Phân Tích Gió Lạnh Đầu Mùa ❤️ 13+ Bài Văn Cảm Nhận Hay ✅ Tổng Hợp Các Bài Văn Phân Tích Gió Lạnh Đầu Mùa Đặc Sắc Nhất.
Dàn Ý Phân Tích Gió Lạnh Đầu Mùa Của Thạch Lam
Mẫu dàn ý bài văn phân tích “Gió lạnh đầu mùa” chi tiết mà SCR.VN chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian khi làm bài!
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.
II. Thân bài
1. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn những ngày gió đầu mùa
– Khung cảnh mùa đông:
- Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
- Ngoài sân, đất khô trắng, cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo.
- Trời u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và sắt lại vì rét.
– Cảnh sinh hoạt của mọi người trong gia đình
- Sơn tung chăn tỉnh dậy, không bước xuống giường ngay mà còn ngồi thu tay trong bọc chăn.
- Mẹ và chị Sơn đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước uống.
- Mẹ Sơn bảo chị Lan lấy thúng áo ra cho em.
- Chị Lan khệ nệ ôm cái thúng áo lên đặt lên đầu phản.
- Mẹ Sơn cầm chiếc áo bông cũ, nhắc đến em Duyên làm Sơn thấy cảm động.
2. Cảnh hai chị em Sơn chơi đùa ở chợ và đem áo cho Hiên
- Hoàn cảnh của những đứa trẻ ở chợ: chúng ăn mặc không khác gì ngày thường, những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ; môi thâm tím lại, da thịt thâm đi; mỗi cơn gió đến là lại run lên…
- Thái độ của chị em Sơn: vẫn thân mật chơi đùa cùng, không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
- Cuộc trò chuyện với Hiên:
- Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi: “Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi”.
- Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần thì trông thấy con bé co ro đứng bên cột quá, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.
- Chị Lan cũng đến hỏi: “Sao áo mày rách thế, Hiên? Áo lành đâu không mặc?”
- Khi biết Hiên chỉ có mỗi một chiếc áo để mặc, Sơn nói với chị rằng sẽ đem chiếc áo bông cũ cho Hiên. Chị Lan đồng ý, chạy về nhà đem áo đến.
3. Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo
- Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện hai chị em cho Hiên áo bông cũ.
- Sợ mẹ mắng, Sơn vội chạy đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo, nhưng không thấy Hiên.
- Khi về đến nhà, hai chị em ngạc nhiên khi thấy mẹ Hiên đang ở trong nhà, và mang áo sang trả.
- Mẹ Sơn đã hỏi thăm, cho mẹ Hiên mượn 5 hào để may áo cho con.
- Mẹ Sơn không trách mắng mà âu yếm ôm vào lòng.
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đọc ngay bài 🌸 Tóm Tắt Gió Lạnh Đầu Mùa 🌸 để hiểu câu chuyện!
13+ Mẫu Phân Tích Gió Lạnh Đầu Mùa Hay Nhất
Bài viết này được SCR.VN sưu tập và biên soạn những bài văn phân tích “Gió lạnh đầu mùa” hay nhất ở bên dưới, cùng xem nhé!
Cảm Nhận Về Văn Bản Gió Lạnh Đầu Mùa Đặc Sắc
Một trong những bài văn cảm nhận “Gió lạnh đầu mùa” đặc sắc nhất, mời bạn cùng xem:
Trẻ em là những mảnh hồn trong trẻo, là sự khởi đầu của những cuộc đời. Đi vào những trang văn: “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam trẻ em đều rất đáng yêu, đáng quý, đáng thương. Đên với truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, người đọc có cảm giác ấm áp khi được chứng kiến sự thơm thảo của những tấm lòng trẻ thơ nhân hậu.
Mùa đông đến, đem theo những cơn gió lạnh là nỗi lo sợ của những đứa trẻ nhà nghèo. “Chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc rách vá nhiều chỗ”. Và thế là mùa đông lạnh lẽo đã hành hạ chúng: “Hôm nay, môi chúng tím lạ và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi, mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Cuộc đời đã không mỉm cười với những đứa trẻ nhà nghèo.
Trong đám trẻ nhà nghèo, hình ảnh bé Hiên được mô tả tỉ mỉ nhất. Hiên đứng co ro bên cột quán: “chỉ mặc áo có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay”. Manh áo rách kia không đủ che ấm cho em trong thời tiết mùa đông khắc nghiệt. May mà cuộc sống còn có tình thương. Tình thương của chị em Sơn đem đến cho Hiên.
Khi thấy Hiên đứng co ro chịu rét, áo rách tả tơi, Sơn đã động lòng thương. Sơn bàn với chị Lan lấy chiếc áo bông cũ của đứa em đã mất cho Hiên. Khi chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo, “Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”. Thì ra cái bản chất tự nhiên của con người là nhân hậu, là hướng thiện.
Cái hăm hở của bé Lan mới đáng quý làm sao. Đó không chỉ là biểu hiện ngây thơ của tuổi trẻ mà còn là hành động của một tấm lòng ấm áp tình yêu thương. Giữa bao nhiêu giá rét của mùa đông vẫn còn sự ấm áp của những tấm lòng nhân hậu. Bằng việc làm của mình, bằng sự gần gũi thân thiết, Sơn và Lan đã vượt qua bức tường ngăn cách của hai tầng lớp giàu nghèo đến với đám trẻ nhà nghèo, trong vòng tay bè bạn.
Khi cho Hiên áo; hai chị em Lan và Sơn đâu biết rằng đã cho đi một kỉ vật thiêng liêng của gia đình. Cho nên khi nghĩ lại, chị em Sơn đâm lo lắng, rồi nảy ra ý định đòi lại áo. Đó cũng là một biểu hiện hồn nhiên rất đáng yêu của chị em Sơn. Dù sao sự thông cảm và tình thương yêu hồn nhiên của chị em Sơn cũng đã làm dịu một phần những ngày đông giá lạnh, đem lại một chút ấm áp cho lòng người.
Hôm nay, đọc lại những trang tác phẩm đó của nhà văn, chúng ta càng hiểu thêm những gì tốt đẹp mà xã hội mới đã đem lại cho tuổi thơ chúng ta, chúng ta thấy mình càng phải sống sao cho có ý nghĩa hơn, có ích cho đời hơn.
