Dàn Ý Truyện Kiều: 33+ Bài Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất

Dàn Ý Truyện Kiều ❤️️ 33+ Bài Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Trọn Bộ Mẫu Dàn Bài Định Hướng Bố Cục Và Luận Điểm Cho Bài Viết Của Bạn.

Dàn Ý Truyện Kiều Của Nguyễn Du – Mẫu 1

Lập dàn ý Truyện Kiều của Nguyễn Du sẽ giúp các em học sinh nắm được định hướng làm bài cụ thể. Tham khảo mẫu dàn ý của Truyện Kiều dưới đây:

1.Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
  • Khẳng định vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học.

2.Thân bài:

a. Khái quát chung:

  • Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.
  • Lúc đầu có tên: “Đoạn trường Tân Thanh”, sau đổi thành “Truyện Kiều”.
  • Là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Nôm. Nguyễn Du đã tước bỏ yếu tố dung tục, giữ lại cốt truyện và nhân vật.
  • Sáng tạo về nghệ thuật: Nghệ thuật tự sự, kể chuyện bằng thơ. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc.
  • Thời điểm sáng tác: Viết vào đầu thế kỷ XIX (1805-1809)
  • Gồm 3254 câu thơ lục bát.
  • Xuất bản 23 lần bằng chữ Nôm, gần 80 lần bằng chữ quốc ngữ.
  • Bản Nôm đầu tiên do Phạm Quý Thích khắc trên ván, in ở Hà Nội.
  • Năm 1871 bản cổ nhất còn được lưu trữ tại thư viện Trường Sinh ngữ Đông– Pháp.

b. Nội dung tác phẩm:

*Phần 1:

  • Gặp gỡ và đính ước
  • Gia thế – tài sản
  • Gặp gỡ Kim Trọng
  • Đính ước thề nguyền.

*Phần 2:

  • Gia biến lưu lạc
  • Bán mình cứu cha.
  • Mắc mưu Sở Khanh, vào lầu xanh lần 1
  • Gặp gỡ làm vợ Thúc Sinh bị Hoạn Thư đầy đoạ
  • Vào lầu xanh lần 2, gặp gỡ Từ Hải
  • Mắc lừa Hồ Tôn Hiến
  • Nương nhờ cửa Phật.

*Phần 3: Đoàn tụ gia đình, gặp lại người xưa.

3.Kết bài: Giá trị tác phẩm

-Giá trị nội dung:

  • Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công tàn bạo.
  • Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người,khẳng định và đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.

-Giá trị nghệ thuật:

  • Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
  • Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên con người.Truyện Kiều là một kiệt tác đạt được thành tựu lớn về nhiều mặt, nổi bật là ngôn ngữ và thể loại.

Đừng bỏ qua 🔥 Tóm Tắt Truyện Kiều 🔥 21 Mẫu Văn Bản Nội Dung Hay

Sơ Đồ Dàn Ý Tóm Tắt Truyện Kiều – Mẫu 2

Mẫu dàn ý tóm tắt Truyện Kiều dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Sơ Đồ Dàn Ý Tóm Tắt Truyện Kiều
Sơ Đồ Dàn Ý Tóm Tắt Truyện Kiều

Khám phá thêm 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Kiều Nguyễn Du 🔥 14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Lập Dàn Ý Thuyết Minh Về Truyện Kiều – Mẫu 3

Việc lập dàn ý thuyết minh về Truyện Kiều là rất quan trọng trong quá trình làm bài. Tham khảo mẫu dàn ý thuyết minh Truyện Kiều lớp 10 như sau:

I. Mở bài: Giới thiệu Truyện Kiều

  • Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã có những tác phẩm đi vào lòng bao nhiêu thế hệ người dân việt. nhắc đến những tác phẩm của ông ta không thể bỏ qua “ Truyện kiều”, một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du.
  • Truyện Kiều nói về thân phận “hồng nhan bạc phận” của một cô gái xinh đẹp và tài năng tên là Thúy Kiều.

II. Thân bài: Thuyết mình về truyện Kiều

  1. Hoàn cảnh ra đời của truyện Kiều:
  • Có nhiều lười đồn cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc và có khi là trước khi đi sứ Trung Quốc.
  • Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi.
  • Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời vua Tự Đức.
  • Truyện dựa theo bộ truyện văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm 1521 tới năm 1567).
  1. Các nhân vật trong tác phẩm:
  • Vương ông cha của Vương Thuý Kiều, Vương Thuý Vân và Vương Quan.
  • Vương bà vợ của Vương ông.
  • Thuý Kiều họ tên đây đủ là Vương Thuý Kiều là Trưởng nữ của Vương ông, Vương bà, chị cả của Vương Thuý Vân và Vương Quan, là nhân vật tài năng và xinh đẹp.
  • Thuý Vân: Họ tên đầy đủ là Vương Thuý Vân.
  • Vương Quan: con trai út của Vương ông, Vương bà, em của Vương Thuý Vân và Vương Thuý Kiều.
  • Đạm Tiên: Đạm Tiên có họ tên đây đủ là Lưu Đạm Tiên.
  • Kim Trọng: người thương của Thúy Kiều.
  • Thằng bán tơ.
  • Mã giám sinh.
  • Tú bà Chủ lầu xanh nơi Kiều bị bán vào lần 1.
  • Sở Khanh là người đàn ông có tính xấu, dâm dục, lừa tình những cô gái chân yếu tay mềm.
  • Thúc sinh
  • Hoạn thư
  • Hoạn phu nhân là mẹ của Hoạn thư.
  • Thúc ông là cha của Thúc sinh.
  • Khuyển
  • Ưng
  • Giác Duyên
  • Bạc bà là Chủ lầu xanh nơi Kiều bị bán vào lần 2.
  • Bạc Hạnh
  • Từ Hải
  • Hồ Tôn Hiến
  1. Giá trị tư tưởng của Truyện Kiều:
  • Khát vọng về tự do, công lí và ước mơ của con người
  • Là tiếng khóc thảm thiết của người phụ nữ phong kiến xưa
  • Phên phán những thế lực vì đồng tiền mà áp bức người khác
  • Là tình yêu thương của con người của ông
  1. Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều:
  • Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc
  • Bút pháp ước lệ, tả cảnh ngụ tình
  • Sử dụng đa dạng điểm tích điển cố
  • Ngôn ngữ sang trọng, tinh tế, giàu ý nghĩa
  • Giọng điệu thương cảm, phù hợp với giá trị tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về Truyện Kiều

  • Khẳng định tài năng của Nguyễn Du, lòng thương người của ông
  • Thể hiện nên sự phân biệt đối với phụ nữ ở thời phong kiến.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Truyện Kiều 🌟 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Phân Tích Truyện Kiều Hay Nhất – Mẫu 4

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý phân tích Truyện Kiều hay nhất để các em học sinh cùng tham khảo:

I. Mở bài phân tích Truyện Kiều:

  • Giới thiệu tác gia Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.
  • Giới thiệu về nội dung cần phân tích: “Truyện Kiều” là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

II. Thân bài phân tích Truyện Kiều:

1.Phân tích khái quát về Truyện Kiều:

  • Nguyễn Du đã “hoán cốt đoạt thai” tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho “Truyện Kiều” những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật.
  • Thể loại: truyện Nôm bác học.

2.Phân tích tóm tắt nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều:

a. Phân tích giá trị tư tưởng trong Truyện Kiều:

  • Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và ước mơ công lí.
  • Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến.
  • Khắc hoạ chân thực mặt trái của xã hội phong kiến cũ. Nguyễn Du phê phán mạnh mẽ sự “lên ngôi” của thế lực đồng tiền.
  • Là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du, với “con người mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”, trái tim chan chứa tình yêu thương con người.

b. Phân tích giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều:

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật
  • Nghệ thuật tự sự mới mẻ
  • Ngôn ngữ điêu luyện, tài hoa
  • Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo thống thiết của Nguyễn Du.

III. Kết bài phân tích Truyện Kiều: Khẳng định tấm lòng tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của “Truyện Kiều”

Gửi tặng bạn 💕 Mở Bài Truyện Kiều Nguyễn Du 💕 20 Đoạn Văn Hay Nhất

Dàn Ý Bài Truyện Kiều Ngắn Gọn – Mẫu 5

Mẫu dàn ý bài Truyện Kiều ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những luận điểm trọng tâm nhất.

