Tử Tế Là Gì, Ý Nghĩa Của Sự Tử Tế ❤️️ 15+ Ví Dụ Về Sống Tử Tế Hay ✅ Một Số Tấm Gương Và Câu Chuyện Tiêu Biểu Được Sưu Tầm Sau Đây.
Sự Tử Tế Là Gì
Sự Tử Tế Là Gì? Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, yêu thương của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác những điều nhỏ nhặt đến lớn lao của cuộc sống.
Sống Tử Tế Là Gì
Sống Tử Tế Là Gì? Sống tử tế là sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Người sống tử tế là người có tấm lòng nhân ái, luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, có thái độ sống nhân hậu, hòa hợp với thế giới, đề cao giá trị đạo đức, sự lịch thiệp, nhã nhặn, tình yêu thương và lẽ công bằng. Ngoài ra, họ luôn biết yêu thương, quý trọng những thứ nhỏ nhặt, bình thường nhất để tạo nên lối sống đẹp.
Đừng bỏ qua bài 🔥 Nghị Luận Về Sự Tử Tế 🔥 ý nghĩa
Ý Nghĩa Của Tử Tế
Vậy Ý Nghĩa Của Tử Tế là gì? Hãy cùng tham khảo đáp án ngay sau đây nhé!
- Trước hết sự tử tế sẽ giúp mỗi người sống vui vẻ, góp phần tạo nên mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, xã hội tiến bộ, văn minh hơn.
- Nó giúp ta giao tiếp tốt và có lòng trắc ẩn sâu sắc, tạo ra nhiều nguồn lực tích cực hơn trong cuộc sống của mỗi con người.
- Khi con người biết sống tử tế với nhau thì xã hội sẽ phát triển lành mạnh, đạo đức được đề cao, lan tỏa tình yêu thương, đề cao vai trò của pháp quyền, thế giới không còn bạo lực chiến tranh.
- Giúp con người nhận thức hành động của bản thân, biết kiểm soát bản thân, đối nhân xử thế một cách đàng hoàng, tế nhị với nhau. Biết cống hiến nhiều hơn là thụ hưởng, cho đi nhiều hơn là nhận về để luôn làm đẹp cuộc sống xung quanh.
- Giúp mọi người luôn biết đồng cảm, yêu thương, chia sẻ với nhau nhiều hơn trong mọi vấn đề, mọi tình huống.
- Tử tế không chỉ giúp một ai đó vượt qua khó khăn mà còn là còn là sự sẻ chia, nâng đỡ, xoa dịu cho nhau những vết thương cả về thể xác lẫn tâm hồn.
Gửi đến bạn 🍃 Dẫn Chứng Về Sự Tử Tế 🍃 chi tiết
Những Biểu Hiện Của Tử Tế
Dưới đây là Những Biểu Hiện Của Tử Tế mà bạn đọc có thể tham khảo qua:
- Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.
- Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân…..
- Sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình, cho đi mà không yêu cầu đền đáp.
- Sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực.
- Lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng.
Làm Thế Nào Để Sống Tử Tế Mỗi Ngày
Tử tế không xuất phát từ bản năng ở mỗi con người mà sự tử tế chịu tác động từ môi trường sống xung quanh chúng ta. Vậy Làm Thế Nào Để Sống Tử Tế Mỗi Ngày? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
- Quan tâm đến người khác một cách chân thành.
- Luôn tử tế với chính bản thân mình, học hỏi sự tử tế từ người khác. Đối xử tốt với tất cả mọi người chứ không riêng những người cần giúp đỡ.
