Tấm Gương Về Vẻ Đẹp Tâm Hồn ❤️️ 29+ Dẫn Chứng Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc SCR.VN Tài Liệu Tham Khảo Hữu Ích.
Nuôi Dưỡng Vẻ Đẹp Tâm Hồn Là Gì
Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là hoạt động bồi dưỡng, xây dựng và hoàn thiện các giá trị sống và đạo đức, tình cảm bên trong mỗi con người.
Đó là những tình cảm trong sáng, thiêng liêng như tình thân, tình bạn, tình yêu, là những phẩm chất cao đẹp như lòng tự trọng, lòng nhân ái, lòng cảm thông, sẻ chia, là những giá trị sống đích thực như sống cống hiến, sống hội nhập.
Tham khảo thông tin 🍀 Lý Tưởng Sống Là Gì 🍀 bên cạnh Tấm Gương Về Vẻ Đẹp Tâm Hồn
Biểu Hiện Của Vẻ Đẹp Tâm Hồn
Một số biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn cụ thể được SCR.VN chia sẻ sau đây.
- Không ngừng học hỏi, nỗ lực hoàn thiện bản thân, hướng đến và làm theo những điều tốt đẹp.
- Sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu phấn đấu rõ ràng và cố gắng thực hiện những mục tiêu đó.
- Tránh xa cái xấu, biết phân biệt phải, trái, đúng, sai; có ý thức bài trừ những điều xấu ra khỏi cuộc sống của mình.
15+ Dẫn Chứng Nuôi Dưỡng Vẻ Đẹp Tâm Hồn
Chia sẻ đến bạn danh sách 15+ dẫn chứng nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn được tổng hợp sau đây.
Tấm Gương Về Vẻ Đẹp Tâm Hồn Nổi Tiếng
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất – Người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Điều cao quý nhất ở Bác chính là tinh thần nhân ái bao la, sâu sắc đối với con người.
Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Bác chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng để mưu cầu hạnh phúc chung cho dân tộc. Hạnh phúc chung đó chính là chủ quyền độc lập, tự do, là quyền được sống trong khung cảnh đất nước hòa bình. Tâm nguyện thiết tha nhất của Bác là: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Cuộc sống giản dị, thanh cao chứng minh cho quan điểm sống Mình vì mọi người của Bác.
Trong cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên kể rằng: Trên đường từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, Bác ngậm ngùi đau xót trước cảnh lũ lụt tràn ngập ruộng nương vùng trung du, đồng bào đói khổ, lầm than.
Lập tức, chủ trương xóa đói được Bác phát động và Bác là người đầu tiên nghiêm túc thực hiện phong trào tăng gia sản xuất, tiết kiệm gạo giúp đồng bào bị đói. Mọi suy nghĩ, hành động của Bác đều hướng tới lợi ích lớn lao của nhân dân, Tổ quốc.
Gợi ý cho bạn 🌹 Dẫn Chứng Về Thái Độ Sống Tích Cực 🌹 chi tiết
Tấm Gương Về Vẻ Đẹp Tâm Hồn Tiêu Biểu
Câu chuyện của đại úy 8X Thái Ngô Hiếu – cán bộ Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Đồng Nai.
Cách đây không lâu, mạng xã hội đã lan truyền clip cứu người của anh Hiếu với hàng chục ngàn lời bình luận, chia sẻ, yêu thích về hành động dũng cảm, lăn xả ứng cứu nhóm thanh niên bị đuối nước tập thể tại khu vực rất sâu, và chảy xiết ở bãi tắm thuộc xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Dẫu đang trong thời gian nghỉ lễ cùng gia đình, không phải đang làm việc hay công tác, người chiến sĩ công an nhân dân lúc bấy giờ không hề ngần ngại làm theo tiếng nói của một “trái tim nóng”: Phải cứu người!
Chiến đấu với cơn sóng lớn, anh trực tiếp cứu sống 4 nạn nhân và hỗ trợ lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm thi thể 1 nạn nhân còn lại. Nói về hành động của mình, anh Hiếu khiêm tốn cho rằng đó là sự việc rất bình thường, là một phần công việc, nhiệm vụ của anh.
