SCR.VN gợi ý cho các bạn cách viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, đồng thời chia sẻ bạn 13+ mẫu văn phân tích hay dưới đây.
Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Là Gì ?
Phân tích tác phẩm Văn học là việc đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. Chúng ta sẽ phải đánh giá ở cả hai phương diện: Phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật. Đồng thời chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.
Xem chi tiết 👉 Giới Thiệu Một Tác Phẩm Văn Học
Các Tác Phẩm Văn Học Lớp 8 Có Thể Phân Tích
SCR.VN chia sẻ cho bạn các tác phẩm văn học lớp 8 có thể phân tích tại bài viết dưới đây.
Hướng dẫn bạn cách 👉 Viết Bài Văn Thuyết Minh Thuật Lại Một Sự Kiện Một Sinh Hoạt Văn Hóa
Cách Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học
Việc phân tích một tác phẩm Văn học phải được thực hiện theo trình tự 3 bước là: Khái quát – Phân tích – Tổng hợp, cụ thể như sau:
- Khái quát: Mở đầu bài phân tích, ta sẽ nhận xét khái quát về tác phẩm. Ở đây nếu tác phẩm là thơ chúng ta sẽ phải nêu đại ý trước khi phân tích.
- Phân tích: Đây là phần chính trong một bài phân tích. Chúng ta có thể phân tích hai mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua những từ ngữ, ý hay đoạn văn được sử dụng trong tác phẩm.
- Tổng hợp: Trên cơ sở đã phân tích đầy đủ, chúng ta sẽ tổng hợp lại các ý.
Tìm hiểu thêm 👉 Viết Bài Văn Kể Lại Một Chuyến Đi Đáng Nhớ Của Em
Dàn Ý Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học
Bạn chưa biết cách lập dàn ý phân tích một tác phẩm văn học như thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.
1. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm: nhan đề, tác giả
- Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm
2. Thân bài
- Tóm tắt văn bản (nếu có)
- Nêu nội dung chính của tác phẩm
- Nêu chủ đề của tác phẩm
- Phân tích một số nét đặc trưng về nghệ thuật.
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Kể Lại Một Chuyến Đi Tham Quan Một Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Lăng Bác
13+ Mẫu Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Hay Nhất
SCR.VN gợi ý cho các bạn 13+ mẫu viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học hay nhất tại bài viết sau đây. Mời bạn tham khảo.
Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Lớp 8 Hay Nhất
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một trong những bài thơ trào phúng tiêu biểu của nhà thơ Tú Xương. Bài thơ còn có tên gọi khác là “Vịnh khoa thi Hương”. Mở đầu, tác giả đã giới thiệu đôi nét về khoa thi Đinh Dậu:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Trong xã hội phong kiến, việc thi cử được tổ chức nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp vua. Nhưng trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược, nắm giữ chính quyền thì việc thi cử đã có nhiều thay đổi. Dù vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa” nhưng kì thi lại hết sức hỗn tạp: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Ở Bắc Kì vốn có hai trường thi Hương là “trường Nam” trường thi Nam Định và “trường Hà” – trường thi ở Hà Nội. Nhưng từ lúc thực dân Pháp nắm quyền, trường thi ở Hà Nội đã bị bỏ. Các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Hai câu thực đã miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh hiện lên vô cùng khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” là tư dùng để chỉ tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, đi theo nghiệp bút nghiên. Họ thường có phong thái nho nhã, điềm tĩnh. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” trong bài thơ lại được miêu hiện lên với vẻ lôi thôi, nhếch nhác. Khung cảnh trường thi vốn là nơi trang nghiêm mà giờ chẳng khác nào cảnh họp chợ, viên quan coi trường thi thì “ậm oẹ” và “thét loa”.
Hai câu luận tiếp tục tô đậm sự nhố nhăng của trường thi bằng việc khắc họa hình ảnh quan sứ và mụ đầm:
“Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Việc tiếp đón những kẻ cướp nước chẳng biết lúc nào lại trở nên trang trọng nhưng khôi hài như vậy. Đặc biệt hơn cả là việc tác giả miêu tả hình ảnh mụ đầm. Theo quan điểm lễ giáo phong kiến thì trọng nam khinh nữ. Phụ nữ không được những nơi trang nghiêm như trường thi. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” khiến ta thêm nức cười đó mà cũng thật xót xa. Xã hội phong kiến đã suy tàn, thoái hóa đến mức nào.
Hai câu thơ cuối là lời bộc tâm trạng của tác giả về cảnh ngộ đất nước lúc bấy giờ:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Tú Xương đã sử dụng câu hỏi tu từ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” nhưng không nhằm mục đích biết câu trả lời. Đó là một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì.
Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Chia sẻ 🌼Phân Tích Chiếu Cầu Hiền ❤️️ 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Ngắn Gọn
Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến đã ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết. Mở đầu bài thơ, tác giả đã nêu ra hoàn cảnh khi người bạn đến chơi nhà. Cụm từ “đã bấy lâu nay” chỉ thời gian rất lâu rồi thì bạn mới đến thăm nhà.
Điều đó khiến cho nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy rất vui mừng, hạnh phúc. Cách xưng hô “bác” thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân mật. Dẫu vậy thì hoàn cảnh của nhà thơ lúc này cũng thật là éo le. Trẻ em thì đi vắng rồi, không có người để sai đi mua đồ tiếp đãi bạn được vì chợ ở quá xa.
