Mâm Cúng Chúng Sinh [Lễ Cúng, Bài Cúng, Cách Bày Cúng Chi Tiết]

Mâm Cúng Chúng Sinh ❤️️ Lễ Cúng, Bài Cúng, Cách Bày Cúng ✅ Tìm Hiểu Các Lễ Vật Và Nghi Thức Cần Thiết Cho Mâm Cúng Chúng Sinh, Cúng Cô Hồn.

Mâm Cúng Chúng Sinh Cần Những Gì

Cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cô hồn. Là lễ cúng bố thí cho những vong hồn vất vưởng không nơi thờ cúng, chịu nhiều oan trái chưa siêu độ. Vậy Mâm Cúng Chúng Sinh Cần Những Gì? Mâm Cúng Chúng Sinh Có Những Gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đầy đủ hơn dưới đây nhé!

Cúng chúng sinh hay còn gọi là “cúng vong linh “, “thí thực”. Việc thực hiện nghi lễ cúng chúng sinh sẽ giúp những linh hồn của những người chết oan, sống lang thang không nhà, không nơi nương tựa, không có người thờ phụng. Đây cũng là cách mà nhiều người tin rằng sẽ không bị quấy nhiễu. Hoặc được phù hộ từ những oan hồn trên.

Cúng chúng sinh, cô hồn có ý nghĩa tâm linh thờ cúng sâu sắc và nhân văn bởi việc người sống cúng tế cho những vong hồn đói khát vất vưởng không nơi nương náu thờ cúng, xóa tội vong nhân, cầu siêu cho linh hồn vong hồn siêu thoát.

Đối với mâm cúng chúng sinh, chúng ta chỉ nên chuẩn bị mâm cúng chay để không khơi gợi lòng tham, sân, si nơi các cô hồn khuất mày khuất mặt. Trên mâm lễ cúng chúng sinh thường có những đồ lễ cúng chúng sinh chủ yếu sau:

  • Muối gạo (1 đĩa)
  • Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
  • Hoa quả (ngũ quả gồm 5 loại, 5 màu)
  • 12 cục đường thẻ
  • Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)
  • Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo…
  • Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)
  • 03 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ

SCR.VN tặng bạn 💧 Bài Cúng Giỗ Ông Bà Tổ Tiên 💧 Lễ Vật, Văn Cúng Giỗ

Chuẩn Bị Mâm Cúng Chúng Sinh

Những điều nên làm và cúng chúng sinh những gì đều là những tín ngưỡng dân gian mà không ai hay một ngành khoa học nào có thể kiểm chứng đúng sai. Nhưng với quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên Mâm Cúng Chúng Sinh Gồm Những Gì và cần Chuẩn Bị Mâm Cúng Chúng Sinh như thế nào luôn là vấn đề rất được quan tâm.

Tập tục cúng lễ cô hồn mỗi vùng miền khác nhau nên mâm cỗ cúng cô hồn cũng khác biệt một chút. Để chuẩn bị được một mâm cúng chúng sinh đầy đủ và đúng với phong tục tập quan của nơi mình sống, dưới đây là danh sách những lễ vật cần có theo mỗi vùng miền:

Lễ vật cúng cô hồn miền Bắc: Mâm cúng cô hồn hàng tháng ở miền Bắc khá đơn giản; gồm những thứ xuất hiện nhiều trong đời sống hằng ngày.

  • 1 bình hoa, 2 chén trà, 3 cây nhang
  • 1 cây nến, 1 bát chè, 1 bát muối trắng nhỏ
  • Tiền lẻ, tiền vàng mã
  • Mâm ngũ quả, 7 bát cháo trắng loãng.