Nhưng nụ cười ấm áp, ánh mắt nhiệt huyết, và sự dấn thân đầy quả cảm của người trung úy trẻ đã truyền cảm hứng sống đẹp đến hàng triệu người trẻ khác trên đất nước hình chữ S, góp phần nhân lên rất nhiều lần niềm tin của cộng đồng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Tấm Gương Về Vẻ Đẹp Tâm Hồn Cụ Thể
Với suy nghĩ “sống là phải cho đi”, hàng chục năm qua, thầy Lê Hoài Nam (SN 1984 – Giáo viên Trường THCS Liên Hương, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) đã tình nguyện hiến những giọt máu của mình để hỗ trợ cứu bệnh nhân. Thầy Nam tham gia hiến máu từ ngày còn là sinh viên trường Đại học Vinh (Nghệ An). Việc làm này trở thành thói quen khi hầu như năm nào thầy cũng có 1-2 đi hiến máu, thậm chí có những năm đi hiến máu đến 8 lần.
“Dù cho máu nhiều nhưng tôi thấy mỗi lần đi hiến về mình lại khoẻ và vui vẻ hơn. Không ít lần người thân trong gia đình ngăn cản nhưng tôi nghĩ mình đang còn trẻ, còn sức khoẻ nên phải biết cho đi”, thầy Nam chia sẻ.
Vốn sinh ra ở miền quê nghèo ở huyện Đức Thọ, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Vinh (Nghệ An), thầy Nam được phân công giảng dạy tại các điểm trường học vùng núi ở Hà Tĩnh.
Đến nay thầy đã có thâm niên 15 năm trong ngành giáo nhưng đã có tới 49 lần tham gia hiến máu. Không chỉ hiến máu tại các cuộc vận động mà nhiều lần thầy Nam đã hiến máu trực tiếp cứu bệnh nhân nguy kịch. Đến nay thầy đã có 18 lần hiến máu trực tiếp cứu người.
Thầy Nam chia sẻ, lần hiến máu đầu tiên khi đang học năm đầu nhất Đại học Vinh. Lúc đó nam giáo viên là đội trưởng đội cờ đỏ nên luôn xung phong cùng tham gia hiến máu. “Sau khi ra trường về đi dạy tôi đi hiến máu nhiều hơn. Có những lần hiến máu trực tiếp phải giấu cả gia đình đi ngay trong đêm. Giờ nghĩ lại những kỷ niệm đó vẫn còn rưng rưng”, thầy Nam nhớ lại.
Trong những lần đi hiến máu, thầy Nam vẫn nhớ như in câu chuyện về mùa Đông vào 11 năm về trước. Hôm đó đang đến chăm vợ vừa sinh con trai tại bệnh viện thì nhận tin có người bị tai nạn giao thông đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Lĩnh trong tình trạng nguy kịch cần truyền máu gấp.
Lúc này thầy nhanh chóng đến phòng khám rồi trực tiếp hiến máu cứu bệnh nhân. “Nhưng điều đáng tiếc là do vết thương quá nặng, bệnh nhân đã không qua khỏi sau một ngày điều trị tại bệnh viện”, thầy Nam tâm sự.
Và tiếp tục vào mùa đông năm 2013, thầy Nam trực tiếp tham gia hiến máu cứu thai phụ bị băng huyết. Điều may mắn là nhờ những giọt máu kịp thời của thầy Nam sản phụ đã vượt qua cơn nguy kịch và sức khoẻ ổn định.
“Lúc đó khoảng 1h sáng những ngày giáp Tết năm 2013, trời mưa, lạnh nhưng tôi vẫn dậy và chạy xe máy hơn chục km để đến hiến máu cứu sản phụ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ. Khi hiến máu xong, thai phụ ổn định người nhà chạy đến ôm lấy tôi và cảm ơn. Lúc đó lòng tôi hạnh phúc vì mình đã làm được việc có ý nghĩa”, thầy Nam chia sẻ.
Thầy Nam luôn nghĩ sức khỏe, sinh mệnh con người là vốn quý nhất. Vì vậy việc cứu người qua khỏi cơn thập tử nhất sinh là việc vô cùng quan trọng, cần làm gấp nên ngay từ lúc còn trẻ đã luôn ý thước với mong muốn được cống hiến cho xã hội.
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Lẽ Sống Là Gì 🍃 hay nhất
Câu Chuyện Về Người Có Tâm Hồn Đẹp Ngắn Hay
Với mong muốn san sẻ cho những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống, những học sinh trong câu lạc bộ truyền thông sự kiện của Trường Hội nhập quốc tế Bamboo đã tự thiết kế những tờ “vé số”, chia nhau đi bán để gây quỹ trao quà, học bổng cho trẻ em tại Làng trẻ em SOS TP.HCM.