Tưởng rằng như vậy là chưa đủ, nhà thơ còn liệt kê một loạt các sự vật như “ao sâu – khôn chài cá”, “cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Thậm chí miếng trầu – ngay cả thứ quan trọng nhất bởi có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây cũng không có. Sự thiếu thốn đã được đẩy lên đến tận cùng. Nhưng sự thiếu thốn đó không khiến tình bạn vơi bớt.
Câu thơ cuối như một lời khẳng định cho tình bạn tri kỉ của Nguyễn Khuyến: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Đại từ “ta” thứ nhất chính là nhà thơ, còn đại từ “ta” thứ hai chỉ người bạn. Từ “với” cho thấy mối quan hệ song hành, gắn bó. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. Cuộc sống tuy nghèo khó, thiếu thốn nhưng có bạn lại thấy vui vẻ, hạnh phúc. Tình bạn tri kỉ trong Bạn đến chơi nhà thật đáng ngưỡng mộ, cảm phục biết bao nhiêu.
Chia sẻ 👉 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà
Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Thơ Trào Phúng Mà Em Thích Nhất
Nhà thơ Tú Xương nổi tiếng với các tác phẩm trào phúng. Một trong số đó có thể kể đến bài thơ Thương vợ.
“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong số những bài thơ của Tú Xương viết về bà Tú. Tác giả đã khắc họa hình ảnh một người phụ nữ tần tảo, nhẫn nhục và giàu đức hy sinh. Nhà thơ đã đứng ở khía cạnh của một người chồng – một người đàn ông để bày tỏ niềm cảm thông với những người phụ nữ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Bốn câu thơ đầu đã giới thiệu về công việc của bà Tú. “Buôn bán” vốn là công việc vô cùng vất vả, không lúc nào được nghỉ ngơi. Cụm từ “quanh năm” gợi ra rằng công việc này diễn ra hằng ngày, lặp lại hết năm này đến năm khác. Bà Tú tần tảo sớm hôm để “nuôi đủ năm con với một chồng” – việc tách riêng “một chồng” dường như thể hiện được một hoàn cảnh thật éo le.
Người chồng đáng ra phải là người chèo chống để nuôi cả gia đình. Vậy mà ở đây, người vợ phải một mình mưu sinh nuôi chồng nuôi con. Điều này làm bộc lộ nên tiếng cười mỉa mai, chua xót của chính tác gỉa. Họ không chỉ phải chịu đựng những ràng buộc phong kiến, không thể kêu ca, than thở mà chỉ biết im lặng chấp nhận, chịu đựng qua từng ngày: “Năm nắng mười mưa chẳng quản công”.
Đến hai câu thơ cuối cùng đọc lên giống như là một lời tự vấn của chính nhà thơ:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”.
Tiếng “cha mẹ” vang lên sao mà chua xót, là tiếng chửi thói đời đấy mà cũng giống như một lời tự trách bản thân vô dụng để rồi khiến người vợ của mình phải chịu đựng khổ cực.
Qua bài thơ này, Tú Xương đã khắc họa hình ảnh bà Tú cũng chính là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa: những con người tần tảo, chịu khó và giàu đức hy sinh.
Đọc thêm những bài văn 👉 Phân Tích Bài Thơ Khóc Dương Khuê
Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Lớp 8 Trang 37 Dài
“Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng là tập hồi kí viết về những ngày tháng tuổi thơ cay đắng và khắc nghiệt của chính tác giả – một tuổi thơ mồ côi, phải chịu bao nhiêu tủi cực, thiếu thốn. Và có lẽ, trong tác phẩm đã làm cho người đọc cảm động nhất chính là đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Đoạn trích đã cho độc giả hiểu được tình cảnh đáng thương cùng với nỗi đau tinh thần bấy lâu của bé Hồng đồng thời là khát khao tình mẫu tử của bé.
Đoạn đầu của đoạn trích khi mà nhân vật “tôi” kể về chuyện chiếc khăn tang và tin tức về người mẹ của mình ta hiểu phần nào về hoàn cảnh của bé Hồng khi ấy. Cha thì mất, mẹ thì đi tha hương cầu thực, bé phải sống với họ hàng trong sự ghẻ lạnh. Bà cô bé Hồng, vốn dĩ không phải là một người cô hiền lành, một hôm đã gọi bé Hồng đến gợi chuyện về mẹ bé và hỏi bé có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ hay không.
Vốn là một đứa trẻ nhạy cảm, Hồng dường như nhận ra ngay sự ác ý trong lời nói và nụ cười giả dối rất “kịch” của bà cô. Gia đình họ nội của bé Hồng vốn đã không ưa gì mẹ bé Hồng, họ luôn tìm cách để nói xấu mẹ bé Hồng để khiến cho bé ghét chính người mẹ của mình.
Có điều, cho dù họ có tiêm nhiễm vào đầu bé Hồng bao nhiêu điều xấu về mẹ đi chăng nữa thì trong tâm trí bé Hồng, hình ảnh người mẹ bé Hồng luôn hiện lên với “vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ”. Là một cậu bé vô cùng thông minh và yêu mẹ, Hồng tự nhủ với lòng mình “đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến….”.
Vậy nên bé Hồng đã trả lời là không muốn vào đồng thời bé đã đưa ra niềm tin về chuyện mẹ nhất định sẽ trở về. Chỉ với một câu nói, ta có thể hiểu rằng bé Hồng không chỉ là một cậu bé thông minh, can đảm mà cậu còn rất yêu mẹ, luôn ra sức bảo vệ mẹ trước những cay nghiệt của nhà nội.
