Khoan Dung Là Gì, Biểu Hiện, Ý Nghĩa ❤️️ 15+ Ví Dụ Hay Nhất ✅ Đón Đọc Thêm Những Thông Tin Hữu Ích Mang Đến Nhiều Giá Trị Trong Cuộc Sống.
Lòng Khoan Dung Là Gì
Lòng khoan dung là lòng rộng lượng của con người, tha thứ cho những sai phạm, lỗi lầm người khác gây ra. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ những người lầm đường lạc lối, giúp họ sống lành mạnh, hướng đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
Ý Nghĩa Của Khoan Dung
SCR.VN Chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hay nhất về ý nghĩa của khoan dung:
- Giúp con người dễ dàng sống hoà nhập trong đời sống cộng đồng, nâng cao vai trò và uy tín cá nhân trong xã hội
- Người có lòng khoan dung, vị tha luôn cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản, cuộc sống vui vẻ và tốt đẹp. Chính vì vậy, họ thường nhận được sự yêu mến, quý trọng của mọi người, nhận được sự tin yêu của người khác.
- Nhờ có sự khoan dung mà cuộc sống của con người trở nên lành mạnh và văn minh hơn.
- Giúp các mối quan hệ giữa con người và con người ngày càng trở nên khăng khít, gắn bó hơn.
Chia sẻ chùm 🌼 Ca Dao Tục Ngữ Về Khoan Dung 🌼 bất hủ
Những Biểu Hiện Của Lòng Khoan Dung
Những biểu hiện của lòng khoan dung phải kể đến như:
– Biết lắng nghe để hiểu người khác.
– Có tấm lòng yêu thương, vị tha, cảm thông và sẻ chia với mọi người
– Biết tha thứ cho người khác.
– Không chấp nhặt, không thô bạo.
– Vượt qua những khó khăn, trắc trở của chính mình một cách đơn giản và nhẹ nhàng với tâm thế thoải mái, vui vẻ.
– Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác.
– Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác
Mời bạn khám phá thêm mẫu 💕 Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung 💕 hay nhất
15 Ví Dụ Về Lòng Khoan Dung Hay Nhất
Đừng bỏ lỡ tuyển tập 15 ví dụ về lòng khoan dung hay nhất dưới đây nhé!
Tấm Gương Về Khoan Dung – Mẫu 1
Bác Hồ yêu thương công nhân, nông dân, trí thức, phụ nữ, phụ lão, đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo, các chiến sĩ ngoài mặt trận, “Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng. Lấy lá cây làm chiếu, manh áo phủ làm chăn”. Bác quan tâm ân cần đối với những đau thương, mất mát của những người vợ, người mẹ, người chị có chồng con hy sinh.
Đối với thiếu niên nhi đồng, Bác đã dành muôn vàn tình thương yêu cho các cháu. Những ngày kỷ niệm Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu hay ngày khai trường hoặc mỗi khi các cháu làm được việc tốt, Bác thường có thư khen ngợi, tặng quà. Đó là những giá trị tư tưởng, đạo đức cao cả thấm đậm tính nhân đạo và nhân văn.
Bác còn thể hiện tấm lòng nhân ái vị tha, khoan dung, nhân hậu đối với những người lầm đường lạc lối. Người nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác.
Nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ”. Có thể thấy, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng rất đỗi chân phương, bình dị ai cũng có thể học tập và có thể làm theo để hoàn thiện mình và trở thành người tốt, hướng tới “chân, thiện, mỹ”.
Câu Chuyện Về Lòng Khoan Dung – Mẫu 2
Có một vị thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi đi thiền hành trở về, nhìn thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người và đứng ngoài cửa đợi tên trộm ra, vì ngài sợ làm kinh động tên trộm.
Tên trộm vừa quay ra thì gặp thiền sư, trong lúc tên trộm hốt hoảng vị thiền sư liền nói: “Anh bạn! đường sá xa xôi vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về tay không, đêm khuya rồi, khoác chiếc áo này mà về cho đỡ lạnh”. Nói xong ngài cầm chiếc áo khoác lên thân tên trộm. Tên trộm xấu hổ, cúi đầu rồi chạy thẳng xuống núi không dám nhìn lại.
Thiền sư nhìn dáng tên trộm khuất dần trong núi rừng mờ mịt, không ngừng thương cảm nói: “rất đáng thương, tôi muốn tặng cho anh cả vầng trăng để chiếu sáng con đường cho anh xuống núi”.