I. Mở bài:

  • Dẫn dắt giới thiệu về Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều
  • Khái quát ý nghĩa của tác phẩm

II. Thân bài:

1.Hoàn cảnh sáng tác

  • Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805-1809)
  • Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm
  • Thể loại: Truyện thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát

2.Bố cục: 3 phần

  • Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
  • Phần 2: Gia biến và lưu lạc
  • Phần 3: Đoàn tụ

3.Giá trị nội dung

-Giá trị hiện thực

  • Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống con người
  • Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ

-Giá trị nhân đạo

  • Là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa,…đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người
  • Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người, ông xót thương cho Thúy Kiều, một người con gái tài sắc mà phải lâm vào cảnh bị đọa đầy
  • Tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện

-Giá trị nghệ thuật

  • Về ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ văn chương
  • Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc: Ngôn ngữ kể chuyện có ba hình thức là trực tiếp, gián tiếp và nửa trực tiếp, nhân vật xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến thành công vamg dội, cách xây dựng nhân vật chính thường được miêu tả bằng lối ước lệ, tượng trưng; nhân vật phản diện thường được khắc họa theo lối hiện thực hóa
  • Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, có những bức tranh thiên nhiên tả cảnh ngụ tình đặc sắc

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại giá trị của tác phẩm
  • Trình bày suy nghĩ của bản thân

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Kết Bài Truyện Kiều Nguyễn Du 🍀 20 Đoạn Văn Hay Nhất

Dàn Ý Phân Tích Truyện Kiều Ngắn Nhất – Mẫu 6

Với dàn ý phân tích Truyện Kiều ngắn nhất dưới đây, các em học sinh có thể nhanh chóng ôn tập cho bài kiểm tra viết.

1.Mở bài: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

2.Thân bài:

a.Giá trị nội dung:

-Giá trị hiện thực:

  • Phản ánh bức tranh xã hội phong kiến bất công, tàn bạo
  • Xã hội kim tiền chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ.

-Giá trị nhân đạo:

  • Tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa chà đạp con người.
  • Tiếng nói thương cảm, xót xa trước số phận bi kịch của con người.
  • Tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người: khát vọng về quyền sống, quyền tự do, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc.

b. Giá trị nghệ thuật:

  • Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại:
  • Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
  • Với “Truyện Kiều”, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc: Nghệ thuật dẫn chuyện, miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí nhân vật.

3.Kết bài: Khái quát giá trị tác phẩm

Tham khảo trọn bộ 💧 Phân Tích Truyện Kiều Nguyễn Du 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Chi Tiết Truyện Kiều – Mẫu 7

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý chi tiết Truyện Kiều giúp các em học sinh nắm vững nội dung kiến thức trọng tâm.

1.Mở bài

  • Giới thiệu về đại thi hào Nguyễn Du
  • Giới thiệu vài nét khái quát về tác phẩm Truyện Kiều.

2.Thân bài

a. Tài năng, vẻ đẹp và số phận của Thuý Kiều:

  • Thúy Kiều có vẻ đẹp “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, tài năng hơn người “Thông minh vốn sẵn tính trời… Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”.
  • Đối lập với vẻ ngoài “chim sa cá lặn” ấy lại là những truân chuyên đau khổ.
  • Kiều sinh ra trong gia đình trung lưu nhưng hiện thực nghiệt ngã đến với Kiều bắt đầu từ vụ án oan khiến cả cha và em đều phải vào chịu chốn lao ngục.
  • Kiều rơi vào một chuỗi các bi kịch: Bán mình chuộc cha, trở thành món hàng không hơn không kém, tước đoạt hạnh phúc của nàng, biến nàng thành một người con gái giang hồ, thành một cô gái lầu xanh trong chốn ô nhục.
  • Nàng rơi vào vòng xoáy đen tối của cuộc đời, bị đẩy đưa từ người này qua người khác, nhân phẩm, danh dự bị chà đạp.
  • Khi có được chút hạnh phúc bên cạnh Từ Hải, chỉ vì nông nổi, tin người, nàng đã gián tiếp giết chết người anh hùng cứu vớt cuộc đời mình
  • Thúy Kiều là minh chứng cho một xã hội đầy rẫy sự bất công, lừa lọc, xã hội sẵn sàng vì tiền mà đẩy con người vào những cõi sâu tăm tối.

b. Thúy Kiều – con người của vận mệnh bi kịch

  • Vẻ đẹp khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn” => Báo hiệu kiếp “hồng nhan bạc phận”, vận mệnh đen tối, đau khổ
  • Bị đem ra trao đổi, mua bán không khác gì một món hàng “Cò kè… bớt hai”; phải trao đi tình yêu mới chớm nở trong niềm đau xót, tiếc thương: “cậy em… lỡ làng”.
  • Vận mệnh bi kịch đưa đẩy nàng hết bất hạnh này đến bất hạnh khác, bao lần ngỡ tưởng có hạnh phúc cho mình thì lại rơi vào đau khổ lần nữa: Từ Kim Trọng đến Thúc Sinh, rồi đến Từ Hải; vận mệnh đã kéo nàng đi hết đau thương này tới khổ sở khác: Thoát khỏi tay Tú Bà thì lại đến tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, thoát khỏi Sở Khanh lại rơi vào tay Hồ Tôn Hiến…

c. Tổng kết:

  • Cuộc đời Kiều là một chuỗi những đau khổ của một vận mệnh đầy bi kịch, khiến nàng trở thành đáng thương nhất trong thiên “Truyện Kiều”…
  • Nguồn cơn gây ra những đau khổ, bi kịch của nàng chính là xã hội phong kiến đương thời thối nát.

