớ những người đã có công với cộng đồng dân cư nơi đây. Ngày 13 mới là chính hội nhưng từ sớm ngày 12, đồi Lim – trung tâm lễ hội đã tưng bừng với các lối hát Quan họ và các trò chơi dân gian. Tất cả tạo nên một không gian văn hoá riêng có của vùng quê Bắc Ninh – Kinh Bắc.
Cũng như các lễ hội khác, hội Lim gồm hai phần: Lễ và Hội. Mở đầu là tục rước Chạ vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch, đây là một đám rước quy mô của sáu làng thuộc Tổng Nội Duệ hợp lại từ các ngả về đinh, chùa trên núi Lim. Đám rước được nghi thức hoá, tạo nên vẻ hùng tráng, muôn mầu, đứng xa hàng trăm mét ta đã nghe thấy “trống rong cờ mở” nét mặt rạng rỡ của người người về xem hội. Cả đám rước ánh lên rực rỡ của cờ hoa, của trang phục, các lộng, kiệu sơn son thiếp vàng v.v. tất cả hợp lại tạo một quang cảnh trọn vẹn thể hiện việc ứng xử chu đáo với những người có công với cộng đồng dân cư.
Sau phần rước, tế Chạ trang nghiêm tôn kính, phần hội diễn ra sôi động muôn mầu với âm vang của tiếng nhạc, tiếng trống, tiếng hát, những trò chơi, nghệ thuật dân gian… Đến với Hội Lim ta được chứng kiến và có thể trực tiếp tham gia các trò chơi dân gian phong phú, hấp dẫn như thi chọi gà, đấu vật, dệt vải, đu tiên, đấu cờ người. Xem cờ người cũng là dịp thưởng thức trí tuệ của người Kinh Bắc và nét đẹp duyên dáng của các thiếu nữ Kinh Bắc, đóng quân cờ là 32 thanh nữ đẹp nhất làng.
Chia tay với những ván cờ hấp dẫn, du khách đến với cuộc thi dệt vải, dệt lụa của các làng trong vùng với khung cửi truyền thống, du khách sẽ bị lôi cuốn bởi sự khéo léo mềm mại của các thanh nữ khi đưa thoi, tư thế ngồi dệt đẹp nhất và đặc biệt vừa dệt vừa hát dân ca Quan họ. Sở dĩ có thi dệt vải trong hội Lim bởi vùng Nội Duệ câu Lim chính là vùng có truyền thống dệt vải lâu đời và hàng năm thi dệt vải trong ngày hội đã trở thành truyền thống.
Đến với hội Lim, náo nức nhất, hấp dẫn nhất không thể không nhắc tới sinh hoạt Quan họ trong ngày hội. Quan họ là loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa và nay là tỉnh Bắc Ninh. Quan họ còn được xem là dân ca đặc sắc nhất không chỉ của riêng vùng quan họ mà là khắp trong và ngoài nước.
Không chỉ nỗi tiếng về lời ca trữ tình nồng nàn, tình yêu lứa đôi, tình yêu cuộc sống của hơn hai trăm làn điệu khác nhau mà còn đọng lại ở cách thể hiện, cách chơi thanh lịch, ấm áp tình người Quan họ. Quan họ là giá trị tổng thể về truyền thống nghệ thuật của một vùng văn hóa từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho đến lối ứng xử trong ngày hội “người quan họ” đều từ tốn, phong nhã.
Người Quan họ đều là các “Liền anh, Liền chị” và bao giờ cũng xưng là “Liền em”. Dù thân tình mấy lệ chơi Quan họ cũng giữ ở mức tình bạn. Mỗi làng, mỗi xã chọn cho mình một cách, một lối chơi Quan họ riêng. Vùng Nội Duệ – cầu Lim !à sự kết tinh những đặc sắc của các làn điệu mà các làng khác mang đến dự thi hàng năm, tổng hoà thành đặc trưng riêng của Quan họ. Có lẽ vì thế mà khi nhắc tới Quan họ là nói tới hội Lim.