- Đừng tử tế chỉ vì bạn muốn đạt được điều mà mình mong muốn
- Tiếp theo, sự tử tế còn đến từ những hành động thiết thực trong cuộc sống như: Cùng chia sẻ khó khăn với người khác, nở nụ cười hạnh phúc với người khác, quan tâm đến mọi người, tham gia các hoạt động thiện nguyện,…
- Ngoài ra, bạn cần thực hiện hành động tử tế một cách tự giác, chủ động chứ không cần nhắc nhở và để sự tử tế mỗi ngày được nhân lên thì thái độ sống là một điều vô cùng quan trọng. Hãy luôn lễ phép với người lớn và nhẹ nhàng với trẻ em. Giữ thái độ ôn hòa với mọi người xung quanh.
Gợi ý 💚 Dẫn Chứng Về Lòng Nhân Ái 💚 chi tiết
15 Ví Dụ Về Sống Tử Tế Tiêu Biểu
Hãy cùng SCR.VN điểm qua 15 Ví Dụ Về Sống Tử Tế Tiêu Biểu dưới đây nhé!
Tấm Gương Về Sống Tử Tế – Mẫu 1
Tết là lúc người người mong đợi để trở về nhà sum họp. Nhưng có một người đàn ông lầm lũi dưới cái nắng gắt cùng chiếc xe đạp cũ, cục nam châm. Anh Nguyễn Văn Thành (quê Tây Ninh) dịp tết 2019 vẫn đi dọc quốc lộ 1, đoạn qua quận 12, Bình Tân, huyện Hóc Môn… để thu những mảnh đinh sắc nhọn nằm trên đường.
Những ngày rong ruổi nhặt ve chai trên quốc lộ, thấy nhiều người bị dính đinh té xe trầy trụa, có người thiệt mạng, anh kiêm luôn việc thu gom đinh bẫy người đi đường. Dịp Tết, có ngày anh Thành thu được hơn nửa ký đinh.
Chọn về quê ăn Tết nhưng nghĩ đây cũng là dịp “đinh tặc” hoành hành nhiều, anh canh cánh trong lòng lại khăn gói lên Sài Gòn ra đường hút đinh. Đã nhiều mùa Tết trôi qua, anh chọn ở lại hút đinh rồi qua tết mới về thăm nhà.
Câu Chuyện Về Sự Tử Tế – Mẫu 2
Anh bảo vệ dân phố khu phố 10 Lê Trường Hải (P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP.HCM). Chàng trai 29 tuổi đã tham gia trên 100 vụ bắt trộm, cướp cùng các anh em khác mang lại sự bình yên cho cộng đồng.
Những câu chuyện kể về anh thật sự xúc động, với tấm lòng quả cảm nhân ái, mặc dù hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn nhưng anh đã có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội như quyên góp tiền giúp đỡ người nghèo, giúp người gặp hoạn nạn nhất là trong thời kỳ TP.HCM đang ở giai đoạn đỉnh dịch Covid-19…
Lê Trường Hải đã nhận được rất nhiều bằng khen từ các cơ quan, tổ chức xã hội: giấy khen từ Giám đốc Công an TP.HCM về “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2021”, “Thanh niên sống đẹp, sống có ích” năm 2021 của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Q.Bình Tân…
Ví Dụ Về Tử Tế Trong Cuộc Sống – Mẫu 3
Tài xế xe ôm công nghệ Trần Văn Quý (32 tuổi) với chiếc biển chạy xe ôm miễn phí giúp người nghèo khiến nhiều người chứng kiến thấy ấm lòng.
Nhiều người gọi là “thằng hâm” nhưng bất kể nắng mưa, Qúy vẫn miệt mài chở miễn phí khắp các ngõ ngách Sài Gòn. Dòng chữ “Xe từ thiện chở học sinh, sinh viên, người tàn tật. 5km không thu phí” được dán gọn gàng khiến người đi đường không khó nhận ra anh.
Chàng trai quê Đồng Tháp ấy chỉ mới học hết lớp 8 thì phải nghỉ học lên Sài Gòn mưu sinh phụ cha mẹ nuôi các em đi học. Suốt mười mấy năm bôn ba, anh nhìn thấy quá nhiều mảnh đời bất hạnh, những người nghèo khó đến mức tiền đi xe ôm cũng không có mà đi. Nhiều lần, chứng kiến các cụ già vì tiếc tiền xe ôm phải đi bộ mấy km về nhà anh liền chở giúp. Từ đó, anh nung nấu ý tưởng chở miễn phí cho những ai cần.
