Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em [34+ Văn Mẫu Hay]

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em ❤️️ 34+ Văn Mẫu Hay ✅ Gợi Ý Mẫu Văn Đặc Sắc Nhất Giúp Học Sinh Có Thêm Tài Liệu Ôn Tập.

Cách Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em

Để có thể kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn thì bạn cần tham khảo các bước sau đây.

  • Bước 1: Bạn nên tìm đọc truyện cổ tích. Trong truyện đó, chi tiết nào gây ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất?
  • Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý. Cần đọc kĩ truyện đã chọn và tìm ý cho truyện như hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhân vật, sự việc xảy ra, cảm nghĩ về truyện và từ đó có thể sắp xếp các ý đã tìm theo một dàn ý.
  • Bước 3: khi viết bài, cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.

Tham khảo tuyển tập văn ☔ Kể Lại Một Câu Chuyện Cổ Tích Mà Em Biết ☔ chọn lọc

Dàn Ý Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em

Sau đây là mẫu dàn ý kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của em để các bạn đọc có thể tham khảo thêm.

I. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mà bạn muốn kể

  • Chuyện tên gì?
  • Gồm những nhân vật nào?
  • Hoàn cảnh ra đời?…

II. Thân bài: Diễn biến và các chi tiết của câu chuyện

  • Kể lại câu chuyện theo trình tự không gian và thời gian
  • Kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, các phép tu từ làm cho bài văn thêm phần hấp dẫn

III. Kết bài: Kết thúc của câu chuyện và cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện.

Giới Thiệu Bài 🍀 Kể Một Câu Chuyện Em Thích Bằng Lời Văn Của Em 🍀Hay Nhất

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em Sự Tích Cây Vú Sữa – Mẫu 1

Đón đọc bài văn kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của em sự tích cây vú sữa hay nhất sau đây.

Truyện cổ tích chính là suối nguồn mát lành về lòng nhân hậu và những bài học làm người bao la. Hòa trong dòng chảy mát lành ấy, có truyện Cây vú sữa là câu chuyện khiến em nhớ mãi về sự hi sinh của đấng sinh thành.

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống và hóa thành một cái cây.

Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ. “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bên mình, về với mẹ thôi.” Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào:

Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

“Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ”. Câu chuyện về cây vú sữa đã gửi gắm đến chúng em bài học về đạo làm con và công ơn trời biển của đấng sinh thành. Cảm ơn vườn cổ tích, cảm ơn những câu chuyện nhân văn đã dạy dỗ chúng em nên người trong suốt hành trình lớn lên.

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em Nàng Tiên Ốc – Mẫu 2

Gợi ý thêm đến bạn mẫu văn kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của em Nàng Tiên Ốc hấp dẫn sau đây.

Ngày xưa, tại một làng nhỏ kia có một bà lão nhà nghèo, lại không có con cháu để tựa nương. Mỗi ngày, bà phải lặn lội, bắt ốc mò cua để làm kế sinh nhai.

Bữa nọ, bà bắt được một con ốc nhỏ rất xinh xắn. Vỏ ốc biêng biếc xanh với những đường vân đẹp chưa từng thấy. Ngắm ốc trên tay mãi, bà lão thương ốc quá, không muốn bán. Bà liền thả vào chum nước để nuôi.

Từ ngày có ốc trong nhà, bà bỗng nhận thấy có nhiều điều khác lạ. Ngoài đồng về, bà thấy nhà cửa của mình đã có ai quét dọn sạch sẽ. Trong chuồng, đàn lợn đã được ăn no nằm yên không kêu la như mọi bữa. Trong bếp, cơm nước cũng đã được nấu sẵn tinh tươm. Ngoài sau nhà, vườn rau cũng đã dọn sạch cỏ. Mấy hôm liền đều như thế. Bà lão rất kinh ngạc, quyết tâm sẽ rình xem ai tốt bụng đã giúp đỡ mình.

Hôm sau, bà vẫn ra đồng như mọi bữa. Nhưng giữa đường, bà quay lại, rón rén núp sau cánh cửa rình xem. Bỗng thấy một nàng tiên xinh đẹp từ trong chum nước bước ra. Liền đó, bà lão bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên và dịu dàng bảo nàng:

-Con hãy ở lại đây với mẹ.

Thế là từ đó bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Hai người thương yêu nhau như hai mẹ con.

Tham khảo thêm 💕 Kể Lại Câu Chuyện Nàng Tiên Ốc 💕hay nhất

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em Truyện Tích Chu – Mẫu 3

Tiếp theo là bài văn kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của em truyện Tích Chu ấn tượng nhất.

Ngày xưa, trong một ngôi làng nhỏ có một cậu bé sống cùng với bà. Cậu bé tên là Tích Chu. Tích Chu là một cậu bé nghịch ngợm. Cậu ta chỉ mải mê chơi đùa với bạn của mình, cậu ta không quan tâm nhiều đến bà mình.

Một hôm, bà Tích Chu khát nước quá. Bà gọi Tích Chu nhưng Tích Chu không có ở nhà. Cậu ta đang vui chơi với bạn bè của mình. Bà Tích Chu khát nước quá nên biến thành một chú chim và bay đi tìm nước.

Khi Tích Chu trở về nhà, cậu ta không thấy bà mình đâu cả. Cậu biết rằng bà mình đã hóa thành chim, và cậu cần phải mang nước thần về cho bà. Cậu bé chấp nhận làm mọi điều để chim có thể biến trở lại thành bà nội của cậu.

