Trung Hiếu Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 10+ Ví Dụ Về Trung Hiếu Hay ✅ Cùng SCR.VN Tìm Hiểu Về Đức Tính Tốt Đẹp Này Qua Những Mẫu Câu Chuyện Bên Dưới.
Trung Hiếu Là Gì
Chắc hẳn mọi người ai cũng biết đến hai chữ “Trung Hiếu” nhưng đã thực sự hiểu rõ hết về cụm từ này? Cùng SCR.VN tìm hiểu sâu hơn về Trung Hiếu Là Gì qua bài viết hôm nay nhé.
Trung Hiếu là 2 phẩm chất quan trọng trong đạo đức của con người mà bất kỳ cha mẹ nào cũng mong muốn có ở con cái của mình.
- Trung: Có nghĩa là trung thành một lòng, trước sau vẹn toàn như một dù có khó khăn đến đâu cũng quyết tâm không từ bỏ.
- Hiếu: Tức là hiếu thảo, hiếu thuận là quan tâm, chăm sóc và đối xử tốt với những người đã có công sinh thành dưỡng dục.
Ở thời đại phong kiến kẻ làm tôi phải trung thành với vua, với chủ; con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, còn ngày này bên cạnh những ý đó thì còn được vận dụng vào những giá trị đạo đức mới rộng lớn hơn như “Trung với nước, hiếu với dân.”
Cùng SCR.VN tìm hiểu thêm về 📛 Lòng Hiếu Thảo 📛
Trung Với Nước Hiếu Với Dân Là Gì
Tiếp theo SCR.VN sẽ giải đáp cho bạn câu Trung Với Nước Hiếu Với Dân Là Gì?
Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “trung với nước” có nghĩa là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
Còn về “hiếu với dân”, theo Hồ Chí Minh, hiếu với dân không phải chỉ là hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc, vì “nước lấy dân làm gốc”, dân là “gốc” của nước.
“Dân là con nước, nước là mẹ chung”, là nước của dân, của toàn dân tộc chứ không phải của riêng ai, và chính mỗi người dân là những “chủ nhân” của đất nước. Mối quan hệ nước-dân, dân-nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhau trong một thể thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Những Biểu Hiện Của Trung Hiếu
Dưới đây là những biểu hiện của một người có đức tính trung hiếu.
- Đối với đất nước:
- Luôn luôn yêu nước, luôn cố gắng đóng góp sức lực để góp phần làm cho đất nước thêm phồn thịnh.
- Sẵn sàng ra sức bảo vệ đất nước khi đất nước cần
- Trung thành với Đảng, tuân theo mọi đường lối mà Đảng đề ra.
- Đối với ông ba, cha mẹ
- Biết thương yêu, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ
- Chăm sóc, hiếu kính với cha mẹ, ông bà
- Luôn cố gắng để trở thành một người tốt, sống có ích,là niềm tự hào của gia đình.
SCR.VN chia sẽ bạn một số 🍒 Dẫn Chứng Về Lòng Hiếu Thảo 🍒 [HAY NHẤT]
Ý Nghĩa Của Trung Hiếu
Trong cuộc sống, đức tính trung hiếu chính là một trong những đức tính quý báu cần có ở mỗi người, trung hiếu được xem là thước đo chuẩn mực của mỗi công dân tốt của đất nước Việt Nam.
10 Ví Dụ Về Trung Hiếu Hay Nhất
Sau đây SCR.VN chia sẽ đến bạn 10 Ví Dụ Về Trung Hiếu Hay Nhất, đây là những tấm gương sáng mà bạn có thể noi theo.
Câu Chuyện Về Trung Hiếu Của Nguyễn Trãi – Mẫu 1
Nguyễn Trãi là tấm gương trung hiếu vẹn toàn trong lịch sử nước ta. Khi cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt, Nguyễn Trãi đi theo cha đến ải Nam Quan. Nguyễn Phi Khanh khuyên con trở về, mưu nghiệp lớn chống Minh. Nghe lời cha dặn, Nguyễn Trãi nếm mật nằm gai, bày mưu tính kế, góp phần quan trọng giúp nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi. Câu chuyện của ông dạy người trẻ rằng, nỗ lực thành công cũng là cách đền đáp cha mẹ.