về với hội Lim ta thực sự bị cuốn hút và hoà vào giọng hát êm ả, mượt mà đầy chất trữ tình của các liền anh, liền chị Quan họ. Các liền anh trong trang phục áo the khăn xếp, ô lục, các liền chị với áo mớ ba mớ bảy, nón thúng quai thao gặp gỡ nhau theo lời hẹn ước hội Xuân năm trước rằng “Đến hẹn lại lên”. Quan họ đón tiếp nhau nồng hậu, nói với nhau bằng những lời văn nho nhã, lịch lãm, thiết đãi những món ăn đặc sản vùng quê và hát những làn điệu dân ca Quan họ có trạng thái, cung bậc, tình cảm như thương nhau, yêu quí nhau, lo lắng, nhớ nhung, hẹn ước, nhắn nhủ nhau giữ vẹn lòng thuỷ chung, trân trọng ân nghĩa người với người:
“Hôm nay sum họp trúc mai
Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm”
Chính tấm lòng chân thật, hiếu khách của người Quan họ đã để lại trong lòng du khách nhiều kỉ niệm:
“Em đi khắp bốn phương trời
Không đâu lịch sự bằng người ở đây”
Và dẫu có:
“Tháng ba đi hội Phủ Giầy
Vui thì vui thật chẳng tầy ở đây”
Cuộc đối đáp giữa đôi bên Quan họ trong canh hát tưởng như không thể dứt bởi Quan họ dùng dằng chẳng muốn chia li, canh hát kéo dài thâu đêm suốt sáng. Chia tay với Hội Lim ta không khỏi xốn xang trước tấm lòng của người Quan họ và ghi nhận lời hẹn mời “Đến hẹn lại lên”.
Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá – nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lễ hội vùng Lim vẫn được người dân nơi đây trân trọng, gìn giữ để mãi là điểm hẹn du xuân giàu bản sắc.
Xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Bắc Giang 🌟 15 Bài Giới Thiệu Bắc Giang Hay
Thuyết Minh Về Bánh Phu Thê Bắc Ninh – Mẫu 13
Bài văn thuyết minh về bánh phu thê Bắc Ninh với những câu chuyện dân gian kể về nguồn gốc và ý nghĩa của món ăn đặc sản này chắc chắn sẽ làm bạn đọc thích thú.
Chẳng biết từ bao giờ, trong các đám cưới, đám hỏi của người Việt luôn có mặt của một loại bánh, loại bánh tượng trưng cho sự thủy chung – bánh phu thê.
Mặc dù có rất nhiều truyền thuyết xung quanh việc ra đời bánh phu thê, như khi vua Lý Anh Tông xuất chinh, hoàng hậu chính tay vào bếp làm ra món bánh gửi theo chồng đi đánh trận. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là phu thê. Thế nhưng, lại có người kể rằng trong một lần hội làng ở Đình Bảng, Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi Ỷ Lan về quê lễ ở Đền Đô đã được dân làng dâng bánh. Sau khi thưởng thức, đức vua và nguyên phi đều phải khen ngon, và mọi người cho rằng nếu được ăn bánh thì gia đình sẽ hạnh phúc hơn…
Song dù là truyền thuyết nào thì cũng đều chung một quan điểm để nói lên rằng bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung, cho tình nghĩa vợ chồng. Có lẽ bởi vậy mà tục lệ trong đám hỏi phải có bánh phu thê đã trở thành truyền thống đối với người Việt Nam, đặc biệt là người dân kinh bắc.
Nổi tiếng là nơi tạo nên loại bánh này và cách làm bánh truyền thống vẫn được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vẫn luôn luôn là lựa chọn số một cho những người có nhu cầu mua bánh phu thê. Cũng giống như nhiều loại bánh truyền thống khác của Việt Nam, bánh phu thê không cầu kỳ về hình thức nhưng đừng nhìn vẻ ngoài đơn giản mà nghĩ rằng cách làm bánh cũng đơn giản. Để có được một chiếc bánh hoàn hảo, thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn chuẩn bị, thực hiện kỹ lưỡng cũng như áp dụng các phương pháp bí truyền.
Đầu tiên muốn có bánh ngon phải chọn loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon, tiếp đó đem gạo vo thật sạch, để ráo nước và dùng cối giã chứ không được xay bằng máy. Sau đó, lọc lấy tinh bột gạo, một cân gạo nếp cái hoa vàng thường chỉ lấy được 4 lạng tinh bột. Bột đó lại đem xay cho thật nhuyễn rồi phơi hoặc sấy khô để qua 15 ngày mới đem ra làm bánh, nếu làm ngay thì bánh sẽ nát.
