Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát [31+ Bài Văn Hay Nhất]

Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát ❤️️31+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Được SCR.VN Tổng Hợp Và Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc.

Dàn Ý Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát

Lập dàn ý phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một bước không thể thiếu trong quá trình làm bài. Nắm được dàn bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát sẽ giúp các em học sinh định hướng bố cục và luận điểm chính cho bài viết. Tham khảo mẫu phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát dàn ý chi tiết như sau:

I. Mở bài:

  • Những nét chính về tác giả Cao Bá Quát: Một tác giả trung đại có cuộc đời bất hạnh nhưng hào hùng. Ông mang đến thơ văn sự độc đáo mới mẻ theo hướng bám sát hiện thực.
  • Giới thiệu Bài ca ngắn đi trên bãi cát: được sáng tác trên đường tác giả đi thi Hội. Bài thơ thể hiện tâm tư của một sĩ tử trên đường danh lợi.

II. Thân bài:

1.Bốn câu đầu:

-Tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể.

  • “Bãi cát dài lại bãi cát dài”: Điệp từ gợi lên hình ảnh những bãi cát nối tiếp nhau đến vô tận. ⇒ Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường đời đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn.
  • “Đi một bước lùi một bước”: sự vất vả, khó nhọc của người đi đường, đây vừa là cảnh thực vừa là tượng trưng cho con đường công danh gập ghềnh của tác giả.
  • “Mặt trời đã lặn chưa dừng được”: Mặt trời lặn mà vẫn còn đi, nước mắt rơi lã chã, tâm trạng đau khổ.
  • “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”: Cảnh tượng một người đi trong không gian mù mịt, mênh mông, khó xác định được phương hướng.

-Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau, hình ảnh con đường như bất tận, mờ mịt, tình cảnh của người đi đường khó khăn, bất lợi.

-Nhà thơ nhìn thấy con đường danh lợi đáng buồn, đầy chông gai

2.Tám câu tiếp:

  • “Không học …lội suối, giận khôn vơi!”: sử dụng điển tích, tác giả giận mình vì không có khả năng như Hạ Hầu Ấn có thể nhắm mắt mà vẫn bước đều khi leo suối, lội nước ⇒ oán giận con đường công danh.
  • “Xưa nay… đường đời”: sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời, danh lợi khiến con người “tất tả”.
  • sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với danh lợi, ông không muốn sa vào con đường ấy, nhưng vẫn chưa tìm ra hướng đi khác cho mình,
  • “Đầu gió … tỉnh bao người”: chuyện mưu cầu danh lợi cũng hấp dẫn như thưởng thức rượu ngon, làm say người, ít ai có thể tránh được sự cám dỗ. ⇒ ông nhận ra sự cám dỗ của danh lợi đối với con người.
  • “Bãi cát dài…nhiều, đâu ít?”: Nhận ra sự cám dỗ công danh, nhà thơ như trách móc, giận dữ nhưng cũng chính đang tự hỏi bản thân. Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối khoa cử đương thời nhưng cũng vẫn đang bước trên con đường ấy ⇒ Tâm trạng băn khoăn, day dứt, bế tắc, bước trên con đường công danh thì mù mịt mà “đường ghê sợ” thì nhiều không ít.
  • “Khúc đường cùng”: nghĩa biểu tượng, đây là bài ca về con đường cùng của chính tác giả, về sự bế tắc, tuyệt vọng của mình trước cuộc đời.

3.Ba câu cuối:

“Phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng
Phía Nam núi Nam sóng dào dạt”

  • Tả thực: khung cảnh gợi cảm giác ngột ngạt, bó buộc. Thiên nhiên phía Bắc, phía Nam đều đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy khó khăn hiểm trở, đi mà chỉ thấy phía trước là núi là biển mênh mông mịt mờ.
  • Biểu tượng cho ý niệm: cuộc đời bế tắc, ngột ngạt. Nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: con đường đời đầy chông gai mà kẻ sĩ như Cao Bá Quát phải dấn thân để mưu cầu công danh.
  • “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát”: tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng. Tư thế dừng lại nhìn bốn phía mà hỏi vọng lên trời cao, lại hỏi chính lòng mình thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ.

4.Nghệ thuật:

  • Sử dụng thơ cổ thể, hình ảnh có tính biểu tượng.
  • Thủ pháp đối lập, sáng tạo trong dùng điển tích.

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
  • Khúc bi ca mang đậm tính nhân văn của một con người cô đơn, tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi cùng.

Gợi ý cho bạn ☔ Cảm Nhận Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát ☔ 10 Bài Mẫu Hay

Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Cao Bá Quát – Mẫu 1

Tham khảo bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát Cao Bá Quát dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững cho mình phương pháp làm bài và phân tích văn bản.

Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). Là người nổi tiếng học giỏi, có tài văn thơ và viết chữ Hán rất đẹp nên Cao Bá Quát được người đời tôn vinh là thánh (Thần Siêu, thánh Quát). Khí phách, bản lĩnh và hoài bão lớn lao của ông vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến.

Cao Bá Quát sống ở giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, khi nhà Nguyễn đã tiêu diệt Tây Sơn, thiết lập một chính quyền phong kiến chuyên chế hà khắc, sưu cao thuế nặng, không coi trọng tầng lớp trí thức Bắc Hà. Đây là thời kì có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân;trong đó có cuộc khởi nghĩa ở Sơn Tây mà Cao Bá Quát đã tham gia.

Thơ văn của ông thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trước nguy cơ bị xâm lược bởi thế lực thực dân phương Tây. Có người cho rằng hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân chính là bóng dáng của Cao Bá Quát.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát được sáng tác sau những lần Cao Bá Quát vào kinh đô Huế thi hội. Hình ảnh những bãi cát trắng chạy dọc các tỉnh miền Trung khiến tác giả liên tưởng và hình dung ra con đường danh lợi nhọc nhằn đáng ghét mà ông buộc phải theo đuổi, cũng như sự ngột ngạt, bế tắc của xã hội đương thời. Một giả định khác là bài thơ ra đời khi Cao Bá Quát đã làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, bắt đầu cảm thấy thất vọng về lí tưởng mà mình theo đuổi bấy lâu nay và âm thầm tìm kiếm một lí tưởng khác đúng đắn hơn.

Nội dung bài thơ phản ánh tình cảnh tù túng, không lối thoát của tầng lớp trí thức trong thời kì khủng hoảng của chế độ phong kiến. Đồng thời thể hiện niềm bi phẫn trước thực trạng xã hội, thái độ khinh bi phường danh lợi và khát khao của những kẻ sĩ chân chính muốn sống một cuộc sống thực sự có ý nghĩa. Chủ đề bài thơ được tác giả thể hiện qua ba hình ảnh: bãi cát dài, con đường đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát.

Bài thơ vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh bãi cát dài mênh mông không có điểm dừng, gợi ra một con đường bất tận, mờ mịt: Bãi cát lại bãi cát dài; … Bãi cát dài, bãi cát dài ơi. Hình ảnh bãi cát dài có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo vì nó mang tính sáng tạo, không vay mượn từ văn học Trung Quốc như nhiều hình tượng thơ khác mà được lấy từ hiện thực là những cồn cát trắng hoang vu, rợn ngợp mà tác giả đã từng vượt qua nhiều lần trên con đường vào kinh ứng thí.

Dải đất miền Trung, đặc biệt là hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị bề ngang rất hẹp, phía Tây là dãy Trường Sơn, phía Đông là biển. Trước mắt người đi chỉ thấy cát, núi và sóng biển mà thôi.

Cùng với hình ảnh bãi cát dài là hình ảnh những con đường: Đường bằng mờ mịt, Đường ghê sợ, đường cùng. Hai câu thơ: Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng, Phía nam núi Nam, sóng dào dạt vừa là hình ảnh thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho đường đời đầy gian nan, thử thách. Tác giả cảm nhận rằng con đường vượt bãi cát dài có những nét tương đồng với con đường công danh khoa cử nhọc nhằn, thất bại thì nhiều, thành công thì ít, nhưng đã lỡ bước vào nên không biết tính sao đây?

Bản thân Cao Bá Quát đã nếm trải đủ mùi cay đắng của việc thi cử. Đi thi từ năm 13 tuổi (1822), đến lần thứ tư (1831) mới đậu cử nhân, lại bị đánh tụt xuống tận chót bảng. Sau đó ông còn lận đận thêm ba lần thi Hội nữa mà vẫn không đỗ. Ngay khi bước chân lên con đường danh lợi gắn với lí tưởng của tầng lớp Nho sĩ trong xã hội phong kiến, nhà thơ đã nhận thấy sự bế tắc và mâu thuẫn không giải quyết nổi. Nên đi tiếp hay dừng lại? Dừng lại cũng không thể được. Còn đi tiếp thì không biết sẽ dẫn đến đâu?

Hình ảnh con người đi trên bãi cát dài thật nhỏ bé và vất vả;

Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi

Người đi đường có nhiều loại, mỗi loại mang một tâm trạng khác nhau. Vô số kẻ say vì men thơm quán rượu thoảng từ đầu gió. Phải chăng hơi men thơm tượng trưng cho sự lôi cuốn, dẫn dụ ghê gớm của công danh? Trước ma lực ấy, liệu mấy người còn giữ được sự tỉnh táo, sáng suốt?

Không học được tiên ồng phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vồ số, tĩnh bao người ?

Câu thơ thấm đẫm cảm xúc tự oán. Nhà thơ chán nản vì nhận ra rằng mình đã tự hành hạ thân xác bằng cách theo đuổi công danh. Tại sao mình đã biết con đường công danh là gian nan, mờ mịt, là đường cùng mà vẫn phải cố từng bước, từng bước dấn thân, nhưng càng đi lại càng như thụt lùi. Theo điển tích về “phép ngủ” của tiên ông trong sách Thần tiên thập dị thì Hạ Hầu Ấn lúc leo núi hay lội nước vẫn cứ nhắm mắt ngủ say.

Người bên cạnh nghe thấy tiếng ngáy mà ông vẫn bước đều không hề trượt vấp. Vì thế nên thiên hạ mới gọi ông là tiên ngủ. Cao Bá Quát ước ao có được phép ngũ như tiên ông, sống mà không nhìn thấy, nghe thấy gì hết trong cuộc đời.

Những câu thơ tiếp theo phần nào giải thích lí do vì sao người ta cứ phải trèo non, lội suối. Đó chính là do cái bả công danh cám dỗ. Những kẻ ham danh lợi xưa nay đều tất tả chạy ngược chạy xuôi, cũng giống như người đời thấy quán rượu ngon ở đâu là tranh nhau đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo để thoát khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu mê hoặc con người.

Cao Bá Quát tỏ thái độ khinh rẻ phường danh lợi chi biết say sưa với bả vinh hoa phú quý và ông bắt đầu cảm thấy sẽ là vô nghĩa nếu vẫn tiếp tục đi trên con đựờng ấy. Những câu thơ chất chứa tâm trạng day dứt, băn khoăn: nên đi tiếp hay từ bỏ? Mà câu trả lời thì không dễ dàng gì. Nhà thơ nhận rõ sự vô nghĩa của con đường công danh khoa cử trong hoàn cảnh thực tại, nhưng nếu đi tiếp thì sẽ phải đi như thế nào đây?

Người đi trên bãi cát dài bỗng nhiên dừng lại. Nỗi chán ngán, tuyệt vọng choán đầy tâm hồn bởi vì: Đường bằng mờ mịt, Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít? Có lẽ đã đến bước đường cùng? Nếu không đi tiếp thì đi đâu?! Tâm trạng bế tắc và tuyệt vọng bao phủ lên cả người đi, cả bãi cát dài. Bức xúc đến thế thì người đi chĩ còn cách là cất lên tiếng hát buồn thảm về con đường cùng của mình:

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt Anh đứng làm chi trên bãi cát ?

Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát dài là nhận thức rõ con đường danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai, cần phải thoát ra khỏi bãi cát cuộc đời ấy nhưng chưa thể tìm được một con đường nào khác. Người đi trên bãi cảt dài tự thấy sự vô nghĩa trong hành động của mình và ngao ngán đến cực độ: Bãi cát dài bãi cát dài ơi. Tỉnh sao đây đường bằng mờ mịt… và tự hỏi: Anh đứng làm chi trên bãi cát đó là cái cảm giác bất lực, tuyệt vọng, đành đứng chôn chân trôn bãi cát, chịu một khối mâu thuẫn lớn đè nặng lên tâm hồn.

Hình tượng người lữ hành ấy vừa cô độc, vừa cả quyết lại vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí gian truân, mờ mịt. Tâm trạng phức tạp của nhân vật dự báo một hành động bứt phá, một sự phản kháng âm thầm với trật tự hiện hành. Tư tưởng tiến bộ của Cao Bá Quát thể hiện ở cho ông đã nhận rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử và con đường tiến thân theo lề lối cũ.

Trong bài thơ, tác giả đã đặt mình ở nhiều vị trí khác nhau để bộc lộ tâm trạng và đối thoại với chính mình. Cao Bá Quát sử dụng nhiều đại từ xưng hô khác nhau, Có khi ông dùng từ khách (khách là một danh từ đối lập với chủ), có khi lại dùng từ quân (anh, ông – đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít), có chỗ lại dùng từ ngã (tôi, ta – đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít).