Nguyễn Phi Khanh sinh năm Bính Thân 1356 tại làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn (sau đổi thành Phượng Nhãn), lộ Lạng Giang (ngày nay thuộc Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Tên thật là Nguyễn Ứng Long, lớn lên rời quê đến làng Ngọc Ổi, huyện Trường Phúc, châu Thượng Phúc, lộ Đông Đô, xứ Sơn Nam Thượng (ngày nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội)
Nguyễn Phi Khanh xuất thân nghèo khổ, nhưng có tài, ông nổi tiếng là hay chữ, nên được quan Tư đồ Trần Nguyên Đán (1326 – 1390) cho mời đến tư dinh làm gia sư kèm cặp con gái trong nhà. Có lẽ thầy đồ Nguyễn Ứng Long không lớn tuổi hơn cô học trò Trần Thị Thái, do đó trong lúc nghe giảng bài, có lần cô mới dám làm thơ quốc âm để trêu ghẹo thầy. Chuyện này cũng là lẽ thường tình, thầy trò cùng đang độ tuổi thanh xuân, nên tỏ ra quyến luyến cũng là điều dễ hiểu, mối quan hệ này ngày càng khăng khít, chẳng bao lâu cô học trò Trần Thị Thái có mang, Nguyễn Ứng Long sợ tai họa ập xuống đầu, nên liền bỏ trốn.
Quan Tư đồ Trần nguyên Đán biết chuyện này, liền cho người tìm Nguyễn Ứng Long về và gả con gái cho. Cảm kích trước thái độ hào hiệp của bố vợ, Nguyễn Ứng Long ngày càng ra sức học tập, và đến khoa thi năm đó, khoa thi năm Giáp Dần 1374, Nguyễn Ứng Long thi đỗ Thái Học Sinh (Tiến sỹ), nhưng do quy định khắt khe của triều đình nhà Trần, con nhà thường dân mà lấy con gái của hoàng tộc thì không được trọng dụng.
Dù có tài năng nhưng không được vua Trần Duệ Tông (1336 – 1377) trọng dụng, nên Nguyễn Ứng Long liền trở về quê nhà dạy học ở làng Ngọc Ổi, sau này học trò ở làng Ngọc Ổi nhớ ơn ông nên mới đổi tên làng là Nhị Khê (hiệu của Nguyễn Ứng Long). Đến năm Canh Thân 1380, mối tình giữa Nguyễn Ứng Long với tiểu thư Trần Thị Thái, sinh người con thứ hai đặt tên Nguyễn Trãi.
Năm Ất Sửu 1385, Hồ Quý Ly bắt đầu chuyên quyền, quan Tư đồ Trần Nguyên Đán liền cáo quan và đưa cả Trần Thị Thái cùng Nguyễn Trãi về ở động Thanh Hư, núi Côn Sơn (ngày nay thuộc Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Đến Năm Canh Ngọ 1390 khi Trần Nguyên Đán và Trần Thị Thái đều mất thì Nguyễn Trãi mới trở về làng Nhị Khê ở với cha là Nguyễn Ứng Long.
Năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế (1396 – 1400), tự lập ra vương triều nhà Hồ, nhà Hồ cũng kén chọn nhân tài ra giúp nước. Nguyễn Ứng Long lúc đó mới đổi tên là Nguyễn Phi khanh ra làm quan với nhà Hồ, cũng trong năm đó, con ông là Nguyễn Trãi cũng thi đỗ Thái Học Sinh (Tiến sỹ) và cả hai cha con Nguyễn Phi Khanh đều làm quan cho triều đại nhà Hồ.
Năm Đinh Hợi 1407, cuộc kháng chiến chống quân nhà Minh xâm lược của vua tôi nhà Hồ bị thất bại, vua tôi nhà Hồ bị bắt giải về Trung Quốc. Bấy giờ Phi Khanh tuổi đã già yếu, buồn vì nỗi nhà tan nước vỡ, thân mình là một kẻ tù, trong lòng chua sót, và biết mình chẳng thể sống được bao lâu.
