Cách Cúng Vong Trong Nhà ❤️️ Bài Cúng, Văn Khấn, Sắm Lễ Vật ✅ Nghi Thức Cúng Cầu Siêu Tại Gia Cho Vong Linh Sớm Giải Thoát, Tìm Nơi An Nghỉ.
Có Nên Cúng Vong Trong Nhà
Cúng vong hay cúng tổ tiên và người thân là nếp sống đạo lý đặc thù của người Việt. Đây là giá trị biểu đạt sự thiêng liêng cao cả cho văn hoá và tín ngưỡng dân tộc. Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn chắc chắn được cho mình Có Nên Cúng Vong Trong Nhà hay không.
Vong linh, cũng gọi là hương linh, đây là từ dành để chỉ chung chung cho những người đã mất. Trong đạo Phật, cúng vong linh và cúng cô hồn là những nghi lễ thông dụng. Các chùa vẫn tổ chức cúng vong linh hàng ngày cho bá tánh Phật tử thập phương. Tuy nhiên, tùy theo nhận thức, hiểu biết về Chánh pháp của mỗi người mà có quan niệm về cúng vong linh và cô hồn khác nhau.
Có thể nói, thờ cúng vong bao gồm thờ cúng người thân đã khuất và thờ cúng cô hồn chúng sinh là một nét đẹp trong tâm tưởng con người. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và không thể thiếu trong phong tục Việt Nam, và là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Chính vì vậy mà nghi thức cúng vong trong nhà được nhiều gia đình thực hiện thường xuyên. Nếu như bạn là một người tín tâm và tin vào thế giới tâm linh thì nghi thức cúng vong là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hoá tâm linh của mình.
Ông cha ta cho rằng, lễ cúng cô hồn chính là một hành động mà người sống tỏ lòng từ bi, muốn chia sẻ cùng những vong linh thiếu may mắn mọi điều đau khổ, đói khát để họ không còn cảm thấy bơ vơ, vất vưởng, lang thang khắp nơi mà không thể siêu thoát. Như vậy cho thấy rằng, tổ chức lễ cúng vong linh, cô hồn là một hành động tốt đẹp, có thể tích đức cho bản thân và gia đình. Cũng chính vì lẽ đó mà lễ cúng này cũng trở nên quan trọng hơn.
Cùng với Cách Cúng Vong Trong Nhà, gửi tặng bạn ✨Bài Khấn Vong Linh Trong Đất✨
Cúng Vong Trong Nhà Gồm Những Ai
Thế giới tâm linh vô cùng bí ẩn và có những vấn đề chưa thể giải thích được. Nếu bạn đang băn khoăn Cúng Vong Trong Nhà Gồm Những Ai thì chúng tôi xin được giải đáp thắc này của bạn dưới đây.
Cúng vong linh và cúng cô hồn là tập tục, tín niệm dân gian có từ lâu đời, phổ biến trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Cúng vong linh thường thực hiện vào những ngày kỵ giỗ, con cháu soạn mâm cỗ dâng cúng ông bà cha mẹ và những người thân đã mất.
Cúng cô hồn là tín chủ phát tâm sắm sửa cơm nước lễ vật để phân phát, bố thí cho những vong hồn cô độc, đói khát, lang thang vất vưởng, không nơi nương tựa (trong dân gian thường cúng cô hồn vào các ngày đầu và cuối tháng âm lịch, vào các dịp giỗ-lễ của gia đình, đặc biệt bố thí rộng lớn trong tháng Bảy hàng năm).
Theo đạo Phật, khi cúng vong linh, chỉ những vong linh tái sinh trong loài ngạ quỷ mới được lợi ích vì tương ưng xứ. Cúng cô hồn chính là phương thức bố thí cho loài quỷ đói khát được no đủ đồng thời khai thị cho chúng xả ly các chấp thủ để thoát ra khỏi cảnh giới khổ đau.