Vài hôm sau, khi thiền sư đang mở to đôi mắt nhìn ánh bình minh xuất hiện, thì nhìn thấy chiếc áo mà ngài khoác lên thân tên trộm mấy hôm trước đó được xếp rất ngay ngắn đặt trước cổng, thiền sư vui vẻ nói: “Cuối cùng thì ta cũng đã tặng anh ta cả vầng trăng sáng rồi”.
Bài Học Về Lòng Khoan Dung – Mẫu 3
Từ San Francisco, anh gọi điện cho cha mẹ mình: “Ba mẹ ơi, con đã trở về nhà này, nhưng con có một chuyện muốn nhờ ba mẹ. Con có một người bạn, con muốn đưa anh ấy về nhà cùng con”. “Chắc chắn rồi, con trai yêu quý“, cha mẹ anh vui vẻ trả lời: “Ba mẹ rất muốn gặp bạn con”.
“Nhưng có một điều con muốn nói trước với ba mẹ”, chàng trai tiếp tục, “anh bạn con đã bị thương khá nặng trong chiến tranh. Anh ấy đã hơi bị đãng trí và còn bị mất một cánh tay và một chân. Anh ấy không có nơi nào để về, và con muốn anh ấy đến sống với chúng ta…”
“Ồ, ba mẹ xin lỗi con, con trai… Nhưng có lẽ chúng ta có thể giúp anh ấy tìm một nơi nào khác để sống…”
“Không, ba mẹ ơi, con muốn anh ấy tới sống với chúng ta”.
“Con à“, người cha nói, “con có biết con đang yêu cầu cha mẹ điều gì không? Một người tàn tật đến như vậy sẽ là một gánh nặng khủng khiếp cho ba mẹ. Ba mẹ còn có cuộc sống riêng của mình chứ, ba mẹ không thể để một điều như vậy làm ảnh hưởng tới cuộc sống riêng. Ba nghĩ rằng con hãy về nhà đi và quên anh bạn đó của con đi. Anh ấy rồi sẽ tìm được cách lo liệu cho cuộc sống của mình thôi…”
Lúc đó, người con trai gác điện thoại. Cha mẹ anh không còn nghe thấy điều gì từ đầu dây bên kia nữa. Song, một vài ngày sau đó, họ đột nhiên nhận được một cú điện thoại từ đồn cảnh sát San Francisco. Con trai của họ đã qua đời sau khi ngã từ trên một tòa nhà xuống, cảnh sát đã thông báo như vậy cho họ. Cảnh sát San Francisco nhận định rằng đó là một vụ tự sát.
Cha mẹ người lính, trong đau đớn tột cùng, đã vội vã bay tới San Francisco và được đưa tới nhà xác thành phố để nhận diện thi thể của con trai. Họ nhận ra anh, người con trai yêu quý của mình. Nhưng đột nhiên họ khiếp hãi không thốt nên lời khi nhìn thấy một điều mà trước đó họ không hề hay biết, đó là con trai của họ chỉ còn một cánh tay và một chân.
Những giọt nước mắt ân hận rơi xuống, nhưng tất cả đã quá muộn màng. Đừng bao giờ đối xử phân biệt với người khác, bạn sẽ không biết được người thực sự bị gây tổn thương là ai? Hãy bao dung rộng lượng với mọi người và tự nghiêm khắc với bản thân mình! Nếu mỗi người chúng ta đều có thể dành sự bao dung và nhân ái cho những người lạ như cho chính người thân của mình, thì thế giới này sẽ tốt đẹp biết bao.
Bởi vì với sự từ bi, bao dung chúng ta sẽ đủ sức mài mòn bất kỳ hòn đá vô tri vô giác nào để trở thành một viên ngọc lung linh tỏa sáng, đủ sức biến điều khó khăn trở nên dễ dàng, đủ sức biến một người tầm thường hay tàn khuyết thành một vĩ nhân.
Ví Dụ Về Lòng Khoan Dung Trong Lịch Sử – Mẫu 4
Khoan dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Bởi, chỉ khi biết mở rộng tấm lòng, chỉ khi tình yêu được nhân ái hoá, con người ta mới có thể quên đi những thiệt hại, những tổn thất của mình mà tha thứ cho người khác.
Hãy xem cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy được truyền thống nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết:
Mã Kì, phương chính cấp cho 500 chiếc thuyền Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa. Trong “Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: ”Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế”…
Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao!