Là những gen Z năng động, nhiệt huyết, các bạn trẻ trong câu lạc bộ này đã rất sáng tạo khi tự tay thiết kế những tờ “vé số” xinh xắn mang thông điệp “Một vé yêu thương”.
Trần Minh Duy, học sinh lớp 12, thành viên câu lạc bộ cho biết mất khoảng 2 tuần cho việc thiết kế và in ấn: “Trên mỗi tờ “vé số” sẽ có 4 số, chúng mình đã cố gắng tính toán xác suất để có thể tìm được 5 người may mắn nhất trúng giải.
Đặc biệt, trên tờ “vé số” sẽ có những hình ảnh mang nét đặc trưng của chúng mình, một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết với tinh thần cho đi là yêu thương còn mãi. Chúng mình mong rằng khi cầm trên tay tấm vé mọi người sẽ cảm nhận được thông điệp tích cực”, Minh Duy chia sẻ.
Sau 2 tuần, hơn 2.500 tờ “vé số cây nhà lá vườn” đã được các thành viên của câu lạc bộ bán cho các học sinh, thầy cô, những người thân xung quanh và đã thu về số tiền 25 triệu đồng. Nhóm đã trích ra số tiền 10 triệu đồng mua quà tặng, in ấn các sản phẩm để tạo không gian vui chơi, 15 triệu đồng còn lại trao học bổng cho học sinh tại Làng trẻ em SOS TP.HCM.
Ví Dụ Về Vẻ Đẹp Tâm Hồn Hay Nhất
Gần 4 năm qua, nhóm bạn trẻ ở TP.Cần Thơ tình nguyện giúp đỡ người đi đường và làm vệ sinh những đoạn đường bị đất đá rơi vãi góp phần đảm bảo an toàn giao thông.
Khi màn đêm dần buông xuống, dòng người hối hả trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả thì nhóm tình nguyện ở Cần Thơ lại chạy xe rảo khắp nẻo đường nội ô thành phố để làm các công việc tình nguyện. Nào là hỗ trợ xăng xe, vá vỏ xe… miễn phí cho người đi đường, rồi vệ sinh những con đường bị xe chở đất đá làm rơi vãi nhằm góp phần đảm bảo an toàn giao thông.
Anh Phạm Phúc (27 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, Cần Thơ), Trưởng nhóm tình nguyện, cho biết nhóm có 10 thành viên, tuổi đời từ 18 – 27, quê ở Cần Thơ và Vĩnh Long. Nhóm làm việc từ 20 giờ hôm trước đến 2 giờ sáng hôm sau trong bán kính 15 km.
Nhóm ra đời sau khi các thành viên gặp nhau trong những đợt hỗ trợ triều cường gây ngập ở TP.Cần Thơ vào khoảng 4 năm trước. Ban đầu chỉ 3 – 4 thành viên, dần dần việc làm và hình ảnh lan tỏa trên mạng xã hội nên thu hút thêm thành viên tham gia.
Hoạt động chủ yếu của nhóm là vệ sinh những cung đường bị rơi vãi đất đá hoặc triều cường dâng cao gây hư hỏng, chưa kịp dặm, vá; sửa xe chết máy do triều cường ngập; hỗ trợ xăng, vá xe, sửa xe miễn phí về đêm.
“Nhiều xe ben chở đất, đá quá tải gây rơi vãi trên đường gây nguy cơ mất an toàn giao thông. Đặc biệt, về đêm, đá mi rơi vãi trở thành bẫy tai nạn giao thông, nhẹ thì trầy xước thân thể, nặng phải nhập viện cấp cứu.
Chứng kiến thực tế như vậy nên nhóm thường chia nhau chạy kiểm tra các tuyến đường để kịp thời dọn dẹp, đảm bảo an toàn cho người dân khi đi ngang qua. Riêng việc hỗ trợ xăng, vá vỏ xe thì các thành viên trong nhóm xuất tiền túi đóng góp làm kinh phí”, anh Phúc cho biết.
Trong những ngày triều cường đạt đỉnh từ ngày 10 – 14.10 vừa qua, nhóm anh Phúc túc trực tại các điểm “nóng”, những tuyến đường ngập sâu để giúp đẩy xe và sửa xe cho người dân. Khi đó, mỗi ngày nhóm sửa miễn phí trên 100 chiếc xe bị chết máy.