Sau khi vượt qua hết các trở ngại khó khăn và nguy hiểm trên đường đi tìm nước thần, cậu bé đã mang được nước thần về cho chim uống. Chim uống xong liền hóa lại thành bà. Tích Chu hứa với bà rằng cậu sẽ ngoan ngoãn hơn để bà vui long. Kể từ đó, họ sống hạnh phúc với nhau.

Đọc thêm 🌈 Tóm Tắt Truyện Tích Chu 🌈 đầy đủ ý

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em Tấm Cám – Mẫu 4

Xem thêm mẫu văn kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của em Tấm Cám được SCR.VN biên soạn sau đây nhé!

Truyện cổ tích Tấm Cám chắc hẳn ai cũng đã từng đọc hoặc nghe đến ít nhất một lần. Câu chuyện tuy có nhiều yếu tố hoang đường, không có thật nhưng để lại cho chúng ta rất nhiều bài học vì thế vẫn được lưu truyền đến ngày hôm nay.

Tấm và Cám là hai chị em nhưng là cùng cha khác mẹ. Mẹ Cám chỉ biết quan tâm, lo lắng và chiều chuộng con gái mình, ngược lại luôn hành hạ, sai khiến và chửi mắng Tấm, bắt Tấm làm mọi việc trong nhà. Cả buổi chiều Tấm hì hụi lội bùn bắt được một giỏ đầy tép lại bị Cám cướp trắng chỉ còn lại một chú cá bống nhỏ. Đó là con cá bống mà bụt ban cho Tấm, Tấm đem cá về nuôi dưới giếng, hàng ngày cho cá ăn.

Một hôm hai mẹ con Cám đã lừa tấm làm thịt cá bống vứt tro vào bếp. Nhờ có Bụt mà Tấm tìm được đống xương cá trong tro bếp sau đó bỏ vào bốn cái lọ chôn dưới chân giường.

Ngày nọ, vua cho mở hội linh đình, ai nấy đều sắm sửa đi trẩy hội, Tấm cũng muốn đi nhưng lại bị mụ dì ghẻ bắt ở nhà. Khi ấy bụt lại hiện lên, khiến đàn chim sẻ nhặt thóc và gạo thành hai đống khác nhau lại còn biến hóa đống xương cá thành áo lụa, giày thêu, ngựa và yên cương đẹp đẽ.

Tấm trên đường đi trẩy hội đã làm rơi chiếc giày, Vua nhặt được bèn ra lệnh nếu ai đi vừa chiếc giày này sẽ làm vợ vua. Vì chính là chiếc giày Tấm đánh rơi nên Tấm đã đi vừa nên trở thành vợ vua. Tuy nhiên ngay sau đó mẹ con Cám đã hại chết Tấm. Lừa Tấm trèo lên cây cau cao rồi chặt cây khiến Tấm chết.

Về sau Tấm hóa thân thành nhiều thứ khác nhau để luôn được bên cạnh vua lại có thể trừng phạt mẹ con Cám. Lúc thì hóa thân thành con chim vàng anh hót bên cạnh nhà vua, lúc lại là hai cây xoan đào che mát, lúc là khung cửi và cuối cùng là quả thị.

Quả thị được bà lão hàng nước đem về để trong nhà, hàng ngày Tấm bước ra từ quả thị dọn dẹp nhà cửa nấu cơm cho bà lão, bà lão khi phát hiện ra Tấm liền không cho Tấm trở lại vào quả thị nữa. Nhờ miếng trầu têm của Tấm mà nhà vua phát hiện ra vợ mình sau đó đón Tấm trở về cung.

Lần này Tấm về, Cám bèn xin cách làm sao lại càng trẻ đẹp ra như thế. Tấm liền chỉ cách tắm nước sôi, thế là Cám chết. Sau đó Tấm gửi lọ mắm về cho mụ dì ghẻ, mụ ta khi biết hũ mắm được làm từ con gái liền lăn ra chết.

Kết thúc chuyện chúng ta thấy Cám và mẹ Cám vẫn chưa chịu nhiều khổ đau bằng Tấm. Tuy nhiên chân lý “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” không bao giờ sai, làm người phải luôn nhớ gieo nhân nào sẽ gặp quả đó.

Xem thêm mẫu 🌿 Kể Lại Câu Chuyện Tấm Cám 🌿 ngắn gọn

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em Cây Tre Trăm Đốt – Mẫu 5

Khám phá ngay bài văn kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của em cây tre trăm đốt sau đây nhé!

Nhắc đến những câu chuyện cổ tích em liên tưởng ngay đến những ông bụt, bà tiên, những vị thần giúp đỡ người tốt trong lúc nguy nan cấp bách hay đau khổ. Một trong những truyện cổ tích em được đọc nhiều lần và nhớ rõ từng chi tiết chính là truyện Cây tre trăm đốt.

Câu chuyện Cây tre trăm đốt kể về một lão nhà giàu và một anh nông dân nghèo. Lão nhà giàu tuy có tiền nhưng lại rất keo kiệt, chỉ biết ăn của người, anh nông dân nghèo phải đi cày thuê ruộng cho lão nhưng lão lại không muốn trả tiền liền nghĩ ra cách dỗ dành anh chịu khó cày bừa đủ ba năm sẽ gả con gái cho.

Anh nông dân tính thật thà liền tin ngay, chăm chỉ làm lụng cả vụ lúa mùa đến vụ lúa chiêm, kiếm cho lão nhà giàu không biết bao nhiêu là thóc lúa.