Đến đầu năm 2018, anh Quí bén duyên với nghề chạy Grab. Cũng từ đây, anh có cơ hội thực hiện nguyện vọng của mình. Nhưng cũng chính tấm biển chở miễn phí người nghèo đó lại khiến anh mất kha khá khách. Nhiều người đã hủy chuyến vì không thích xe gắn biển miễn phí.
Anh Qúy không hề nản chí mà còn quyết tâm hơn đến các cổng bệnh viện thường xuyên với mong muốn sẽ gặp những người thực sự cần chuyến xe miễn phí của mình.
Ví Dụ Về Sống Tử Tế Hay Nhất – Mẫu 4
Trên đường đi phụ hồ về, nghe tiếng kêu cứu, Trần Văn Nam (học sinh lớp 10 thôn Cù Lạc 1, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) lao xuống lặn tìm cậu bé chìm dưới đáy sông Son. Người được cứu là bé Nguyễn Thái Hòa (trú cùng thôn) đi tắm sông cùng anh trai, bị đuối nước.
Sau khi lên bờ, Nam sơ cứu cho bé Hòa bằng những kiến thức học được trên truyền hình. Nhờ được cứu kịp thời, bé Hòa ngay hôm sau đã tỉnh lại và dần bình phục. Đến nay cậu bé kháu khỉnh đã vào lớp 1.
Nguyễn Văn Nam hiện là học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Trãi. Nam kể nhà ở sát bờ sông Son nên em biết bơi từ nhỏ. Nhà nghèo, ba em vừa bị tai nạn nặng, không lao động được nên vừa nghỉ hè, Nam đi phụ hồ kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Ví Dụ Về Sống Tử Tế Ngắn Gọn – Mẫu 5
Thầy giáo – thượng úy Trần Bình Phục trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) vừa chiến đấu với căn bệnh ung thư máu vừa dạy kiến thức, dạy làm người cho những đứa trẻ nghèo với lớp học “hai lưng” kì lạ (thầy dạy cùng lúc nhiều em ở nhiều độ tuổi, nhiều lớp) là một tấm gương về sự tử tế.
Anh không nổi tiếng, không giàu có và không có cả sức khỏe nhưng đã lay động hàng triệu con tim với lòng nhân hậu của mình “Con người ta khổ nhất không phải là đói ăn, đói mặc mà là đói tri thức.”
Xem nhiều hơn 🌹 Dẫn Chứng Về Sống Đẹp 🌹 tiêu biểu
Ví Dụ Về Sống Tử Tế Chọn Lọc – Mẫu 6
Ví dụ 1: Dù mới chỉ là cậu học sinh nhỏ tuổi nhưng khi nghe tiếng kêu cứu của 2 em học sinh đang chới với giữa dòng nước, em Nguyễn Văn Dương (học sinh lớp 8D, Trường THCS Minh Lạc, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã không sợ hiểm nguy, xả thân cứu người.
Hành động dũng cảm của em đã được nhà trường và chính quyền các cấp tuyên dương, tặng bằng khen. Vừa qua, em Dương cũng được T.Ư Đoàn trao tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” và đặc biệt, em đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư khen và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Ví dụ 2: Hành động xông vào giặc lửa cứu sống bé gái 14 tuổi vào trưa ngày 12/1 ở Hà Nội của anh Trung Văn Nam (34 tuổi, quê tại thôn Ngư Thôn Đại Bản, xã Thăng Long, huyện Nông Cống, Thanh Hóa; ngụ tại huyện Thường Tín, Hà Nội) đã được xã hội ghi nhận và sẽ mãi là hình ảnh đẹp, là điều tử tế cần được lan tỏa.