Theo anh Phúc, số điện thoại của các thành viên nòng cốt trong nhóm trở thành số đường dây nóng và được đăng tải lên trang mạng xã hội của nhóm. Nhờ đó, người gặp sự cố giao thông có thể liên hệ để được hỗ trợ kịp thời.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Sống Đẹp Là Gì 💕 chi tiết
Dẫn Chứng Tấm Gương Về Vẻ Đẹp Tâm Hồn Chi Tiết
Câu chuyện vợ chồng anh Vũ Công Tuấn lại cùng nhau vi vu đi hết những nơi mà họ muốn đến và điểm mà họ để lại ấn tượng trong mắt mọi người xung quanh và lan tỏa khắp xã hội đó là ở bất cứ nào anh chị đến đều hành động làm sạch môi trường.
Anh chị từng chia sẻ “Dọn rác không phải là vấn đề khó nhưng khi dọn xong, làm sao để không phải dọn đi dọn lại mãi như vậy?, đó là trăn trở của đôi vợ chồng trẻ trong những lần vừa hưởng tuần trăng mật vừa làm sạch môi trường”.
Trong lần đi du lịch anh chị có ghé chơi ở con suối trong rừng Đà Lạt. Một số người đến đây cắm trại và xả rác ở đó, do hẻo lánh nên có lẽ cán bộ môi trường dọn không xuể. Khi thấy suối đẹp mà trên bờ nhiều rác anh chị đã kêu gọi bạn bè mình cùng làm sạch môi trường.
Dọn rác vừa vui vì khi đó nhìn quang cảnh thiên nhiên tươi đẹp sạch sẽ, vừa giúp chúng ta tập thể dục, gắn kết và có khoảng thời gian ý nghĩa bên nhau.
Đây là nghĩa cử cao đẹp, thói quen giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp. Khi chúng ta yêu thiên nhiên không có nghĩa là chỉ hưởng cái hay cái đẹp của thiên nhiên mà góp phần bảo vệ và giữ gìn. Chính vì vậy, lối sống đẹp cần phải duy trì và lan tỏa rộng rãi với tất cả mọi người để phát huy nếp sống đẹp như vợ chồng anh chị.
Dẫn Chứng Tấm Gương Về Vẻ Đẹp Tâm Hồn Nổi Bật
Nguyễn Thị Kim Anh, sinh viên Trường đại học Dân lập Thăng Long đến với lẽ sống “Mình vì mọi người” từ những câu chuyện giản dị.
Ðó là khi Kim Anh được đọc câu danh ngôn: Nếu bạn đem tặng người khác một nụ cười, thì bạn sẽ nhận được rất nhiều nụ cười. Hay lời tâm sự của một thanh niên tình nguyện cùng trường: Khi bạn tham gia hoạt động tình nguyện, bạn là một cây nến đang cháy, nhưng cây nến này không đủ thắp sáng một căn phòng. Tuy vậy, cây nến đó có thể “tiếp lửa” cho nhiều cây nến khác và lúc đó cả căn phòng sẽ sáng lên.
Những ý tưởng, câu chuyện đó đã thôi thúc Kim Anh đến với các hoạt động tình nguyện và chị mong muốn giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các làng trẻ. Kim Anh cho biết: Ðến với các em nhỏ bất hạnh, tôi nhận thấy hầu hết các em luôn mang trong mình mặc cảm rất lớn, không dễ dàng xóa bỏ.
Vì vậy, khi đến với các làng trẻ, chúng tôi luôn cố gắng tạo ra sự đồng cảm và sẻ chia cao nhất để có thể hòa mình với các em, tạo cho các em lòng tin và tình cảm trìu mến. Những khó khăn rồi cũng qua đi. Giờ đây, tôi đã là người chị của các em nhỏ bất hạnh và thật hạnh phúc khi luôn được các em đón chào với tình cảm chân thành, tha thiết.
Nữ sinh viên Hà Nội nhỏ nhắn này đã tổ chức và tích cực tham gia rất nhiều hoạt động gây quỹ ủng hộ các em nhỏ mồ côi và những em nhỏ bị ảnh hưởng chất độc da cam.
Kim Anh nói: Có một điều trước đây tôi không ngờ tới, đó là trong những ngày tháng sống, hoạt động cùng các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tôi đã cảm phục và học tập được ở chính các em mà mình chăm sóc ý chí vượt khó vươn lên. Hoàn cảnh, suy nghĩ và tinh thần của các em khiến tôi rất xúc động và từ đó tự hứa với mình phải sống tốt hơn, có ích hơn.