Khi bà cô nói mẹ bé Hồng có “em bé”, những lời nói của bà cô khiến cho bé Hồng đau đớn “Nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Cả khi bà cô kể cho bé nghe về chuyện có người nào đó nhìn thấy mẹ bé Hồng “ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn”, “ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi”, dường như nỗi đau của bé lại càng như thắt lại: “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Cách so sánh, liên tưởng độc đáo của tác giả đã làm nổi bật sự căm tức ghê gớm của bé Hồng đối với những cổ tục đã đày đọa mẹ bé, bé chỉ muốn làm sao có thể bóp nát nó để những đau khổ mà mẹ bé phải chịu sẽ biến mất mãi mãi.
Người đọc còn xúc động hơn khi thấy tình cảm hai mẹ con bé Hồng khi gặp được nhau. Khi mới thấy thoáng bóng ai giống như mẹ, bé Hồng đã không kìm được lòng mình mà chạy gọi theo dù biết nếu đó là nhầm lẫn sẽ là một trò cười rất xấu hổ nhưng tình yêu thương mẹ của bé khơi dậy đã lôi bé đi, không sao kìm lại được.
Vậy là hai mẹ con bé Hồng đã gặp nhau trong niềm hạnh phúc. Khi này bé Hồng thấy mẹ không hề xơ xác như những gì mà bà cô miêu tả mà “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”, người mẹ ấy trông tươi đẹp như vậy có lẽ là bởi vì: “Sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc”. Được nhìn thấy con và ôm con trong vòng tay, người mẹ dường như quên hết mọi cực nhọc, đau khổ và cả khuôn mặt đều ánh lên hạnh phúc.
Trong lúc nằm trong lòng mẹ, Hồng cảm thấy “Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường” đồng thời có sự liên tưởng kì lạ “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Đó chính là tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao quý!
Đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ”, chúng ta cảm thấy xót xa cho tình cảnh đáng thương của bé Hồng và đồng thời cũng xúc động biết bao trước tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát 🍀 15 Bài Văn Hay Nhất
Phân Tích 1 Tác Phẩm Văn Học Gió Lạnh Đầu Mùa Hay
Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Các sáng tác của ông thường nhẹ nhàng, sâu lắng. Một trong số đó có thể kể đến truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.
Lan và Sơn là hai chị em. Không giống như chị em họ, cả hai đều rất hòa đồng, thân thiện. Một ngày trời mùa đông, Sơn thức dậy thấy mọi người trong nhà đều đã mặc áo ấm. Cậu được mẹ mặc cho một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ.
Sau đó, hai chị em mặc áo ấm ra chợ chơi. Chị Lan thấy Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh. Thấy vậy, Sơn liền nói với chị đem tặng Hiên chiếc áo bông cũ. Đến khi về nhà, chị em Sơn nghe người vú già kể dọa, liền sang nhà Hiên để đòi lại nhưng không có ai ở nhà. Về đến nhà, Sơn và Lan thấy mẹ con Hiên đã đem chiếc áo sang trả.
Ở đoạn mở đầu của tác phẩm, Thạch Lam đã có những câu văn đầy tinh tế để miêu tả khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa. Có thể thấy tác giả đã sử dụng mọi giác quan để cảm nhận những biến chuyển của đất trời, vạn vật.
Sau đó, nhà văn tiếp tục miêu tả khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn lúc sáng sớm. Khi Sơn thức dậy thì mọi người trong nhà đều đã dậy từ lâu. Mẹ Sơn và chị Lan đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Thấy Sơn, mẹ Sơn liền bảo Lan bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”.
Còn người vú già “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Nghe vậy, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Sơn được mẹ mặc cho “cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm”. Rồi hai chị em Sơn ra chơi cùng lũ trẻ em sống ở gần chợ.
Nhà văn đã khắc họa hình ảnh những đứa trẻ nghèo xóm chợ nghèo hiện lên đầy chân thực mà xót xa. Trong cái thời tiết giá rét, nhưng những đứa trẻ như “thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ”, môi “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”.
Sự xuất hiện của cô bé Hiên với dáng vẻ “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay” được nhà văn miêu tả để làm nổi bật thông điệp của truyện. Chứng kiến cảnh tượng đó, Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn và Lan đã bàn nhau về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Chỉ là một chiếc áo nhưng lại chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương.
Phần cuối truyện trở nên hấp dẫn hơn khi Sơn và Lan về nhà nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo sợ nên sang tìm Hiên để đòi lại chiếc áo nhưng không thấy cô bé đâu. Đến khi về nhà đã thấy mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn.
Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, cũng đã cho mẹ Hiên vay tiền để may áo cho con. Điều đó thể hiện được tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương thật đáng trân trọng và khâm phục.
Với truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam đã ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người. Truyện mang đậm phong cách sáng tác của Thạch Lam.
Tham khảo –> Phân Tích Truyện Kiều Nguyễn Du
Phân Tích Một Tác Phẩm Bài Qua Đèo Ngang Ngắn
Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong nền văn học trung đại của nước ta. “Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm rất tiêu biểu cho phong cách thơ của bà. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời nhà thơ còn qua đó gửi gắm nỗi nhớ nước thương nhà.
Tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên nơi Đèo Ngang trong một buổi chiều tà:
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Cụm từ “bóng xế tà” gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày. Nhà thơ đang một mình đứng trước nơi đèo Ngang. Tiếp đến câu thơ “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng, khắc họa khung cảnh thiên nhiên đèo Ngang.
Việc sử dụng điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Vẻ đẹp thiên nhiên của đèo Ngang tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống. Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.
Và không thể thiếu trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người. Nghệ thuật đảo ngữ “lom khom – tiều vài chú” cho thấy hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác – chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông.
Nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Thiên nhiên mới là trung tâm trong bức tranh đèo Ngang.
Thiên nhiên càng cô quạnh, tâm trạng của tác giả càng cô đơn. Điều đó được bộc lộ ở những câu thơ tiếp theo:
“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”
Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Việc sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Đọc đến đây, chúng ta dường như có thể lắng nghe được tiếng kêu khắc khoải, da diết đang vang lên trong vô vọng.
Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” – tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ:
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Trong thơ Nguyễn Khuyến cũng từng sử dụng cụm từ “ta với ta”:
“Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta”
Trong “Bạn đến chơi nhà, từ “ta” đầu tiên chỉ chính nhà thơ – chủ nhà, còn từ “ta” thứ hai chỉ người bạn – khách đến chơi. Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách. Qua đó thể hiện tình bạn gắn bó tri âm tri kỷ của nhà thơ. Còn trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Sự cô đơn ấy dường như chẳng thể có ai cùng chia sẻ.
Như vậy, Qua đèo Ngang đã thể hiện được tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trước khung cảnh đèo Ngang hoang sơ. Bài thơ chứa đựng những tình cảm, ý nghĩa sâu sắc.
Tuyển chọn cho bạn những bài văn 👉 Phân Tích Bài Thơ Qua Đèo Ngang
Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Mà Em Yêu Thích Ngắn Gọn
Thanh Tịnh đã diễn tả được những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, đặc biệt là buổi đầu đi học qua dòng suy tư, hồi tưởng của nhân vật tôi trong truyện ngắn “Tôi đi học”.
Mở đầu, tôi đã nhắc đến cơ sở để nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường. Đó là thời gian, không gian quen thuộc: “hằng năm cứ vào cuối thu khi lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc” hay hình ảnh vẫn thường thấy: “những em bé núp dưới nón mẹ trong buổi đầu đến trường”.
Trong lòng của nhân vật tôi lúc này: “lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man”, “quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy”, “lòng tôi lại tưng bừng rộn rã”. Các từ láy được sử dụng để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật khi nhớ lại buổi tựu trường như nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã,… đã góp phần thể hiện sự chuyển biến của tâm trạng từ trong sâu kín đang dần bộc lộ ra bên ngoài. Đó là những cảm xúc trong sáng, thuần khiết biết bao.
Tiếp đến, nhân vật tôi hồi tưởng lại kỉ niệm khi cùng mẹ đến trường. Cảnh vật, con đường vốn đi lại nhiều lần nhưng hôm nay bỗng nhiên thấy lạ. Tôi cũng cảm nhận thấy bản thân dường như đã thay đổi: “Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn”. Đặc biệt suy nghĩ của tôi khi muốn thử sức tự cầm sách vở. Và chính bản thân tôi cũng cảm thấy bỡ ngỡ trong buổi đầu đến trường.
Khi đến trường, khung cảnh trước sân trường Mĩ Lí dày đặc người, ai cũng quần áo sạch sẽ. Không khí tựu trường vui tươi, nhộn nhịp. Điều đó khiến tôi cảm thấy bỡ ngỡ, có chút rụt rè. Đến khi ông đốc gọi tên, tôi lo sợ và nép vào lòng mẹ bật khóc. Nhưng những lời an ủi của ông đốc vang lên khiến đám học sinh an tâm hơn, theo thầy giáo bước vào lớp học.
Khi ngồi trong lớp học, tôi đã cảm thấy mùi hương lạ xông vào lớp học, ngắm nhìn mọi vật xung quanh, không cảm thấy xa lạ với người bạn bên cạnh, nhìn theo cánh chim ngoài kia để nhớ lại kỉ niệm cũ. Và rồi, tôi trở lại với không khí của lớp học: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”. Đó là cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ. Dòng chữ: “Tôi đi học” khép lại truyện ngắn nhưng mở ra một bầu trời mới.
Tham khảo 👉 Phân Tích Tôi Đi Học
Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Bài Bồng Chanh Đỏ 10 Điểm
Nhà văn Đỗ Chu tên thật là Chu Bá Bình, ông sinh năm 1944 tại tỉnh Bắc Giang. Các sáng tác của ông rất giàu chất thơ, tiêu biểu phải kể đến: Hương có một (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990), Chuyên mùa hạ (2010),…Bồng chanh đỏ cũng là một trong số các tác phẩm gây ấn tượng khó quên trong lòng các bạn đọc.
Bồng chanh đỏ- một nhan đề rất độc đáo. Bồng chanh đỏ là tên của một loài chim thuộc họ bói cá, bụng của nó màu vàng- đỏ, lưng mang màu xanh đen. Tác phẩm kể về kỉ niệm thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền. Cả hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim.
Hôm ấy, Hiền từ nơi xa gửi về cho cậu em Hoài của mình một bức thư, cậu bày tỏ niềm vui sướng khi được tới Trường Sơn: “Ở đây, trong Trường Sơn, những cánh rừng rộng bạt ngàn, có đi đến đây mới thấy hết sự giàu đẹp của đất nước ta”.