Thế giới cõi âm rất phức tạp, tuy gần gũi quanh ta nhưng mà xa cách không thể nhìn thấy được. Tuỳ theo phước báo của con người khi còn sống mà các linh hồn khi chết đi có thể gặp những trường hợp sau:
- Các hương linh có phước được tự do đi lại thì có thể về thăm gia đình, được phép vào nhà nếu chủ nhà tác ý cho phép, được thân hình đẹp, được người sống cúng cho ăn.
- Các hương linh không có phước thì thân hình rất ghê gớm, ít được tự do, bị nhiều hương linh khác ăn hiếp, vất va vất vưởng, đói khát, hoảng sợ, chạy tìm miếng ăn, trốn đầu này đầu kia,… Đặc biệt là những người chết sớm do nghiệp nặng mà bị sát hại, hay do tự quyên sinh thì khi trở thành hương linh rất thê thảm, lạnh buốt, đói khát, đau khổ tột cùng.
Chia sẻ cùng bạn 🍀 Mâm Cúng Cô Hồn 🍀 Thực Đơn, Cách Bày Đúng
Cách Sắm Lễ Vật Cúng Vong Trong Nhà
Rất nhiều gia chủ còn băn khoăn về Cách Sắm Lễ Vật Cúng Vong Trong Nhà sao cho đúng theo phong tục và không phạm vào những điều kỵ. Mời bạn tham khảo thông tin dưới đây để chuẩn bị cho lễ cúng tại gia đầy đủ nhất.
Theo như quan niệm về tín ngưỡng tâm linh từ xưa cho tới nay, nếu vào dịp cúng lễ cô hồn tổ chức được một nghi lễ tươm tất, mâm cúng đầy đủ thì có thể giúp cho gia đình được hài hòa êm ấm, mọi chuyện hanh thông, thuận lợi và không còn lo lắng sẽ bị các cô hồn dã quỷ quấy phá nữa.
Như đã nói, lễ cúng vong linh, cô hồn là một trong những lễ cúng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt và công việc làm ăn của gia chủ cùng các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về việc chuẩn bị đồ cúng ra sao. Thông thường, lễ vật cúng vong linh bao gồm những đồ cúng cơ bản sau:
- Muối hột và gạo: 1 đĩa.
- Cháo trắng nấu loãng: 12 chén.
- Cơm: 3 chén nhỏ.
- Đường thẻ: 12 cục.
- Vàng mã: Bộ giấy tiền vàng bạc được dùng để cúng trong lễ cô hồn.
- Rau củ luộc: 1 đĩa gồm khoai lang luộc, ngô luộc, khoai mì luộc (có thể chuẩn bị thêm khoai môn, bắp rang,…).
- Mía: Chặt thành khúc 15cm.
- Bánh kẹo các loại.
- Nến: 2 cây.
- Nhang: 3 cây.
- Nước: 3 hoặc 5 ly.
- Tiền lẻ nát: Mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
Tiếp sau Cách Cúng Vong Trong Nhà, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Cách Cúng Cô Hồn 16 🌹 Bài Cúng, Văn Khấn, Mâm Lễ Cúng
Cách Bày Mâm Cúng Vong Trong Nhà
Cách Bày Mâm Cúng Vong Trong Nhà tươm tất và đúng chuẩn sẽ giúp gia chủ bày tỏ lòng thành của mình với đấng vô hình linh thiêng. Nếu bạn chưa biết cách bày chuẩn thì đừng bỏ qua nội dung dưới đây nhé.
Cúng vong linh có thể thực hiện vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng kết hợp với ăn chay ngày này, phát nguyện làm lành tránh dữ, giúp đỡ cô nhi quả phụ, cứu trợ tế bần, kính hiếu cha mẹ tu tâm dưỡng tính để hồi hướng cho cửu huyền thất tổ sớm đc siêu sanh tịnh độ, gia chung bình an sức khỏe
Cúng cô hồn không nên cúng ban ngày vì mặt trời rất mạnh còn các cô hồn rất yếu, nên cúng tầm chiều tối, nhưng cần trước 12h đêm ngày 15 âm lịch. Còn lễ Vu Lan thì thực hiện vào ban ngày. Chiều tối – theo dân gian thời điểm này nắng đã nhạt, các vong hồn mới dễ dàng tụ lại nhận được đồ mà các gia chủ cúng bố thí cho.
Theo thuyết Ngũ hành âm dương, người ta sẽ lựa chọn giờ Dậu. Là thời điểm để các cô hồn có thể ăn uống và nhận lễ vật. Đây là thời điểm không có nhiều ánh sáng mặt trời và các cô hồn. Có thể thụ hưởng được lễ vật. Cách bày trí mâm cúng vong linh theo phong tục truyền thống như sau:
- Để bày trí mâm cúng cô hồn, đầu tiên ta đặt bát lư nhang ở trước mặt để làm tâm. Đèn nến đặt bên cạnh lư nhang.
- Chén gạo và muối đặt 2 bên lư nhang sao cho cân đối.
- Tiếp đó, ta đặt 3 lý rượu, 3 ly nước phía sau bát lư nhang.
- Đến 6 đĩa xôi, 6 chén chè, 6 chén cháo. Hãy sắp thành một hàng ngang sao cho đẹp mắt
- Hoa và trái cây chúng ta đặt theo quy tắc Đông bình, Tây quả, tức bình hoa ta đặt phía Đông, dĩa trái cây ta đặt phía Tây.
- Sau đó ta đặt giấy cúng vàng mã, kề bên hoa ta đặt dĩa bánh kẹo và không quên một bó nhang để thắp hương cầu khấn.
- Đừng quên 6 bộ chén đũa muỗng để các vong linh chứng dám lễ vật.
Đối với những gia đình không có điều kiện để tổ chức lễ cúng cô hồn tháng 7. Sau khi chúng ta cúng phật và cúng gia tiên xong. Thì có thể lấy một ít muối và gạo rải ngoài cửa. Lưu ý là chúng ta nên rắc bốn phương tám hướng. Như một nghi thức bố thí cho các vong hồn.
Xem thêm cách ✨ Cúng Cơm Vong Linh ✨ đúng
Cách Cúng Vong Trong Nhà
Cúng cô hồn là một trong những nét đẹp văn hóa dân gian của Việt Nam mang tính chất nhân văn rất cao. Cách Cúng Vong Trong Nhà là một trong những sự kiện có ý nghĩa nhân đạo của con người.
Nghi thức này là để thí thực cho các giới cô hồn, được sử dụng hàng ngày tại các chùa trong buổi công phu chiều. Trên bàn thờ cô hồn có cháo, gạo, muối và nước trong. Tại tư gia vào chiều ngày rằm tháng bảy, ta cũng có thể tổ chức cúng cô hồn và sử dụng nghi thức này.
Lưu ý là khi cúng cô hồn tại nhà thì mâm lễ phải đặt ở ngoài sân, ngoài đường, không quy định hướng lễ. Tuyệt đối không đặt ở bậu cửa và chỉ thực hiện sau khi thực hiện các khóa lễ cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh. Dân gian cũng quan niệm người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà (nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi cho người ăn mày).
Sau khi chuẩn bị xong xuôi các đồ lễ, mâm cúng cô hồn ra sân thì gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng. Chủ nhà nhìn ra đường và bắt đầu đọc văn khấn cúng cô hồn. Tay chắp hai mu bàn tay vào nhau như chắp tay khấn gia tiên, sau khi đọc xong mỗi đoạn thì thành tâm cúi người chắp tay ra đường. Đoạn cuối cùng thì chắp khấn 3 lần và tiến hành rải gạo muối ra đường.
Bên cạnh Cách Cúng Vong Trong Nhà còn có nội dung ✨Bài Khấn Vong Linh Con Của Mình✨
Cách Cúng Vong Nhi Tại Nhà
Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo cả. Đôi lúc vì một lý do nào đó mà bạn từ bỏ giọt máu của mình. Để linh hồn của bé sớm siêu thoát và ra đi thanh thản, không oán hận bố mẹ. Dưới đây là Cách Cúng Vong Nhi Tại Nhà, hi vọng linh hồn thai nhi sớm siêu thoát.