SCR.VN gợi ý 💧 Dẫn Chứng Về Sống Đẹp 💧 cụ thể
Dẫn Chứng Tấm Gương Về Vẻ Đẹp Tâm Hồn Trong Lịch Sử
Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1-2-1940 tại làng Thanh Quýt, nay là xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1956, Nguyễn Văn Trỗi một mình vào Sài Gòn sinh sống. Ở đây, anh vừa làm thuê để kiếm sống, vừa học nghề điện, sau đó trở thành công nhân Nhà máy điện Chợ Quán.
Năm 1963, Nguyễn Văn Trỗi gia nhập trở thành một chiến sỹ biệt động Sài Gòn. Bước vào đời hoạt động cách mạng, anh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Có lần anh đã ném lựu đạn làm chết và bị thương một số tên địch.
Biết tin phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Mắc Namara – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu sẽ đến Sài Gòn thị sát chiến trường vào tháng 5-1964, lực lượng của ta liền vạch kế hoạch tiêu diệt Mắc Namara.
Với tình yêu quê hương và lòng căm thù quân xâm lược sâu sắc nên mặc dù mới cưới vợ được hơn 10 ngày, Nguyễn Văn Trỗi vẫn xung phong nhận nhiệm vụ, cùng đồng đội tiến hành cài mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi, Thành phố Hồ Chí Minh) – nơi dự đoán là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mác Namara cùng phái đoàn Mỹ từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố Sài Gòn sẽ đi qua.
Tuy nhiên, khi Nguyễn Văn Trỗi cùng đồng đội mới đặt được quả mìn nặng 8 kg ở cạnh cầu Công Lý, đang chuẩn bị nốt một số công việc còn lại thì không may việc bị bại lộ, anh bị địch bắt.
Để đảm bảo an toàn hoạt động và tính mạng cho đồng đội, Nguyễn Văn Trỗi kiên quyết không khai mà còn nhận trách nhiệm về mình. Sau một thời gian giam giữ, tra tấn, kẻ thù đưa Nguyễn Văn Trỗi ra xử tại tòa, rồi kết án tử hình.
Không chỉ hành động bất chấp hy sinh tính mạng trong vụ cài mìn ở cầu Công Lý năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi còn thể hiện ý chí và niềm tin sắt đá đến giây phút bị xử tử. Anh không chấp nhận rửa tội mà còn khẳng định chính bọn Mỹ, ngụy mới là kẻ có tội, là thủ phạm gây ra cảnh xóm làng tan nát, cảnh lầm than chết chóc, cảnh con mất cha, vợ mất chồng.
Thời gian ở trong tù, đã chịu bao nhiêu cực hình tra tấn của địch, nhưng anh vẫn luôn luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, bảo vệ cơ sở cách mạng và tìm cách vượt ngục để được tiếp tục chiến đấu. Nhiều lần anh đã nói thẳng vào mặt kẻ thù: “Còn giặc Mỹ, không ai có hạnh phúc cả”. Câu nói ấy không chỉ gây xúc động trong tuổi trẻ và nhân dân ta mà cả tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Tuy biết trước sẽ bị tử hình nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời. Tại pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi rất bình thản, tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Khi địch bịt mắt anh, anh giật tấm băng đen rồi nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”.
Giới thiệu cùng bạn cách 🍀 Làm Chủ Bản Thân 🍀 hay nhất
Dẫn Chứng Tấm Gương Về Vẻ Đẹp Tâm Hồn Trong Cuộc Sống
Anh Lê Thế Duyệt, sinh năm 1988, ở phường Đại Yên, TP Hạ Long (Quảng Ninh), Chủ nhiệm Câu lạc bộ ngân hàng máu sống, ngân hàng tiểu cầu tỉnh Quảng Ninh là một trong những tấm gương điển hình của phong trào hiến máu tình nguyện.
Mặc dù là người khiếm thính, làm nhân viên của một khách sạn ở Khu du lịch Tuần Châu (Quảng Ninh), cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng anh Duyệt rất tích cực trong các hoạt động tình nguyện. Trong 5 năm (2015 – 2020), anh đã 18 lần hiến máu tình nguyện, trong đó tám lần trực tiếp hiến máu để cứu người bệnh trong tình trạng nguy cấp.
Năm 2015, anh Duyệt thành lập Câu lạc bộ ngân hàng máu sống để giúp những người bệnh cần truyền máu. Ban đầu câu lạc bộ chỉ có năm thành viên, đến nay đã có hơn 100 thành viên và hơn 2.000 cộng tác viên. Các thành viên trong câu lạc bộ đều hoạt động tích cực, luôn sẵn sàng lên đường đi hiến máu khi người bệnh cần, không kể ngày đêm.