Tuy nhiên, tất cả đều để chi bản thần tác giả. Khi gọi là khách, nhà thơ nhìn mình như nhìn một người khác. Khi gọi là anh, nhà thơ như đối thoại với mình. Khi xưng ta, tác giả muốn trực tiếp thổ lộ tâm sự. Các cách xưng hô trên đều thể hiện thái độ trăn trở, bức xúc của nhà thơ trên con đường tạo lập công danh, sự nghiệp.

Vậy là hình tượng người đi trên bãi cát dài được tác giả thể hiện không đơn nhất mà đa chiều. Khi thì được miêu tả như một khách thể, khi lại như một người đối thoại, khi lại như một chủ thể tự thể hiện. Thậm chí có khi tác giả cho chủ thể ẩn đi. Mục đích là nhằm bày tỏ những tâm trạng, thái độ khác nhau, trước những hoàn cảnh khác nhau. Nội dung Bài ca ngắn đi trên bãi cát phần nào lí giải nguyên nhân tại sao Cao Bá Quát đã đứng về phía nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

Trước hết, bài thơ cho thấy thái độ chán ghét danh lợi và nhận thức đúng đắn của tác giả về sự bế tắc của lối học hành khoa cử theo kiểu cũ. Diễn biến tâm trạng của tác giả là từ băn khoăn, phân vân đến gay gắt tự hỏi: Anh đứng làm chi trên bãi cát. Bài thơ là tâm sự chân thành của một kẻ sĩ có tầm tư tưởng lớn, ý thức rất rõ vể sự trì trệ, bế tắc của thời đại. Đây cũng là cảm giác thất vọng của tác giả trước lí tưởng mà mình tôn thờ. Sự bế tắc, tuyệt vọng trước đường cùng đã được đẩy đến đỉnh điểm.

Cao Bá Quát đã thể hiện những mâu thuẫn sâu sắc trong tư tưởng của bản thân và của xã hội đương thời một cách nghệ thuật. Đó là mâu thuẫn giữa khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối; giữa tinh thần dám xả thân của một kẻ sĩ chân chính với thói cẩu an hưởng lạc của người đời giữa lí tưởng phò vua giúp nước của một đấng nam nhi với những khó khăn gian khổ khó vượt qua trên con đường tiến thân.

Bài ca còn thể hiện cảm xúc bi phẫn và cảm quan nhạy bén của Cao Bá Quát về một thời đại đen tối, đầy nghịch cảnh đối với những bậc trí thức tài hoa; đồng thời đánh dấu sự thức tĩnh của một số kẻ sĩ trước con đường công danh truyền thống. Phải chăng điều đó đã gợi cho chúng ta một suy nghĩ và nhận xét: xã hội phong kiến đương thời không thể dung nạp được lí tưởng của Cao Bá Quát. Con người ấy nhất định không chịu đứng chôn chân trên bãi cát mà đang nung nấu thái độ phản kháng âm thầm nhưng quyết liệt với trật tự hiện hành.

Cao Bá Quát đã nhận thấy cần phải làm một việc gì đó lớn lao hơn, có ích cho đời hơn. Đó cũng là lí do đưa ông đến với cuộc khởi nghĩa của nông dân, chọn con đường phản kháng chống lại triều đình nhà Nguyễn, để rồi cuối cùng phải chịu kết thúc bi thảm.

Bài thơ đứợc viết theo thể hành, khá tự do về kết cấu, vần và nhịp điệu. Các câu thơ dài ngắn khác nhau (câu 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ), nhịp ngắt của mỗi câu thơ cũng đa dạng phù hợp với việc phản ánh tâm trạng phức tạp đầy băn khoăn, dạy dứt của người đi trên bãi cát dài (nhịp 2/3 : Trường sa / phục trường sa; nhịp 3/5: Quàn bất học / tiên gia mĩ thụy ông nhip 4/3: Phong tiền tửu điếm / hữu mĩ tửu). Nhiều câu có ngữ điệu cảm thán: (Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng), ngữ điệu hỏi: (Trường sa, trường sa nại cừ hà? Quân hồ vi hồ sa thượng lập?).

Nhịp điệu của Bài ca ngắn đi trên cát là nhịp gập ghểnh, trúc trắc của những bước đi khó nhọc trên bãi cát dài, trên con đường công danh khoa cử gian nan, vất vả và đáng chán. Đặc biệt, câu thơ cuối cùng là một câu hỏi day dứt và ám ảnh. Lời ca mang âm hưởng u buồn, ngầm chứa thái độ phản kháng của tác giả đối với trật tự xã hội hiện hành và cảnh báo sự đổi thay tất yếu trong tương lai.

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Phân Tích Tự Tình Hồ Xuân Hương 🍀 15 Bài Văn Hay Nhất

Phân Tích Tác Phẩm Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Hay Nhất – Mẫu 2

Dưới đây chia sẻ bài phân tích tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay nhất được chọn lọc để các em học sinh cùng tham khảo.

Cao Bá Quát là một trong những nhân tài hiếm hoi trong xã hội phong kiến triều Nguyễn. Ông là một người có bản lĩnh, có cá tính mạnh mẽ, là một nhà thơ có tài năng, được nhiều người ca ngợi. Thơ của ông hướng về xã hội phong kiến trì trệ với thái độ phê phán mạnh mẽ, phản ánh nhu cầu đổi mới xã hội Việt Nam. Thế nhưng, ông gần như không thể cống hiến được tài năng của mình bởi nhiều lần đi thi mà không đỗ.

Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của ông là một trong những sáng tác của ông viết về con đường danh lợi gập ghềnh mà ông chán ghét nhưng buộc phải theo đuổi và sự bế tắc của xã hội phong kiến đương thời.

Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát được viết theo thể hành, là một thể thơ tự do, tình chất phóng khoáng. Có lẽ chính vì thế mà nó đã bộc lộ hết được những suy tư, trăn trở của nhà thơ trước thời cuộc và chính cuộc đời của mình.

Mở ra trước mắt người đọc là hình ảnh của một bãi cát dài, trắng mênh mông, vô tận cùng hình ảnh người khách lữ hành đang lang thang vô định giữa miền cát vô tận ấy.

“Bãi cát dài lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Bốn câu thơ đầu của bài thơ như là tiếng thở dài, tiếng khóc đầy nghẹn ngào của Cao Bá Quát trước cuộc đời đầy gian truân của mình. Mở ra trước mắt ông là hình ảnh chỉ mênh mông là cát ngút ngàn tầm mắt, không có một phương hướng hay chỉ đường. Đây là hình ảnh chân thực trong những lần ông vượt qua các tỉnh miền Trung để lên kinh đô thi Hội, nó đã in đậm vào tâm trí ông. “Bãi cát” hay chính là môi trường xã hội, con đường mưu cầu danh lợi mà ông đang đi, khó khăn, vất vả, cứ đi miết mà không tìm thấy đích đến.

Câu thơ là một tiếng thở dài đầy ngao ngán “bãi cát lại bãi cát dài” của ông bởi đi bao lâu cũng chỉ thấy là cát mà chẳng thấy một lối ra, một ốc đảo xanh tươi để dừng lại ngơi nghỉ. Những bước chân nặng nề trên cát, “đi một bước như lùi một bước” tức là người đi như đang giậm chân tại chỗ, chẳng thể tiến lên thêm một bước nào.

Hai câu thơ như lời ẩn dụ cho con đường danh lợi ông đang cố theo đuổi với đầy những khó khăn, trắc trở, lại mênh mông chẳng thấy hướng ra. Bao lần ông lên kinh thi Hội là bấy nhiêu lần tìm lại sự thất vọng, mệt mỏi, chán chường. Bãi cát kia là con đường công danh ông theo đuổi hay cũng chính là cái vòng luẩn quẩn của xã hội phong kiến triều Nguyễn đang bế tắc, quẩn quanh?

Vậy mà giữa mênh mông biển cát ấy, vẫn có một người lữ khách đang mải miết bước đi. Mặt trời đã về núi, vậy mà người lữ khách kia vẫn chưa dừng bước chân, vẫn đang tiếp tục tiến về phía trước. Thế nhưng, người khách đường dài kia chẳng hề thấy vui vẻ, mà lại đau khổ khôn cùng “nước mắt rơi”. Dường như người lữ khách đang muốn nghỉ ngơi, muốn rời bỏ con đường đi mênh mông phía trước mà chẳng thể được.

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường, nước mắt rơi”

Phải chăng đây chính là tâm trạng, hình ảnh của Cao Bá Quát trên con đường mưu cầu danh lợi của bản thân mình? Ông bước đi trên đó với sự cô đơn, đau khổ, sự chán ghét, lạc lõng, vô phương hướng mà lại chẳng thể dừng chân, rời đi, tìm một hướng đi mới. Ông mệt mỏi tới cùng cực trên con đường tìm kiếm công danh phù phiếm mà ông buộc lòng phải theo đuổi.

Hình ảnh “bãi cát” dài nối tiếp nhau như là ẩn dụ cho con đường đời mù mịt, bất tận của chính tác giả “người lữ khách”. Người lữ khách ấy cứ mải miết đi, mải miết bước dù có mệt mỏi, kể cả khi bóng tối đã bao trùm.

Bốn câu thơ đầu là lời thở dài đầy ngao ngán của nhà thơ trước con đường công danh mà ông đang phải theo đuổi. Trên con đường ấy, ông như người lữ khách giữa biển cát mênh mông, cô đơn, lạc lõng vô cùng. Không chỉ cô đơn, mỏi mệt, lẫn trong đó là tiếng khóc nghẹn ngào, đầy sự bế tắc của ông về cuộc đời bể dâu, về công danh, lợi lộc, muốn tìm kiếm hướng ra nhưng lại mịt mờ, chẳng rõ.

Ai oán là thế, nhưng người lữ khách Cao Bá Quát lại không thể rời bỏ con đường mưu cầu danh lợi mà mình chán ghét được. Ông muốn được như Hạ Hầu Ấn, có thể vừa ngủ vừa đi, không cần nghỉ ngơi mà vẫn bước đi đều đặn. Bởi con đường của ông có quá nhiều chông gai, quá nhiều “non”, nhiều “suối”, ông phải băng qua, thật mệt mỏi biết bao.

Ông cũng muốn được như “tiên ông ngủ”, đi mà vẫn ngủ, chẳng cần nghỉ ngơi. Đây cũng là lời oán hận của Cao Bá Quát với cuộc đời, với xã hội bất công luôn bắt ông phải cố gắng hết mình mà vẫn mãi chẳng đạt tới danh lợi phù phiếm kia.

Chiêm nghiệm lại cuộc đời từ xưa tới nay, ông nhận ra rằng, con người chưa bao giờ bỏ được danh lợi xa hoa ấy. Con người luôn phải “tất tả”, vội vã, bon chen để đạt tới mục đích cuối cùng trên con đường danh lợi phù phiếm và chính ông cũng đang như vậy.

“Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời”.

Họ “tất tả”, ngược xuôi vì danh lợi cũng là điều đương nhiên thôi, bởi vì có ai cưỡng lại được công danh, lợi lộc được cơ chứ? Cũng như con người chẳng mấy ai có thể cưỡng được hương vị thơm của rượu ngon nơi “đầu gió” cả. Danh lợi như một chum rượu ngon, khiến bao người phải “say”, phải tìm tới. Có mấy ai tỉnh táo mà nhận ra sự phù phiếm của nó hay chăng?

Câu hỏi “tỉnh bao người” như là lời tự hỏi chính bản thân mình của Cao Bá Quát. Liệu ông có phải là người “tỉnh” trong “quán rượu” ngon kia chăng? Hay ông cũng chỉ là một trong vô số những người đang say trong hương rượu nồng? Câu hỏi cũng như lời tự thân bất lực của ông trước vòng xoáy danh lợi ông đang theo đuổi, bất lực trước cả thời cuộc, xã hội nữa.

Đến đây, người ta có thể nhận ra sự mệt mỏi, chán chường của ông trước cuộc đời như thế nào. Ông băn khoăn trước con đường mình chọn.

“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?”

Hình ảnh “bãi cát” lại một lần nữa được nhắc tới trong bài thơ. Vẫn là tiếng thở dài đầy ngao ngán trước cuộc đời, trước con đường mình chọn đang mờ mịt không có lối ra. Ông tự hỏi “tính sao đây?”, tính sao trước cuộc sống đầy chán chường, bế tắc này? Đường đi “bằng” phẳng thì “mờ mịt”, không thấy hướng, còn những con đường gập ghềnh “ghê sợ” kia thì sao? Chúng cũng “đâu ít” gì? Cao Bá Quát tự hỏi chính mình, ông “tính sao” trước thời cuộc này, trước sự bế tắc của xã hội này?

Lời thơ như lời trách móc, giận dữ chính bản thân mình khi chính ông cũng đang lao đầu vào chính những cám dỗ ấy. Ông nhận ra cái vô nghĩa của những khoa thi cử đương thời, khi mà người tài lại chẳng được trọng dụng, chẳng thể giúp đổi mới cho một xã hội bảo thủ, trì trệ.

Và giờ đây, ông đứng giữa “bãi cát” mênh mông ấy, cất lên khúc ca về sự tuyệt vọng, chán chường của bản thân mình. “Khúc đường cùng” hay chính là khúc ca cuối cùng của Thánh Quát, con người cả một đời phải theo đuổi con đường công danh mà mình chán ghét, ghê sợ?

Chán chường, tuyệt vọng là thế, đến cuối cùng, ông vẫn phân vân tự hỏi với chính bản thân mình.

“Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía nam trời Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát?”.

