Tư Duy Là Gì, Đặc Điểm Của Tư Duy [15+ Ví Dụ Về Hay Nhất]

Tư Duy Là Gì, Đặc Điểm Của Tư Duy ❤️️ 15+ Ví Dụ Về Hay Nhất ✅ Gợi Ý Thêm Đến Các Bạn Độc Giả Những Câu Chuyện, Dẫn Chứng Cụ Thể Nhất.

Tư Duy Là Gì

SCR.VN chia sẻ đến bạn những thắc mắc xoay quanh câu hỏi ”Tư Duy Là Gì?” một cách cụ thể nhất sau đây:

– Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được hiểu là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống.

– Dưới góc độ tâm lý học, Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong, có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

SCR.VN gợi ý thông tin 📛 Trung Gian Là Gì 📛 chi tiết

Tư Duy Siêu Hình Là Gì

Tư Duy Siêu Hình Là Gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc quan tâm đến.

Tư duy siêu hình là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển.

Tư duy siêu hình làm cho con người chỉ nhìn thấy được những vật riêng biệt mà không thể thấy được sự liên quan qua lại giữa những sự vật ấy. Ngoài ra, cũng giúp con người chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không thể nhìn được những vật phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy. Chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật mà không thể nhìn thấy sự vận động của những sự vật ấy.

Chia sẻ đến bạn thông tin ✅ Đức Hạnh Là Gì ✅ ví dụ, dẫn chứng

Tư Duy Phát Triển Là Gì

Tư duy phát triển là tập hợp suy nghĩ, quan niệm và niềm tin rằng sự phát triển và tiềm năng của mỗi một con người là vô hạn. Bạn chỉ là “chưa đạt được” chứ không phải “không đạt được” một mục tiêu nào đó.

Tư Duy Phê Phán Là Gì

Tư duy phê phán là một tiến trình tư duy tích cực và thành thạo trong việc khái niệm hóa, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những tin tức thu nhận được từ sự quan sát hay do kinh nghiệm, suy niệm, lý luận, giao tiếp để hướng dẫn hành động và sự tin tưởng.

Sản Phẩm Của Tư Duy Là Gì

Sản Phẩm Của Tư Duy Là Gì? Tư duy mang đến cho con người những tri thức về thế giới và các sự vật, hiện tượng trong thế giới một cách gián tiếp. Từ đó giúp con người học hỏi, rèn luyện để có tri thức biết nhận viết vấn đề và cách giải quyết những vấn đề đó.

Cập nhật thêm thông tin 🌷 Đoàn Kết Là Gì 🌷 ngắn gọn

Các Loại Tư Duy

Ta có Các Loại Tư Duy như sau:

👉 Theo lịch sử hình thành (chủng loại và cá thể) và mức độ phát triển của tư duy:

  • Tư duy trực quan – hành động: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống bằng các hành động vận động có thể quan sát được. Loại tư duy này có cả ở động vật cấp
  • Tư duy trực quan – hình ảnh: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh.
  • Tư duy trừu trượng (hay tư duy từ ngữ – logic): là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sự sử dụng các khái niệm, các mối quan hệ logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ.

👉 Theo hình thức biểu hiện của nhiệm vụ tư duy và phương thức giải quyết nó, ta có:

  • Tư duy thực hành: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan dưới hình thức cụ thể và phương thức giải quyết là những hành động thực hành.
  • Tư duy hình ảnh cụ thể: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức một hình ảnh cụ thể và sự giải quyết nhiệm vụ được dựa trên những hình ảnh trực quan đã có.
  • Tư duy lý luận: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức lý luận và việc giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận.

👉 Theo mức độ sáng tạo của tư duy, ta có:

  • Tư duy angôrit: là loại tư duy diễn ra theo một chương trình, một cấu trúc logic có sẵn theo một khuôn mẫu nhất định. Loại tư duy này có cả ở người và máy.
  • Tư duy ơrixtic: là loại tư duy sáng tạo, có tính linh hoạt, không theo khuôn khổ mẫu cứng nhắc, có liên quan đến trực giác.