Mâm cúng cô hồn hàng tháng ở miền Trung: Người miền Trung có ngày cúng cô hồn hàng tháng tương tự như người miền Bắc. Tuy nhiên, lễ vật mâm cúng dâng lên có đôi chút khác biệt:

  • 1 cây nến, 2 chén trà, 3 cây nhang
  • Bình hoa và mâm ngũ quả
  • 7 bát cháo trắng loãng
  • Bỏng chay, ngô khoai luộc, bát nước
  • Trầu cau, tiền vàng mã.

Mâm cúng cô hồn hàng tháng ở miền Nam: Khác biệt với miền Bắc và miền Trung, người miền Nam chuẩn bị khá nhiều thứ trong ngày cúng lễ cô hồn hàng tháng như:

  • 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 3 ly nước
  • 5 bát cơm vắt, 12 cục đường thẻ, 12 chén cháo trắng loãng nhỏ
  • Mía, bánh kẹo, tiền, mặt, vàng mã
  • 2 ngọn nến, mâm ngũ quả, trầu cau và hoa tươi.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Bài Cúng Gia Tiên 🌹 Cách Cúng, Bài Khấn Gia Tiên

Mâm Cúng Chúng Sinh Đặt Ở Đâu

Đối với người Việt, cúng cô hồn đã trở thành nghi lễ truyền thống, được truyền từ thế này sang thế hệ khác. Thế nhưng một vấn đề rất quan trọng mà bạn cần đặt biệt chú ý đó là Mâm Cúng Chúng Sinh Đặt Ở Đâu để không phạm phải điều kỵ bất lợi cho gia chủ.

Khi cúng chúng sinh, mâm cúng nên đặt ngoài sân, không nên đặt mâm lễ cúng cô hồn ngoài bậu cửa. Bên cạnh đó, gia chủ có thể đặt mâm cúng theo hướng thuận lợi nhất cho việc hành lễ. Lễ cúng cô hồn thường không quy định hướng bắt buộc tuân theo như những lễ cúng khác. Lý giải lý do tại sao không nên đặt mâm lễ cúng cô hồn ngoài bậu cửa mà phải ở hẳn ngoài sân là do theo quan niệm dân gian cho rằng, chỉ nên cúng cô hồn ngoài sân vì nếu không có thể rước vong lạ vào nhà.

Việc nhiều gia đình lầm tưởng cúng cô hồn là để phù hộ cho gia trạch là hoàn toàn sai lầm. Lễ cúng này là để cứu rỗi và mời gọi các vong hồn lang thang ăn uống cho no ấm. Với hy vọng họ không quấy phá đến cuộc sống bình yên của gia đình mình. Điều này không bao hàm ý nghĩa các vong hồn này sẽ phù hộ cho gia đình của bạn.

Mời bạn đọc nhiều hơn với 🔥 Bài Cúng Táo Quân 🔥 Cách Cúng, Văn Cúng, Lễ Vật Cúng

Cách Bày Mâm Cúng Chúng Sinh

Cúng chúng sinh thể hiện lòng từ bi của người trần đối với những linh hồn vất vưởng, lai vãng. Cách Bày Mâm Cúng Chúng Sinh cũng có những lưu ý riêng để gia chủ thực hiện được nguyện vọng của mình cũng như không bị ảnh hưởng bởi những chuyện tâm linh.

Mâm cúng chúng sinh nên được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14.7 hoặc 15.7 (âm lịch). Người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất.

Sau khi chuẩn bị lễ vật và văn khấn, cần bày biện mâm cúng cho đẹp mắt. Khi rải tiền vàng ra mâm cúng, nên để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương sau đó bày lễ và cúng. Khi thắp nhang phải đứng nghiêm chỉnh và đọc bài khấn cúng chúng sinh, đọc chuẩn, rõ tên và địa chỉ gia chủ, phải tĩnh tâm.

Sau đó, đọc bài văn cúng khấn bái để tránh rước chúng sinh cô hồn vào nhà. Tiếp đến, vái các chúng sinh cô hồn mời cô hồn. Khi cúng xong, đợi tắt nhang thì hóa vàng ngay để tiễn cô hồn đi.

