Dàn Ý Chí Khí Anh Hùng ❤️️ 15+ Bài Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Đầy Đủ Mẫu Dàn Bài Để Nắm Được Hệ Thống Luận Điểm Cho Bài Viết.
Dàn Ý Phân Tích Chí Khí Anh Hùng – Mẫu 1
Lập dàn ý phân tích Chí khí anh hùng sẽ giúp các em học sinh xác định được cho mình bố cục và nội dung trọng tâm khi làm bài.
1.Mở bài phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
- Giới thiệu nội dung cần phân tích – đoạn trích Chí khí anh hùng
2.Thân bài phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng:
-Phân tích tính cách và chí khí của Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng:
- Sống với Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn
- “Động lòng bốn phương” công việc và chí lớn của người nam nhi
- “ trượng phu” là để chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.
- “thoắt” chỉ sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải.
- Từ Hải đã thoát khỏi tình cảm cá nhân nhanh chóng đi làm việc lớn của cuộc đời.
- “Mênh mang” càng lộ ra độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chàng giữa vũ trụ rộng lớn.
- “trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt.
- Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng rong, cho thấy ý chí quyết tâm và bản lĩnh của người anh hùng.
- Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm. Chàng coi Kiều như tâm phúc của mình nhưng không thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn.
-Phân tích lời hứa của Từ Hải với Kiều trong đoạn trích Chí khí anh hùng:
- Chàng hứa Kiều khi nào “bao giờ mười vạn tinh binh”, “ tiếng chuông ngập đất bóng tinh rợp đường”, “ Làm cho rõ mặt phi thường” sự nghiệp ổn định sẽ cưới nàng cho nàng cuộc sống hạnh phúc ấm no.
- Sự tự tin và khẳng định của Từ Hải: một năm sau sẽ mang vinh quang về, chàng rất tự tin và chắc chắn về chiến thắng của mình.
-Phân tích sự dứt khoát của Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng:
- Chim bằng là loài chim của sự dũng mãnh, ý chí tác giả ví với Từ Hải, đã đến lúc chàng tung bay đôi cánh để tìm khát vọng của bản thân.
- “ Dứt”, “quyết” khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải.
-Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Chí khí anh hùng:
- Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại
- Lời thơ sâu sắc.
3.Kết bài phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng:
- Khẳng định ý nghĩa của đoạm trích
- Nêu cảm nhận của bản thân
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Mở Bài Chí Khí Anh Hùng 🌼 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Cảm Nhận Chí Khí Anh Hùng – Mẫu 2
Tham khảo dàn ý cảm nhận Chí khí anh hùng dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết.
1.Mở bài cảm nhận Chí khí anh hùng:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
- Giới thiệu nội dung nghị luận văn học – cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng.
2.Thân bài ảm nhận Chí khí anh hùng:
a. Hoàn cảnh Kiều gặp Từ Hải:
- Lần thứ hai khi Thúy Kiều bị đẩy vào lầu xanh thì may mắn Từ Hải xuất hiện và đưa nàng thoát khỏi cảnh ô nhục
- Từ Hải giúp nàng “báo ân, báo oán” và hai người đã có cuộc sống hạnh phúc
- Tuy nhiên, là người đàn ông có bản lĩnh lớn, không bằng lòng với cuộc sống êm đềm, Từ Hải đã quyết chí từ biệt Kiều ra đi
b. Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng:
-Cảm nhận về bốn câu thơ đầu Chí khí anh hùng: Bối cảnh và lí do dẫn đến cuộc chia li giữa Kiều và Từ Hải
+Câu thơ đầu: “Nửa năm… nồng”: Kiều và Từ Hải chung sống với nhau mới có nửa năm nhưng vô cùng êm đềm, tận hưởng tình yêu nồng nàn, say đắm
+Những câu thơ tiếp: “Trượng phu… thẳng rong”:
- “trượng phu”: Từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng
- “động lòng bốn phương”: Chí hướng mà Từ Hải đang muốn tung hoành thiên hạ, vùng vẫy khắp nơi, quyết lập sự nghiệp phi thường
- “thanh gươm… thẳng rong”: Tư thế ra đi đầy hiên ngang, dứt khoát, tự tin, làm chủ phương trời tự do
+Hình ảnh con người hiện lên không hề nhỏ bé mà sánh ngang cùng vũ trụ rộng lớn
-Cảm nhận về 12 câu thơ tiếp Chí khí anh hùng: Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải
+Tâm trạng của Thúy Kiều: “Nàng rằng… xin đi”, thể hiện rằng Kiều không chỉ yêu mà còn hiểu, khâm phục, kính trọng Từ
+”phận gái chữ tòng”: Quan niệm phong kiến “Phu xướng tùy phụ, xuất giá tòng phu”. Kiều nguyện gắn bó cuộc đời với Hải, ý thức được bổn phận của người vợ, một lòng níu giữ tình yêu và đi theo chồng.
+Thái độ của Từ Hải: “Từ rằng… nữ nhi thường tình”:
- Khuyên Kiều vượt lên thói nữ nhi thông thường, không muốn Kiều phải vất vả vì mình
- Lời hứa “Bao giờ mười vạn tinh binh… rước nàng nghi gia”: Chàng muốn làm nên nghiệp lớn và hứa hẹn ngày trở về đón nàng
-Cảm nhận về hai câu thơ cuối Chí khí anh hùng: Thái độ kiên quyết “dứt áo ra đi” của Từ Hải
- Thái độ và cử chỉ vô cùng dứt khoát, mạnh mẽ: “Quyết lời… dặm khơi”
- Viễn cảnh không gian ra đi: “gió mây, dặm khơi” – Không gian kì vĩ, tự do, rộng lớn
- Hình ảnh “chim bằng”: Biểu tượng của người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, phi thường sánh ngang cùng vũ trụ
- Ước mơ về người anh hùng lí tưởng trong xã hội phong kiến của Nguyễn Du.
3.Kết bài ảm nhận Chí khí anh hùng:
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- Nêu suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về tác phẩm.
