Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng: 15+ Bài Văn Ngắn Hay

Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng ❤️️ 15+ Bài Văn Ngắn Hay ✅ SCR.VN Gợi Ý Đến Bạn Đọc Trọn Bộ Mẫu Văn Đặc Sắc Nhất Dưới Đây.

Đặc Điểm Của Nhân Vật Thánh Gióng

Chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin chi tiết về đặc điểm của nhân vật Thánh Gióng sau đây.

1. Thánh Gióng ra đời kỳ lạ

     – Bà mẹ ra đồng, ướm chân mình lên một vết chân rất to, về nhà bà thụ thai

     – Mười hai tháng mang thai, sinh ra một đứa bé khôi ngô

     – Đến ba tuổi, đứa bé không biết nói, biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy

     → Sự ra đời kì lạ, khác thường của Thánh Gióng

2. Thánh Gióng đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ

     – Khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên – tiếng nói xin được đi đánh giặc

     – Gióng đòi một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt cùng lời hứa sẽ đánh tan quân xâm lược.

     → Câu nói của Thánh Gióng mang sức mạnh tiềm ẩn của lòng yêu nước. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với đất nước và ý chí, lòng quyết tâm đánh thắng giặc Ân.

     – Từ khi gặp sứ giả,Thánh Gióng lớn nhanh như thổi:

     + Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ

     + Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi

     + Cả làng góp gạo nuôi chú bé, ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước

     → Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc Ân xâm lược. Gióng sinh ra, lớn lên trong vòng tay của nhân dân, mang trên mình nguyện vọng của nhân dân.

3. Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời, là một người anh hùng yêu nước, dũng cảm

     – Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt

     – Gióng ra trận đánh giặc:

     + Mặc áo giáo, cầm roi, nhảy lên mình ngựa

     + Thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác

     + Khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

     + Kết quả: giặc chết như rạ, giẫm đạp lên nhau chạy trốn

     → Dũng mãnh, oai phong, lẫm liệt

     → Ngợi ca lòng yêu nước, sức mạnh chống ngoại xâm của nhân dân ta

     – Gióng bay về trời: một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, cả người lẫn ngựa bay lên trời

     → Thánh Gióng về với cõi bất tử. Qua đó, cho thấy thái độ ngợi ca, tôn trọng của nhân dân đối với những người anh hùng

Xem thêm mẫu 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Thánh Gióng 🌼ấn tượng

Cách Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng Lớp 7

Để phân tích nhân vật Thánh Gióng lớp 7 một cách đầy đủ ý nhất, bạn đọc cần nắm được bố cục cũng như nội dung chính của tác phẩm để bài làm thêm logic.

– Bố cục truyện Thánh Gióng bao gồm:

  • Phần 1 (từ đầu đến “cứ đặt đâu thì nằm đấy”): Sự ra đời của Thánh Gióng
  • Phần 2 (tiếp đó đến “giết giặc, cứu nước”): Gióng đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ
  • – Phần 3 (tiếp đó đến “cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”): Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời
  • – Phần 4 (còn lại): Nhân dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng

– Nội dung chính của truyện Thánh Gióng

  • Thánh Gióng là thiên anh hùng ca thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại.
  • Người anh hùng làng Phù Đổng – Thánh Gióng – là một biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu và chiến thắng, không màng đến danh lợi, đẹp như một giấc mơ hồng
  • Để thắng giặc ngoại xâm cần có tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, lớn mạnh vượt bậc, chiến đấu, hy sinh… Dựng nước và giữ nước là hai nhiệm vụ thường trực.

Tham khảo văn mẫu 🍀 Tóm Tắt Truyện Thánh Gióng 🍀 ngắn

Dàn Ý Phân Tích Truyện Thánh Gióng

Tiếp theo sau đây là mẫu dàn ý phân tích truyện Thánh Gióng, mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!

1. Mở bài: Giới thiệu chung về truyền thuyết Thánh Gióng – một trong những bản anh hùng ca mở đầu cho truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

2. Thân bài

-> Kể tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng

– Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng:

+ Giai đoạn đời vua Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng có hai vợ chồng già lương thiện nhưng chưa có con.

+ Sau một buổi đi làm đồng, ướm chân mình lên vết chân to, người vợ đột nhiên mang thai.

– Sự lớn lên kì diệu của cậu bé Gióng:

+ Cậu bé khôi ngô nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, biết đi.

+ Tiếng nói đầu tiên mà cậu bé cất lên là tiếng nói đòi giết giặc ngoại xâm. Cậu bé yêu cầu sứ giả nói với nhà vua nhu cầu về việc rèn áo giáp sắt, ngựa sắt và roi sắt.

+ Cậu bé lớn nhanh như thổi và nhân dân đều vui lòng góp gạo để nuôi cậu bé.

– Chàng trai làng Gióng xung trận:

+ Khi giặc ồ ạt kéo đến, cậu bé bỗng vươn vai trở thành một tráng sĩ và ra trận giết giặc.

+ Vì giặc quá đông nên roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật vào lũ giặc.

+ Giặc tan, tráng sĩ cởi bỏ áo giáp sắt và bay thẳng về trời.

-> Phân tích giá trị nội dung của truyền thuyết “Thánh Gióng”

– Truyền thuyết Thánh Gióng là bản anh hùng ca về người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

– Sự lớn mạnh nhanh như thổi và vươn vai trở thành tráng sĩ của Thánh Gióng cho thấy sự trưởng thành của ý thức dân tộc tinh thần chống giặc ngoại xâm của cả cộng đồng.

– Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh sự thật lịch sử của dân tộc ta thời bấy giờ: thành tựu chế tạo vũ khí và sử dụng đồ bằng sắt của nền văn minh nước ta thời bấy giờ, tinh thần kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ buổi xa xưa.

-> Phân tích giá trị nghệ thuật của truyền thuyết “Thánh Gióng”

– Sử dụng thành công yếu tố thần kì gắn với hành trang nhân vật.

– Ý nghĩa của yếu tố thần kì:

+ Mô-típ sự ra đời thần kì dự báo về chiến tích vẻ vang của nhân vật.

+ Tiếng nói đầu tiên cất lên cho thấy tinh thần chống giặc ngoại xâm mãnh liệt.

+ Sự hóa thân thể hiện rằng nhân dân đã bất tử hóa người anh hùng.

3. Kết bài: Khát quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết “Thánh Gióng”.

Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng

Xem thêm mẫu sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Thánh Gióng sau đây để dễ dàng hơn trong việc triển khai các ý văn.

Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng

Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng Trong Truyền Thuyết Thánh Gióng – Mẫu 1

Hãy cùng tham khảo ngay bài văn mẫu phân tích nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng sau đây nhé!

Thánh Gióng là một truyền thuyết nổi tiếng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Với nhân vật Thánh Gióng, nhân dân ta muốn gửi gắm niềm tin và khát vọng về một người anh hùng đánh giặc cứu nước.

Thánh Gióng được xây dựng với những đặc điểm của một nhân truyền thuyết. Trước hết, nhân vật này có những đặc điểm khác lạ về lai lịch. Truyền thuyết kể rằng vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con.

Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Sự ra đời của Gióng không giống với bất kì đứa trẻ nào, điều đó hứa hẹn những điều phi thường ở con người này. Không chỉ sự ra đời, mà Gióng còn có phẩm chất, tài năng khác thường.

Gióng lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười, ai đặt đâu nằm đấy. Chỉ khi đất nước gặp nguy, Gióng mới bộc lộ phẩm chất của một người anh hùng: cất tiếng nói đầu đòi đi đánh giặc, vươn vai trở thành tráng sĩ với sức mạnh phi thường, một mình đánh tan quân giặc.

Tiếp đến, Thánh Gióng được xây dựng gắn với những sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng. Lúc bấy giờ giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giúp nước. Vừa đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng giao của sứ giả thì liền bảo mẹ: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Tiếng nói đầu tiên của Gióng thể hiện trách nhiệm và tình yêu đối với đất nước.

Gióng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi: “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”. Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.

Khi giặc đến chân núi Trâu, cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Cuối cùng, Thánh Gióng được bất tử hóa. Đánh tan quân giặc, Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Để tưởng nhớ công ơn, vua Hùng đã phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà. Thánh Gióng đã trở thành một biểu tượng, được nhân dân ca tụng và lưu truyền về người anh hùng chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Giới thiệu mẫu văn 🔥 Nêu Cảm Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Thánh Gióng 🔥 hay nhất

Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng Hay Nhất – Mẫu 2

Gợi ý thêm đến bạn đọc mẫu phân tích nhân vật Thánh Gióng hay nhất dưới đây.

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời.

Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường : Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà trọn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc.

Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba. Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

Còn nằm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hóa thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước. Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới.

Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần trụ trời, Sơn Tinh … đều là những nhân vật khổng lồ.

Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy. Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khi vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.

Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường. Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử. Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không.

Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.

Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lồ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.

Gợi ý ☔ Kể Lại Truyện Thánh Gióng Bằng Lời Văn Của Em ☔ hấp dẫn

Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng Đặc Sắc – Mẫu 3

Khám phá thêm mẫu văn phân tích nhân vật Thánh Gióng đặc sắc nhất được SCR.VN biên soạn sau đây nhé!

Thánh Gióng là một truyền thuyết vào loại hay nhất về truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam. Truyện cho thấy yêu nước là tình cảm nảy nở rất sớm trong lòng nhân dân. Dân ta yêu nước nên ai cũng có trách nhiệm đánh giặc giữ nước. Thánh Gióng tiêu biểu cho tổ tiên ta trong sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh cậu bé làng Gióng đã để lại những ấn tượng thật đẹp đẽ.

Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai Gióng không như bao bà mẹ khác. Một lần đi rừng kiếm củi, thấy vết chân khổng lồ in trên mặt đất, bà ướm thử chân mình vào đó rồi có thai. Đây là cách dân gian, tưởng tượng ra để nhân vật của mình mang những nét phi thường.

Đáng kì lạ bởi Gióng đã lên ba tuổi mà chẳng biết nói, biết cười và cũng không đi được bước nào, đặt đâu nằm đấy. Điều ấy khiến bà mẹ buồn lòng nhưng không vì vậy mà tình thương con giảm bớt. Bà vẫn ân cần chăm sóc đứa con trai khác thường mà không hề phàn nàn, kêu ca một tiếng.

Gióng không phải là đứa trẻ yếu đuối tật nguyền. Cậu bé không nói là để bắt đầu nói thì nói điều quan trọng, nói lời yêu nước, cứu nước. Lời nói ấy không phải là lời nói bình thường. Còn nằm ngửa trên chõng tre mà Gióng đã đòi nhà vua cấp cho ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng chưa biết đi nhưng để đến lúc cần sẽ nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường giết giặc.

Sau khi gặp sứ giả, cậu bé Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã chật. Một bữa Gióng ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông. Đấy là cách nói của dân gian để tô đậm chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến.

Mẹ Gióng nuôi Gióng không nổi, cả làng góp gạo nuôi cậu bé với kỳ vọng cậu sẽ trở thành người anh hùng cứu nước. Dường như việc cứu nước vô cùng cấp bách đã thúc đẩy Gióng vụt lớn lên nhanh. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh giữ nước.

Khi sứ giả đem ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt và nón sắt tới, Gióng vùng dậy, vươn một cái, bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Gióng nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun ra lửa, phi thẳng vào đội hình quân giặc. Ngọn roi của Gióng đã quật giặc chết như rạ. Roi gãy, Gióng đã nhổ tre bên đường thay roi đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ thân yêu chốn quê nhà.

Giặc tan, Gióng phi ngựa sắt đến chân núi Sóc, trút bỏ áo giáp sắt rồi vái chào quê hương, sau đó cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất. Gióng không trở về quê cho mẹ già, cho bà con làng xóm mừng, không về triều đình để được vua ban thưởng bạc vàng, gấm vóc, chức tước cao sang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Gióng sinh ra im lặng. Nay nước cứu xong, Gióng trở về chỗ lặng im.

Gióng không màng công danh, phú quý. Anh hùng như thế mới thật là anh hùng! Yêu nước như vậy mới thật là yêu nước! Gióng kết tinh truyền thống đạo đức cao cả của dân tộc Việt.

Nhà vua phong cho Gióng chức Phù Đổng Thiên Vương, ý nói Gióng là người Trời. Còn nhân dân yêu mến và kính phục tôn Gióng làm Thánh Gióng. Hình ảnh Gióng bay lên trời thật đẹp đẽ và mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Theo em, Thánh Gióng không phải là một nhân vật có thật.

Đó là hình ảnh nhân dân ta dựng lên bằng trí tưởng tượng, tiêu biểu cho truyền thống giữ nước kiên cường của dân tộc. Thánh Gióng là sức mạnh chiến đấu của toàn dân.

Truyền thuyết Thánh Gióng cho đến nay ý nghĩa vẫn còn mới mẻ và hấp dẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu. Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, cả dân tộc Việt Nam đang vươn vai để trở thành Thánh Gióng của thời đại, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.

Chia sẻ đến bạn mẫu 🌈 Phân Tích Truyện Cây Khế 🌈 ngắn gọn

Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng Nâng Cao – Mẫu 4

Đừng bỏ lỡ bài văn mẫu phân tích nhân vật Thánh Gióng nâng cao sau đây để có thêm nhiều tài liệu ôn tập nhé!

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kì ảo.

Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé.

Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đặt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú.

Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước.

Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động.

Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người góp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.

Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời.

Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc.

“Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” – thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình.

Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng – trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước – tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào.

Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư, lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã.

Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo… của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.

Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em – một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.

Chia sẻ đến bạn 🌼 Phân Tích Truyện Cây Tre Trăm Đốt 🌼 ngắn gọn

Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng Chi Tiết – Mẫu 5

Đón đọc thêm bài văn mẫu phân tích nhân vật Thánh Gióng chi tiết được rất nhiều bạn đọc yêu thích sau đây.

Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết nằm trong kho tàng truyền thuyết của Việt Nam. Thánh Gióng cũng mang những giá trị vô cùng to lớn đối với dân tộc. Thể hiện tinh thần yêu nước qua hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng, truyền thuyết đã cho chúng ta biết được sức mạnh của lòng yêu nước, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cứu nước.

Gióng có sự ra đời khác biệt so với mọi người. Hình ảnh người mẹ của Gióng trong một lần đi làm đồng đã thấy một vết chai to và lạ bèn ướm thử. Vậy là bà mang thai Gióng. Một sự ra đời kỳ lạ báo hiệu cho một tương lai hơn người. Gióng là thần được phái xuống để trừ giặc Minh cho dân nên sự ra đời của Gióng có yếu tố kỳ lạ là điều thường tình.

Không chỉ ra đời khác biệt, Thánh Gióng còn có cả quá trình lớn lên cũng vô cùng khác biệt. Mang thai chín tháng mười ngày, mẹ sinh Gióng. Thế nhưng Gióng sinh ra làm cách nào đi chăng nữa cũng không biết nói dù đã 3 tuổi. thế rồi, vào một hôm nghe sứ giả đi ngang qua đọc lời chiêu mộ người tài giúp dân đánh giặc Gióng đã cất tiếng nói đầu tiên.

Tiếng nói đầu tiên của Gióng không giống như những đứa trẻ khác, không phải là tiếng ê a, tiếng gọi cha mẹ mà là tiếng nói nhờ mẹ gọi sứ giả vào để nói chuyện. Câu nói đầu tiên với sứ giả ấy là lời yêu cầu cứu nước, là tinh thần và niềm tin vào sự chiến thắng. Đợi ba năm để đến ngày hôm nay Gióng được cất lên tiếng nói cho tổ quốc. Giọng nói đĩnh đạc, đàng hoàng, mạnh mẽ cứng cỏi lạ thường.

Gióng nói với sứ giả báo với nhà vua chuẩn bị vũ khí, công cụ để mình ra trận đánh giặc. câu nói ấy cho thấy tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm luôn luôn hiện diện thường trực trong tâm tưởng mỗi con người từ khi bé thơ. Tinh thần yêu nước chiến đấu vì đất nước sẽ không cứ người già hay trẻ, chỉ cần có lòng yêu nước là sẽ có thể chiến đấu giành lại hòa bình cho dân tộc.

Sau khi gặp sứ giả, hẹn ngày ra trận đánh giặc, Gióng ăn rất khỏe. Ăn bao nhiêu cũng không đủ. Dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng lớn. Và đương nhiên Gióng lớn nhanh như thổi. Đến ngày nhà vua đem ngựa sắt và những thứ mà Gióng yêu cầu tới là lúc Gióng vươn vai chuẩn bị ra trận.

Cái vươn vai kỳ diệu ấy đã biến Gióng thành một con người khác. Cái vươn vai ấy làm cho Gióng lớn bổng gấp ngàn lần. Qua chi tiết đó ta có thể thấy được sức sống mãnh liệt của người anh hùng, hình ảnh đại diện cho nhân dân. Mỗi khi gặp khó khăn không bao giờ gục ngã mà luôn luôn cố gắng vươn lên để chiến thắng. Cái sức mạnh vô biên ấy được nuôi lớn bởi những thứ bình thường giản dị trong cuộc sống hằng ngày.

Đó là cơm gạo của nhân dân, đó là tình yêu thương của nhân dân đối với Gióng, đối với người anh hùng Việt Nam. Ngoài ra, đó còn là sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc vô cùng to lớn. Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi và mọi người trong làng góp gạo nuôi Gióng đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc giữa quân và dân ta trong những ngày chiến đấu gian khổ.

Người anh hùng Gióng sau khi đã nhận được tư trang từ nhà vua, sau khi đã nhận được sức mạnh từ nhân dân bằng tình yêu thương mộc mạc chân thành mà lên đường đi đánh giặc. Gióng ra đi trong khí thế hào hùng mạnh mẽ xông pha trận địa đánh tan quân giặc. Gióng cùng nhân dân không chỉ đợi giặc đến mà đánh, chàng còn cùng nhân dân tìm giặc mà đánh, khiến chúng thất bại thảm hại.

Trên đường đi đánh giặc, không đơn thuần là sử dụng vũ khí của vua ban, Thánh Gióng còn dùng cả những vũ khí sẵn có trên đường như cây tre, ngọn tầm vông. Trên đất nước này, đất nước mà tình thần yêu nước luôn hừng hực trong trái tim của mỗi con người thì tinh yêu nước ấy gắn liền với mọi vật trên mảnh đất quê hương.

Không cứ là đao gươm hay vũ khí nào lợi hại, những cây cối ven đường cũng là thứ vũ khí mạnh mẽ của người anh hùng trong chiến tranh. Dù những cây cối ấy là nhỏ bé, tầm thường nhưng vẫn luôn mang một sức mạnh to lớn để đánh bại quân thù.

Trận đánh hiện lên qua lời kể của tác giả dân gian một cách nhanh gọn nhưng mạnh mẽ và cuốn hút làm nổi bật lên được hình tượng người anh hùng cứu nước của dân tộc ta. Trận đánh kết thúc, quân giặc tan tác trong thất bại, Gióng bay về trời. Một nhân vật ra đời trong phi thường, lớn lên một cách kỳ lạ, chiến đấu mạnh mẽ cho đến lúc ra đi cũng là một sự ra đi phi thường.

Gióng tắm rửa cởi bỏ áo giáp sắt và bay về trời trên đỉnh Sóc Sơn. Giặc đã tan, đã đến lúc Gióng phải đi. Một sự ra đi nhẹ nhàng không màng danh lợi. Đánh giặc là điều hiển nhiên đối với Gióng cũng như đối với những người anh hùng Việt Nam.

Họ xông pha trận mạc, hi sinh bản thân mình để đem lại bình yên cho tổ quốc và họ không trông mong vào một thứ gọi là danh lợi. Gióng là con của thần, được thân phái xuống đánh giặc giúp dân thì khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì Gióng phải về trời.

Thánh Gióng bay về cõi vô biên bất tử, nhân dân đã lập đến thờ để tưởng nhớ đến công lao của Gióng, để thể hiện lòng biết ơn, sự yêu mến và trân trọng, luôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng trong tâm trí họ mà biết ơn. Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng ấy không chỉ có trong truyền thuyết, đó là những người anh hùng áo vải thực sự ngoài đời thật trong những cuộc kháng chiến khốc liệt.

Họ là những con người sinh ra trong bình dị, lớn lên và nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước để một ngày cống hiến cho tổ quốc thân yêu không hối tiếc. Có những chàng trai và những cô gái ấy đã hi sinh tuổi xuân và cuộc đời của mình cho đất nước. Những em nhỏ vẫn ngày ngày trưởng thành trong ngây thơ cùng với lòng yêu nước nồng nàn của mình.

Cả một dân tộc với biết bao con người, biết bao thế hệ cùng chung một nhịp đập hướng về tổ quốc đã không tiếc đời mình hy sinh cho tổ quốc để ngày hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình hạnh phúc. Cũng như Gióng, những người anh hùng ấy sẽ mãi bất tử trong lòng mỗi người dân Việt.

Nhân vật Thánh Gióng là nhân vật mang đậm màu sắc của những người anh hùng, của nhân dân lao động bình dị mộc mạc. Một con người sinh ra lớn lên va chiến đấu một cách kỳ lạ nhưng đó lại là ước mơ, là mong muốn của nhân dân ta gửi gắm trong những câu chuyện này.