Đến hạn ba năm trôi qua, lão nhà giàu không muốn gả con gái cho anh nông dân nên lừa anh đi chặt cây tre đủ 100 đốt về làm đũa cho cả làng ăn cỗ. Anh nông dân khờ tưởng cây tre trăm đốt có thật nên vào rừng chặt nhưng làm gì có cây tre nào đủ 100 đốt, may thay anh là người thật thà lại ăn ở tốt nên được trời thương, có một ông lão dạy anh đọc câu thần chú “khắc nhập, khắc xuất”.

Từ 100 đốt tre có thể liền thành một cây tre cao vút thẳng tắp, anh nông dân đã thành công có được cây tre đủ 100 đốt.

Thế nhưng khi mang tre về anh nông dân biết mình đã bị lừa, lão nhà giàu đang mở tiệc linh đình gả con gái cho tên nhà giàu khác. Thấy vậy anh ta liền đọc câu thần chú “khắc nhập” nhốt cả lão nhà giàu và những tên nhà giàu khác vào trong cây tre, lúc sau khi lão đã hứa gả con gái thì anh nông dân mới đọc “khắc xuất” để họ được ra ngoài.

Quả thực những người tốt sẽ luôn gặp điều lành, may mắn giống như câu “Ở hiền gặp lành” còn những người xấu ác trước sau gì cũng phải chịu quả báo cho những việc mình đã gây ra.

Tham khảo thêm 🍂 Kể Lại Câu Chuyện Cây Tre Trăm Đốt 🍂 chi tiết

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em Thạch Sanh – Mẫu 6

Giới thiệu đến bạn mẫu văn kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của em Thạch Sanh sau đây.

Trong các câu chuyện cổ tích mà em đã từng được đọc, thì câu chuyện em thích nhất chính là truyện cổ tích Thạch Sanh.

Câu chuyện kể về cuộc đời của Thạch Sanh – một chàng trai dũng cảm, tốt bụng và tài năng. Chàng vốn là thái tử ở trên thiên đình, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của hai vợ chồng già tốt bụng. Cha chàng qua đời trước khi chàng được sinh ra. Mấy năm sau, mẹ chàng cũng qua đời.

Để lại Thạch Sanh sống cánh tứ cố vô thân, lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của chàng là một lưỡi búa của cha để lại. Năm chàng biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho chàng đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Thạch Sanh là người luôn khát khao mái ấm gia đình. Vì vậy, chàng đã bị Lý Thông lừa gạt, đến sống chung và làm lụng giúp đỡ mẹ con nhà hắn.

Sau này, chàng còn bị Lý Thông lừa đến miếu thờ nộp mạng cho chằn tinh thay hắn. May mắn nhờ có võ nghệ và phép thần thông, Thạch Sanh đã giết chết và chặt đầu chằn tinh mang về. Lần này, chàng lại bị Lý Thông lừa gạt cướp công giết chằn tinh, còn bản thân thì lại trở về lủi thủi một mình dưới gốc đa.

Sau này, trong một lần tình cờ, chàng nhìn con đại bàng tinh đang bắt một cô gái bay ngang qua. Thế là Thạch Sanh liền bắn bị thương cánh của đại bàng, rồi lần theo vết máu mà đuổi tới hang của đại bàng, nhằm tìm cách cứu cô gái. Tuy biết được hang ổ của đại bàng, nhưng Thạch Sanh vẫn chưa tìm ra cách cứu cô gái vì cái hang quá sâu, một mình chàng thì không đưa cô gái lên được.

Đúng lúc đó, chàng gặp lại Lý Thông, một lần nữa hắn lại tìm cách lừa chàng. Thì ra, cô gái đó chính là công chúa, và nhà vua đã ra lệnh rằng, nếu ai cứu được công chúa sẽ được cưới nàng và nối ngôi vua. Thạch Sanh không chút nghi ngờ, lập tức dẫn Lý Thông và quân lính đến hang đại bàng.

Chàng chủ động nhảy xuống đưa công chúa lên trước. Đến lượt chàng, Lý Thông sai quân lính lấp cửa hang lại. Đến lúc này chàng mới nhận ra bộ mặt độc ác, xảo trá của hắn.

Cửa hang bị lấp lại, Thạch Sanh cố tìm cách ra ngoài bằng một lối đi khác. Trong quá trình đó, chàng gặp mặt và cứu thoát con trai vua Thủy Tề khỏi cũi sắt. Sau đó, chàng được mời xuống thủy cung và được vua thủy tề tạ ơn hậu hĩnh. Thế nhưng với tính cách thật thà, chàng chỉ xin nhận một cây đàn rồi lại trở về túp lều cũ dưới gốc đa.

Trở về nhà, chàng lại tiếp tục cuộc sống như xưa. Ngày ngày, sau khi làm việc mệt mỏi thì chàng lại lấy cây đàn ra để giải khuây. Tiếng đàn của chàng vẳng đến cung công chúa, khiến nàng bật cười vui vẻ. Thì ra từ lúc được cứu ra khỏi hang đại bàng, công chúa lúc nào cũng ủ rũ, buồn bã. Thấy vậy, nhà vua liền cho mời Thạch Sanh vào cung để truy hỏi cho rõ ràng.

Đến nơi, Thạch Sanh kể rõ sự tình cho mọi người. Đến đây, sự thật được phơi bày. Mẹ con Lý Thông bị đem ra xử phạt, còn Thạch Sanh trở thành phò mã. Thế nhưng với lòng thương người, chàng đã tha cho mẹ con Lý Thông và để họ về quê. Nhưng trên đường về họ bị sét đánh trúng và biến thành bọ hung.