Trong 5 năm, anh Duyệt cùng các thành viên câu lạc bộ đã vận động hiến được hơn 4.000 đơn vị máu, 3.000 đơn vị tiểu cầu. Thời gian qua, do tình hình dịch Covid-19 hạn chế tập trung đông người, anh cùng các thành viên đã vận động mọi người trực tiếp hiến tại các bệnh viện hơn 1.000 đơn vị máu, kịp thời giúp những bệnh nhân cần máu.
Dẫn Chứng Tấm Gương Về Vẻ Đẹp Tâm Hồn Đáng Ngưỡng Mộ
Câu chuyện tương truyền rằng Lê Hữu Trác là 1 vị lương y với y thuật cực giỏi đã cứu sống hàng trăm người.Một hôm có cậu bé con của một hộ làng chài nghèo. Bị mắc bệnh đậu mùa rất nặng.Lại không biết cách vệ sinh nên những nốt đậu mùa sinh ra lở loét người bốc lên mùi xú uế. Đi khám tại nhiều nơi yêu cầu phải bỏ quần áo bốc mùi của cậu bé ra, và nhét bông vào lỗ mũi để không ngửi thấy mùi khó chịu từ căn bệnh của cậu bé.
Thế nhưng đối với một vị thần y ông quan niệm rằng,khi có khoảng cách với bệnh nhân sẽ không thể hiểu được những gì họ phải chịu. Từ đó sẽ không điều trị hiệu quả được. Thế nên ông vẫn đi lại thăm khám bình thường, bốc thuốc chữa bệnh ròng rã hàng tháng trời. Đến khi cậu bé khỏi bệnh, không những ông không nhận một đồng thù lao nào mà còn cho gia đình cậu bé gạo, củi, dầu, đèn…
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Tử Tế Là Gì 🍃 hay nhất
Dẫn Chứng Về Nuôi Dưỡng Vẻ Đẹp Tâm Hồn Ngắn Gọn
Chàng trai Nguyễn Xuân Bằng đã lặng lẽ nhận nuôi các em nhỏ hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, có đam mê thể thao và huấn luyện các em trở thành võ sĩ. Chàng trai Nguyễn Xuân Bằng (29 tuổi), ngụ phường Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM, một huấn luyện viên môn KickBoxing, Muay Thái. Xuân Bằng đang là người cha, người thầy của 13 đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
Các em nhỏ được Bằng nhận nuôi và huấn luyện đã đạt nhiều thành tích đáng nể như huy chương vàng Muay trẻ TP.HCM, huy chương bạc kick boxing trẻ toàn quốc, huy chương bạc Muay Thái trẻ toàn quốc. Trong tổng số 23 em đang ở với Bằng, có 2 em đang là thành viên của đội tuyển Muay Thái tỉnh Bình Dương.
“Cách đây khoảng 10 năm, trong một lần đi làm về khuya, phòng trọ đã đóng cửa, không có tiền thuê khách sạn, mình phải ra công viên tìm ghế đá ngủ. Mình đang nằm thì có mấy đứa nhỏ bán vé số lại nói với mình là chỗ này của tụi em ngủ, kêu mình đi chỗ khác ngủ. Sáng hôm sau, về nhà mình nghĩ nếu sau này có điều kiện thì mình sẽ làm việc gì đó giúp các em lang thang, cơ nhỡ, hoàn cảnh khó khăn”, Xuân Bằng nhớ lại.
Năm 2011, Xuân Bằng rời quê ở huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) lên TP.HCM học đại học ngành báo chí tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, bắt đầu hành trình thực hiện ước mơ trở thành nhà báo. Tuy nhiên, học hết học kì 1 của năm nhất, gia đình có biến cố, Bằng sợ ba mẹ không lo nổi chi phí học tập nên anh phải nghỉ học.
Rời giảng đường, Bằng xin đi học đầu bếp để vừa học, vừa làm có tiền trang trải cuộc sống. Học đầu bếp được một thời gian, chàng trai cảm thấy không gắn bó được với nghề, anh chuyển sang theo đuổi võ thuật.
“Từ năm 6 tuổi, mình đã tiếp xúc và học võ cổ truyền Việt Nam. Sau khi nghỉ nghề đầu bếp, mình quay trở lại học võ. Tuy vậy, thân hình mình nhỏ con, thi đấu sẽ không bằng đối thủ. Được sự hướng dẫn của các anh võ sĩ Muay Thái là Trần Thành Ý và Nguyễn Phú Hiển nên mình bắt đầu học huấn luyện Kickboxing và Muay Thái”, chàng trai Xuân Bằng nói.