Người lữ khách – Cao Bá Quát đứng giữa bãi cát mênh mông nhìn ra xung quanh bốn phía. Phía bắc là núi non trùng trùng điệp điệp, phía nam là sóng cao biển sâu, chẳng hướng nào có thể vượt qua được. Một khung cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ đến vậy nhưng lại nguy hiểm, trắc trở vô cùng.

Người lữ khách chơi vơi giữa “bãi cát” mênh mông ấy chẳng thể tiến, chẳng thể lùi, chẳng biết nên đi về hướng nào. Phải chăng, Cao Bá Quát đang muốn hướng tới cái xã hội phong kiến tù túng, ngột ngạt trong bế tắc kia và cái con đường công danh ông theo đuổi cả đời cũng mãi mịt mờ, trắc trở như thế?

Câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, tác giả tự hỏi chính bản thân mình:

“Anh đứng làm chi trên bãi cát?”

Biết con đường ấy mịt mờ, đầy gồ ghề, lại bế tắc, chán ghét, vậy tại sao cả đời ông lại theo đuổi nó tới cùng? Câu hỏi ấy như là sự phân vân, bi phẫn đến tuyệt vọng của chính tác giả. Ông hiểu được sự bế tắc của xã hội, của con đường danh lợi ông theo đuổi, ông chán ghét nó tới cùng cực nhưng lại chẳng thể nào rời bỏ nó. Vậy rốt cuộc, ông đứng đây để làm chi, để chờ đợi điều gì? Một sự mâu thuẫn quá đỗi trong lòng của nhà thơ.

Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” như là lợi tự bạch đầy chán chường của Cao Bá Quát trước con đường danh lợi tầm thường mà ông buộc phải theo đuổi xen lẫn trong đó là sự bất lực khi ông khao khát được đổi mới cuộc sống trong xã hội phong kiến triều Nguyễn bảo thủ, trì trệ, ngột ngạt, tù túng. Về nghệ thuật, bài thơ được viết theo thể hành, phóng khoáng, tự do, có sử dụng những hình ảnh với tính biểu tượng lớn.

Cao Bá Quát cũng sử dụng rất tinh tế các điển tích, điển cố để làm diễn giải ý thơ của mình. Nhịp thơ tùy biến, nhanh chậm nhịp nhàng, đầy sáng tạo cũng là một phần góp lên thành công cho bài thơ khi miêu tả những suy tư của nhân vật trữ tình trên con đường danh lợi đầy trắc trở.

Bài thơ đã giúp cho chúng ta hiểu được sự chán ghét của một người trí thức đầy tài năng – Cao Bá Quát (Thánh Quát) với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường trong một xã hội với những bế tắc, trì trệ, không lối thoát. Đây có lẽ chính là lý do lớn nhất giải thích vì sao mà ông lại đứng lên khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn. Bởi ông luôn khao khát được đổi mới cuộc đời của mình, đổi mới xã hội, được cống hiến cho nước nhà, được trở thành một con người có ích cho Tổ quốc.

Giới thiệu tuyển tập 🌳 Phân Tích Vào Phủ Chúa Trịnh 🌳 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Ngắn Gọn – Mẫu 3

Bài văn mẫu phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt.

Cao Bá Quát là người học rộng, tài cao, bản lĩnh, ông được người đời mệnh danh là Thánh Quát (Thần Siêu, Thánh Quát). Thơ văn của ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ, và mong muốn đổi mới xã hội. Tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một trong những sáng tác thể hiện tâm trạng của ông trước thực trạng xã hội đương thời.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi hội, phải đi qua những sa mạc đầy nắng gió, bởi vậy ông đã viết bài thơ này. Mượn hình ảnh những người đi trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng ghét mà ông buộc phải theo đuổi. Mở đầu bài thơ là hình ảnh những bãi cát dài nối tiếp nhau:

Bãi cát dài lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước

Từ “bãi cát” được lặp lại hai lần, kết hợp với từ “lại” gợi ra trước mắt người đọc không gian hoang vu, tít tắp không có điểm dừng. Không gian ấy rộng lớn, như nuốt chửng người bộ hành cô đơn giữa sa mạc. Bãi cát ấy bị bao quanh bởi “Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp/ Nam sơn chi nam ba vạn cấp” con đường đó bị bao quanh bởi núi muôn trùng, sóng muôn đợt, đó là con đường tù túng, không lối thoát.

Hành trình càng trở nên khó khăn vất vả hơn khi tiến một bước lại như lùi một bước. “Mặt trời đã lặn chưa dừng được” bởi hành trình đó quá xa xôi, quá nhiều thử thách khiến cho người bộ hành không dám dừng chân lấy một phút dù cả khi mặt trời đã xuống núi, muôn loài đã vào trạng thái nghỉ ngơi. Trong hành trình đầy cực khổ, vất vả lại không thể nhìn thấy đích tới, tất yếu tâm trạng của người bộ hành sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, bải hoải: Lữ khách trên đường nước mắt.

Hình ảnh người lữ khách trên đường tủi cực, chán nản cũng chính là hình ảnh của tác giả và các trí thức đương thời trước thực tại xã hội đầy nhiễu nhương, rối ren lúc bấy giờ. Bởi vậy mà con đường theo đuổi công danh, hoạn lộ cũng gặp nhiều trắc trở, khó khăn hơn. Để từ đó Cao Bá Quát có những nhận thức về việc theo đuổi công danh:

Xưa nay, phường danh lợi
Tất tả trên đường đời.
Đầu quán hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?

Ông đồng nhất công danh với danh lợi, cách đồng nhất như vậy cho thấy thái độ mỉa mai, coi thường theo quan điểm của một nhà nho chân chính. Công danh vốn là cái nợ mà người làm trai phải trả đối với non sông, đất nước: “Đã làm trai ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”.

Nhưng thực trạng xã hội đương thời nhiễu loạn, rối ren thì chí làm trai đó đâu có cơ hội để thực hiện, mộng công danh của những người quân tử bị vùi lấp, phường danh lợi đua chen tất tả, thắng thế. Đây cũng chính là nỗi đau của biết bao thế hệ nho sĩ trong thời buổi đất nước loạn lạc.

Nhưng không ít người bị hơi men công danh làm cho chếnh choáng, không tỉnh táo, không ý thức được những việc mình đang làm. Câu hỏi tu từ “tỉnh bao người” vừa bộc lộ thái độ phê phán, vừa thể hiện sự đau xót của người trí thức chân chính trước thực trạng đau lòng của xã hội đương thời. Qua bốn câu thơ Cao Bá Quát bộc lộ thái độ coi thường với những người theo đuổi con đường công danh vô nghĩa và bản thân những kẻ mê muội đang miệt mài ngày đêm đi trên con đường đó.

Trước thực trạng đó, Cao Bá Quát cũng băn khoăn lựa chọn: “Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt/ Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?”. Và để sau đó ông đã đưa ra lựa chọn dứt khoát:

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi lên bãi cát?

Tác giả một lần nữa nhận định về con đường công danh: con đường đó đầy chông gai, nguy hiểm, đường phẳng thì mờ mịt, không thấy lối, chỉ có bước đường ghê sợ chông gai thì nhiều. Đó còn là con đường bế tắc, không hi vọng “núi muôn trùng” “sóng muôn đợt” bủa vây lấy người nho sĩ. Bởi vậy “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát” là thái độ dứt khoát của tác giả từ bỏ theo đuổi con đường hoạn lộ công danh vô nghĩa.

Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng, bãi cát vừa mang ý nghĩa tả thực vừa biểu tượng cho con đường công danh nhiều gian nan, đua tranh vô nghĩa. Nhịp điệu bài thơ thay đổi linh hoạt diễn tả những trắc trở khi đi trên bãi cát và con đường công danh. Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ thể hiện sự thức tỉnh của người trí sĩ khi nhận ra sự vô nghĩa của con đường công danh đương thời.

Bằng hình ảnh bãi cát giàu ý nghĩa biểu trưng, tác phẩm đã khắc họa rõ nét hình ảnh người trí thức đương thời vừa cô độc, nhỏ bé, bi phẫn vừa kiên quyết khi từ bỏ con đường công danh. Từ đó bài thơ phản ánh thực trạng xã hội thối nát, đầy nguy hiểm với người trí thức tài hoa .

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Siêu Ngắn – Mẫu 4

Với bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu ngắn dưới đây, các em học sinh có thể nhanh chóng ôn tập chuẩn bị cho bài viết trên lớp.

Thơ văn Cao Bá Quát đã thể hiện tráng chí của một kẻ sĩ hăm hở vào đời, đồng thời nói lên bi kịch của một đấng tài trai không gặp thời, gặp vận. Thời trẻ ông từng hát: Ngã dục đăng cao sầm – Hạo ca kí vân thủy (Ta muôn trèo lên đỉnh cao ngất – Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước). Nhưng trong bài Sa hành đoản ca, ông lại viết:

Trường sa, trường sa, nại cừ hà!
Thản lộ mang mang úy lộ đa.

(Bãi cát, bãi cát, ngao ngán lòng
Đường phẳng mờ mịt, đường hiềm vô cùng!)

Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) chỉ có thể có được Cao Bá Quát viết ra khi ông đã nếm trải nhiều cay đắng trên con đường công danh, hoạn lộ? Có thể trên đường từ Huế ra Bắc đi nhận chức Giáo thụ huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, ông mới viết bài thơ này (?).

“Ca” là một thế loại của thơ cố: câu thơ dài, ngắn tùy thuộc vào cảm hứng và âm điệu, vần điệu. Bài thơ của Cao Bá Quát gồm có 16 câu thơ ngũ ngôn và thất ngôn đan xen vào nhau. Sa hành đoản ca nói về ‘một người dang lặn lội trên bãi cát dài, khi tóc đã ngả màu sương, suy ngẫm về đường dời và cái bá công danh ‘.

Bôn câu thơ đầu gợi tả bãi cát. Hình ảnh ‘trường sa ‘ điệp lại trong câu thơ ‘Trường sa phục trường sa ‘ gợi lên bãi cát dài và rộng bao la, mênh mông, kéo dài đến vô tận. Đó là những bãi cát nằm dọc con đường thiên lí thuộc hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị dằng dặc nơi khúc ruột miền Trung. Khách lữ hành đi một bước lại như lùi một bước. Nước mắt lả chã tuôn rơi. Mặt trời đã lặn nhưng người lử khách vần còn đi. Câu thơ ngũ ngôn với điệp ngữ và tương phản đã làm nồi bật sự cực nhọc, mệt mỏi của người đang lầm lụi đi trên bãi cát dài:

Trường sa phục trường sa
Nhất bộ nhất hồi khước
Nhập nhập hành vị dĩ
Khách tử lệ giao lạc.

(Bãi cát dài, bãi cát dài!
Mỗi bước lại như lùi
Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ
Khách bộ hành nước mất tuôn rơi)

Tám câu thơ tiếp theo nói lên cái giá phải trả đối với hạng người hám danh lợi. Không học được ‘phép ngủ kĩ ‘ của Tiên ông Hạ Hầu An ngày xưa mà vẫn ‘cứ trèo non, lội nước mãi ‘ cho khổ! Tự hỏi mình rồi lại tự trách mình: Vì hám danh lợi nên phải ‘tất tả ‘ ngược xuôi:

Cổ lai danh lợi nhân Bôn tẩu lộ đồ trung.
(Xưa nay phường danh lợi Bôn tẩu trên đường đời.)

Trên đời, kẻ hám danh lợi khác nào người say rượu. Người say rượu cũng như kẻ hám công danh thì nhiều vô số, còn kẻ tỉnh thì ít. Đó là nguyên nhân mọi bi kịch của người đời:

Phong tiền bửu hữu mĩ tửu
Tính giả thường thiểu, túy giả đồng.

Nghệ thuật so sánh giữa ‘tỉnh giả thiểu ‘ với ‘túy giả đồng ‘ đã làm nôi bật chất triết lí về sự hám danh lợi của người đời. Nếu Lý Bạch hơn nghìn năm về trước từng cảm nhận: ‘Hành lộ nan, hành lộ nan! Đa kì lộ, kim an tại? ‘ (Đường đi khó, đường đi khó! Nhiều ngả rẽ giờ đang ở nơi nào?) thì trong Sa hành đoản ca, Cao Bá Quát cũng viết:

Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao dây?
Bước đường bằng phẵng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều.

Khách lữ hành không chỉ cảm thấy đường đi khó mà còn cảm thấy đường đời lắm ngả, biết đi về đâu, biết chọn hướng nào, nẻo đường nào? Giữa bãi cát dài bao la mênh mông, người lữ khách như bị lạc lôi, băn khoăn tự hỏi: ‘Biết tính sao đây? ‘. Hơn bao giờ hết, lữ khách mới thâm thìa con đường đời, con đường danh lợi ‘bằng phẳng thì mờ mịt ‘, mà ‘bước đường ghê sợ thì nhiều ‘.

Cao Bá Quát coi đó là sự trải nghiệm, chiêm nghiệm. Nổi tiếng thần đồng nhưng chỉ đỗ cử nhân: mấy lần thi Hội đều hỏng. Dưới chế độ phong kiến, không phải cứ có tài, có chí là công thành danh toại.