Quà VIP 👉 Thẻ Cào 50k Miễn Phí
Bình Giảng Gió Lạnh Đầu Mùa Ngắn
Bài văn phân tích, bình giảng “Gió lạnh đầu mùa” dưới đây được đánh giá hay và ngắn gọn, mời bạn xem ngay
Thạch Lam là một cây viết xuất sắc thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Truyện ngắn của ông không đi vào những chi tiết xung đột, mâu thuẫn mà để lại ấn tượng trong lòng người đọc với lối kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình xung quanh cuộc đời của những con người bần hàn, tội nghiệp.
Những tác phẩm của Thạch Lam đều được người đọc yêu mến bởi lối viết gần gũi, giản dị. Thạch Lam ra đi khi tuổi đời còn khá trẻ nhưng những di sản ông để lại đã trở thành tài sản vô giá cho nền văn học nước nhà.
Thạch Lam quan điểm “Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.” Ông đã đem suy nghĩ ấy vào “Gió lạnh đầu mùa”, tập truyện ngắn kể lại cuộc đời nghèo khổ mà thanh cao, trong sạch của người nông dân những năm 1945.
Đọc truyện, ta không cầm được lòng mình khi nghe về những mảnh đời nghèo khổ, bế tắc. Gió lạnh đầu mùa, ấy là thân phận con người bị cơn gió lạnh thổi đến quay quắt, tiêu điều. Những người nghèo đến mùa rét phải giải ổ rơm đầy nhà, mẹ cùng con nằm ngủ trên đó như chó mẹ chó con lúc nhúc. Đó là những em bé tội nghiệp, mùa rét đến chẳng có lấy một manh áo, chỉ biết nhìn chiếc áo bông của người khác mà thèm thuồng.
Hay là những mái nhà lá chỉ chực đổ xuống khi có cơn gió lung lay, là giấc ngủ không tròn vì nửa đêm phải dậy tìm chậu thau đi hứng chỗ dột. Cay đắng nhất, là người mẹ nghèo khổ đi xin ăn bị người ta thả chó ra cắn đến chết, là người chồng vũ phu chỉ biết hành hạ vợ cho vui, là những lời cay nghiệt hành hạ người ta cho đến lúc chết,… Gió lạnh đầu mùa, cơn gió lạnh làm đôi môi tím tái, bàn tay buốt giá, thắt lạnh con tim.
Nhà văn kể nhưng không chỉ dừng lại ở việc kể. Thạch Lam kể về số phận của những con người nghèo đói nhưng không quên thắp lên ngọn lửa ấm áp của tình người yêu thương. Trong cảnh cơ cực và bần hàn không tả xiết ấy, vẫn có những đứa trẻ tốt bụng biết nhường bạn manh áo ấm.
Đâu đó, len lỏi trong những ánh mắt vô tâm vô hồn, vẫn có nỗi day dứt của người đàn ông đã vô cớ nóng giận với bác phu xe nghèo khổ. Cái giết chết con người không phải nghèo đói, mà là nỗi ân hận day dứt theo người ta tới cuối cuộc đời.
Truyện làm ta buồn vì những đứa con vô tâm nhưng cũng sưởi ấm lòng ta khi nhắc đến những người thân nơi làng quê luôn trông mong, yêu thương chân thành những đứa con nơi phố thị ấy. Giữa cảnh nổi trôi của cuộc đời vô định, chỉ một chút tình thương cũng làm ta thấy thật ấm lòng.
Thạch Lam nhìn thấu những biến chuyển thật tinh tế trong suy tư mỗi con người. Người đọc rất dễ bắt gặp mình trong từng nhân vật của câu chuyện. Đó là người cha thấy một mối cảm động êm đềm và phiền phức khi vợ sinh đứa con gái đầu lòng, thứ tình cảm khẽ như cánh bướm non nảy nở trong lòng người đàn ông.
Hay một người đàn ông khác đã giật mình khi nhận thấy sự thay đổi của bản thân, từ khi nào tôi đã trở thành mẫu hình mà những ngày người huyết với đời chưa bao giờ mình nghĩ tới… Những góc khuất trong tâm hồn mỗi con người được thể hiện thật nhẫn nại, thật tinh tế, đôi khi bâng khuâng vì một nỗi day dứt khó nguôi.
Luôn trung thành với triết lý “văn học là thứ khí giới thanh cao”, Thạch Lam không hề bi thảm hóa hoàn ảnh của những nhân vật trong truyện nhưng cũng không lí tưởng hóa những nỗi khổ của con người bé nhỏ. Đọc Gió lạnh đầu mùa, cảm xúc của người đọc trải qua nhiều cung bậc buồn, vui, cảm động đến giận dữ. Một chút buồn, một chút chua xót, một chút đắng cay, song trên tất cả vẫn là sự cảm thông, tình thương và tình người.
Mọi nhân vật trong truyện của Thạch Lam đều là những con người bình thường, họ có điểm tốt song cũng có những hẹp hòi, hèn nhát và toan tính. Sau cùng, ta vẫn cảm nhận được phần người, phần thiện trong họ.
Thạch Lam đặt nhân vật của mình vào ranh giới giữa cái thiện và ác để tự con người thức tỉnh chính mình bằng lương tri, phẩm giá, tự tìm cho mình một chỗ đứng tốt đẹp trong xã hội biến động. Đó là cái hay của văn Thạch Lam, luôn nhìn đời ở góc độ đời thường mộc mạc “nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối”.
Chính ngôn ngữ trong truyện đã đưa cái tên Gió lạnh đầu mùa trở thành tác phẩm xuất sắc trong nền văn học Việt Nam. Ngôn ngữ của Thạch Lam lúc nào cũng vậy, luôn phát huy tối đa sự phong phú của tiếng Việt. Nói văn Thạch Lam là một bước chuyển mình trong nền văn học nước nhà bởi cách ông sử dụng từ ngữ rất gần gũi, bình dị, khác hẳn tính tượng trưng ước lệ của văn học cổ đại trong giai đoạn trước.
Tác gia Nguyễn Tuân – bậc thầy trong việc sử dụng ngôn từ đã dành cho Thạch Lam một lời ngợi ca thế này “Thạch Lam đã làm cho tiếng Việt gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại và tươi tắn hơn. Thạch Lam có đem sinh sắc vào tiếng ta. Và theo tôi nghĩ, đứng bên cái tiêu chuẩn thái độ tư tưởng nó là tiêu chuẩn chung cho các thể, các ngành văn nghệ thì đây là cái chuẩn trong những tiêu chuẩn quan trọng nếu không là duy nhất”.
Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam hợp nhất khi đọc vào những ngày cuối thu đầu đông, khi những cơn gió của mùa đông bắt đầu thổi trên từng nếp nhà, cũng là lúc lòng người tự dưng se sắt cảm giác khao khát yêu thương vô cùng bình dị. Đọc truyện để cảm nhận đời và thêm yêu những con người của Thạch Lam.
Những hình 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Gió Lạnh Đầu Mùa 🌸 sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng hơn!
Bình Giảng Gió Lạnh Đầu Mùa Hay
Học cách làm bài văn bình giảng, phân tích “Gió lạnh đầu mùa” hay nhất cùng mẫu dưới đây!
Thạch Lam tên thật Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc của dòng văn học Việt Nam 1930 -1945. Trong suốt cuộc đời cầm bút ngắn ngủi của mình, nhà văn đã lặng lẽ cống hiến cho văn học những tác phẩm đặc sắc như Gió lạnh đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Theo dòng (1941), Sợi tóc (1942), Hà Nội ba mươi sáu phố phường.
Hiện hữu trong trang viết của ông là những kiếp đời bất hạnh tận đáy xã hội với niềm cảm thông sâu sắc qua những tác phẩm bàng bạc chất thơ, là sự kết hợp hài hoà dòng cảm xúc lãng mạn và hiện thực đã vẽ nên một bức tranh sinh động về những số phận hèn mọn trong cõi nhân sinh mà chan chứa nghĩa tình.
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa cứ nhè nhẹ mà thấm sâu vào hồn người, nhen lên ngọn lửa yêu thương để tìm chút hơi ấm trong những ngày rét mướt. Tình huống truyện là sự đổi mùa đột ngột từ cuối thu sang đầu đông.
Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc mang theo hơi lạnh tràn về. Trong một xóm chợ đìu hiu, những đứa trẻ con nhà nghèo vẫn phong phanh manh áo rách mà hồn nhiên nói chuyện về chiếc áo ấm. Nhà văn đã vẽ lên vẻ đẹp trong sáng, ngây thơ của những đứa trẻ không phân biệt sang hèn, đẳng cấp, chúng đến với nhau bằng tất cả trái tim tình người.
Dưới nét bút của Thạch Lam, thiên nhiên bên ngoài là cái cớ để khơi gợi thế giới nội tâm lung linh sâu lắng, thế giới của những cảm xúc vô bờ mà cứ nhè nhẹ thắm tình người. Trong tác phẩm Gió lạnh đầu mùa nhà văn đã miêu tả tinh tế và chính xác sự chuyển đổi mùa từ cuối thu sang đầu đông bằng những từ ngữ cô đọng, vừa tượng thanh, vừa tượng hình vừa khơi gợi cảm xúc. Cái lạnh đó là cái cớ để mọi người trong nhà thu mình vào thế giới nội tâm se thắt.
Cái lạnh đó là lý do để chị Lan khệ nệ ôm cái thúng quần áo cũ để hơi mốc của vải gấp lâu ngày như hơi thở của quá khứ phả vào hiện tại, chiếm lĩnh lấy tiềm thức con người một nỗi buồn mơ hồ xa xăm đang dần dần hiện về mang theo hình dáng của Duyên, đứa em gái đã mất, làm người vú già ngậm ngùi “lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ” trên cái áo bông đã cũ của Duyên; Sơn cảm động và thương em quá, còn mẹ Sơn chỉ yên lặng rơm rớm nước mắt.
Chính những “cơn gió vi vu làm bốc lên những làn bụi nhỏ thổi lăn những chiếc lá lao xao” đã thổi qua miền quá khứ, đưa người đọc về lại hiện thực xã hội, cái hiện thực của xóm chợ nông thôn nghèo với biết bao cảnh đời cơ cực của những con người chân lấm tay bùn mà cái nghèo từ tiền kiếp chưa tan.
Nhà văn khắc họa cuộc sống ấy qua hình ảnh xiêu vẹo của mấy cái quán “chơ vơ lộng gió”, bẩn thỉu với những đứa trẻ con nhà nghèo như thằng Cúc, thằng Xuân, con Tý, con Túc… Đám trẻ ấy đã giương mắt kinh ngạc trước áo ấm của Sơn. Đối với chúng cái áo ấm là điều xa lạ không tưởng. Thạch Lam đã phơi trần hiện thực nghèo đói của đất nước trong những năm trước Cách mạng tháng Tám như Chế Lan Viên cũng đã từng viết:
“Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ
Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi”.
Giữa cái lạnh làm cho da thịt chúng tím lại và thâm đi qua những chỗ rách, “mỗi cơn gió đến chúng lại run lên, hai hàm răng đập mạnh vào nhau” thế mà cậu bé xóm nghèo lại tưởng tượng mặc chiếc áo vào chắc “nóng” lắm. Đó là nỗi khao khát thèm muốn được mặc chiếc áo ấm chừng như còn sung sướng nào bằng, như một người bộ hành giữa sa mạc mênh mông nắng cháy thèm được ngả lưng vào bóng mát hàng cây, uống ngụm nước ngọt lịm.
Thậm chí có đứa còn kể ngày trước thầy chúng cũng có một cái áo ấm nhưng sau đó bán cho ông cụ Lý một cách hồn nhiên vô tư làm cho người đọc không khỏi rưng rức xót xa. Bút pháp hiện thực thật tinh tế ấy đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc từ trong tận cùng sâu thẳm của trái tim quảng đại. Nói như Mộng Liên Đường trong lời tựa cho Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du có viết: “Nếu không có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”. Vâng, đó là tư tưởng nhân đạo là tình người bao la.
Cảm thông sâu sắc nỗi cơ cực của người dân, Thạch Lam đã xây dựng một thế giới con người xích lại gần nhau hơn, truyền cho nhau hơi ấm để xua đi gió lạnh đầu mùa. Những con người trong tác phẩm ấm áp nhân bản. Sơn và chị Lan đã động lòng thương cái Hiên đứng co ro bên cột quán với áo rách tả tơi. Chính Sơn đã xúc động như ban sáng “nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà”.