Những điểm cần chú ý khi làm lễ cúng chúng sinh:

  • Thời điểm cúng chúng sinh tốt nhất là vào buổi chiều tối. Vì lúc này các cô hồn dễ dàng nhận lễ vật cúng như ít quấy phá hơn.
  • Sau khi hoàn tất lễ cúng chúng sinh cần phải đốt giấy tiền vàng mã ngay. Để đảm bảo các cô hồn sau khi nhận lễ vật sẽ ra đi một cách nhanh chóng.
  • Sau khi cúng, cần vẩy gạo và muối ra phía xa theo 8 hướng.
  • Khi làm lễ cúng không nên có mặt trẻ em, người già hay phụ nữ có thai. Vì những đối tượng này rất dễ bị các cô hồn đùa giỡn, trêu chọc.
  • Nhiều gia đình còn chuẩn bị cua, cá, lươn,… để làm lễ vật phóng sinh. Sau khi hoàn tất lễ cúng chúng sinh.

Những điểm cần chú ý khi đặt lễ vật trên mâm cúng chúng sinh:

  • Trên mâm cúng chúng sinh, khi đặt quần áo phải nằm tại vị trí cuối cùng. Tiếp theo là giấy tiền vàng mã và những vật dụng cúng cô hồn khác.
  • Tiền lẻ (tiền thật) nếu đặt trên mâm cúng phải giắt xung quanh mâm trái cây (thường là mâm ngũ quả) và mâm bánh kẹo.
  • Khi đặt quần áo chúng sinh nên đặt nhiều, ít nhất phải từ 20 đến 50 bộ để đủ cho các vong hồn.

Mời bạn đón đọc 🌜 Bài Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7 🌜 Cách Cúng, Bài Khấn

Lễ Cúng Chúng Sinh Ngày Rằm Tháng 7

Thực hiện Lễ Cúng Chúng Sinh Ngày Rằm Tháng 7 âm lịch hàng năm mang nhiều giá trị và ý nghĩa tâm linh tốt đẹp của người Việt. Đây là một lễ cúng quan trọng và không thể thiếu được của nhiều gia đình từ xưa đến nay.

Thực chất, cúng chúng sinh rằm tháng 7 là lễ cúng cô hồn được thực hiện vào tháng 7 âm lịch. Việc lựa chọn ngày cúng chúng sinh có thể linh hoạt từ ngày 2 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7. Tương truyền rằng, mỗi năm, theo lịch âm, vào ngày 2 tháng 7, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan, rất nhiều vong linh sẽ quay trở về dương gian, trong đó bao gồm cả quỷ đói và cửa sẽ được đóng vào đêm ngày 14 tháng 7.

Ở một số gia đình, người ta còn thường thực hiện tục giật cô hồn với quan niệm rằng càng có nhiều người đến giật thì sẽ càng có nhiều lộc, và đồ ăn giật được thì đều có thể ăn uống bình thường, không phải lo lắng điều gì cả.

Trước khi kết thúc buổi lễ, gia chủ sẽ bê ra một mâm lễ gồm có: tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo,… ra ngoài đường để trẻ con tranh cướp nhau. Đây chính là những đồ ăn đã cúng, sau khi cúng sẽ được chia ra.

Cùng với Mâm Cúng Chúng Sinh, gửi đến bạn 🍃 Mâm Cơm Cúng 30 Tết 🍃 Cách Chuẩn Bị Thực Đơn, Bày Đẹp

Rằm Tháng 7 Có Nên Cúng Chúng Sinh Không

Cúng chúng sinh là một hoạt động tâm linh, phổ biến vào tháng Bảy (Âm lịch) nhằm làm phúc cho các cô hồn lang thang. Nhưng nếu gia chủ không biết cúng sẽ vô tình rước “vong” vào nhà. Vậy Rằm Tháng 7 Có Nên Cúng Chúng Sinh Không? Nếu cúng thì phải cúng thế nào cho đúng?