Chuẩn bị phần nguyên liệu làm bột bánh xong thì đến chuẩn bị nguyên liệu làm nhân bánh. Nhân bánh là đỗ xanh được ngâm kỹ đãi sạch vỏ, đem hấp chín, nghiền mịn, thắng với đường và trộn lẫn vài sợi dừa đã được nạo nhỏ. Khi bóc chiếc bánh ra ta sẽ thấy bánh có màu vàng ươm trông thật hấp dẫn. Màu vàng của vỏ bánh được tạo thành từ hoa dành dành. Người làm bánh đem hoa dành dành phơi khô, khi nào làm bánh thì ngâm vào nước sôi để chiết xuất nước có màu vàng, lấy nước này trộn vào bột để tạo màu bánh. Theo truyền thống bánh được gói bằng hai thứ lá, bên trong là lớp lá chuối, bên ngoài là lớp lá dừa, luộc bánh tốt nhất là luộc bằng bếp củi đun vừa lửa.
Bánh phu thê có hình vuông và tròn biểu trưng của triết lý âm dương ở phương Đông. Bột bánh được dàn mỏng, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Triết lý Á Đông cũng được thể hiện một cách tinh tế qua các màu của bánh. Lá gói xanh tượng trưng cho sự chung thủy, lạt buộc hồng mô phỏng sợi tơ hồng kết nối, bánh màu vàng thể hiện tình yêu thương của vợ đối với chồng.
Với ý nghĩa sâu sắc và hương vị thơm ngon đặc biệt, bánh phu thê trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi đám hỏi của người Việt; đồng thời cũng là món ăn vặt hấp hẫn, là một thứ quà ngon dành cho người ở nhà của những ai đi xa.
Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang 🌜 15 Bài Hay
Bài Giới Thiệu Về Bắc Ninh Bằng Tiếng Anh – Mẫu 14
Tham khảo bài giới thiệu về Bắc Ninh bằng tiếng Anh và luyện tập cách viết đúng ngữ pháp, trau dồi vốn từ vựng phong phú hơn.
Bac Ninh, one of the smallest provinces in Viet Nam, is my hometown. Bac Ninh is located in the North of Viet Nam and is next to Ha Noi capital, Bac Giang province, Hai Duong province and Hung Yen province.
Bac Ninh is a province of folk songs, everytime folk music is mentioned, people immediately think of Bac Ninh. It is also the hometown of many celebrities such as comedian Xuan Hinh, Tu Long, singer Tung Duong, Hoa Minzy, young talented music genius – Duc Vinh,… Bac Ninh has about 41 festivals still being hold uptil now, as well as hundreds of professions such as making silk, ceramics, bronze casting, silver station, wood carving, paper making, folk painting….
Although Bac Ninh is small but it’s a region with a relatively developing economy through the time .Buliding industry and services are growing, but agriculture still accounts for the highest proportion in the GDP. The thing I like most about my hometown is the way people live and treating each other. The people there are very easy-going, hard-working, hospitable, sometimes they are quite strict but are still warm-hearted, caring and devoted. Everytime I go back there, I feel really closed, beloved, and relieved like I have escaped from the busy life of the city.
I love Bac Ninh a lot and I hope one day , I can do something just to contribute to the development of my hometown.
Dịch :
Bắc Ninh, một trong những tỉnh nhỏ nhất ở Việt Nam,chính là quê hương của tôi. Bắc Ninh nằm ở phía Bắc Việt Nam và nằm kế bên Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên.
Bắc Ninh là một tỉnh của làn dân ca quan họ , khi nhắc đến dân ca quan họ, mọi người nghĩ ngay đến Bắc Ninh. Đây cũng là quê hương của rất nhiều người nổi tiếng như: danh hài Xuân Hinh, Tự Long, ca sĩ Tùng Dương, Hòa Minzy, tài năng âm nhạc trẻ – Đức Vĩnh, …. Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội vẫn đang được lưu trữ cho tới ngày nay, cũng như hàng trăm ngành nghề khác nhau như dệt lụa, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc,điêu khắc gỗ, làm giấy, vẽ tranh dân gian…
Bắc Ninh tuy nhỏ nhưng lại là một khu vực có nền kinh tế tương đối phát triển.Ngành xây dựng và dịch vụ đang phát triển, nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất về GDP .Điều tôi thích nhất về quê hương của tôi là cách mọi người sống và đối xử với nhau. Người dân ở đó rất thân thiện, cần củ chăm chỉ, hiếu khách, đôi khi họ khá nghiêm khắc nhưng lại vô cùng tốt bụng , hết lòng chăm sóc và rất tận tâm. Mỗi lần tôi trở lại đây, tôi cảm thấy thực gần gũi thân thương, được yêu mến , và nhẹ nhõm hơn y như tôi vừa được thoát khỏi cái cuộc sống nhộn nhịp xô bồ của thành phố.
