Sống Đẹp Là Gì, Biểu Hiện, Ý Nghĩa ❤️️ 15+ Dẫn Chứng Về Sống Đẹp ✅ Khám Phá Ngay Những Thông Tin Hay Mang Đến Nhiều Giá Trị Trong Cuộc Sống.
Sống Đẹp Là Gì
Hiện nay, sống đẹp được xem là một tuyên ngôn sống hoàn hảo, lý tưởng trong xã hội hiện nay. Vậy bạn đã hiểu hết được khái niệm Sống Đẹp Là Gì hay chưa, hãy cùng tham khảo những thông tin chi tiết dưới đây nhé!
- Đầu tiên, sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.
- Là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa
- Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ.
- Cuối cùng, sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Chia sẻ 🌼 Nghị Luận Về Sống Đẹp 🌼 ý nghĩa
Lối Sống Đẹp Là Gì
Lối Sống Đẹp Là Gì? Là một lối sống xuất phát từ lòng nhân ái, biết yêu thương, quý trọng bản thân mình và biết quan tâm, gắn bó, đồng cảm, bao dung, vị tha với mọi người xung quanh, không phân biệt màu da, giới tính hay địa vị xã hội.
Tặng bạn 👉 15+ Mẫu Dẫn Chứng Về Kỹ Năng Sống
Ý Nghĩa Của Sống Đẹp
Hãy cùng tham khảo thêm thông tin chia sẻ về Ý Nghĩa Của Sống Đẹp dưới đây nhé!
- Trước hết, người sống đẹp sẽ được mọi người trong xã hội yêu quý, được tôn trọng, ngưỡng mộ, thành công hơn trong cuộc sống.
- Giúp xã hội ngày càng văn minh và phát triển hơn, giảm thiểu những tệ nạn, những vấn đề khiến dư luận phải đau đầu.
- Một người sống đẹp sẽ là tấm gương sáng cho con cháu noi theo, dù khi đã về với cát bụi cũng được mọi người nhắc đến với tấm lòng ngưỡng mộ và trân trọng.
- Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữa người nữa.
SCR.VN tặng bạn 💧 Dẫn Chứng Về Sống Đẹp 💧 cụ thể
Những Biểu Hiện Của Sống Đẹp
Xem thêm Những Biểu Hiện Của Sống Đẹp được chia sẻ chi tiết sau đây.
- Sống khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh
- Sống đúng với lương tâm của mình, không đi ngược đạo lí làm người
- Sống tự lập, có ích cho xã hội.
- Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.
- Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.
- Sống hiếu nghĩa với người thân.
- Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.
- Dũng cảm, sống lạc quan, giàu ý chí. nghị lực.
- Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.
Làm Thế Nào Để Sống Đẹp
Làm Thế Nào Để Sống Đẹp? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc quan tâm đến. Hãy cùng SCR.VN đi tìm câu trả lời ngay dưới đây:
- Học cách tha thứ cho những người khiến ta buồn, tổn thương. Và không nên vội đánh giá hay lên án người khác vì mỗi người đều có hoàn cảnh sống khác nhau.
- Đừng cho bản thân luôn luôn đúng, nên biết hạ “cái tôi” xuống để lắng nghe.
- Đừng quên theo đuổi đam mê, mục tiêu riêng của bản thân, bên cạnh đó càng không nên ganh đua, đố kỵ và so sánh bản thân với người khác.
- Ngoài ra, không chỉ làm việc, bạn cũng cần dành thời gian để nghỉ ngơi, làm những việc bản thân yêu thích. Tham gia các hoạt động ngoài trời kết nối với con người cũng như môi trường thiên nhiên.
Giới thiệu cùng bạn cách 🍀 Làm Chủ Bản Thân 🍀 hay nhất
15 Dẫn Chứng Về Sống Đẹp Tiêu Biểu
Danh sách 15 Dẫn Chứng Về Sống Đẹp Tiêu Biểu được SCR.VN tổng hợp dưới đây. Mời bạn tham khảo ngay nhé!
Tấm Gương Về Sống Đẹp Nổi Tiếng – Mẫu 1
Với suy nghĩ “sống là phải cho đi”, hàng chục năm qua, thầy Lê Hoài Nam (SN 1984 – Giáo viên Trường THCS Liên Hương, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) đã tình nguyện hiến những giọt máu của mình để hỗ trợ cứu bệnh nhân. Thầy Nam tham gia hiến máu từ ngày còn là sinh viên trường Đại học Vinh (Nghệ An). Việc làm này trở thành thói quen khi hầu như năm nào thầy cũng có 1-2 đi hiến máu, thậm chí có những năm đi hiến máu đến 8 lần.