Khi bị giải đến Nam Quan, ngoảnh mặt lại thấy hai con là Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Hùng vẫn lõng thõng đi theo xe tù, ai nấy thương cha đều khóc đỏ ngầu cả hai mắt. Nguyễn Phi Khanh vốn biết người con lớn của mình là Nguyễn Trãi chí độ khác thường, sau này tất có thể làm nên rạng vẻ cho nhà, cho nước. Bấy giờ vẫy Nguyễn Trãi lại, thừa lúc váng vẻ khẽ bảo rằng:
– Ta già rồi, chết cũng không còn hối hận gì nữa. Duy bình sinh ta rất ưa thích sơn thuỷ núi Bái vọng ở chốn cố hương. Vậy để một mình em con đi theo ta, hễ ta có chết thì nó nhặt lấy xương, đem về chôn ở núi ấy là đủ rồi. Còn con, ta khuyên con nên trở về.
– Con là người có học có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới chính là đại hiếu. Lọ là phải cứ đi theo cha, khúc ngút ngát như đàn bà ấy mới là hiếu sao!
Trãi nghe lời cha nói rất phải, từ tạ quay về, để một mình người em Phi Hùng theo cha đi sang Trung Quốc.
Nguyễn Phi Khanh sang đến đất Tàu, chưa bao lâu chết ở bên ấy. Phi Hùng theo lời cha dặn, chờ đợi ở Tàu mấy năm rồi thu thập hài cốt của cha đem về táng ở núi Bái vọng, để cha được thoả nguyện ao ước trong lúc sinh bình.
Còn Nguyễn Trãi đã nghe theo lời cha, từ tạ cha và em và trở về Đông Quan (Thăng Long), sau này Nguyễn Trãi đã tìm cách trốn vào vùng đất Lam Sơn (Thanh Hóa) giúp Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, và cuối cùng đã giành được thắng lợi, giành lại độc lập cho dân tộc, trở thành khai quốc công thần của triều Hậu Lê, anh hùng giải phóng dân tộc.
Cái hiếu lớn nhất của người Việt Nam chính là hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nguyễn Phi Khanh đã dạy con mình là phải có hiếu với ông bà cha mẹ, cho nên khi Nguyễn Phi Khanh bị bắt, Nguyễn Trãi định theo hầu cha, nhưng Nguyễn Phi Khanh bảo con mình là phải biết yêu nước, lấy tổ quốc làm trọng: “con là người có học, có tài, nên quay về tìm cách rửa nhục cho đất nước, trả thù cho cha, như thế mới là báo hiếu, đâu phải cứ theo khóc lóc là báo hiếu sao”?
SCR.VN tặng bạn 1001 ❣️ Thành Ngữ Tục Ngữ Nói Về Sự Hiếu Thảo Của Con Cái Với Cha Mẹ ❣️[BẤT HỦ]
Dẫn Chứng Về Trung Hiếu Hay Nhất – Mẫu 2
Trương Đỗ – người xã Thanh Giang (Thanh Miện) là một nhà khoa bảng tài, đức vẹn toàn. Ông nổi danh sử Việt với ba lần dâng sớ can gián vua Trần Duệ Tông không đem quân đi đánh Chiêm Thành.
Trương Đỗ là một vị quan thanh liêm, tận tụy, mẫn cán, trung quân, ái quốc, ba lần dâng sớ can gián vua Trần Duệ Tông không đem quân đi đánh Chiêm Thành nổi danh sử Việt. Không chỉ vậy, Trương Đỗ còn là một người con rất có hiếu với cha mẹ, là tấm gương sáng cho đời sau noi theo.
Theo sách “Những tấm gương hiếu thảo thời xưa”, Trương Đỗ người làng Phù Đái, huyện Đồng Lại, nay là thôn Phù Tải, xã Thanh Giang (Thanh Miện). Sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ Trương Đỗ đã học rất giỏi, có tiếng là văn võ song toàn.
Năm 15 tuổi, Trương Đỗ lên trọ học ở nhà một người quen tại phường Nghi Tàm, thành Thăng Long. Thời gian này, Trương Đỗ làm gia sư dạy học cho con cháu chủ nhà để được miễn tiền ăn ở nhưng vẫn tranh thủ làm các công việc khác như hái dâu, tỉa cây, bủa lưới để kiếm thêm tiền hằng tháng gửi về quê phụng dưỡng cha mẹ.