Tôi yêu Bắc Ninh rất nhiều và tôi hy vọng một ngày nào đó, tôi có thể làm một điều gì đó để góp phần vào sự phát triển của quê hương tôi.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Giới Thiệu Về Bắc Ninh Bằng Tiếng Trung – Mẫu 15
Bài văn giới thiệu về Bắc Ninh bằng tiếng Trung sẽ là tài liệu mẫu hỗ trợ bạn đọc hoàn thành tốt bài viết của mình.
Tiếng Trung:
在紅河三角洲的考河沿岸有一個鄉村,那裡充滿了綠色沖積層,稻穀,各代村莊,歷史和文化區域,這裡有教育的傳統和儲藏的地方。美麗的傳說與文物和民間節日。在越南地圖上,是北寧省。北宁拥有便捷的河道,连接邻近地区,如海防海港和北部的主要经济中心。北宁拥有丰富的经济和文化潜力,充满民族特色。有许多独具特色的文化艺术作品,以激昂抒情的全和民歌、视觉艺术的线条、东和民俗画闻名海内外。
Tiếng Việt:
Có một ngôi làng ven sông Cầu thuộc châu thổ sông Hồng, nơi đầy ắp phù sa xanh tươi, lúa nước, làng quê bao đời nay, vùng văn hóa lịch sử, nơi lưu giữ truyền thống giáo dục. Truyền thuyết đẹp và các di tích văn hóa, lễ hội dân gian. Trên bản đồ Việt Nam, đó là Tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh có hệ thống đường sông thuận lợi kết nối các khu vực lân cận như Cảng Hải Phòng, trung tâm kinh tế phía Bắc. Bắc Ninh có tiềm năng kinh tế, văn hóa phong phú và mang đầy đủ các đặc trưng dân tộc. Có nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, nổi tiếng trong và ngoài nước với các làn điệu dân ca Quan họ say đắm, trữ tình, các dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Bạc Liêu 🍀 15 Bài Giới Thiệu Bạc Liêu Hay
Giới Thiệu Về Bắc Ninh Bằng Tiếng Nhật – Mẫu 16
Bài văn giới thiệu về Bắc Ninh bằng tiếng Nhật sẽ mang những nét đặc trưng độc đáo của đất nước ta đến gần hơn với cộng đồng quốc tế.
Tiếng Nhật:
バクニンはベトナム北部に位置し、ハノイ、バクジャン省、ハイズオン、フンイェンと国境を接しています。 バクニンはクアンホの民謡の州であり、クアンホの民謡に言及すると、人々はすぐにバクニンを思い浮かべます。 バクニンには、今日でも約41の祭りが保存されており、絹織り、陶磁器、青銅鋳造、銀の駅、木彫り、製紙、民芸など、何百ものさまざまな産業があります。..バクニンには明確な違いがあります。一年の四季の間、夏は通常非常に暑くて湿気がありますが、冬は非常に寒くて乾燥しています。 バクニンは小さいですが、比較的経済が発達している地域です。 ここの人々はとてもフレンドリーで勤勉で親切です。
Tiếng Việt:
Bắc Ninh nằm ở phía Bắc Việt Nam và giáp với Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên. Bắc Ninh là một tỉnh của làn dân ca quan họ, khi nhắc đến dân ca quan họ, mọi người nghĩ ngay đến Bắc Ninh. Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội vẫn đang được lưu giữ cho tới ngày nay, cũng như hàng trăm ngành nghề khác nhau như dệt lụa, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, điêu khắc gỗ, làm giấy, vẽ tranh dân gian … Bắc Ninh có sự khác biệt rõ rệt giữa 4 mùa trong năm , mùa hè thường rất nóng và ẩm ướt, nhưng mùa đông rất lạnh và khô. Bắc Ninh tuy nhỏ nhưng lại là một khu vực có nền kinh tế tương đối phát triển. Con người dân ở đây rất thân thiện, cần củ chăm chỉ và hiếu khách.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Lăng Bác 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất