Tự Phụ Là Gì, Biểu Hiện Của Tự Phụ ❤️️ 6+ Ví Dụ, Dẫn Chứng ✅ Xem Thêm Thông Tin Chia Sẻ Về Những Nguyên Nhân, Tác Hại Chi Tiết Nhất.
Tự Phụ Là Gì
Tự phụ là gì? Tự phụ là sự kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, điều mình nói là đúng đắn mà coi thường mọi người xung quanh.
Ngoài ra có thể hiểu theo nghĩa khác, tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao bản thân mình trước mặt người khác. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình là người luôn có quyền không tuân thủ các quy định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội.
Những Biểu Hiện Của Tự Phụ
Những biểu hiện của tự phụ được tổng hợp sau đây để bạn đọc dễ dàng theo dõi:
- Biểu hiện đầu tiên đó là luôn cho rằng bản thân tài giỏi hơn người khác.
- Khi làm được việc gì thì tỏ ra coi thường người khác, không coi ai ra gì.
- Tự cho là mình đúng, mọi việc mình làm đều đúng. Mọi ý kiến mình đưa ra đều đúng, không có gì phải suy nghĩ lại cả.
- Luôn đề cao bản thân, coi những người xung quanh đều thấp kém, kém cỏi hơn mình.
- Rất hay đổ lỗi cho người khác.
- Ngoài ra, còn tỏ ra huênh hoang, vênh váo khi giao tiếp với mọi người.
- Khoe khoang thành tích cá nhân, thậm chí là còn thích thổi phồng lên dù chuyện đó không đúng sự thật.
- Rất hay cãi ngang, không bao giờ lắng nghe ý kiến của người khác.
Đón đọc 🌲 Tự Tin Là Gì 🌲 dẫn chứng, ví dụ cụ thể
Nguyên Nhân Của Tự Phụ Là Gì
Nguyên nhân của tự phụ là gì? Một số những nguyên nhân dẫn tới tính tự phụ phải kể đến là:
- Xuất phát từ việc không có tính khiêm tốn trước mọi người.
- Nguyên nhân tiếp theo dẫn tới tính tự phụ là do chủ nghĩa cá nhân hay tự đề cao cái tôi của bản thân.
- Cái tôi quá cao dẫn đến ảo tưởng.
- Người mắc bệnh ngôi sao, luôn cho rằng mình là nhất.
- Người có hiểu lầm nghiêm trọng về năng lực của bản thân.
- Người quá kiêu căng, không có chí cầu tiến hay học hỏi từ những người đi trước.
- Quá đề cao bản thân.
Tác Hại Của Tự Phụ Là Gì
Tác hại của tự phụ là gì? Đây là câu hỏi mà được rất nhiều bạn đọc quan tâm và thắc mắc. Hãy cùng tham khảo thông tin sau đây:
– Người có tính cách tự phụ không biết lắng nghe, không chịu học hỏi và luôn tự thu mình trong vỏ ốc của cá nhân, nên dễ bị lạc hậu, chậm tiến hơn so với mọi người.
– Người có tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bản thân mình
– Bị mọi người chê bai, chế giễu
– Không được sự yêu mến nể trọng của mọi người
– Dễ bị xa lánh, hắt hủi, khiến bản thân luôn mang hình ảnh tiêu cực
– Khiến người khác e ngại và không muốn lại gần và tự tách biệt bản thân khỏi thế giới xung quanh
– Nảy sinh thói huênh hoang khoác lác, hay khoe khoang, thậm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mãn tính thích hơn của con người.
SCR.VN gợi ý thêm 💧 Tính Độc Lập 💧 là gì, dẫn chứng
Giải Pháp Của Tự Phụ
Vậy những giải pháp để hạn chế tính tự phụ cần đưa ra là gì? Cùng tham khảo nội dung sau đây:
- Luôn coi trọng người khác: Dành sự tôn trọng cho người khác là điều quan trọng để hạn chế sự tự phụ của mỗi người, ngay cả khi trình độ, năng lực của họ thấp hơn bạn.
- Rèn luyện tính khiêm tốn. Bởi khiêm tốn là đức tính mà người Việt ta luôn đề cao. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, người khiên tốn luôn nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh.
- Hòa đồng với mọi người cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để hạn chế tính tự phụ. Bạn chỉ cần hạ thấp bản thân xuống, thu bớt cái “tôi” lại, đối xử hòa nhã với mọi người thì chắc chắn bạn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.
- Nên trung thực và thật thà, đừng vì chút ham muốn nhất thời của bản thân mà nói dối, thổi phồng sự thật
Gửi đến bạn thông tin🍃 Tính Tự Chủ 🍃 chi tiết nhất
6 Ví Dụ Về Tự Phụ Ngắn Hay
Xem thêm 6 ví dụ về tự phụ ngắn hay được tổng hợp từ SCR.VN dưới đây. Mời bạn cùng tham khảo nhé!
