Đức Hạnh Là Gì, Biểu Hiện Của Đức Hạnh, 11+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Tiêu Biểu. SCR.VN Chia Sẽ Những Tấm Gương Nói Về Hiếu – Trung – Tín – Lễ – Nghĩa – Liêm – Sỉ Nổi Bật Nhất.
Đức Hạnh Là Gì ?
Đức hạnh là những phẩm chất tốt đẹp và cao quý của con người, thể hiện qua hành động, lời nói và cách sống. Đây là những tiêu chuẩn đạo đức giúp con người sống một cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc
- Chữ “Đức” ở đây được hiểu nghĩa là “Đạo Đức”,
- Chữ “Hạnh” nghĩa là thường xuyên thực hành không lỡ bỏ.
Một số đức hạnh quan trọng:
- Hiếu thảo: Sự biết ơn và tôn trọng đối với cha mẹ và người lớn tuổi.
- Hiền lành: Sự nhân hậu, tốt bụng và biết tha thứ.
- Chăm chỉ: Sự cần cù, siêng năng và có trách nhiệm trong công việc.
- Dũng cảm: Sự can đảm và quyết tâm vượt qua khó khăn.
- Tình yêu: Sự yêu thương, quan tâm và chia sẻ với người khác
Đức Hạnh là một mẫu mực về hành động, ý nghĩa dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức, những việc làm tốt lành,phù hợp với Đạo làm người bao gồm có sự trinh khiết và thanh sạch [về mặt đạo đức]. Hay nói cách khác đức hạnh là nết tốt, tính tốt trái nghĩa với Tệ nạn hay là Tính xấu.
Đức hạnh không chỉ giúp cá nhân hoàn thiện bản thân mà còn góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Cùng SCR.VN tìm hiểu 💌 Trung Hiếu Là Gì, Biểu Hiện 💌
Ý Nghĩa Của Đức Hạnh
Vậy người sống có đức hạnh sẽ có ý nghĩa như thế nào?
Đức hạnh là phẩm chất cao quý trong tâm hồn con người luôn là một mục tiêu mà chúng ta vươn tới, làm chúng ta luôn hoàn thiện bản thân mình, tô điểm cho tâm hồn của mỗi người.
Người sống có đức hạnh thì sẽ giúp chúng ta tránh xa mọi điều xấu, đưa mỗi người đến chỗ tốt đẹp và có cuộc sống trọn vẹn hơn.
Những Biểu Hiện Của Đức Hạnh
Đức hạnh được thể hiện qua lời nói và những việc làm cục thể, qua mối quan hệ giữa cá nhân của mỗi người với xã hội, tập thể..và hạnh động chính là thước đo phẩm giá của mỗi con người. Sau đây là những biểu hiện của người sống có đức hạnh.
- Là người biết thương xót và hết lòng giúp đỡ những người khốn khó hay người thông minh sẽ giúp đỡ những người ngu dốt bằng cách mở mang kiến thức.
- Người đức hạnh thì lời ăn tiếng nói sẽ hiền hòa, chân thật không chỉ đối với cha mẹ, ông bà mà còn đối với người ngoài xã hội.
- Đôi lúc người sống có đức hạnh sẽ không nghỉ riêng tới lợi ích của mỗi người mà còn nghỉ đến lợi ích của những người xung quanh.
- Là người có tấm lòng khoan dung, đáy lòng của họ lúc nào cũng tiềm ẩn sự mong muốn các việc nhân từ hòa nghĩa, là người có trung hậu, cư xử trong gia đình hiếu thuận, tình nghĩa đượm đà; còn đối với người ngoài thì ăn ngay ở thật.
- Người đức hạnh sẽ có dung nghi tướng mạo của họ lúc nào cũng giữ được đoan trang nghiêm chỉnh, ví như công việc phải đi họ đi, phải chạy họ chạy, vì nếu việc phải đi mà chạy khiến người hồ nghi là việc cấp bách, còn việc phải chạy mà thủng thẳng đi khiến người cho là việc thông thường rất có hại.
- Người sống đức hạnh thì tính nết tánh nết cũng giữ sự trong sạch: trai thì giữ lấy liêm chánh, chẳng hành động điếm đàng gian trá; gái thì vẫn giữ sự trinh tiết đức hạnh, không hề học thói trên bộc trong dâu cùng những phường bất tiếu.