“Dù cho máu nhiều nhưng tôi thấy mỗi lần đi hiến về mình lại khoẻ và vui vẻ hơn. Không ít lần người thân trong gia đình ngăn cản nhưng tôi nghĩ mình đang còn trẻ, còn sức khoẻ nên phải biết cho đi”, thầy Nam chia sẻ.
Vốn sinh ra ở miền quê nghèo ở huyện Đức Thọ, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Vinh (Nghệ An), thầy Nam được phân công giảng dạy tại các điểm trường học vùng núi ở Hà Tĩnh.
Đến nay thầy đã có thâm niên 15 năm trong ngành giáo nhưng đã có tới 49 lần tham gia hiến máu. Không chỉ hiến máu tại các cuộc vận động mà nhiều lần thầy Nam đã hiến máu trực tiếp cứu bệnh nhân nguy kịch. Đến nay thầy đã có 18 lần hiến máu trực tiếp cứu người.
Thầy Nam chia sẻ, lần hiến máu đầu tiên khi đang học năm đầu nhất Đại học Vinh. Lúc đó nam giáo viên là đội trưởng đội cờ đỏ nên luôn xung phong cùng tham gia hiến máu. “Sau khi ra trường về đi dạy tôi đi hiến máu nhiều hơn. Có những lần hiến máu trực tiếp phải giấu cả gia đình đi ngay trong đêm. Giờ nghĩ lại những kỷ niệm đó vẫn còn rưng rưng”, thầy Nam nhớ lại.
Trong những lần đi hiến máu, thầy Nam vẫn nhớ như in câu chuyện về mùa Đông vào 11 năm về trước. Hôm đó đang đến chăm vợ vừa sinh con trai tại bệnh viện thì nhận tin có người bị tai nạn giao thông đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Lĩnh trong tình trạng nguy kịch cần truyền máu gấp.
Lúc này thầy nhanh chóng đến phòng khám rồi trực tiếp hiến máu cứu bệnh nhân. “Nhưng điều đáng tiếc là do vết thương quá nặng, bệnh nhân đã không qua khỏi sau một ngày điều trị tại bệnh viện”, thầy Nam tâm sự.
Và tiếp tục vào mùa đông năm 2013, thầy Nam trực tiếp tham gia hiến máu cứu thai phụ bị băng huyết. Điều may mắn là nhờ những giọt máu kịp thời của thầy Nam sản phụ đã vượt qua cơn nguy kịch và sức khoẻ ổn định.
“Lúc đó khoảng 1h sáng những ngày giáp Tết năm 2013, trời mưa, lạnh nhưng tôi vẫn dậy và chạy xe máy hơn chục km để đến hiến máu cứu sản phụ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ. Khi hiến máu xong, thai phụ ổn định người nhà chạy đến ôm lấy tôi và cảm ơn. Lúc đó lòng tôi hạnh phúc vì mình đã làm được việc có ý nghĩa”, thầy Nam chia sẻ.
Thầy Nam luôn nghĩ sức khỏe, sinh mệnh con người là vốn quý nhất. Vì vậy việc cứu người qua khỏi cơn thập tử nhất sinh là việc vô cùng quan trọng, cần làm gấp nên ngay từ lúc còn trẻ đã luôn ý thước với mong muốn được cống hiến cho xã hội.
Câu Chuyện Về Sống Đẹp Ngắn – Mẫu 2
Với mong muốn san sẻ cho những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống, những học sinh trong câu lạc bộ truyền thông sự kiện của Trường Hội nhập quốc tế Bamboo đã tự thiết kế những tờ “vé số”, chia nhau đi bán để gây quỹ trao quà, học bổng cho trẻ em tại Làng trẻ em SOS TP.HCM.
Là những gen Z năng động, nhiệt huyết, các bạn trẻ trong câu lạc bộ này đã rất sáng tạo khi tự tay thiết kế những tờ “vé số” xinh xắn mang thông điệp “Một vé yêu thương”.
Trần Minh Duy, học sinh lớp 12, thành viên câu lạc bộ cho biết mất khoảng 2 tuần cho việc thiết kế và in ấn: “Trên mỗi tờ “vé số” sẽ có 4 số, chúng mình đã cố gắng tính toán xác suất để có thể tìm được 5 người may mắn nhất trúng giải.
Đặc biệt, trên tờ “vé số” sẽ có những hình ảnh mang nét đặc trưng của chúng mình, một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết với tinh thần cho đi là yêu thương còn mãi. Chúng mình mong rằng khi cầm trên tay tấm vé mọi người sẽ cảm nhận được thông điệp tích cực”, Minh Duy chia sẻ.