3.Kết bài

  • Khẳng định lại ý nghĩa của tác phẩm
  • Trình bày cảm nghĩ cá nhân.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dàn Ý Tác Phẩm Truyện Kiều Nâng Cao – Mẫu 8

Tham khảo mẫu dàn ý tác phẩm Truyện Kiều nâng cao dưới đây với những gợi ý làm bài chi tiết nhất.

I, MỞ BÀI: Giới thiệu, dẫn dắt đến Truyện Kiều, lưu ý cần làm bật được vấn đề đề bài yêu cầu là thuyết minh về tác phẩm.

II, THÂN BÀI

1.Khái quát chung:

-Nguồn gốc của Truyện Kiều

  • Tác phẩm có tên là Đoạn trường tân thanh nhưng dân gian ta quen gọi thân thuộc là Truyện Kiều.
  • Tác phẩm được viết vào khoảng thời gian sau khi Nguyễn Du đi sứ ở Trung Quốc trở về (1814 – 1820). Lấy cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc nhưng Nguyễn Du đã thay đổi một số chi tiết và cả những điều mới mẻ về một nàng Kiều Việt Nam.

-Nội dung của tác phẩm: Truyện Kiều, đúng như tên gọi của nó, đây là câu chuyện kể về cuộc đời nàng Thúy Kiều – một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái cả của gia đình nhà họ Vương.

2.Nội dung tác phẩm:

a. Phần một – Gặp gỡ và đính ước:

  • Phần này giới thiệu về vẻ đẹp và tài năng của ba người con họ Vương.
  • Trong ngày lễ tiết Thanh minh, 3 người đã cùng hòa vào dòng người đi hội. Và nơi đây, trên đường về qua mộ Đạm Tiên – một người con gái hồng nhan bạc mệnh, Kiều đã khóc thương cho nàng.
  • Và Kiều đã gặp Kim Trọng – một thư sinh nho nhã tài hoa. Vì nhớ thương Kiều nên Kim Trọng đã chuyển tới ở cạnh nhà nàng. Hai người đã gặp nhau dưới đêm trăng và thề nguyền hẹn ước.

b. Phần hai – Gia biến và lưu lạc:

  • Lúc này, gia đình họ Vương vướng vào họa không may, cha và em trai bị nhốt trong ngục tù. Trong hoàn cảnh ấy, là chị cả, Kiều đã lựa chọn bán mình chuộc cha. Nàng vẫn không quên lời hẹn ước với chàng Kim, Kiều đã trao duyên cho em gái là Thúy Vân, nhờ nàng thay mình thực hiện lời hẹn ước.
  • Sau đó, nàng gả cho Mã Giám Sinh – một kẻ chuyên mua các cô gái về lầu xanh của Tú Bà. Hắn che giấu bằng chuyện lấy Kiều làm vợ rồi đưa nàng vào lầu xanh. Kiều không chịu, định rút dao quyên sinh nhưng không thành. Nhưng rồi nàng cũng bị mắc mưu của Tú Bà và Sở Khanh để rồi chấp nhận dấn thân vào thanh lâu.
  • Sau một thời gian, Kiều đã gặp Thúc sinh, hai người vui vẻ bên nhau, y chuộc thân cho nàng. Nhưng rồi Hoạn Thư – vợ của Thúc sinh biết chuyện, Hoạn Thư đem Thúy Kiều bắt về làm thị tì, trừng phạt nàng về thể xác. Rồi Kiều ra đi một cách tự nguyện, nàng gặp sư Giác Duyên, sau đó đến ở nhờ nhà Bạc bà nhưng nào ngờ chính vì điều này, nàng một lần nữa trở lại chốn bùn nhơ.
  • Kiều lại gặp Từ Hải, một anh hùng, nàng lại được chuộc ra, hai người giống như là tri kỉ. Sau khi Từ Hải chinh chiến nửa năm trở về, Kiều đã kể lại chuyện xưa cho chàng nghe, và rồi những kẻ đã từng hại nàng đều bị trừng phạt, chỉ trừ Hoạn Thư, những người giúp nàng đều được thưởng. Hồ Tôn Hiến – quan tổng đốc của triều đình đã lừa Thúy Kiều khiến Từ Hải “chết đứng giữa hàng”. Gã đã đem nàng về rồi hôm sau gả cho một viên thổ quan.
  • Nhớ đến lời xưa của Đạm Tiên, Kiều đã nhảy xuống sông tự vẫn. Còn Kim Trọng khi trở lại, biết chuyện đã cùng Thúy Vân nên duyên và không ngừng tìm kiếm Kiều. Sau đó chàng gặp được sư Giác Duyên, biết được Kiều đang ở chỗ bà nên mọi người đã gặp lại nhau.