Nhờ sự siêng năng, chăm chỉ học hỏi ở các anh trong làng võ thuật Việt Nam cũng như đi học tập ở Thái Lan, Bằng có thể đứng lớp huấn luyện cho các em nhỏ, vận động viên. Và từ đây, chàng trai trẻ từng bước thực hiện công việc giúp lại những đứa trẻ khó khăn như anh từng ao ước.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Tình Yêu Thương 💕 là gì, biểu hiện
Dẫn Chứng Về Nuôi Dưỡng Vẻ Đẹp Tâm Hồn Chọn Lọc
Đóa hoa hướng dương Lê Thanh Thúy, tuy mắc bệnh ung thư xương khi mới 16 tuổi nhưng Thúy lại là một tấm gương về nghị lực sống phi thường. Từ nỗi đau cũng mình, Thúy dễ dàng đồng cảm với sự đau đớn của các bệnh nhi bị bệnh ung thư và đã có ý tưởng được cùng với mọi người chăm sóc các bé, giúp các em xoa dịu bớt những nỗi đau về thể xác.
Ý tưởng ấy đã được mọi người hưởng ứng và chương trình “Ước mơ của Thúy” đã ra đời với mục đích chăm sóc, hỗ trợ cho các bệnh nhi ung thư và được duy trì tốt đẹp cho đến ngày nay do báo Tuổi trẻ thực hiện. Giờ đây, tuy Thúy đã mất nhưng mọi người ở Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM vẫn luôn nhớ mãi hình ảnh một cô bé nhỏ nhắn chống gậy đi khắp các giường bệnh để động viên các bé đáng bị bệnh giống mình.
Dẫn Chứng Về Nuôi Dưỡng Vẻ Đẹp Tâm Hồn Ấn Tượng
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Điểu (77 tuổi, Vĩnh Long) người đã được tôn vinh “Sống đẹp” trong “Lễ trao Giải thưởng KOVA” lần thứ 17 năm 2019. Bà là người thành lập cơ sở phục hồi chức năng, điều trị miễn phí cho gần 5.000 trẻ bại não. Từ năm 2004, sau khi về hưu, bà đem toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình thành lập “Cơ sở phục hồi chức năng trẻ bại não Ngọc Điểu”.
Thời gian đầu khó khăn và thiếu thốn nên cơ sở chỉ hỗ trợ được 5 – 10 người/ngày, đến nay cơ sở đã tiếp nhận điều trị miễn phí cho gần 7.000 người; trong đó có hơn 5.000 trẻ bại não, nhiễm chất độc da cam và gần 1.000 người lớn. Bà đã điều trị cho bệnh nhân bằng cả tình thương, lòng nhân ái.
Nhân dân nơi đây gọi bà với cái tên đầy yêu mến “Bà ngoại”. Bà tâm niệm: “…Tôi chỉ mong muốn đem niềm vui cho các em và xoa dịu đi phần nào nỗi đau của gia đình, góp phần nhỏ công sức của mình để giảm đi gánh nặng cho xã hội”.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Dẫn Chứng Về Tình Yêu Thương 🍀 chi tiết
Dẫn Chứng Về Nuôi Dưỡng Vẻ Đẹp Tâm Hồn Đặc Sắc
Một tâm hồn luôn chứa đứng nhiều phẩm chất cao đẹp đáng ngợi ca. Người có vẻ đẹp tâm hồn luôn được mọi người yêu quý và kết bạn. Thực tế trong cuộc sống cho thấy, mỗi người có cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn khác nhau, không ai giống ai. Người thì không ngừng tôi luyện bản thân, người thì lại hòa mình với thiên nhiên, với cuộc sống để cảm nhận nó bằng tất cả các giác quan.
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn sống hòa hợp với thiên nhiên. Có lẽ bởi vậy mà Bác luôn yêu nó thậm chí coi nó là tri kỉ. Cũng nhờ nó mà tâm hồn Người lúc nào cũng yêu đời, vui tươi. Thật vậy, nếu bạn có tâm hồn đẹp, hẳn bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này đáng sống biết bao và ngược lại. Không có tâm hồn tươi đẹp, bạn sẽ chẳng khác nào một con người chỉ biết giam cầm mình trong căn nhà có bốn bức tường.
Hơn thế nữa, chính nó sẽ biến bạn thành kẻ có tâm hồn hẹp hòi, ích kỷ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng tâm hồn trở nên phong phú bằng nhiều cách khác nhau. Có như vậy, bạn mới yêu cuộc sống và chiêm ngưỡng, tận hưởng nó một cách trọn vẹn nhất.