- Người đức hạnh sẽ luôn luôn ăn cần ở kiệm không phung phí xa hoa vào những việc vô ích mà thay vào đó thường sẵn sàng giúp đỡ kẻ thiếu hụt mà không một mảy tiếc của.
- Người sống đức hạnh là người đi, đứng, nằm, ngồi đều giữ sự lễ phép, không đi suồng sã ngang qua mặt người tuổi tác, không đứng áng người trưởng thượng chỗ nằm của họ cũng giữ đúng phép, ngồi rất khiêm nhượng không nghênh ngông.
Chia sẽ thêm bạn thông tin 💋 Trung Thực Là Gì, Biểu Hiện Của Trung Thực 💋
11 Ví Dụ Về Đức Hạnh Tiêu Biểu
Sau đây là 11 Ví Dụ Về Đức Hạnh của các bậc tài đức khiến người khác cảm động, là những nhân vật cụ thể gắn với lịch sử mà SCR.VN muốn chia sẽ đến bạn.
Tấm Gương Về Đức Hạnh – Mẫu 1
Có một lần, Khổng Phu Tử rời nước Ngụy đi đến một nước khác. Phu Tử trông thấy một vị đại thần của nước Ngụy đang ở đó chế tạo một lượng lớn vũ khí phản động. Phu Tử nhìn thấy liền lập tức liên tưởng được, nếu họ mà phản động thì sẽ có kết quả thế nào đây? Nhất định là nhân sẽ không còn đường sống.
Tên phản động này thấy Phu Tử đã phát hiện ra mưu đồ của hắn liền bao vây Phu Tử lại không để ông đi. Hắn ta nói với Phu Tử:
– Ngài phải ngước nhìn trời mà thề sẽ không nói ra chuyện của tôi, thì tôi mới để ngài đi”.
Phu Tử nói: – Được. Tôi hứa với anh”.
Thế rồi, quân đội rút đi. Sau khi rút đi, Phu Tử lập tức nói với học trò:
– Đi thôi, về nước Ngụy, nói với quân vương biết.
Tử Lộ liền nói:
– Thưa Phu Tử, sao thầy nói lại không giữ lời ạ?”,
Phu Tử nói với Tử Lộ rằng:
– Uy tín lúc bị uy hiếp, có thể không phải tuân thủ, mà dù ta có đi thông báo, thì uy tín cá nhân ta có bị hủy hoại cũng không sao, chỉ cần hàng ngàn vạn người dân tránh được tai nạn là được.
Cho nên, Phu Tử có thể bỏ qua những thứ hư ảo bên ngoai, mà thành tựu lợi ích chân thật của nhân dân. Đây chính là hiểu được thiên biến vạn ứng như thế nào.
Câu Chuyện Về Đức Hạnh – Mẫu 2
Vào thời nhà Hán, có một học nhân tên là Chu Huy. Khi ông học ở Thái học, có một người bạn học tên là Trương Kham, Trương Kham ở bên cạnh quan sát Chu Huy rất lâu, cảm thấy con người này rất có nghĩa khí. Cho nên, Trương Kham nói với Chu Huy:
– Sau này nếu tôi có mệnh hệ gì, anh có thể chăm sóc vợ con giúp tôi không?”
Hai người mặc dù không thân thiết, nhưng lời này của Trương Kham đã xem ông như người bạn rất tin cậy. Chu Huy cảm thấy rất đường đột, cho nên chưa trả lời. Kết quả không được bao lâu, Trương Kham quả nhiên bị mất, Chu Huy nghe được tin này, liền đem rất nhiều tài vật đi thăm vợ con của Trương, con trai của ông cũng đi cùng và thấy rất buồn. Anh liền hỏi chả:
– Cha chưa từng kết giao với người này, sao cha lại phải giúp ông ấy ạ?
Chu Huy nói:
– Trương Kham tin tưởng cha thế này, cho thấy trong lòng ông ấy đã xem cha như người tri kỷ, mà tấm lòng này của ông ấy thôi thúc cha trong lòng cũng xem ông ấy là bạn. Mà đã xem ông ấy là bạn rồi, thì nên tận tâm tận lực mà chăm sóc vợ con ông ấy chứ”.