Sau khi đám cưới của Thạch Sanh và công chúa diễn ra thì hoàng tử các nước chư hầu đem quân sang tấn công nước ta vì ganh ghét. Thạch Sanh đã xin nhà vua cho mình được ứng chiến. Đến nơi, chàng dùng tiếng đàn để làm quân địch bủn rủn tay chân, không nghĩ suy gì về việc chiến đấu.

Sau đó, chàng dùng niêu cơm thần ăn mãi không hết khiến cho quân lính các nước chịu thua. Vì không ai có thể ăn hết cơm được. Do đó, quân của các nước chư hầu buộc phải rút về. Sau này, Thạch Sanh nối ngôi vua, trở thành một vị hoàng đế.

Câu chuyện vô cùng hay và hấp dẫn em không chỉ vì nó có nhiều chi tiết kì ảo thú vị. mà còn bởi vì trong nó, chứa đựng những ước mơ, niềm tin của nhân dân về cái thiện, cái chính sẽ luôn thắng cái ác, cái tà. Đây là một tư tưởng vô cùng tốt đẹp, cần được giữ gìn và phát huy.

Chia sẻ đến bạn bài 💦 Kể Lại Truyện Thạch Sanh 💦 ấn tượng

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em Truyện Cây Khế – Mẫu 7

Đón đọc nhiều hơn bài văn kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của em truyện cây khế dưới đây nhé!

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có hai anh em. Cha mẹ mất sớm, anh em hết mực yêu thương nhau, cùng nhau làm lụng nên cũng có của ăn, của để. Nhưng từ lúc có vợ, người anh đâm ra lười biếng.

Một hôm, người anh gọi em trai đến để phân chia gia sản. Người anh nhận hết của cải, chỉ để lại cho em một túp lều tranh, trước lều có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế tươi tốt. Đến mùa khế ra rất nhiều quả.

Người em bàn với vợ sẽ hái khế để đem ra chợ bán. Hôm đó, khi người em vừa định trèo lên cây thì đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim rất to đang đậu trên cây và đang ăn khế. Suốt một tháng, chim đều đến ăn. Người vợ xót ruột liền đến nói với chim:

– Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?

Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi và đựng.

Nói rồi chim bay đi. Vợ chồng bàn nhau làm theo lời chim nói. Sáng hôm sau, chim đến thật và đưa người em đến một hòn đảo giữa biển. Chim đáp xuống một cửa hang. Bên trong có rất nhiều vàng bạc châu báu. Thấy hang sâu và tối, người em chỉ dám nhặt ít châu báu ở ngoài, rồi ra hiệu cho chim ra về.

Từ đó, cuộc sống của gia đình của người em trở nên sung túc. Họ cho dựng một căn nhà khang trang gần túp lều và cây khế và giúp đỡ người dân nghèo khổ. Tiếng lành đồn xa, chuyện đến tai người anh. Một sáng, người anh đến nhà em trai từ sớm. Anh ta liền lân la hỏi chuyện, rồi gạ để đổi lấy túp lều và cây khế.

Cả gia đình người anh chuyển đến túp lều tranh của em trai. Ngày nào, vợ chồng người anh cũng chỉ ăn rồi ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, cả hai đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết. Chim thần cũng nói y như lời kể của người em. Người anh bảo vợ may hẳn chiếc túi gấp ba lần, thành ra như một cái tay nải lớn.

Sáng hôm sau, chim thần đến đưa người anh ra đến đảo. Anh ta hoa mắt khi thấy nhiều vàng bạc châu báu. Vào trong hang, người anh lại càng mê mẩn, cố sức nhét thật đầy.

Người anh leo lên lưng chim, chim là đà mãi mới cất cánh được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Mang nặng, bay ngược gió, chim yếu dần, hai cánh rũ xuống. Tai nải bật mạnh vào cánh chim. Chim buông xuôi rồi đâm bổ xuống biển. Người anh bị sóng cuốn đi. Còn chim chỉ bị ướt lông ướt cánh, lại vùng lên bay về núi rừng.

Đón đọc thêm 🌷 Kể Lại Chuyện Cây Khế Bằng Lời Văn Của Em 🌷 hay nhất

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em Em Bé Thông Minh – Mẫu 8

Dưới đây là bài văn mẫu kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của em em bé thông minh đặc sắc nhất.

Ngày xưa, có ông vua nọ muốn tìm người tài giúp nước liền sai viên quan đi khắp nơi. Một hôm, viên quan đi đến một làng nọ thấy hai cha con đang cày bừa, liền đến gấn.

Viên quan hỏi cha tôi: “Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”

Người cha chưa biết trả lời thế nào, thì cậu bé chỉ khoảng bảy, tám tuổi nhưng nghe ông quan hỏi thề thì hỏi vặn lại quan rằng: “Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”

Viên quan há hốc mồm sửng sốt không biết trả lời ra sao. Viên quan mừng thầm, nghĩ người ta đây rồi. Ông hỏi hai cha con họ tên tuổi, làng xã quê quán rồi phi ngựa đi thẳng.

Một hôm, nhà vua ban cho làng của cậu bé ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, ra lệnh làm sao phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

Cả làng lo lắng. Biết chuyện, em bé xin cha tôi thưa với dân làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo nếp bán đi lấy tiền làm lộ phí cho hai cha con trẩy kinh lo liệu việc của làng.

Làng ngờ vực bắt cha con họ viết giấy cam đoan mới đám ngả trâu đánh chén. Mấy hôm sau thì cả hai cha con lên đường vào kinh. Đến hoàng cung, cậu bé bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn cậu bé thì nhè lúc mấy người lính canh sơ ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu cậu vào, phán hỏi: “Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?”.