Đừng bỏ lỡ chia sẻ về 💧 Trung Hiếu Là Gì 💧 dẫn chứng cụ thể

Đặc Điểm Của Tư Duy

Rất nhiều bạn đọc thắc mắc rằng Đặc Điểm Của Tư Duy là gì. Hãy cùng đón đọc ngay những thông tin chi tiết dưới đây:

Tính “có vấn đề” của tư duy

Tính “có vấn đề” là đặc điểm quan trọng của tư duy. Không phải bất kì hoàn cảnh nào cũng xuất hiện tư duy. Thực tế, tư duy chỉ nảy sinh khi chúng ta gặp tình huống “có vấn đề”.

Đây là tình huống chưa có đáp án, nhưng đáp số đã tiềm ẩn bên trong hoặc tình huống chứa điều kiện giúp ta tìm ra đáp số. Lúc này, những hiểu biết cũ hay những phương pháp hành động cũ tuy còn cần thiết song đã không có đủ sức để giải quyết tình huống này. 

Tính gián tiếp của tư duy

Tư duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà  nhận thức một cách gián tiếp. Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết ở việc con người phải biết sử dụng ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, khái niệm, công thức, quy luật,…) và kinh nghiệm của bản thân vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát,…) để nhận thức được bản chất của sự vật, sự việc. 

Tính trừu tượng và khái quát của tư duy

Trừu tượng là việc con người dùng trí óc để giữ lại những yếu tố quan trọng cho tư duy, đồng thời gạt bỏ đi những thứ không cần thiết. Khái quát là dùng tri thức hợp nhất những đối tượng khác nhau vào trong cùng một nhóm, dựa trên những thuộc tính, đặc điểm giống nhau.

Trừu tượng và khái quát của tư duy có mối liên hệ mật thiết với mức độ cao, không có trừu tượng thì con người không thể bắt đầu tiến hành khái quát, có trừu tượng mà không có khái quát thì hạn chế về quá trình tiếp nhận sự hiểu biết về vấn đề, sự vật và hiện tượng,… 

Tư duy gắn liền với ngôn ngữ

Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng, là công cụ để diễn đạt kết quả của quá trình tư duy. Vì vậy, để chủ thể và người khác tiếp nhận kết quả của quá trình tư duy như dự đoán, khái niệm,… về các sự vật, sự việc thì cần phải có ngôn ngữ. 

Xem thêm thông tin 🌹 Lý Tưởng Sống Là Gì 🌹 ngắn hay

Ý Nghĩa Của Tư Duy

Xem thêm thông tin chia sẻ về Ý Nghĩa Của Tư Duy cụ thể dưới đây nhé!

  • Tư duy đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
  • Giúp con người nhận thức được quy luật khách quan, từ đó có thể dự đoán một cách khoa học xu hướng phát triển của các sự vật, sự việc, đồng thời có kế hoạch, phương pháp cải tạo hiện thực khách quan.
  • Ngoài ra, tư duy giúp con người thu thập, phân tích và sử dụng thông tin một cách hữu ích, đưa ra phương hướng phù hợp để giải quyết vấn đề và phát triển bản thân.

Những Biểu Hiện Của Người Có Tư Duy

Những Biểu Hiện Của Người Có Tư Duy được chia sẻ chi tiết sau đây:

  • Có thói quen tham khảo và tìm kiếm thông tin đa chiều
  • Thường xuyên tranh luận và đặt câu hỏi
  • Bị thu hút bởi cách thức hoạt động của mọi thứ
  • Có khả năng phân tích thông tin tốt trước khi ra quyết định
  • Không ngại thay đổi suy nghĩ
  • Luôn tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ và sáng tạo
  • Giao tiếp hiệu quả, không ngừng học hỏi

Gửi đến bạn thông tin 🍃 Lẽ Sống Là Gì 🍃 hay nhất

15 Ví Dụ Về Tư Duy Các Loại Logic Tiêu Biểu

Đừng vội bỏ qua 15 Ví Dụ Về Tư Duy Các Loại Logic Tiêu Biểu được SCR.VN tổng hợp ngay sau đây nhé!

Câu Chuyện Về Tư Duy – Mẫu 1

Một chàng trai mù đến chơi nhà một người thân, vì lúc anh ta ra về là trời tối nên người họ hàng tốt bụng thắp cho anh một chiếc đèn lồng để đi đường cho tiện. Người họ hàng nói: “Trời tối rồi, đường tối, cháu cầm theo cái đèn lồng đi cho đỡ tối!”.

Chàng trai mù nói: “Chú rõ ràng biết cháu mù, còn đưa cho cháu đèn lồng, chú đang trêu cháu đúng không”.

Người họ hàng nói: “Cháu tư duy như thế là rất hạn hẹp. Đường không chỉ có mình cháu đi, còn có nhiều người qua lại, cháu cầm đèn lồng, người khác nhìn thấy cháu, vậy thì họ sẽ không đụng phải cháu”.

Ví Dụ Về Tư Duy Phát Triển – Mẫu 2

3 người thợ xây đang xây một bức tường. Có người đi qua hỏi “Các anh đang làm gì vậy?”.

Người thứ nhất tức giận trả lời: “Không nhìn thấy à, xây tường.”

Người thứ hai mỉm cười nói: “Chúng tôi đang xây một tòa nhà cao tầng”.

Người thứ ba đang ở bên ngân nga, anh mỉm cười rạng rỡ, vui vẻ nói: “Chúng tôi đang xây một thành phố mới.”

10 năm sau, người thứ nhất đang xây một bức tường ở một công trình khác, người thứ hai ngồi trong văn phòng thiết kế công trình, anh trở thành một kĩ sư; người thứ ba là ông chủ của hai người kia.

Công việc trông có vẻ tầm thường trong tay bạn lúc này thực ra là sự khởi đầu của một doanh nghiệp lớn, nhận thức được điều này có nghĩa là bạn có thể tạo ra được một doanh nghiệp lớn.

Ví Dụ Về Tư Duy Thiết Kế – Mẫu 3

Cách đây vài năm, một tài xế xe tải đã cố gắng đi qua gầm cầu thấp. Nhưng anh ta đã thất bại – chiếc xe tải bị “kẹt cứng” dưới cầu, không thể vượt qua hay lùi ra ngoài. Hệ quả là giao thông bị tắc nghẽn hoàn toàn.

Khi chuyện này xảy ra, các nhân viên cứu hộ, kỹ sư, cứu hỏa và tài xế xe tải cùng tập trung lại để đề xuất và thương lượng các giải pháp khác nhau nhằm “giải cứu” chiếc xe bị mắc kẹt. Họ tranh luận về việc nên tháo dỡ các bộ phận của chiếc xe hay của cây cầu. Mỗi người đều đề nghị một giải pháp riêng dựa trên trình độ chuyên môn tương ứng của mình mà không đi đến kết luận chung cuộc nào.

Sau cùng, một cậu bé đi ngang chứng kiến cuộc tranh luận căng thẳng đã bình thản nói: “Sao không xả hơi ra khỏi lốp xe?” trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.

Ví Dụ Về Tư Duy Chiến Lược – Mẫu 4

Tư duy chiến lược nhạy bén tiêu biểu nhất có lẽ là chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai – ông Đoàn Nguyên Đức, mọi người vẫn quen gọi là Bầu Đức. Những năm đầu khởi nghiệp, ông chọn ngành gỗ và đồ nội thất từ gỗ.

Khi thấy thị trường phát triển nhu cầu nhà ở, cụ thể là căn hộ, ông đã hướng tập đoàn giảm đầu tư ngành gỗ, mở rộng sang bất động sản, gặt hái thành công to lớn. Hiện nay, khi nhu cầu lương thực đang là vấn đề nổi cộm được quan tâm trên thế giới thì ông đã hoàn thành xong mô hình nuôi heo ăn chuối, quy trình vận hành chuẩn, cung cấp chuối và thịt heo sạch ra thị trường ổn định, doanh thu vượt mốc 500 trăm tỷ đồng mỗi năm.

Ví Dụ Về Tư Duy Kinh Nghiệm – Mẫu 5

Nắm bắt yếu điểm của người khác, không việc gì là không thành công. Có một ông lão thích yên tĩnh. Nhưng khu vực xung quanh nhà ông luôn có trẻ em tới chạy chơi. Điều này khiến ông cảm thấy rất phiền phức.

Ông nghĩ ra một cách, ông gọi lũ trẻ lại và nói: “Chỗ ta vốn rất yên tĩnh. Cảm ơn các cháu đã tới khuấy động làm không khí thêm vui vẻ. Ta thưởng cho mỗi đứa 3 cây kẹo“. Lũ trẻ rất vui vẻ. Mỗi ngày đều tới đây chơi.

Vài ngày sau, ông chỉ cho mỗi đứa 2 cây kẹo, rồi 1 cây. Dần dần không còn cho chúng nữa. Lũ trẻ vừa buồn bực vừa giận dỗi nói: Bọn cháu không thèm tới đây góp vui cho ông nữa. Ông lão lại có lại được không gian yên tĩnh như mình mong muốn.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Sống Đẹp Là Gì 💕 chi tiết

Ví Dụ Về Tư Duy Sáng Tạo – Mẫu 6

A. đi mua thuốc lá, giá 29 đồng, nhưng anh ta không mua diêm, còn nói với người bán hàng rằng: “Nhân tiện tặng luôn một bao diêm nhé”, người bán hàng không đồng ý.

B. đi mua thuốc lá, thuốc lá 29 đồng, anh ta cũng không có bao diêm, nhưng anh ta nói với người bán hàng rằng: “Ông bớt cho tôi 1 đồng nhé”, người bán hàng đồng ý, vậy là anh ta dùng 1 đồng để mua bao diêm. Đây là hiệu ứng cận biên tâm lý đơn giản nhất.

Kiểu thứ nhất: Người bán hàng cho rằng mình chỉ kiếm được tiền ở một sản phẩm, còn sản phẩm khác thì không. Chỉ số cảm giác kiếm tiền là 1.

Kiểu thứ hai: Người bán hàng cho rằng mình kiếm được tiền ở cả hai sản phẩm, chỉ số cảm giác kiếm tiền là 2. Tất nhiên tâm lý sẽ có khuynh hướng nghiêng về loại thứ hai.

Cũng như vậy, kiểu tâm lý này thể hiện ở các chiêu mua 1 tặng 1 ngoài đời thường, khách hàng cho rằng mình không phải trả tiền cho một món đồ nào đó, nghĩa là mình hời, thực ra đều là hiệu ứng tâm lý cận biên đang tác quái

Trong cuộc sống, cùng một sự việc nhưng cách làm khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Vì vậy, con người sống ở đời, thay đổi góc suy nghĩ và phương thức tư duy là điều rất quan trọng.

Ví Dụ Về Tư Duy Ngược – Mẫu 7

Một thương nhân đã vay của Hassan 2000 đô, có viết giấy biên nhận đàng hoàng. Thế nhưng, gần tới ngày trả nợ Hassan bỗng phát hiện giấy nợ đã bị mất, việc này khiến ông hết sức lo lắng. Bởi lẽ ông biết, một khi giấy nợ không còn thì người vay có thể sẽ quỵt tiền.

Bạn của Hassan sau khi biết chuyện đã nói với ông rằng hãy viết thư gửi cho thương nhân kia, nói với anh ta rằng đến thời hạn thì phải trả 2500 đô mà anh ta đã vay.

Hassan nghe xong không hiểu: “Tôi mất giấy nợ rồi, giờ 2000 còn không biết có đòi được không, làm sao mà lại bảo anh ta trả 2500 được?”. Bạn của Hassan nói ông cứ làm theo mình, nhất định sẽ có hiệu quả.

Sau khi thư được gửi đi, Hassan rất nhanh nhận được thư phản hồi, người thương nhân vay tiền viết trong thư rằng: “Tôi vay ông 2000 đô chứ không phải 2500 đô, tới khi đó nhất định sẽ trả đúng hẹn”.

Đây chính là tư duy ngược, nó giống như một công cụ vậy, khi được sử dụng tốt, nó sẽ mở ra cánh cửa đến một thế giới mới.

Ví Dụ Về Tư Duy Chọn Lọc – Mẫu 8

Con gái: Mẹ ơi, con không muốn làm bài tập. Chúng thật nhàm chán.

Mẹ: Vậy, mẹ sẽ làm bài tập rồi con kiểm tra giúp mẹ nhé?