Khám phá thêm 🍒 Lòng Hiếu Thảo Là Gì 🍒 Biểu Hiện Của Lòng Hiếu Thảo
Dẫn Chứng Về Đức Hạnh – Mẫu 3
Triều Lý cực thịnh thời kỳ 1054 – 1127 dưới triều vua Thánh Tông, vua Nhân Tông.Nói về sự cường thịnh của nhà Lý không thể không nói về Nguyên phi Ỷ Lan – một người phụ nữ có tài phò Vua trị quốc bình thiên hạ dưới hai đời Vua là chồng và con.
Hơn nửa thế kỷ (1063 – 1117) là Nguyên phi, rồi Hoàng hậu, nhiếp chính Triều Lý, Nguyên phi Ỷ Lan đã tỏ ra là một phụ nữ có tài kinh bang tế thế, phò vua giúp nước, là một cộng sự uyên bác của chồng là vua Lý Thánh Tông.
Theo sử sách, một lần giải tâu về kế “trị quốc bình thiên hạ”, Ỷ Lan tâu rõ với nhà vua:
– “Muốn nước giàu dân mạnh, hệ trọng nhất là phải biết nghe điều can gián của bậc trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai đấy, nhưng lại có lợi cho việc làm. Thuốc đắng khó uống nhưng khỏi bệnh. Thứ đến là phải xem quyền hành là thứ đáng sợ! Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người, tự mình tu điều đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh. Dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng Đế còn phải nhân từ với muôn dân. Xưa nay ai thu phục được nhân tâm thì hưng thịnh, ai cậy vào sức mạnh thì sẽ mất không còn. Phàm xoay cái thế thiên hạ đều ở “trị” chứ không phải ở “sức”, thu tấm lòng thiên hạ ở “nhân” chứ không phải ở “bạo”. Hội tụ đủ các điều đức đẹp ấy, nước Đại Việt ta sẽ vô địch đời đời.”
Về kế sách gìn giữ “an ninh quốc gia” Đại Việt, nhà vua đã vô cùng ngạc nhiên từ những lời tâu của hoàng hậu.
– Các bậc tiền vương xưa không sợ dân giàu, mà chỉ sợ nước không yên!
Giải đáp thắc mắc của vua, Hoàng hậu nói:
– Tâu bệ hạ! Giàu mà không yên thì lúa có đầy kho cũng không thể ngồi mà an hưởng được.
– Nhưng sự “không yên” có phải do sự “không giàu” mà ra đâu?
– Tâu bệ hạ, chẳng phải là sợ giàu mà là từ sự “muốn giàu”. Người giàu lại muốn giàu thêm, người nghèo muốn thành giàu, thiên hạ ai chẳng muốn giàu, tính tham dục tự nhiên đã sẵn có trong lòng. Vì muốn giàu, kẻ này thì bất nhân tàn ác, kẻ kia lại sinh lòng phản trắc, xem nhẹ tình cốt nhục cha con anh em. Họ đâu còn biết được Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ là gì nữa.
– Vậy thì Trẫm phải làm gì đây?
– Tâu bệ hạ, nếu muốn giàu mà quên Lễ Nghĩa, dân thì giàu nhưng nước sẽ yếu. Xin bệ hạ đã thương dân như con thì nên có chung sự răn dạy rộng rãi bắt buộc với mọi người trong thiên hạ, chỉ khi nào từ quan đến dân đều biết trọng tư cách làm người hơn tham vọng làm giàu, biết kiềm chế lòng tham dục thì ngày ấy nước mới có kỷ cương, phép tắc, mới trở nên vững vàng được. Một bậc “minh quân” chính là phải kiềm chế được ý muốn làm giàu “vô hạn” của kẻ có chức có quyền, phải lo cho dân có cơm ăn áo mặc, dư dả quanh năm.
Trong nửa thế kỷ làm hoàng hậu, nhiếp chính hai triều nhà Lý (l066 – 1117), Nguyên phi Ỷ Lan giúp nhiều kế sách giữ nước dẹp yên thù trong giặc ngoài. Bà đã cho xây cất hàng trăm ngôi chùa ở nhiều vùng quê châu thổ Sông Hồng, chùa Phật Tích ở Tiên Sơn (Bắc Ninh) gọi là chùa “Linh Nhân Từ Phúc” (tên hiệu của Ỷ Lan năm 1115). Năm Đinh Dậu (1117), Nguyên phi Ỷ Lan từ trần, thọ 73 tuổi.
