Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời [Đầu Năm Cuối Năm, Hàng Ngày Chi Tiết Nhất]

Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời ❤️️ Đầu Năm Cuối Năm, Hàng Ngày ✅ Nghi Thức Rất Phổ Biến Nhưng Không Phải Gia Đình Nào Cúng Biết Cách Cúng Đúng.

Khi Nào Cần Cúng Ngoài Trời

Chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp ai đó hoặc chính trong gia đình bạn thực hiện lễ cúng ngoài trời. Thế nhưng bạn vẫn luôn băn khoăn Khi Nào Cần Cúng Ngoài Trời? Để giúp bạn giải đáp thắc mắc này, chúng tôi xin được chia sẻ một số thông tin hữu ích dưới đây.

Cúng thần linh ngoài trời là một trong những nghi lễ phổ biến nhất của người dân Việt Nam. Nghi thức cúng chung thiên ngoài trời hay gọi tắt là cúng ngoài trời được thực hiện trong các lễ cúng thần linh ngày rằm, mùng một hàng tháng hay lễ cúng ngoài sân vào thời khắc giao thừa.

Lễ cúng Giao thừa còn gọi là lễ Trừ tịch. Đây là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong Tết Nguyên Đán. Người Việt tin rằng, mỗi năm sẽ có các vị thần Hành binh, Hành khiến, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Theo đó, cứ hết một năm, vị Hành khiển cai quản trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển cai quản năm mới. Chính vì thế, các gia đình thường làm 2 mâm cúng là mâm cúng quan thần và mâm cúng gia tiên.

Trong đó, mâm cúng quan thần sẽ được đặt ở ngoài trời nhằm tiễn người nhà trời đã cai quản hạ giới và đón vị mới xuống tiếp tục công việc này nên thường thể hiện lòng thành kính. Theo dân gian, gia chủ cần thực hiện việc cúng bái bên ngoài trời trước khi làm lễ cúng Giao thừa trong nhà vì cúng giao thừa là cúng vị chư thiên cai quản năm mới và tiễn chư thiên cai quản năm cũ đi.

Mời bạn đọc xem nhiều hơn 🌟 Mâm Cơm Cúng Ngày Tết 🌟 Cách Chuẩn Bị, Trình Bày Đẹp

Mâm Cúng Ngoài Trời Gồm Những Gì

Mâm Cúng Ngoài Trời Gồm Những Gì? Đối với những bạn lần đầu tiên tự mình thực hiện lễ cúng này thì sẽ không biết phải sắm lễ như thế nào. Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin bên dưới đây nhé!

Mâm lễ cũng thần linh ngoài trời của mỗi vùng miền sẽ khác nhau phụ thuộc vào văn hoá, phong tục của vùng đó. Dù ở vùng miền nào, mâm lễ cúng ngoài trời cũng cần được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo với tấm lòng thành kính nhất, bởi đây là lễ cũng quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến hậu vận và sự thuận lợi của cả gia đình. Một số lễ vật cúng thần linh ngoài trời thường thấy là:

  • Hoa Quả
  • Hương
  • Tiền vàng
  • Trầu cau
  • Nước, rượu trắng

Ngoài ra, còn có các lễ vật như gà luộc, trứng, đĩa xôi… tuỳ theo mỗi vùng miền và điều kiện của từng gia đình. Việc làm lễ cúng ngoài sân cần phải chuẩn bị nhiều thứ quan trọng nhưng quan trọng nhất là gia chủ cần phải thành tâm.

Cùng với Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời, SCR.VN tặng bạn 💧 Bài Cúng Giỗ Ông Bà Tổ Tiên 💧 Lễ Vật, Văn Cúng Giỗ

Mâm Cúng Ngoài Trời Đặt Hướng Nào

Mâm Cúng Ngoài Trời Đặt Hướng Nào? Hướng đặt mâm cúng trong quan niệm tâm linh thường rất quan trọng và liên quan nhiều đến các nguyên tắc phong thuỷ.

Khi cúng giao thừa, các gia đình nên đặt mâm cơm cúng giao thừa ở giữa sân để các vị thần có thể dễ dàng nhìn thấy. Nếu gia đình nào không có sân thì có thể đặt mâm cúng ở cửa chính, trên tầng thượng hoặc những nơi sạch sẽ và thoáng mát.

Có một số lễ cúng ngoài trời không quá quan trọng đến hướng đặt mâm cúng như lễ cúng chung thiên hàng tháng. Tuy nhiên đối với một số lễ cúng mà mâm cúng được đặt ngoài trời với ý nghĩa quan trọng hơn như cúng động thổ, cúng nhập trạch thì gia chủ cần tìm hiểu và đặt mâm cúng ở hướng tốt hợp với tuổi của mình. Điều này nên tìm đến các thầy phong thuỷ để xem cho chính xác nhất.