Đọc thêm 🌼 Phân Tích Nhân Vật Em Bé Thông Minh 🌼 chi tiết

Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng Đầy Đủ Ý – Mẫu 6

Mời bạn đọc xem nhiều hơn bài văn phân tích nhân vật Thánh Gióng đầy đủ ý sau đây.

Nhân dân ta, dân tộc ta luôn tự hào về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bất khuất kiên cường của mình. Cùng với niềm tự hào ấy, chủ đề này đi vào văn học và mang đến cho độc giả nhiều bông hoa đẹp. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này.

Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của người Việt cổ. Thánh Gióng có nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp chứng tỏ tài năng sáng tạo của tập thể nhân dân ở nhiều nơi, nhiều thời. Câu chuyện đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ truyền thống anh hùng dân tộc qua các thời đại cho đến ngay hôm nay.

Nhân vật chính của truyện – Thánh Gióng, có một sự ra đời thật kì lạ. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão dù đã già nhưng chưa có được mụn con nào. Vợ chồng ông cảm thấy rất buồn lòng. Một hôm, bà vợ đi ra đồng, trông thấy một vết chân to, đành ướm thử.

Kỳ lạ thay, từ sau lần ướm chân đó, bà có mang. Và kì lạ hơn nữa, bà thụ thai đến 12 tháng mới sinh con. Bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Nhưng cậu bé ấy cũng là một cậu bé kì lạ khi hằng ngày không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, chỉ biết đặt đâu nằm đấy. Xuất thân của Gióng bình dị nhưng khác thường, kì lạ.

Gióng cứ thế lớn lên, không nói, không cười làm cho ông bà lão vô cùng lo lắng, phiền lòng. Thế mà chỉ khi nghe tiếng sứ giả kêu gọi mọi người đánh giặc cứu nước thì đột nhiên Gióng lại cất tiếng nói. Chả là lúc bấy giờ giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Vì thế giặc mạnh nên nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi. Khi đó, Gióng đã bảo với mẹ rằng: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.

Khi sứ giả vào, cậu bé đã bảo với sứ giả về tâu với nhà vua “sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Cả mẹ và sứ giả đều ngạc nhiên vô cùng. Như vậy, lời nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc, tiếng nói yêu nước.

Điều này chứng tỏ rằng, khi có giặc ngoại xâm thì tất cả mọi người đều phải đáp ứng lời kêu gọi của Tổ quốc, kể cả là một đứa bé ba tuổi chưa biết nói biết cười đi chăng nữa.

Sau khi gặp sứ giả, Gióng ăn nhiều, nuôi không xuể, cả làng đều góp gạo giúp mẹ Gióng nuôi cậu. Từ đó, cậu lớn nhanh như thổi, trở thành một tráng sĩ cường tráng. Gióng là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm. Thể hiện sức sống mãnh liệt của dân tộc mỗi khi gặp khó khăn và tinh thần tương thân tương ái trong lúc khó khăn.

Chi tiết bà con góp gạo nuôi Gióng chứng tỏ Gióng lớn lên bằng thức ăn, đồ mặc của nhân dân, được nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị, Gióng là con của nhân dân. Nhân dân cũng là những người rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh để ra trận giết giặc.

Chẳng bao lâu sau, nhà vua đã chuẩn bị xong cho Gióng các vật dụng mà cậu bé yêu cầu. Cậu bé vươn vai vùng dậy, bỗng nhiên biến thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Gióng cưỡi ngựa sắt, lao đi đánh giặc. Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc.

Lúc soi sắt gãy, Gióng đã nhanh trí nhổ rặng tre cạnh đường mà quật vào giặc. Tinh thần đánh giặc của cậu bé thật kiên cường, quyết chiến, quyết thắng, xông thẳng vào giặc mà đánh. Vì vậy, giặc nhanh chóng tan rã.

Sau khi diệt xong giặc Ân, Gióng nhanh chóng bay về trời. Đây là sự ra đi thật kì lạ mà cũng thật cao quý, chứng tỏ Gióng không màng danh lợi, đồng thời cho chúng ta thấy thái độ của nhân dân ta đối với người anh hùng đánh giặc cứu nước. Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử. Bay lên trời Gióng là non nước, là đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang.

Trong truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Nhưng nổi lên đó vẫn là vẻ đẹp bất tử của chàng trai Thánh Gióng.

Xem thêm bài 🌼 Phân Tích Truyện Tấm Cám 🌼 ấn tượng

Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng Ngắn Gọn – Mẫu 7

SCR.VN giới thiệu thêm đến bạn mẫu phân tích nhân vật Thánh Gióng ngắn gọn, súc tích sau đây.

Thánh Gióng là người anh hùng mang tính biểu tượng của dân tộc Việt Nam ta suốt bao đời nay.

Theo truyền thuyết, Thánh Gióng có sự ra đời và lớn lên vô cùng kì lạ, khác hẳn với người thường. Cậu chỉ cất tiếng nói đầu tiên và lớn lên khi đã nhận nhiệm vụ đánh giặc cứu nước. Chi tiết ấy cho thấy sứ mệnh lớn lao của nhân vật này khi xuất hiện trên trần gian.

Đặc biệt, Thánh Gióng lớn lên nhờ tình yêu thương, đùm bọc của bà con xóm làng. Cả làng cùng góp gạo thổi cơm, may áo nuôi gióng lớn. Thế nên chúng ta có thể khẳng định được, Gióng là người anh hùng của nhân dân, sinh ra từ nhân dân, đại biểu cho sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta.

Sau khi nhận ngựa sắt, giắp sắt, gậy sắt, Thánh Gióng dũng mãnh lao về phía giặc Ân. Một mình chàng tả xung hữu đột, mạnh mẽ đánh cho lũ giặc không cách nào phản kháng. Khi gậy sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ngà để tiếp tục giết giặc. Quyết không bỏ sót kẻ nào trên lãnh thổ nước ta.

Sự dũng mãnh, thiện chiến ấy của Thánh Gióng chính là biểu tượng của sức mạnh yêu nước mạnh liệt. Cuối cùng sau khi quét sạch giặc Ân, hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, Gióng cưỡi ngựa và bay về trời.

Nhân vật Thánh Gióng với các chi tiết kì ảo, là hiện thân của hình tượng người anh hùng cứu nước trong lòng nhân dân. Đó là người anh hùng mạnh mẽ, xuất hiện khi đất nước lâm nguy và là đại diện cho tinh thần đoàn kết của nhân dân.

Phân Tích Đặc Điểm Nhân Vật Thánh Gióng Trong Truyện Thánh Gióng – Mẫu 8

Cập nhật thêm bài văn mẫu phân tích đặc điểm nhân vật Thánh Gióng trong truyện Thánh Gióng để bạn đọc có thể học hỏi và trau dồi thêm kĩ năng viết.

Nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng là một biểu tượng về hình tượng người anh hùng trong văn hóa dân gian nước ta.