Tình thương chân thành ngây thơ trong sáng ấy đã khiến Sơn nảy ra ý nghĩ và bàn với chị Lan về nhà lấy áo bông cũ của Duyên đem cho Hiên. Trong niềm vui khi mình vừa làm được việc thiện, “Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”. Đó là ngọn lửa của lòng nhân ái trong sáng, là tình cảm “thương người như thể thương thân”. Thật khéo léo, nhà văn khắc họa tâm trạng phơi phới niềm vui cứ lan toả thấm sâu dần, nó xua đi nỗi lạnh lẽo của gió lạnh đầu mùa không biết tự lúc nào không hay.
Thế giới nhân vật của Thạch Lam là những con người trong sáng hiền hòa, vô tư không vụ lợi, như Sơn khi trao áo cho Hiên, Sơn nào nghĩ đó là kỷ vật mà mẹ Sơn rất trân trọng nâng niu. Trong hồn nhiên tuổi thơ, Sơn nào có nghĩ gì ngoài việc giúp cho Hiên vượt qua cái rét, chỉ đến khi về nhà nghe người vú già nói, chị em Sơn đâm ra lo sợ. Thế là cả hai bỏ cơm đi tìm Hiên để đòi áo. Thật là tính cách trẻ con, vui đó, buồn đó, cho đó và đòi lại ngay sau đó.
Những nhân vật của nhà văn có thế giới nội tâm rất đơn giản trong cuộc sống dung dị, nghĩ sao nói vậy, nghe vú già bảo đi đòi áo là vội vã đi ngay; rồi khi không tìm được Hiên, cả hai đã trách lẫn nhau. Đến xế chiều, hai chị em lẻn về nhà trong hoang mang lo sợ thì chính truyện đã mở ra một không gian ấm áp thân thương. Tình huống truyện thật bất ngờ thú vị, mẹ Hiên mang áo trả lại cho mẹ Sơn.
Những con người trong Gió lạnh đầu mùa là những con người từ tâm, giàu tình cảm yêu thương. Sự phân biệt giàu nghèo chừng như không có chỗ tồn tại trong không gian truyện. Những đứa trẻ xóm nghèo vẫn cứ gần gũi nhau. Mẹ Hiên dù rất thương con cũng không lợi dụng lòng tốt ngây thơ dại dột của Sơn đã vội vàng đem áo bông trả lại.
Mẹ Sơn chỉ mắng yêu hai con: “Kìa, cô cậu đã về kia. Thế áo bông của tôi đâu mà dám tự tiện đem cho đấy ?”. Rồi cũng chính mẹ Sơn đã cho mẹ Hiên vay năm hào để mua áo cho Hiên trong niềm san sẻ cảm thông. Một nghĩa cử đẹp hợp đạo lý của dân tộc Việt Nam. Truyện kết thúc trong vòng tay ấm áp của người mẹ nhân từ, cảm thông và tấm lòng nhân hậu của hai đứa con.
Câu chuyện mở đầu bằng cái lạnh rét mướt và kết thúc trong hơi ấm tình người. Dẫu biết rằng với năm hào đó cũng không thể giúp mẹ con Hiên vượt qua cái nghèo, cái lạnh mùa đông, song nó vẫn ánh lên nghĩa tình “Miếng khi đói bằng gói khi no”. Đó là triết lý mà Thạch Lam muốn xây dựng.
Bài văn 🌸 Phân Tích Nhân Vật Sơn Trong Gió Lạnh Đầu Mùa 🌸 ngắn gọn!
Phân Tích Gió Lạnh Đầu Mùa Của Tác Giả Thạch Lam Sưu Tập
Đừng bỏ qua bài văn phân tích “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam hay nhất sau đây nhé!
Thạch Lam là một cây bút nổi tiếng của văn học Việt Nam trước năm 1945. Ông là nhà văn thành công với thể loại truyện ngắn với phong cách viết văn bình dị, giàu cảm xúc và đậm chất thơ. Các tác phẩm của ông ẩn chứa niềm tin yêu, trân trọng đối với thiên nhiên và con người.
Truyện “Gió lạnh đầu mùa” mãi mãi để lại trong lòng người sự ấm áp của tình người và tình đời. Với cốt truyện đơn giản nói về chuyện cho áo, trả áo rét giữa ba đứa trẻ và hai người mẹ nơi phố huyện nghèo, cách chúng ta ngày nay trên 60 năm trời, truyện ca ngợi tình yêu thương chia sẻ ấm áp, trong trẻo của con người với con người, đặc biệt tình yêu thương vô tư của trẻ thơ. Trong đó tiêu biểu là nhân vật Sơn.
Cách kể chuyện nhẹ nhàng, tinh tế, theo dòng cảm xúc của nhân vật Sơn, nhà văn đưa người đọc vào thế giới cảm xúc trong trẻo của tuổi thơ.
Truyện mở đầu bằng cảnh gió lạnh, đó là một buổi sáng mùa đông. Trời đang ấm, chỉ qua một đêm mưa rào, bỗng gió rét thổi về. Ai cũng tưởng như đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn “tung chăn tỉnh dậy”, em nhìn ra ngoài sân, nghe “gió vi vu…”, âm thanh xào xạc của những chiếc lá khô. Những khóm lan “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”… Sơn cảm nhận rất rõ cái lạnh đầu mùa, em được mẹ, chị Lan chăm sóc ân cần, mẹ nhắc chị Lan lấy áo cho em áo ấm.
Gia đình Sơn thuộc tầng lớp trung lưu, nên em được ăn mặc rất sạch đẹp, em mặc áo dạ đỏ lẫn áo vệ sinh, áo vải thâm bân ngoài. Sơn cảm nhận được sự biến đổi của thiên nhiên, cảnh vật khi bước vào mùa đông. Cậu bé còn cảm nhận được không khí ấm áp, tình yêu thương của mẹ, của vú già.
Khi vú nhắc đến chuyện chiếc áo bông, mẹ Sơn nhắc đến em Duyên, người em, đã mất nhớ em, Sơn cảm động và thương em quá. Sơn thấy mẹ rơm rớm nước mắt. Có thể nói, ngay đầu tác phẩm, người đọc đã cảm nhận được không khí ấm áp của gia đình Sơn, cảm nhận được Sơn là cậu bé ngoan ngoãn, sống giàu tình cảm, tinh tế biết quan sát và cảm nhận được tâm trạng cảm xúc của người thân.