Ví Dụ Thực Tế Về Lòng Khoan Dung – Mẫu 5
Một câu chuyện khác trong giới showbiz khiến nhiều khán giả xúc động và ngưỡng mộ là câu chuyện hậu chia tay giữa diễn viên Công Lý và MC Thảo Vân. Sau 6 năm chung sống, Thảo Vân và Công Lý mỗi người một nhà. Nhưng hai người vẫn luôn là bạn của nhau, tôn trọng nhau và cùng nhau chăm sóc nuôi dạy con trai.
“Tôi chưa bao giờ không làm bạn với chồng tôi. Từ trước tới giờ lúc nào cũng là bạn, chưa có một phút nào chúng tôi là kẻ thù. Phụ nữ hay oán trách nhưng thực ra trong mọi chuyện, nguyên nhân đều do cả hai phía nên không được quyền không coi anh ấy là bạn”, Thảo Vân từng chia sẻ.
SCR.VN gợi ý thông tin 📛 Dẫn Chứng Về Lòng Khoan Dung 📛 chi tiết
Ví Dụ Về Khoan Dung Độ Lượng – Mẫu 6
Trong một lần lớp đi chơi dã ngoại, nhưng em không đi được do mẹ đang ốm, bố đi làm xa, em gái không ai trông nom. Nên em không thể đi với lớp được. Hạnh dù biết hoàn cảnh em như vậy nhưng vẫn cố tình nói với các bạn rằng em tiếc tiền và không muốn chơi với các bạn trong lớp.
Từ sau hôm đó, một số bạn xa lánh và không còn chơi với em. Sau đó mấy hôm, trong một lần Hạnh đang chơi trò nhảy dây thì bị ngã, em liên chạy vội lại cõng bạn lên phòng y tế băng bó, Hạnh cảm ơn và ân hận về hành động của mình. Trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, Hạnh đã xin phép cô giáo đứng dậy xin lỗi em và nói rõ sự thật để các bạn không còn hiểu lầm em nữa. Em tha lỗi cho bạn và mọi người lại chơi vui vẻ với nhau.
Ví Dụ Về Lòng Khoan Dung Ngắn Gọn – Mẫu 7
Phan Thị Kim Phúc, “em bé Napalm” trong bức ảnh gây chấn động thế giới về chiến tranh Việt Nam, đã phải chịu những vết thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi trưởng thành, Kim Phúc đã tha thứ cho những người ở bên kia chiến tuyến, những kẻ đã trực tiếp gây ra những nỗi đau cho cô.
Kim Phúc nói: Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành.
Ví Dụ Về Lòng Khoan Dung Chọn Lọc – Mẫu 8
Trong thiền viện của thiền sư Tiên Nhai, có một vị học tăng rất ham chơi, vị này không chịu nổi cái cảnh vắng lặng yên bình của chốn thiền môn. Vào những buổi tối vị tăng sinh này thường ra vách tường sau chùa, đặt một cái ghế để leo qua tường ra bên ngoài chơi.
Sau khi thiền sư biết được, ngài không nói với ai. Một lần, vị tăng sinh này trèo tường trốn đi chơi, ngài đi theo phía sau và đem chiếc ghế để qua một bên rồi ngồi vào chỗ đó đợi vị học tăng trở về.
Đêm khuya vắng vẻ, vị học tăng trở về, không biết chiếc ghế đã bị di chuyển nên vẫn leo qua vách tường và thò chân xuống ghế như mọi khi để vào chùa, nhưng khi vừa đặt chân xuống thì cảm thấy chiếc ghế dưới chân mình sao mềm mại là lạ, cúi xuống nhìn thì hoá ra mình đang đứng trên vai vị thiền sư thầy mình.
Lập tức vị học tăng hồn bay phách tán quỳ xuống nói không ra lời. Thiền sư liền đỡ vị học tăng đứng lên và nhẹ nhàng nói: “Đêm khuya sương nhiều, cẩn thận chứ ướt lạnh hãy nhanh vào phòng nghỉ ngơi.”
Sau khi về phòng vị tăng sinh cứ phập phồng lo sợ không yên, trắng đêm không ngủ, lo sợ thiền sư sẽ trách phạt mình trước mặt đại chúng.