Sau 2 tuần, hơn 2.500 tờ “vé số cây nhà lá vườn” đã được các thành viên của câu lạc bộ bán cho các học sinh, thầy cô, những người thân xung quanh và đã thu về số tiền 25 triệu đồng. Nhóm đã trích ra số tiền 10 triệu đồng mua quà tặng, in ấn các sản phẩm để tạo không gian vui chơi, 15 triệu đồng còn lại trao học bổng cho học sinh tại Làng trẻ em SOS TP.HCM.
Bài Học Về Sống Đẹp Ý Nghĩa – Mẫu 3
Tết là lúc người người mong đợi để trở về nhà sum họp. Nhưng có một người đàn ông lầm lũi dưới cái nắng gắt cùng chiếc xe đạp cũ, cục nam châm. Anh Nguyễn Văn Thành (quê Tây Ninh) dịp tết 2019 vẫn đi dọc quốc lộ 1, đoạn qua quận 12, Bình Tân, huyện Hóc Môn… để thu những mảnh đinh sắc nhọn nằm trên đường.
Những ngày rong ruổi nhặt ve chai trên quốc lộ, thấy nhiều người bị dính đinh té xe trầy trụa, có người thiệt mạng, anh kiêm luôn việc thu gom đinh bẫy người đi đường. Dịp Tết, có ngày anh Thành thu được hơn nửa ký đinh.
Chọn về quê ăn Tết nhưng nghĩ đây cũng là dịp “đinh tặc” hoành hành nhiều, anh canh cánh trong lòng lại khăn gói lên Sài Gòn ra đường hút đinh. Đã nhiều mùa Tết trôi qua, anh chọn ở lại hút đinh rồi qua tết mới về thăm nhà.
Anh Nguyễn Văn Thành nhặt đinh trên quốc lộ để không có người gặp tai nạn.
Ví Dụ Về Sống Đẹp Hay Nhất – Mẫu 4
Gần 4 năm qua, nhóm bạn trẻ ở TP.Cần Thơ tình nguyện giúp đỡ người đi đường và làm vệ sinh những đoạn đường bị đất đá rơi vãi góp phần đảm bảo an toàn giao thông.
Khi màn đêm dần buông xuống, dòng người hối hả trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả thì nhóm tình nguyện ở Cần Thơ lại chạy xe rảo khắp nẻo đường nội ô thành phố để làm các công việc tình nguyện. Nào là hỗ trợ xăng xe, vá vỏ xe… miễn phí cho người đi đường, rồi vệ sinh những con đường bị xe chở đất đá làm rơi vãi nhằm góp phần đảm bảo an toàn giao thông.
Anh Phạm Phúc (27 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, Cần Thơ), Trưởng nhóm tình nguyện, cho biết nhóm có 10 thành viên, tuổi đời từ 18 – 27, quê ở Cần Thơ và Vĩnh Long. Nhóm làm việc từ 20 giờ hôm trước đến 2 giờ sáng hôm sau trong bán kính 15 km.
Nhóm ra đời sau khi các thành viên gặp nhau trong những đợt hỗ trợ triều cường gây ngập ở TP.Cần Thơ vào khoảng 4 năm trước. Ban đầu chỉ 3 – 4 thành viên, dần dần việc làm và hình ảnh lan tỏa trên mạng xã hội nên thu hút thêm thành viên tham gia.
Hoạt động chủ yếu của nhóm là vệ sinh những cung đường bị rơi vãi đất đá hoặc triều cường dâng cao gây hư hỏng, chưa kịp dặm, vá; sửa xe chết máy do triều cường ngập; hỗ trợ xăng, vá xe, sửa xe miễn phí về đêm.
“Nhiều xe ben chở đất, đá quá tải gây rơi vãi trên đường gây nguy cơ mất an toàn giao thông. Đặc biệt, về đêm, đá mi rơi vãi trở thành bẫy tai nạn giao thông, nhẹ thì trầy xước thân thể, nặng phải nhập viện cấp cứu.
Chứng kiến thực tế như vậy nên nhóm thường chia nhau chạy kiểm tra các tuyến đường để kịp thời dọn dẹp, đảm bảo an toàn cho người dân khi đi ngang qua. Riêng việc hỗ trợ xăng, vá vỏ xe thì các thành viên trong nhóm xuất tiền túi đóng góp làm kinh phí”, anh Phúc cho biết.