Có lúc Cao Bá Quát cất lời than: ‘Trượng phu ba mươi tuổi, chẳng nên danh gì! ‘. Mãi đến năm 32 tuổi, ông mới được vua nhà Nguyễn triệu vào kinh bô làm hành tẩu bộ Lễ – một chức thư lại quèn! Sau đó là những năm tù đày, đi ‘dương trình hiệu lực ‘ sang đến tận In-đô-nê-xi-a… Câu thơ ‘Dường phẳng mờ mịt, dường hiểm vô cùng ‘ đã được Cao Bá Quát viết bằng nước mắt, tiếng thở dài và máu.

Khép lại bài thơ là khúc ca ‘đường cùng ‘. Phía Bắc và phía Nam, trước mặt và sau lưng, núi nhấp nhô ‘muôn trùng ‘, núi lượn sóng ‘muôn đợt ‘. Cặp câu song hành sử dụng hình ảnh biểu tượng đã tô đậm cái khó của con đường đời. Lữ khách tự hỏi và khẽ trách mình. Kết thúc bài thơ là một câu hỏi đầy ám ảnh:

Nghe ta ca ‘cùng đồ ‘ một khúc
Phía Bắc núi Bắc, núi muôn lớp!
Phía Nam núi Nam, sóng muôn đợt!
Sao mình anh còn trơ trên bãi cát?

Người lữ hành đã và đang sống trong tâm trạng buồn cô đơn và mệt mỏi. Biết đi đâu về đâu khi mặt trời đã lặn, lặn từ lâu rồi! Biết tìm hướng nào khi tóc đã ngả màu sương. Sa hành đoản ca là lời than của người lữ khách về sự gian truân trên đường đời, về sự mờ mịt ghê sợ của con đường danh lợi. Bài thơ là một bài học, một triết lí về con đường danh lợi và cái giá của khách danh lợi trên mọi nẻo đường gần xa. Hình tượng bãi cát dài và người đi trên bãi cát lúc mặt trời đã lặn, nước mắt chảy ra cứ ám ảnh mãi hồn người.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Phân Tích Chiếu Cầu Hiền 🌹 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Ngắn Nhất – Mẫu 5

Bài văn mẫu phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát ngắn nhất dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Cao Bá Quát xưa nay nổi tiếng vì thơ hay, chữ đẹp, càng nổi tiếng hơn vì tư tưởng tự do, phóng khoáng, bản lĩnh kiên cường trước cường quyền, vì lối sống thanh cao mạnh mẽ. Người đời thường ca ngợi ông: Văn như Siêu Quát vô tiền hán. Một trong những tác phẩm hay nhất mà gửi gắm tư tưởng, ý chí của Cao Bá Quát đó chính là bài Sa hành đoản ca.

Mở đầu bài thơ, mở ra hình ảnh không gian mênh mông, hoang vắng đến rợn ngợp:

“Bãi cát dài, lại bãi cát dài ơi
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn chưa dừng được
Lữ khách trên đường ngước mắt rơi.”

Người đi đường vất vả, trầy trật đi trên con đường cát cô đơn, mệt mỏi. Giữa thiên nhiên rộng lớn, hoang vu hình ảnh con người hiện lên nhỏ bé, cô đơn, đầy mệt nhọc. Hình ảnh bãi cát dài ấy là biểu tượng cho con đường công danh, sự nghiệp mà chính ông và bao nho sĩ đương thời tất tả theo đuổi, nhưng không phải ai cũng thành công và mỗi bước đi đều gặp sóng gió, cô đơn, khắc nghiệt: Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Sang đến những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục bộc lộ tâm sự u uất của mình:

“Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non lội suối giận khôn vơi.”

Tác giả tự cảm thấy giận mình vì không có khả năng như người xưa, thờ ơ trước sự đời mà phải tự mình hành hạ mình trên con đường hoạn lộ. Từ đó, hé mở một tâm hồn thanh cao, có hoài bão, hùng tâm tráng chí, quyết không để mình trở thành kẻ nhàn rỗi, hèn hạ.

“Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời
Đầu gió hơi men say quán rượu
Kẻ say vô số tỉnh bao người.”

Từ chuyện danh lợi, tác giả nhận ra được rằng con đường mưu cầu công danh đã bị gắn liền với danh lợi, và lòng tham làm mờ mắt, làm say sưa vô số kẻ, đánh mất đi tâm hồn thanh khiết, cao đẹp của chính mình, bị bùa bả công danh làm cho mê hoặc. Cũng chính vì lẽ đó, người đi đường càng cảm thấy buồn, cô đơn hơn khi không có ai cùng mình đi trên con đường dài đầy mù mịt. Sự bế tắc trào ra dâng lên trong lòng thi sĩ khúc ca đường cùng đầy bi phẫn:

“Hãy nghe ta hát khúc đường cùng
Phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng
Phía nam núi Nam sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát.”

Khúc đường cùng, khúc cuồng ca bi phẫn tuyệt vọng. Thất vọng nhưng không đẻ thói đời đê mạt, đó là hình ảnh người đi đường trong khổ thơ kết. Câu hỏi cuối bài là câu hỏi đầy đau đớn, nhức nhối, hỏi chính lòng mình.

Bài ca thể hiện niềm thất vọng, bi phẫn của nhà thơ trước đường đời trắc trở và bế tắc vô vọng, phản ánh cảm quan của Cao Bá Quát về một thời đại đen tối lúc bấy giờ. Bằng cách xây dựng hình tượng đặc sắc, ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, bài ca ngắn đi trên bãi cát thực sự đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc 🌼 14 Bài Văn Hay Nhất

Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Chi Tiết – Mẫu 6

Đón đọc bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát chi tiết dưới đây giúp các em học sinh nắm vững được nội dung và kiến thức của tác phẩm đầy đủ nhất.

Cao Bá Quát là một nhà nho nổi tiếng học giỏi và viết chữ đẹp nhưng rất lận đận về đường công danh. Sống trong cảnh chính quyền phong kiến hà khắc, chuyên chế, áp bức dân lành, ông cũng như những người khác thuộc tầng lớp trí thức, dù có tài nhưng cũng không được coi trọng. Khí phách, bản lĩnh và hoài bão lớn lao của ông đã khiến ông trở nên chán ghét những khuôn khổ bó hẹp của chế độ phong kiến hủ bại.

Các tác phẩm của ông thể hiện sự bất mãn đối với những bất công, ngang trái trong cuộc đời và đối với chế độ đương thời. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một tác phẩm được sáng tác sau khi tác giả đi qua miền Trung, nhìn những bãi cát dài trắng chạy dài vô tận. Đó là bãi cát – hay cũng chính như cuộc đời, như đường công danh mà những người trí thức lúc bấy giờ vẫn đang theo đuổi, nhọc nhằn, mờ mịt. Mở đầu bài thơ là hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát:

“Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.”

Những bãi cát dài cứ nối tiếp nhau không bao giờ ngừng nghỉ, tựa như chẳng thấy điểm kết thúc. Bốn bề đều là một màu cát trắng, núi và biển. Chỉ thấy màu nắng, màu cát mà thôi. Trong khung cảnh vắng lặng ấy, có một người đang lê từng bước khó nhọc, “đi một bước như lùi một bước”. Giữa thiên nhiên mênh mông, giữa bốn bề cát trắng, con người thật nhỏ bé, cô độc biết bao.

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Mặt trời đã lặn, nhưng làm sao có thể dừng bước vì giữa biển cát, biết tìm đâu ra chỗ ngủ cho đêm nay. Một con đường đi, cứ đi, đi mãi mà chẳng thể dừng lại, mà tiếp cũng chẳng biết bao giờ sẽ tới nơi. Hình ảnh con đường trên cát bất tận, hình ảnh người lữ khách nhỏ bé bất lực giữa thiên nhiên, hay đó chính là con đường công danh mà Cao Bá Quát, cũng như rất nhiều những trí sĩ đương thời đang dấn thân vào.

Một con đường đầy gian nan, thử thách, cay đắng, mệt nhọc. Ngay chính nhà thơ, cũng rất lận đận với con đường thi cử, công danh, rất nhiều lần bị đánh tụt hạng, đánh trượt trong các khoa thi nhưng cũng chỉ biết chấp nhận. Bất lực, bế tắc, nhà thơ chỉ biết tự oán:

“Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người ?”

Nhà thơ chỉ tiếc mình không thể học được phép ngủ của tiên ông, cứ sống mà mặc kệ mọi danh lợi, mọi oán hận của thế gian. Mắt không thấy thì tâm không đau. Nhìn người, nhìn mình. Biết con đường công danh là gian nan, là phải “tất tả” ở nơi phường danh lợi, thế nhưng vẫn cứ dấn thân vào. Rồi càng đi vào, càng thấy hoang mang, không biết lối ra cũng chẳng thể dừng lại. Vì công danh phải vất vả.

Vì công danh phải cố bước. Bởi công danh như hơi men rượu, lôi cuốn, hấp dẫn người ta, như hơi men trong gió từ quán rượu, cũng đủ làm người ta say trong mê muội. Vô số người tìm đến rượu, bị rượu hấp dẫn, rồi say trong đó không biết lối ra. Có biết bao người say, có được bao nhiêu người tỉnh táo để không bị cái danh lợi mê hoặc? Nhà thơ tỉnh, nhưng rồi tỉnh với nỗi băn khoăn không biết con đường này có nên đi tiếp hay không? Người đi trên bãi cát đã quá cùng cực, chán ngán, tuyệt vọng:

“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát ?”

Người lữ khách loay hoay, cô độc, chỉ biết hỏi nơi bãi cát vô tri xem phải tính sao với con đường khó khăn này. Đường bằng thì mờ mịt, mà đường gập ghềnh ghê sợ thì cũng đâu phải ít. Đường công danh là thế, biết bao chông gai, cạm bẫy luôn rình rập. Làm thế nào để được sống như mình muốn trên con đường ấy đây? Một cảm giác tuyệt vọng, bất lực trào dâng trong lòng người khách độc hành, chỉ biết cất lên khúc hát “đường cùng” để bày tỏ tâm trạng.

Nhìn bốn bề, chỉ thấy sóng, thấy núi, chưa có một con đường nào để người lữ khách có thể bước đi cả. Nhưng chẳng lẽ đứng mãi nơi cồn cát ấy? Anh còn đứng làm gì trên bãi cát ấy. Hãy đi đi, băng qua núi, băng qua biển, có gian truân, có vất vả nhưng có lẽ sẽ không còn mờ mịt như việc anh đi cứ hoài trên bãi cát kia. Câu hỏi cuối, như dự báo một hành động dứt khoát lựa chọn rời khỏi đường công danh, mà lựa chọn một con đường, một lí tưởng cho riêng mình.

Bài thơ là lời tâm sự, băn khoăn của một trí thức có tư tưởng, có hoài bão lớn, không cam chịu bó buộc trong những gò bó của chế độ phong kiến bất công, đồng thời cũng là báo hiệu cho sự thức tỉnh của một con người, một thế hệ.

Mời bạn tham khảo 🌠 Phân Tích Lẽ Ghét Thương 🌠 11 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Nâng Cao – Mẫu 7

Để luyện tập phương pháp nghị luận văn học và trau dồi cách viết, tham khảo bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát nâng cao dưới đây:

Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ nổi tiếng bậc nhất nhà Nguyễn. Có tính cách cứng cỏi và tính tình phóng túng nên sau một thời gian làm quan, bất bình với triều đình về nhiều mặt, ông tham gia phong trào nông dân khởi nghĩa Lê Duy Cự, bị tử trận.

Thơ văn ông còn hơn một ngàn bài, nội dung thể hiện sự đồng cảm với người lao khổ, có cái nhìn tiến bộ và phê phán mạnh mẽ công việc triều chính đương thời. Bên cạnh các nội dung trên, ông còn một số bài hát nói, bài thơ nói lên tâm sự của mình, vừa có tính trữ tình, vừa có chiều sâu tư tưởng. Trong số đó, Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) mang âm điệu u buồn, chứa đựng một sự phản kháng âm thầm đối với trật tự hiện hành, vừa thể hiện nỗi thất vọng và niềm bi phẫn của nhà thơ.

Năm 1831, Cao Bá Quát thi đậu cử nhân tại trường thi Hà Nội. Để thi tiến sĩ thì phải vào kinh đô Huế. Do vậy có thể ông đã ba lần đi Huế để thi Hội nhưng đều hỏng. Hành trình từ Hà Nội vào Huế qua nhiều tỉnh miền Trung – những vùng có nhiều bãi cát trắng mênh mông. Hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đất hẹp, một phía là dãy Trường Sơn, một phía là biển Đông. Hình ảnh bãi cát dài có thể gợi lại những cồn cát mênh mông mà tác giả đã đi qua.

Đi trên cát đã khó, xét về không gian thì đường xa, xung quanh lại bị vây bởi núi, sông, biển; xét về thời gian thì mặt trời đã lặn mất mà vẫn phải tất tả vội vàng bước đi. Đây không chỉ là hình ảnh tả thực mà còn là hình ảnh tượng trưng cho đường đời bế tắc. Bế tắc về con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của biết bao trí thức đương thời. Cùng với bãi cát dài là hình ảnh con đường cùng. Đó là hình ảnh đường ghê sợ, đường cùng:

(Thản lộ mang mang úy lộ đa
Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca
Bắc sơn chi Bắc, sơn vạn điệp
Nam sơn chi nam, ba vạn cấp)

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Hình ảnh con đường cùng cũng là hình ảnh tượng trưng cho đường đời không lối thoát. Nếu đi tiếp cũng không biết phải đi như thế nào. Có lẽ ta đã đến bước đường cùng! Hình ảnh người đi đường trong bài thơ thật khốn khổ: Đi một bước như lùi một bước – Mặt trời đã lặn, chưa dừng được – Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Người đi đường có nhiều loại, có phường danh lợi – Tất tả trên đường đời, vô số người say vì hơi men., còn loại người tỉnh thì rất ít. Nhà thơ bắt đầu oán thán: Không học được tiên ông phép ngủ – Trèo non, lội suối, giận khôn vơi! Bãi cát dài, bãi cát dài ai! – Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt – Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít? Ông khinh phường danh lợi chỉ biết say sưa với bả vinh hoa phú quý và ông bắt đầu có suy nghĩ khác, cảm thấy sẽ là vô nghĩa nếu vẫn tiếp tục đi trên con đường ấy.