Mời bạn tham khảo 🌠 Kết Bài Chí Khí Anh Hùng 🌠 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Bài Chí Khí Anh Hùng Hay Nhất – Mẫu 3
Đón đọc dàn ý bài Chí khí anh hùng hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.
1.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích “Chí khí anh hùng”.
2.Thân bài:
a. Bốn câu đầu: Khát vọng, hoài bão của Từ Hải
-Hoàn cảnh ra đi của Từ Hải:
- “Nửa năm”: khoảng thời gian ngắn mà Thúy Kiều và Từ Hải bên nhau kể từ khi Từ Hải cứu Kiều.
- “Hương lửa đương nồng”: cuộc sống hạnh phúc, ấm êm, mặn nồng của Thúy Kiều và Từ Hải.
- Động từ “thoắt”: thể hiện sự quyết đoán, mạnh mẽ của Từ Hải.
- “Động lòng bốn phương”: nuôi chí lớn, quyết lập công danh, sự nghiệp.
-Tư thế ra đi của Từ Hải:
- “Trời bể mênh mang”: không gian rộng lớn, vô tận, kì vĩ → Phông nền làm nổi bật vẻ đẹp người anh hùng.
- Tư thế hiên ngang, ngạo nghễ, sẵn sàng: một mình, một ngựa, một thanh gươm → Khát vọng lên đường cao đẹp của Từ Hải.
b. Hai câu tiếp: Lời của Thúy Kiều
- “Phận gái chữ tòng”, “một lòng xin đi”: Kiều nguyện ý xin theo Từ Hải.
- Lời Kiều tha thiết, thẳng thắn, không chút băn khoăn, khẳng định vẻ đẹp nhân cách của nàng.
c. Mười câu tiếp: Lời đáp của Từ Hải
-Mong muốn Kiều hiểu cho khát vọng:
- Khẳng định sự thấu hiểu giữa cả hai – “tâm phúc tương tri”.
- Từ khuyên Kiều hãy vượt lên những tình cảm thông thường để trở thành hậu phương vững chắc.
-Lời hẹn:
- Trở về với công danh lừng lẫy: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất’, “bóng tinh rợp đường”: không gian của chiến thắng, của những hào quang rực rỡ.
- “Mặt phi thường”: hiện thân của anh hùng xuất chúng, phi phàm.
- “Rước nàng nghi gia”: cho nàng một danh phận.
- “Bốn bể không nhà”: hoàn cảnh hiện tại gian nan, vất vả, khó khăn.
- “Một năm sau”: khoảng thời gian cụ thể trở về đón Kiều.
- Khí phách, chí khí quyết tâm của Từ Hải với lí tưởng cao đẹp.
d. Hai câu cuối: Hành động dứt khoát ra đi
- Hành động “quyết lời”, “dứt áo”: nhanh chóng, dứt khoát, quyết liệt.
- Hình ảnh “cánh chim bằng”: tư thế lên đường hiên ngang, mạnh mẽ cùng ý chí lớn lao của người anh hùng.
e. Đánh giá
- Nội dung: Đoạn trích đã khắc họa vẻ đẹp người anh hùng với lí tưởng, hoài bão cao cả.
- Nghệ thuật: Sử dụng bút pháp lí tưởng hóa, những hình ảnh kì vĩ, ước lệ để khắc họa hình tượng nhân vật.
3.Kết bài: Khẳng định giá trị đoạn trích, tài năng nghệ thuật của tác giả.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Phân Tích Đoạn Trích Chí Khí Anh Hùng 🌹 15 Bài Văn Mẫu
Dàn Ý Chí Khí Anh Hùng Ngắn Gọn Lớp 10 – Mẫu 4
Tham khảo dàn ý Chí khí anh hùng ngắn gọn lớp 10 dưới đây với những định hướng làm bài cụ thể.
1.Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Dẫn dắt giới thiệu đoạn trích.
2.Thân bài:
a. Cuộc chia tay giữa Thuý Kiều và Từ Hải
- Thời gian: Nửa năm sau khi chung sống với Kiều.
- Hoàn cảnh: “hương lửa đương nồng”: Từ Hải và Kiều đang hạnh phúc.
- Lý do Từ Hải ra đi: Thực hiện khát vọng, lí tưởng của mình
- “trượng phu”: Chỉ người đàn ông chí lớn, tài năng.
- “Thoắt”: Sự mau lẹ, dứt khoát, kiên quyết, bất ngờ
- “động lòng bốn phương”: khát vọng vùng vẫy trong thiên hạ.
- Hình ảnh, tư thế của Từ Hải: một mình, một ngựa, một gươm, lên đường một mạch => tư thế oai phong, hào hùng.
- Bốn câu thơ miêu tả cuộc chia tay cũng miêu tả chí khí của Từ Hải với tư thế ra đi oai phong, sánh với vũ trụ.
b. Cuộc đối thoại giữa hai người:
-Thuý Kiều một lòng muốn ra đi cùng chồng:
- Nàng muốn làm tròn “chữ tòng”.
- Nàng không muốn xa chồng và muốn cùng chàng để cùng gánh vác => mong muốn thỏa đáng, hợp lý.
-Từ Hải khéo léo từ chối Kiều:
- Chàng cho rằng hai người đã hiểu nhau, nàng hiểu khát vọng của chàng.
- Mong nàng vượt lên thói “nữ nhi thường tình”, xứng đáng là tri kỉ của người anh hùng.
-Từ Hải hẹn ngày trở lại trong thành công:
- “Mười vạn tinh bình, tiếng …đường”: Khát vọng lớn của chàng, lập nên sự nghiệp lẫy lừng.
- “Rước nàng nghi gia”: Lời hứa đón Kiều về cho nàng danh phận.
- Từ Hải ra đi không chỉ vì chí lớn mà còn vì Kiều.
- Lời hứa chắc nịch của chàng: “Đành lòng chờ đó ít lâu/ Chầy chăng là một năm sau vội gì?”