Trái ngược với cuộc sống đầy đủ, sung túc của gia đình Sơn, những đứa trẻ xóm chợ rất đáng thương. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó ‘tím lại’’, chỗ áo quần rách ‘da thịt thâm đi’. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại ‘run lên’, ‘hai hàm răng đập vào nhau’. Khi thấy chị em Sơn, chúng rất “ vui mừng”, nhưng “vẫn đứng xa, không dám vồ vập”. Trong đám trẻ ấy có cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên “co ro đứng bên cột quán”, chỉ mặc có “manh áo rách tả tơi hở cả lưng và tay”.
Người đọc có thể thấy hoàn cảnh của những đứa trẻ rất khác biệt. Trong khi chị em Sơn sống trong gia đình sung túc, được mặc ấm, mặc đẹp thì bọn trẻ con nhà nghèo ăn mặc rách rưới, thiếu thốn đáng thương. Nhưng tình bạn trong sáng của những đứa trẻ khiến người đọc ấm lòng khi đọc tác phẩm. Sơn và chị đều là những đứa sống giàu tình thương, tốt bụng, trong sáng, đáng yêu, giàu lòng trắc ẩn.
Với các bạn, Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn (thể hiện qua các chi tiết quan sát hình ảnh của các bạn khi trời rét, chơi đùa..).
Với Hiên, chị Lan dơ tay vẫy một con bé từ nãy vẫn đứng dựa vào cột, chị Lan ân cần hỏi han “Sao không lại đây Hiên, lại đây chơi với tôi”, “sao áo Hiên rách thế, áo lành đâu sao không mặc”. Nghe cái Hiên “bịu xịu” nói với chị Lan là “hết áo rồi, chỉ còn cái áo này”, bấy giờ Sơn mới chợt nhớ ra “mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa”.
Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Sơn đã “động lòng thương” bạn và một “ý nghĩ tốt thoảng qua”… Sơn đã nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Chị Lan “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy ‘ấm áp vui vui’.
Chiếc áo bông cũ đối với cái Hiên lúc bấy giờ là vô giá. Em đang sống trong cảnh nghèo, đói rét. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho cái Hiên chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ “lá lành đùm lá rách”. Trong gió lạnh đầu mùa mà thế giới trẻ con lại ấm áp tình người cao quý. Ý nghĩ, hành động cho bạn áo ấm của Sơn và chị Lan là hành động thể hiện yêu thương vô tư, trong sáng của những đứa trẻ.
Vẻ đẹp tâm hồn của Sơn lại được thể hiện ở nét đẹp đáng yêu, sự ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng ở cuối truyện. Câu chuyện cho áo được đẩy lên cao trào khi vú già biết chuyện cho áo bạn. Đó là chiếc áo của em Duyên, người em đã mất của Sơn, chiếc áo là vật kỉ niệm vô giá mà mẹ Sơn giữ gìn. Hai chị em Sơn đổ lỗi cho nhau, bỏ ra khỏi nhà, đi đến chiều mới về.
Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ không làm giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn . Bởi vì đó là tâm lý và hành động bình thường của một đứa trẻ khi tự ý mang đồ dùng ở nhà đi cho người khác và sợ bị mẹ mắng. Hành động hồn nhiên, ngây thơ của Sơn và chị. Từ đó, tác giả ca ngợi vẻ đẹp trong sáng, đáng yêu của những đứa trẻ.
Câu chuyện khép lại bằng hình ảnh ấm lòng người qua cách cư xử của những người mẹ khi biết chuyện cho áo của bọn trẻ .Tấm lòng của những người mẹ khiến trang văn của Thạch Lam tàn đầy niềm tin yêu về tình người, tình đời. Mẹ Hiên không cho con lấy đồ của người khác, đó là đức tính “đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Hiên tuy nghèo nhưng giàu lòng tự trọng.
Còn mẹ Sơn, cách ứng xử bà với hai con thật đáng quý. Mẹ Sơn trách yêu hai con mình “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?”, với cử chỉ “âu yếm ôm con vào lòng” chứa đựng biết bao tình thơm thảo. Đặc biệt khép lại câu chuyện là hành động vay tiền để mua áo ấm cho con là những nét tươi sáng, ấm áp chứa đựng tình nghĩa, sự chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Ðó là một việc làm đầy tình nghĩa, ấm áp tình người.
Tóm lại, sức hấp dẫn của truyện “Gió lạnh đầu mùa” là ở cách kể chuyện nhẹ nhàng, tinh tế, theo dòng cảm xúc của nhân vật. Nhân vật được xây dựng qua nhiều phương diện như hành động, lời nói nhưng chủ yếu qua từng cảm xúc, tâm trạng về chuyển biến của thiên nhiên, cảnh vật, sự việc…Đặc biệt truyện ngắn đã kết hợp kể và miêu tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, có tình huống đặc sắc, có những chi tiết truyện giàu ý nghĩa.
Qua đó Thạch Lam đã ca ngợi tình yêu thương chia sẻ ấm áp, trong trẻo của con người với con người, đặc biệt tình yêu thương vô tư của trẻ thơ. Tác phẩm còn ẩn chứa niềm tin yêu, trân trọng của tác giả đối với con người.
Cùng với nhiều truyện ngắn đặc sắc như Dưới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Cô hàng xén… truyện Gió lạnh đầu mùa đã làm nên tên tuổi của Thạch Lam. Ông đã dành cho tuổi thơ những trang văn đậm đà, trong sáng. Và ta càng thấy rõ tình nhân đạo thấm đẫm làm nên chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam. Vì thế, truyện “Gió lạnh đầu mùa” mãi mãi để lại trong lòng người sự ấm áp của tình người và tình đời.
Quà nhận ngay 👉 Acc VIP Miễn Phí (Nhận Nick Game NGON Free MỚI NHẤT
Phân Tích Gió Lạnh Đầu Mùa Ngắn Nhất
Các bạn học sinh đừng bỏ qua bài văn phân tích “Gió lạnh đầu mùa” ngắn nhất sau đây nhé!
Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn khá nổi tiếng. Trong các tác phẩm của ông, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã gây được nhiều ấn tượng, mang đậm dấu ấn của nhà văn này.
Truyện xoay quanh nhân vật chính là Sơn và Lan. Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa – thời tiết chuyển sang mùa đông. Nhân vật Sơn ngủ dậy thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Những câu văn miêu tả đầy tinh tế, khéo léo.