Lúc đó, em bé vờ vĩnh đáp: “Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ”.

Nghe cậu bé nói thế, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: “Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!”

Lúc đó, với vẻ mặt tươi tĩnh, cậu bé thưa với vua: “Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!”

Lúc đó, vua cười và bảo: “Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?”

Em bé thưa với vua rằng làng biết đó là lộc của vua ban nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi. Nghe nói vậy, nhà vua chỉ cười.

Một hôm, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ giả nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh cho em bé phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Cậu liền nhờ cha tôi lấy một cây kim và tôi đưa cho sứ giả cái kim đó rồi nói: “Ông cầm cái kim này về tâu với vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim”. Sau hôm đó, nhà vua cho gọi cha con vào và ban thưởng cho rất hậu.

Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm nước ta. Để dò xem nước ta có nhân tài hay không, họ sai sứ thần nước họ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Các đại thần nước ta đều vò đầu suy nghĩ. Mọi người dùng nhiều cách nhưng vô hiệu. Cuối cùng triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán đế kéo dài thời gian tìm người giải câu đố.

Một hôm, cậu bé đang đùa nghịch ở sau nhà thì có chỉ dụ của vua. Nghe viên quan nói đầu đuôi câu chuyện, cậu hiểu ra và bày cho viên quan cách xâu chỉ qua mây câu hát sau:

“Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…”

Viên quan sung sướng trở về triều đình và thực hiện như lời tôi nói. Nhờ vậy, sợi chỉ xâu xuyên qua ruột con ốc xoắn một cách dễ dàng. Nghe nói, sứ giả nước láng giềng nghe được câu trả lời thì vô cùng thán phục. Về sau, nhà vua còn phong cho em bé thông minh làm trạng nguyên, đón vào cung vua để học hành.

Xem thêm mẫu 🌷 Kể Lại Truyện Em Bé Thông Minh 🌷 ngắn gọn

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em Sọ Dừa – Mẫu 9

Mời bạn tham khảo thêm bài văn kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của em Sọ Dừa hay nhất sau đây.

Ngày xưa, có hai vợ chồng nông dân hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có con. Một hôm nọ, trời nắng rất to, người vợ vào rừng lấy củi cho chủ, khát nước quá không tìm thấy suối. Bà nhìn thấy cái sọ dừa bên cạnh gốc cây đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống, về nhà thì có mang.

Chẳng bao lâu sau, bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như một quả dừa nhưng lại biết nói. Bà toan vứt đi thì bỗng nhiên đứa bé cất tiếng nói:

– Mẹ ơi, con là con của mẹ đây! Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.

Thương con, bà lão giữ lại nuôi. Sau khi lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Nhà phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt kiêu kỳ, chỉ có cô út là đối đãi tử tế với Sọ Dừa.

Một hôm, như thường lệ đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Từ xa, cô bỗng nghe có tiếng sáo véo von. Cô rón rén nấp sau bụi cây và nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Nhưng nghe tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm đấy. Nhiều lần như thế, cô út biết Sọ Dừa không phải là người trần, dần đem lòng yêu mến, có thức ăn nào ngon đều giấu đem cho chàng.

Cuối mùa ở, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Bà mẹ thấy con nói vậy, vì thương con nên đành đến nhà phú ông hỏi cưới. Phù ông nghe bà lão nói thì cười lớn rồi nói:

– Muốn cười con gái ta thì phải chuẩn bị đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm.

Bà lão trở về nhà nói với con. Sọ Dừa dặn mẹ cứ yên tâm. Đến ngày cưới, Sọ Dừa đã chuẩn bị đủ lễ vật cho mẹ mang sang nhà phú ông. Lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu, chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Ai nấy đều sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc nuối vừa ghen tức.

Cuộc sống của hai vợ chồng Sọ Dừa rất hạnh phúc. Sọ Dừa học hành chăm chỉ đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trong thời gian đó, hai cô chị sinh lòng đố kị, bày mưu hãm hại em gái.

Hai cô chị rủ em chèo thuyền ra biển chơi, rồi đẩy em xuống nước. Cô út bị một con cá kình nuốt chửng vào bụng. Sẵn có con dao mà Sọ Dừa đưa cho cô rạch bụng nó, con cá chết xác dạt vào hòn đảo. Nhờ có những đồ vật mà Sọ Dừa đưa cho, cô út sống sót trên đảo hoang.

Một hôm, có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống gay to:

– Ò ó o… phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan trạng thấy thế bèn cho thuyền vào xem, hai vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà nhưng không cho ai biết, quan trạng mở tiệc mừng với bà con ngày trở về. Hai cô chị thấy vậy mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra vẻ thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, hết tiệc mới dẫn vợ ra. Hai cô chị thấy em, xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ ra đi biệt xứ.

Đón đọc mẫu văn 🌈 Kể Lại Truyện Cổ Tích Sọ Dừa 🌈 hay nhất

Kể Lại Một Câu Chuyện Cổ Tích Mà Em Biết Theo Lời Một Nhân Vật Trong Câu Chuyện Đó – Mẫu 10

Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó – nhân vật em trai trong truyện Cây Khế. Cùng đón đọc ngay nhé!

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim: Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói: Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim.

Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy “tham thì thâm”.

Gợi ý 🌷 Đóng Vai Người Anh Kể Lại Câu Chuyện Cây Khế 🌷 hấp dẫn

Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em Lớp 6 Nâng Cao – Mẫu 11

Tham khảo thêm bài văn kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của em lớp 6 nâng cao sau đây để có thêm nhiều tài liệu ôn tập nhé!