Đối với mâm cúng giao thừa thường được đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông. Theo quan niệm dân gian, hướng Bắc là hướng của Thượng Đế, còn hướng Đông là hướng cúng Thiên Tử. Vì vậy, các gia đình có thể đặt theo một trong hai hướng Bắc hoặc hướng Đông, sao cho phù hợp nhất với vị trí nhà của gia đình mình.

Các gia đình nên chuẩn bị một chiếc bàn lớn đủ rộng, trên bàn có thể trải thêm khăn hoặc vải sạch để bày mâm lễ cúng giao thừa, cùng với đó có thể trải thêm khăn hoặc vải sạch bên dưới, giúp nơi cúng giao thừa đẹp hơn và bày tỏ được sự trân trọng đối với các vị thần. Khi cúng giao thừa ngoài trời, bạn không cần phải chuẩn bị bát hương mà chỉ cần một bát gạo để cắm hương là được.

Mời bạn đón đọc 🌜 Bài Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7 🌜 Cách Cúng, Bài Khấn

Cách Bày Biện Mâm Cúng Ngoài Trời

Cách Bày Biện Mâm Cúng Ngoài Trời sao cho trang nghiêm và đúng lễ nghi tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.

Việc bày biện các lễ vật lên mâm cúng cũng mang ý nghĩa quan trọng cần đúng chuẩn và đẹp mắt. Nếu là người chưa có kinh nghiệm, các có thể nhờ thầy phong thủy hoặc bày trí theo nguyên tắc sau:

  • Xung quanh mâm cúng đặt chén, đũa.
  • Phía trước là bát hương, vàng mã.
  • Giữa là bàn cúng đồ mặn. Có thể thay thế bằng mâm cúng chay đầu năm.

Gia chủ thực hiện lễ cúng cũng cần trang phục chỉnh tề, gọn gàng tươm tất. Nói phát ra tiếng, không nói quá to hoặc quá nhỏ. Khi cúng cần thành tâm, không vừa cúng vừa nói chuyện riêng. Phụ nữ mang thai không nên làm lễ cúng, người cúng nên là gia chủ (đàn ông).

Theo cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ cần chuẩn bị một chiếc bàn đủ lớn để bày mâm lễ. Ở mặt bàn sẽ được trải tấm vải vàng sang trọng. Dưới đất trải một miếng vải đỏ dài như thảm đỏ. Đặt mâm lễ cúng ở nơi sạch sẽ. Cách bày lễ cúng giao thừa ngoài trời đó là đặt trên mâm bát gạo để cắm hương, hai ngọn nến hoặc đèn ở hai bên.

Bên cạnh Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời, có thể bạn sẽ thích 🌼 Mâm Cơm Cúng Chuẩn Nhất 🌼

Mâm Cúng Ngoài Trời Đầu Năm

Mâm Cúng Ngoài Trời Đầu Năm có ý nghĩa quan trọng với các gia đình. Để có một khởi đầu hồng phát, thuận buồm xuôi gió, tài lộc và bình an suốt năm hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng và chu toàn nhé!

Tục lệ cúng đầu năm được xem là nghi thức chung để chào đón năm mới an lành, may mắn. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình mà mâm lễ vật cúng năm mới khác nhau. Với gia đình kinh tế khá giả thì chọn mâm lễ vật đầy đủ nào cá, thịt, trứng,… Với người có cuộc sống khó khăn thì chọn mâm lễ vật đơn giản hơn như bánh trái, hoa quả,… Song đó với những người theo đạo sẽ chọn mâm cơm chay để cúng năm mới.

Đồ lễ cúng đầu năm thường bao gồm:

  • Hương nến (hoặc đèn dầu).
  • Hoa và mâm ngũ quả.
  • Trái cây.
  • Bánh, kẹo, nước.
  • Trầu cau.
  • Tiền thật.
  • Mâm cơm cúng (có thể cúng chay hay mặn đều được)

Thường mâm cơm cúng đầu năm được bày ở 2 nơi, 1 mâm ở ngoài trời, 1 mâm cúng trên trong nhà, nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Đặc biệt gia đình nào có thờ Phật thì chuẩn bị thêm 1 mâm lễ vật để cúng lễ Phật

Cùng với Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời, gửi đến bạn 🍃 Mâm Cơm Cúng 30 Tết 🍃 Cách Chuẩn Bị Thực Đơn, Bày Đẹp

Mâm Cúng Ngoài Trời Cuối Năm

Mâm Cúng Ngoài Trời Cuối Năm thường được gọi là lễ cúng tất niên. Đây là dịp mà các gia đình dâng mâm cúng để cảm tạ thần linh về một năm đã qua và mời gia tiên về đón tết cùng cháu con.

Lễ Tất niên cuối năm là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng Tất niên và chuẩn bị đón Tết.