Thánh Gióng là người anh hùng xuất phát từ nhân dân, của nhân dân. Bởi vì chàng xuất hiện khi đất nước lâm nguy, và chỉ cất tiếng gọi đầu tiên khi nghe thấy lời kêu gọi của sứ giả. Có thể nói, lý do mà Thánh Gióng xuất hiện chính là đánh giặc cứu nước. Với sứ mệnh cao cả ấy, chàng sinh ra và lớn lên với nhiều điều kì lạ.

Thánh Gióng còn là người anh hùng của nhân dân, sinh ra từ nhân dân. Bởi để nuôi chàng lớn lên, cả làng đã cùng nhau góp gạo thổi cơm, rồi may áo cho chàng mặc. Sự lớn lên của chàng, là sự góp sức của toàn thể nhân dân. Sức mạnh của chàng là sự đoàn kết của toàn dân. Nhờ vậy, đã tạo nên một Thánh Gióng dũng mãnh phi thường, không kẻ thù nào địch nổi.

Người anh hùng Thánh Gióng là hình tượng người anh hùng trong lòng nhân dân ta. Với sức mạnh lớn lao, chiến đấu vì hoàn bình của dân tộc. Người anh hùng ấy dù thời gian trôi qua, vẫn sẽ sống mãi trong trái tim của người dân Việt ta.

Chia sẻ thêm 🍁 Phân Tích Truyện Ngụ Ngôn Ếch Ngồi Đáy Giếng 🍁 ngắn hay

Phân Tích Thánh Gióng Theo Đặc Trưng Thể Loại – Mẫu 9

Tham khảo thêm bài văn phân tích Thánh Gióng theo đặc trưng thể loại được SCR.VN biên soạn sau đây.

Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, chủ đề đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước là chủ đề phổ biến. Một trong những truyền thuyết thuộc chủ đề trên không thể không nhắc đến “Thánh Gióng”.

Truyện nằm trong hệ thống truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước. Qua câu chuyện này ta thấy ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải đối mặt với nạn giặc xâm lược, công cuộc dựng nước luôn gắn liền với công cuộc giữ nước, đồng thời thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của ông cha.

Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, sức chiến đấu kiên cường, quật khởi của dân tộc ta. Thánh Gióng được sinh ra một cách thần kì, bà mẹ đi ra đồng ướm chân vào một bàn chân lớn, về nhà bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra Thánh Gióng – một cậu bé khôi ngô tuấn tú, nhưng lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Và cậu bé ấy chỉ cất tiếng nói khi nghe sứ giả tìm người đi đánh giặc.

Lời nói đầu tiên của cậu chính là lời xin đi đánh giặc cứu nước, điều đó cho thấy ý thức công dân của con người phi thường này.

Kể từ hôm gặp sứ giả, Thánh Gióng cơm ăn không biết no, áo mặc mấy cũng không vừa. Điều đó khiến cho bố mẹ Gióng phải nhờ đến dân làng giúp sức, mang gạo sang nuôi Gióng. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta.

Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Gióng lớn nhanh như thổi. Khi giặc đến chân núi Trâu cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành một tráng sĩ, oai phong và lẫm liệt.

Sự lớn lên của Gióng càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng. Để đáp ứng yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải khổng lồ về vóc dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy giờ.

Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng không hề nao núng, nhổ những bụi tre ven đường để tiếp tục chiến đấu với kẻ thù cho đến khi chúng hoàn toàn bị tiêu diệt. Để làm nên những chiến công thần kỳ, không chỉ có những thứ vũ khí hiện đại (roi sắt, áo giáp sắt) mà còn là cả những vũ khí thô sơ nhất (bụi tre).

Sau khi đánh tan giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáo một mình một ngựa bay về trời. Người anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước không màng danh lợi, phần thưởng, trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước.

Điều đó càng đậm tô hơn nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng nhân dân. Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.

Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thần kì (sinh nở thần kì, lớn nhanh như thổi, bay về trời) với hình tượng người anh hùng. Thánh Gióng là một hình ảnh đẹp đẽ biểu tượng cho lòng yêu nước và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm xâm lược.

Tham khảo thêm 🍀 Phân Tích Truyện Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng 🍀 ngắn

Phân Tích Thánh Gióng Tượng Đài Vĩnh Cửu Của Lòng Yêu Nước – Mẫu 10

Giới thiệu đến bạn mẫu văn phân tích Thánh Gióng tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước ấn tượng sau đây.

Thánh Gióng là một truyền thuyết hay khi viết về truyền thống đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Trong nhiêu năm, nhân dân ta đã phải chịu áp bức, bóc lột của kẻ thù xâm lược. Hình ảnh Thánh Gióng là biểu tượng của tinh thần yêu nước, sức mạnh chiến đấu kiên cường của nhân dân ta. Thánh Gióng sinh ra một cách kỳ diệu, người mẹ ra đồng đặt chân lên một vết chân to, mang thai mười hai tháng sau mới sinh ra Thánh Gióng – một cậu bé đẹp trai, nhưng đã lên ba mà vẫn không thể nói, cười, đặt đâu ngồi đó.

Và cậu bé đó chỉ lên tiếng khi nghe tin sứ giả đang tìm kiếm ai đó để đánh giặc cứu nước. Sau tiếng nói đó, Gióng ăn mấy cũng không no. Nhân dân còn góp công nuôi lớn Thánh Gióng.

Từ đó, chúng ta thấy được Gióng lớn lên chính là nhờ công sức của nhân dân. Khi có kẻ thù, nhân dân ta đoàn kết, giúp chống quân xâm lược, hơn nữa, sự trưởng thành của anh hùng Thánh Gióng cũng cho thấy sự trưởng thành của Gióng đến từ nhân dân và được nhân dân nuôi dưỡng

Khi giặc kéo đến nơi, cậu bé ngày nào bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Sự thay đổi của Thánh Gióng làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu rỗi dân tộc và anh hùng. Người anh hùng cần phải có tầm vóc rất lớn. Chỉ có hình dạng cao lớn đó mới có thể đảm nhận trách nhiệm tại thời điểm đó.

Với sức mạnh phi thường, Gióng đã đánh bại lớp lớp kẻ thù khác. Khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng không chùn bước, nhổ những bụi tre dọc đường để tiếp tục chiến đấu với kẻ thù cho đến khi họ bị đánh bại hoàn toàn. Để tạo ra phép màu, không chỉ vũ khí hiện đại (roi sắt, áo giáp sắt) mà còn là vũ khí thô sơ nhất (bụi tre).

Sau khi đánh bại quân xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc và để lại ngọn giáo của mình một mình và bay trở lại thiên đàng. Người anh hùng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu đất nước, không màng danh vọng, đã trở lại thế giới cổ tích.

Như vậy, Thánh Gióng là một hình ảnh đẹp tượng trưng cho lòng yêu nước và sức mạnh nổi dậy của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Tiếp tục đón đọc 🌳 Phân Tích Truyện An Dương Vương 🌳 đặc sắc

Phân Tích Truyện Thánh Gióng Dài – Mẫu 11

Tiếp tục bài viết là mẫu văn phân tích truyện thánh gióng dài nhất sau đây.