c. Phần ba – Đoàn tụ:

  • Lúc này Kiều trở về
  • Thúy Vân đã lên tiếng để chị nối lại tình xưa với Kim Trọng nhưng Kiều đã từ chối, nàng và chàng trở thành tri kỷ qua câu thơ tiếng đàn mà thôi.

3.Giá trị tác phẩm

a. Giá trị nội dung:

-Giá trị hiện thực:

  • Tác phẩm đã phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và những thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. Đó là viên quan nhận tiền xử phạt sai cho Vương ông, quan tổng đốc Hồ Tôn Hiến bỉ ổi trâng tráo. Đó là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Bà… vì đồng tiền mà không để ý đến mạng sống người khác, vì đồng tiền mà bày mưu tính kế lừa gạt.
  • Không chỉ vậy còn phơi bày ra hiện thực số phận khổ đau của những con người bị chúng chà đạp, áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là Vương ông bị bọn quan xử sai, đó là Thúy Kiều, Đạm Tiên, người bị lưu lạc 15 năm, người đoản mệnh mà chết sớm.

-Giá trị nhân đạo:

  • Tác giả đã bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc cho những khổ đau của con người, đặc biệt là Thúy Kiều – người con gái tài năng mà bị lâm vào cảnh khốn cùng.
  • Tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp con người.
  • Trân trọng vẻ đẹp, đề cao ước mơ của con người.

b. Giá trị nghệ thuật:

  • Nhân vật: Được xây dựng thông qua ngoại hình, tình cảm, tâm trạng, đa dạng hơn nhiều so với nhân vật trong bản Kim Vân Kiều truyện cũng như nhiều tác phẩm văn học khác đương thời.
  • Ngôn ngữ: Có sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ quần chúng và ngôn ngữ bác học.
  • Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ.
  • Đặc biệt, toàn bộ Truyện Kiều được viết bằng thể thơ lục bát – thể thơ dân tộc.

c. Vai trò, vị trí của Truyện Kiều

-Trong đời sống người dân:

  • Rất nhiều những hình thức như bói Kiều, lẩy Kiều, ngâm Kiều, vịnh Kiều… đã ra đời và được người dân yêu thích.
  • Một số nhân vật trong truyện trở thành kiểu nhân vật điển hình trong cuộc sống cũng như văn chương như Sở Khanh, Tú bà, Hoạn Thư…
  • Truyện Kiều còn là đề tài cho nhiều loại hình nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc, hội họa…

-Trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du: Tác phẩm đã khẳng định tài năng và vị trí của ông – đại thi hào dân tộc.

III, KẾT BÀI

  • Khẳng định lại vai trò và giá trị của Truyện Kiều.
  • Nêu cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Dàn Ý Chí Khí Anh Hùng 🌹 15 Bài Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay

Dàn Ý Truyện Kiều Lớp 10 – Mẫu 9

Mẫu dàn ý Truyện Kiều lớp 10 dưới đây sẽ là tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
  • Giới thiệu về giá trị hiện thực trong tác phẩm.

II. Thân bài:

a. Khái quát chung về tác phẩm Truyện Kiều

  • Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).
  • Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.
  • Nguồn gốc: “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” – tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
  • Thể loại: truyện Nôm bác học.
  • Tóm tắt sơ lược nội dung tác phẩm.

b. Phân tích giá trị của Truyện Kiều:

  • Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo và coi trọng đồng tiền.
  • Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội xưa.
  • Đặc biệt tác phẩm còn khắc họa số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến – dù có tài năng nhưng không được làm chủ cuộc đời của mình, phải chịu nhiều cay đắng, khổ cực.

c. Đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm Truyện Kiều:

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo
  • Nghệ thuật tự sự
  • Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi cảm, ẩn dụ, điển cố, …

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại giá trị hiện thực của tác phẩm.
  • Nêu cảm nhận của bản thân.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Giá Trị Hiện Thực Của Truyện Kiều 🌼 8 Bài Văn Phân Tích Hay

Dàn Ý Giá Trị Nhân Đạo Của Truyện Kiều – Mẫu 10

Tham khảo mẫu dàn ý giá trị nhân đạo của Truyện Kiều dưới đây để xác định bố cục và luận điểm cho bài viết.