Anh đã được Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen vì có hành động dũng cảm cứu người.
Ví Dụ Về Sống Tử Tế Ngắn Nhất – Mẫu 7
Ví dụ 1: Anh Chu Quang Sao (ở xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) – “người hùng” mới đây đã cứu bé gái bị mắc kẹt giữa dòng nước chảy xiết đưa vào bờ an toàn. Trước đó, anh cũng nhiều lần cứu giúp người khi gặp khó khăn hoạn nạn. Ngày 20/4/2022, anh Sao được Tỉnh đoàn Thái Nguyên trao tặng bằng khen vì “đã có hành động đẹp lan tỏa trong cộng đồng xã hội”.
Ví dụ 2: Vũ Huy Cảng, sinh viên Trường ĐH Điện lực Hà Nội, chạy xe ôm kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng đã tìm mọi cách để trả lại 320 triệu đồng khách bỏ quên. Câu chuyện này đã nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng khi được mọi người chia sẻ “chóng mặt” vì ngưỡng mộ hành động tử tế của Cảng.
Ví dụ 3: Đại úy Thái Ngô Hiếu, cán bộ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đồng Nai đã có hành động dũng cảm cứu 4 người đang bị đuối nước, được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng thưởng Huân chương dũng cảm ngày 13/4/2022.
Ví dụ 4: Anh Phạm Văn Phó (41 tuổi, xã Tịnh Hòa, TP.Quảng Ngãi) và chị Lê Thị Hồng Tâm nhân viên của một nhà hàng ở bãi biễn Mỹ Khê, bảo vệ nhà hàng Mỹ Khê phát hiện và cố gắng cứu một em học sinh lớp 10 bị sóng cuốn ra xa.
Cả hai vật lộn với sóng và cũng bị sóng cuốn ra xa, anh Phó gắng sức đưa bà Tâm vào bờ. Sau đó lại lao ra biển cứu em Khang và mất tích cùng học sinh này. Hai ngày sau, xác anh Phó mới được tìm thấy trong sự tiếc thương vô hạn của người thân và đồng nghiệp.
Ví Dụ Về Sống Tử Tế Ý Nghĩa – Mẫu 8
Không khó khăn lắm khi tìm đến nhà bà B.T.T, bởi nhiều người dân trong tổ và cán bộ khu phố biết đến do bà làm nhiều việc thiện và hay giúp đỡ người khác. Bà B.T.T hiện đang sống một mình tại khu phố Phú Mỹ, phường Tân Phú (TX. Đồng xoài). Năm nay bà đã bước sang tuổi 80, sức khỏe yếu, nhưng còn khá minh mẫn.
Bà được hưởng chế độ trợ cấp vợ liệt sĩ tái giá. Cuộc sống không dư giả, nhưng bà quan niệm “từng trải qua cảnh nghèo khó, bây giờ đỡ hơn nên mình bớt ra một chút để giúp người khác đang gặp khó khăn, bệnh tật. Đây là điều bình thường và nên làm”.
Những năm trước, khi còn khỏe, hàng tháng bà lại đến chùa Quang Minh (TX. Đồng Xoài) khi góp vài trăm ngàn đồng, khi mua bao gạo nhờ xe ôm chở đến để góp thêm vào bếp ăn tình thương của chùa nấu cơm cho bệnh nhân, người nghèo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Ông Trần Văn Sơn, Trưởng khu phố Phú Mỹ cho biết: Bà cụ thảo lắm!
Trong khu phố, trong tổ vận động đóng góp giúp đỡ người nghèo, gia đình khó khăn, hoặc ủng hộ đồng bào bị bão lụt là bà đóng góp, ủng hộ ngay. Những phần quà tết của thị xã, của phường tặng đối tượng chính sách, sau khi nhận bà cũng đem tặng lại các hộ khó khăn trong tổ, xóm.
Cách đây vài tháng, bà tìm đến trao cho chị Bùi Thị Thu Hường, Phó phòng Lao động – thương binh và xã hội thị xã Đồng Xoài 5 triệu đồng. Bà nói rằng, đây là số tiền dành dụm từ tiền tuất liệt sĩ hàng tháng và nhờ phòng mua quà tết tặng cho hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong dịp tết Ất Mùi này.
Bà còn dặn, nhớ là phần quà nào cũng phải có 10kg gạo. Có thể những việc làm của bà không lớn về vật chất, nhưng nó vô cùng lớn về cách nghĩ, cách làm và mang đầy tính nhân văn.
Ví Dụ Về Sống Tử Tế Cụ Thể – Mẫu 9
Anh Nguyễn Ngọc Hiền (26 tuổi, ngụ Q. Bình Thạnh) là nhân viên vệ sinh tại chung cư Đất Phương Nam đường Chu Văn An, (Q. Bình Thạnh, TP.HCM).
Trong lúc đi gom rác vào trưa 14-5 tại một căn hộ, anh nhặt được một xấp tiền. Anh Hiền liên hệ ban quản lý chung cư giao lại xấp tiền đôla Mỹ tổng trị giá 7.400 USD. Ngay sau khi tiếp nhận số tiền từ anh Hiền, ban quản lý chung cư đã liên hệ tìm được chủ nhân là ông Artern (quốc tịch Ukraine) và trao trả cho người này.
Cuộc sống của Hiền vô cùng khó khăn. Ba Hiền qua đời sau cơn đột quỵ năm anh 11 tuổi. Gia đình rơi vào cảnh túng thiếu, anh phải nghỉ học từ năm lớp 10 theo mẹ đi làm vệ sinh.
Chàng trai dọn vệ sinh với khuôn mặt khắc khổ, rụt rè kể: “Từ trước đến giờ, trong đời chưa bao giờ cầm trên tay số tiền lớn đến vậy. Khi nhặt được số tiền tay tôi run run, song tâm trí tôi không nghĩ ngợi gì hết, chỉ nghĩ rằng khổ chủ mất số tiền này cũng đau khổ lắm. Tôi nghĩ khi trả lại được số tiền này cho chính chủ của nó chắc họ vui lắm. Khi họ vui thì lòng tui cũng vui”, anh Hiền chia sẻ.
Ví Dụ Về Sống Tử Tế Ngắn – Mẫu 10
Câu chuyện của Thái Duy Đức, chàng trai khuyết tật, đưa người bạn bại liệt chỉ mới quen được 2 ngày, từ Lâm Đồng xuống TP.HCM chữa bệnh.
Rồi hình ảnh hằng ngày chàng trai ngồi xe lăn này túc trực bên giường bệnh, lau mát cho bạn trong những cơn sốt, lo miếng ăn giấc ngủ cho bạn trong khi ngay bản thân Đức cũng bị bệnh không kiểm soát được việc tiểu tiện. Câu chuyện đã lay động nhiều tấm lòng, nhiều người bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM.
SCR.VN tặng bạn 💧 Dẫn Chứng Về Cho Và Nhận 💧 ý nghĩa
Ví Dụ Về Sống Tử Tế Nổi Tiếng – Mẫu 11
Trong một vụ tai nạn nghiêm trọng ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình vào giữa tháng 6, nhiều người ở bệnh viện Đa khoa tỉnh vô cùng xúc động khi chứng kiến một người lạ chăm nạn nhân như người thân.
Vụ tai nạn khiến 3 người tử vong và 29 người bị thương. Trong đêm, xe chuyển bệnh nhân bị thương đến bệnh viện, nghe tiếng bệnh nhân khóc lóc, la hét, anh là Phạm Xuân Trường (35 tuổi) đang bán hàng gần đó đã chạy sang để giúp đỡ. Bác sĩ thấy anh chạy đôn chạy đáo chuyển bệnh nhân này chụp CT, lát sau thấy đóng viện phí, ký tên và cho bệnh nhân khác đi truyền máu… Bác sĩ hỏi “Người nhà bệnh nhân à?”, anh lắc đầu.
Gia đình nạn nhân ở xa, cách bệnh viện hơn 200km trong khi đường sá, xe cộ đi lại khó khăn. Khi biết người thân mình được anh giúp đỡ, họ đã nhận anh làm anh em kết nghĩa. Riêng anh Trường cảm thấy ấm lòng với tình cảm được nhận lại và cho rằng chuyện giúp đỡ là bình thường vì trong hoàn cảnh đó ai cũng làm như anh.
Ví Dụ Về Sống Tử Tế Ngắn Hay – Mẫu 12
Anh Lê Xuân Huy, 37 tuổi, một tài xế xe buýt đã đánh lái húc ngã nhóm cướp xe máy tại khu vực dốc cầu Kênh Tẻ, quận 4, TP.HCM vào một ngày giữa tháng 7.
Khi thấy một cô gái vẫy tay chạy theo chiếc xe máy do nữ giới bên đường yếu ớt và hoảng loạn, bản năng từng bắt nhiều vụ cướp và móc túi, anh Huy quan sát thấy phía sau cô bé là một nam giới chạy xe máy kề theo. Linh tính bảo anh đây là nhóm cướp, nên sau khi quan sát trên đường, thấy vắng xe, anh Huy đánh lái ép người phụ nữ trên vào lề đường.
Anh Huy chia sẻ từ lúc chạy xe buýt tuyến 54 đã bắt nhiều vụ móc túi và cướp giật. Cũng vì lý do này, không ít lần anh bị đe dọa cắt cổ, dọa giết. Vợ anh từng rất lo, khóc lóc, trách móc anh làm việc “bao đồng” không nghĩ tới vợ con.
Ví Dụ Về Sống Tử Tế Ấn Tượng – Mẫu 13
Tại thị xã Đồng Xoài, cái tên Lâm Kiến An được nhiều người biết đến như một “đại gia” ngành xây dựng, cầu đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông tên đầy đủ là Trần Quốc Lâm, thương binh 2/4 và 5 năm qua đã giao toàn bộ tiền trợ cấp thương binh của mình cho Phòng Lao động – thương binh và xã hội thị xã Đồng Xoài đưa vào quỹ Xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, quỹ Vì người nghèo của thị xã.
Với hơn 128 triệu đồng từ tiền trợ cấp thương binh của ông Lâm, Ban vận động quỹ xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, quỹ Vì người nghèo thị xã đã dùng hỗ trợ xây 1 căn nhà tình nghĩa, tặng 4 sổ tiết kiệm gia đình chính sách và hỗ trợ xây 5 căn nhà tình thương cho hộ nghèo.
Ông nói: “Kinh tế gia đình cũng ổn, trong khi nhiều anh em thương binh, gia đình chính sách khác và nhiều hộ gia đình còn rất khó khăn nên giúp được ai điều gì là mình thấy vui rồi”.
Ví Dụ Về Sống Tử Tế Đặc Sắc – Mẫu 14
Cái tên Đào Thị Xuân ở ấp 3, xã Tiến Thành có thể đã rất quen thuộc với nhiều người, bởi chị luôn gắn với những việc làm từ thiện, nhân ái. Từ năm 2006 đến nay, chị đã trực tiếp thu nhận, cưu mang, chăm sóc, đưa đi chữa bệnh tại bệnh viện tâm thần và trung tâm bảo trợ xã hội 24 người bị bệnh tâm thần, lang thang, không nơi nương tựa tại Đồng Xoài.
Bắt đầu từ năm 2006, dù gia đình chẳng khá giả, nhưng chị đã bớt một phần chi tiêu để hỗ trợ 2 gia đình đặc biệt khó khăn, khánh kiệt vì bệnh tật trong ấp, mỗi tháng 10kg gạo/hộ. 2 phụ nữ của 2 gia đình đã bật khóc vì xúc động trong ngày đầu tiên nhận gạo.