Dù đang được đóng quân nơi rừng núi bao lá bát ngát ở Trường Sơn, nhưng trong tâm trí Hiền, cậu vẫn nhớ da diết tới quê hương, hương vị chốn quê không sao có thể quên được: “Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây.” Hiền hỏi em trai về đôi bồng chim đỏ ngày xưa: “Vợ chồng đôi bồng chanh đỏ năm nay đã về làm tổ ở chỗ vối’ chưa, anh tin là thế nào nó cũng quay lại đầm góc nước làng mình.
Nó bỏ làm sao được cái đầm sen đẹp như vậy, phải không em? Và lại, chắc nó cũng đã thấy anh em mình đối xử với nó cũng đã đến nỗi nào đâu.” Hiền cũng bày tỏ, dù đã đi xa, được đóng quân nơi cây cối xum xuê, có vô số loài chim lạ, nhưng chỉ duy nhất bồng chanh đỏ là cậu chưa từng được gặp từ khi xa quê.
Đọc tới đây, Hoài không nhịn được mà thốt lên: “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bằng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiểm” Và Hoài rất tự tin mà cho rằng rất ít người có thể bắt gặp được loài chim quý hiếm này, câu bé cảm tưởng “Chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bổng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đầu bạn ạ.
Nhắc đến đôi bồng chanh đỏ, kỉ niệm năm xưa loại òa về trong tiềm thức Hoài. Loài chim ấy mỗi con thường chọn cho mình những cọng sen khô ven đầm để đậu. Nó có một vẻ đẹp thật rực rỡ, tưởng chừng như chẳng có loài chim nào sánh bằng: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Đã bao lần hai anh em Hoài và Hiền đứng ngắm không biết mỏi bộ cánh tuyệt đẹp của nó.
Đôi lúc loài chim này còn rất tinh ranh, láu lỉnh một cách thật lạ lùng. Hiền là một người rất “mê nuôi chim” có kiến thức phong phú về các loài chim, đặc biệt, anh dành rất nhiều tình cảm cho loài bồng chanh. Không chỉ Hiền mà sự say mê bồng chanh đã truyền sang cả Hoài, lúc nào hai anh em cũng thầm ước có một đôi bòng chanh đỏ để nuôi thì thích biết bao.
Thế là một hôm, khi đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi Hoài “Ra đầm”. Hai mắt Hoài tròn xoe, không hiểu anh muốn dẫn mình ra đầm vào giờ này làm gì, tuy vậy Hoài vẫn cùng Hiền đi. Một lúc sau đã tới nơi, trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Giờ thì cậu cũng đã hiểu Hoài gọi mình ra đây để làm gì rồi.
Hai anh em cùng nhau hì hụi một lúc lâu, cuối cùng thì Hiền đã bắt được một con bồng chanh, cậu cứ nghĩ Hoài sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa, vì anh đã từng nói với cậu “bồng chanh sống thành từng đôi”. Nhưng làm Hoài không ngờ tới đó là, Hiền đã lấy lại con bồng chanh đỏ mà cậu đã bắt được, đặt nó lại về tổ, rồi kéo Hoài về nhà.
Lúc này đây Hoài cũng tiếc lắm, nhưng cậu cũng chẳng dám cãi lời anh. Hôm sau đôi bồng chanh ấy đã cũng nhau chuyển đi xây tổ mới, cậu buồn lắm, những ngày sau, Hoài cứ ngóng ra xa, mong đôi bồng chanh đỏ ấy trở về, bởi cậu sợ rằng, ở nơi xa lạ kia, cũng có những đứa bé giống cậu, sẽ rình mò mà bắt lấy đôi bồng chanh đỏ.
Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.
Gửi đến bạn 👉 Phân Tích Làng Của Kim Lân
Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Sang Thu Chi Tiết
Bài thơ là những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong buổi giao mùa. Bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh thực sự đã mang giây phút giao mùa sang thu chạm đến sự rung động của người đọc. Khoảnh khắc nhận ra thu về vừa ấn tượng lại dịu dàng và rất tinh tế.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Câu thơ có hương vị ấm nồng của tiết trời chớm thu ở một miền quê. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu không phải hoa cúc vàng hay cái tiết trời mát mẻ mà là hương ổi. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng, bay trong không gian. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ: “bỗng nhận ra” – một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm.
Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến sắc màu vàng ươm, hương thơm lựng, vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê. và không chỉ có thể, cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng, thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường quê:
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sương thu đã được nhân hóa, hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận trực tiếp sương thu, gió thu, thi sĩ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thì thầm như tự hỏi: “Hình như thu đã về?” Tâm hồn thi sĩ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhẹ nhàng của mùa thu.
Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn, cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình chậm lại, những đàn chim vội vã bay về phương nam… Không gian thu thư thái, hữu tình và chứa chan thi vị, đặc biệt là hình ảnh:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Câu thơ giúp ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ, trắng xốp, kéo dài như tấm khăn voan duyên dáng của người thiếu nữ thảnh thơi, nhẹ nhàng “vắt nửa mình sang thu”. Câu thơ có tính tạo hình không gian nhưng lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian: thu bắt đầu sang hạ chưa qua hết, mùa thu vừa chớm, rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới… Khổ thơ thứ ba diễn tả rất rõ sự biến chuyển của không gian và cũng là một thoáng suy tư của nhà thơ trước cảnh vật, đất trời:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Tiết trời mùa thu vẫn còn vương vấn cái oi nồng của mùa hạ “còn bao nhiêu nắng”, tuy vẫn sáng nhưng không chói chang gay gắt mà nhạt dần, dịu dần. Vẫn có mưa, nhưng không còn là những cơn mưa rào đến bất ngờ và đi trong thoáng chốc “vơi dần cơn mưa”. Trời vào thu cũng đã bớt đi những tiếng sấm đột ngột và bất ngờ trên những hàng cây đứng tuổi. Hai câu thơ cuối bài được coi là câu thơ hay nhất cũng là kết tinh giá trị tư tưởng cho toàn bộ bài thơ.
Đất trời cuối hạ sang thu chuyển mình một cách rất nhẹ nhàng nhưng rõ rệt, nhờ có nhà thơ Hữu Thỉnh với bài “Sang thu” mà người đọc đã có cơ hội lắng mình trong giây phút để cảm nhận thu về. Không chỉ là sự cảm nhận về thay đổi thời tiết, thiên nhiên mà còn để nhìn nhận về chính bản thân mình sau những đổi thay.
Chia sẻ bạn những mẫu 👉 Phân Tích Bài Thơ Sang Thu Của Hữu Thỉnh
Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Thánh Gióng Tuyển Chọn
Kho tàng văn học dân gian có nhiều truyền thuyết nổi tiếng. Một trong số đó, chúng ta cần phải kể đến Thánh Gióng.
Nội dung của truyền thuyết kể về người anh hùng Thánh Gióng. Phần mở đầu cũng sử dụng mô típ quen thuộc trong truyền thuyết là nêu ra thời gian, không gian xảy ra câu chuyện: “Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con”. Tiếp đến, cuộc đời của Thánh Gióng được kể lại theo trình tự thời gian từ khi ra đời, trưởng thành đến khi ra đi.
Sự ra đời của Thánh Gióng được kể với yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Một hôm, bà ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Sự ra đời độc đáo từ chính cách mang thai, đến quá trình trưởng thành của cậu bé trái ngược với quy luật thông thường của tự nhiên.
Nhân vật Thánh Gióng đã được đặt vào hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm để nổi bật lên vẻ đẹp anh hùng. Khi giặc Ân sang xâm lược, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Cậu bé nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”.
Tiếng nói đầu tiên của Gióng cất lên đã thể hiện được tinh thần yêu nước. Khi sứ giả vào, Gióng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này.
Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”. Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.
Gióng lớn lên trong vòng tay của nhân dân, đại diện cho sức mạnh của nhân dân. Với chi tiết này, tác giả dân gian muốn gửi gắm rằng người anh hùng chính là người đại diện cho sức mạnh của nhân dân.
Giặc kéo đến, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Hình ảnh của Gióng lúc này cho thấy quan điểm của nhân dân về người anh hùng, đó là phải có ngoại hình, sức mạnh phi thường.
Sau khi đánh tan quân giặc, Thánh Gióng “một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Ở đây, Thánh Gióng đã được tác giả dân gian bất tử hóa.
Phần cuối truyện, người đọc biết thêm một số thông tin. Tác giả dân gian còn kể về những dấu tích còn lưu lại. Nhà vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng.
Hay hình ảnh những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy…
Truyền thuyết Thánh Gióng chính là một trong những truyền thuyết hay, để lại nhiều bài học giá trị cho thế hệ sau.
Đón đọc thêm những bài văn 💕 Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng 💕 hay nhất
Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Lão Hạc Ngắn
Lão Hạc là một nhân vật trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Lão Hạc, một nông dân nghèo khổ, cùng quẫn, nhưng không bị biến chất như Chí Phèo, mà trái lại có một tâm hồn đẹp, một nhân cách cao thượng. Đã nghèo, lại góa vợ, lão Hạc lầm vào cảnh một thân gà trống nuôi con.
Không có ruộng cầy, toàn bộ gia tài của lão chỉ là một con chó và một mảnh vườn. Mảnh vườn ấy có được là do vợ lão cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Đó là mảnh vườn còm cõi, hoa màu của nó cũng chỉ đủ để lão bòn mót. Cho nên lão phải làm thuê làm mướn, đem sức mình đổi lấy miếng ăn.
Chính cái nghèo đã kiến cho lão Hạc trở thành người cha phải bó tay trước hạnh phúc không thành của người con trai độc nhất. Cái nghèo không cho lão dựng vợ cho con để trọn cái đạo làm cha.
Anh con trai đi biền biệt, lão sống thui thủi, trơ trợ một mình trong nỗi bất hạnh ngày thêm chồng chất. Chỉ có con chó là bầu bạn sớm tối, con chó thành «cậu Vàng», thành một người trong nhà lão. «Con chó là của cháu nó mua đấy chứ». Lão vẫn không quên con chó là kỉ vật thiêng liêng, là tài sản của đứa con trai. Có một mối dây liên lạc rất lạ lùng giữa lão Hạc, con chó và đứa con trai vắng mặt.
Cho nên, có bao nhiêu niềm thương, nỗi nhớ chất chứa trong lòng, lão dồn hết vào con chó. Lão yêu quý «cậu vàng » như con, như cháu tưởng như không thể nào có thể rời xa nó, tưởng như cuộc đời lão không thể thiếu nó. Vậy mà, tình cảnh đói nghèo khốn quẫn đã buộc lão phải chia tay với nó.