Cứ ngỡ truyện cổ tích thường giống như thế giới phép màu đẹp đẽ như thiên đường. Thế nhưng cổ tích Việt Nam lại chân thực và mang tính giáo dục, nhận thức nhiều hơn. Và truyện Tấm Cám chính là một truyện cổ tích như thế.

Ở một nhà kia có hai chị em tên Tấm và Cám. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ hai. Bố mẹ Tấm đều mất sớm, Tấm phải ở chung hai mẹ con dì ghẻ. Tuy cùng được sai làm công việc bắt tép như nhau nhưng Tấm thì lội bùn khắp nơi xúc tép còn Cám chỉ ngồi trên bờ. Chờ cho Tấm bắt đầy một giỏ Cám liền lừa Tấm đi gội đầu rồi đổ hết tép vào giỏ của mình xách về nhà nhận thưởng của mẹ.

Tấm mất hết cá nhưng lại được Bụt giúp đỡ cho con cá bống, Tấm nuôi cá dưới giếng, hàng ngày gọi lên cho ăn cơm. Đến một ngày mẹ con Cám gọi cá bống của Tấm lên rồi bắt làm thịt, vứt xương vào đống tro bếp. Tấm về gọi không thấy cá lại khóc, lúc này bụt giúp Tấm tìm lại xương cá, bày cho Tấm bỏ xương vào lọ chôn xuống đất sau này mở ra sẽ có thứ cần.

Nhà vua cho mở hội linh đình, khắp nơi mọi người kéo về kinh đô trẩy hội, Tấm rất muốn đi nhưng lại bị dì ghẻ trộn một đống thóc gạo lẫn lộn rồi bắt ngồi nhặt. May thay bụt lại hiện lên giúp đỡ, đàn chim sẻ đã nhặt thóc gạo giúp Tấm.

Sau đó Tấm đào bốn lọ đựng xương dưới đất lên, mở ra toàn là áo yếm lụa, còn có cả ngựa, yên ngựa và đặc biệt là đôi giày thêu rất đẹp. Tấm bước lên ngựa đi về phía kinh đô, khi đi qua cầu thì bị rơi một chiếc giày. Lúc sau Vua nhặt được chiếc giày bèn sai lính đưa tin “tất cả đàn bà con gái nếu chân ai đi vừa chiếc giày này vua sẽ lấy làm vợ”.

Biết bao người thử không vừa, đến lượt Tấm thì vừa như in vì đó chính là giày Tấm làm rơi. Sau khi Tấm làm vợ vua có lần về giỗ cha liền bị dì ghẻ hại chết. Tấm chết nhưng lại hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, vừa để bên cạnh vua vừa trông chừng Cám.

Tấm từ quả thị bước ra, nàng sống cùng bà lão bán nước. Tấm không chỉ dọn dẹp nhà cửa cho bà lại giúp bà têm trầu. Một lần tình cờ nhà vua đi ngang qua biết vợ mình chính là người têm trầu cho bà lão liền đón Tấm trở lại về cung.

Sau khi Tấm trở về, Cám liền sinh lòng đố kỵ, muốn được xinh đẹp như chị, Tấm liền bày cách đào hố sâu rồi bào Cám xuống hố dội nước sôi lên, kết quả là Cám chết. Tấm đem xác Cám làm thành mắm gửi về cho dì ghẻ, mụ ta sau khi ăn gần hết hũ mắm mới nhận ra chính là con gái mình liền lăn đùng ra chết.

Truyện cổ tích Tấm Cám khuyên răn con người ta nên sống lương thiện và nhân ái, không nên ghen ghét đố kỵ và hãm hại người khác.

Xem thêm mẫu 🌿 Kể Lại Chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh 🌿 hay nhất

Kể Chuyện Về Một Người Có Tài – Mẫu 12

Kể chuyện về một người có tài – đây là một trong những chủ đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm đến. hãy cùng SCR.VN tham khảo bài văn kể về người anh hùng Yết Kiêu sau đây.

Một câu chuyện về người có tài mà em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là người anh hùng Yết Kiêu.

Yết Kiêu là một người anh hùng vô cùng nổi tiếng với khả năng lặn và bơi lội hơn người. Năm đó, khi đất nước đối mặt với giặc Nguyên hung hãn, anh thợ đánh cá Yết Kiêu đã chủ động xin cha được nhập ngũ. Gác lại nỗi lo nhà cửa gia đình, và mang theo lòng căm thù giặc, tình yêu đất nước nồng cháy, Yết Kiêu và kinh đô gặp vua Trần.

Khi anh thể hiện tài năng của mình, nhà vua đã hết sức hài lòng, và cho phép anh tự chọn vũ khí ra trận. Giữa một rừng vũ khí, Yết Kiêu chỉ chọn một chiếc dùi thật sắc. Lợi dụng khả năng bơi và lặn của mình, anh đã lặn xuống và đục thủng đáy thuyền của giặc, khiến chúng hư hỏng và chìm rất nhiều thuyền. Điều đó góp công lớn cho trận chiến của dân tộc ta.

Điều em ấn tượng nhất ở Yết Kiêu, là lời khẳng định của anh dành cho vua Trần. Rằng sức mạnh của anh có được là chính nhờ tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc. Điều đó đã tạo nên động lực cho anh rèn luyện và cống hiến cho đất nước.

Yết Kiêu xứng đáng là một người vừa có tài năng, vừa có trái tim yêu nước dũng cảm vô cùng trong trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta.

Kể Chuyện Về Đồ Chơi Hấp Dẫn – Mẫu 13

Tiếp theo là gợi ý về mẫu văn kể chuyện về đồ chơi hấp dẫn nhất.