Trong những ngày triều cường đạt đỉnh từ ngày 10 – 14.10 vừa qua, nhóm anh Phúc túc trực tại các điểm “nóng”, những tuyến đường ngập sâu để giúp đẩy xe và sửa xe cho người dân. Khi đó, mỗi ngày nhóm sửa miễn phí trên 100 chiếc xe bị chết máy.
Theo anh Phúc, số điện thoại của các thành viên nòng cốt trong nhóm trở thành số đường dây nóng và được đăng tải lên trang mạng xã hội của nhóm. Nhờ đó, người gặp sự cố giao thông có thể liên hệ để được hỗ trợ kịp thời.
Ví Dụ Về Sống Đẹp Tiêu Biểu – Mẫu 5
Chàng trai Nguyễn Xuân Bằng đã lặng lẽ nhận nuôi các em nhỏ hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, có đam mê thể thao và huấn luyện các em trở thành võ sĩ. Chàng trai Nguyễn Xuân Bằng (29 tuổi), ngụ phường Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM, một huấn luyện viên môn KickBoxing, Muay Thái. Xuân Bằng đang là người cha, người thầy của 13 đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
Các em nhỏ được Bằng nhận nuôi và huấn luyện đã đạt nhiều thành tích đáng nể như huy chương vàng Muay trẻ TP.HCM, huy chương bạc kick boxing trẻ toàn quốc, huy chương bạc Muay Thái trẻ toàn quốc. Trong tổng số 23 em đang ở với Bằng, có 2 em đang là thành viên của đội tuyển Muay Thái tỉnh Bình Dương.
“Cách đây khoảng 10 năm, trong một lần đi làm về khuya, phòng trọ đã đóng cửa, không có tiền thuê khách sạn, mình phải ra công viên tìm ghế đá ngủ. Mình đang nằm thì có mấy đứa nhỏ bán vé số lại nói với mình là chỗ này của tụi em ngủ, kêu mình đi chỗ khác ngủ. Sáng hôm sau, về nhà mình nghĩ nếu sau này có điều kiện thì mình sẽ làm việc gì đó giúp các em lang thang, cơ nhỡ, hoàn cảnh khó khăn”, Xuân Bằng nhớ lại.
Năm 2011, Xuân Bằng rời quê ở huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) lên TP.HCM học đại học ngành báo chí tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, bắt đầu hành trình thực hiện ước mơ trở thành nhà báo. Tuy nhiên, học hết học kì 1 của năm nhất, gia đình có biến cố, Bằng sợ ba mẹ không lo nổi chi phí học tập nên anh phải nghỉ học.
Rời giảng đường, Bằng xin đi học đầu bếp để vừa học, vừa làm có tiền trang trải cuộc sống. Học đầu bếp được một thời gian, chàng trai cảm thấy không gắn bó được với nghề, anh chuyển sang theo đuổi võ thuật.
“Từ năm 6 tuổi, mình đã tiếp xúc và học võ cổ truyền Việt Nam. Sau khi nghỉ nghề đầu bếp, mình quay trở lại học võ. Tuy vậy, thân hình mình nhỏ con, thi đấu sẽ không bằng đối thủ. Được sự hướng dẫn của các anh võ sĩ Muay Thái là Trần Thành Ý và Nguyễn Phú Hiển nên mình bắt đầu học huấn luyện Kickboxing và Muay Thái”, chàng trai Xuân Bằng nói.
Nhờ sự siêng năng, chăm chỉ học hỏi ở các anh trong làng võ thuật Việt Nam cũng như đi học tập ở Thái Lan, Bằng có thể đứng lớp huấn luyện cho các em nhỏ, vận động viên. Và từ đây, chàng trai trẻ từng bước thực hiện công việc giúp lại những đứa trẻ khó khăn như anh từng ao ước.
Xem thêm 🍃 Tử Tế Là Gì 🍃 hay nhất
Dẫn Chứng Về Sống Đẹp Trong Văn Học – Mẫu 6
Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên cũng là một người có lối sống đẹp. Anh dám từ bỏ tất cả để lên đỉnh núi Yên Sơn làm việc một mình. Con người ấy mới đẹp làm sao. Rồi anh ở đó, ngày ngày trồng hoa, nuôi gà, tự lo cho cuộc sống của mình. Anh ở đó đọc sách để tự bồi đắp tâm hồn mình.
Anh ở đó để tự nghiên cứu. Anh ở đó để khiêm nhường trước yêu cầu vẽ của bác họa sĩ vì anh thấy còn nhiều người đẹp hơn mình, đó không đơn giản chỉ là sự khiêm nhường mà suy rộng ra còn là khát khao muốn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Đó chẳng phải là sống đẹp hay sao?