Một lần đi học, gặp các quan Bộ Binh đang tập bắn cung, hầu hết bắn trượt, Trương Đỗ đứng xem, phì cười. Người tướng quân chỉ huy không hài lòng, gắt hỏi: “Ngươi có bắn trúng được không mà dám cười bọn ta?”. Trương Đỗ đáp: “Bắn trúng thì có khó gì”. Trương Đỗ bắn ba phát trúng cả ba. Mọi người đều trầm trồ khâm phục. Tướng quân kinh ngạc, muốn nhận Trương Đỗ làm con nuôi nhưng ông từ chối.
Đến đời vua Trần Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Khánh (1330 – 1372), Trương Đỗ thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ), làm quan tới chức Ngự sử đài tư giám đồng úy tự khanh Trung đô phủ tổng quản, thường gọi là Ngự sử đại phu. Khi xây dựng được nơi ăn chốn ở, ông liền về quê đón cha mẹ lên kinh thành để con cháu có điều kiện chăm sóc.
Ở triều ông làm việc tận tụy, mẫn cán, được tiếng khen là cẩn thận, liêm khiết. Đại Việt sử ký toàn thư – Bản in nội các quan bản, mộc bản khắc năm Chính Hòa 18 (năm 1697), Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2010 có viết về ông: “Trương Đỗ là người thẳng thắn, không bè đảng, phóng khoáng, có chí lớn… Ông làm quan trong sạch, nghèo túng, không gây dựng điền sản, con cháu nối đời làm quan cũng có tiếng nghèo mà trong sạch”.
Tháng 7 năm Bính Thìn (1376), vua nước Chiêm Thành là Chế Bồng Nga thường xuyên đem quân quấy phá nước ta. Vua Trần Duệ Tông quyết định thân chinh đem quân đi đánh dẹp. Trương Đỗ thấy dụng binh chưa lợi, liền dâng sớ can ngăn rằng: “Chiêm Thành chống lệnh, tội cũng chưa đáng phải giết, song nó ở tận cõi tây xa xôi, núi sông hiểm trở, nay bệ hạ vừa mới lên ngôi, đức chính, giáo hóa chưa thấm nhuần được tới phương xa, nên sửa sang văn đức khiến nó tự đến thuần phục. Nếu nó không theo, sẽ sai tướng đi đánh cũng chưa muộn”.
Lời sớ của quan Ngự sử đại phu Trương Đỗ rất thống thiết nhưng ý vua không thay đổi.
Tháng 9 và tháng 11 cùng năm ấy, Trương Đỗ lại dâng lá sớ thứ hai và thứ ba, phân tích hết điều lợi, điều hại, vua Trần Duệ Tông vẫn bỏ qua không nghe và lệnh cho các tướng dẫn 12 vạn quân nam tiến.
Ngày 23 tháng giêng năm Định Tỵ (1377), vua Trần Duệ Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Chế Bồng Nga sai một viên quan nhỏ tên là Thu Bà Ma đến giả đầu hàng, nói dối là Chế Bồng Nga đã trốn đi, chỉ còn lại thành không, nên nhanh tiến quân, chớ để lỡ cơ hội.
Lúc bấy giờ, đại tướng quân của vua Trần cũng can rằng: “Cổ nhân có nói: Lòng giặc khó lường, thần xin bệ hạ hãy xét kỹ lại”. Vua không nghe, rồi ào ạt tiến quân, nhưng cánh quân ở phía trước và phía sau hoàn toàn cách biệt, giặc thừa thế xông ra đánh chặn. Vào giờ Tý ngày 24 tháng giêng, quan quân tan vỡ, Trần Duệ Tông cùng các tướng sĩ đều tử trận. Thừa cơ triều đình lộn xộn, tháng 6 năm đó Chiêm Thành lại đem quân vào đánh nước ta.
Đối với Trương Đỗ, sau ba lần dâng sớ can vua không được, ông treo mũ từ quan về quê dạy học, tự sản, tự cấp để phụng dưỡng cha mẹ.