Con gái vui vẻ đồng ý: Vâng ạ.

Người mẹ làm xong “bài tập” rồi đưa con gái kiểm tra. Cô bé kiểm tra rất nghiêm túc và cẩn thận. Thậm chí còn giải thích cho mẹ những câu sai. Cô gái nhỏ không hiểu tại sao mẹ làm câu nào cũng sai nhưng vẫn rất hào hứng chữa bài. Cuối cùng bài tập đã hoàn thành. Cô bé cũng hiểu rõ hơn các kiến thức khi giải thích cho mẹ.

Chỉ cần thay đổi vị trí, khéo léo trong mọi chuyện sẽ đem lại kết quả khác biệt chứ không cần thúc ép, cố gắng đi theo con đường mòn.

Ví Dụ Về Tư Duy Ngắn Gọn – Mẫu 9

Chàng trai bị trộm điện thoại gần ga tàu. Anh liền nhờ một người bạn gửi tin nhắn vào di động: Anh ơi, tàu sắp rời bến rồi. Em có việc gấp không thể chờ anh được. Buổi trước em có nợ anh 20.000 tệ, nay em trả anh. Em để tiền vào tủ A21 ở ga tàu. Mã số là 1685 . Nửa giờ sau, kẻ trộm điện thoại bị bắt trước tủ A21 của nhà ga xe lửa.

Sử dụng tư duy ngược để đổi mới, nhiều vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng.

Đời người khó lường, ngược cảnh hay thất bại đều là chuyện thường tình. Điều quan trọng là bạn luôn phải giữ cho mình tâm thái lạc quan và tích cực, nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác, lật ngược lại vấn đề

Ví Dụ Về Tư Duy Ấn Tượng – Mẫu 10

Có một thanh niên đứng trên sân thượng có ý định muốn tự tử, rất nhiều người vây quanh khuyên nhủ.

Khi cảnh sát tới hỏi nguyên nhân, cậu thanh niên nói rằng cô bạn gái yêu suốt 8 năm đã bỏ cậu chạy theo đại gia, ngày mai cô ấy lên xe hoa rồi, cậu cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa.

Một ông lão đứng gần đó liền lên tiếng: “Vợ người khác ở với cậu suốt 8 năm, cậu còn muốn tự sát gì chứ?”. Cậu thanh niên nghĩ một lúc, cảm thấy rất đúng, liền cười một cái và bỏ ý định tự sát.

Cuộc sống có rất nhiều chuyện tưởng chừng như bế tắc, vô phương cứu chữa, nhưng nếu dùng tư duy ngược để suy nghĩ một chút, bạn sẽ nhận ra thực ra nó cũng chẳng khó khăn tới vậy. Thay đổi góc độ để suy nghĩ vấn đề, mọi chuyện có thể rõ ràng và thoáng đãng hơn rất nhiều.

Chia sẻ thông tin 🌹 Làm Chủ Bản Thân 🌹 là gì, dẫn chứng

Ví Dụ Về Tư Duy Đặc Sắc – Mẫu 11

Tích truyện “Tư Mã Quang đập vỡ chum” là một trường hợp tư duy ngược rất nổi tiếng. Tư Mã Quang là một nhà Sử học, một học giả nổi tiếng của Trung Quốc, đã từng làm chức Tể tướng dưới hai triều đại vua Tống. Từ nhỏ, ông đã bộc lộ trí thông minh hơn người và tài năng xuất chúng.

Một ngày nọ, Tư Mã Quang cùng bạn bè nô đùa, chơi trò chơi “trốn tìm” trong vườn hoa, mỗi người chạy một ngả để tìm chỗ trốn. Lúc đó, có một bạn nhỏ đã nhảy vào chum nước để trốn mà không hề biết trong chum chứa đầy nước.

Cậu bé bị sặc nước và kêu la thất thanh, các bạn chơi cùng vô cùng hoảng sợ, lo lắng nhưng không biết làm gì để cứu, duy chỉ có Tư Mã Quang là bình tĩnh suy nghĩ, cậu lấy đá đập chum nước để nước chảy hết ra, và cậu bé kia đã được cứu.