Và khi buộc lòng phải bán nó lão vô cùng đau đớn. Bán nó xong, lão Hạc bị đẩy sâu xuống đáy vực bi thảm. Lão cảm thấy mình là một kẻ «tệ lắm», đã già mà còn đánh lừa một con chó ». Cuộc đời lão Hạc là một dòng nước mắt chảy dài của những nỗi đau bất lực. Nước mắt lão khi thì « rân rấn », lúc « ầng ậng », cả khi « cười cũng như mếu ». Nước mắt ấy dường như đã cạn kiệt trong cuộc đời khổ đau, tủi cực của lão.
Chính trong cảnh đời thê thảm ấy, ta lại thấy bừng sáng lên một vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao cả của lão Hạc. Nó được thể hiện qua tấm lòng của lão đối với con trai, đối với «cậu Vàng», qua việc gửi gắm vườn tược, tiền bạc cho ông giáo và nhất là qua cái chết thảm khốc mà lão đã lựa chọn cho chính mình.
Nhân vật Lão Hạc đã để lại trong lòng ta bao ám ảnh khi nghĩ về số phận con người, số phận người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ. Có biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ, cơ cực và cùng quẫn như lão Hạc. Xin cảm ơn nhà văn Nam Cao, ông đã giúp ta nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao cả của họ, đem đến cho ta một niềm tin sâu sắc vào con người.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Suy Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Lão Hạc 🌟 13 Bài Văn Hay Nhất
Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Mà Em Yêu Thích Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Điểm Cao
Một trong những tác phẩm nổi tiếng viết cho thiếu nhi là “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài. Trong “Bài học đường đời đầu tiên”, nhân vật chính trong truyện là Dế Mèn đã được tác giả khắc họa rất sinh động.
Nhà văn đã xây dựng Dế Mèn là một nhân vật trong truyện đồng thoại. Ở nhân vật này vừa có những đặc điểm của loài vật, lại vừa có những đặc điểm của con người. Đầu tiên, Dế Mèn được khắc họa qua những nét ngoại hình.
Một chàng dế với đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình của chàng ta “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”.
Tiếp đến, nhà văn còn miêu tả hành động của nhân vật này. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” để muốn thử sự lợi hại của chúng. Từ ngoại hình đến hành động đều cho thấy sự khỏe mạnh, cường tráng của Dế Mèn.
Không chỉ là ngoại hình, Tô Hoài còn xây dựng cho Dế Mèn những nét tính cách tiêu biểu. Đó là một chàng thanh niên hung hăng, ngang ngược và kiêu ngạo. Dế Mèn nghĩ mình là nhất nên dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó hay đặc biệt là anh bạn hàng xóm Dế Choắt.
Khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Và đặc biệt nhất là tình huống dẫn đến cái chết thương tâm cho Choắt.
Dế Mèn đã ngông cuồng trêu tức chị Cốc khiến chị ta nổi giận. Để rồi, Dế Choắt yếu ớt bị vạ lây, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Câu nói của Choắt giống như một lời thức tỉnh dành cho Dế Mèn, để cậu ta nhận ra bài học cho chính bản thân mình.
Bài học đường đời đầu tiên nhưng Dế Mèn đã phải trả một cái giá quá đắt. Như vậy, nhân vật Dế Mèn đã được Tô Hoài được nhà văn khắc họa nhằm gửi gắm những bài học ý nghĩa trong cuộc sống.
Xem ngay những mẫu 👉 Phân Tích Hồi Trống Cổ Thành
Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học Mà Em Yêu Thích Bố Của Xi Mông Ấn Tượng
Nhà văn Mô-pa-xăng là một nhà văn đại tài của nền văn học nước Pháp. Ông đã để lại một khối lượng sản phẩm khổng lồ tạo nên tên tuổi của mình. Với mỗi tác phẩm ông đều thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo, sự đồng cảm của mình với nhân vật có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Truyện ngắn “Bố của Xi-mông” làm một truyện ngắn hay vô cùng sâu sắc nói về em bé do hoàn cảnh nên không có bố. Em chỉ là đứa con ngoài giá thú của một người đàn ông đã có vợ và một cô gái nhẹ dạ cả tin, để rồi lỡ làng cả một đời.
Nhân vật cậu bé Xi-mông được ra đời trong hoàn cảnh nước pháp phong kiến cổ đại, nên những cái nhìn của người dân về người phụ nữ không có chồng mà chửa, những đứa con hoang, không có cha là một điều gì đó vô cùng xấu xa. Những con người đó thường bị khinh rẻ miệt thị, sống cuộc đời côi cút, cô đơn, lạc loài.
Cậu bé Xi-mông và mẹ của em một cô gái có tuổi xuân nhan sắc những trót yêu lầm người đàn ông có vợ, nên hoàn cảnh lỡ làng, vô cùng đáng thương. Chị Blăng mẹ của Xi-mông thường phải làm rất nhiều nghề khác nhau để có thể nuôi nấng cậu bé Xi-mông lớn khôn, và để cho em được tới trường đi học bằng chúng bằng bạn. Bởi mẹ em cứ nghĩ trường học là nơi sẽ cho em niềm vui, sẽ cho em những người bạn, em được sống đúng lứa tuổi ngây thơ của mình, không phải chịu những lời miệt thị của người đời.