Trương Đỗ chăm sóc cha mẹ già từ việc ăn ngủ hằng ngày đến thuốc thang khi đau ốm. Ông và con cái thường ăn cơm độn, dưa cà là chính, dành gạo ngon, thức ăn ngon cho cha mẹ. Thức ăn nuôi cha mẹ bữa thì thịt tươi, cá tươi, bữa thì chả chim. Hết thì ông cầm cần, cầm nỏ đi tìm vì ông có tài buông câu bắn nỏ. Trương Đỗ phụng cha mẹ già tròn đạo hiếu. Khi cha mẹ tạ thế, ông rất đau buồn, ghi lại những bài văn, những câu đối điếu, ai nghe cũng rơi nước mắt.
Tấm Gương Về Trung Hiếu Tiêu Biểu – Mẫu 3
Những ngày tháng 10 năm 2015, người ta khó có thể nào quên được hình ảnh một cô bé mới chỉ có 9 tuổi ngược xuôi nơi hành lang bệnh viện Bạch Mai để lấy cơm, chăm sóc cho người cha của mình. Cô bé ấy tên là Tô Thị Bích Ngọc, đang học lớp 4, ở Ý Yên, Nam Định.
Nhà có hai anh em, mẹ lại bị tâm thần, người anh đang học lớp 8 phải làm thêm ở chợ để lấy tiền đong gạo hàng ngày cho cả nhà. Còn em thì xin nghỉ học theo lên Hà Nội chăm sóc cha mình bị xơ gan, sỏi niệu quản. Mọi việc ông đều cần đến sự giúp đỡ của con gái mình.
Ấy vậy nhưng lúc có thời gian, em lại mang sách ra hành lang ngồi đọc, em luôn hi vọng cha sớm khỏe mạnh, khát khao được quay trở lại trường học, tiếp tục ước mơ của mình.
Đừng quên dành những lời ngọt ngào dành cho bố mẹ với 1001 👉 Stt Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ Hay Nhất
Ví Dụ Về Trung Hiếu Ấn Tượng – Mẫu 4
Từ lúc chào đời Lan đã không biết mặt bố, cô bé cứ thế lớn lên trong trong ngôi nhà xập xệ, dột nát của bà ngoại ở thôn Toán Thọ, xã Thiệu Toán (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa). Ngay từ những ngày đầu vào tiểu học, cô bé cứ hết giờ học ở trường là chạy về phụ giúp việc nhà, chăm sóc mẹ bệnh tâm thần.
Lên 10 tuổi, Lan đã quen với việc đồng áng, chịu thương chịu khó làm ruộng với gia đình bác trai (anh trai mẹ) để kiếm gạo ăn. Hết mùa cấy, mùa gặt lúa, người dân địa phương lại thấy Lan đi khắp làng trên xóm dưới hoặc đến xã khác để lượm ve chai bán lấy tiền dành dụm mua thuốc cho mẹ, bà ngoại lúc ốm đau.
Nhiều hôm đi học về không thấy mẹ ở nhà, biết là mẹ lại phát bệnh đi lang thang, Lan hớt hải chạy khắp làng tìm mẹ trong nước mắt lưng tròng. Giờ 13 tuổi, Lan đã là lao động chính trong gia đình, hằng ngày lo cho bà ngoại gần 90 tuổi và người mẹ bệnh tật từng bữa cơm, giấc ngủ.
Tuy cuộc sống nhọc nhằn nhưng Lan chưa bao giờ có ý định bỏ học.
Em tâm sự: “Tuổi thơ của em thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Những lúc vui buồn em đều không có bố, còn mẹ thì mắc bệnh tâm thần nên không thể tâm sự hay chia sẻ. Tương lai của em sẽ còn nhiều vất vả, nhưng em quyết tâm sẽ học xong đại học để sau này có điều kiện nuôi bà, nuôi mẹ lúc tuổi già…”.
Ví Dụ Về Trung Hiếu Ngắn Hay – Mẫu 5
Vào thời nhà Tống, có một học giả tên là Hoàng Đình Kiên, mặc dù ông làm chức quan rất to. Nhưng hàng ngày, khi về nhà đều nhất định phải tự tay rửa bô cho mẹ. Cho dù người ở có nhiều đi nữa, thì việc này ông cũng không muốn để họ làm.