Nếu có người rơi xuống nước, tư duy thông thường của chúng ta là sẽ nghĩ ngay tới việc “cứu người ra khỏi nước”, nhưng Tư Mã Quang khi đối mặt với tình huống cấp bách, lại vận dụng tư duy ngược, cậu dứt khoát dùng hòn đá đập vỡ chum “để nước ra khỏi người”, cứu sống sinh mạng của cậu bé.

Ví Dụ Về Tư Duy Đỉnh Cao – Mẫu 12

Có hai hòa thượng sống ở hai ngôi chùa trên hai ngọn núi liền kề. Giữa hai ngọn núi có một con suối, hai hòa thượng mỗi ngày sẽ xuống suối lấy nước vào cùng một khoảng thời gian.

Cứ như vậy, 5 năm đã trôi qua. Bỗng một ngày, vị hòa thượng ở ngọn núi bên trái không xuống núi lấy nước, vị hòa thượng ở ngọn núi bên phải nghĩ: “Hay ông ấy ngủ dậy muộn” và không nghĩ ngợi gì nhiều. Sang tới ngày thứ hai, vị hòa thượng kia vẫn không đi lấy nước, ngày thứ 3 cũng vậy, cứ như vậy liền một tháng, vị hòa thượng còn lại bắt đầu nghĩ “hay ông ấy bệnh rồi.”

Vậy là ông trèo sang ngọn núi bên cạnh để thăm người bạn của mình. Khi trông thấy ông bạn đang tập thái cực quyền ở trong chùa, vị hòa thượng rất tò mò hỏi: “Đã 1 tháng liền ông không xuống núi lấy nước rồi, không lẽ ông không cần uống nước à?”, vị hòa thượng kia vừa chỉ vào một cái giếng vừa đáp: “5 năm nay, mỗi ngày sau khi tập quyền xong, tôi đều đào cái giếng này.”

Bây giờ, tôi có thể lấy nước trong giếng này mà không cần xuống núi nữa, và tôi có thể dành nhiều thời gian hơn cho thái cực quyền.

Ví Dụ Về Tư Duy Tích Cực – Mẫu 13

Ví dụ 1: Khi đi làm việc bị trù dập, không được trọng dụng (do phe cánh), thậm chí bị đuổi việc. Về phản ứng cơ bản của cảm xúc là buồn chán, bi quan, dẫn đến mất tự tin, yếm thế…nếu ta để nó ngự trị trong đầu dẫn đến ta trở thành con người buông xuôi tất cả, bạc nhược hoặc thỏa hiệp để an thân…đó là cách nghĩ tiêu cực.

Nhưng nếu ta tìm vài khía cạnh tích cực trong vấn đề này, ví dụ biết đâu đây lại là cơ hội cho mình có một khởi đầu mới, biết đâu nó giúp mình hoàn thiện kỹ năng và kiến thức hơn (nổ lực học tiếng Anh chẳng hạn). Khi tìm kiếm được nhiều khía cạnh tích cực nó mới giúp ta chuyển những bất lợi thành động lực, “biến đau thương thành sức mạnh”, và khi ta vượt qua nó biết đâu ta lại cám ơn những người đã từng đối xử không tốt với mình.

Ví dụ 2: Những người khởi nghiệp kinh doanh từ hai bàn tay trắng không ít lần đối diện với cảnh “chủ nợ dí”, không có tiền trả lương cho nhân viên …kinh doanh đầy những rủi ro mà ta không lường hết được. Nếu lâm vào cảnh này, ta mặc cảm, tự ti, cảm thấy vô dụng, lo sợ …dể dẫn đến trốn tránh, nói dóc…và cuối cùng là trốn nợ, sống một cuộc đời chui rúc như chuột.

Nhưng nếu ta nhìn vài khía cạnh tích cực, ví dụ chủ nợ chắc là không muốn ta chết, nhân viên không lúc nào cũng là những đứa “ăn cháo đá bát”…

Nếu nghĩ được như vậy, ta sẽ mời chủ nợ đến, nói hết cho họ nghe những khó khăn của ta, và cùng họ bàn 1 cách thức trả nợ, biết đâu ta tìm được vài cách gán nợ khá là đơn giản mà do khi bị lo sợ ức chế ta không thể nghĩ ra. Ta sẽ mời nhân viên đến, nói cho họ về những khó khăn, biết đâu ta nhận được vài đề xuất thay đổi tình hình kinh doanh mà ta không ngờ tới.