Trong dịp đi du lịch Bát Tràng, mẹ mua cho em một chiếc chuông gió bằng gốm nung rất đẹp.

Chiếc chuông gió dài khoảng 40cm, được làm thủ công bằng gốm và sơn màu nâu sáng, kết bằng nhiều sợi dây và những miếng gốm nung hình nón. Một chiếc nón to phía trên cùng được đục lỗ xung quanh viền, luồn vào những sợi dây trắng có độ dài khác nhau tại thành nhiều tầng san sát.

Một đầu của sợi dây mắc vào chiếc nón lớn, đầu còn lại là các nón con treo lủng lẳng đến là yêu! Ở giữa chiếc chuông gió là một sợi dây dài thẳng tắp nối từ đỉnh, phía trên là móc treo, phía dưới đính một chiếc sáo nhỏ. Mỗi lần có luồng gió thổi qua, những cái nón con con va vào nhau kêu leng keng, hoà cùng tiếng sáo vi vu.

Em treo chiếc chuông gió ở cửa sổ phòng, mỗi khi học bài, thỉnh thoảng lại có những âm thanh vui tươi như lời khuyến khích em học tập thật chăm chỉ.

Đón đọc mẫu văn 💚 Kể Lại Câu Chuyện Búp Bê Của Ai 💚 hay nhất

Kể Về 1 Câu Chuyện Buồn – Mẫu 14

Xem thêm bài văn ngắn kể về 1 câu chuyện buồn được nhiều bạn đọc quan tâm và tìm kiếm sau đây.

Mỗi chúng ta đều có những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời. Qua những trải nghiệm đó, con người rút ra cho mình những điều có giá trị.

Người bạn thân nhất của tôi là Minh Hà. Chúng tôi vừa là hàng xóm, vừa là bạn cùng lớp. Điều đó khiến cho tình bạn của cả hai thêm gắn kết. Minh Hà là một cô bạn hiền lành và ít nói, còn tôi lại năng động và hướng ngoại. Tôi và Hà thường giúp đỡ nhau trong học tập nên đã trở thành đôi bạn cùng tiến.

Tôi còn nhớ một lần, tôi mải xem phim nên đã quên học bài. Buổi học hôm sau, cô giáo yêu cầu cả lớp làm bài kiểm tra mười lăm phút. Tôi ngồi loay hoay mà vẫn không làm được một câu nào. Thấy vậy, Minh Hà đã lén đập vào tay tôi. Thì ra, Hà muốn tôi chép bài của bạn. Tôi không nghĩ ngợi gì, chép luôn bài của Hà.

Tiết học sau đó, khi nhận xét về bài kiểm tra, cô giáo đã nói:

– Cô cảm thấy rất buồn vì trong lớp vẫn còn hiện tượng chép bài. Minh Hà và Thu Trang, hai em có điều gì muốn nói với cô không?

Tôi và Hà nghe cô giáo nhắc đến tên mình thì cảm thấy vô cùng lo lắng. Cả lớp bắt đầu bán tán xôn xao. Cô giáo nói tiếp:

– Cô vẫn thường dạy các em phải trung thực trong thi cử. Nếu như bài kiểm tra đạt kết quả không tốt, cô có thể cho các em gỡ điểm. Nhưng nếu hành vi gian lận thì cô tuyệt đối sẽ không tha thứ.

Nghe cô giáo nói vậy, tôi biết mình là người có lỗi. Tôi liền đứng lên nói với cô giáo:

– Thưa cô… em là người đã chép bài của bạn Minh Hà ạ!

– Không… cô ơi, là em đã để cho bạn Thu Trang chép bài của mình ạ!

Cô giáo liền nói:

– Thu Trang đã biết nhận lỗi, điều đó rất tốt. Nhưng việc Minh Hà để cho bạn chép bài cũng là sai. Lần này, cô sẽ để hai em làm lại một bài kiểm tra khác. Nếu có lần sau, cô sẽ phát nặng nhé?

Cả hai chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm:

– Vâng ạ.

Quả là một trải nghiệm đáng nhớ của tôi. Từ đó, tôi luôn chăm chỉ học tập để không phạm phải lỗi lầm như vậy. Tình bạn của tôi và Minh Hà cũng ngày càng gắn kết hơn.

Đọc thêm mẫu 🌼 Kể Lại Một Trải Nghiệm Buồn Của Em Với Người Thân 🌼 ngắn

Kể Một Câu Chuyện Buồn Ngắn Gọn – Mẫu 15

Gợi ý thêm đến bạn mẫu văn kể một câu chuyện buồn ngắn gọn, súc tích nhất sau đây.

Ai trong mỗi chúng ta cũng đều từng trải qua những phút giây buồn tủi. Sự buồn tủi ấy có thể xuất phát từ lý do khách quan, nhưng cũng có thể xuất phát từ chính sự chủ quan của bản thân chúng ta. Và tôi cũng vậy, tôi từng có một trải nghiệm buồn hồi học lớp 6, khi mà tôi đã quá chủ quan, không học bài để rồi nhận lấy điểm kém trong bài kiểm tra môn Toán của mình.

Ngay từ ngày còn học tiểu học, tôi đã là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, đạt nhiều thành tích tốt, được thầy cô yêu quý, được bạn bè ngưỡng mộ. Khi lên cấp trung học cơ sở, tôi vẫn tiếp tục cố gắng học tập thật chăm chỉ, nhờ đó mà vị trí đầu của lớp chưa bao giờ vắng bóng tên tôi.