- Lời hứa ước định, lời khẳng định sự tự tin vào tài năng của chàng.
c. Ý chí, quyết tâm ra đi của Từ Hải:
- Thái độ: dứt khoát. Mạnh mẽ, không do dự “quyết …đi”
- Hình ảnh ẩn dụ “cánh chim bằng”: người anh hùng bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên nghiệp lớn, mang tầm vũ trụ.
d. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng nhân vật bằng bút pháp ước lệ.
- Ngôn ngữ, thể thơ dân tộc.
3.Kết bài: Cảm nhận của em.
Dàn Ý Chí Khí Anh Hùng Ngắn Nhất – Mẫu 5
Mẫu dàn ý Chí khí anh hùng ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập cho bài viết trên lớp.
1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du cùng trích đoạn “Chí khí anh hùng”
2.Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về đoạn trích
- Vị trí đoạn trích
- Nội dung chính
b. Lí tưởng cao cả, khát vọng lớn lao của người anh hùng Từ Hải
- Từ “trượng phu” kết hợp cụm từ ước lệ “lòng bốn phương” với thái độ trân trọng, ngưỡng mộ, khâm phục để diễn tả chí nguyện lập công, lập danh lớn lao của người anh hùng.
- Bậc “trượng phu” luôn hướng đến những không gian bao la, mang tầm vóc vũ trụ của “trời bể mênh mang”
- Từ Hải hiện lên với vọng làm chủ: một người, một ngựa, một gươm hiên ngang, mạnh mẽ “lên đường thẳng rong”.
c. Niềm tin sắt đá “lập công, lập danh” vào tương lai của Từ Hải
- Trước mong muốn của Thúy Kiều, Từ Hải cũng đưa ra những lí lẽ từ chối “thấu tình đạt lí” để từ chối.
- Từ Hải hứa hẹn ngày “rước nàng nghi gia”, thể hiện niềm tin sắt đá vào sự nghiệp của bản thân với “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất”, “bóng tinh rợp đường”
d. Tư thế ra đi, lên đường hiên ngang, làm chủ vũ trụ của Từ Hải
- Những động từ “quyết”, “dứt áo”, “ra đi” đã thể hiện hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không do dự của người anh hùng.
- Giữa không gian “gió mây”, “dặm khơi” kì vĩ, rộng lớn, con người hiện lên với tư thế sánh ngang tầm vũ trụ.
- Hình ảnh “chim bằng” sải cánh trên bầu trời cao rộng, trong bao la “dặm khơi” cùng gió, cùng mây đã làm nổi bật tư thế của người anh hùng có bản lĩnh phi thường.
3.Kết bài: Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích “Chí khí anh hùng”.
Quà nhận ngay 👉 Acc VIP Miễn Phí (Nhận Nick Game NGON Free MỚI NHẤT
Dàn Bài Chí Khí Anh Hùng Siêu Ngắn – Mẫu 6
Với mẫu dàn bài Chí khí anh hùng siêu ngắn, các em học sinh có thể tham khảo cho mình hệ thống luận điểm rút gọn cơ bản nhất. Đón đọc dàn ý Chí khí anh hùng siêu ngắn như sau:
1.Mở bài: Giới thiệu tác giả tác phẩm và đoạn trích Chí khí anh hùng.
2.Thân bài:
a. Chí khí của Từ Hải trong khao khát lập công danh sự nghiệp:
- Sau khi đưa Kiều về cùng chung sống chưa được bao lâu, Từ Hải đã vội vã lên đường đi thực hiện hoài bão của kẻ làm trai.
- Từ “thoắt” thể hiện dứt khoát, mạnh mẽ của người anh hùng.
- “bốn phương” không gian rộng lớn, mênh mông, qua đó càng làm bật lên cái tầm vóc, sức mạnh và ý chí rộng lớn.
- “trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt
- “lên đường thẳng rong”: tư thế hiên ngang, hành động dứt khoát không vướng bận.
b. Tấm lòng thấu đáo, sự dứt khoát mạnh mẽ khi từ biệt Thúy Kiều:
- Khuyên bảo giai nhân vượt qua tình cảm nữ nhi thường tình, mong nàng thấu hiểu, thông cảm cho chí nam nhi của mình, trở thành hậu phương vững chắc.
- Thể hiện tấm lòng yêu thương, ân cần đối với Thúy Kiều khi bộc lộ những mong ước, tráng chí của bản thân để làm yên lòng nàng:
- Nuôi mộng ước khải hoàn trở về cùng một đội quân tinh nhuệ, chiêng trống, rộn rã khắp nẻo đường, những từ “mười vạn tinh binh”, “dậy đất”, “rợp đường”, đều thể hiện sự hùng tráng, khí thế mạnh mẽ, huy hoàng của người anh hùng.
- “làm cho rõ mặt phi thường”, càng thể hiện được sự thông tuệ, tự ý thức được khả năng của Từ Hải và ý chí muốn phát huy, bộc lộ tài năng, tầm vóc xuất chúng của mình.
- “Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia” chính là lời hứa hẹn, an ủi có sức nặng, khiến Thúy Kiều được yên lòng, vững dạ.
- “Bằng nay bốn bể không nhà/Theo càng thêm bận biết là đi đâu” thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng yêu thương lo lắng cho người phụ nữ của mình.
- “Đành lòng chờ đó ít lâu/Chầy chăng là một năm sau vội gì” lời hứa hẹn đồng thời mốc thời gian một năm sau, thể hiện quyết tâm phải thành công, mau chóng gây dựng được sự nghiệp, cơ đồ vẻ vang.
c. Hình ảnh người anh hùng ra đi tìm công danh, sự nghiệp mạnh mẽ, quyết đoán:
- Từ Hải nhanh chóng lên đường “Quyết lời dứt áo ra đi”, không chút do dự, lần nữa.
- “Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi”: Hành động dứt khoát, mạnh mẽ.