Ví Dụ Về Tư Duy Tiêu Cực – Mẫu 14

Một nhà văn trong chuyến công tác của mình vô tình gặp một người lái taxi và được nghe một câu chuyện vô cùng thú vị.

Khi nhà văn này vừa ngồi vào xe thì tài xế liền hỏi: “Ông có muốn uống gì không?”. Nhà văn vô cùng kinh ngạc: “Trên xe cũng phục vụ cả đồ uống sao?”

“Vâng, không chỉ có cà phê, trên xe còn nhiều loại đồ uống khác và còn có cả báo nữa” – người lái xe vừa cười vừa giới thiệu.

“Vậy một ly cà phê nóng thì sao?” – nhà văn hỏi.

Người lái xe liền rót một ly cà phê nóng từ chiếc bình giữ nhiệt để ở bên cạnh và đưa cho nhà văn, kèm theo một danh sách các loại báo cho nhà văn chọn lựa.

Lát sau người lái xe lại ân cần hỏi nhiệt độ trên xe đã vừa chưa, nơi cần đến có phải đi bộ xa không. Nhà văn cảm thấy vô cùng ấm áp và kỳ lạ.

Người lái xe trả lời: “Trước đây, khi mới bắt đầu công việc này, xe của tôi không hề có những dịch vụ như thế này, tôi cũng giống như những người khác, hay than vãn, than vãn về thời tiết khó chịu, về đồng lương ít ỏi, hay về tình trạng kẹt xe hàng ngày.

Rồi một ngày, tôi vô tình nghe được trên radio một câu chuyện và nó đã làm thay đổi cách nghĩ của tôi. Đó là chương trình giới thiệu về một cuốn sách mới mà trong cuốn sách đó có đề cập đến một quan điểm rất hay về việc ngừng than vãn, thành công sẽ đến với bất kỳ ai.”

“Tôi bất chợt nhận ra rằng, tất cả những gì tồi tệ đang xảy ra với mình đều do mình tạo ra. Và rồi tôi quyết định thay đổi. Năm đầu tiên, tôi cười với tất cả hành khách và thu nhập của tôi tăng lên một bậc. Năm thứ hai, tôi quan tâm đến tất cả những cảm xúc buồn vui hờn giận của hành khách và an ủi họ, thu nhập của tôi lại tiếp tục tăng lên.

Năm thứ ba, cũng chính là năm nay, tôi biến chiếc xe của tôi thành một chiếc xe taxi với những dịch vụ năm sao, và bây giờ hành khách phải gọi điện đặt trước nếu muốn đi xe của tôi. Ngài chỉ là hành khách mà tôi tiện đường đón thôi.”

Câu chuyện của người lái taxi đã khiến cho nhà văn vô cùng kinh ngạc và nhận ra là mình đã than vãn quá nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Ông đã viết câu chuyện này thành sách, rất nhiều độc giả đã làm theo và nhận thấy cuộc sống của mình đã thay đổi rất nhiều.

Dẫn Chứng Về Tư Duy Cụ Thể – Mẫu 15

Đổi góc độ suy nghĩ vấn đề, kết quả sẽ khác nhau rất nhiều. Có một người giàu, mỗi lần ra khỏi nhà đều sợ bị mất trộm. Anh ta muốn mua một chú chó về trông nhà. Nhưng lại sợ cho chó ăn thì tốn tiền.

Sau thời gian dài đắn đo suy nghĩ, anh ta nghĩ ra được một cách: Trước khi ra khỏi nhà, anh ta bỏ pass wifi đi, để thành free wifi. Sau đó yên tâm ra khỏi nhà.

Kể từ ngày đó, ngày nào cũng có mười mấy người đứng trước cửa nhà anh ta bắt wifi miễn phí. Ngôi nhà trở nên rất an toàn và người đàn ông giàu có cũng không còn phải lo lắng nữa.

Tìm hiểu thêm 💚 Tử Tế Là Gì 💚 dẫn chứng cụ thể

Viết một bình luận