(Quân đồ vi hồ sa thượng lập?)
Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Người đi trên bãi cát dài bỗng nhiên dừng lại. Nỗi băn khoăn choán đầy tâm hồn. Lần đầu tiên, người ấy đã phân vân tự hỏi, vậy là thế nào, có nên đi tiếp, hay từ bỏ nó, Tính sao đây? Bởi vì, Đường bằng thì mà mịt – Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít? Nếu không đi tiếp thì đi đâu? Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phủ trùm lên cả người đi, cả bãi cát dài. Người đi chỉ còn có thể cất lên tiếng hát về con đường cùng của mình, về sự tuyệt vọng của mình.

Bài ca đã khắc họa hình ảnh người đi đường cô độc, nhỏ nhoi nhưng mạnh mẽ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đầy gian truân, mờ mịt. Lời ca có những âm thanh bi tráng, vừa mang âm điệu u buồn, như chứa đựng sự phản kháng âm thầm đối với trật tự hiện hành, cảnh báo một sự đổi thay tất yếu trong tương lai.

Lời ca còn thể hiện niềm thất vọng và bi phẫn của nhà thơ trước đường đời trắc trở và bế tắc, vô vọng, phản ánh cảm quan của Cao Bá Quát về một thời đại đen tối, đầy ghê sợ đối với những người trí thức tài hoa, đánh dấu sự thức tỉnh của một số trí thức trước con đường công danh truyền thống. Phải chăng sự thức tỉnh ấy đã khiến Cao Bá Quát chọn con đường phản kháng chống lại triều đình để rồi nhận một kết thúc bi thảm?

Nhà thơ sử dụng các đại từ xưng hô khác nhau như khách (người khách – một danh từ đối lập với chủ), quân (anh, ông – đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít), ngã (tôi, ta – đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít). Tất cả đều chỉ bản thân tác giả.

Khi gọi là khách, nhà thơ nhìn mình như một người khác. Khi gọi là anh, nhà thơ như đối thoại với mình. Khi xưng ta, tác giả muốn trực tiếp thổ lộ. Các cách xưng hô thể hiện thái độ trăn trở, bức xúc trên con đường công danh sự nghiệp. Đồng thời, nhiều câu hỏi, câu cảm thán cũng được sử dụng, nêu những thất vọng, bi phẫn, cũng như những mâu thuẫn nội tâm của nhà thơ.

Như vậy, hình tượng người đi trên bãi cát dài được tác giả thể hiện không đơn nhất mà đa chiều. Khi thi miêu tả như một khách thể, khi lại như một người đối thoại, lúc lại như một chủ thể tự thể hiện. Thậm chí có khi là chủ thể ẩn. Tất cả nhằm trình bày những tâm trạng, thái độ khác nhau khi đứng trước những hoàn cảnh khác nhau.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, hiểm trở, mù mịt, phản ánh một xã hội đen tối, đầy hiểm họa đối với người tài hoa, đánh dấu sự thức tỉnh, nhìn lại con đường công danh truyền thống. Nghệ thuật bài thơ có nhiều nét mới: nhiều cách xưng hô, nhiều câu cảm thán, câu hỏi thể hiện nỗi day dứt, dằn vặt khôn nguôi của người trí thức…

Đón đọc tuyển tập 🌼 Phân Tích Chạy Giặc 🌼 8 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Hay Nhất

Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Tài liệu văn phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát học sinh giỏi sẽ mang đến cho bạn đọc những phân tích chuyên sâu và đặc sắc.

Nửa đầu thế kỉ XIX, ở Việt Nam, Cao Bá Quát được ca ngợi là con người đa tài: học giỏi, thơ hay, chữ đẹp. Người ta ngợi ca ông: “ Văn như Siêu quát vô tiền hán”. Quả thực, thơ ca của ông mang đậm một phong cách tư tưởng tự do, phóng khoáng với bản lĩnh kiên cường trước cường quyền. “ Sa hành đoản ca” – “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một trong số những bài thơ thể hiện rất rõ tư tưởng phong cách của nhà thơ.

“Sa hành đoản ca” được viết trong lúc đi thi Hội – khi ông đang muốn đem tài năng của mình ra để thi thố, thực hiện chí hướng, hoài bão giúp đời cứu nước. Cũng có ý kiến cho rằng bài thơ được làm trong thời gian tập sự ở bộ Lễ.

Bốn câu thơ đầu là hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát:

“Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.”

Bài thơ mở ra với không gian và thời gian đặc biệt. Không gian “ Trường sa phục trường sa” – “Bãi cát dài lại bãi cát dài”, mênh mông hoang vắng đến rợn ngợp. Thời gian về chiều, nắng tắt. Nắng tắt và gió khiến bãi cát mênh mông không để lại vết đường mòn, khiến người đi đường dễ mất phương hướng. Trên nền không gian thời gian đó có người đi đường “Đi một bước như lùi một bước”. Hình ảnh chân thực, giàu sức gợi tả.

Cách ngắt nhịp 2-3 liên tiếp như vẽ ra bước đi đầy, trúc trắc. Mặt trời sắp lặn mà một ngày vẫn chưa đi hết quãng đường dài. Câu thơ gợi tả hình ảnh bãi cát mênh mông, bất tận, nóng bỏng, trắng xoá đến nhức mắt. Đó là hình ảnh thiên nhiên đẹp dữ dội, khắc nghiệt và cũng thể hiểu, bãi cát dài là con đường phải vượt qua để vào kinh thi Hương hay cũng chính là con đường công danh sự nghiệp mờ mịt phía trước. Người đi trên con đường ấy tuôn rơi những giọt lệ. Đó là nước mắt của đau khổ, một cõi lòng đầy oán hận.

Sáu câu thơ tiếp theo là tâm sự của người đi đường:

“Quân bất học tiên gia mỹ thuỵ ông,
Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng.
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung.
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng.“

Tâm sự của kẻ đi trên bãi cát dài bật ra với lời tự oán trách mình đầy chua chát “ Không học được tiên ông phép ngủ”. Tác giả thấy giận mình vì không có khả năng như người xưa – không thể thờ ơ trước sự đời mà phải tự mình hành xác theo đuổi đường công danh. Cao Bá Quát bất hòa sâu sắc với thực tại cát bụi mờ mịt nhưng dứt khoát từ chối kiểu tiên ngủ. Đó là cái đáng nể trọng trong nhân cách kẻ sĩ lạc loài cô đơn giữa cuộc đời bế tắc.

“Xưa nay hạng người danh lợi,
Vẫn tất tả ở ngoài đường sá.
Hễ quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,
Thì người tỉnh thường ít mà người say vô số!”

Đối lập hình ảnh người đi đường là hình ảnh đông đảo phường danh lợi. Vì công danh, danh lợi mà con người phải bôn tẩu. Từ chuyện danh lợi, người đọc nhận ra trăn trở của tác giả về chuyện công danh. Công danh tự khi nào bị biến tướng, có sức mê hoặc ghê gớm đến con người.

Danh lợi phải chi cũng chỉ là thứ rượu ngon dễ cám dỗ lòng người.Nó khiến con người say sưa tranh giành, hưởng thụ mà quên đi trách nhiệm với cuộc đời. Hai câu thơ tác giả tạo ra nhiều đối lập giữa số đông kẻ hám lợi tầm thường với một người cô đơn, lạc loài, bơ vơ trên con đường cát bụi. Từ đó ta nhận ra sự đối lập giữa tá giả và phường chạy theo danh lợi khẳng định nhân cách tự trọng của mình.

Trước những khó khăn trăn trở, người đi đường rơi vào bế tắc.

“Trường sa, trường sa nại cự hà”

Tác giả đặt ra câu hỏi nên đi tiếp hay dừng lại. Tâm trạng người đi đường đầy băn khoăn, day dứt và có phần bế tắc. Trong suy nghĩ người đi đường hiện lên những mâu thuẫn giữa khát vọng sống với hiện thực đen tối mờ mịt, khát vọng xông pha trên con đường tìm lý tưởng với cần an, hưởng lạc, mâu thuẫn đó tạo nên những khó khăn trên con đường thực hiện lí tưởng.
Người đi đường nhận ra mình không chỉ cô đọc trên đường đời mà đi trên đường cùng.

“Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam sóng muôn đợt.
Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”

Nhìn mọi phía đều thấy mênh mông bát ngát, đường cùng mất rồi. Tiếp tục đi trên con đường danh lợi, chắc chắn không bao giờ, quay trở về ẩn mình giữ trong sạch là điều không thể và không muốn. Người đi đường đành đứng chôn chân trên bãi cát. Câu hỏi chính mình “ Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?” diễn tả một khối mâu thuẫn lớn đè nặng tâm trí.

Bài ca thể hiện niềm thất vọng và bi phẫn của nhà thơ trước đường đời trắc trở, bế tắc và vô vọng, phản ánh cảm quan của Cao Bá Quát về thời đại đen tối của những người trí thức tài hoa trên con đường công danh truyền thống.

SCR.VN chia sẻ 🌳 Phân Tích Bài Thơ Khóc Dương Khuê 🌳 11 Bài Văn Hay Nhất

Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Dịch Thơ – Mẫu 9

Tham khảo bài văn mẫu phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát dịch thơ dưới đây giúp các em học sinh tìm hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm.

Cao Bá Quát được ví như là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Ở Cao Bá Quát ông không chỉ là người nổi tiếng học giỏi mà ông lại có biệt tài viết chữ rất đẹp nhưng lại là người luôn gặp những khó khăn trên con đường công danh. Và “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” được biết đến là những tâm niệm, những suy tư về con đường công danh, về chính cuộc đời của mình.

Bài thơ đặc sắc này đã được viết khi tác giả có dịp đi qua miền trung, bất chợt thấy đó là những bãi cát đã nảy lên ý tưởng, biết bao nhiêu cảm xúc dâng trào khiến tác giả không cầm lòng được. Và với mở đầu bài thơ ” Bài ca ngắn đi trên bãi cát là hình ảnh người đi như thật khó nhọc trên bãi cát đó.

“Bãi cát lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước.”

Ta như thấy được những hình ảnh tả thực hiện ra, đó cũng như chính là hình ảnh về những bãi cát nối tiếp nhau, và nó nhu nối tiếp mà không biết điểm kết thúc, cứ thế miên man. Từ “lại” như được tác giả sử dụng thật đắt và cũng như càng thêm sự vô tận của những bãi cát.

Có lẽ rằng ta như cũng chỉ thấy một màu cát trắng như vô tận mà thôi, với cái nắng có còn tạo ra nhiều viễn cảnh mà con người ta lại như có thể tưởng tượng nếu như đứng trong hoàn cảnh đó. Và chính câu thơ thứ hai lại càng làm độc giả như chứng kiến những bước chân của chính mình trên bãi cát đó vậy.

Và chính với một biện pháp so sánh cũng như đã được tác giả sử dụng thật hợp lí ở đây, và đó chính là “đi một bước như lùi một bước”, và cũng chính bãi cát đó con người như nặng nhọc cất công đi nhưng càng khó khăn càng mệt nhọc bấy nhiêu. Và rồi dù trời đã tối, nhưng dường lữ khách như cũng đã vẫn đi, nước mắt rơi chính là những nhọc nhằn chứ thể kiềm lại được. Có thể nói rằng chính hình ảnh con người lúc đó thật lẻ loi, cô đơn và cũng thật nhỏ bé.

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Có thể nói bãi cát đó hay chính con đường công danh dù mờ mịt nhưng dường như có rất nhiều người vẫn bị cuốn vào đó. Tất cả như đã thật bất lực trước những điều mà mình không thể chống cự lại được, và cho nên chính bởi thế mà Cao Bá quát chỉ biết trách bản thân, hay hơn nữa chính ông đang lấy cái cớ để tâm trí thoải mái hơn.

“Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người ?”

Có lẽ lúc này đây thì nhà thơ chỉ tiếc rằng bản thân mình không thể học được phép ngủ của tiên ông, và dường như ông cứ sống mà mặc kệ mọi danh lợi,sống một cuộc sống thanh cao, và cũng như đã bỏ qua mọi oán hận của thế gian. Dẫu biết con đường công danh là gian nan, dường như đó chính là phải “tất tả” .

Dường như bãi cát như ẩn dụ cho ở nơi phường danh lợi, thế nhưng ông một mực vẫn cứ dấn thân vào, càng đi vào, càng thấy hoang mang, ông cũng như đã không biết lối ra cũng chẳng thể dừng lại. Và có thể thấy vất vả chính là vì chạy theo công danh,phải cố bước, nó như hơi men,như cũng đã cuốn con người vào đó, cho nên” người say vô số,tỉnh bao người?”. Nhà thơ như thật tỉnh táo, nhưng rồi tỉnh nhưng vẫn như chính với nỗi băn khoăn không biết con đường này thì phân vân rằng có nên đi tiếp hay không?