- Hình ảnh cánh chim bằng đạp gió mây bay vượt lên trên biển cả, còn thể hiện tầm vóc to lớn, tráng chí vươn tầm vũ trụ của Từ Hải.
3.Kết bài: Nêu cảm nhận cá nhân.
Gửi đến bạn 🍃 Cảm Nhận Chí Khí Anh Hùng 🍃 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Bài Chí Khí Anh Hùng Chi Tiết – Mẫu 7
Mẫu dàn ý bài Chí khí anh hùng chi tiết dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích “Chí khí anh hùng”
II. Thân bài
1.Khát vọng lên đường của Từ Hải (4 câu đầu)
- Hoàn cảnh chia tay: Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống hạnh phúc “hương lửa đương nồng”
- Hình ảnh Từ Hải:
- Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng → Thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải
- Thoắt: dứt khoát, mau lẹ, nhanh chóng
- Động lòng bốn phương: trong lòng nao nức chí tung hoành bốn phương
- Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch → Một tư thế đẹp, hiên ngang, không vướng bận của người quân tử sẵn sàng lên đường
- Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng công danh
2.Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều (12 câu tiếp theo)
a) Lời của Thúy Kiều
- Xưng hô: chàng – thiếp → Tình cảm vợ chồng mặn nồng, thắm thiết
- Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng
- Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải
- Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng
b) Lời của Từ Hải
-Lời đáp của Từ Hải:
- Từ chối mong muốn của Thúy Kiều
- Khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ anh hùng
- Coi Kiều là tri kỉ, là người hiểu mình
- Tính cách anh hùng của Từ Hải
-Lời hứa của Từ Hải:
- Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường. Đó chính là niềm tin vào bản thân, vào sự nghiệp của mình
- Rước nàng về dinh: hứa đón Kiều trở về
- Người anh hùng có chí khí, có sự thống nhất giữa lí trí, khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với tri kỉ
- Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp
- Lời hẹn”một năm”: mốc thời gain cụ thể, nhanh chóng → Lời hẹn ước dứt khoát, ngắn gọn, tự tin
- Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, có chí lớn mà còn là người rất tự tin vào tài năng của mình
3.Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải (2 câu còn lại)
- Hành động: quyết lời, dứt áo ra đi → Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí anh hùng
- Hình ảnh chim bằng: hình ảnh tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ
- Hình ảnh người anh hùng Từ Hải thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du
III. Kết bài: Khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Nghị Luận Chí Khí Anh Hùng 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Bài Chí Khí Anh Hùng Nâng Cao – Mẫu 8
Tham khảo mẫu dàn ý bài Chí khí anh hùng nâng cao dưới đây để luyện tập nâng cao kỹ năng nghị luận văn học.
I. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Chủ đề chí nam nhi “đầu đội trời, chân đạp đất” quen thuộc trong văn học
- Giới thiệu vấn đề: Đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) đã thể hiện vẻ đẹp, chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải.
II. Thân bài
- Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy kiều sau nửa năm chung sống
-Thời gian ra đi nửa năm: Là một con số không nhiều thế nhưng chàng và nàng đã có biết bao nhiêu là kỉ niệm.
-Hoàn cảnh ra đi hương lửa: Tình ảnh ước lệ “tình yêu”. → Hương lửa đương nồng: Tình cảm của hai người đang rất mặn nồng.
-Lí do ra đi:
- Trượng phu: Người đàn ông có tài năng xuất chúng.
- Từ Hải đã động lòng bốn phương: Ý chí muốn làm nên sự nghiệp lớn. Hình ảnh “trời bể mênh mang” như thể hiện được ý chí lớn lao của Từ Hải.
- Khát khao được vẫy vùng, tung hoành bốn phương là một sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn cản nổi.
- Thoắt (tính từ): Dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết, chỉ sự nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ.
-Tư thế:
- Thanh gươm yên ngựa: một mình, một gươm, một ngựa.
- Thẳng rong: Đi liền một mạch
- Tư thế oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất
- Cách miêu tả: Đặt nhân vật sánh ngang với không gian trời bể mênh mang → Cảm hứng vũ trụ
- Ngợi ca người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ.
- Ý chí quyết tâm ra đi dứt khoát không vương vấn.
- Bốn câu thơ đầu đã thể hiện được cuộc chia tay vô cùng kiên quyết của Từ Hải.
- Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải
-Thúy Kiều một lòng một dạ muốn theo chồng mình:
- Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng/ Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.”
- Thúy kiều nhắc đến chữ tòng trong lễ giáo phong kiến, phận gái thì phải theo chồng.
- Do tâm lí của nàng lúc này.
- Có thể nàng muốn ra đi để cùng chia sẻ, tiếp sức và cùng gánh vác khó khăn cùng Từ Hải.
- Đó là mong muốn chính đáng, hợp lí, thuận tình.
-Từ Hải đã từ chối mong muốn của Thúy Kiều. Đó là phản ứng tất yếu của người anh hùng chân chính:
- Từ rằng: “Tâm phúc tương tri/ Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
- Tâm phúc tương tri: Hai người đã hiểu nhau sâu sắc.
- Sao chưa dứt khỏi nữ nhi thường tình: Khuyên Thúy Kiều vượt lên chính mình để trở thành vợ một người anh hùng.
-Hứa hẹn ngày trở về vinh quang:
- Bao giờ mười vạn tinh binh…Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường: Khí chất anh hùng của kẻ trượng phu. Chàng phải đi đến khi nào lập nên sự nghiệp, có tinh binh đi sau, có lá cờ rợp đất thì mới trở về tìm nàng để cho nàng có một cuộc sống sung sướng.
- Làm cho rõ mặt phi thường/ Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia: Ước mơ anh hùng,phải làm cho ra dạng phi thường khi đó thì Từ Hải mới rước nàng thành vợ chính thức của chàng.
- Bốn bể không nhà: Ẩn dụ → Chí khí tung hoành ngang dọc. Còn đi theo Từ Hải thì bốn bể không nhà làm sao mà một người con gái như nàng Kiều có thể chịu đựng được.