Nhưng sự việc thì ngược lại, cứ ngày ngày trôi qua, thiền sư không nhắc đến chuyện, cũng không nói cho ai biết. Vị tăng trẻ tự trong lòng cảm thấy rất hổ thẹn vô cùng, từ đó về sau không dám trốn ra ngoài chơi mà quyết chí tu học, cuối cùng trở thành một vị tăng nổi tiếng đương thời.
Ví Dụ Về Lòng Khoan Dung Ngắn – Mẫu 9
Lan và em chơi rất thân với nhau. Tình bạn này của chúng em được xây lên từ một mâu thuẫn rất lớn. Đó là lần em phát hiện ra Lan ăn trộm tiền của em để mua kẹo. Em giận Lan lắm. Em đã kêu gọi mọi người trong lớp tẩy chay Lan. Lan rất hối hận và xin lỗi em nhưng em đã không đồng ý.
Em đã kể với mẹ. Mẹ đã kể với em câu chuyện về lòng khoan dung. Em hiểu được sự cần thiết của lòng khoan dung. Em đã tha lỗi cho Lan và cũng bảo mọi người trong lớp chơi với Lan. Từ đó, bọn em chơi rất thân với nhau đến tận bây giờ.
Ví Dụ Về Lòng Khoan Dung Ấn Tượng – Mẫu 10
Trong chiến tranh tại Việt Nam, nhiều cựu chiến binh Mỹ đã phạm phải những tội lỗi ghê rợn, trong đó phải kể đến vụ thảm sát Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 16 tháng 3 năm 1968, 504 người trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em, kể cả những đứa trẻ mới lọt lòng mẹ, đã bị đại đội Charlie giết hại.
Các cựu chiến binh Mỹ, những người tham gia vụ thảm sát này, luôn bị dày vò bởi những tội lỗi ghê rợn đó, quyết định quay trở lại mảnh đất đau thương Mỹ Lai, cầu mong người dân Việt Nam tha thứ.
Bà Phạm Thị Thuận, một trong những nhân chứng sống sót sau vụ thảm sát này, khi được hỏi: “Bà nghĩ gì trước những lời xin lỗi của những cựu chiến binh Mỹ”, đã trả lời: “Gia đình tôi có 6 người bị giết trong vụ thảm sát, mất mát đau thương này không gì bù đắp được. Nhưng chuyện qua rồi, tôi tha thứ khi họ đã biết sám hối”.
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Sống Đẹp Là Gì 🍃 ý nghĩa
Ví Dụ Về Lòng Khoan Dung Đặc Sắc – Mẫu 11
Sự nhẫn nại, khoan dung của mẹ nâng bước con trưởng thành. Câu chuyện kể về cậu bé Quang 6 tuổi khi đang chơi đùa không cẩn thận làm vỡ chiếc cốc của mẹ. Mẹ còn chưa nói gì Quang đã khóc òa lên. Một lúc sau, khi Quang đã vui vẻ trở lại, mẹ mới hỏi: “Sao lúc nãy tự nhiên con lại khóc?”, Quang liền nói: “Vì con làm vỡ cốc của mẹ”.
Mẹ nghe thấy vậy liền nói: “Mẹ biết là con không cố ý. Con vì điều này mà khóc có đáng không?”. Quang yên lặng ngồi nghe mẹ nói. Mẹ hỏi tiếp: “Con khóc có phải sợ mẹ mắng không?”. Quang gật đầu nói: “Vâng ạ, con sợ mẹ mắng con nên con mới khóc”.
Nghe xong, mẹ hiểu ra mọi chuyện. Mẹ xoa đầu con và nói: “Nếu con không cố ý, mẹ sẽ không trách mắng con. Con cần nhớ rằng, khóc không giải quyết được vấn đề gì cả. Con đã làm sai, cần biết sai ở đâu, sau đó sửa chữa, như vậy mẹ sẽ tha thứ cho con”. Quang nghe xong liền mỉm cười vui vẻ.
Ví Dụ Về Lòng Khoan Dung Cụ Thể – Mẫu 12
Còn trong “Hồi ức Đỗ Trung Quân”, nhà thơ thú nhận, hồi còn đi học, có lần vì quá mê mẫn một tập thơ mà không đủ tiền mua nên anh đã “quyết định một quyết định chưa từng có trước đó trong đời: ăn cắp sách”.