Từ đây, chúng ta có thể cảm nhận được, Hoàng Đình Kiên luôn nhớ đến ơn đức sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. Giả sử mỗi ngày mà không giúp mẹ làm những việc này, trong lòng lại không thoải mái. Cho nên, có cha mẹ để phụng dưỡng, trong lòng rất yên tâm; có cha mẹ để phụng dưỡng, đó chính là phúc đức lớn nhất.
Ví Dụ Về Trung Hiếu Đặc Sắc – Mẫu 6
Gia Linh (lớp 11, Trường THPT Hồng Bàng) vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nên có cuộc sống sung sướng như một nàng công chúa. Thế nhưng, khi Gia Linh 13 tuổi, kinh tế gia đình trở nên khó khăn vì ba vướng vào cá độ.
Gia Linh kể “Khi mình 13 tuổi đã xảy ra một biến cố. Ba mình bắt đầu vướng vào cá độ đá banh và bán hết nhà cửa, xe cộ. Sau đó, gia đình mình chuyển vào một căn nhà rất nhỏ và mình không chấp nhận được sự thật này. Lúc đó mình thật sự ghét ba và dùng những lời nói không hay với ba nhưng bây giờ suy nghĩ lại mình cảm thấy rất hối hận”.
Nhận thức được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Gia Linh đã quyết định đi làm thêm để phụ giúp gia đình. Nhưng cũng vì như vậy, ba của Gia Linh quyết tâm lấy lại những gì đã mất từ hai bàn tay trắng. Cuộc sống hiện tại đã khá giả hơn nhiều.
SCR.VN Tặng bạn Chùm 💋 Thơ Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ 💋 [HAY NHẤT]
Ví Dụ Về Trung Hiếu Của Mẫn Tử Khiên – Mẫu 7
Thời Xuân Thu, có người con hiếu thảo tên là Mẫn Tử Khiên. Mẹ cậu mất sớm, cha lại lấy mẹ kế, và sinh được hai người em. Mẹ kế đối xử với cậu không tốt, thường xuyên ngược đãi cậu. Một mùa đông, mẹ kế dùng bông lau may áo cho cậu, nhưng lại may cho hai người em lại là áo bông.
Áo máy bằng bông lau xem ra rất dày dặn, nhưng lại không giữ ấm. Vừa lúc cha cùng cậu đi xa, và bảo cậu đánh xe ngựa. Vì trời quá lạnh, gió lạnh từng hồi, quần lại không đủ ấm, cho nên cậu lạnh đến nỗi phát run. Cha cậu nhìn thấy bèn rất tức giận, áo mặc đã dày thế này rồi sao còn phát run nữa, liệu có phải cố ý bêu xấu mẹ kế không?
Vào lúc tức giận, ông liền lấy roi rút là quất Mẫn Tử Khiên. Kết quả là, khi roi vừa vút xuống, áo liền rách, bông lau bay ra, lúc này người cha mới hiểu, thì ra là mẹ kế ngược đãi đứa con của mình, cho nên rất tức giận. Khi về đến nhà liền đuổi người mẹ kế đi.
Mẫn Tử Khiên đối với mẹ kế vẫn một mực chân thành. Lúc này chỉ có mỗi suy nghĩ, quỳ xuống nói với cha mình “Cha ơi, cha đừng đuổi mẹ kế đi, bởi vì, mẹ còn thì một con lạnh, mẹ đi ba con cô quạnh. Khi có mẹ, chỉ có một mình còn chịu lạnh, nếu mẹ mà đi rồi, con và hai em đều chịu đói,chịu lạnh ạ”.
Đến lúc này, lòng hiếu thảo tột cùng của Mẫn Tử Khiên không hề giảm, hơn nữa lại nghĩ cho sự an vui của anh em và gia đình. Tấm lòng chân thành này đã làm cha cậu xuôi giận, sự chân thành này cũng làm cho mẹ kế của cậu có lòng hổ thẹn.