Tri ân công đức của bà Ỷ Lan với non sông Tổ quốc, nhiều nơi đã xây đền dựng miếu thờ bà như Đền Ghềnh ở Như Quỳnh – Hưng Yên, các Đền Đồng bào, đền Đươi ở Hải Dương được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia…
Bà con còn tôn bà là “Quan Ân Nữ”. Người dân Kinh Bắc gọi bà – người con gái quê hương – là “Bà Tấm xứ Bắc”. Bà rất giỏi trong việc phò Vua trị quốc, nhân tâm hòa hiệp, quốc thịnh dân an trong một thời gian dài hàng thế kỷ, sau khi đuổi quân nhà Tống, đánh quân Chiêm Thành, mở mang văn hóa nước nhà, đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân…
Ví Dụ Về Đức Hạnh Của Người Phụ Nữ Việt Nam – Mẫu 4
Thời nhà Minh, Ngụy Chung Ngẫu đắc tội với anh trai. Vợ của ông là Vương Thị biết được điều này đã làm cơm rượu ngon mời anh trai đến, thay chồng tạ tội, đồng thời bảo hai đứa con trai của mình hầu bác trai ăn cơm.
Anh trai của Ngụy Chung là Ngụy Dong vốn là người hiểu chuyện, tính tình thẳng thắn, nhìn thấy em dâu làm như thế cảm thán mà nói rằng:
– Hết thảy những sự bất hòa giữa các anh em đa phần là do người nữ ở giữa khiêu khích. Từ xưa đến giờ ta chưa từng nghe thấy có người phụ nữ nào có thể thành toàn cho tình cảm giữa anh em với nhau.
– Em dâu của ta quả thật là người hiền đức!
Một lần nọ, Ngụy Chung bất mãn với đứa con trai của người anh họ mình mà nói rằng:
– Tên tiểu bối đó hết lần này đến lần khác xúc phạm ta.
Vương Thị nghe xong liền nói với chồng rằng:
– Gia đình của nhà mẹ chàng chỉ còn lại một đứa nhỏ đáng thương như vậy. Vì sao chàng không thể tha thứ cho nó chứ?
Ngụy Chung nghe xong rất kinh ngạc, nhìn vợ với một ánh mắt khác. Về sau, đứa cháu nội trai của gia đình đã thi đỗ Tiến sĩ, đó chính là tiên sinh Trang Cừ nổi tiếng của chúng ta. Mọi người đều nói rằng đây là nhờ sự tích đức của Vương Thị mà nên.
Quách Tiếp Hi có lời bàn rằng:
– Tình cảm giữa anh em với nhau đa phần đều do người phụ nữ ở giữa đâm thọc gây nên sự phá hoại ly tán. Ấy vậy mà Vương Thị có thể thay cho chồng tạ lỗi với anh trai. Người anh khen nàng là hiền đức. Nàng còn khuyên chồng tha thứ cho con trai của anh họ, chồng nàng khen nàng là thiện lương.
– Đức hạnh của người phụ nữ như vậy giới quần hoa mấy người làm được điều này!
SCR.VN tặng bạn ❤️️ Thơ Về Niềm Tin Hay ❤️️ Trong Tình Tình Yêu,Cuộc Sống
Ví Dụ Về Đức Hạnh Của Phụ Nữ – Mẫu 5
Thời nhà Tống, có chàng trai họ Trương, vợ của chàng họ Cao, là người đất Dư Diêu Chúc Hồ. Khi còn chưa về nhà chồng, chàng trai họ Trương bị mù mắt, thế là nhờ người làm mai đến nhà họ Cao, nói với cha mẹ của nàng rằng: Tôi không may bị mù nên không muốn leo cao, vậy hãy bảo lệnh ái lấy chồng khác.
Cha mẹ của nàng sắp đồng ý thì nàng khóc lóc mà rằng:
– Phàm là hai nhà đằng trai đằng gái sau khi đã đính hôn thì bất luận là họa hay phúc thì hai bên cũng không được đổi thay. Hiện nay sau khi con được hứa gả cho người ta thì người ta mới bị mù, đây là số mệnh của con phải lấy người chồng mù.
– Giả sử con bỏ chàng, vậy thì còn có ai dám làm vợ của chàng nữa?
– Nếu như chàng vì con không lấy chàng mà bị đói rét, vậy thì con còn mặt mũi nào sống trên đời này?
Cha mẹ của nàng cũng cảm động với lời nói của nàng nên đồng ý cho kết hôn với chàng trai họ Trương.