Vong thai nhi hay còn gọi là vong bé đỏ. Đây vốn dĩ là linh hồn của những đứa trẻ không được hưởng cuộc sống trọn vẹn của một con người. Tức là không được sinh ra cũng không được lớn lên, vừa hình thành đã bị từ bỏ. Nói cách khác đây là những vong hồn của đứa trẻ bị cha mẹ từ bỏ do nạo phá thai hoặc do sảy thai.
Theo tâm linh thì những vong hồn thai nhi là những bóng mờ trong cõi âm, bởi chúng chưa thực sự hình thành một hồn ma thực sự. Vong hồn thai nhi được hình thành theo 3 trường hợp: mượn cửa, tới số và bị oan. Vì một lý do nào đó mà cha mẹ từ bỏ đi giọt máu của mình. Để cầu nguyện linh hồn đứa trẻ sớm siêu thoát và đầu thai kiếp người mới. Bố mẹ nên sống hướng thiện, cầu nguyện và cúng vong thai nhi.
Để cúng vong thai nhi tại nhà, các ông bố bà mẹ cần chuẩn bị mâm lễ vật sau đây:
- Mâm trái cây tươi (gồm 5 loại quả khác nhau). Tuyệt đối không chọn quả giả
- Bình hoa tươi (tốt nhất chọn hoa cúc vàng)
- 1 hộp sữa tươi
- 1 bao thuốc lá
- 1 chai rượu nhỏ
- 2 cây nến
- 1 đĩa bánh ngọt, tốt nhất là bánh kẹo socola
- Từ theo số thai nhi bỏ đi mà số quần áo cúng khác nhau. Cứ 1 thai nhi là 2 bộ quần áo nam, nữ (nếu bạn chưa biết giới tính). Nếu đã biết thì cúng 1 bộ quần áo nam hoặc nữ, đi kèm là giấy tiền vàng mã.
Lưu ý: Lễ vật cúng thai nhi đều là những thứ trẻ con yêu thích. Có thể chọn thêm những thứ đồ chơi như gấu bông,… để gửi đến vong hồn thai nhi đã mất.
Cách cúng vong trong nhà tốt nhất là vào mùng 2 hoặc 16 âm lịch hằng tháng. Đặc biệt mâm lễ vật cúng vong thai nhi đặt trên một chiếc bàn nhỏ để phía trước cửa nhà. Lưu ý để nửa trong nửa ngoài nhé. Bởi thai nhi không được công nhận là con cháu trong gia tiên nên chỉ được phép nhận đồ cúng ở bên ngoài.
Tham khảo❤️ Văn Khấn Vong Linh Ngoài Trời ❤️ đúng nhất
Bài Cúng Vong Trong Nhà
Sau khi chuẩn bị lễ vật cúng vong thai nhi xong, tiếp đến là đọc Bài Cúng Vong Trong Nhà cầu siêu cho linh hồn của đứa trẻ đã mất. Bài văn khấn này sẽ giúp vong hồn thai nhi ra đi thanh thản, sớm siêu thoát và đầu thai kiếp người mới.
Để tìm hiểu chi tiết về cách cúng và Bài Cúng Đuổi Vong Trong Nhà mời bạn theo dõi nội dung Văn khấn cúng vong thai nhi tại nhà dưới đây.
OM AH HUNG Xin nhờ lửa làm tan chảy không còn sót những món diệu dục đơn giản nhưng quí giá này hóa một đám mây vô tận trong không gian thành một tiệc cúng dường không chấp trước, xin cho con dâng cúng lên chín phương Trời mười Phương Phật chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày… tháng… năm… Tín chủ con là… ở tại số nhà… thành kính dâng lên cúng dường Chư Phật mong Chư Phật ban phước cho toàn thể chúng sinh không chừa sót một ai những điều an lành nhất. Con cũng xin nhờ vào tiệc cúng dường này, ánh sáng từ bi và trí tuệ của Chư phật sẽ hiện hữu trong tâm con và tất cả mọi người đồng thời chiếu sáng tất thảy các cõi khác để tất thảy hướng về Phật Pháp. Con nguyện với lòng thành tâm của mình trước Chư Phật xin được sám hối mọi lỗi lầm do thân khẩu ý con đã phạm phải từ trước tới nay.