Câu Chuyện Về Tự Phụ Hay Nhất – Mẫu 1
Lê Quý Đôn là một trong những thiên tài kiệt xuất của Việt Nam, nhưng tuổi trẻ ông lại nổi tiếng là người kiêu ngạo. Dân gian còn lưu truyền vài giai thoại về việc ông từ bỏ tính xấu này, trở thành thiên tài xuất chúng.
Lê Quý Đôn là vị quan thời Lê Trung Hưng, đồng thời cũng là nhà thơ, nhà bác học lớn của nước ta. Từ nhỏ ông đã được xem là thần đồng, 5 tuổi đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi, 12 tuổi đã đọc rất nhiều sách về bách gia chư tử.
Năm 17 tuổi, Lê Quý Đôn thi Hương đỗ đầu tức Giải nguyên. Năm 1752 khi 26 tuổi, ông thi Hội và đỗ đầu tức Hội nguyên. Vào đến thi Đình ông lại đỗ đầu tức Bảng nhãn (do kỳ thi này không lấy Trạng nguyên) và được Triều đình bổ nhiệm làm quan.
Tuổi trẻ, đỗ đầu, lại làm quan to, Lê Quý Đôn sinh ra kiêu căng tự phụ. Tuy nhiên tính xấu này đã thay đổi sau khi ông trải qua một vài sự việc, có việc được ghi chép lại trong “Đại Nam chính biên liệt truyện”, cũng có việc truyền khẩu trong dân gian.
Bấy giờ, Lê Quý Đôn tự tin mình đã đọc hết cả sách trong thiên hạ, thiên kinh vạn quyển. Ông bèn sai người làm tấm biển treo ngay trước ngõ vào nhà mình với hàng chữ: “Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn” (Nghĩa là: Trong thiên hạ, ai không hiểu chữ gì thì hãy đến mà hỏi).
Khi thân phụ ông là tiến sĩ Lê Phú Thứ qua đời, người quen đến đưa tang rất đông, trong đó có một ông cụ mà Lê Quý Đôn không biết. Ông cụ nói: “Cháu còn nhỏ, chứ lão là bạn thân với cha cháu từ xưa. Nhưng vì nhà nghèo, đường xa, lại tuổi già sức yếu nên ít đi lại thăm hỏi nhau. Nay nghe tin cha cháu qua đời, nghĩa tử là nghĩa tận nên lão đến để có câu đối viếng. Lão run tay, cháu hãy lấy giấy bút, lão đọc, nhờ cháu viết hộ”.
Lê Quý Đôn giấy ra, ông cụ đọc “chi”, Lê Quý Đôn không biết viết chữ chi nào vì trong chữ Nho có nhiều từ đồng âm khác nghĩa, nên chờ ông cụ nói tiếp, nhưng ông cụ lại nói tiếp “chi”.
Lê Quý Đông lấy làm lạ hỏi lại rằng: “Bẩm ‘chi’ nào ạ”. Ông cụ liền nói: “Ối, anh ơi, con anh đậu đến Bảng nhãn mà chữ ‘Chi’ cũng không biết viết, thế mà treo bảng ngoài ngõ để cho người đến hỏi, thì sao trả lời được kia chứ?”
Lúc này Lê Quý Đôn cũng ngượng chín cả người, nhất là có nhiều nho sĩ đến kính viếng ở xung quanh. Rồi ông cụ liền đọc tiếp 2 vế đối thật hay:
Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu quân thượng tại
Tại tại sổ thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy Tử hà chỉ?!
Nghĩa là:
Trải qua ba chục năm hơn, xích huyện hồng châu anh còn đó.
Xa xôi ngoài ngàn dặm đó, hoa trôi nước cuốn bác về đâu?!
Câu đối quá hay và lạ khiến Lê Quý Đôn cùng các nho sĩ đều lấy làm kinh ngạc. Còn ông cụ thì cứ phủ phục trước linh cữu người đã mất nói: “Ới anh ơi, anh bỏ đi đâu để con anh đỗ đến Bảng nhãn mà chưa biết viết chữ ‘chi’ anh ơi”. Lạy xong, cụ già chống gậy ra về. Dù Lê Quý Đôn có mời mãi nhưng ông nhất định không nán lại.