Lễ Tất niên tại gia được tiến hành vào chiều 30 Tết. Trong ngày này, người người nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp để chuẩn bị đón năm mới. Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ.

Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không nặng về vật chất, tùy theo điều kiện và tâm ý của gia chủ, chủ doanh nghiệp mà chuẩn bị. Song thông thường, cúng Tất niên cần sắm lễ như sau:

  • Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
  • Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Giao Thừa Trong Nhà 🌹 Mâm Cúng, Bài Văn Khấn

Cách Bày Mâm Cúng Tất Niên Ngoài Trời

Nếu như chưa nắm rõ các nguyên tắc và lễ nghi trong phong tục thờ cúng thì gia chủ cần tìm hiển về Cách Bày Mâm Cúng Tất Niên Ngoài Trời sao cho đúng chuẩn.

Tùy theo điều kiện, mâm cơm cúng sẽ được bày biện cho tươm tất nhất. Nhưng nhìn chung, tất cả cũng đều phải dựa theo phong tục tập quán. Các lễ vật chính gồm:

  • Bánh chưng
  • Trầu cau
  • Hoa tươi
  • Vàng mã

Ngoài những lễ vật trên, các gia đình còn cần chuẩn bị thêm những món ăn đặc trưng của từng vùng miền. Cũng như phù hợp với khẩu vị của những người tham dự.

Đa sô gia đình miền Bắc đều chuẩn bị gà luộc, món kho hoặc xào trong mâm cúng. Đối với người dân miền Trung, yếu tố cầu kỳ thường được đặt lên cao hơn. Cụ thể như: Phải có bánh chưng hoặc bánh tét, giò chả, gỏi gà, thịt heo luộc và một số món đặc sản khác theo từng vùng. Còn ở khu vực miền Nam, trong mâm cơm cúng tất niên thường sẽ có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, củ kiệu và tôm khô…

Mỗi vùng miền lại có cách bày trí khác nhau. Ở miền Bắc, mâm cỗ mặn thường được chuẩn bị với số lượng: 4 bát – 4 đĩa, 6 bát – 6 đĩa hoặc 8 bát – 8 đĩa tuỳ quy mô. Với những nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn, có thể xếp cao lên thành 2 – 3 tầng. Các món nóng, có nước sẽ được bày biện ở vị trí trung tâm.

Còn thêm những nội dung hay có trong bài viết ☘ Lễ Cúng Giao Thừa ☘ Cách Cúng, Bài Văn Cúng

Mâm Cúng Ngoài Trời Đêm Giao Thừa Cần Những Gì

Mâm Cúng Ngoài Trời Đêm Giao Thừa Cần Những Gì? Lễ cúng giao thừa ngoài trời cần có một số lễ vật đặc biệt trong mâm cúng sao cho đầy đủ theo quan niệm dân gian.

Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng giao thừa là thời khắc mà các vị quan Hành khiển sẽ bàn giao công việc cai trị trong năm. Có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Với mỗi năm sẽ có một vị quan Hành khiển đảm đương công việc cai trị hạ giới khác nhau và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

Mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời là cỗ mặn, gồm có:

  • Thủ lợn hoặc gà trống tơ, luộc
  • Bánh Chưng
  • Đèn nến
  • Vàng mã
  • Hoa tươi
  • Trầu cau
  • Rượu/ trà ( rượu trước, sau đến trà )
  • Một chiếc mũ chuồn, đây chính là mũ để cúng tế vị thần.

Những lễ vật cúng Giao thừa ngoài trời hầu hết là những sản vật gần gũi. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến gà cúng. Nên chọn gà trống choai, mới tập gáy, khỏe mạnh, có mỏ vàng, mào cờ, chân vàng, đặc biệt là phải chưa từng đạp mái.

Bên cạnh Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời, đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Mâm Cơm Cúng Giỗ ☀️ Cách Bày Mâm Cúng Đơn Giản Đẹp

Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời 30 Tết

Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời 30 Tết là một nghi thức tạm biệt những điều không may mắn của năm cũ và chào đón một năm với nhiều điều tốt đẹp. Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời Đêm 30 Tết chính là phong tục quan trọng trong ngày tết và có từ lâu đời. Vì vậy mà lễ cúng giao thừa cần phải chuẩn bị tươm tất và trang nghiêm. 

Sau khi chuẩn bị những lễ vật cần thiết, bạn nên sắp xếp và bày mâm cúng một cách hợp lý, trang nghiêm. Bạn nên bày lễ vật cúng giao thừa như sau:

Trình bày mâm lễ vật cúng giao thừa:

  • Đặt phần xôi, bánh kẹo, mứt vào giữa chiếc mâm, tiếp theo để tiền vàng, muối, gạo kế bên.
  • Lấy rượu đặt trước mâm đồ cúng.
  • Nước ngọt, bia để ở bên trái mâm lễ vật.
  • Tiếp đó, đèn/nền đặt ở bên phải mâm lễ.
  • Đặt bình hoa, mũ cánh chuồn và sớ khẩn nằm ở bên cạnh mâm cúng.
  • Thắp hương cháy đặt xuống mâm hoặc gia chủ có thể cắm vào chén muối hay bát gạo đều được.