- Đành lòng chờ đó ít lâu/ Chầy chăng là một năm sau vội gì?: Chàng vừa hứa hẹn vừa an ủi nàng, cùng lắm là một năm sau chàng sẽ trở về bên nàng.
- Từ Hải quả là một người anh hùng khí thế hơn người, nữ nhi xinh đẹp cũng không thể nào ngăn được chí hướng lớn lao của người anh hùng ấy. Không những thế chàng còn hứa hẹn an ủi nàng mong ngày sum họp.
- Ý chí và tính cách của Từ Hải
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dậm khơi
- Thái độ, cử chỉ: Kiên quyết, dứt khoát, không chần chừ, do dự, không để tình cảm yếu đuối lung lạc, cản bước.
- Hình ảnh chim bằng: Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ.
- Khẳng định quyết tâm và tự tin vào thành công. Thể hiện lí tưởng của một kẻ anh hùng khao khát lập nên một sự nghiệp có ý nghĩa.
- Một con người khí chất hơn người, hoài bảo lớn lao và niềm tin sắt đá vào tài năng của mình.
III. Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của đoạn trích và tài năng của tác giả.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Phân Tích Nhân Vật Từ Hải 🍀 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Chí Khí Anh Hùng Lớp 10 Học Sinh Giỏi – Mẫu 9
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý Chí khí anh hùng lớp 10 học sinh giỏi với hệ thống luận điểm đầy đủ nhất.
1.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
2.Thân bài:
a. Chí khí người anh hùng trong bốn câu thơ đầu:
- Chỉ sau “nửa năm hương lửa đương nồng” với Thúy Kiều, Từ Hải đã quyết tâm lên đường tìm công danh, thỏa chí làm trai ở bốn phương => Ý chí mạnh mẽ, tấm lòng quyết tâm phải làm nên nghiệp lớn.
- “Thoắt đã động lòng bốn phương”: Từ “thoắt” thể hiện thái độ dứt khoát, ý chí quyết tâm mạnh mẽ, sự chuyển đổi nhanh chóng trong tâm lý của Từ Hải từ việc rời bỏ cảnh sống êm đềm, chuyển sang những ngày tháng bôn ba vất vả trong tương lai vì sự nghiệp.
- “động lòng bốn phương” thể hiện tầm vóc lớn lao trong ý chí của nhân vật, cũng như ước mơ khao khát làm nên nghiệp lớn, làm chủ một phương của Từ Hải.
- Hai từ “trượng phu” càng thể hiện tấm lòng trân trọng, yêu thương, bộc lộ lí tưởng của Nguyễn Du về dáng vóc của một người anh hùng thời đại quy tụ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
- “Trông vời trời bể mênh mang”, bộc lộ ý muốn vươn ra bể lớn, thoát khỏi cái bóng nam nhi tầm thường quanh quẩn bên vợ con, khát vọng mạnh mẽ về việc trả nợ công.
- “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” bộc lộ phẩm chất và vẻ đẹp của người anh hùng thời đại, tay không quyết tâm lập nghiệp, khẳng định ý chí, sự tự tin trong tâm hồn người trượng phu.
b. Ý chí anh hùng thể hiện trong đoạn đối thoại với Thúy Kiều:
- “Tâm phúc tương tri/Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”, mong Thúy Kiều nghĩ thông suốt, gác lại chuyện nữ nhi thường tình, ủng hộ chàng trên con đường kiến tạo nghiệp lớn.
- Khuyên giải, động viên sâu sắc đến Thúy Kiều, khẳng định vị trí quan trọng của nàng trong lòng Từ Hải, cũng như tin tưởng vào sự thấu hiểu lý lẽ, tấm lòng bao dung, chung thủy của Thúy Kiều.
- Lộ rõ quyết tâm và tráng chí làm nên nghiệp lớn của Từ Hải, sở hữu trong tay đội quân hùng mạnh “mười vạn tinh binh”, mang sức mạnh phi thường, hùng hậu “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, nổi danh một phương, bá chủ một vùng.
- Hứa hẹn với Kiều rằng “Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”, để Kiều được vẻ vang làm vợ chàng, sống cuộc sống vinh hoa phú phú, hạnh phúc, không phải lo nghĩ gì.
- Từ Hải cũng bộc lộ nỗi lo lắng, tầm nhìn xa trông rộng “Bằng nay bốn bể không nhà/Theo càng thêm bận biết là đi đâu”, sợ Kiều phải chịu cảnh vất vả, mệt nhọc, điều ấy càng khiến chàng không yên lòng mà dựng nghiệp lớn, chính vì thế để Kiều ở nhà chờ chàng trở về mới là lựa chọn sáng suốt nhất.
- “Đành lòng chờ đó ít lâu/Chầy chăng là một năm sau vội gì”, lập ra mốc thời gian thể hiện ý chí quyết tâm lập công danh một cách nhanh chóng, đồng thời là lời an ủi, động viên Thúy Kiều sâu sắc, khiến nàng yên tâm, vững dạ ở nhà làm hậu phương đợi chồng chinh chiến, rạng danh trở về rước nàng nghi gia, nghi thất vẻ vang.
- Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” là hình ảnh đẹp, mang tính biểu tượng lớn, ẩn dụ cho sự thành công lẫy lừng của nhân vật Từ Hải về sau, bộc lộ tầm vóc lớn sánh ngang với loài chim bằng vốn vùng vẫy biển khơi.
3.Kết bài:
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- Nêu cảm nhận chung.
Gợi ý cho bạn 🌳 Cảm Nhận Về Nhân Vật Từ Hải 🌳 12 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Chí Khí Anh Hùng Văn 10 Đơn Giản – Mẫu 10
Tham khảo mẫu dàn ý Chí khí anh hùng văn 10 đơn giản dưới đây với những luận điểm cơ bản và súc tích.
1.Mở bài: Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu đoạn trích, hình tượng người anh hùng Từ Hải.