Dẫn Chứng Về Sống Đẹp Sống Có Ích – Mẫu 7
Câu chuyện vợ chồng anh Vũ Công Tuấn lại cùng nhau vi vu đi hết những nơi mà họ muốn đến và điểm mà họ để lại ấn tượng trong mắt mọi người xung quanh và lan tỏa khắp xã hội đó là ở bất cứ nào anh chị đến đều hành động làm sạch môi trường.
Anh chị từng chia sẻ “Dọn rác không phải là vấn đề khó nhưng khi dọn xong, làm sao để không phải dọn đi dọn lại mãi như vậy?, đó là trăn trở của đôi vợ chồng trẻ trong những lần vừa hưởng tuần trăng mật vừa làm sạch môi trường”.
Trong lần đi du lịch anh chị có ghé chơi ở con suối trong rừng Đà Lạt. Một số người đến đây cắm trại và xả rác ở đó, do hẻo lánh nên có lẽ cán bộ môi trường dọn không xuể. Khi thấy suối đẹp mà trên bờ nhiều rác anh chị đã kêu gọi bạn bè mình cùng làm sạch môi trường.
Dọn rác vừa vui vì khi đó nhìn quang cảnh thiên nhiên tươi đẹp sạch sẽ, vừa giúp chúng ta tập thể dục, gắn kết và có khoảng thời gian ý nghĩa bên nhau.
Đây là nghĩa cử cao đẹp, thói quen giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp. Khi chúng ta yêu thiên nhiên không có nghĩa là chỉ hưởng cái hay cái đẹp của thiên nhiên mà góp phần bảo vệ và giữ gìn. Chính vì vậy, lối sống đẹp cần phải duy trì và lan tỏa rộng rãi với tất cả mọi người để phát huy nếp sống đẹp như vợ chồng anh chị.
Dẫn Chứng Về Khát Vọng Sống Đẹp – Mẫu 8
Đặng Trần Thuỷ Tiên: sinh viên trường Đại học Ngoại thương; mặc dù mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác nhưng cô gái vẫn luôn tươi cười xinh đẹp với lối suy nghĩ tích cực, đối mặt với tử thần để giành lại sự sống cho bản thân.. Khát vọng được sống là chính mình đã thôi thúc Tiên có sức mạnh và nghị lực để chiến đâu với căn bệnh.
Dẫn Chứng Về Lí Tưởng Sống Cao Đẹp – Mẫu 9
Tấm gương của em học sinh nghèo vượt khó để học và học rất giỏi Nguyễn Vũ Hoàng – Trường THPT Bố Trạch -Quảng Bình. Em có thể quá xa tôi về khoảng cách địa lí, cảm thấy em rất gần và có nhiều điều để cho tôi học tập.
Sinh ra trong một gia đình nghèo trên mảnh đất khô cằn bởi khí hậu và bom đạn, tưởng rằng như thế cũng đã là thử thách dành cho Hoàng, nhưng không, mẹ Hoàng lại còn bị bệnh hiểm nghèo, bố là thương binh, sức khoẻ yếu. Trong hoàn cảnh đó em đã biết vượt lên số phận để vừa lao động mưu sinh vừa học tập.
Niềm khát khao được học tập của em đã làm cho bà ngoại của em có một hành động rất đáng nhớ, đó là hàng ngày đi cắt lúa mót, vừa là để ăn, vừa là để bán, bởi mùa nào thì thức đó, bà đều đặn để vào hũ tiết kiệm tiền cho Hoàng đi học: 1.000 đồng. Điều tôi học được từ Hoàng đó chính là ý chí phấn đấu không mệt mỏi của em.
Không cam chịu, không đầu hàng số phận, không buông xuôi bản thân mình, em đã cố gắng và đã là học sinh giỏi trong 12 năm liền và hơn thế em đã là người vinh dự đội vòng nguyệt quế của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” với một phần thưởng vô cùng lớn lao đó là được đi du học nước ngoài.
“Sống đẹp” phải chăng nó cũng giống như lí tưởng và ước mơ, bao giờ nó cũng đi đôi với nhau. Bởi chỉ sống đẹp, có ước mơ không thôi thì sẽ dễ sản sinh ra một lớp người chỉ thích hưởng thụ, dễ lầm lạc và dễ sa ngã.
Còn sống chỉ có lí tưởng thì con người dễ bi quan, dễ chao đảo khi có cái gì đó không như họ muốn, họ nghĩ vậy thì chẳng khác nào sống có ích, có lí tưởng là cái gì đó thật cao quý, tốt đẹp mà mình mơ ước và hướng tới, coi đó là mục đích phải thực hiện được, dẫu phải trải qua những khó khăn gian khổ.