Đừng bỏ qua bài viết 🔥 Cách Đặt Chuối Lên Bàn Thờ 🔥 bạn nhé!

Cách Bày Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời

Về Cách Bày Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời, chúng tôi đã giải đáp cụ thể cho bạn về việc cúng giao thừa như thế nào một cách chi tiết nhất, cùng với đó là một số lưu ý trong quá trình cúng bái. Tuy nhiên, ngay sau đây chúng tôi xin chia sẻ thêm cho bạn cách bày mâm cúng giao thừa mặn nhé!

  • Bước 1: Tương tự bước đầu tiên như chuẩn bị mâm cúng chay, bạn cũng lấy một chiếc bàn vững chắc, trải khăn rồi đặt mâm lên.
  • Bước 2: Trình bày mâm lễ cúng giao thừa đồ mặn:
    • Gà: Lấy một bông hồng đỏ đặt vào miệng gà, đặt dĩa gà sao hướng đầu quay ra bên ngoài vành mâm. Bên nên đặt dĩa gà nằm ở giữa chiếc mâm.
    • Bánh chưng: Bóc lá bánh ra bỏ đi, tháo dây bánh nhưng không cắt và đặt dĩa bánh bên cạnh dĩa gà.
    • Xôi gấc: Nếu nhà bạn có cúng xôi, hãy đặt dĩa xôi ở vị trí của bánh chưng nhé.
    • Giò lụa: Lột vỏ bỏ đi, cắt giò thành từng lát vừa nhưng đừng cắt nhỏ, đặt vào trong đĩa nhỏ và để ở bên đĩa bánh chưng.
    • Trái cây: Sắp hoa quả theo hình thức mâm ngũ quả và để ở phía sau đĩa bánh chưng và gà.
    • Vàng mã với trầu cau bạn đăt ngay trên vành mâm.
    • Lấy gạo, muối để vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt kế bên dĩa trái cây.
    • Đèn hoặc nến cũng để bên cạnh đĩa hoa quả.
    • Rượu, nước đặt ở trước mâm cúng.
    • Còn mũ cánh chuồn để ở bên cạnh hoặc sau mâm cúng (nếu như mâm còn chỗ đặt).
    • Lọ hoa tươi để ở cạnh.
    • Lúc thắp hương cháy có thể cắm ở chén gạo, muối, dĩa xôi hoặc đặt dưới mâm lễ.

Tiếp sau Cách Bày Mâm Cúng Ngoài Trời, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Bài Cúng Tết Hàn Thực 🌹 Lễ Cúng Mùng 3 Tháng 3 Tại Nhà

Chuẩn Bị Mâm Cúng Ngoài Trời

Chuẩn Bị Mâm Cúng Ngoài Trời đầy đủ, đúng lễ nghi mang ý nghĩa thể hiện lòng thành tâm của gia chủ. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ nhưng cũng không được quá đơn giản và cần chú trọng cả về chất lượng lẫn hình thức.

Trong bộn bề công việc từ việc chuẩn bị sắm lễ cho đến thực hiện nghi lễ cúng, khó tránh khỏi việc thiết sót khiến lễ cúng không diễn ra thuận lợi. Nhiều người còn quan niệm rằng không chuẩn bị cẩn thận sẽ khiến các thần linh, gia tiên và hương linh linh thiêng không tiếp nhận lòng thành của gia chủ.

Do đó, để buổi lễ thành công tốt đẹp khi chuẩn bị lễ cúng ngoài trời bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Lên danh sách lễ vật kỹ càng;
  • Không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh để chuẩn bị mọi việc cho vuông tròn.
  • Thay vì không chắc chắn trong việc chọn hướng đặt mâm cúng hãy nhờ người am hiểu để chỉ điểm, hướng dẫn tránh sai sót.
  • Văn khấn là cách để giao tiếp, bày tỏ lòng thành của gia chủ với bề trên. Bởi vậy cần tiến hành đúng quy trình, trình bày rõ ràng và đặc biệt cẩn thận thành tâm.

Bài văn khấn chung thiên ngoài trời có nội dung như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.

Tín chủ con là …………………………….Tuổi………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………

Hôm nay là ngày………. tháng…………năm…………………(Âm lịch)

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ.

Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần, lạy 3 lần)

Mời bạn đọc nhiều hơn với 🔥 Bài Cúng Táo Quân 🔥 Cách Cúng, Văn Cúng, Lễ Vật Cúng

Viết một bình luận