Bởi tuổi thơ của cậu bé Xi-mông đã phải chịu những chuỗi ngày cô đơn, lạnh lẽo trong ngôi nhà nhỏ bé chỉ có hai mẹ con nương tựa lẫn nhau. Xi-mông không có bố và không được nhận sự chăm sóc của người cha bao giờ, cậu bé vô cùng thèm khát được có cha, dù chỉ một lần.
Năm Tám tuổi, Xi-mông tới trường những mong nơi này cho em hạnh phúc, chắp cánh cho cậu bé đáng thương những ước mơ. Nhưng chính trường học lại là địa ngục của cuộc đời em. Ở trường học em thường xuyên bị một nhóm bạn thô lỗ, cục cằn, không hiểu chuyện đánh đập, sỉ nhục, và nói em là đồ không cha.
Những câu nói của mấy cậu bạn cùng trường như là mũi dao đâm vào trái tim cô độc của cậu bé Xi-mông tội nghiệp. Bọn chúng còn xé rách áo của em, dồn đuổi đánh em. Rồi có lần Xi-mông chống cự lại bọn chúng đã hành hạ em suốt ngày này qua ngày khác vì thái độ dám chống cự đó.
Cậu bé tội nghiệp của chúng ta, Xi- mông thật đáng thương biết bao, xã hội rất thiếu công bằng thiếu tình thương khi cho Xi-mông một cuộc sống qua đau đớn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Bị các bạn độc ác xua đuổi đánh đập, khiến cho Xi-mông cảm thấy cuộc đời mình hoàn toàn bế tắc. Em muốn tìm tới cái chết, em đã khóc rất nhiều, nước mắt rớt xuống cổ, xuống áo của em ướt đẫm.
Suy nghĩ mình phải chết cứ ám ảnh trong tâm trí của cậu bé Xi-mông tội nghiệp, bởi em cảm thấy chết đi có lẽ sung sướng hơn là sống đau khổ bị ghẻ lạnh, xa lánh, xua đuổi vì không có bố như thế này. Xi- mông đã tới một bãi cỏ xanh rất đẹp bên cạnh đó là một dòng sông, dù cảnh vật thiên nhiên vô cùng tươi đẹp nhưng nỗi đau trong lòng Xi-mông quá lớn nên em không muốn quan tâm tới những điều xung quanh. Mà em chỉ muốn chết mà thôi.
Khi Xi-mông tìm tới bãi cỏ xanh cạnh một dòng sông nhỏ nên thơ trữ tình, em nhìn thấy những chú ếch xanh dương mắt nhìn em, ánh nắng vàng sưởi lên những đám cỏ vô cùng tươi đẹp. Cảnh vật rất nên thơ xoa dịu nỗi cô đơn của em ít nhiều nhưng em vẫn vô cùng buồn vì mình không có bố. Chính trong lúc tuyệt vọng nhất của cuộc đời, Xi-mông đã cầu nguyện em ước rằng trời cao sẽ cho em một người bố. Chính trong giây phút Xi-mông định tìm tới cái chết thì em lại gặp được một việc vô cùng kỳ diệu.
Một tình huống truyện độc đáo bất ngờ đã xảy ra. Một người thợ rèn cao lớn nhân hậu tên là Phi líp đã tới an ủi, vỗ về nỗi đau của Xi-mông. Khi nhìn thấy Xi-mông khuôn mặt giàn dụa nước mắt người đàn ông đã hỏi chuyện em. Rồi biết em định đi tìm cái chết vì em không có bố. Chú thợ rèn Phi-lip đó đã nhận làm bố Xi- mông, cảnh tượng hai người gặp nhau thật bất ngờ, Xi-mông nhỏ bé nắm tay người cha của mình về nhà gặp mẹ.
Xi-mông ngây thơ hỏi chú thợ rèn “Chú có muốn làm bố cháu không?”Chú thợ rèn nhấc bổng Xi-mông lên trời và thơm và má em một cái thật hiền hậu ấm áp tình yêu thương rồi trả lời “Có chứ, chú có muốn” Trong giây phút ấy tâm hồn của cậu bé Xi-mông bất hạnh đã tràn ngập hạnh phúc, em cảm thấy được tình cảm ấm áp của một người cha, sự tự hào của việc có bố. Ngày hôm sau, Xi-mông dẫn tay chú Phi-lip tới trường và em tự hào nói với đám bạn hay chọc ghẹo, đuổi đánh em rằng “Đây là bố tao, bố tao tên là Phi-lip”. Một câu nói chứa đựng sự tự hào hãnh diện của một cậu bé luôn khao khát tình thương của một người cha.
Đọc truyện “Bố của Xi-mông” cho chúng ta những cảm xúc vô cùng xúc động, Mô-pa-xăng thật sự là nhà văn có tâm hồn vô cùng nhạy cảm tinh tế thì mới có thể viết được một truyện ngắn hay và đặc sắc đi sâu vào lòng người đọc tới như vậy.
Thông qua truyện ngắn cho chúng ta thấy một chân lý có bố là điều vô cùng hạnh phúc. Một gia đình thì nên có đầy đủ cả cha lẫn mẹ có như vậy trẻ con mới được trưởng thành một cách vững chắc, hạnh phúc trọn vẹn.
Chia sẻ bạn những mẫu 💛 Tóm Tắt Bố Của Xi Mông 💛 Ngắn Gọn Hay Nhất