Tháng Bảy (Âm lịch) có hai lễ lớn là lễ Vu Lan và lễ cúng chúng sinh, hai lễ này hoàn toàn khác nhau. Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên cứu mẹ. Dân gian làm lễ Vu Lan nhằm cầu siêu cho gia tiên siêu thoát, tưởng nhớ đến công đức sinh thành của cha mẹ, tổ tiên. Lễ cúng cô hồn là bố thí thức ăn cho những vong hồn không ai thờ cúng.

Theo một số chuyên gia về tâm linh cho rằng người dân nên cúng cô hồn tại chùa, điện, phủ hoặc có thầy cúng, bởi việc cúng cô hồn rất phức tạp, không biết mời cô hồn đi là gia chủ tự rước vong vào nhà quấy nhiễu gia đình, chứ không phải được cô hồn phù hộ như nhiều người lầm tưởng.

Do đó, tổ chức lễ cúng chúng sinh tại chùa, miếu hay điện, phủ là thích hợp nhất. Tại những nơi này, sẽ có các thầy với pháp lực cao giúp chiêu mộ và và giác ngộ cửa Phật. Người thường chúng ta không có khả năng đó nên nếu không thực hiện đúng cách. Thì sẽ phản tác dụng làm cho các vong hồn nổi lòng tham và quấy phá gia đình của bạn.

Trong trường hợp nhiều gia đình không đăng ký được các khóa cầu siêu, cúng chúng sinh tại chùa và muốn làm ở nhà, bạn nên làm theo thứ tự sau: Đi chùa buổi sáng làm lễ cầu siêu, báo hiếu gia tiên. Sau đó về nhà thắp hương tưởng nhớ người đã mất. Chiều tối – theo dân gian thời điểm này nắng đã nhạt, các vong hồn mới dễ dàng tụ lại nhận được đồ mà các gia chủ cúng bố thí cho.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Giao Thừa Trong Nhà 🌹 Mâm Cúng, Bài Văn Khấn

Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào

Theo truyền thống, vào ngày rằm hàng tháng, đặc biệt là rằm tháng 7 âm lịch, mỗi gia đình phải làm lễ cúng chúng sinh ngoài trời. Thế nhưng Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào là tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Rằm tháng 7 còn gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, tức là ngày mà Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các vong hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước…

Khác với mâm lễ Phật và gia tiên có thể cúng sớm hơn, lễ cúng cô hồn được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, quan niệm dân gian cho rằng, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.

Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Mâm Cúng Đất Đai 🌠

Đồ Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7

Sắm sửa Đồ Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7 như thế nào và Mâm Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì là những vấn đề rất cần phải tìm hiểu kỹ khi bạn có ý định thực hiện mâm cúng chúng sinh tại nhà.

Về cơ bản, bạn hãy nhớ một quy tắc rằng “có gì cúng nấy”, không cần quá phô trương hay cầu kỳ. Điều quan trọng đó là bạn thành tâm và mong muốn thể hiện sự chân thành của mình là được. Mâm cỗ cúng chúng sinh vào ngày rằm tháng Bảy thường bao gồm:

  • Muối, gạo mỗi thứ 1 đĩa.
  • Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt: 3 vắt.
  • 12 cục đường thẻ.
  • Giấy áo, giấy tiền vàng bạc (tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ).
  • Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc…
  • Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).
  • Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
  • 3 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 cây nến.

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời, Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Mâm Cơm Cúng Chuẩn Nhất 🌼

Mâm Cúng Chúng Sinh Ngoài Trời

Chia sẻ những hình ảnh gợi ý về Mâm Cúng Chúng Sinh Ngoài Trời, chúng sẽ rất hữu ích dành cho bạn. Cùng theo dõi để biết thêm nhiều hơn nhé!