Anh lận tập thơ sau lưng áo học trò bước ra cửa. Không qua mắt được ông Hùng Trương (chủ tiệm sách Khai Trí). Ông ôn tồn: “Em học lớp mấy? Là học trò sao lại đi ăn cắp. Ăn cắp gì cũng xấu hiểu chưa? Tôi coi sổ thấy em mới phạm lần đầu ở đây nên cho em về. Ráng làm người tốt, được đi học thì đừng thành ăn cắp nghen em!”.
Hơn 30 năm sau, một ngày nọ, bỗng dưng nhà thơ được ông Hùng Trương mời đến gặp. Ông đưa một bản in tay bài thơ “Quê hương – bài học đầu cho con” để xin tác giả ký tên.
Quân kể cho ông nghe về buổi chiều nhá nhem tối của Sài Gòn hơn 40 năm trước: “Đứa học sinh ăn cắp tập thơ Phạm Thiên Thư được ông tha cho với lời khuyên bảo ân cần ngày xưa. Nó đây thưa ông!”.
Sự khoan dung trong nhiều trường hợp có thể làm thay đổi cuộc đời một người theo hướng tích cực, biến họ trở thành người tử tế. Rõ thật may mắn cho cậu học trò Đỗ Trung Quân vì đã gặp được những người có tấm lòng khoan dung, độ lượng.
Ví Dụ Về Lòng Khoan Dung Xúc Động – Mẫu 13
Câu chuyện về một thầy giáo tìm thủ phạm lấy cắp chiếc đồng hồ là một câu chuyện nói về lòng khoan dung của một thầy giáo mà có thể rất nhiều người đã được đọc.
Trong một lớp tiểu học, bạn trai nọ đánh cắp chiếc đồng hồ của một bạn gái. Thầy bảo cả lớp đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi của tất cả học sinh và lấy chiếc đồng hồ từ trong túi bạn trai ra. Thầy đưa chiếc đồng hồ cho cả lớp thấy và trả lại cho bạn gái ấy. Thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ, không nói với “thủ phạm” một lời nào và cũng không đề cập chuyện đó với bất cứ ai.
Nhiều năm sau, khi được chính cậu học trò, “thủ phạm” năm xưa, nhắc lại, người thầy thố lộ: “Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ là một hành động nhất thời bồng bột của tuổi trẻ, thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ mà muốn đó như là một bài học để rút kinh nghiệm.
Thầy tin rằng em nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn. Giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện, giáo dục không phải là sự trừng phạt!”.
Ví Dụ Về Lòng Khoan Dung Ngắn Hay – Mẫu 14
Vụ thảm sát ở Thạnh Phong, tỉnh Bến Tre, ngày 25 tháng 2 năm 1969, của lực lượng biệt kích SEAL do Bob Kerrey chỉ huy, đã giết hại 21 dân thường, trong đó có cả người già, phụ nữ và trẻ em. Ông Bob Kerrey, sau này là Thượng nghị sĩ, thú nhận ông luôn bị day dứt, ám ảnh bởi những ký ức đau buồn, phải sống chung với những tội lỗi mà mình gây ra. Ông xin lỗi những người dân Thạnh Phong.
Gia đình những nạn nhân của Bob Kerrey cho biết: Hận thì rất hận nhưng oán thù không muốn giữ lâu. Hòa bình rồi, chẳng ai quên được quá khứ nhưng cứ khư khư ôm hận thì cũng để làm gì? Thôi cứ để lương tâm họ tự phán xét.
Dẫn Chứng Về Khoan Dung Chi Tiết – Mẫu 15
Câu chuyện khác về sự khoan dung vô lượng của những ông bố, bà mẹ đã xin giảm án cho kẻ đã sát hạị con mình trước HĐXX.
“Tôi đã ngã quỵ, mất hết động lực sống khi con trai bị giết. Tôi đã từng rất căm ghét, và cả thù hận kẻ đã ra tay giết con mình. Tưởng như tôi không bao giờ có thể tha thứ, thế nhưng ánh mắt và sự cầu xin của người mẹ bị cáo đã khiến tôi xiêu lòng. Tôi không muốn có một người mẹ nào nữa phải chịu nỗi đau mất con giống như tôi”, bà M. – mẹ của nạn nhân đã chia sẻ trong phiên tòa của TAND TP.HCM xét xử bị cáo Lê Ngọc Mạnh (SN 1993, ngụ TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) về tội “Giết người”.
SCR.VN tặng bạn 💧 Dẫn Chứng Về Sống Đẹp 💧 cụ thể