Truyền thuyết Thánh Gióng là một truyền thuyết vô cùng nổi tiếng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Đây là một truyền thuyết được xếp vào loại hay nhất diễn tả lòng yêu nước của nhân dân. Tình yêu đất nước là một tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân nước Việt. Tình cảm đó được nảy nở từ lâu đời, từ rất xa xưa. Dân ta yêu nước nên khi có giặc xâm lược, ai cũng muốn chống giặc để cứu nước.

Mà khi đứng lên bảo vệ đất nước, ai cũng cảm thấy mình như lớn lên, mạnh thêm. Và khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, con người lại trở về cuộc sống những ngày trước đó. Thánh Gióng là hình ảnh tiêu biểu cho nhân dân ta, là hình tượng người anh hùng đánh giặc giữ nước đầu tiên trong lịch sử đất nước.

Câu chuyện diễn biến theo những sự kiện chính như: Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng; Thánh Gióng nhận đi đánh giặc và lớn vụt lên thật kì lạ; Thánh Gióng đánh giặc và khi dẹp xong giặc thì bay lên trời cũng rất kì lạ; Dấu tích còn lại đến giờ.

Nhân dân ta vốn quan niệm rằng người anh hùng phải là người có ngoại hình, tài năng phi thường. Bởi vậy mà nhân vật Thánh Gióng được sinh ra một cách kì lạ. Mẹ Gióng có thai do “ướm chân mình vào vết bàn chân không lộ”. Mẹ Gióng mang thai không phải là chín tháng mười ngày như mọi phụ nữ khác mà là mười hai tháng. Đến khi sinh ra, cậu bé Gióng đã lên ba tuổi rồi mà vẫn chưa biết nói biết cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy.

Thực ra Gióng không phải là đứa trẻ tật nguyền. Ba năm không nói năng chi nhưng lời nói đầu tiên của Gióng là lời nói yêu nước. Ngay sau khi sứ giả ra về, Gióng bỗng thay đổi. Dân gian truyền tụng rằng ăn thì “bảy nong cơm với ba nong cà”; uống thì “uống một hơi, nước cạn đi khúc sông”.

Vậy là Gióng cũng được nuôi dưỡng bằng cơm, gạo, những thứ vẫn nuôi sống con người. Gióng không hề xa lạ với nhân dân, được nuôi dưỡng bằng chính nhân dân.

Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, Gióng mới “vùng dậy, vươn vai một cái bồng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt”. Dân gian kể rằng: “Ngựa của Gióng phun ra lửa, thiêu cháy bao quân giặc; ngọn roi của Gióng làm quân giặc chết như ngả rạ.

Ai cũng theo Gióng đi đánh giặc – từ quan đến dân, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường để đánh giặc”. Cây tre quê hương lúc đó cũng lập công cùng con người. Gióng đã đánh giặc bằng sức mạnh kì diệu của sắt, bằng tất cả những gì mà quê hương đất nước ban cho.

Giặc tan, đến chân núi Sóc, Gióng trút bỏ bộ áo giáp sắt rồi “cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”, biến mất. Từ đó, nhân dân muốn gửi gắm mong muôn bất tử hóa người anh hùng.

Đoạn cuối truyện giới thiệu về những dấu tích còn lại. Ở huyện Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng – Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày xưa. Nhân dân vẫn tin rằng : những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn xửa ngàn xưa.

Thánh Gióng là một truyền thuyết lịch sử. Từ đó, nhân dân ta cũng gửi gắm nhiều bài học nhân văn, ý nghĩa.

Đừng vội bỏ lỡ mẫu bài 🔻 Phân Tích Nắng Đã Hanh Rồi 🔻đặc sắc

Phân Tích Nghệ Thuật Truyện Thánh Gióng – Mẫu 12

Hãy cùng SCR.VN phân tích nghệ thuật truyện Thánh Gióng thông qua bài văn mẫu sau đây.

Trong kho tàng truyền thuyết văn học Việt Nam, chủ đề đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước luôn là một chủ đề phổ biến và Thánh Gióng là một tác phẩm tiêu biểu nằm trong số đó.

Thánh Gióng là một biểu tượng tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ rực rỡ, đại diện cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam ta. Trong tác phẩm này, chủ đề và đặc sắc nghệ thuật chính là hai nhân tố điểm sáng của câu chuyện.

Truyền thuyết “Thánh Gióng” kể về một cậu bé ở làng Gióng. Vào đời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ăn ở hiền lành mà mãi vẫn chưa có con. Sau một lần, bà vợ ra đồng thấy một vết chân rất to liền tò mò ướm thử, về nhà liền mang thai.

Khác với những người me khác, mẹ Gióng sau mười hai tháng mới sinh con và sinh ra một cậu con trai. Nhưng cũng kì lạ thay, cậu bé tuy đã ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Không lâu sau đó, khi nước ta bị giặc Ân xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước.

Khi sứ giả đi đến ngôi làng thì cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang đến cho cậu những thứ cậu yêu cầu. Sau khi đánh giặc xong, cậu cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời.

Qua bản tóm tắt trên, ta có thấy chủ đề của câu chuyện là chủ đề đánh giặc, cứu nước thắng lợi. Một chủ đề không mới cũng không cũ, đã xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm. Qua chủ đề này, ta có thể biết thêm được nhiều anh hùng dân tộc và sự dũng cảm, hy sinh oanh liệt của họ.

Ngoài ra, chủ đề còn cho ta thấy được những khó khăn vất vả và gian khổ trong thời chiến để rồi nên biết ơn vì cuộc sống ngày hôm nay chúng ta có được là nhờ những vị anh hùng như này.

Câu chuyện không chỉ thể hiện chủ đề độc đáo và ý nghĩa mà nó còn thể hiện những đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu như sử dụng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, khéo kết hợp huyền thoại và thực tế kết hợp với lối kể chuyện dân gian.

Những chi tiết tưởng tượng kì ảo như đặt chân lên vết chân trên mặt đất thì có thai và mang thai 12 tháng mới đẻ con hay chi tiết đứa trẻ 3 tuổi không biết nói, biết cười, biết đi nhưng lại tự nhiên nói được khi nghe sứ giả đi qua. Không những thế, chi tiết khi chuẩn bị đi đánh giặc, cậu bé bỗng nhiên lớn nhanh như thổi, ăn bao bát không no, chỉ trong phút chốc biến thành người trưởng thành và có sức mạnh là thường.

Đặc biệt chi tiết cuối bài sử dụng chất liệu kì ảo khiến người khác ấn tượng nhất là sau khi đánh giặc xong, Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời.

Truyền thuyết Thánh Gióng được lưu truyền từ bao đời nay nhằm khẳng định sức mạnh của nhân dân ta trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Việc xây dựng chủ đề và kết hợp khéo léo các đặc sắc nghệ thuật đã giúp cho truyền thuyết thêm phần sinh động và mang những ý nghĩa hết sức sâu sắc. Có thể nói đây là một trong những truyện mang chủ đề đánh giặc cứu nước hay nhất và đáng để đọc nhất.

Tiếp tục đón đọc 🌳 Phân Tích Bài Thơ Khi Con Tu Hú 🌳 đặc sắc

Phân Tích Chi Tiết Kì Ảo Trong Truyện Thánh Gióng Ngắn Hay – Mẫu 13

Đón đọc thêm bài văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thánh Gióng được chia sẻ sau đây.