Tiếp đến, tác giả đã khắc họa khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn lúc sáng sớm. Khi Sơn thức dậy thì mọi người trong nhà đều đã dậy từ lâu. Mẹ Sơn và chị Lan đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Thấy Sơn, mẹ Sơn liền bảo Lan bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”.
Còn người vú già “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Nghe vậy, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Cái áo bông chính là kỉ vật gợi lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng, tình anh em sâu đậm và tình thương của vú già nhân hậu.
Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Sơn rủ chị Lan ra chợ chơi cùng lũ trẻ em sống ở gần chợ. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hình ảnh những đứa trẻ nghèo hiện lên đầy chân thực mà xót xa. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”.
Đặc biệt nhất là hình ảnh của cô bé Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Thấy vậy, Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Hai chị em bàn nhau về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Chiếc áo chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương.
Phần cuối truyện trở nên hấp dẫn hơn khi Sơn và Lan về nhà nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo sợ nên sang tìm Hiên để đòi lại chiếc áo nhưng không thấy cô bé đâu. Đến khi về nhà đã thấy mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, cũng đã cho mẹ Hiên vay tiền để may áo cho con. Điều đó thể hiện được tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương thật đáng trân trọng và khâm phục. Có lẽ, Sơn và Lan có được tấm lòng nhân hậu đó từ người mẹ của mình.
Qua Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam đã ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người. Với giọng văn nhẹ nhàng, ngôn ngữ bình dị, nhưng truyện lại để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Phân Tích Gió Lạnh Đầu Mùa Cảnh Cho Áo Ý Nghĩa
Nếu bạn đang tìm kiếm bài văn phân tích cảnh cho áo trong “Gió lạnh đầu mùa” thì nên tham khảo mẫu mà chúng tôi gợi ý sau đây:
Thạch Lam là một trong những nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng văn học lãng mạn. Những tác phẩm của ông chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Một trong những tác phẩm tiêu biểu là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.
Thạch Lam đã mở đầu chuyện bằng khung cảnh buổi sáng mùa đông. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc. Nhân vật Sơn ngủ dậy thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”.
Thế rồi khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Cái áo bông chính là kỉ vật gợi lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng, tình anh em sâu đậm và tình thương của vú già nhân hậu.
Gia đình Sơn khá giả, chị em Sơn được mẹ chăm sóc, lo toan. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước.
Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Đặc biệt nhất là khi chị Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Chị Lan và Sơn đã bàn với nhau cho cái Hiên chiếc áo bông cũ.
Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho cái Hiên chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương. Hành động của chị em Sơn tuy nhỏ bé nhưng lại thật cao cả, đáng quý.
Nhưng truyện không dừng lại ở đó. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Còn với hai chị em Sơn, bà chẳng những không tức giận mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Điều đó cho thấy mẹ Sơn cũng là một người phụ nữ nhân hậu, giàu lòng vị tha và yêu thương.
“Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Truyện đã đem đến những bài học vô cùng quý giá cho mỗi người đọc.
Đọc thêm mẫu 🌸 Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ 🌸 của Thạch Lam!
Phân Tích Đánh Giá Tác Phẩm Gió Lạnh Đầu Mùa Ấn Tượng
Mẫu bài văn đánh giá, phân tích “Gió lạnh đầu mùa” ấn tượng đã được biên soạn ở dưới, xem ngay bạn nhé!
Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài trẻ em.
Truyện bắt đầu bằng khung cảnh của buổi sáng mùa đông được nhà văn khắc họa tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt.
Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và sơn cũng thấy lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị.
Mẹ Sơn đã bảo Lan – chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên – đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc.
Sau khi mặc xong áo ấm, chị em Sơn đi ra chợ chơi.Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Và đặc biệt là khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà.
Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho Hiên thể hiện tấm lòng nhân hậu của hai đứa trẻ.
Về đến nhà, hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện.
Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Đó chính là tấm lòng vị tha cũng như giàu lòng yêu thương của người mẹ.
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Tác phẩm đã giúp người đọc hiểu hơn về giá trị của tình yêu thương giữa con người. Đây quả là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Thạch Lam.
Phân Tích Đánh Giá Gió Lạnh Đầu Mùa Xuất Sắc
Đừng bỏ lỡ bài văn phân tích đánh giá tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa” xuất sắc dưới đây nhé
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” có cốt truyện đơn giản nói về chuyện cho áo, trả áo rét giữa ba đứa trẻ và hai người mẹ nơi phố huyện nghèo, cách chúng ta ngày nay trên 60 năm trời. Đúng như có ý kiến đã cho rằng: “Truyện tuy có nói đến gió lạnh nhưng lại ấm áp tình đời và tình người”.
Truyện mở đầu bằng cảnh gió lạnh, đó là một buổi sáng mùa đông. Cái rét mướt chợt đến chỉ sau một đêm mưa rào, trời nổi gió bấc. Sơn ngủ dậy thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… “đã mặc áo rét cả rồi”. Ngoài sân “Gió vi vu… thổi lăn những cái lá khô lạo xạo”. Rét lắm, trời “một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Lạnh lắm, Sơn “co ro” đứng dậy sau khi kéo chăn lên đắp cho em nhỏ.
Gió lạnh mà ấm áp tình đời. Cả nhà nhớ đến những mùa đông lạnh lẽo đã qua. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Vú già, người đã nuôi Duyên từ lúc mới đẻ “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Bé Duyên đã chết từ năm lên bốn tuổi.
Nghe mẹ nói, Sơn “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Nhìn thấy mẹ “yên lặng…”, Sơn xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Cái áo bông, một di vật của bé Duyên bạc mệnh để lại, gợi lên bao nỗi đau và tình thương: tình mẹ con, tình anh em, tình thương của vú già nhân hậu. Tình tiết nói về chiếc áo bé Duyên cho thấy ngòi bút Thạch Lam rất tinh tế, giàu xúc cảm, “tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời” (Nguyễn Tuân).
Gió càng lạnh, thế giới tuổi thơ càng ấm áp tình người. Chị em Sơn là con nhà trung lưu, được mẹ săn sóc, cho ăn mặc ấm áp. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với trẻ em ngày xưa phải nói là đẹp, con nhà nghèo chỉ mơ ước.
Trong lúc đó, trẻ con xóm chợ, thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại””, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên”, “hai hàm răng đập vào nhau”.