Con xin cúng dường tới các chư thiên, thiện thần, hộ pháp mong các ngài che chở cho con cùng gia đình luôn an lành, thoát khỏi mọi thế lực xấu và ác của cõi dương và cõi âm.
Con cũng xin được nhờ vào lễ hỏa cúng này, hồi hướng cầu siêu cho tất cả các chúng sinh không chừa sót một ai đang lang thang trong cõi thân trung ấm hay cõi âm để họ bớt sợ hãi, đau khổ và nhanh chóng được chuyển nghiệp. Con cầu xin được cầu siêu cho cửu huyền thất tổ gia tiên gia tộc họ… cho cha…, mẹ… hay…. được hoan hỉ và sớm siêu thoát về nơi cực lạc hay cõi an lành khác”.
(Bỏ đồ cúng cho vong nhi vào đốt… rồi khấn tiếp):
“Đặc biệt con xin được thành tâm sám hối cho nghiệp sát con phạm phải đối với các hài nhi đã từng kết duyên cùng con mà con chối bỏ. Cầu mong các hài nhi tha thứ và xóa bỏ mọi tâm tư oán hờn gây chướng ngại tới con, cầu mong các vong nhi buông bỏ và sớm chuyển đầu thai vào các cõi an lành mới. Cầu mong tất cả các vong nhi khác cũng đều hoan hỉ và siêu thoát như vậy.
Con nguyện sẽ gắng làm những điều thiện để hồi hướng, trợ duyên cho các vong nhi sớm được siêu thoát (nguyện thêm gì tùy tâm khấn ra…). Cầu mong cho lời nguyện lành của con được thành sự thật.
Ngoài Cách Cúng Vong Trong Nhà, giới thiệu cùng bạn 🍀 Cách Cúng 49 Ngày 🍀 Cách Tính Ngày, Bài Cúng, Sắm Lễ Cúng
Văn Khấn Cúng Vong Trong Nhà
Văn Khấn Cúng Vong Trong Nhà với nội dung cầu siêu giúp cho vong linh của những người thân đã khuất được độ trì và siêu thoát. Chúng tôi xin được chia sẻ dưới đây để bạn đọc cùng theo dõi.
Bài văn khấn cầu siêu cho vong linh tại gia:
Đệ tử chúng đẳng kính thành nguyện Phật Pháp Tăng trong mười phương.
Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đức Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Đức Bản Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát
Hộ Pháp Thiện Thần từ bi gia hộ.Hôm nay ngày Tháng năm ..
Phật tử chúng con Họ tên: ….Pháp danh….. thành tâm Xưng niệm hồng danh chư Phật Bồ tát, Thanh văn và chư thiện thiện Hộ pháp, từ bi gia hộ tiếp độ hương linh ..mệnh vong ngày..tháng…an táng tại…( nếu là thai nhi ko có phần mộ thì nói phần mộ an táng tại Đông tay Nam Bắc )
Đệ tử con vì nhiều lầm lỡ gây tạo nhiều tội lỗi nghiệp chướng, phiền não nặng nề, ngày nay tụng niệm kinh chú, cầu mong đệ tử tật bịnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, phước thọ tăng long. Chúng con hồi hướng công đức này, nguyện cầu Cửu huyền thất tổ cha mẹ bảy đời, quá vãng được siêu sanh tịnh độ, cùng pháp giới chúng sanh đồng thành Phật Đạo. Nam Mô A Di Đà Phật.Bài tán thán phật
Đấng Pháp vương vô thượng.
Ba cõi chẳng ai bằng.
Thầy dạy khắp trời người.
Cha lành chung bốn lọai.
Quy y tròn một niệm.
Dứt sạch nghiệp ba kỳ.
Xưng dương cùng tán thán.
Ức kiếp không cùng tận.Bài quán tưởng
Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng.
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.
Lưới Đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời.
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện.