Với hoàn cảnh của họ lúc đó, 10kg gạo là quá lớn và vô cùng cần thiết. Từ đó, chị quyết tâm duy trì hỗ trợ gạo đều đặn hàng tháng và còn đưa ra ngày cụ thể trong tháng để nhớ và có trách nhiệm hơn, đồng thời vận động các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, mạnh thường quân khác thành lập nhóm “Hạt gạo ấm lòng” để giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn khác.
Chị Xuân nói: “Sở dĩ mình đặt tên nhóm là Hạt gạo ấm lòng vì mỗi suất gạo có ý nghĩa rất thiết thực. Nó làm “ấm lòng” cả người được nhận gạo và người giúp đỡ”.
Đến nay, nhóm “Hạt gạo ấm lòng” do chị sáng lập đã có nhiều thành viên tham gia đóng góp, ủng hộ thường xuyên, số gạo hàng tháng lên đến 540kg, giúp 54 hộ. Hiện chị Xuân còn vận động các nhà hảo tâm, nhóm từ thiện mở thêm điểm cấp gạo của nhóm tại các huyện, thị xã Bình Long, Hớn Quản và Bù Gia Mập với mong muốn giúp đỡ được nhiều người nghèo, các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
Dẫn Chứng Về Sống Tử Tế Chi Tiết – Mẫu 15
Câu chuyện về chàng vũ công Đào Phi Hải (24 tuổi), 4 năm trước, Hải là đối thủ trong một cuộc thi nhảy của 3 em nhỏ: Lê Hiếu (hiện tại 17 tuổi), Lê Huy (13 tuổi) và Lê Hào (10 tuổi).
Thời điểm diễn ra cuộc thi, mẹ của Hiếu, Huy và Hào bị suy thận thời kỳ cuối, ba phải đi làm xa. Rời Biên Hòa, Đồng Nai lên tham gia cuộc thi, không có vòng tay chăm sóc của mẹ, 3 em phải tự mình nương tựa vào nhau.
Biết được hoàn cảnh ấy, sau từng vòng thi, Hải đã dần trở nên thân thiết với các em. Thậm chí, anh còn thay thế người mẹ đang bệnh nặng để chăm sóc các em trong việc quần áo, sinh hoạt, cổ vũ tinh thần nhằm có thành tích tốt hơn trong cuộc thi.
Gắn bó với các em, Hải nhiều lần xuống thăm cô Uyên (mẹ của 3 em) và cùng mọi người sinh hoạt như một gia đình. Không may thay, cô Uyên mất. Không một chút do dự, Hải đã đưa cả 3 em lên TP.HCM để giúp các em đi học và theo đuổi đam mê nhảy múa.
Chàng vũ công chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho Hiếu, Huy và Hào; cũng là người dẫn dắt các em trên con đường nghệ thuật. Chàng trai trẻ độc thân bỗng kiêm luôn cùng lúc nhiệm vụ: làm anh, làm bố và cả thầy dạy nhảy cho các em.
Chia sẻ về hành động ngày ấy, Hải cho biết: “Lúc quyết định nhận bảo bọc 3 em nhỏ, tôi không suy nghĩ được gì nhiều. Tôi chỉ thấy trái tim mình muốn như thế nên làm thôi. Khi làm bằng trái tim, bạn sẽ nhận được những điều không bao giờ ngờ tới”.
Ước mơ lớn nhất của Hải và 3 em là một căn nhà ấm cúng. Lê Huy thường đùa giỡn anh: “Khi nào trúng số, em mua cho anh căn nhà bên tòa ấy”; Lê Hào cũng hay nói rằng: “Con mà trúng 500 tờ số, con mua cho ‘ba’ nguyên cả thế giới”.
Có thể bạn sẽ thích 💕 Dẫn Chứng Về Sự Sẻ Chia 💕 Cụ thể