1.Mở bài giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:

  • Giới thiệu về tác phẩm, tác giả
  • Truyện Kiều chứa đựng giá trị nội dung và nhân đạo sâu sắc.

2.Thân bài giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:

a. Giá trị nhân đạo là gì?

Khái niệm: Là sự cảm thông sâu sắc của các nhà văn, nhà thơ đối với những nỗi đau của con người và của những số phận bất hạnh trong cuộc sống, phê phán, tố cáo xã hội bất công chèn ép con người

b. Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều:

-Phê phán xã hội bất công, tàn ác, chèn ép con người:

  • Vạch trần bộ mặt xấu xa của bọn quan lại, những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm tiền trên thân xác những người con gái.
  • Lên án xã hội đồng tiền đã chà đạp phẩm giá, hạnh phúc của con người.
    Ngòi bút tả thực của Nguyễn Du đã phơi bày bộ mặt thật của xã hội phong kiến thối nát, trong đó đồng tiền có thể xoay chuyển tất cả, thao túng con người, dung túng cho cái ác.

-Ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người:

  • Khắc họa sống động vẻ đẹp ngoại hình của chị em Thúy Kiều, lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ con người.
  • Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn: Thúy Vân thanh cao, đài các, Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà.
  • Ca ngợi tài năng của Thúy Kiều: cầm kì thi họa đều tinh thông

-Đồng cảm, xót thương những số phận bất hạnh:

  • Xót thương cho những kiếp tài hoa bạc mệnh
  • Thương cho những kiếp người bị chà đạp, bị ức hiếp, bị biến thành món hàng cho người ta mua bán.

c. Đánh giá:

-Nội dung:

  • Giá trị nhân đạo mang những nét mới mẻ: đề cao tài năng của người phụ nữ
  • Chủ nghĩa nhân đạo của truyện Kiều của Nguyễn Du kế thừa và phát huy tư tưởng nhân đạo truyền thống của dân tộc, góp phần lên tiếng bảo vệ những con người nhỏ bé.

-Nghệ thuật:

  • Giá trị nhân đạo thể hiện qua những nghệ thuật đặc sắc như ước lệ, điểm xuyết, vẽ mây nẩy trăng, …
  • Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc
  • Khả năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy, khẳng định vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc,

3.Kết bài giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:

  • Khẳng định lại giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.
  • Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Tiếp theo đón đọc 🌹 Giá Trị Nhân Đạo Của Truyện Kiều 🌹 12 Bài Văn Phân Tích Hay

Dàn Ý Bài Truyện Kiều Trao Duyên – Mẫu 11

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý bài Truyện Kiều Trao duyên để các em học sinh cùng tham khảo:

1.Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu chung về vị trí, nội dung của trích đoạn “Trao duyên”

2.Thân bài

a. Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên (Mười hai câu thơ đầu)

-Hành động, lời lẽ của Thúy Kiều:

  • Lời lẽ: cậy, chịu lời, mặc
  • Hành động: lạy, thưa
  • Gợi không khí trang trọng, thể hiện sự tinh tế của Thúy Kiều, nàng thấu hiểu mối tình của nàng đối với Kim Trọng là duyên nhưng với Thúy Vân là “nợ”

-Thúy Kiều sử dụng lí lẽ, tình cảm để thuyết phục Thúy Vân

  • Nàng tái hiện lại câu chuyện tình yêu của mình qua hình ảnh ước lệ: “quạt ước”, “chén thề”
  • Tình yêu sâu sắc nhưng rơi vào bi kịch tan vỡ: “đứt gánh tương tư”
  • Gia biến ập đến: “sóng gió bất kì” khiến nàng không thể vẹn cả đôi đường “hiếu” và “tình”
  • Thúy Kiều vin vào tuổi xuân của em và tình máu mủ: “ngày xuân”, “xót tình máu mủ”

b. Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân (Mười bốn câu thơ tiếp theo)

-Thúy Kiều trao kỉ vật cho em:

  • Những hình ảnh tượng trưng, ước lệ chiếc hoa, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền gợi kỉ niệm tình yêu sâu nặng, thề ước thiêng liêng giữa Kim Trọng và Thúy Kiều.
  • Lời trao duyên: “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, thể hiện sự mâu thuẫn giằng xé giữa lí trí và tình cảm: vừa níu giữ, vừa dứt khoát gửi trao mối tình dang dở.

-Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân:

  • Từ ngữ, hình ảnh, điển tích: “đốt hương”, “ngọn cỏ”, “lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn nặng lời thề”, “nát thân bồ liễu”, “dạ đài”, “cách mặt khuất lời”, “người thác oan” để thể hiện sự tự ý thức của Thúy Kiều về bi kịch tình yêu dang dở, tan vỡ và bi kịch thân phận trái ngang, lênh đênh trôi nổi.
  • Nàng tưởng tượng ra cái chết trong tương lai, linh hồn cũng không siêu thoát được vì vẫn mang nặng lời thề với Kim Trọng: “Rưới xin giọt nước cho người thác oan”.

c. Thúy Kiều đối thoại với Kim Trọng trong sự tuyệt vọng (Tám câu thơ cuối)

-Kiều ý thức về bi kịch trong hiện tại qua hàng loạt thành ngữ:

  • “trâm gãy gương tan” chỉ sự chia lìa, tan vỡ
  • “phận bạc như vôi” nhấn mạnh sự bạc bẽo, bất hạnh.
  • “nước chảy hoa trôi” thể hiện số phận long đong, chìm nổi.

-Kiều tạm biệt Kim Trọng:

  • “Trăm nghìn gửi lạy tình quân”. Đó không phải là cái lạy của kẻ bề dưới đối với bề trên, càng không phải là cái vái lạy của kẻ chịu ơn, mà là cái lạy tạ lỗi nhưng cũng là lời vĩnh biệt tức tưởi nghẹn ngào.
  • Các từ cảm thán “ôi”, “hỡi’ đã nhấn mạnh nàng gọi tên Kim Trọng hai lần trong sự chua xót, bẽ bàng: “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!”
  • Từ “phụ” đã nhấn mạnh nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.

3.Kết bài

  • Khái quát giá trị của đoạn trích.
  • Nêu suy nghĩ và cảm nhận cá nhân.

SCR.VN chia sẻ 🌼 Dàn Ý Trao Duyên Trọn Bộ 🌼 Mẫu Lập Dàn Ý Đầy Đủ

Lập Dàn Ý Truyện Kiều Trao Duyên 12 Câu Đầu – Mẫu 12

Mẫu dàn ý Truyện Kiều Trao duyên 12 câu đầu dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh định hướng làm bài cụ thể.

  1. Mở Bài
  • Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Trao duyên”.
  • Nêu nội dung chính của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.
  1. Thân Bài

a. Hai câu thơ đầu

  • Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng.
  • Lời nói, hành động trang trọng (từ “cậy”, “lạy”, “thưa”) nhưng cũng mang sắc thái nài ép Thúy Vân nhận lời giúp đỡ.

b. Sáu câu thơ tiếp theo

  • Thúy Kiều giãi bày nguyên nhân dẫn đến việc nhờ cậy Thúy Vân giúp mình. Đó là sự dang dở trong tình yêu với Kim Trọng: “Giữa đường đứt gánh tương tư”.
  • Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư”: Chỉ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng.
  • Nàng chia sẻ với em gái về câu chuyện tình yêu của mình. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm cùng thề nguyền, đính ước nhưng bỗng nhiên sóng gió xảy ra với gia đình Kiều, nàng đành hi sinh chữ “tình” để làm tròn chữ “hiếu” với cha mẹ.

c. Bốn câu cuối

  • Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân bằng những lí lẽ xác đáng. Nàng nhắc đến “ngày xuân”, tuổi trẻ của Thúy Vân vẫn còn dài và nhắc đến tình nghĩa chị em máu mủ khiến Thúy Vân không thể từ chối việc nàng cậy nhờ.
  • Dù cho bản thân mình có “thịt nát xương mòn” thì Kiều vẫn vui vẻ, “ngậm cười” nơi chín suối. Nàng quả là người con gái sống tình nghĩa và có đức hi sinh.
  • Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được Nguyễn Du sử dụng tài tình và khéo léo.
  • Giọng điệu xót xa, đau đớn.
  1. Kết Bài
  • Nêu cảm nhận riêng của bản thân về 12 câu thơ đầu.
  • Khẳng định giá trị của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.