2.Thân bài
a. Khái quát chung:
- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230
- Nội dung: Sau nửa năm chung sống với Thúy Kiều, Từ Hải muốn có sự nghiệp lớn nên từ biệt Kiều ra đi.
b. 4 câu đầu: Khát vọng lên đường:
- Không gian: Rộng lớn, hoành tráng của biển rộng, trời cao → Phù hợp với tầm vóc, khát vọng lớn lao của Từ Hải.
- Hành động : Nhanh chóng, hiên ngang, tự tin, mạnh mẽ.
- Hành trang: Sẵn sàng lên đường.
- Khát khao được vẫy vùng tung hoành bốn phương là sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn cản nổi
c. Còn lại: Lý tưởng của người anh hùng Từ Hải:
- Lời nói của Kiều: Chấp nhận sẵn sàng đi cùng chồng, đồng cam cộng khổ.
- Lời của Từ Hải: Từ chối: không quyến luyến và bịn rịn, quyết tâm vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp.
- Lời hứa- Rước nàng nghi gia
- Từ Hải: Có trách nhiệm, có hoài bão, chí khí người anh hùng, trân quý người mình yêu
- Kiều: được trân trọng, động lực để tin tưởng, chờ đợi.
- Lời từ chối, dặn dò: Bốn bể không nhà: tay trắng, không có gì → Từ chối khéo léo, giúp Kiều an lòng.
- Bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, nhìn xa trông rộng
- Hành động dứt áo ra đi: Đại diện cho khát vọng tự do, công lý
3.Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp khát vọng và lý tưởng của Từ Hải, cách sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích 4 Câu Đầu Bài Chí Khí Anh Hùng 💧 10 Bài Hay
Dàn Ý Chí Khí Anh Hùng 12 Câu Đầu – Mẫu 11
Dựa vào dàn ý Chí khí anh hùng 12 câu đầu dưới đây, các em học sinh có thể tham khảo cách triển khai luận điểm khoa học và trọng tâm.
1.Mở bài Chí khí anh hùng
-Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều:
- Nguyễn Du (1766 – 1820) là đại thi hào của dân tộc
- Truyện Kiều là một kiệt tác văn học của ông, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam.
-Giới thiệu đoạn trích Chí khí anh hùng: Đoạn trích từ câu 2213 tới 2230 trong Truyện Kiều tái hiện cảnh Kiều chia tay Từ Hải để chàng ra đi thực hiện nghiệp lớn.
2.Thân bài Chí khí anh hùng
a) Luận điểm 1: Khát vọng lên đường của người anh hùng Từ Hải (Phân tích 4 câu thơ đầu)
-Hoàn cảnh cuộc sống của Kiều và Hải lúc chia tay:
- “Nửa năm”: Khoảng thời gian Kiều và Từ Hải chung sống.
- “Hương lửa đương nồng”: Tình yêu nồng nàn, say đắm, cuộc sống êm đềm, ngập tràn tình yêu và hạnh phúc của Thúy Kiều – Từ Hải.
- Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn chính vào thời điểm cuộc sống lứa đôi với Thúy Kiều đang bắt đầu và vô cùng mặn nồng hạnh phúc.
- Từ Hải là người có khí chất anh hùng, người đàn ông có chí khí, quyết tâm, yêu tự do.
-Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải:
- “Trượng phu”: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ngợi ca -> Thái độ trân trọng với các vị anh hùng, dựng lên dáng vẻ bệ vệ, oai nghiêm, đĩnh đạc của một tướng võ.
- “Thoắt”: là nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ -> cách xử sự dứt khoát, khác thường của người anh hùng Từ Hải.
- “Động lòng bốn phương”: công việc và chí lớn, khát khao tung hoành của người nam nhi
- Lí tưởng anh hùng thời đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà để ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu sự nghiệp phi thường.
-Tư thế ra đi:
- “Mênh mang”: chỉ sự rộng lớn đến mức gây cảm giác mung lung, mờ mịt.
- “trông vời”: cái nhìn rộng lớn, sáng suốt.
- “Trông vời trời bể mênh mang” – cụm từ mang cảm hứng vũ trụ chỉ tầm nhìn xa trông rộng và suy nghĩ phi thường.
- “Thanh gươm yên ngựa”: một mình, một gươm, một ngựa
- “Lên đường thẳng rong”: đi liền một mạch, không lưu luyến, bịn rịn.
- Tư thế ra đi hào hùng, một mình một ngựa ra đi không quay đầu nhìn lại, không lưu luyến, bịn rịn tình cảm
- Từ Hải là con người của khát vọng, công danh phi thường, có ý chí quyết tâm và bản lĩnh anh hùng.
b) Luận điểm 2: Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải (Phân tích 10 câu thơ tiếp)
-Lời của Kiều:
- Xưng hô: “chàng – thiếp” -> dịu dàng, ân cần.
- “Phận gái chữ tòng”: Ý thức bổn phận
- “Một lòng xin đi”: quyết tâm theo Từ Hải
- Kiều yêu thương, quý trọng và thấu hiểu chồng hết mực, quyết tâm, ước muốn được đi cùng Từ Hải.
-Lời của Từ Hải:
- “Tâm phúc tương tri”: Coi Kiều là tri kỉ, hiểu mình hơn ai hết.
- “Nữ nhi thường tình”: Người phụ nữ ủy mị, yếu đuối
- Từ chối ước muốn đi theo mình của Thúy Kiều, khẳng định nàng mãi là tri âm tri kỉ của mình, khuyên nàng vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một anh hùng.
-Lời hứa của Hải với Kiều
- Mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường” : tương lai thành công.
- “Rõ mặt phi thường”: chứng tỏ được tài năng xuất chúng
- Niềm tin sắt đá của Từ Hải vào một tương lai sự nghiệp tốt đẹp, rạng rỡ.
- Từ Hải là người anh hùng có khát vọng lớn lao, tin tưởng vào tương lai lại là người tâm lí, rất đời thường.
3.Kết bài Chí khí anh hùng
- Hình ảnh người anh hùng Từ Hải, chỉ khi của người anh hùng Từ Hải hiện rõ trong đoạn thơ.
- Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng lí tưởng, phi thường với những nét thật cụ thể, sinh động.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Phân Tích 8 Câu Đầu Chí Khí Anh Hùng ☀️ 10 Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Chí Khí Anh Hùng 18 Câu Đầu – Mẫu 12
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý Chí khí anh hùng 18 câu đầu để các em học sinh cùng tham khảo:
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Chí khí anh hùng.
- Giới thiệu nội dung cần phân tích – 18 câu đầu đoạn trích.
II. Thân bài:
1.Từ Hải với những ý chí, khát vọng vùng vẫy giữa trời đất:
-“Trượng phu”: Cách gọi thể hiện sự trân trọng đối với những bậc anh hùng có tài năng, đức độ hơn người
-Hai không gian đối lập:
- “Hương lửa đương nồng”: Mái ấm gia đình với tình yêu, hạnh phúc ngọt ngào. Là một không gian nhỏ hẹp, gắn với thói thường
- “Bốn phương”, “trời bể mênh mang”: Không gian vũ trụ mênh mông, rộng lớn nâng tầm vóc người anh hùng lên tầm vũ trụ. Thể hiện ước mơ, khát vọng lớn lao của người anh hùng.
- Từ Hải quyết tâm từ bỏ không gian gia đình ấm êm để đến với không gian vũ trụ để vùng vẫy với những khát vọng.
-Tính từ “thoắt”: Sự mau lẹ, quyết đoán, tự tin không phân vân. Sự thức dậy của lí trí, khí phách anh hùng vượt lên những điều bình thường để làm những điều phi thường.
-Ánh mắt “trông vời” và tư thế “thẳng dong”: Khắc họa hình tượng người tráng sĩ với khát vọng vùng vẫy giữa trời cao. Người tráng sĩ lên đường với tư thế dứt khoát, mạnh mẽ đi liền một mạch không ngoảnh lại.
2.Từ Hải với chí khí, hoài bão, lớn lao, phi thường:
- Hình ảnh “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường”. Thể hiện hoài bão phi thường của Từ Hải, muốn xây dựng cơ đồ của một bậc đế vương, chí khí xứng đáng tầm vóc của một bậc anh hùng.
- Hình ảnh “bốn bể không nhà” kết hợp với câu hỏi tu từ “theo càng thêm bận biết là đi đâu”. Cảm giác cô đơn thấp thoáng của bậc anh hùng khi thực hiện hoài bão. Nhưng càng cô đơn, quyết tâm càng lớn.
- Khoảng thời gian “một năm”: Thái độ tự tin, quyết tâm thực hiện lí tưởng anh hùng. Với những hình ảnh ước lệ đã cho thấy chí khí hoài bão, khát vọng lớn lao phi thường của người anh hùng Từ Hải.
3.Từ Hải với tình yêu và khát vọng hạnh phúc phi thường:
-Trước lời nói của Kiều, Từ Hải đã trách móc nhẹ nhàng:
- “Tâm phúc tương tri”: Là người tri kỉ, hiểu rõ lòng dạ của nhau. Từ Hải lấy đạo tri kỉ ra để thuyết phục Kiều ở lại, với Từ Hải Kiều không phải người vợ, người tình mà là một người tri kỉ
- “Nữ nhi thường tình”: Thói nữ nhi tầm thường. Với Từ Hải, Kiều không phải cô gái tầm thường mà là người thông minh, sắc sảo, tinh tế.
- Lời trách móc của Từ Hải cho thấy tình yêu của chàng đối với Thúy Kiều không phải tình cảm tầm thường mà hết sức phi thường. Đó là mối tình tri kỉ, trân quý lẫn nhau.
-Khát vọng hạnh phúc phi thường của Từ Hải:
- “Làm cho rõ mặt phi thường”: Thực hiện được hoài bão, lí tưởng anh hùng.
- “Rước nàng nghi gia” Rước Thúy Kiều danh chính ngôn thuận về làm vợ, cho nàng một danh phận.
- Từ Hải ra đi không chỉ hướng đến sự nghiệp của một bậc anh hùng mà còn hướng đến khát vọng hạnh phúc phi thường của “trai anh hùng với gái thuyền quyên”
III. Kết bài phân tích nhân vật Từ Hải:
- Khái quát vẻ đẹp nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Liên hệ hình tượng người anh hùng Từ Hải với quan niệm về người anh hùng trong thời đại mới.
Đừng bỏ qua 🔥 Phân Tích 12 Câu Giữa Chí Khí Anh Hùng 🔥 10 Mẫu Hay
Dàn Ý Chí Khí Anh Hùng 14 Câu Cuối – Mẫu 13
Mẫu dàn ý Chí khí anh hùng 14 câu cuối dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết dành cho các em học sinh.
1.Mở bài
- Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”.
- Giới thiệu những nét khái quát về đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Khái quát vị trí đoạn trích, những nét đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích,…)
- Giới thiệu khái quát nội dung 14 câu thơ cuối
2.Thân bài
a. Từ Hải với khát vọng lên đường và khao khát được tung hoành, vùng vẫy khắp bốn phương
- “trời bể mênh mang”: một không gian vũ trụ bao la, rộng lớn, gợi lên khát vọng lập công danh, sự nghiệp, tung hoành khắp năm châu bốn bể.
- “Thanh gươm”, “yên ngựa” và “lên đường thẳng rong”: Gợi lên hình ảnh người anh hùng Từ Hải một mình, một ngựa, một gươm lên đường không chút do dự để thực hiện khát vọng của bản thân.
b. Từ Hải là người anh hùng có chí khí, có tài năng, luôn tự tin vào tài năng của bản thân và có khao khát hạnh phúc phi thường.
- Nghe Thúy Kiều bày tỏ nỗi niềm muốn được đi cùng, Từ Hải đã nhẹ nhàng trách móc và khéo léo từ chối:
- “Tâm phúc tương tri”, là người tri kỉ có thể thấu hiểu mọi nỗi niềm tâm sự, mọi quyết định của chàng.