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian rất phổ biến và quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta từ bao đời nay. Thông qua truyền thuyết, nhân dân ta thể hiện khát vọng ước mơ về cuộc sống công bằng, hạnh phúc, tốt đẹp, thông qua những hình mẫu nhân vật lí tưởng.

Đôi khi truyền thuyết còn giải thích sự kiện phi thường của các anh hùng trong lịch sử, vì muốn ca ngợi, tôn thờ, đồng thời giảm bớt nỗi đau khi họ hy sinh vì đất nước, nhằm củng cố niềm tin vào sự bất tử của các anh hùng này trong lòng người của chúng ta. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu đó là truyền thuyết về Thánh Gióng kể về người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có lai lịch kỳ lạ, bí ẩn.

Nói về nguồn gốc của Thánh Gióng, sự ra đời của ông có nhiều điều kỳ lạ, ông vốn là con của một cặp vợ chồng già sống có đức độ nhưng lại son sẻ, không con. Có lẽ ông trời run rủi hay bởi một phép màu nào đó đã sắp đặt cho người vợ ra đồng và đặt chân lên đồng một dấu chân. Về nhà không được bao lâu, bà lão phát hiện mình có thai, điều này đã đi ngược lại quy luật sinh nở của con người vốn đã rất kỳ lạ.

Ngoài ra, quá trình mang thai của người mẹ không giống như những người khác, đủ 9 tháng, 10 ngày mới sinh nhưng đứa trẻ ở trong lòng mẹ đến 12 tháng mới được sinh ra (dân gian vẫn gọi là chửa trâu). ). Rồi đứa trẻ ra đời, tính tình trong sáng, khô khan nhưng đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, biết đi, dường như chỉ biết chờ một cơ hội nào đó. Tất cả những điều trên cho thấy một cuộc sống không tầm thường của đứa trẻ này.

Thật trùng hợp, lúc này nước ta có giặc ngoại xâm, vua cần người hiền tài ra giúp nước, sai sứ sang cầu hiền, cậu bé Gióng vốn không biết nói, nay mở miệng xin cho xem. Người báo tin. Sứ giả thấy một cậu bé mới 3 tuổi nhưng đã biết xin ngựa sắt, gậy sắt, áo giáp sắt, sẵn sàng ra trận thì lấy làm lạ và cũng hiểu đây là người tài mà vua cần.

Vậy hóa ra chàng trai bấy lâu nay không nói gì chỉ chờ ngày này để mở lời vàng? Người thường không thể đoán được cách cư xử của Đức Chúa Trời.

Sự trưởng thành của Gióng cũng thật đáng ngạc nhiên, một người phải 18-20 mới thực sự trưởng thành, nhưng Gióng thì không như vậy. Chỉ trong mấy ngày, cậu bé đã lớn nhanh như thổi “Ăn bao nhiêu cũng không được, áo vừa sờ đã sờn”, rồi vươn vai đứng dậy, bỗng chốc trở thành anh hùng “Em cao hơn một trượng, oai phong lẫm liệt. ”, đó là khí chất của người anh hùng.

Việc Thánh Gióng giết giặc cũng khiến người đời nể phục, dù ở đâu gậy sắt đuổi giặc cũng chết như rạ, giẫm đạp lên nhau bỏ chạy tán loạn. Sức mạnh và sự uy nghiêm của Thánh Gióng còn có thể thấy ở chỗ khi gậy sắt gãy, ông nhổ tre bên đường làm vũ khí, đó là một sức mạnh phi thường, chỉ có thần thánh mới làm được.

Chi tiết huyền diệu cuối cùng trong câu chuyện đó là việc Thánh Gióng bỏ lại áo giáp cưỡi ngựa bay về trời chứng tỏ thân phận của Thánh Gióng vốn là người từ trời sai xuống giúp nhân dân ta đánh tan quân xâm lược. cái lược. Theo một số tài liệu, Thánh Gióng vốn là người có công rất lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, nhưng sau khi bị thương nặng, biết không thể qua khỏi, ông đã cưỡi ngựa chạy trốn.

Con ngựa đi sâu vào rừng và không bao giờ ra nữa. Vì vậy, chi tiết phi ngựa về trời là tấm lòng của nhân dân ta, nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước của người anh hùng tin rằng mình đã thành thánh, được về trời. Điều đó cũng khẳng định niềm tin của nhân dân ta vào công lý, người tốt sẽ được trời thương, kẻ xâm lược chắc chắn sẽ bị tiêu diệt.

Truyền thuyết về Thánh Gióng, với những chi tiết huyền ảo, tính cách chuẩn mực, hội tụ những phẩm chất tốt đẹp, xuất thân từ lạ, có phong thái uy nghiêm, có sức mạnh phi thường đã thể hiện niềm tin, khát vọng công lý, nghĩa khí của nhân dân ta. cái thiện ắt sẽ chiến thắng cái ác, con người sống nhân hậu, lương thiện luôn được thần linh che chở, giúp đỡ.

Đồng thời, Thánh Gióng còn nhằm thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

Đọc nhiều hơn mẫu 🌺 Phân Tích Đây Mùa Thu Tới 🌺 chi tiết

Phân Tích Yếu Tố Kì Ảo Trong Truyện Thánh Gióng – Mẫu 14

Khám phá thêm mẫu văn phân tích yếu tố kì ảo trong truyện Thánh Gióng dưới đây nhé!

Yếu tố thần kì là khái niệm bao gồm hai nét nghĩa chủ yếu: thần thánh và kì lạ, vừa kì ảo, hoang đường vừa huyền diệu. Yếu tố này xuất phát từ thế giới quan thần linh của người xưa, nhìn nhận và giải thích thế giới theo khuynh hướng thần kì hóa. Trong những câu chuyện truyền thuyết, yếu tố thần kì có vai trò tô đậm và huyền ảo hóa cuộc đời của nhân vật lịch sử gắn với sự kiện lịch sử.

Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, yếu tố thần kì xoay quanh cuộc đời nhân vật được làm nổi bật ở những chi tiết: sự ra đời đầy kì lạ của chú bé Gióng, tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là đòi đánh giặc, sau đó bỗng nhiên lớn nhanh như thổi, trở thành một tráng sĩ, cuối cùng là đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp để lại và bay thẳng lên trời.

Như vậy, từ lúc sinh ra đến lúc hóa thân, hành trang của nhân vật luôn được bọc trong chiếc áo khoác của yếu tố thần kì, mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

Sự ra đời hết sức kì lạ của cậu bé Gióng được mô tả thông qua mô típ sinh nở thần kì của người mẹ. Bà mẹ có thai sau khi ướm chân mình lên vết chân rất to ở ngoài đồng và mười hai tháng sau, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú nhưng đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, không biết cười, không biết đi.

Chi tiết thần kì đó mang tính dự báo về cuộc đời và chiến công của nhân vật ở chặng sau. Và đúng như tiền đề mà yếu tố thần kì đã dự báo, tiếng nói đầu tiên mà cậu bé cất lên là tiếng nói đòi ra trận đánh đuổi giặc ngoại xâm, cho thấy tinh thần yêu nước trỗi dậy mạnh mẽ khi đất nước gặp hiểm nguy.