Tấm lòng hiếu thảo chân thành này của Mẫn Tử Khiên đã chuyển quá duyên xấu của gia đình, mà làm cho gia đình từ đây hạnh phúc, an vui. Cho nên, “Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt”. Chúng ta phải luôn luôn nghĩ rằng “Đức chưa tu” thì “Cảm chưa đến”, sự chân thành có thể không làm mất mát, mà còn đem lại sự quan tâm chăm sóc.
Ví Dụ Về Trung Hiếu Đầy Cảm Xúc – Mẫu 8
Cô bé Trịnh Thị Lan ở thôn Toán Thọ, xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa dù còn nhỏ nhưng đã bươn chải chăm sóc mẹ và bà ngoại của mình. Em sinh ra đã không biết mặt cha, còn mẹ em bị bệnh tâm thần. Khi học Tiểu học, tan học là em lại vội chạy về làm việc nhà, chăm sóc mẹ.
Hai mẹ con sống cùng với bà ngoại trong căn nhà xập xệ, dột nát. 10 tuổi, em đã bắt đầu làm công việc đồng áng, hết cấy gặt giúp người ta để kiếm gạo ăn đến lượm ve chai khắp nơi để kiếm tiền mua thuốc chăm sóc cho bà ngoại gần 90 tuổi và mẹ mình.
Em chăm sóc mẹ cẩn thận từng li từng tí. Có những lúc mẹ phát bệnh đi lang thang, em vội vàng đi tìm mà nước mắt lưng tròng. Cho đến giờ, 13 tuổi, Lan trở thành lao động chính trong gia đình. Vất vả cực nhọc là thế ấy nhưng em chưa bao giờ có ý định từ bỏ việc học của mình cả, vẫn luôn rất cố gắng trong học tập và trong cả cuộc sống.
Tiết lộ bạn 🍓 Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Lòng Yêu Nước 🍓 Ý Nghĩa
Ví Dụ Về Trung Hiếu Của Vua Tự Đức Triều Nguyễn – Mẫu 9
Vua Tự Đức là vị vua duy nhất sẵn sàng dâng doi cho mẹ đánh đòn trong sử Việt. Ông sẵn sàng để mẹ phạt roi khi mắc lỗi, suốt 36 năm trị vì đất nước, ông rất coi trọng bổn phận làm con với mẹ là Hoàng thái hậu Từ Dụ.
Trong gia đình Việt ngày xưa, con cái luôn hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ chu đáo. Vua Tự Đức là một trong những tấm gương hiếu thảo được lịch sử ca ngợi. Nhà vua đặt cho mình lịch ngày chẵn trong tháng sẽ cùng đoàn tùy tùng vấn an sức khỏe mẫu hậu của mình.
Ví Dụ Về Trung Hiếu Của Mạnh Tông – Mẫu 10
Thời xưa, có rất nhiều người con hiếu thảo, dù không được cha mẹ căn dặn, nhưng vẫn cảm nhận được nhu cầu của cha mẹ mà chủ động đi làm. Vào thời Tam Quốc, có người con hiếu thảo tên là Mạnh Tông, mọi người có thể được nghe câu chuyện “Mạnh Tông khóc măng”.
Mẹ Mạnh Tông bị ốm, sức khỏe suy nhược, trong thời gian rất dài không ăn được thứ gì, bỗng nhiên bà thích ăn canh nấu măng. Mạnh Tông nghĩ, mẹ thích ăn canh măng, nếu không được ăn nhất định sẽ rất buồn. Nhưng mùa đông thì đâu thể có măng?
Cậu liền vào rừng trúc và ôm lấy cây trúc mà khóc lóc thảm thiết, không biết phải làm sao. Người xưa có câu, “có tâm chí thành, đến núi cũng phải lở”, tấm lòng hiếu thảo tuyệt đối này của cậu đã làm cảm động cây trúc, cho nên mặt đất bỗng mọc ra những củ măng tươi non. Cậu vui mừng khôn xiết, liền hái măng mang về nấu canh cho mẹ ăn. Mẹ ăn xong canh măng, bệnh liền khỏi.
Chia sẽ bạn top Bài 🏵 Nghị Luận Về Lòng Yêu Nước 🏵 hay nhất dành cho bạn nào muốn tham khảo