Sau khi cha mất, Lê Quý Đôn thường hay lên chùa cầu siêu. Một lần thấy ông đến, nhà sư trong chùa mừng rỡ nói:
Quan Bảng tới chùa, may mắn làm sao! Bần tăng có điều muốn nhờ quan chỉ giáo. Chả là đứa tiểu đồng của bần tăng nghe người nào đó đố chữ, về hỏi, nhưng bần tăng nghĩ không ra, nên đành theo lời quan Bảng dạy ‘Nghi nhất tự lai vấn’. Câu đố thế này, xin quan chỉ giáo cho:
Thượng nhi bất thượng,
Hạ nhi bất hạ,
Thả nghi tại hạ,
Bất khả tại thượng.
Nghĩa là:
Trên không thể trên,
Dưới không thể dưới
Nhưng nên ở dưới
Không thể ở trên
Lê Quý Đôn vắt óc suy nghĩ cũng không sao nghĩ ra được. Lúc này tiểu đồng bỗng ở ngoài chạy vào và nói cậu đã giải được rồi. Lê Quý Đôn hỏi thì tiểu đồng nói đó là chữ nhất (一).
Câu đầu: “Thượng nhi bất thượng” là chữ Thượng 上 mà không có phần trên, nên thành chữ Nhất 一.
Câu hai: “Hạ nhi bất hạ” là chữ Hạ 下 mà không có phần dưới, nên cũng là chữ Nhất 一.
Câu ba: “Thả nghi tại hạ” là chữ Thả 且 và chữ Nghi 宜thì có chữ Nhất 一 ở phía dưới.
Câu bốn: “Bất khả tại thượng” là chữ Bất 不 và chữ Khả 可 thì chữ Nhất 一 ở phía trên.
Lê Quý Đôn biết dụng ý người ra câu đố là lấy ngay chữ “nhất” trong tấm biển “Nhất tự lai vấn” để chế nhạo mình. Cộng với chuyện bị cụ già giễu cợt trong đám tang cha, ông liền hiểu ra rằng thiên hạ còn lắm người giỏi, vậy mà không ai kiêu căng như mình.
Về đến nhà, việc đầu tiên Lê Quý Đôn làm là sai người cất tấm bảng đó đi. Từ đó ông bỏ tính kiêu ngạo của tuổi trẻ, chăm chú nghiên cứu, học hành, nhờ đó mà trở thành nhà bác học lớn trong lịch sử Việt Nam.
Bài Học Về Tự Phụ Ý Nghĩa – Mẫu 2
Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.
Đầu tiên, tiều phu ra câu đố:
“Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?”.
Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.
“Tôi cũng không biết!”, tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm:
“Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi.” Học giả vô cùng sửng sốt.
Bài học rút ra: Trong cuộc sống, nhiều người hay tỏ vẻ là mình trí tuệ, thông minh hơn người và tỏ vẻ coi thường những người ít học, học thấp hơn họ. Tuy nhiên đôi lúc, sự tự phụ quá tự tin của họ sẽ khiến họ bị lâm vào những tình huống “dở khóc dở cười”. Họ không biết một điều rằng “thông minh sẽ hại thông minh”, người quá thông minh và tinh tướng nhiều khi sẽ tự hại lấy mình vì quá tự cao.
Ví Dụ Về Tự Phụ Ngắn Gọn – Mẫu 3
Khổng Tử từng kể một câu chuyện. Có một vị tướng quân tên là Mạnh Chi Phản. Khi bại trận, ông đã dũng cảm cầm đầu một toán quân hòng bày trận và chặn hậu cho những người khác rút lui.
Đợi tất cả về thành an toàn rồi, mọi người hết lời ca ngợi, ông chỉ nói: “Không phải tôi dũng cảm, mà thực ra tại con ngựa của tôi không chịu phi!”.
Sự dũng cảm của Mạnh Chi Phản ai cũng thấy rõ, nhưng ông không hề vì thế mà tỏ ra kiêu căng tự phụ, ngược lại lựa chọn khiêm tốn, vì thế mà mọi người lại càng yêu mến ông hơn.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌿 Tự Lập Là Gì 🌿 chi tiết
Ví Dụ Về Tự Phụ Tiêu Biểu – Mẫu 4
Tiểu Lương tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng, giỏi giang xuất chúng. Khi mới đi làm, đồng nghiệp đều rất quý anh. Ấy vậy mà chỉ được vài tháng, Tiểu Lương phát hiện đồng nghiệp dần xa lánh mình. Thậm chí, cấp trên cũng thường xuyên làm khó anh ta. Sự thay đổi này làm Tiểu Lương cảm thấy khó hiểu.
Hóa ra, anh ta là người thích thể hiện, lại không được khiêm tốn cho lắm, vì thế mọi người đều không muốn gần gũi. Có lần, máy tính của một đồng nghiệp gặp vấn đề, phải nhờ người đến sửa giúp.