Sau đó chú bé lớn lên như thổi, trở thành một tráng sĩ nhờ vào sự gom góp lương thực của dân làng đã thể hiện Gióng khôn chỉ là một anh hùng kiệt xuất mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và sức mạnh cộng đồng. Và cuối cùng, sau khi đánh đuổi giặc Ân, Thánh Gióng bay thẳng về trời.

Trong ngôn ngữ thông thường, “về trời” là cách nói giảm nói tránh của việc chết đi nhưng trong truyền thuyết này, Thánh Gióng không hề chết đi mà bay vào cõi bất tử và trở thành một trong Tứ bất tử của thánh điện Việt. Đôi cánh tưởng tượng của người xưa đã bay cao phủ lên hành trang nhân vật màu sắc kì ảo cho thấy người anh hùng không hề chết đi mà luôn sống mãi trong tâm thức dân gian.

Hình ảnh Thánh Gióng bay lên trời đầy đẹp đẽ gửi gắm ý nghĩ kết thúc chiến tranh, đồng thời thể hiện quan điểm và ước mơ của người xưa về hình tượng người anh hùng.

Như vậy, tác giả dân gian đã vận dụng thành công yếu tố thần kì để xây dựng và ca ngợi nhân vật anh hùng. Phù Đổng Thiên Vương đã hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ, cùng sức mạnh phi thường và trở thành biểu tượng biểu trưng cho những nét đẹp hào hùng nhất về người anh hùng chống ngoại xâm.

Xem nhiều hơn mẫu 🍂 Phân Tích Mùa Hoa Mận 🍂 chi tiết

Văn Mẫu Phân Tích Nhân Vật Thánh Gióng Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo – Mẫu 15

Văn mẫu phân tích nhân vật Thánh Gióng lớp 7 chân trời sáng tạo sau đây sẽ giúp các em ôn tập tốt cho kì thi của mình.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, rất nhiều truyền thuyết đặc sắc được ông cha ta lưu truyền từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện ấy thể hiện niềm mong ước, niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp, chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt ắt được ông trời phù hộ.

Tuýp nhân vật chính thường là những người tài giỏi, có tài năng phi phàm, xuất thân kỳ lạ, hoặc do sống nhân nghĩa đạo đức nên thường được thần phật phù hộ. Thánh Gióng cũng là một trong số những truyền thuyết như vậy có đặc điểm như vậy.

Thánh Gióng là một nhân vật xuất hiện từ rất sớm, được xem là một trong tứ bất tử trong tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Tương truyền ông được sinh ra vào khoảng thời vua Hùng Vương thứ 6, lúc ấy đất nước đang gặp cảnh khốn cùng bởi giặc xâm lược, mà chưa có người tài ra giúp nước.

Sự ra đời của ông có nhiều điểm kỳ lạ, thứ nhất mẹ ông là người đàn bà đã lớn tuổi, chẳng còn khả năng hoài thai nữa, ấy thế mà chỉ một hôm bà ra ruộng thấy có vết chân to, liền đưa chân ướm thử, rồi về nhà có thai sinh ra ông. Sự hoài thai thần kỳ của người mẹ dường như đã báo trước một cuộc đời đầy uy phong, lẫm liệt của cậu bé kỳ lạ này.

Quá trình phát triển của cậu bé Gióng cũng chẳng bình thường như bao đứa trẻ khác, con người ta mười tháng đã bập bẹ, còn Gióng đến ba tuổi cũng chẳng nói lấy một lời. Thế mà thật lạ thay, khi nghe sứ giả của vua truyền tin tìm người tài diệt giặc thì bất ngờ, cậu lại mở miệng nói chuyện, còn cho vời sứ giả vào, xin một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt để đi giết giặc.

Điều đó làm cho sứ giả, làng xóm và cả mẹ cậu bé cũng không thể nào tin nổi, bởi một đứa trẻ ba tuổi thì sao có thể đi đánh giặc được. Để xóa tan mối nghi ngại và chuẩn bị cho hành trình diệt giặc của mình, Gióng liền vươn vai một cái đã trở thành người lớn, ăn biết bao nhiêu cơm cũng không no, mặc quần áo rộng cỡ nào cũng thấy chật.

Như vậy dường như Gióng chỉ đợi sứ giả tìm đến, rồi hô biến thành một tráng sĩ “mình cao hơn trượng, uy phong, uy phong, lẫm liệt” với sức mạnh phi thường để diệt giặc. Từ đây chứng tỏ cậu bé Gióng chẳng phải người thường, mà có lẽ là một vị thần linh trên trời hóa thân thành để giúp nhân dân ta diệt giặc.

Hành trình đánh giặc của Thánh Gióng được miêu tả hết sức uy vũ và dũng mãnh, mang sức mạnh của một vị thần, một mình, một ngựa, một roi xông pha vào trận mạc đối đầu với hàng vạn quân giặc. Chiếc roi sắt quất đến đâu giặc chết như ngả rạ đến đấy, khiến chúng không kịp chạy trốn.

Thậm chí vì chém giặc nhiều quá chiếc roi sắt được ban cũng không chịu được mà phải gãy làm đôi, lúc này đây không còn vũ khí, Thánh Gióng đã dùng sức mạnh của mình nhổ tre bên đường làm roi quất giặc, ném vào giặc khiến quân giặc phải kinh hoàng bạt vía trước sức mạnh tựa sấm sét ấy.

Sau khi đánh đuổi giặc, Thánh Gióng cưỡi ngựa lên núi Sóc, trả lại quần áo cho nhân gian rồi bay về trời. Điều đó đã gián tiếp khẳng định thân phận của ông, vốn chẳng phải người phàm tục, mà là thần tiên được cử xuống giúp nước ta, thế nên cả quá trình ra đời trưởng thành và diệt giặc của ông mới có nhiều điểm ly kỳ đến thế.

Có nhiều giả thiết cho rằng Thánh Gióng nguyên mẫu là lấy từ câu chuyện có thực về một vị tướng tài của nước ta, ông cũng đã từng tham gia đánh đuổi quân giặc sau đó bị thương nặng, nên đã cưỡi ngựa vào sâu trong rừng và không bao giờ trở ra nữa.

Chính vì thế, người ta đã dựng nên giả thiết rằng ông bay về trời, để quên đi sự thực rằng ông đã trọng thương mà chết, đồng thời cũng là để hình tượng hóa vị anh hùng đã xả thân vì nước.

Truyền thuyết Thánh Gióng được lưu truyền lâu đời nhằm khẳng định sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn luôn có người có thể gánh vác trọng trách bảo vệ đất nước.

Điều đó càng khẳng định những mong ước của nhân dân ta từ xưa đến nay về một cuộc sống tốt đẹp, niềm tin về chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác, chính nghĩa ắt thắng gian tà, người tốt ắt có thần tiên phù hộ, từ đó hướng con người đến chữ “thiện” tốt đẹp. Đồng thời truyền thuyết cũng là cơ sở của nét tín ngưỡng lâu đời trong truyền thống của nhân dân Việt Nam, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc cho dân tộc.

SCR.VN gợi ý mẫu 🌺 Phân Tích Bài Thơ Gặp Lá Cơm Nếp 🌺 chi tiết

Viết một bình luận