Khả năng trong quá trình học môn Toán được nhiều thầy cô công nhận, chính vì vậy mà ngay từ năm lớp 6 tôi đã được tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi Toán của trường, của huyện và cũng đạt được thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi.

Điểm bài kiểm tra môn Toán của tôi khi học ở trường luôn đạt ở mức xuất sắc. Cứ đến tiết Toán là các bạn trong lớp lại nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ, còn cô giáo thì luôn tỏ ra hài lòng. Mọi chuyện cứ mãi suôn sẻ như thế, cho đến năm lớp 8, vào một ngày đẹp trời, lớp tôi có buổi kiểm tra môn Toán.

Ngày hôm đó, tôi tung tăng đến trường. Mặc dù tôi biết hôm đó có bài kiểm tra Toán, nhưng trái ngược hẳn với sự lo lắng của các bạn khi luôn cố gắng lật giở từng trang sách, trang vở để ôn bài thì tôi lại khá ung dung.

Bởi lẽ, với cái danh “học sinh đội tuyển học sinh giỏi môn Toán”, tôi đã lảm không biết bao nhiều bài tập khó nhằn trong đề thi học sinh giỏi, chẳng lẽ bài kiểm tra cơ bản ở lớp tôi lại không làm được hay sao? Với sự tự tin đó, tôi chẳng thèm giở vở ôn lại bài đến một lần.

Cô giáo dạy Toán bước vào lớp, trên tay cầm tập đề kiểm tra dày cộp và tiến hành phát đề cho chúng tôi làm bài. Khi cầm đề trên tay, tôi vẫn giữ thái độ tự tin bởi đây đều là những câu hỏi và dạng bài tập cơ bản mà không biết tôi đã làm qua bao nhiêu lần.

Tôi làm liến thoắng, nhẹ nhàng “xử gọn” các câu hỏi, thậm chí tôi còn thừa hẳn 15 phút làm bài trong khi các bạn vẫn đang “nhăn mặt” giải bài. Cô giáo thấy vậy liền nhắc nhở tôi kiểm tra lại thật kỹ bài làm của mình trước khi nộp bài.

Cậy rằng học sinh nằm trong đội tuyển học sinh giỏi Toán của trường, đạt rất nhiều những thành tích ấn tượng, tôi đã bỏ ngoài tai sự nhắc nhở của cô mà gục xuống bàn ngủ đợi đến khi hết giờ. Tôi thầm nghĩ: “Mấy bài này dễ ẹc, làm sao mà mình làm sai được cơ chứ, lần này của mình tiếp tục được 10 cho xem”. Cứ như vậy, hết 45 phút làm bài, tôi tự tin nộp bài của mình mà không thèm kiểm tra lại lấy một lần.

Khoảng hai ngày sau, vào tiết Toán, cô giáo lại bước vào lớp với một tập giấy dày cộp. Không sai, hôm nay chính là ngày lớp tôi được trả kiểm tra toán lần trước. Cô giáo dạy Toán của tôi có thói quen trả bài từ điểm cao đến điểm thấp, tên của tôi luôn được xướng lên đầu tiên cùng với điểm 10 tròn trĩnh và sự trầm trồ của các bạn.

Nhưng lần này, cái tên đầu tiên mà cô gọi không phải tên tôi. Tôi bất ngờ. Tôi đợi 3 người, 5 người, rồi 10 người vẫn chưa thấy tên tôi được nhắc đến. Thật không tin nổi, điểm của tôi mà lại không trong top 10 ư? Các bạn bắt đầu bàn tán, thắc mắc tại sao tôi lại để vụt mất vị trí đứng đầu.

Sau khi một nửa các thành viên trong lớp đã được xướng tên, tên của tôi mới bắt đầu xuất hiện. Tôi bước lên nhận bài. Ai mà ngờ được, bài kiểm tra của tôi lại chỉ được có 6 điểm. Tôi tủi hổ, không biết giấu mặt vào đâu, tay tôi liên tục vê vê mép giấy để che đi số điểm của mình.

Khi tôi vẫn đang chìm đắm trong sự tủi hổ và xen lẫn thắc mắc tại sao điểm bài kiểm tra của mình lại thấp như vậy, giọng cô giáo bỗng cất lên: “Lớp chúng ta có một bạn học rất tốt Toán nhưng điểm bài kiểm tra Toán lần này lại không cao là vì đã không kiểm tra kỹ càng bài làm của mình trước khi nộp bài. Bạn ấy tính sai phép tính đầu tiên của bài toán, dẫn đến các kết quả sau đó đều bị sai theo.”

Đúng vậy, vì sự chủ quan của bản thân, tôi đã không kiểm tra bài trước khi nộp mặc dù hôm đó đã được cô nhắc nhở. Để rồi hôm nay, tôi nhận về điểm 6 đỏ chót nằm chềnh ễnh trên bài kiểm tra. Điều này cũng khiến tôi mất đi vị trí đứng đầu lớp ở kỳ học đó.

Đến cuối năm học, mặc dù tôi vẫn đạt danh hiệu học sinh giỏi, vẫn giành lại được vị trí đứng đầu và được khen trước lớp, nhưng mỗi khi nhớ lại bài kiểm tra hôm đó, sự ân hận vì bản thân chủ quan lại ùa về. Chuyện xảy ra đã lâu nhưng tôi vẫn luôn ghi nhớ, rút kinh nghiệm tự kiểm điểm bản thân để không bao giờ mắc sai lầm như vậy nữa.

Gợi ý cách 🌼 Viết Bài Văn Kể Lại Một Trải Nghiệm Buồn Của Em 🌼 hay nhất

Viết một bình luận