Có những lúc, chính cái “Sống đẹp” mà mình đang kiên trì hướng tới lại là cái tạo cho mình sức mạnh để vượt qua khó khăn. “Sống đẹp” cũng là lí tưởng cao đẹp của một thời, lí tưởng càng đẹp càng cao thì sức mạnh càng nhân lên gấp bội.
Dẫn Chứng Về Sống Đẹp Ngắn Gọn – Mẫu 10
Trên đường đi phụ hồ về, nghe tiếng kêu cứu, Trần Văn Nam (học sinh lớp 10 thôn Cù Lạc 1, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) lao xuống lặn tìm cậu bé chìm dưới đáy sông Son.
Người được cứu là bé Nguyễn Thái Hòa (trú cùng thôn) đi tắm sông cùng anh trai, bị đuối nước.
Sau khi lên bờ, Nam sơ cứu cho bé Hòa bằng những kiến thức học được trên truyền hình. Nhờ được cứu kịp thời, bé Hòa ngay hôm sau đã tỉnh lại và dần bình phục. Đến nay cậu bé kháu khỉnh đã vào lớp 1.
Nguyễn Văn Nam hiện là học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Trãi. Nam kể nhà ở sát bờ sông Son nên em biết bơi từ nhỏ. Nhà nghèo, ba em vừa bị tai nạn nặng, không lao động được nên vừa nghỉ hè, Nam đi phụ hồ kiếm tiền phụ giúp gia đình.
SCR.VN tặng bạn 📛 Lòng Trắc Ẩn 📛 dẫn chứng, ví dụ
Dẫn Chứng Về Sống Đẹp Chi Tiết – Mẫu 11
Tấm gương thanh niên sống đẹp – Vụ cháy quán karaoke ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã khiến Thượng úy Đỗ Đức Việt cùng hai đồng đội ra đi mãi mãi. Thế nhưng câu chuyện về Việt sẽ còn mãi, truyền lửa cho giới trẻ khát vọng sống và cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Vụ cháy tại quán karaoke số 231 phố Quan Hoa (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) chiều 1/8 gây nỗi ám ảnh với nhiều người bởi nó để lại mất mát quá lớn. Ba cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an quận Cầu Giấy, trong đó có Thượng úy Đỗ Đức Việt đã anh dũng hy sinh để bảo vệ an toàn, bình yên cho người dân.
13 giờ 11 phút chiều 1/8, nhận được tin báo cháy tại số 231 phố Quan Hoa, Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an thành phố Hà Nội đã điều động một xe chỉ huy, hai xe chữa cháy thuộc Công an quận Cầu Giấy đến hiện trường. Nhận định tình hình đám cháy phức tạp, Trung tâm đã tiếp tục điều động thêm lực lượng, phương tiện chi viện, trong đó có Đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an quận Cầu Giấy.
Ngay khi đến nơi, Thượng úy Việt cùng hai đồng đội tham gia tổ trinh sát hiện trường đám cháy. Khi tổ trinh sát lên tới tầng 4, các vật liệu làm trần giả, vật liệu trang trí bên trong nhà đã sập xuống cầu thang bộ khiến toàn bộ ba thành viên tổ trinh sát hy sinh.
Trước khi hy sinh, Thượng úy Việt cùng đồng đội đã cứu được tám người thoát hiểm. Dù biết bên trong là hiểm nguy, nhưng các anh vẫn lao vào, kiếm tìm sự sống cho người khác, bảo vệ bình yên cho nhân dân. Thượng úy Đỗ Đức Việt hy sinh ở độ tuổi 24, khi còn ấp ủ rất nhiều kế hoạch và ước mơ phía trước. Trong mắt người thân, bạn bè và đồng đội, Việt là một thanh niên giàu tình cảm, yêu nghề.
Từ nhỏ, chàng trai sinh năm 1998 này luôn mong ước được làm người lính phòng cháy, chữa cháy. Gia đình lo lắng, nhưng biết Việt rất yêu thích nghề cứu hỏa, cho nên đã ủng hộ và luôn dặn dò anh cứu người là quan trọng nhưng cũng phải biết giữ gìn tính mạng của mình. Họ chưa bao giờ nghĩ con sẽ ra đi khi đang ở độ tuổi đẹp nhất cuộc đời.
Giới thiệu cùng bạn cách 🍀 Làm Chủ Bản Thân 🍀 hay nhất
Dẫn Chứng Về Sống Đẹp Ấn Tượng – Mẫu 12
Câu chuyện của đại úy 8X Thái Ngô Hiếu – cán bộ Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Đồng Nai.