Sau khi nàng đến làm dâu nhà chàng trai họ Trương thì chăm chỉ làm việc để nuôi chồng, cả đời bình an vô sự. Người trong làng đều khen nàng là người hiền đức bèn đặt cho nàng biệt hiệu gọi là người vợ nhân nghĩa.
Sau khi kết hôn có thể giữ đạo nghĩa là điều dễ dàng. Chưa kết hôn mà có thể giữ vững đạo nghĩa mới là khó. Bởi vì chưa thành vợ của người ta, huống hồ lời nói không lấy nữa lại do chồng nàng nói ra.
Vả lại, làm thân con gái ở nhà phải vâng theo lời cha mẹ. Cha mẹ sắp đồng ý mà nàng kiên quyết không do dự vẫn muốn lấy chàng trai họ Trương.
Mấy câu nói làm xoay chuyển cha mẹ, cuối cùng cũng kết hôn với chàng trai họ Trương, siêng năng phụng dưỡng chồng, cả đời được bình yên vô sự. Thời nhà Minh có vợ của Lý Khang Hầu là Trương Thất, có thể nói là noi theo người này vậy.
Ví Dụ Về Đức Hạnh Ngắn Hay – Mẫu 6
Vào thời Đông Hán, có một vị quan đức hạnh rất tốt, tên gọi là Quách Cấp. Ông đảm nhiệt một chức quan địa phương ở một nơi. Khi ông đi tuần ở một thôn, đột nhiên có một đám trẻ chạy đến trước mặt, nói với Quách Cấp:
– Thưa đại nhân, lần sau khi nào ngài lại đến ạ”.
Quách Cấp tính thời gian, sau đó nói với đám trẻ, vào ngày đó năm đó ta sẽ lại đến nơi này. Ông nói xong, đám trẻ liền tiễn ông đi.
Lần sau, Quách Cấp lại đến nơi này để đi tuần, có sớm hơn một ngày so với thời gian đã hẹn với đám trẻ, ông đã đến sớm hơn một ngày. Quách Cấp liền nói với người hầu, hôm nay chúng ta không được vào, vì Quách Cấp đã thất tín với đám trẻ thế này, nên ông đứng ở chòi hoang ngoài thôn đợi một đêm, đến sáng ông mới vào trong thôn, còn đám trẻ đó đều đã đợi ông ở đó.
Quách Cấp đã làm được già trẻ đều phải tôn trọng, dù con trẻ có nhỏ đi nữa, cũng không muốn thất tín với chúng. Cho nên, Quang Vũ Đế vô cùng khen ngợi đức hạnh của ngài Quách, phong ngài là “Chí Tín”, uy tín của ông đã đạt đến cực điểm.
Tặng bạn 🆘 Những Câu Nói Hay Về Tình Yêu Hạnh Phúc 🆘 [HAY NHẤT]
Ví Dụ Về Đức Hạnh Tiêu Biểu – Mẫu 7
Vào thời Xuân Thu, có một người tên là Lý Trát. Lý Trát phải đại diện cho nước Ngô đi sứ đến nước Lỗ. Đây thuộc về công việc ngoại giao. Trên đường đi sứ, khi ông qua nước Từ, quân vương của nước Từ mời ông dùng cơm.
Trong lúc ăn cơm, quân vương cứ luôn nhìn ngắm cây bảo kiếm mà Lý Trái đeo bên mình. Lý Trát thấy được ánh mắt của Quân vương, liền biết ngài rất thích cây bảo kiếm này, đây là “Đoán biết qua ánh mắt”, sau khi thấy được ông đã hiểu.
Nhưng theo nghi thức ngoại giao, sứ thần đại diện cho đất nước đều bắt buộc phải mang theo bảo kiếm. Cho nên, trong lòng ông thầm nghĩ, sau khi mình hòan thành nhiệm vụ, sẽ tặng lại cây kiếm này cho ngài. Sau khi ông đi sứ ở nước Lỗ trở về, lại đi qua nước Từ, ông liên đem cây kiếm tặng lại cho quân vương của nước Từ, thật không may quân vương đã từ trần.
Lý Trát lập tức đến trước mộ của quân vương mà hành lễ. Sau khi hành lễ xong, ông liền đem cây bảo kiếm của mình treo lên cành cây bên mộ. Tùy tùng theo ông thấy vậy, liên nói:
– Thưa chủ nhân, ngài làm thế này là hơi quá, bởi vì ngài đâu có nhận lời tặng cây kiếm này cho quân vương đâu, mà cho dù ngài đã nhận lời tặng rồi, thì ngài ấy cũng đã chết rồi, cho nên vốn không cần thiết phải để cây kiếm treo ở đó”.