“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát ?”

Lữ khách lúc này đây như cũng chỉ biết nhìn về bốn bề, nhưng xung quanh người chỉ thấy sóng, thấy được cả núi, nhưng chưa có một con đường nào để người lữ khách có thể bước đi cả. Và rồi như dẫu biết không có một lối đi không một định hướng ràng nhưng làm sao có thể bước tiếp, bước vững chãi trên một hướng đi mù mịt như vậy?

Bãi cát ấy, như là một hình ảnh ẩn dụ nói về chính con đường mà bao người dấn thân vào ấy, nó như thật là mờ mịt thế,câu thơ cuối như dự báo một điều sẽ xảy ra. Và thông qua đó chính là một sự chắc chắn tác giả sẽ chọn cho mình một hướng đi riêng, chứ ông cũng sẽ không mãi mãi như thế cũng không có cách giải quyết.

Bài thơ như đã mang một lời tâm sự, như chính là một nỗi băn khoăn của một trí thức có tư tưởng, có hoài bão lớn. Người đọc như cảm nhận thấy rằng ở ông sẽ không bao giờ cam chịu bó buộc của cái chế độ phong kiến bất công thời ông đang sống. Và dường như cũng đồng thời cũng là báo hiệu cho sự thức tỉnh của một con người, một thế hệ. Và “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” như chính là một thành công của Cao Bá Quát đồng thời cũng chính là một bài thơ tiêu biểu thể hiện tâm sự sâu kín của tác giả.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Phân Tích Thu Điếu Nguyễn Khuyến ☀️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Ngắn Hay – Mẫu 10

Dưới đây chia sẻ bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát ngắn hay để các em học sinh tham khảo và hoàn thành tốt bài viết của mình.

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Cao Bá Quát là một trong những gương mặt nổi bật với tài năng cùng khí phách hơn người. Qua những sáng tác của ông, độc giả có thể thấy được chí khí hiên ngang cùng sự ngang tàn của người anh hùng không chịu “khom lưng cúi đầu” trước những gò bó và sự khuôn phép đầy rẫy những bất công của xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc và tiến bộ của tác giả. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua tác phẩm “Sa hành đoản ca”.

Ở tác phẩm này, tác giả đã xây dựng tứ thơ độc đáo và sử dụng những hình ảnh mới mẻ, đặc sắc để bộc lộ cảm xúc và nhân sinh quan của mình. Thông qua hai hình tượng là hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát, chúng ta có thể thấy được tâm trạng bi phẫn của Cao Bá Quát về sự truân chuyên, bất công, ngang trái trên con đường công danh.

Trong tác phẩm, tâm trạng bi phẫn của tác giả đã được thể hiện thông qua hai hình ảnh bãi cát và người khách lữ hành trên bãi cát. Đây là hai hình ảnh tồn tại song hành và sóng đôi xuyên suốt bài thơ. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh những bãi cát mênh mông nối tiếp nhau và tưởng chừng như kéo dài đến vô tận: “Bãi cát dài, lại bãi cát dài”.

Tuy nhiên, đó không chỉ là hình ảnh tả thực những bãi cát miền Trung khô cằn qua năm tháng cùng những ngọn gió Lào khắc nghiệt mà còn là ý niệm ẩn dụ cho con đường công danh lận đận, bế tắc của tác giả Cao Bá Quát nói riêng và của tầng lớp trí thức đương thời nói chung.

Mặc dù nổi tiếng từ nhỏ với trí thông minh cùng tài năng hơn người: “trong một bài văn thường có những thần cú” (trích Cao Bá Quát, Danh nhân truyện kí) nhưng ông lại gặp nhiều truân chuyên trên con đường khoa cử. Con đường gian nan, trắc trở này đã được ông miêu tả thông qua những vần thơ đầy ám ảnh:

“Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía Nam núi Nam, sóng muôn đợt”

Qua những kì thi Hương, thi Hội, nhà thơ đã có cái nhìn sáng suốt về con đường danh lợi. “Núi muôn trùng” và “sóng muôn đợt” dường như đã tạo nên một mê cung không lối thoát chứa đựng vô vàn chông gai, khó khăn đối với người khách bộ hành.

“Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi
Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi”

Những câu thơ mang đậm chất tự sự và suy tưởng đã miêu tả bước chân nặng nề, khó nhọc qua sự quẩn quanh bế tắc và tình thế “tiến thoái lưỡng nan” trong vùng sa mạc vô bờ bến của con người. Người bộ hành vẫn bước đi không ngừng nghỉ giữa khoảng không gian bao la nắng gió, nhưng những bước chân mỏi mệt lún sâu vào cát đã tạo nên cảm giác: “Đi một bước như lùi một bước”. Niềm hi vọng thoát khỏi sa mạc vì thế càng trở nên mong manh và xa vời.

Trong tình cảnh dù mặt trời đã lặn nhưng những bước chân mỏi mệt vẫn chưa thể dừng lại, giọt nước mắt rơi trên đường của người “lữ khách” không chỉ là giọt nước mắt cay đắng của sự mỏi mệt mà còn chứa đựng tâm trạng bi phẫn, uất ức, cay đắng và tủi cực của tác giả trước thực tại đầy rẫy những éo le, và kết tinh thành nỗi oán giận “giận khôn vơi” đối với con đường công danh.

Thái độ bi phẫn của tác giả còn được thể hiện thông qua nhận thức và quan niệm độc đáo về con đường công danh mà tầng lớp trí thức đương thời đang đeo đuổi:

“Xưa nay, phường danh lợi
Tất tả trên đường đời
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số, tỉnh bao người”

Là một người “lữ hành” trải qua nhiều truân chuyên, vất vả trên con đường khoa cử, tác giả hiểu rõ sự cám dỗ của “phường danh lợi” – thứ khiến cho biết bao người mưu cầu và “tất tả” ngược xuôi. Ông ví điều này cũng giống như việc thưởng thức những ly rượu ngon để rồi trong hơi men say nồng, con người không thể vượt thoát vòng xoay của sự cám dỗ.

Thông qua cách nói “phường danh lợi”, tác giả đã phần nào thể hiện thái độ coi thường và ngầm phê phán những kẻ đang “tất tả” trên con đường công danh, và cũng chính là lời tự trách đối với bản thân mình. Bởi vậy, kết thúc bài thơ, nhà thơ đã nêu bật câu hỏi như một lời tự vấn chính mình: “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”.

Trước tình cảnh muôn trùng núi và sóng mịt mờ, tác giả không biết “tính sao đây” và không thể xác định được phương hướng: chịu cảnh “bất đắc kì tử” cuốn theo vòng danh lợi, hay vẫy vùng vượt thoát ải công danh. Ẩn sau từng con chữ là thái độ chán chường của tác giả đối với con đường mờ mịt, bế tắc chốn quan trường.

Như vậy, thông qua hai hình tượng song song và tồn tại xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát, chúng ta có thể thấy được tâm trạng bi phẫn của tác giả Cao Bá Quát đối với con đường “công danh đeo khổ nhục” đầy rẫy những bất công. Đồng thời, qua hai hình ảnh này, nhà thơ còn bộc lộ nhân sinh quan độc đáo và nhận thức sắc sảo, tiến bộ của mình về con đường danh lợi.

Mời bạn đón đọc 🌜 Nghị Luận Bình Ngô Đại Cáo 🌜 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Luyện Viết – Mẫu 11

Văn mẫu phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát luyện viết sẽ giúp các em học sinh luyện tập trau dồi văn phong hay và những phân tích giàu ý nghĩa.

Văn chương là nơi người nghệ sĩ gửi gắm những tâm trạng, nỗi niềm của mình. Đó cũng là nơi mà các nhà văn, nhà thơ thể hiện cái chí của bậc nam tử. Cao Bá Quát cũng là một trong số những nhà thơ ấy. Với bài thơ “Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trên bãi cát), ông đã bộc lộ nỗi niềm trăn trở, sự chán ghét đối với chế độ chính trị đương thời.

Bốn dòng thơ đầu tiên đã thể hiện hình ảnh người lữ khách với tâm trạng buồn bã, phiền muộn:

“Trường sa phục trường sa
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ
Khách tử lệ giao lạc”.

(Bãi cát lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.)

Cao Bá Quát đã nhiều lần vào thi Hội ở kinh đô Huế nên ông đã quen thuộc với những bãi cát chạy dọc nối tiếp nhau ở các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị. Ông đưa những hình ảnh đó vào bài thơ để ẩn dụ cho con đường công danh gian nan, chông gai, vất vả. Các điệp từ “trường sa”, “nhất” được lặp lại gợi ra một không gian rợn ngợp chỉ có các bãi cát nối tiếp nhau.

Mỗi bước đi trên cát thật nặng nề, “đi một bước” mà “như lùi một bước”, tiến về phía trước nhưng dường như người lữ khách lại đang ở vị trí ban đầu. Những bước chân của nhân vật trữ tình là những bước chân vô định, không xác định được phương hướng và đích đến. Ông chán ngán khi nhận ra sự mờ mịt của con đường công danh phía trước. Ông bất bình với thực trạng xã hội, bất bình với chế độ chính trị đương thời bởi đó là một xã hội trì trệ, bảo thủ.

Người lữ khách tự trách bản thân không “học” được “phép ngủ kĩ” của tiên ông để có thể thờ ơ, không quan tâm đến thời cuộc:

“Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng!
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung
Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng”.

(Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số, tỉnh bao người?)

Nếu có được phép ngủ thì tác giả đã không phải bận tâm đến sự đời, không phải bất bình với thực tại, không lo lắng cho đời sống nhân dân khổ cực. Nhưng suy cho cùng đó cũng chỉ là sự trốn tránh cuộc đời mà Cao Bá Quát thì không phải là con người hèn nhát như vậy. Từ đó cho thấy nhân cách cao đẹp của một nhà nho chân chính.

“Trèo non”, “lội suối” là những công việc cực nhọc, lữ khách tự oán trách bản thân cứ mãi theo đuổi con đường công danh dù biết trước đó là con đường nhọc nhằn đầy gian nan. Với các bậc nam nhi thuở xưa thì công danh là con đường duy nhất để họ lập thân, khẳng định tài năng của mình trước thiên hạ:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”

(Nguyễn Công Trứ)

Bậc nam nhi sẽ có nỗi hổ thẹn lớn nếu không trả được nợ công danh cho cuộc đời:

“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”

(Phạm Ngũ Lão)

Cao Bá Quát đã nêu lên thực trạng về số người chạy theo danh lợi thì vô số còn số người nhận ra sự hư ảo của danh lợi thì rất ít. Chẳng vậy mà ông cất lên câu hỏi: “Người say vô số, tỉnh bao người”? Ông chua xót nhận ra con đường công danh bị biến tướng, mọi người lợi dụng nó để làm giàu cho bản thân.

Con đường ấy đã gắn liền với thứ lợi danh tầm thường, người ta có thể đua chen, giẫm đạp lên nhau để đạt được mục đích. Họ tranh giành nhau chức quan để hưởng lợi lộc, tiền bạc, vật chất của cải. Thậm chí họ còn dùng những thủ đoạn xảo quyệt hãm hại nhau để tranh giành công danh. Cao Bá Quát đã ngầm so sánh sức cám dỗ của “phường danh lợi” cũng giống như sức cám dỗ của rượu. Men rượu nồng lôi cuốn người thưởng thức khiến người ta có thể say và mất tỉnh táo.

Danh lợi cũng vậy, nó khiến con người chìm đắm trong sự đua chen, ích kỉ. Có vô số con người bị danh lợi làm cho mờ mắt nhưng có mấy ai tỉnh táo nhận ra được bản chất của nó? Lữ khách không bị men rượu quyến rũ cũng không bị danh lợi mê hoặc, ông vô cùng tỉnh táo nhưng cũng băn khoăn vì không biết có nên tiếp tục theo đuổi con đường công danh mà mình chán ngán hay không.

Dường như người lữ khách ấy đã rơi vào tuyệt vọng:

“Trường sa, trường sa nại cừ hà?
Thản lộ mang mang úy lộ đa.
Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca,
Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,
Nam sơn chi nam ba vạn cấp.
Quân hồ vi hồ sa thượng lập”?

(Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?)

Cao Bá Quát đang tự vấn chính mình khi nhận ra con đường dẫn đến công danh không hề bằng phẳng, dễ dàng. Đó là con đường có nhiều hiểm nguy, ghê sợ. Ông rơi vào trạng thái cô đơn, bế tắc khi đối diện với thiên nhiên và cũng là sự bế tắc trước thời cuộc. Không có một con đường nào mở ra hướng giải thoát cho ông bởi bủa vây xung quanh người lữ khách bé nhỏ là núi Bắc, núi Nam trùng điệp, sóng dào dạt. Ông chỉ biết cất lên khúc “đường cùng” để bày tỏ nỗi niềm, tâm trạng.

Tác giả đang loay hoay trong sự lựa chọn tiếp tục con đường công danh hay từ bỏ nó để có một cuộc đời, nhân cách trong sạch. Câu thơ cuối bài mang ý nghĩa như một lời thúc giục bản thân hãy hành động để thay đổi, vượt qua thực trạng bức bách, ngột ngạt. Nội dung câu hỏi đó cũng là sự dự báo về quyết định của người lữ khách rằng ông sẽ rời bỏ con đường công danh để chọn cho mình một hướng đi khác, một lí tưởng khác.