Thạch Lam rất nhân hậu khi ông nói về tình bạn tuổi thơ. Lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng” khi chị em Sơn đến chơi. Sơn và chị Lan “thản mật” chơi đùa với các bạn. Thằng Xuân đến “mó vào” chiếc áo của Sơn, “tặc lưỡi” khen, ngạc nhiên vì chưa thấy cái áo đẹp như thế bao giờ! Thằng Cúc “ngây ngô” giương mắt lên hỏi Sơn về nơi mua cái áo. Sơn ngây thơ, hồn nhiên “ưỡn ngực” nói với các bạn nhỏ là áo mua tận Hà Nội, “mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo nhiều tiền hơn nữa kia”.
Có hạnh phúc nào bằng khi “già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Cái ước mơ có manh áo mới, có áo ấm trong mùa đông đối với con nhà nghèo được Thạch Lam nghĩ đến, nói đến với tất cả tình thương và lòng trắc ẩn đáng quý.
Tinh tiết, cái Hiên con nhà mò cua bắt ốc đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay” được tác giả nhắc đến thật xúc động. Sơn “động lòng thương” chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Chị Lan và Sơn đã bàn với nhau cho cái Hiên chiếc áo bông cũ. Chị Lan “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.
Chiếc áo bông cũ đối với cái Hiên lúc bấy giờ là vô giá. Em đang sống trong cảnh nghèo, đói rét. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho cái Hiên chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ “lá lành đùm lá rách”. Trong gió lạnh đầu mùa mà thế giới trẻ con lại ấm áp tình người cao quý.
Phần cuối truyện mở ra một tình huống mới: trả áo và cho vay tiền mua áo. Mẹ cái Hiên đã đem cái áo bông đến trả cho bà mẹ của chị em Sơn và nói: “Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông, tới hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ…”.
Mẹ cái Hiên tuy nghèo đói mà sạch và thơm. Đối với mẹ của Sơn thì cái áo bông cũ là di vật thiêng liêng của đứa con gái bé bỏng tội nghiệp đã mất khi lên 4 tuổi. Cử chỉ mẹ của Sơn cho mẹ cái Hiên vay năm hào bạc để mua áo rét cho con là nghĩa cử “Thương người như thể thương thân“. Người mẹ hiền “âu yếm ôm con vào lòng” và bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?” làm cho câu chuyện thêm ý vị. Mẹ hiền dạy con bài học biết cách thương người.
Thạch Lam là một cây bút, một thành viên của Tự lực văn đoàn. Sau hơn nửa thế kỉ, văn chương của Tự lực văn đoàn, nói chung đã rơi dần vào quên lãng. Thế nhưng truyện ngắn Thạch Lam vẫn đem đến cho ta nhiều “nhã thú”, có lẽ vì tâm hồn ông giàu tình thương và quý trọng người nghèo, ông đã dành cho tuổi thơ những trang văn đậm đà, trong sáng.
Và ta càng thấy rõ tình nhân đạo thấm đẫm làm nên chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam. Vì thế, truyện “Gió lạnh đầu mùa” mãi mãi để lại trong lòng người sự ấm áp của tình người và tình đời. Đúng, “người nhân hậu là người đáng quý trọng, đáng yêu nhất”.
Tuyển tập văn mẫu 🌸 Nghị Luận Hai Đứa Trẻ 🌸 đặc sắc!
Phân Tích Gió Lạnh Đầu Mùa Nhân Vật Sơn Chi Tiết
Học cách phân tích nhân vật Sơn “Gió lạnh đầu mùa” thông qua mẫu sau đây!
Với sự thành công nổi bật về phong cách truyện ngắn, “Gió lạnh đầu mùa” là một trong những tác phẩm nổi bật nhất kể về những câu chuyện ngày thường cùng sự ấm áp của tình người vào những ngày gió mới.
Đúng như cái tên tác phẩm, khung cảnh mở đầu câu chuyện cũng chính là khung cảnh thiên nhiên vào ngày mùa đông chợt đến. Chỉ mới hôm qua trời vẫn còn nắng nóng mà sau trận mưa rào ban tối đã khiến mọi thứ trở nên gió rét hơn làm cho Sơn tỉnh dậy mà không bước xuống giường luôn như mọi khi chỉ vì rét.
Sơn tỉnh dậy cũng đã thấy mọi người mặc áo rét cả rồi. Mọi người vẫn như mọi khi, hoạt động bình thường và bàn luận về cái rét năm nay. Thấy Sơn dậy, mẹ liền bảo chị Lan mang thúng quần áo ra để cho cậu mặc. Trong lúc tìm áo mặc, mẹ Sơn đã cầm lên một chiếc áo, là áo của Duyên, em gái Sơn đã mất. Cầm chiếc áo trên tay, cả hai mẹ con đều không kìm được xúc động.
Sau khi mặc xong áo, tươm tất và ấm áp, Sơn liền rủ chị Lan đi ra chơi cùng mấy đứa trẻ hàng xóm. Chúng đều rất vui và thích chơi với chị em Sơn nhưng vì khoảng cách về hoàn cảnh khá lớn nên những cuộc vui không được thoải mái hoàn toàn mà vẫn còn sự rụt rè. Tuy nhiên, chị em Sơn đều không để ý, tuy nhà khá giả nhưng hai chị em không hề kênh kiệu và khó gần, họ đều rất hòa nhập với lũ trẻ.
Trời gió mùa đông tuy lạnh nhưng những đứa trẻ nhà nghèo vẫn phải mặc những bộ quấn áo ngắn, thậm chí là rách vá. Như cái Hiên – bé hàng xóm gần nhà. Nhà Hiên gần như nghèo nhất làng. Cái rét đến quá sơm và đột ngột mà nhà quá nghèo, không có tiền may vá áo, Hiên phải mặc bộ quần áo rách tả tơi, hở cả lưng. Vì quá thương Hiên, Sơn và chị Lan đã đưa ra quyết định táo bạo – lấy áo của Duyên cho Hiên mặc.
Cứ tưởng rằng mọi chuyện đã xong xuôi và vui vẻ nhưng khi về nhà, nghe tin vú bảo mách mẹ, hai chị em đều sợ hãi vì đó chính là kỉ vật duy nhất của bé Duyên. Chiếc áo đó mẹ rất nâng niu và giữ gìn nhưng chỉ vì suy nghĩ không thấu đáo mà hai chị em đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Cả hai cùng nhau đi tìm Hiên, tìm khắp mọi nơi để xin lại cái áo.
Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài đi tìm không thấy thì khi về nhà, hai chị em đã thấy mẹ Hiên sang trả lại cái áo. Việc trả lại cái áo chính là câu chuyện tiếp diễn cho tình người ấm áp giữa cái rét mùa đông. Tuy nhà nghèo nhưng mẹ con Hiên cũng có lòng tự trọng, thấy chiếc áo không phải của mình nên tự động mang sang trả. Cứ tưởng mẹ Sơn sẽ tức giận nhưng bà lại là người rất tốt bụng, khi biết hoàn cảnh của nhà Hiên nên đã cho mượn năm hào để may vá áo.
Cái kết chỉ là một sự việc hết sức bình thường nhưng nó lại là một việc rất ý nghĩa. Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” với câu từ đơn giản và cốt truyện về cảnh sinh hoạt cùng những câu chuyện tình người ấm áp ở làng quê Việt nam thưở ấy đã đem lại cho người đọc sự xúc động và thanh thản trong tâm hồn.
Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, nhân vật Sơn đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng.
Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên – một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Nhân vật Sơn tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng đã đem đến một bài học về tấm lòng nhân ái.
“Gió lạnh đầu mùa” không chỉ là câu chuyện nhẹ nhàng, ấm áp tình người, mang lại giá trị nhân văn sâu sắc mà nó còn là một tác phẩm đánh dấu tên tuổi của Thạch Lam. Mong rằng những câu chuyện thế này sẽ luôn hiện hữu trong đời thường, trở thành câu chuyện thường ngày mà ai cũng thấy.
Phân Tích Nhân Vật Lan Trong Gió Lạnh Đầu Mùa Ngắn Gọn
Nếu bạn đang gặp khó khăn khi phân tích nhân vật Lan “Gió lạnh đầu mùa” thì hãy dành thời gian tham khảo mẫu dưới đây:
Nhân vật Lan – chị gái của Sơn đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi khi đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Chị Lan được khắc họa trong truyện là một cô bé đảm đang, tháo vát. Hình ảnh Lan dậy từ sớm cùng mẹ ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống, giúp mẹ lấy thúng áo ra cho em mặc… đã khiến người đọc thấy được điều đó.
Nhưng cảm động hơn cả, Lan còn có một trái tim nhân hậu. Đối với em trai, chị luôn hết mực yêu thương. Chị Lan là người gắn bó với Sơn nhất trong gia đình. Với trẻ con trong xóm chợ, Lan luôn hòa đồng và thân thiết.
Chính chị Lan cũng là người phát hiện ra Hiên đang đứng ở xa mà không đến chơi cùng mọi người. Chị Lan đã gọi Hiên lại, hỏi thăm rất chân thành. Khi nghe em trai đề nghị đem chiếc áo bông cho Hiên, Lan cũng đồng ý và còn hăm hở chạy về nhà lấy.
Ở nhân vật chị Lan vừa có nét ngây thơ hồn nhiên của một đứa trẻ, vừa có nét đảm đang tháo vát của một cô gái mới lớn.
Phân Tích Nhân Vật Hiên Trong Gió Lạnh Đầu Mùa Ngắn Nhất
Dưới đây là mẫu bài văn phân tích nhân vật Hiên trong “Gió lạnh đầu mùa” ngắn nhất mà SCR.VN gợi ý cho bạn, xem ngay nhé!
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa gợi cho người đọc ấn tượng sâu sắc về cô bé Hiên. Hiên sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mẹ Hiên làm nghề mò cua bắt ốc kiếm ăn qua ngày nên không có tiền may áo ấm cho con. Cô bé chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Khi đọc đến đây, chắc hẳn bạn đọc sẽ cảm thấy xót xa cho bé Hiên.
Nhưng cô bé không cô đơn, mà nhận được tình yêu thương của chị em Sơn. Lan và Sơn đã quyết định đem chiếc áo của em Duyên cho Hiên. Chiếc áo mà Hiên nhận được gửi gắm tấm lòng nhân ái, thảo thơm. Hiên hiện lên là một cô bé đáng thương, nhưng em không bất hạnh. Vì Hiên luôn có tình yêu thương của người mẹ tảo tần, và cả tình yêu thương của chị em Sơn.
Phân Tích Gió Lạnh Đầu Mùa Lớp 10 Đơn Giản
Tuyển tập bài văn phân tích “Gió lạnh đầu mùa” đơn giản, dễ nhớ cho học sinh lớp 10 tham khảo, xem ngay bên dưới nhé!
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn – được nhà văn xây dựng đầy chân thực.
Truyện mở đầu với sự miêu tả tinh tế của nhà văn về sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống.
Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và Sơn cũng thấy lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị.
Mọi người trong gia đình đều đã được mặc áo ấm. Sơn cũng được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.
Nhưng không vì thế mà cậu trở nên kiêu ngạo hay xa cách. Sơn là một cậu bé rất giàu tình cảm. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên – đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi.
Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”.
Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm – Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà.
Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn, đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu ấy đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã hăm hở chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng chờ đợi, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Nhân vật cậu bé Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.
Như vậy, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Cả tác phẩm thấm thía tình yêu thương giữa con người.
Tham khảo 🌸 Liên Hệ Mở Rộng Bài Hai Đứa Trẻ 🌸 dành cho học sinh giỏi!
Cảm Nhận Gió Lạnh Đầu Mùa Lớp 10 Sưu Tập
Tham khảo bài văn phân tích “Gió lạnh đầu mùa” mà chúng tôi đã sưu tập dưới đây để biết cách làm dạng đề này nhé!
Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn – nhân vật chính của tác phẩm.
Truyện mở đầu với việc nhà văn miêu tả khung cảnh thời tiết vào mùa động. Trong hoàn cảnh đó, Sơn thức dậy và thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Sau đó, khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị.
Mẹ của Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, sau đó mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”.
Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Có thể thấy, nhân vật Sơn hiện lên là một cậu bé giàu tình cảm.
Sơn sống trong một gia đình khá giả. Cậu được mẹ quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước.
Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”.
Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Ở đây, nhân vật Sơn tiếp tục hiện lên là một cậu bé hòa đông, thân thiện.
Không chỉ vậy, Sơn còn giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà.
Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc.
Như vậy, có thể “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.
Mẫu 🌸 Liên Hệ Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt 🌸 nâng cao!