Lý Trát đáp lời:
– Sử Ngộ Dĩ Tâm Hứa, Khải Dĩ Tử Bội Ngộ Tâm Tai” (Lòng ta đã hứa, dù có chết cũng không bội ước). Lòng của ta đã có suy nghĩ muốn tặng cho ngài, sao có thể vì cái chết của quân vương mà lại đi ngược lại lời hứa trong lòng ta chứ?
Chữ tín của người xưa là tu từ khởi tâm động niệm, đều không muốn bội hứa với suy nghĩ đã có của chính mình.
Ví Dụ Về Đức Hạnh Đặc Sắc – Mẫu 8
Vào thời Quang Vũ Đế thời Đông Hán, có một vị đại thần tên là Tống Hoằng. Ông vô cùng có đức hạnh, làm Tư Không của đất nước, đây là một chức quan rất to. Khi đó, phu quân của công chúa Hồ Dương – chị gái của Quang Vũ Đế ua đời, bà ở vậy một mình.
Khi công chúa Hồ Dương cùng nói chuyện với Quang Vũ Đế có tiết lộ có ý muốn lấy Tống Hoằng, bởi bà cảm thấy Tống Hoằng vô cùng có đức hạnh. Thông thường, vương thân quý thiết được gả cho vị quan cấp dưới, thì vị quan này sẽ ngay lập tức trở thành hoàng thân quốc thích, hơn nữa còn là anh rể của hoàng thượng. Đó là một điều rất vinh dự. Quang Vũ Đế liền thăm dò ý tứ của Tống Hoằng, xem ông có ý bỏ lại nguyên phi mà lấy chị ông hay không.
Thông thường, người ta đều hi vọng có được hôn sự như thế này, nhưng Tống Hoằng lại không. Sau khi ông nghe xong, liền nói với Quang Vũ Đế:
– Đừng quên tình bạn lúc gian nan, chớ phụ vợ hiền thuở còn hàn vi”.
Người vợ tào khàng chính là đại diện cho nguyên phi, là người vợ cùng chúng ta khó nhọc xây dựng gia đình, sao có thể ruồng bỏ được chứ? Cách nói của Tống Hoằng rất khéo léo, ông nói với hoàng thượng “Đừng quên tình bạn thuở gian nan” trước, khi hoàng thượng nghe được cậu này liền có tâm nâng cao đạo nghĩa; tiếp theo ông mới nói “Chớ phụ vợ hiền thuở còn hàn vi”.
Như thế, hoàng thượng cũng cảm thấy có chút ngại ngùng, và cũng không ép người khi khó. Tống Hoằng tuy chỉ là từ chối việc hôn sư, nhưng phạm vi ảnh hưởng của ông lại rất lớn.
Vì ông là quan… của triều đình, nếu như ông lấy chị gái của hoàng thượng, sẽ tạo ra tiếng tăm không tốt trong triều đình. Mà ông có đạo nghĩa thế này, cũng đã chấn chỉnh tinh thần tôn trọng nghĩa tình trong triều đình. Tin rằng, tất cả vị quan thời đó nhất định sẽ không dám ruồng bỏ nguyên phi. Còn nếu đã ruồng bỏ, nhất định sẽ phải nhận những lời trách cứ.
Thật sự rằng, từng việc mà học nhân đã làm, đều phải chịu trách nhiệm với xã hội và đất nước, không chỉ là xã hội và đất nước thời đó mà còn cho cả thời sau nữa. Những tấm gương này đều là công đức vô lương. Nếu như không có câu chuyện do Tống Hoằng làm ra, thì chúng ta sẽ không có cơ hội học tập hiệu quả.
Ví Dụ Về Đức Hạnh Hay Nhất – Mẫu 9
Khương Công Phụ (731 – 805) tự Đức Văn, nguyên quán tại hương Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, huyện Quân Ninh, Ái Châu, quận Nhật Nam (nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa).
Theo cuốn tộc phả của họ Khương ở Thạch Thất (Hà Nội), ông nội Khương Công Phụ là thứ sử Ái Châu (thuộc vùng đất Thanh Hóa ngày nay) tên Khương Thần Dực. Khương Thần Dực sinh ra Khương Văn Đĩnh làm đến Huyện thừa Tiến sĩ. Khương Văn Đĩnh lại sinh ra 2 anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục.