Bày Cúng Chúng Sinh Ngoài Trời
Bày Cúng Chúng Sinh Ngoài Trời
Bàn Cúng Chúng Sinh Ngoài Trời
Bàn Cúng Chúng Sinh Ngoài Trời
Mâm Cúng Chúng Sinh Ngoài Trời
Mâm Cúng Chúng Sinh Ngoài Trời

Không chỉ có Mâm Cúng Chúng Sinh, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng 🍀 Cách Chuẩn Bị, Bày Đẹp

Mâm Cỗ Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7 Trong Nhà

Rằm tháng Bảy là một trong những dịp lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Mâm Cỗ Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7 Trong Nhà được nhiều gia đình quan tâm. Vậy trong dịp lễ này nên cúng bái như thế nào?

Trong dịp cúng rằm tháng 7, thường có ba mâm cỗ cúng là mâm cúng Phật, cúng gia tiên và cúng chúng sinh. Mâm cỗ cúng quan trọng lòng thành của mình là chính. Trong đó, lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên được làm vào ban ngày. Còn lễ bố thí cho các cô hồn thường được thực hiện vào buổi chiều tối.

Tuỳ vào mỗi gia đình, có gia đình cúng chay, có gia đình cúng mặn đó là tuỳ nhu cầu. Có người duy tâm, bảo ăn chay để người thân đã khuất được thanh tịnh. Nhưng cũng có những người vẫn cúng mặn, nhìn chung không nhất thiết phải bắt buộc có những món cụ thể, mà nên “tuỳ tiền biện lễ”

Cách biện lễ trong mỗi mâm cỗ có những thứ khác nhau. Cúng Phật thường sẽ chỉ là hoa quả, cúng chay, bánh trái không có chút thịt, cá. Còn cúng gia tiên là một mâm cỗ tuỳ gia chủ. Cúng chúng sinh phần nhiều sẽ là những bánh kẹo nho nhỏ.

Lễ cúng Phật và cúng gia tiên được thực hiện trong nhà, trên bàn thờ. Trong đó, lễ cúng Phật phải đặt ở nơi cao nhất. Trên mâm cúng cần có hoa tươi, không dùng hoa dại, hoa giả để cúng Rằm tháng 7. Mâm cúng thần linh thường đặt ở dưới lễ cúng Phật và trên lễ cúng gia tiên. Đối với mâm cúng chúng sinh nên đặt ngoài trời hoặc trước cửa chính của nhà và được tổ chức vào buổi chiều tối.

Còn thêm những nội dung hay có trong bài viết ☘ Lễ Cúng Giao Thừa ☘ Cách Cúng, Bài Văn Cúng

Bài Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7

Bài Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7 là điều không thể thiếu. Dưới đây là bài văn khấn đúng và chuẩn xác để bạn có thể sử dụng.

Bài Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7
Bài Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7

Đừng bỏ qua bài viết 🔥 Cách Đặt Chuối Lên Bàn Thờ 🔥 bạn nhé!

Mâm Cúng Chúng Sinh Đầu Năm

Để tìm hiểu về Mâm Cúng Chúng Sinh Đầu Năm, chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích sau:

Thông thường thì chúng ta sẽ chuẩn bị những lễ vật cần thiết cũng như muối và gạo để bố thí cho những vong linh lưu lạc. Những vong linh lưu lạc không có người cúng kiến thường rất đói khát. Cúng chúng sinh đầu năm không chỉ mang ý nghĩa cầu mong gia đạo yên lành, hạnh phúc, thịnh vượng trong năm mới, mà đây còn là để thực hiện lễ bố thí.

Lễ này sẽ giúp cho vong linh có thể dễ dàng nhận được lễ vật mà chúng xin dâng cúng. Vượt Qua cơn đói khát của mình cũng như khi trở về với Quỷ Môn Quan có thể tu dưỡng tâm tính. Lắng nghe theo lời Phật dạy và cố gắng tu tâm để kiếp sau chuyển hóa thành người, không cần phải chịu khổ và đọa đài nơi địa ngục. Lễ cúng chúng sinh đầu năm tại gia thường được các gia đình tổ chức vào dịp Rằm tháng Giêng.