Cách đây không lâu, mạng xã hội đã lan truyền clip cứu người của anh Hiếu với hàng chục ngàn lời bình luận, chia sẻ, yêu thích về hành động dũng cảm, lăn xả ứng cứu nhóm thanh niên bị đuối nước tập thể tại khu vực rất sâu, và chảy xiết ở bãi tắm thuộc xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Dẫu đang trong thời gian nghỉ lễ cùng gia đình, không phải đang làm việc hay công tác, người chiến sĩ công an nhân dân lúc bấy giờ không hề ngần ngại làm theo tiếng nói của một “trái tim nóng”: Phải cứu người!
Chiến đấu với cơn sóng lớn, anh trực tiếp cứu sống 4 nạn nhân và hỗ trợ lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm thi thể 1 nạn nhân còn lại. Nói về hành động của mình, anh Hiếu khiêm tốn cho rằng đó là sự việc rất bình thường, là một phần công việc, nhiệm vụ của anh.
Nhưng nụ cười ấm áp, ánh mắt nhiệt huyết, và sự dấn thân đầy quả cảm của người trung úy trẻ đã truyền cảm hứng sống đẹp đến hàng triệu người trẻ khác trên đất nước hình chữ S, góp phần nhân lên rất nhiều lần niềm tin của cộng đồng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Dẫn Chứng Về Sống Đẹp Ngắn Nhất – Mẫu 13
Câu chuyện cứu người nhưng cô gái trẻ Nguyễn Thị Bích Mai (20 tuổi, quê Sóc Trăng) thành viên Ban Chỉ huy Đội phản ứng nhanh SOS Hướng Nam (một tổ chức tình nguyện tại TP.HCM) lại có cách tiếp cận rất khác.
Giữa lúc cả nước đang oằn mình vì bệnh dịch Covid-19, Mai và các đồng đội chọn lao vào giữa tâm dịch, cung cấp hơn 400 lượt ô xy miễn phí, trực tiếp tham gia lấy hơn 900 mẫu PCR của bệnh nhân F0 tại khu cách ly tập trung, hỗ trợ bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, và xử lý 120 thi hài của các nạn nhân qua đời vì dịch bệnh. Mai cho biết, “Chúng tôi chỉ muốn dùng sức trẻ để san sẻ giúp đỡ mọi người, để không ai bị bỏ lại phía sau”.
Dẫn Chứng Về Sống Đẹp Cụ Thể – Mẫu 14
Sau khi rời trường dân tộc nội trú, cậu bé người dân tộc Pa Cô Hồ Văn Bửu lặn lội ra thành phố, tự ôn thi đại học và xin làm đủ mọi việc để có tiền thực hiện giấc mơ đến giảng đường để thoát nghèo.
Hồ Văn Bửu là người con của dân tộc Pa Cô, sống ở vùng biên giới thuộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).
Bửu kể, gia đình cậu nghèo lắm, chủ yếu sống nhờ cái nương, cái rẫy nhưng rồi bố bị tai nạn lao động, không làm được việc nặng. Kinh tế của gia đình cậu càng khó khăn hơn.
Học xong phổ thông, Hồ Văn Bửu quyết định nghỉ học, về quê phụ giúp gia đình nhưng bố mẹ kiên quyết không đồng ý. Bửu nhớ lại: “Bố em bảo, nhà mình nghèo, muốn thoát nghèo thì chỉ có con đường đi học thôi. Con mà ở nhà làm rẫy thì cũng khổ như bố mẹ, không biết bao giờ nhà ta mới hết khổ”
Nghe lời cha mẹ, Bửu lại ra thành phố làm thêm để có tiền đi học, từ chạy bàn cho các quán ăn đến cộng tác viên tư vấn online cho các khoá học trực tuyến. Việc gì cậu cũng nhận làm, chỉ với mong muốn có tiền để đi học.
Và cũng trong suốt một năm đó, anh chàng tự ôn luyện để thi vào Đại học Huế, trúng tuyển vào ngành Truyền thông đa phương tiện, khoa Quốc tế.
”Ngành này học phí khá nhẹ so với các ngành khác. Và trong quá trình học, em sẽ được học rất nhiều kỹ năng để giúp cho công việc sau này. Bản thân em muốn hiểu biết thật nhiều, muốn làm cùng lúc nhiều công việc khác nhau nên em nghĩ ngành này rất phù hợp để em theo học”- Bửu bộc bạch.