Khương Công Phụ thiên tư thông minh, có trí nhớ tuyệt vời. Từ khi còn nhỏ, cậu bé đã tự học thuộc và viết được tất cả chữ Hán đề trên các ô thuốc Bắc. Cha cậu thấy vậy thì vui mừng tìm thầy giỏi dạy con. Thầy của Công Phụ là một nhân tài người Trung Quốc đã từng đỗ đại khoa, vì chán cảnh triều đình bên chính quốc, nên đã lánh sang Cửu Chân (Thanh Hoá ngày nay), tìm nơi ẩn dật.
Thấy Công Phụ học chữ rất nhanh, tính nết cần cù, lễ phép, thầy càng thêm yêu mến và dốc hết tâm huyết để dạy dỗ Khương Công Phụ, với hy vọng thiết tha gửi gắm cho đứa trẻ này cái chí hướng và đạo học bình sinh của ông.
Đáp lại sự kỳ vọng của Thầy, Khương Công Phụ ngày đêm học tập, tiến bộ rất nhanh, thấu hiểu nghĩa lý trong “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Càng học, cậu càng nhận ra bể học thật mênh mông, nên càng ham thích, say mê.
Chẳng mấy chốc đã tới kỳ khảo hạch ở quận, Khương Công Phụ đã làm cho tất cả quan trường người Tàu kinh ngạc. Bất kể hỏi về kinh sử hay thơ phú, bài làm của Công Phụ đều xuất sắc, tỏ rõ một lực học phi thường. Kỳ khảo ấy, cậu xếp hàng đầu trong danh sách 8 sĩ tử của 8 quận đất Giao Châu, được về Trường An dự khoa thi Tiến sĩ, dưới triều vua Đường Đức Tông, niên hiệu Trinh Nguyên (780-784).
Trước khi lên đường, Công Phụ đến chào thầy. Thầy tặng đứa học trò giỏi của mình cuốn sách ghi chép những lời dạy của Thánh hiền, rồi cầm tay trò ngậm ngùi dặn dò:
– Khi con trở về chắc không còn gặp lại ta. Ta cảm thấy trong người đã yếu lắm, ngày về cõi vĩnh hằng không còn xa nữa. Ta chỉ cầu mong con đỗ đạt và biết đem những điều Thánh hiền dạy người quân tử để xử sự với đời, thì ta thật thỏa lòng vì đã được con đền đáp rồi đó!”
Ghi nhớ lời dạy của Thầy, Khương Công Phụ cùng các sĩ tử khác lên đường vượt ngàn gian khó xa xôi đến Trường An. Ở đây, ông ngày đêm học tập và dò la tin tức của người em trai đã thất lạc từ bé. May thay ông tìm được em khi biết em trai cũng dự kỳ thi này cùng mình. Hai anh em gặp nhau, cùng ôn lại chuyện xưa và hứa hẹn ghi danh bảng vàng, rạng rỡ tổ tông.
Quả nhiên, khoa thi Tiến sĩ năm Canh Tý, dưới triều Đường Đức Tông (784), hai anh em họ Khương người Việt, đất Giao Châu cùng đỗ đại khoa đã làm chấn động cả đất Trường An – Trung Quốc:
“Nhất triều trung huynh đệ đồng khoa
Thiên tải hạ Bắc Nam khởi kính”.
Riêng Khương Công Phụ với bài thi xuất sắc đã vượt qua hàng ngàn sĩ tử, trở thành khôi nguyên Tiến sĩ cả nước Đại Đường. Sử sách Trung Hoa khi thuật lại sự kiện này, đã thừa nhận:
– Thời Đường, văn sĩ An Nam kiệt xuất có Khương Công Phụ, người Ái Châu, quận Nhật Nam…”
Sau khi đỗ Trạng nguyên, Khương Công Phụ được vua Đường phong chức “Hiệu thư lang” (chức quan văn); còn người em là Khương Công Phục làm “Lang trung bộ Lễ” rồi “Bắc Bộ Thị Lang”.
Với trí tuệ và phẩm cách hơn người, Khương Công Phụ đã có nhiều chính sách và công lao lớn cho nhà Đường, được vua Đường Đức Tông rất kính nể, rồi phong cho ông những chức vụ cao như “Tả thập di Hàn lâm học sĩ”, kiêm chức “Hộ tào tham quân”, rồi đến Tể tướng, kiêm Gián nghị đại phu xếp hàng nhất phẩm chuyên can gián vua.