Mâm Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng Giêng

Mâm Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng Giêng tuy đơn giản nhưng khi thực hiện gia chủ cũng cần đảm bảo được những nghi thức và lễ vật cần có.

Rằm tháng Giêng là ngày Rằm đầu tiên và cũng là 1 trong 4 ngày Rằm lớn nhất trong năm. Rằm tháng Giêng trùng với ngày lễ Thượng Nguyên và Tết Nguyên Tiêu nên việc cúng lễ rất quan trọng.

Cúng chúng sinh ngày Rằm tháng Giêng khá đơn giản, không cầu kỳ như cúng Rằm tháng 7. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Đặt mâm cúng ở ngoài trời.
  • Bước 2: Thắp hương theo số que lẻ (1,3,5,7,9) rồi đọc văn khấn.
  • Bước 3: Cúi lạy 3 lạy rồi cắm cây hương lên bát gạo là được.

Tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Bài Cúng Khai Trương Quán

Mâm Cúng Chúng Sinh Về Nhà Mới

Trước khi dọn vào nhà mới, người Việt Nam thường thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch để báo cáo với Thần Linh, Thổ Địa cai quản ở vùng đất đó. Trong lễ nhập trạch, khi cúng ngoài sân cũng cần có Mâm Cúng Chúng Sinh Về Nhà Mới.

Lễ cúng về nhà mới hay còn được gọi với tên lễ nhập trạch. Bởi nhập trạch là từ hán việt mang ý nghĩa “nhập” là vào trong, “trạch” là là ở. Vì thế lễ nhập trạch có nghĩa là lễ vào trong nhà mới. Theo quan niệm của ông cha ta từ xưa thì mỗi vị thần sẽ cai quản một mảnh đất một khu vực riêng.

Mâm cúng chúng sinh trong lễ nhập trạch (hay còn gọi là mâm cúng về nhà mới) sẽ thể hiện cho lòng thành kính của gia chủ đối với các vong linh quanh khuôn viên ở nhà mới. Chính vì vậy, dù ở vùng miền nào, dù gia đình có điều kiện hay không thì mâm lễ này cũng cần được chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận nhất.

Thông thường, lễ vật mâm cúng chúng sinh về nhà mới sẽ bao gồm mâm hương hoa, ngũ quả. Cụ thể, các lễ vật này gồm có:

  • 5 loại trái cây tươi ngon theo vùng miền hoặc theo mùa được sắp xếp một cách đẹp mắt
  • 1 bình hoa tươi, thường là hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa dơn…
  • 1 cặp đèn cầy đỏ
  • 3 miếng trầu đã têm
  • Vàng mã
  • 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước…

Đọc nhiều hơn 🌻 Bài Khấn Mùng 1 Hàng Tháng 🌻 Văn Khấn, Cách Cúng, Lễ Vật

Hình Ảnh Mâm Cúng Chúng Sinh

Tham khảo thêm một số Hình Ảnh Mâm Cúng Chúng Sinh dưới đây để biết thêm về lễ vật và cách sắp đặt mâm cúng sao cho đúng bạn nhé!

Tham Khảo Mâm Cúng Chúng Sinh
Tham Khảo Mâm Cúng Chúng Sinh
Hình Ảnh Mâm Cúng Cô Hồn
Hình Ảnh Mâm Cúng Cô Hồn
Mâm Cúng Cô Hồn Đơn Giản
Mâm Cúng Cô Hồn Đơn Giản

Cùng với Mâm Cúng Chúng Sinh, gửi tặng bạn 💕 Bài Cúng Phật Tại Nhà 💕 Cách Cúng, Lễ Vật

Viết một bình luận