- Mong muốn Thúy Kiều sẽ vượt lên trên những nỗi niềm mong muốn đời thường của người con gái để xứng đáng làm người tri âm, tri kỉ của bậc anh hùng.
- Sự từ chối ấy cho thấy Từ Hải đã vượt lên trên tình cảm cá nhân, không chút bịn rịn, lưu luyến mà quên đi lí tưởng, khát vọng lớn lao của mình.
- Tự tin vào tài năng của chính mình và luôn có một khao khát hạnh phúc phi thường.
- “Mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng”, “bóng tinh rợp đường”: Gợi lên khát vọng lớn lao, mang tầm vóc vũ trụ của người anh hùng Từ Hải.
- “Làm cho rõ mặt phi thường”: Khát vọng tạo lập được một công danh, sự nghiệp lẫy lừng khắp đó đây, xuất chúng trong thiên hạ → Niềm tin sắt đá vào tài năng của chính mình
- “Rước nàng nghi gia”: Đón Thúy Kiều về nhà và cho nàng một danh phận để vợ chồng có cuộc sống sum vầy, hạnh phúc lứa đôi.
- Từ Hải ra đi không phải chỉ để thực hiện lí tưởng, hoài bão, khát khao của bản thân mình mà còn hướng tới hạnh phúc phi thường trong cuộc sống.
- Lời hứa ngắn gọn với Kiều càng thể hiện rõ sự tự tin của Từ Hải:
- “Bốn bể không nhà”: gơi ra những gian nan, thử thách, khó khăn trong buổi đầu lập nghiệp mà người anh hùng phải đương đầu vượt qua để thực hiện lí tưởng của bản thân mình.
- “Một năm”: Cho thấy sự tự tin của chàng trên con đường chinh phục, thực hiện lí tưởng, khát vọng lớn lao của bản thân.
c. Từ Hải – con người đầy bản lĩnh và dứt khoát khi ra đi
- Sử dụng hàng loạt các từ ngữ “quyết”, “dứt”, “ra đi” trong cùng một câu thơ tác giả đã cho thấy sự dứt khoát, không do dự của người anh hùng Từ Hải.
- Hình ảnh ẩn dụ “chim bằng” trong câu thơ cuối cùng để thể hiện hình tượng người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hoài bão lớn lao, mang tầm vóc của vũ trụ.
3.Kết bài: Khái quát những đặc sắc trong nghệ thuật và nêu cảm nhận của bản thân.
Mời bạn đón đọc 🌜 Dàn Ý Truyện Kiều 🌜 13 Bài Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất
Dàn Ý Chí Khí Anh Hùng 8 Câu Cuối – Mẫu 14
Mẫu dàn ý Chí khí anh hùng 8 câu cuối dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình gợi ý làm bài phong phú.
1.Mở bài:
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm
- Giới thiệu 8 câu cuối đoạn trích Chí khí anh hùng
2.Thân bài:
-Người anh hùng có bản lĩnh phi thường, tài năng và sự quyết tâm cao độ:
- Chàng tự tin vào khát vọng và tài năng của mình “Làm cho… nghi gia”.
- “Làm cho rõ mặt phi thường”: Cho thiên hạ thấy được tài năng xuất chúng của chàng.
- “Rước nàng nghi gia”: Lời hứa cho Thúy Kiều danh phận và cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.
-Lời hứa của Từ Hải khi ra đi, cho thấy sự tự tin của chàng:
- “Bốn bể là nhà”: Sự vất vả gian nan của chàng buổi đầu lập nghiệp.
- “Một năm”: Thời gian ước định cho lời hứa của Từ Hải với Kiều, ước định cho khát vọng của chàng =>niềm tin vào tài năng của mình.
-Hình ảnh Từ Hải dứt khoát ra đi đầy bản lĩnh:
- Sử dụng các động từ mạnh “dứt”, “quyết”, “ra đi”: thái độ dứt khoát mau lẹ, bản lĩnh của Từ Hải.
- “gió mây … khỏi”: Hình ảnh ẩn dụ khát vọng của người anh hùng như chim bằng bay lên cùng gió mây => mang tầm vóc vũ trụ.
3.Kết bài:
- Nghệ thuật của Nguyễn Du
- Cảm nghĩ về đoạn trích
Quà VIP 👉 Thẻ Cào 100k Miễn Phí
Dàn Ý Chí Khí Anh Hùng 2 Câu Cuối – Mẫu 15
Đón đọc mẫu dàn ý Chí khí anh hùng 2 câu cuối dưới đây để triển khai bài viết đầy đủ ý.
1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, đoạn trích Chí khí anh hùng và dẫn dắt vào 2 câu thơ cuối.
2.Thân bài:
a) Luận điểm 3: Quyết tâm ra đi của Từ Hải (Phân tích 2 câu thơ cuối)
- Hành động: Quyết lời, dứt áo ra đi
- Thái độ, hành động dứt khoát, không hề do dự, bịn rịn, khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải.
- Hình ảnh ẩn dụ “chim bằng”: Là loài chim quý tượng trưng cho người anh hùng dũng mãnh, ý chí.
- Khẳng định Từ Hải chính là bậc anh hùng cái thế với lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ.
- Từ Hải là người anh hùng có tài năng, bản lĩnh, chí khí, ước mơ công lí.
b) Đánh giá về nghệ thuật
- Từ ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ tượng trưng
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng qua dáng vẻ, hành động.
- Nghệ thuật miêu tả lí tưởng hóa nâng cao tầm vóc của nhân vật
3.Kết bài:
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Ý nghĩa của đoạn trích: Thể hiện ước mơ về người anh hùng lý tưởng và ca ngợi tấm chân tình của Từ Hải và Thúy Kiều, tinh thần và chí khí anh hùng của Từ Hải, phẩm chất tốt đẹp của Thúy Kiều.
Gửi đến bạn 🍃 Dàn Ý Phân Tích 8 Câu Cuối Bài Trao Duyên 🍃 9 Mẫu Hay