Đừng bỏ qua 🔥 Dàn Ý 12 Câu Đầu Trao Duyên 🔥 Mẫu Đề Cương Chi Tiết

Dàn Ý Truyện Kiều Nỗi Thương Mình – Mẫu 13

Tham khảo mẫu dàn ý Truyện Kiều Nỗi thương mình dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết.

I. Mở bài phân tích Nỗi thương mình:

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
  • Giới thiệu khái quát về nội dung cần phân tích – đoạn trích nỗi thương mình.

II. Thân bài phân tích Nỗi thương mình:

1.Phân tích tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều ở lầu xanh (4 câu đầu Nỗi thương mình):

  • Bút pháp ước lệ, tượng trưng: bướm, ong, cuộc vui, trận cười. Thể hiện cảnh sinh hoạt xô bồ, tấp nập ở chốn lầu xanh.
  • Sử dụng điển cố, điển tích: lá gió, cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh.
  • Nghệ thuật tiểu đối, gợi nên sự bẽ bàng, xấu hổ của Thúy Kiều: bướm lả – ong lơi, cuộc vui – trận cười, sớm – tối
  • Từ ngữ chỉ mức độ: biết bao, đầy tháng, suốt đêm.
  • Cuộc sống xô bồ ở lầu xanh, Kiều phải tiếp khách làng chơi suốt ngày đêm. Đây là một tình cảnh trớ trêu của cuộc đời Kiều khi bị vùi dập, chà đạp cả thể xác và nhân phẩm.

2.Phân tích niềm thương xót cho thân phận của Kiều (8 câu giữa Nỗi thương mình):

-Thời gian, không gian nghệ thuật thích hợp để Kiều soi thấu tâm trạng của mình.

  • Không gian: lầu xanh.
  • Thời gian: tàn canh, ban đêm.

–Tâm trạng của Thúy Kiều:

  • Giật mình: bàng hoàng, thảng thốt, không tin vào cảnh sống ở thực tại của bản thân mình.
  • Thương mình xót xa.
  • Cái giật mình trân quý, làm nên nhân cách cao đẹp của Thúy kiều.
  • Khi sống thật với chính mình, Kiều bàng hoàng, xót xa cho thân phận của mình và phải chăng đó cũng chính là tiếng nói đòi quyền sống cá nhân của con người trong xã hội phong kiến của Nguyễn Du- con người biết nhận thức và ý thức về hạnh phúc của mình.

–Nghệ thuật:

  • Cặp từ đối lập “khi sao” và “giờ sao” với nghệ thuật đối giữa hai câu lục/bát đã nhấn mạnh sự khác biệt: quá khứ thì êm đềm, hạnh phúc còn hiện tại thì đau đớn, phũ phàng, bị vùi dập.
  • Ngữ điệu hỏi: “mặt sao”, “thân sao”.
  • Sử dụng thành ngữ chéo:“dày gió dạn sương” (dày dạn gió sương), “bướm chán ong chường” (ong bướm chán chường) ⇒ nhấn mạnh sự ngỡ ngàng, bàng hoàng.
  • Đối lập giữa khách và Kiều.

3.Phân tích tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều (8 câu kết Nỗi thương mình):

  • Cuộc sống chốn thanh lâu: có phong, hoa, tuyết, nguyệt (cảnh đẹp bốn mùa), thú vui cầm, kỳ, thi, họa.
  • Cảnh vật đối với Thúy Kiều là sự giả tạo, Kiều không tìm được tri âm, tri kỉ, nàng thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh.
  • Qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh: sống nơi lầu xanh dập dìu, Thúy Kiều tự thương, tự đau, tự xót xa cho thân phận của mình.
  • Điệp từ vui, ai… và câu hỏi tu từ là tiếng kêu đến xé lòng của con người tài hoa bạc mệnh.
  • Trong chốn lầu xanh nơi mà tất cả đều phù phiếm, đồng tiền lên ngôi, Kiều vẫn cố gắng tách mình ra, tìm một tâm hồn tri âm, thể hiện khát vọng sống trong sạch của Kiều mà ta thật sự đáng trân trọng.
  • Nguyễn Du đề cao giá trị nhân văn, cảm thông sâu sắc với số phận của Kiều và lên án xã hội gay gắt.

III. Kết bài phân tích Nỗi thương mình: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích Nỗi Thương Mình 🌜 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Viết một bình luận