Khi con đường công danh không còn vẹn nguyên giá trị cao quý, làm quan không còn để giúp dân, giúp nước nữa mà làm quan để tư lợi cá nhân thì không có lí do nào phù hợp để một người bản lĩnh, tài năng, cương trực như Cao Bá Quát tiếp tục theo đuổi?

Tác giả đã dùng thể ca hành không gò bó, giới hạn về số câu, niêm luật, vần điệu cùng việc sử dụng các hình ảnh tượng trưng để thể hiện tâm trạng của bản thân. Qua đó, bạn đọc thấy được nỗi buồn phiền, bế tắc, chán ngán chế độ chính trị đương thời và sự coi thường “phường danh lợi” của Cao Bá Quát. Đồng thời bài thơ cũng cho thấy hoài bão, lí tưởng của ông.

Tham khảo văn mẫu 🌼 Cảm Nhận Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng 🌼 15 Bài Biểu Cảm Hay

Phân Tích Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Đơn Giản – Mẫu 12

Tham khảo bài văn mẫu phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát đơn giản dưới đây với những ý văn ngắn gọn và súc tích nhất.

Cao Bá Quát (1808 — 1855) là nhà thơ lỗi lạc của nước ta trong thế kỉ 19. Ông để lại trên một nghìn bài thơ chữ Hán và chữ Nôm; bài phú “Tài tử đa cùng phú” và bài thơ chữ Hán “Sa hành đoản ca” được nhiều người ca ngợi. “Sa hành đoản ca” nghĩa là bài ca ngắn đi trên bãi cát nói lên bi kịch của kẻ sĩ trên bước đường công danh.

Bãi cát dài và con đường cùng trong “Sa hành đoản ca” được miêu tả đầy ám ảnh. Bãi cát dài được nhắc đi nhắc lại năm lần trong bài thơ. Con đường được nói tới là “đường cùng”: “Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều”. Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng lại được miêu tả trong khoảnh khắc thời gian ngày tàn khi “mặt trời lặn”. Con đường cùng không chỉ “mờ mịt” và “ghê sợ” mà còn bị chặn lối, bị bủa vây:

“Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng muôn đợt”.

Các hình ảnh ấy tượng trưng cho đường đời, con đường danh lợi nhiều gian nan, nguy hiểm.

Hình ảnh người đi đường trong bài thơ được khắc hoạ qua nhiều chi tiết chọn lọc. Bước đi thất thểu khó nhọc “Đi một bước như lùi một bước”. Nước mắt “lã chã rơi” vì tự thương mình. Khách đi đường vừa khó nhọc đi trên bãi cát mờ mịt vừa suy ngẫm. Lúc thì ước ao được “phép ngủ kĩ” của ông tiên. Lúc thì nghĩ về “hạng người danh lợi” đang tất tả ngược xuôi; và cảm thấy “người tỉnh thường ít mà người say vô số!”. Lúc thì thầm, hát khúc “đường cùng”; để rồi tự vấn lương tâm, tự trách mình: “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”.

Qua hình ảnh người đi đường, nhà thơ giãi bày tâm sự bế tắc và chán ngán trên con đường công danh, con đường danh lợi. Tác giả tự trách, tự thương mình.

Nhân vật trữ tình trong”Sa hành đoản ca” lúc là “khách” (khách tử), lúc là “anh” (quân), lúc lại xưng là “ta” (ngã). Đó là sự hoá thân giữa khách thể và chủ thể trữ tình, để vừa tạo nên sự phong phú, uyển chuyển về giọng điệu, vừa để bộc lộ tâm sự, nói lên những suy ngẫm về hạng người danh lợi và con đường danh lợi xưa nay. Giọng thơ trở nên tâm tình, thổ lộ rất thấm thía. Các câu hỏi tu từ trong bài thơ tạo nên bao ám ảnh và suy ngẫm mang tính triết lí sâu sắc:

Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?
Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?

Bài “Sa hành đoản ca” cho ta thấy một phần nào con người và nhân cách của Cao Bá Quát. Là một bậc tài danh nhưng sinh bất phùng thời, không được trọng dụng, đã nếm trải nhiều cay đắng trên con đường công danh. Cao Bá Quát muốn nhắn gửi hạng người danh lợi đang tất tả ngược xuôi bài học nhiều nước mắt mà ông đã trải qua và cảm nhận.

Tiếp theo đón đọc 🌠 Cảm Nhận Về Bài Thơ Qua Đèo Ngang 🌠 15 Bài Biểu Cảm Hay

Phân Tích Văn Bản Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Đặc Sắc – Mẫu 13

Chia sẻ bài văn mẫu phân tích văn bản Bài ca ngắn đi trên bãi cát đặc sắc dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý làm bài hay.

Cao Bá Quát là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ở ông hiện lên hai phẩm chất rất cao đẹp ấy là sự tài hoa và khí phách. Ông có rất nhiều các sáng tác thơ, văn cả chữ Hán và Nôm khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn đã bị thiêu hủy và thất lạc qua năm tháng, nay chỉ còn một số ít còn sót lại.

Trong đó, bài hành Sa hành đoản ca là một trong những tác phẩm thể hiện vừa vặn cái tài hoa và khí phách của nhà thơ. Đây là một bài hành có nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, nói lên cái nỗi ngán ngẩm trước thế sự đầy bí bách, khuôn khổ quá cứng nhắc của xã hội phong kiến xưa.

Bài thơ có hai hình tượng chính làm nên nội dung của bài đó là hình ảnh bãi cát và hình ảnh người đi trên bãi cát. Mở đầu đó là hình ảnh của bãi cát như sau:

“Bãi cát dài, lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.”

Ta có thể mường tượng ra một khung cảnh mênh mông tận cùng, đó là những bãi cát vàng trải dài, hết bãi này lại tới bãi kia tưởng như chẳng có điểm dừng. Đứng trên đó ta không thể thẩy điểm đầu, cũng mù mờ điểm cuối, có cảm giác đây là một hoang mạc, khô cằn, dấy vào tâm trí con người một sự bất lực, chán nản không thôi.

Đặc biệt là cái hình ảnh bước chân trên cát “Đi một bước như lùi một bước”, rõ ràng là chân vẫn miệt mài tiến về phía trước, ấy vậy mà tác giả lại có cảm tưởng như đang lùi lại, đôi chân lún dưới cát khiến từng bước đi thêm nặng nề, bãi cát lại càng trở nên dài hơn, quãng đường vượt ra khỏi bãi cát càng trở nên xa vời.

Không chỉ có hình ảnh bãi không thôi mà khung cảnh xung quanh bãi cát cũng đóng góp một phần to lớn khiến bãi cát vốn đã dài đằng đẵng như hoang mạc ấy trở thành con đường cùng trong tầm mắt của người khách bộ hành. Điều đó thể hiện trong những câu thơ gần cuối của bài thơ như sau:

“Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam sóng muôn đợt.”

Trong miêu tả của Cao Bá Quát, bãi cát ấy dường như bị bao quanh bởi một bên là “núi muôn trùng”, một bên là biển với “sóng muôn đợt”. Hai cái quang cảnh ấy như kìm kẹp người khách bộ hành ở giữa một đám cát vàng bao la, không có điểm dừng, buộc người khách phải đi tiếp, bởi chẳng có lối thoát nào ở đây. Nhưng đi tiếp ta thấy được gì, chỉ có những bãi cát nối dài tưởng mãi mãi, thế có khác nào con “đường cùng” trong khúc hát của Cao Bá Quát đâu.

Những hình ảnh ấy một phần là cảnh tả thực con đường đi vào Huế tham gia kỳ thi Hội, lấy công danh của Cao Bá Quát, lúc phải băng qua các tỉnh miền Trung, cát trắng cả tâm hồn. Nhưng sâu sắc hơn cả là cái ý nghĩa biểu tượng mà nhà thơ gửi vào bãi cát, đó là con đường công danh đầy gian khổ, bế tắc và mờ mịt của những nhân sĩ đương thời, nhưng không có cách nào khác họ vẫn buộc phải bước trên con đường tiến mà như lùi ấy.

Hình ảnh bãi cát đã như vậy, nhưng hình ảnh người đi trên bãi cát lại còn cho ta những cái nhìn biểu tượng sâu sắc hơn cả.

“Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!”

Đọc thơ ta thấy sau cái hình ảnh bãi cát dài vô tận, đó chính là hình ảnh của người đi trên bãi cát. Từng bước chân vì lún cát, mà tưởng chừng tiến như lùi, hết sức khó khăn, gian khổ. Tuy cực khổ, vất vả thế nhưng lữ khách lại chẳng dám dừng bước dù mặt trời đã lặn, khi mà con người và thiên nhiên bắt đầu trở về trạng thái nghỉ ngơi. Bởi suy cho cùng, vốn dĩ trên một vùng cát rộng lớn, trống trải như vậy, con người có cảm giác cô đơn kèm theo đó là nỗi sợ hãi, sợ hãi cái không gian mịt mù không biết đâu là đường ra.

Chính vì thế dù có khó khăn vất vả, họ cũng phải cố gắng hết sức để thoát ra khỏi cái chốn vô tận cát trắng ấy, thoát khỏi cái cảm giác hoang mang đang bủa vây quanh mình. Cái vất vả khổ cực đi trên cát thì chỉ có người đi trên đó mới có thể hiểu được và qua câu thơ “Lữ khách trên đường nước mắt rơi” thì ta lại càng thấm thía thêm điều ấy.

Phải khó khăn thế nào, mà người đi đến nỗi rơi cả nước mắt, có khi là cả mồ hôi quyện vào nữa. Đó là những giọt nước mắt đầy cay đắng, thậm chí là cả sự phẫn nộ của nhà thơ. Cao Bá Quát uất ức vì phải đi con đường khổ sở, lại cũng chẳng học được cách vừa đi vừa ngủ cho bớt cực nhọc, ông cứ phải oằn mình mà nếm trải cái nỗi khổ đi trên cát. Giận, giận lắm! Nỗi hờn giận biết trút đâu cho hết!

Đi hết những câu thơ về việc đi trên cát, là những câu thơ về cái nhận thức của nhà thơ về con đường công danh trong cái xã hội vốn lạc hậu tù túng này.

“Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?”

Cao Bá Quát đã có một cái so sánh ngụ ý rất hay, nhà thơ cho rằng những con người đang theo đuổi đường công danh chính là những “phường danh lợi”, tức đi thi cử cốt cũng chỉ vì chút danh, chút lợi tầm thường, cũng chẳng khác các thể loại phường buôn bán, phường hát hò là mấy, cũng tất tả như nhau. Ý khinh miệt đã rõ ràng trong mặt chữ đến thế. Đối với Cao Bá Quát, công danh là một thứ rượu mạnh, nghe mùi có vẻ thơm ngon, khiến biết bao người say đắm, cứ mải mê chạy theo mãi, để được một lúc thưởng thức.

Thế rồi hậu quả là người ta cứ mải mê nhấm nháp cái thứ rượu “công danh” đó, có người không tỉnh được, có người không muốn tỉnh, còn lại được bao người như Cao Bá Quát, say mãi rồi cũng tỉnh ra được. Ông phê phán những con người mải mê đường danh lợi mà không ý thức được những việc mình làm, rốt cuộc là có đáng hay không, và cũng là tự phê phán chính bản thân ông. Cao Bá Quát cũng từng mải mê với cái gọi là “công danh”, cũng cứ tất tả 9 lần vượt cát trắng vào Huế đi thi.

Cuối cùng, khi đứng giữa một trời cát, nhà thơ đã tỉnh lại sau cơn mê, để hỏi một câu đầy thấm thía:

“Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”

Đó là một câu hỏi đầy hoang mang, không định hướng, cũng là một lời chất vấn cho cái sự u mê của bản thân mình. Nhà thơ đang tự thôi thúc bản thân phải bước ra khỏi cái chốn mờ mịt, gian nan ấy, cái nơi vốn chẳng còn đáng để cho những kẻ sĩ như ông phải cực nhọc theo đuổi nữa.

Bài thơ Sa hành đoản ca là một bài thơ hay, có nhiều ý nghĩa biểu tượng. Trước hết là cái nhìn đầy sáng suốt của Cao Bá Quát về con đường công danh mà bấy lâu biết bao kẻ sĩ tất tả theo đuổi. Đó là một con đường vô tận, vất vả và nhiều cay đắng, thứ mà nó mang lại đó chỉ là cái danh lợi đầy tầm thường, vốn chẳng xứng để theo đuổi thêm nữa. Bài thơ còn thể hiện cái khao khát thay đổi cuộc sống, được bước ra khỏi cái con đường chán chường ấy, để bước đi một con đường mới tốt đẹp hơn.

Gợi ý cho bạn 🌳 Thuyết Minh Về Bài Thơ Đập Đá Ở Côn Lôn 🌳 11 Mẫu Hay

Phân Tích Thơ Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Đạt Điểm Cao – Mẫu 14

Để viết phân tích thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo và vận dụng gợi ý làm bài dưới đây:

Cao Bá Quát – một nhà nho chân chính, nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, các sáng tác của ông thường bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế đồ phong kiến trì trệ, bảo thủ, đồng thời chứa đựng tư tưởng khai sáng có t/c tự phát, phản ánh một nhu cầu đổi mới của xã hội lúc bấy giờ. Và Bài ca ngắn đi trên bãi cát chính là một thi phẩm đặc sắc tiêu biểu cho những suy nghĩ ấy. Thông qua tác phẩm này, Cao Bá Quát thực sự đã cho độc giả những nhận định đúng đắn về nhân cách nhà nho chân chính từ chính con người ông.