Một năm đi làm thêm, Hồ Văn Bửu tích luỹ được một số tiền, đủ để đóng học phí khi làm thủ tục nhập học, cũng như mua sách vở, tài liệu học tập. Dù vậy, với chặng đường dài còn ở phía trước, cậu rất cần có thêm nguồn hỗ trợ.
“Bây giờ em đã nhập học chính thức rồi, không thể đi làm thêm nhiều như trước. Cả ngày phải đi học ở trường, chỉ có thể tranh thủ đi phụ bán quán ăn vào buổi tối và đêm về chong đèn để học bài”- Bửu kể.
Nghe tin có chương trình Học bổng Nâng bước Thủ khoa, chàng sinh viên nghèo dân tộc Pa Cô đã vội vã làm hồ sơ. Những dòng tâm thư do Bửu viết thật cảm động: “Nhà em thuộc diện hộ nghèo ở vùng đất nghèo nơi biên giới, bố em lại bị tai nạn lao động không có nhiều sức khoẻ để lo cho em.
Trong hoàn cảnh khó khăn nhưng em không nản chí, em vẫn quyết tâm đi học với mong muốn sẽ đem kiến thức đó giúp đỡ xã hội, giúp đỡ cho chính gia đình em. Rất cám ơn báo Tiền Phong đã đồng hành, trao học bổng cho em để giúp em có thêm niềm tin, động lực hoàn thành ước mơ của mình”.
Dẫn Chứng Về Sống Đẹp Đặc Sắc – Mẫu 15
Anh Lê Trường Hải (29 tuổi), Tổ phó Tổ bảo vệ dân phố khu phố 10, P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM có thành tích đáng nể khi đã cùng tham gia hơn 100 vụ bắt tội phạm. Với nỗ lực bảo vệ bình yên cho khu dân cư, anh Hải vinh dự nhận “Thanh niên sống đẹp” năm 2022 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH TCP Việt Nam tổ chức tối 14/10 vừa qua tại Hà Nội.
Ngoài ra, anh Hải còn tham gia rất nhiều vụ triệt phá và vây bắt các đối tượng phạm tội, được UBND Q.Bình Tân khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 2021, được vinh dự kết nạp Đảng.
Dấu ấn cho những hoạt động quên mình vì cộng đồng của chàng đoàn viên là trong năm 2021, khi TP.HCM đối mặt với dịch bệnh Covid-19 khốc liệt, để đảm bảo công tác chống dịch và sự an toàn cho cha mẹ, trong suốt 7 tháng Hải đã không về nhà.
Anh bỏ tiền túi gần 4 triệu đồng mua đồ phun xịt khuẩn đi phun miễn phí cho nhiều khu nhà. Chứng kiến cảnh nhiều người ở trọ hết lương thực thực phẩm, vừa nhận tiền lương, trợ cấp bảo vệ dân phố được 2,3 triệu đồng, anh Hải bỏ thêm cho đủ 3 triệu đồng đi mua gạo tặng cho bà con.
Tết Trung thu, anh cũng dành tiền mua 140 phần bánh kẹo, lồng đèn, cùng với nhiều đoàn viên, thanh niên trong khu phố tặng các em nhỏ trong các xóm trọ khó khăn. Anh Hải được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Q.Bình Tân trao bằng khen “Thanh niên sống đẹp, sống có ích”.
Tại nhà riêng, trong căn phòng rộng chưa tới 15 mét vuông đã treo kín bằng khen về những đóng góp không ngừng nghỉ cho cộng đồng của anh. Mới đây, anh Hải cũng trở thành một trong 5 gương mặt được vinh danh trong chương trình “Lan tỏa điều tử tế” do Báo Thanh Niên và LG Việt Nam phối hợp tổ chức. Từ lâu, Lê Trường Hải đã là một đoàn viên năng nổ trong các hoạt động Đoàn, thanh niên để hun đúc một trái tim dũng cảm, luôn sống tử tế.
“Em chỉ muốn giúp người, giúp đời. Với tuổi trẻ, sức nhiệt huyết của mình, giống như Bác Hồ nói “việc gì khó có thanh niên” nên mình cứ làm, cứ cống hiến. Sau này mình sẽ được những bông hoa đẹp cho đời, cho xã hội. Em muốn nhắn nhủ với các bạn tuổi trẻ như em, dù bạn ở cương vị nào, dù bạn là ai, miễn bạn sống tử tế là được”, anh Hải chia sẻ.
Với hành động dũng cảm, quên mình vì cộng đồng, anh Hải vinh dự nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2022 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH TCP Việt Nam tổ chức tối 14/10 vừa qua tại Hà Nội.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Tình Yêu Thương 💕 là gì, biểu hiện