Cúi đầu xin thệ nghuyện qui y.Đảnh Lễ
-Chí tâm đảnh lễ : Nam mô tận hư không, biến pháp giới quá hiện vị lai, Thập phương chư Phật, Tôn – pháp Hiền-Thánh-Tăng, thường trú Tam Bảo. (1 lạy)
-Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Long Hoa Giáo Chủ Di Lặc Tôn Phật, Đại Chí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh PHổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)
-Chí Tâm đảnh lễ: Nam mô tây Phương Cực Lạc thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)Bài Dâng Hương
Con xin (chúng con) dâng nén hương trầm
Khói bay nghi ngút khắp cùng mười phương.
Cầu xin Phật Tổ chứng minh
Chúng con thành kính tụng kinh (niệm phật) nguyện cầu.
Cầu cho thế giới an lành.
Chúng sanh giác ngộ Phật thân hiển bày.
Nam Mô Hương Cúng dường Bồ tát Ma Ha Tát (3 lần )Phần niệm (Mỗi danh hiệu niệm 3, 7, hoặc 21 lần hoặc nhiều hơn tùy tâm)
-Nam Mô Tỳ Lô Giá Na Phật
-Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
-Nam Mô A Di Đà Phật
-Nam Mô Quan Thế Âm Bồ tát
-Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
-Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
-Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát
-Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát
-Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát
-Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ TátChuyên Niệm (108, 1080 lần, hoặc nhiều hơn tùy tâm)
Nam Mô A Di Đà Phật (Hoặc Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát)
Niệm Chú
-Tùy Tâm Chú (21 lần)
Án Đa Rị Đa Rị Đốt Đa Rị Đốt Đốt Đa Rị Ta Bà Ha.
-Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn (21 lần)
Án Ma Ni Bát Di Hồng.
-Bát Nhã Tâm Minh Chú (7 lần)
Yết Đế Yết Đế Ba La Yết Đế Ba La Tăng Yết Đế Bồ Đề Tát Bà Ha.
-Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn (21 lần)
Nam Mô A Di Đa Bà Da Đa Tha Già Đa Da Đa Điệt Dạ Tha A Di Rị Đô Bà Tì A Di Rị Đa Tất Đam Bà Tì A Di Rị Đa Tì Ca Lan Đế A Di Rị Đa Tì Ca Lan Đa Già Di Nị Già Già Na Chỉ Đa Ca Lệ Ta Bà Ha.Tán thán Phật
Di Đà thân Phật sắc vàng
Quang minh tướng tốt rõ ràng ai hơn.
Bạch hào rộng lớn xoay tròn,
Mắt xanh trong trắng như lòng đại dương
Hào quang hóa Phật không lường,
Bồ tát hóa hiện, thánh hiền vô biên.
Bốn mươi tám nguyện không riêng,
Chúng sanh độ hết không thiên loại nào
Chín phẩm hoa nở đón chào
Muôn linh siêu thóat, ngồi tòa hoa sen.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật ( 108 lần)
Nam Mô Quán thế Âm Bồ tát (3 lần)
Nam Mô Đại thế Chí Bồ tát (3 lần)
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (3 Lần)Hồi Hướng
Chúng con xin hồi hướng công đức này cho khắp cùng tất cả gái trai làm lành, cầu dứt trừ tai ương bệnh tật. Nguyện ba chướng diệt trừ, trí tuệ sáng suốt, tinh tấn tu hành.
Phục nguyện
Phục nguyện Tây phương thắng cảnh, cực lạc hoa khai, A Di Đà Phật, phóng đại quang minh, Quan Âm Thế Chí nhị thủ đề huề, tiếp dẫn hương linh ……….Vãng sanh Tịnh độ, diện kiến Di Đà.
Đồng thời hồi hướng công đức, cầu nguyện Cửu huyền thất tổ cha mẹ nhiều đời hương linh quá vãng, nhờ ân Phật lực tiếp dẫn tây phương Cực lạc. Và Cầu nguyện gia đình già trẻ lớn nhỏ hiện tiền tăng long phúc thọ, tật bệnh tai ương, tất cả ác duyên, thảy đều tiêu diệt, một hậu vãng sanh cực lạc.
Nam Mô A Dì Đà Phật. ( 3 xá )
Tổng hợp các bài ✨Văn Khấn Ngoài Mộ, Nghĩa Trang✨ thần linh và tổ tiên