Gửi đến bạn thông tin 💕 Dẫn Chứng Về Lòng Nhân Ái 💕 ý nghĩa
Những Người Có Tâm Hồn Đẹp
Mẫu 1
Câu chuyện đầy cảm động kể về ông Bùi Công Hiệp (P.Long Phước, Q.9, TP.HCM) , ông Hiệp cho biết, 10 năm trước, sau khi về hưu, ông tích lũy được một số tiền để mua một khu đất rộng hơn 2.500 m2 ở quận 9 để thực hiện ước nguyện xây một căn nhà bé bé để hai vợ chồng về nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, chứng kiến cảnh các em bé không có mái ấm, ông Hiệp bàn với vợ thay vì xây nhà cho mình thì xây căn nhà 3 tầng để làm mái ấm cho các trẻ em mồ côi nương tựa.
Để cho các con có mái ấm chính thức, năm 2010, ông Hiệp đã lên UBND quận 9 xin phép mở mái ấm có tên “Thiên Thần”. Từ năm đó đến nay, vợ chồng ông đã đưa nhiều trẻ mồ côi về chăm sóc, nuôi dưỡng, với số lượng đã lên đến hơn 100 cháu bé mồ côi. Trong đó, bé nhỏ nhất mới vài ngày tuổi và bé lớn nhất mới 8 tuổi.
Mái ấm có 10 bảo mẫu được ông Hiệp thuê thay phiên chăm sóc trẻ. Nhưng những việc như nấu ăn, đưa đón các con đi học mỗi ngày, lo cho các con ngủ mỗi trưa, mỗi tối đều do ông Hiệp tự tay làm.
Ngoài mong muốn các con khỏe mạnh, ông Hiệp cũng quan tâm việc khi lớn lên, ra khỏi mái ấm các con phải biết bơi lội và đặc biệt là ngoại ngữ, tin học. Điều đặc biệt hơn, năm 2019, ông đã làm giấy trao tặng 2.500m2 đất và căn nhà 3 tầng trị giá hơn 100 tỷ đồng để làm mái ấm cho trẻ mồ côi.
Với tấm lòng cao cả mà thầm lặng đó, ông được bà con lối xóm ví như “ông Bụt” trong đời thường.
Mẫu 2
Câu chuyện đầy cảm động kể về ông Bùi Công Hiệp (P.Long Phước, Q.9, TP.HCM) , ông Hiệp cho biết, 10 năm trước, sau khi về hưu, ông tích lũy được một số tiền để mua một khu đất rộng hơn 2.500 m2 ở quận 9 để thực hiện ước nguyện xây một căn nhà bé bé để hai vợ chồng về nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, chứng kiến cảnh các em bé không có mái ấm, ông Hiệp bàn với vợ thay vì xây nhà cho mình thì xây căn nhà 3 tầng để làm mái ấm cho các trẻ em mồ côi nương tựa.
Để cho các con có mái ấm chính thức, năm 2010, ông Hiệp đã lên UBND quận 9 xin phép mở mái ấm có tên “Thiên Thần”. Từ năm đó đến nay, vợ chồng ông đã đưa nhiều trẻ mồ côi về chăm sóc, nuôi dưỡng, với số lượng đã lên đến hơn 100 cháu bé mồ côi. Trong đó, bé nhỏ nhất mới vài ngày tuổi và bé lớn nhất mới 8 tuổi.
Mái ấm có 10 bảo mẫu được ông Hiệp thuê thay phiên chăm sóc trẻ. Nhưng những việc như nấu ăn, đưa đón các con đi học mỗi ngày, lo cho các con ngủ mỗi trưa, mỗi tối đều do ông Hiệp tự tay làm.
Ngoài mong muốn các con khỏe mạnh, ông Hiệp cũng quan tâm việc khi lớn lên, ra khỏi mái ấm các con phải biết bơi lội và đặc biệt là ngoại ngữ, tin học. Điều đặc biệt hơn, năm 2019, ông đã làm giấy trao tặng 2.500m2 đất và căn nhà 3 tầng trị giá hơn 100 tỷ đồng để làm mái ấm cho trẻ mồ côi.
Với tấm lòng cao cả mà thầm lặng đó, ông được bà con lối xóm ví như “ông Bụt” trong đời thường.
Tìm đọc thêm 💧 Khoan Dung Là Gì 💧 ý nghĩa, biểu hiện