Tiểu Lương ngồi bên cạnh rất nhiệt tình, ngay lập tức giằng lấy dụng cụ rồi nhanh nhẹn mở máy tính ra, vừa sửa vừa nói với người đồng nghiệp đó: “Có mỗi việc đơn giản thế này mà cũng không biết làm, cậu dốt quá đi mất!”. Sửa xong máy tính, người đồng nghiệp đó vội vàng cảm ơn, nhưng trong lòng rất khó chịu.
Những chuyện tương tự như vậy xảy ra rất nhiều lần, mọi người trong công ty ngày càng cảm thấy không thoải mái. Nói thẳng ra là, Tiểu Lương tốt tính, cũng chịu khó làm việc, chỉ có điều nói năng không chú ý, vì thế mà mọi người không thích anh ta.
Có thể thấy, con người ta nên thể hiện vừa phải, không nên phát ngôn bừa bãi. Những lúc quan trọng cần phải làm mình nổi bật để thu hút sự chú ý của người khác nhưng có lúc cũng phải biết thu mình lại, biết lịch sự, khiêm tốn.
Ví Dụ Về Tự Phụ Ấn Tượng – Mẫu 5
Gil Morales là nhà giao dịch có hơn 19 năm kinh nghiệm đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhưng với sự tự tin thái quá, tự cao tự đại của mình ông đã phải trả cái giá quá đắt.
Vào năm 1995, Gil Morales phát hiện một công ty mới là Lumisys. Sau khi tiến hành phân tích, ông đã trở nên quá ấn tượng với Lymisis, cho rằng đây có thể là một kẻ chiến thắng tiếp theo (giống như C-Cube đã giúp ông kiếm lợi nhuận 500% trước đó). Ông bắt đầu giải ngân khá lớn khi cổ phiếu xuất hiện điểm phá vỡ mà ông cho là “điểm phá vỡ mạnh”.
Sai lầm đầu tiên của Morales là đã trở nên quá yêu thích công ty, một mực tin tưởng vào sản phẩm, nhất là khi tín hiệu kỹ thuật “trông có vẻ” rất phù hợp.
Sau này, Gil Morales đã đúc kết một vài bài học từ thương vụ đầu tư Lumisys: ông đã trở nên quá yêu thích sản phẩm công ty trước khi tín hiệu mua kỹ thuật đáp ứng tiêu chí hệ thống giao dịch; ông đã quên kiểm tra độ thanh khoản của cổ phiếu; cổ phiếu ông mua chưa tích lũy đủ nền giá, nền giá cổ phiếu lỏng lẻo,…
Tất cả những sai lầm của Morales ở Lumisys đều bị thị trường trừng phạt khi cổ phiếu chỉ tăng cố trong một thời gian ngắn rồi quay đầu giảm, gây tổn thương đến tài khoản giao dịch của ông. Sau bài học với cổ phiếu Lumisys, Gil Morales đã rút ra những bài học cho mình, rằng chính ông đã quá tự tin về mình và đưa ra những quyết định vội vàng dẫn đến những sai lầm về sau.
Dẫn Chứng Về Tự Phụ Chi Tiết – Mẫu 6
Xưa kia, thời đại Hán – Sở tranh hùng, Hạng Vũ từng được mệnh danh là Chiến thần, xưng hùng xưng bá, đứng đầu một phương, các nước chư hầu xung quanh đều phải kiêng dè. Y vừa có sức khỏe hơn người, bách chiến bách thắng, lại vừa có mưu sĩ kiệt xuất nhất thời đại là Phạm Tăng phụ tá, cho nên thế lực ngày càng lớn mạnh.
Thế nhưng, không chỉ bành chiếm về quyền thế và địa vị, Hạng Vũ còn bánh chiếm cả về lòng kiêu căng, sự tự mãn. Dần dần, đến những lời can gián chính trực của Phạm Tăng, y cũng bỏ ngoài tai, dẫn tới mất lòng hiền tài.
Phạm Tăng bỏ đi, thế lớn mất sạch, Hạng Vũ bị chính Lưu Bang và Hán Tín phản kích, liên tục thất bại thảm hại trong tay những người mà mình đã quá coi thường. Số phận của một kẻ tự mãn cuối cùng kết thúc bằng việc tự vẫn, bỏ lại đại nghiệp dang dở.
Có giỏi giang đến mấy mà nuôi lớn sự kiêu ngạo thì sớm muộn cũng đi tới thất bại. Chỉ có người biết khiêm cung nhẫn nại, kiềm chế ngạo khí, mới là đạo làm người đích thực. Kẻ mạnh thực sự không cần phải thể hiện ra ngoài, vì nó xuất phát từ nội tâm cứng cỏi và ý chí vững vàng sâu bên trong.
Tìm đọc thêm 💧 Làm Chủ Bản Thân 💧 là gì, dẫn chứng cụ thể