SCR.VN chia sẽ bạn đọc một số phương pháp chữa bệnh👉Vô Cảm ❤️️ [ĐÁNG XEM]
Ví Dụ Về Đức Hạnh Hay – Mẫu 10
Bà Triệu là vị nữ anh hùng của dân tộc ta đầu thế kỷ III. Bà sinh năm Bính Ngọ (226) tại vùng núi Quan Yên, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Từ nhỏ, cô gái họ Triệu đã tỏ ra là người quyết đoán, chính trực, luôn thể hiện sự căm phẫn trước những cảnh đàn áp, bóc lột dã man của bọn thống trị phương Bắc đối với dân ta.
Đó cũng là lý do vì sao bà nuôi chí lớn “thay trời hành đạo”, không bó mình nơi phòng khuê mà siêng năng luyện tập võ nghệ, bắn cung, cưỡi ngựa giỏi không kém bất cứ trang nam nhi tuấn kiệt nào. Khi có người đề cập đến chuyện chồng con, cô gái trẻ đã khẳng khái bày tỏ nguyện vọng của mình:
– Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ. Há lại khom lưng chịu làm tì thiếp cho người ta”.
Năm Mậu Thìn (248), bà Triệu phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa từ vùng núi Nưa lan rộng ra khắp quận Cửu Chân rồi quận Giao Chỉ. Đánh đến đâu nghĩa quân thắng như chẻ tre đến đó. Nhà Ngô lo sợ phải điều 8.000 quân do An Nam hiệu uý, Thứ sử Giao Châu Lục Dận chỉ huy sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.
Đối mặt với khí thế ngút trời của nghĩa quân cùng bà tướng trẻ“mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu” (theo “Giao Chỉ chí”) uy nghi lẫm liệt, quân Ngô trở nên khiếp sợ, bạc nhược.
Không có cách nào dập tắt được khởi nghĩa bà Triệu, Lục Dận bày ra kế sách thâm độc. Bằng nhiều thủ đoạn, hắn mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân làm cho lực lượng khởi nghĩa bị phân tán, khối đại đoàn kết bị suy giảm.
Đồng thời, Lục Dận hèn mạt khi trong một lần giáp trận, hắn cho quân Ngô “mình trần như nhộng” bao vây quân bà Triệu. Vị tướng nữ nhi vốn yêu sự trong sạch ghét cái dơ bẩn, bà không chịu được chuyện này đã quay đầu chạy, rút lên núi Tùng thuộc huyện Hậu Lộc rồi quyên sinh, đó là năm Mậu Thìn (248).
Ví Dụ Về Đức Hạnh Nổi Tiếng – Mẫu 11
Vào thời nhà Hán, có một học nhân tiên là Trương Thiệu. Ở thái học, ông có quen một người bạn tên là Phạm Thức, họ cùng nhau học tập, cùng nhau lớn lên. Sau này khi rời thái học, hai người hẹn sẽ gặp nhau vào một ngày sau hai năm.
Kêt quả, một ngày sau hai năm, Trương Thiệu nói với mẹ mình, chúng con đã hẹn nhau hai năm trước rồi, hôm nay anh ấy nhất định sẽ đến. Vì hai nhau cách nhau mấy trăm dặm, cho nên mẹ của ông không tin. Nhưng Trương Thiệu rất có niềm tin, ông nói Phạm Thức là một người trọng lời hứa, nhất định anh ấy sẽ đến.
Quả nhiên, ngày hôm đó Trương Thiệu thật sự đã đến. Sau này, khi Trương Thiệu bệnh năng, liền nói với vợ của công là muốn báo cho Phạm Thức biết, nói anh ấy nhất định sẽ tận tâm tận lực chăm sóc người thân của ông.
Sau khi Trương Thiệu qua đời, đang muốn an táng, vì Phạm Thức chưa đến, nên dường như vẫn chưa thể quyết định an táng ra sao. Sau đó, Phạm Thức đến kịp, quan tài mới được an toán một cách thuận lời. Sau này, Phạm Thức đều chăm sóc và sắp đặt mọi việc cho vợ con của Trương Thiệu rất chu đáo.
SCR.VN tặng bạn 1001 💋 Slogan Hay Về Cuộc Sống 💋 [HAY]