Thật vậy, cũng như bao sĩ tử khác, ông chọn cho mình con đường hành đạo của của người trí thức xưa, đó là học hành – khoa cử – làm quan để phò vua giúp nước. Thế nhưng trong bối cảnh nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn suy sụp, thối nát, bảo thủ, lạc hậu, ông đã nhận ra cái con đường ấy là con đường gian nan, đường cùng thể hiện chính bằng hình ảnh “bãi cát dài” trong tác phẩm và ông đang rơi vào sự bế tắc của con đường tiến thân như người “lữ khách đi trên bãi cát” trong tác phẩm.

“Đi một bước như lùi một bước”

Hình ảnh “bãi cát” như là một nỗi ám ảnh cứ đeo đuổi ông. Một không gian vô định, mênh mông với bãi cát trải dài bao la đang làm ông mất phương hướng và kiên nhẫn. Hình ảnh ẩn dụ về con đường công danh xa xôi, mịt mù cát bụi cũng giống như là con đường đời gập ghềnh trắc trở trong xã hội phong kiến lạc hậu. Những nhọc nhằn và bế tắc khi đi trên con đường ấy được ông thể hiện:

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Dẫu biết mặt trời đã lặn nhưng không thể nào dừng lại được vì không thể ngừng chân. Cao Bá Quát miêu tả một trạng thái kiệt sức cùng với tâm trạng lo âu và buồn nản. Giữa một bãi cát dài vô định hiện lên dường như chỉ còn có mỗi mình ông với một tâm thế cô đơn, lạc lõng. Con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở đã khiến ông phải đi qua trong phẫn uất và tự trách mình.

Cùng với tâm trạng bế tắc và bất lực tác giả đã thốt lên với biết bao sự chán ghét, khao khát được giải thoát:

“Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!”
Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số tỉnh bao người?”

Tác giả nói đến những người ham danh lợi cũng giống như là những kẻ ham rượu. Ở nơi nào có quán rượu thì họ sẽ đổ xô tới, chen lấn để giành cho được thứ cám dỗ ấy. Dù biết điều đó chẳng có gì cao đẹp, nhưng có mấy ai có thể thoát ra được cái mùi hương ấy.

Qua đó, ta có thể thấy được Cao Bá Quát đã nhận ra rằng con đường danh lợi mà ông đang đi chỉ là vô nghĩa, nó đang bị cái xã hội phong kiến làm cho mục nát và từ từ tha hóa. Tại sao phải tranh giành để vào nơi quan trường danh lợi? Đó chính là sự day dứt xuất phát từ nhân cách cao đẹp của ông, một người coi thường danh lợi, vinh hoa phú quý. Giống như nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm khi xưa cũng đã viết:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”

(Nhàn)

Nhưng đáng buồn thay tác giả nhận ra rằng dẫu biết con đường danh lợi vô nghĩa, nhưng vì sự ràng buộc của xã hội phong kiến, ông vẫn đang đi trên con đường ấy, không dễ gì thoát ra được. Một tiếng thở dài ngao ngán vì chẳng biết đang mình tỉnh hay đang say trên con đường cùng không lối thoát:

“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”
Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía Nam núi Nam, sóng dào dạt.

Cao Bá Quát dường như bế tắc chẳng biết nên dừng lại hay tiếp tục đi tiếp nữa. Dù biết đi trên con đường giữa “bãi cát của lợi danh” thì mình cũng chẳng khác gì đám người chỉ biết chạy theo hơi rượu. Bài ca kết lại bằng một câu hỏi đầy trăn trở và khao khát những con đường mới:

“Anh đứng làm chi trên bãi cát?”

Tác giả đã thốt lên một câu hỏi chất chứa từ rất lâu như hỏi chính bản thân. Nếu biết rõ con đường danh lợi ấy là tầm thường thì tại sao lại đứng đây làm gì. Phải chăng, nhà Nho Cao Bá Quát cần tìm một con đường mới cho chính mình và cho đất nước.

Bên cạnh đó, cái xã hội phong kiến mục nát cũng khiến cho những người tài khó ra sức giúp dân giúp nước. Và Cao Bá Quát thì lại có một lí tưởng sống rất khác biệt giữa cái xã hội ấy, thể hiện qua câu thơ nổi tiếng của ông: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Cả cuộc đời ông sẽ chỉ cúi đầu trước sự thanh cao và thuần khiết của hoa mai, của con người, chứ không phải là cường quyền. Vì thế ông thoát ra khỏi những quan niệm cũ của nền học vấn cũ để mong tìm ra một con đường mới để lập công và lập danh nhằm giúp dân, giúp nước.

Thể hành của bài thơ, cùng những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa, phép điệp tạo cảm giác về sự dài lê thê của bãi cát đã khiến cho “Sa hành đoản ca” tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc. Ngòi bút của “Thánh Quát” quả thật vô cùng tài hoa.

Tóm lại tác phẩm “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” đã giúp ta hiểu được sự chán ghét và thái độ khinh miệt của nhà thơ với xã hội đang dần đi xuống và ước mơ được thay đổi nó. So sánh với Nguyễn Công Trứ, ta thấy Uy Viễn tướng quân cũng là một người có cách sống tự do phóng khoáng nhưng ông vẫn luôn giữ mình trong khuôn khổ Nho giáo với lòng trung quân.

Ở Cao Bá Quát thì khác, ta thấy những tư tưởng khai sáng và mầm mống nổi loạn nhằm thay đổi một xã hội trì trệ đã xuất hiện trong “Sa hành đoản ca”. Vẻ đẹp nhân cách một nhà nho chân chính bộc lộ ở tấm lòng ngay thẳng, coi thường danh lợi, luôn trăn trở, tự vấn về ý nghĩa con đường đời, và khao khát tìm ra con đường sáng để có thể cống hiến tài sức cho non nước.

Qua bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”, ta đã thấy được vẻ đẹp tâm hồn và phẩm cách của một nhà nho chân chính đó chính là Cao Bá Quát, một người hết lòng vì dân, không ngại khó khăn và thử thách, luôn giữ mình trong sạch trong bất kì hoàn cảnh nào. Chính những nhà nho như ông đã khơi gợi con đường mới trong một xã hội còn đầy bóng tối của sự lạc hậu và trì trệ.

Chia sẻ 🌼 Cảm Nhận Về Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà 🌼 15 Bài Cảm Nghĩ

Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát Lớp 11 – Mẫu 15

Đón đọc văn mẫu phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát lớp 11 sẽ là một trong những tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh đạt kết quả cao cho bài viết sắp tới.

Tác giả Cao Bá Quát là một nhà thơ nổi danh tài hoa và khí phách, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát). Đây là một bài thơ có rất nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc thể hiện được tâm trạng chán ghét của nhà thơ trước tình cảnh đương thời.

Cao Bá Quát (1809-1855), tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đường Mẫn Hiên, quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Thời nhỏ Cao Bá Quát đã nổi tiếng bởi sự tài giỏi thông minh, tham gia khoa cử từ sớm nhưng lận đận, mãi đến năm 23 tuổi mới đỗ cử nhân, 9 năm tiếp theo ông kiên trì theo đổi kỳ thi hội nhưng không đỗ, năm 34 tuổi được giữ một số chức quan nhỏ. Tuy nhiên vì tính cách phóng khoáng, nên ông đã phải chịu nhiều những hậu họa nghiêm trọng.

Con người Cao Bá Quát có thể gói gọn trong hai chữ tài hoa và khí khách, bởi sự học rộng biết nhiều, chữ viết đẹp, tính cách phóng túng, tự do, cá tính luôn tìm cách đổi thay xã hội từ túng, lạc hậu. Ông có số lượng tác phẩm rất khổng lồ, tuy nhiên đã bị tiêu hủy phần lớn, nội dung xuyên suốt trong các sáng tác bao gồm phê phán chế độ phong kiến trì trệ bảo thủ, thể hiện tư tưởng đổi mới có tính chất tự phát.

Bài thơ Sa hành đoản ca chính là minh chứng rõ ràng nhất cho hai nội dung kể trên, được sáng tác vào một trong những lần Cao Bá Quát vượt qua các tỉnh miền Trung cát trắng vào Huế để thi Hội. Bài thơ được viết theo thể hành, thể thơ tự do, không gò bó vần điệu, hình thức số câu số chữ.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bãi cát dài được tập trung tái hiện trong câu thơ mở đầu:

“Bãi cát dài lại bãi cát dài”

Tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật, bao gồm biện pháp lặp từ “bãi cát” kết hợp với tính từ “dài” tạo ấn tượng về sự mênh mông, bao la, vô tận của bãi cát , từ “lại” khơi gợi cảm giác về sự liên tiếp, lặp lại. Điều đó gợi cho người đọc hình ảnh một bãi cát tựa hoang mạc khô cằn xa tít tắp, không có điểm dừng. Bãi cát dài ấy cũng là con đường cùng, thể hiện qua hai câu ở gần cuối bài thơ:

“Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng
Phía nam núi Nam sóng muôn đợt”

Có thể thấy bãi cát rộng lớn như hoang mạc ấy lại bị bao quanh bởi “núi muôn trùng” và “sóng muôn đợt”, cuối cùng nơi đây trở thành điểm cùng không lối thoát cho người đi trên ấy. Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng này vừa mang ý nghĩa tả thực về con đường mà tác giả đi qua để vào kinh đô Huế thi Hội, vừa mang tính biểu tượng cho con đường đời nhọc nhằn, là con đường công danh toàn bế tắc, cũng là con đường tiến thân không lối thoát của các trí thức đương thời trong đó có tác giả.

Ngoài hình ảnh bãi cát thì bài thơ chủ yếu tập trung vào hình ảnh của người đi đường và tâm trạng phẫn uất của Cao Bá Quát. Điều ấy thể hiện rất rõ trong những câu thơ đầu như sau:

“Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!”

Hành trình đi trên bãi cát quả thực rất vất vả, bước đến đâu cát lún chân đến đó, nặng nề, khó nhọc, dù bước về phía trước nhưng lại cứ tưởng như đang đi lùi. Hơn thế nữa khi mặt trời xuống núi vạn vật đều đã nghỉ ngơi, chỉ có người đi trên bãi cát vẫn phải tiếp tục tiến bước mà không được dừng, bởi con đường này vất vả gian nan quá, họ phải tận dụng tối đa thời gian để nhanh chóng thoát ra khỏi khung cảnh như không lối thoát khiến người ta chán nản này.

Chính vì sự mệt mỏi trong cái hành trình vất vả ấy, nên người khách lữ hành đã bộc lộ tâm trạng của mình, trước hết là ở hình ảnh “nước mắt lã chã rơi”, thể hiện sự cay đắng, tủi cực đến vô cùng của người khách bộ hành trên con đường quá gian nan vừa xa xôi vừa mịt mờ của mình. Cụm từ “bao giờ ta hết ta oán”, là một câu hỏi nhấn mạnh sự giận dữ, sự chán nản, sự ngao ngán khi cứ phải hành xác trên cái con đường dài tít tắp, và dường như chẳng bao giờ kết thúc ấy.

Trong những câu thơ tiếp, tác giả tiếp tục thể hiện cái nhận thức của mình về việc theo đuổi công danh:

“Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?”

Cao Bá Quát nhận ra rằng, công danh cũng chính là danh lợi và người theo đuổi công danh chính là “phường danh lợi”, thái độ của tác giả ở đây là sự mỉa mai coi thường. Hơn thế nữa công danh còn là một thứ rượu, với men say đầy cám dỗ, cho nên tác giả gọi người theo đuổi công danh được nhận thức là người say bị hơi men dẫn dắt, không tỉnh táo, không ý thức được việc mình làm, thể hiện thái độ phê phán với người theo đuổi công danh.

Cao Bá Quát đã tỏ thái độ phê phán, coi thường con đường theo đuổi công danh vô nghĩa, đồng thời cũng phê phán chính bản thân mình là một trong những con người mê muội ấy.

Sau tất cả những nhận thức trên, Cao Bá Quát đi đến kết luận riêng cho bản thân:

“Bãi cát, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng lam chi trên bãi cát?”

“Tính sao đây?” là câu hỏi tác giả tự thức tỉnh bản thân mình, để đưa ra một lựa chọn dứt khoát, thì đến câu hỏi cuối bài lại chính là câu trả lời của chính tác giả “Anh còn đứng là chi trên bãi cát?”, chốn công danh nhiều thị phi, mờ mịt, là chốn cùng đường của kẻ sĩ, liệu còn đáng để theo đuổi, tác giả đã tự thôi thúc bản thân phải rời khỏi chốn đó, thoát ra cái cục diện bế tắc, gian nan tựa bãi cát vô tận kia.

Bài thơ Sa hành đoản ca thể hiện sự ghét bỏ đối với con đường danh lợi mịt mờ, đầy bế tắc của xã hội đương thời, đồng thời bày tỏ niềm ao ước được thay đổi cuộc sống, bước ra khỏi cái vòng luẩn quẩn chán chường ấy. Thể ca hành tự do đã thể hiện xuất sắc tâm tính phóng khoáng, cá tính, thích tự do của Cao Bá Quát trên nhận thức về con đường công danh đầy khó nhọc, vất vả của mình và của những kẻ sĩ đương thời.

Khám phá thêm 💕 Cảm Nhận Về Bài Thơ Cảnh Khuya 💕 15 Bài Văn Hay Nhất

Viết một bình luận